Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Vấn đề công giáo trong quan hệ việt pháp (1858 1874)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

HOÀNG THỊ MAI LAN

VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG QUAN
HỆ VIỆT – PHÁP (1858 – 1874)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

HOÀNG THỊ MAI LAN

VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG QUAN
HỆ VIỆT – PHÁP (1858 – 1874)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ QUANG HƢNG

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS Đỗ Quang Hưng.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mai Lan

2


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biên ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy
– G.S Đỗ Quang Hưng. Người thầy đã tận tâm chỉ dẫn tôi ngay từ buổi đầu và
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Sự động viên định hướng của thầy
đã giúp tôi vượt qua những thời điểm khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất
nhiều từ thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt thầy cô khoa lịch sử trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội; thầy cô
khoa lịch sử đại học khoa học Huế - Đại học Huế.
Quá trình tìm kiếm tư liệu phục vụ nghiên cứu, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của cán bộ thư viện Hà Nội I – II, thư viện quốc gia, trung tâm lưu trữ
I – III, phòng tư liệu khoa lịch sử trường Đại học KHXH và NV – ĐHQGHN,
phòng tư liệu khoa lịch sử Đại học Khoa học Huế, trung tâm học liệu Huế,
trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế; cùng sự giúp đỡ của bạn bè ở Viện lịch
sử quân sự đã giúp tôi tìm kiếm tư liệu, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội - 2015
Người thực hiện
HOÀNG THỊ MAI LAN

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CIO:
công ti Đông Ấn Pháp (la Compagnie francise des
Indes Orientales )
CSS:

Hội thánh thế (Compagnie du Saint Sacrement )

ĐHQGHN: Đại học quốc gia Hà Nội
EIC:

Đông Ấn Anh ( East India Company )

HKHLS:

Hội khoa học lịch sử

KHXH:

Khoa học xã hội

NV:


Nhân văn

MEP:
Hội truyền giáo nước ngoài Paris (La société des
Missions Étrangères de Paris
Tp:

Thành Phố

Tr

Trang

VOC:
Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische
Compagnie
VHTT:

Văn hóa thông tin

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 0
Chƣơng 1. QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT – PHÁP TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC 1858 – 1874............................. 17
1.1. Vài nét tổng quan về sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam ........ 17
1.1.1. Sự biến đổi của xã hội Pháp và Việt Nam cuối thế kỉ XVII ......... 17
1.1.2. Sự thâm nhập và quan hệ Việt – Pháp trước 1858........................ 28

1.2. Ý thức và thái độ chính trị của nhà Nguyễn trong quan hệ
ngoại giao với Pháp ................................................................................... 35
1.2.1. Ý thức và thái độ chính trị của Gia Long trong Quan hệ
Việt – Pháp ............................................................................................. 35
1.2.2. Ý thức và thái độ chính trị của Minh Mạng trong quan hệ
Việt – Pháp ............................................................................................. 37
1.2.3. Ý thức và thái độ chính trị của Thiệu Trị trong quan hệ
Việt – Pháp ............................................................................................. 40
1.2.4. Ý thức và thái độ chính trị của Tự Đức trong quan hệ Việt – Pháp ... 41
1.3. Đàm pháp kí kết các hiệp ƣớc ngoại giao (1862 – 1874) ................ 44
1.3.1. Đàm phán kí kêt hiệp ước 1862 .................................................... 44
1.3.2. Đàm phán kí kết hiệp ước 1864 .................................................... 48
1.3.3. Đàm phán kí kết hiệp ước 1874 .................................................... 53
1.4. Tiểu kết ................................................................................................ 56
Chƣơng 2. VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG DIỄN TIẾN CUỘC
CHIẾN TRANH XÂM LƢỢC VÀ TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO .... 58
2.1. Vấn đề công giáo trong diễn tiến cuộc chiến tranh xâm lƣợc ........ 58
2.1.1. Công giáo trong giai đoạn chuẩn bị xâm lược .............................. 58
2.1.2. Công giáo trong giai đoạn chính thức xâm lược ........................... 63

5


2.2. Vấn đề Công giáo trong các hiệp ƣớc ngoại giao. ........................... 79
2.2.1. Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1862 ........................................ 79
2.2.2. Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1864 ........................................ 82
2.2.3. Vấn đề Công giáo trong hiệp ước 1874 ........................................ 86
2.3. Tiểu kết ................................................................................................ 90
Chƣơng 3. NHẬN ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG
QUAN HỆ VIÊT – PHÁP............................................................................. 92

3.1. Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề công giáo dƣới triều
nguyễn ........................................................................................................ 92
3.1.1. Ý nghĩa lịch sử…………………………………………………….86
3.1.2. Bài học lịch sử…………………………………………………….87
3.2. Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề Công giáo trong cuộc
chiến tranh xâm lƣợc ................................................................................ 92
3.3. Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề công giáo trong quan hệ
ngoại giao ................................................................................................. 101
3.4. Tiểu kết .............................................................................................. 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ giữa Pháp với Đại Nam - Việt Nam là một vấn đề lịch sử lớn,
có vai trò quan trọng và ý nghĩa nhiều mặt trong lịch sử Việt Nam từ sơ kỳ
cận đại cho đến tận ngày nay. Khi khảo cứu quá trình lịch sử quan hệ Việt –
Pháp đã cho thấy vấn đề công giáo luôn gắn liền với hoạt động ngoại giao
cũng như hoạt động quân sự.
Trong nhiều năm gần đây, nghiên cứu vấn đề công giáo trong lịch sử
quan hệ Việt – Pháp còn nhiều ý kiến trái chiều và chưa tìm được sự thống
nhất. Vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến, từ lịch sử tôn giáo, lịch
sử ngoại giao, thông sử... đã góp phần đưa ra những tranh luận để cùng đi tới
sự đồng thuận trong một vài quan điểm nhất định. Nổi bật trong số các quan
điểm đó là việc nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của công giáo nói chung,
giáo sĩ và giáo hội nói riêng.
Trong lịch sử Việt Nam thời kì “thực dân hóa” thế kỉ XIX luôn nhận

được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong
đó, vấn đề công giáo được ưu tiên đánh giá. Bởi lẽ, nó luôn là vấn đề lịch sử
nhạy cảm. Nó cũng hội tụ nhiều cách nhìn nhận, tiếp cận và ý kiến khác nhau
của các nhà nghiên cứu. Trong việc nhận định mối quan hệ Pháp – Việt “Bạn
hay thù”, nhà nghiên cứu Philippe Devillers đã đặt ra vấn đề như: Pháp quan
tâm điều gì khi tìm đến Việt Nam? Pháp muốn mở rộng thuộc địa, thị trường
hay tìm một vùng đất để truyền giáo thực thi “sứ mệnh” khai hóa?... Vấn đề
này luôn được bỏ ngỏ. Nó chỉ được giải đáp khi Pháp chính thức bắt đầu cuộc
chiến tranh quân sự ở Việt Nam.
Cùng với đó, vấn đề công giáo và quan hệ Việt – Pháp còn cần đặt vào
tiến trình lịch sử để tìm sự khách quan trong nhìn nhận, đánh giá. Có thể nói,
ở chấu Á, ngoại trừ Trung Quốc thì không còn nước nào hơn Việt Nam hiểu
rõ mối quan hệ giữa giáo hội truyền giáo và thực dân. Sự tác động của bối

7


cảnh lịch sử, chính trị của Pháp và Việt Nam để Pháp lựa chọn xâm nhập cuối
cùng đi đến xâm lược Việt Nam.
Trong quá trình đó, vấn đề công giáo luôn gắn liền với tiến trình xâm
nhập và xâm lăng thuộc địa. Mỗi bước tiến của quá trình xâm lược thực dân là
một bước leo thang của công giáo và ngược lại. Nó thể hiện rõ nhất trong sự
gắn kết giữa công giáo với chính trị, công giáo với thương mại và trên hết là
công giáo – chính trị với thực dân xâm lược. Biểu hiện của công giáo trong
quan hệ Việt – Pháp giai đoạn này còn được minh chứng trong các hiệp ước
ngoại giao. Trên cở sở đó, nhằm hướng tới một góc nhìn toàn diện trong lịch
sử Việt Nam giao đoạn này cũng như tiến trình quan hệ hai nước. Tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Vấn đề công giáo trong quan hệ Việt – Pháp (1858
– 1874)” làm chủ đề cho Luận án Thạc sĩ.
Cùng với dịch và công bố rộng rãi một loạt tư liệu và công trình nghiên

cứu có liên quan của,Alexandre de Rhodes, P. Deviller, Cao Huy Thuần,
Trương Bá Cần, Phan Phát Huồn,... cho đến các tài liệu chính sử của triều
Nguyễn Việt Nam như Đại Nam thực lục, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Châu
bản triều Nguyễn... đề tài nghiên cứu về vấn đề công giáo trong quan hệ Việt
– Pháp (1858-1874) hoàn toàn có thể thực hiện được.
Được sự tán thành và khích lệ của người hướng dẫn khoa học, đề tài
này được triển khai và thực hiện thành công hy vọng có thể mở ra một hướng
nghiên cứu lâu dài đối với học viên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong qúa trình nghiên cứu đề tài, nguồn tư liệu chữ viết được xem là
nguồn cơ bản. Trong đó, đề tài đã cố gắng đi khai thác các nguồn tư liều cả cũ
và mới ở các kênh khác nhau để có được góc toàn diện nhất có thể. Quá trình
nghiên cứu đề tài dựa trên các tư liệu lịch sử khách quan, các nghiên cứu khoa
học chuyên sâu của cả học giả trong và ngoài nước. Đề tài cũng tiếp cận và sử

8


dụng các tư liệu trực tiếp, gián tiếp, gồm cả chính sử, các công trình nghiên
cứu, sách, báo, tạp chí, hồi ký, bút ký... bằng cả tiếng Việt, Anh, Pháp để cố
gắng có cái nhìn khách quan nhất trong khả năng.
Cùng với đó, trong quá trình tiếp cận và sử dụng tư liệu, đề tài đã áp
dụng cách nhận thức, nhìn nhận với phương pháp mới đối với một số tư liệu
cũ. Đồng thời đề tài cũng khai thác trực tiếp từ các nguồn tư liệu mới. Bởi xét
một cách khách quan tù dù cũ hay mới, góc nhìn tích cực hay tiêu cực thì đều
có giá trị lịch sử nhất định.
2.1. Những nghiên cứu của người Pháp thời thuộc địa phải kể đến như:
Alexandre de Rhodes, Ch. Borri, W. Dampire, J. Barrow, J.B. Tavernier ...
phần lớn các các tập (đã được biên dịch sang tiếng Việt) miêu tả khá đầy đủ

và chi tiết về đời sống của cư dân Việt. Các tập du ký, hồi ký, bút ký đã thể
hiện một cách trực quan, chân thực về một xã hội Việt Nam thế kỷ XVII –
XIX, dưới góc nhìn của những người Phương Tây trực tiếp trải nghiệm. Các
công trình, ghi chép của các giáo sĩ thể hiện sự quan tâm ngày càng sâu sắc
đến tình hình Việt Nam. Trong đó phải kể đến Alexandre de Rhodes với Lịch
sử vương quốc đàng ngoài, Hành trình và truyền giáo: hay Barrow. J với Một
chuyến du hành đến xứ Hà Nam... Trong đó, cuốn hồi ký – du ký của thừa sai
Borri Christophoro - Xứ Đàng Trong 1621. Tác phẩm của Cristophoro Borri
được viết bằng tiếng Ý, xuất bản lần đầu năm 1631 tại Rome. Về sau, nó được
dịch ra các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, v.v… và nay là tiếng Việt. Có
thể coi Xứ Đàng Trong năm 1621 là một bản ghi chép cá nhân hơn là một bản
nghiên cứu học thuật. Ở đây Cristophoro Borri thuật lại khá tỉ mỉ những gì
ông tai nghe mắt thấy về một vùng đất xa xôi tạm gọi là mới lạ đối với bản
thân cũng như với độc giả châu Âu của ông. Chính góc nhìn này sẽ đem đến
cảm giác thú vị cho người đọc Việt Nam. Bởi lẽ, chúng ta có thể thấy những
thứ quen thuộc trước sự bỡ ngỡ của Borri lẫn những thứ mà ngay cả đối với
chúng ta hiện nay cũng đã thành xa lạ do sự trôi chảy của thời gian. Ví như

9


chương Borri viết về luật pháp, về hệ thống quan lại và cách thức xử kiện
cũng như hành pháp của chính quyền Đàng Trong. Ông cũng đề cập về văn
hóa phong tục, về con người Việt, học thuật, về chính trị, quân sự và sự bang
giao của Đàng trong với các vương quốc láng giềng. Dĩ nhiên độ chính xác về
một số chi tiết trong cuốn sách này cần phải xem xét lại, vì dù sao
Cristophoro Borri vẫn là một người ngoại quốc, sự hiểu biết và lý giải của ông
về đời sống Đàng Trong còn có điểm hạn chế. Thế nhưng, chúng ta dễ dàng
nhận ra sự trìu mến ông dành cho vùng đất và con người nơi đây.
Tuy nhiên nguồn tư liệu tiếng Việt thời kỳ này không nhiều, ngoài một

số bộ sách chính sử như Đại Nam thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư… Sau khi
chữ quốc ngữ ra đời thì có thêm nhiều ghi chép của Lê Quý Đôn, Trần Trọng
Kim, Phan Huy Chú…
2.2. Những tác phẩm nghiên cứu chung về lịch sử Việt Nam và lịch sử
Công giáo cho thấy tập trung nhiều công trình của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước (với nhiều công trình đã dịch ra tiếng Việt). Trong đó đáng nói
nhất là các công trình của người Pháp như: Ch. Maybon với Histoire moderne
du pays de lAnnam (1919) cho thấy một góc nhìn rất cụ thể về quan hệ Việt –
Pháp trước và trong khi xâm lược. Luận án tiến sỹ của Nicole – Dominique
Lê cũng cung cấp rất nhiều vấn đề về công cuộc chinh phục Việt Nam của
MEP trong giai đoạn sau 1862. Bên cạnh đó những tác phẩm là thông sử của
các tác giả như: Joseph Buttinger, Lê Thành Khôi, Nguyễn Thế Anh….
Những công trình nguyên là luận án nghiên cứu về giai đoạn trước và trong
thời kỳ Pháp xâm lược cũng khá nhiều. Điển hình như: các công trình của Võ
Đức Hạnh, Trương Bá Cần, Hoạt động ngoại giao của người Pháp nhằm
củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862 – 1874); Giáo sĩ thừa sai và chính sách
thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857 – 1914), Đạo Thiên Chúa và chủ
nghĩa thực dân tại Việt Nam.... Các tác phẩm đều khai thác rất nhiều tư liệu
gốc từ các trung tâm lưu trữ, thư viện lớn vốn khó tiếp cận nên cung cấp rất

10


nhiều giá trị khoa học. Các công trình tập trung lý giải nguyên nhân Việt Nam
mất chủ quyền thế kỷ XIX, lý giải những lý do nhà Nguyễn Cấm đạo, vị trí
của công giáo trước, trong và sau cuộc chiến mà Pháp tiến hành ở Việt Nam...
Các tác phẩm tiếng Việt thời kỳ hiện đại cũng khá nhiều và được công
bố dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới dạng thông sử có các bộ Lịch Sử
Việt Nam do nhiều tác giả biên soạn được Ủy ban KHXH xuất bản. Nguyễn
Quang Hưng, Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn ( 1802 – 1883), Nxb

Tôn giáo – Hà Nội, 2007; Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử,
Tập I (1858-1896), Tập II (1897-1918); Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư
tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám Tập I: Nguyễn
Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển 1; Phan Phát Huồn, Việt Nam
giáo sử, tập 1:… Các nghiên cứu của Nguyễn Phan Quang, Đỗ Bang, Lê
Nguyễn, Nguyên Hồng, Cao Thế Dung, Bùi Đức Sinh, Nguyễn Văn Kiệm…
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Công giáo của Đỗ Quang Hưng
xuất bản các năm từ 1991 – 2015… Cao Huy Thuần với tác phẩm Lịch Sử
phát triển Công giáo việt Nam (2 tập) đã bổ sung thêm vào nguồn tư liệu về
lịch sủ Công giáo Việt Nam… Các công trình của Phan Khoang, Lê Thành
Vỹ… đề cập đến cả quan hệ thương mại CIO với Việt Nam và liên kết đến
MEP được xem như một phần trong lịch sử ngoại giao Việt Nam mà cụ thế là
quan hệ Việt – Pháp. Về cơ bản các tác phẩm này đều cho thấy sự chi phối
của Tôn giáo đối với hoạt động đối ngoại của Pháp trong đó có cả vấn đề
ngoại thương.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu của người nước ngoài thời hiện
đại.Tiêu biểu như: Yoshiharu Tsuboi, Nước Việt Nam đối diện với Pháp và
Trung Hoa, Choi Byung Wook, Vùng đất Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng,
trong đó phải kể đến P. Deviller với Người Pháp và người An Nam – bạn hay
thù. Tác phẩm này, Philippe Devillers lấy thời gian từ 1856 - 1902, chỉ vẻn
vẹn có 50 năm, nhưng các biến cố lịch sử xảy ra đối với nước Pháp và An

11


Nam dồn dập, gay cấn và phức tạp đã trở thành đề tài thu hút bao tâm lực của
tác giả trong việc sưu tầm tư liệu, thẩm định và biên soạn. Những sự kiện xảy
ra trong triều đình nhả Nguyễn, phản ứng của dân chúng Việt Nam cùng với
động thái của chính phủ Pháp từ buổi đầu người của họ tìm kiếm thuộc địa,
tiến hành xâm lăng, cho đến khi họ đặt được ách cai trị trên một đất nước xa

xôi đã được tác giả theo sát, rọi chiếu, mổ xẻ để cho chúng ta cái nhìn toàn
cảnh, chi tiết về một giai đoạn của lịch sử Việt Nam thời cận đại.
2.3. Nguồn tư liệu báo chí, tập san ... tuy không nhiều nhưng cũng
mạng lại giá trị tham khảo. Các bài khảo cứu chưa đề cập nhiều đến vấn đề
quan hệ Việt – Pháp thời kỳ này, nhưng cũng có một số bài viết đề cập đến
các khía cạnh liên quan của các tác giả: Chương Thâu, Trần Văn Giàu, Đinh
Xuân Lâm, Nguyễn Phan Quang, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Văn Kiệm,... chủ
yếu trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Tôn giáo,... Nội dung cơ bản
của các bài viết này là phân tích nguyên nhân đi đên mất nước, vai trò, trách
nhiệm của nhà Nguyễn trong vấn đề này.
Có thể nói, chủ đề về quan hệ Việt – Pháp trên thực tế có khá nhiều
nghiên cứu cả lớn và nhỏ trong thời gian từ cận đến hiện đại và đã có nhiều
thành tựu. Tuy nhiên có một số vấn đề Công giáo trong nghiên cứu quan hệ
hai nước thời kỳ này chưa được đề cập cụ thể hoặc có thì cũng còn tập trung
dàn trải trên diện rộng cần được tiếp cận khái thác một cách cụ thể hơn. Do
đó, luận văn lựa chọn tập trung khai thác cụ thể Vấn đề Công giáo trong quan
hệ Việt - Pháp giai đoạn 1858 – 1874.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối tương tác giữa giáo hội truyền giáo với thực dân Pháp
trong quá trình xâm nhập và xâm lược Việt Nam. Xác định rõ nội dung, bản
chất và những ảnh hưởng của vấn đề công giáo trong quan hệ Việt – Pháp giai
đoạn 1858-1874.

12


Cùng với đó, đề tài lý giải cụ thể hơn về sự thay đổi trong tương quan
quyền lực Pháp – Việt. Thái độ và cách đối xử của nhà Nguyễn với vấn đề
Công giáo nói riêng, đối với quan hệ hai nước nói chung. Phân tích về những

ảnh hưởng, tác động của công giáo đối với viêc Pháp tiếp hành biện pháp
quân sự để xâm lược Việt Nam.
Đồng thời thông qua các bản hiệp ước để nhìn nhận, đánh giá lại vai trò
công giáo trong mối quan hệ với thương mại, chính trị, văn hóa – giáo dục
của mối quan hệ hai nước. Đề tài tập trung đánh giá vai trò, tác động và sự
ảnh hưởng của Công giáo trong hoạt động ngoại giao Việt – Pháp. Đặc biệt là
vai trò của Công giáo trong các cuộc đàm phán, ký kết các hiệp ước ngoại
giao giai đoạn này, kể cả những bản dự thảo hiệp ước chưa chính thức được
thông qua giữa hai bên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp và hệ thống kết quả nghiên cứu về hội truyền giáo nước
ngoài Paris ở Việt Nam. Tiếp cận vấn đề theo góc nhìn đa ngành, liên ngành
và toàn diện. Hạn chế mức độ tác động của các quan điểm nghiên cứu trước
đó. Hướng tới nhận thức toàn diện theo hệ thống trên nền tảng của quan điểm
đổi mới tư duy sử học, tư duy logic...
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề công giáo trong quan hệ Pháp – Việt (1858-1874).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: đề tài tập trung vào vấn đề công giáo trong quan hệ
Việt – Pháp từ 1858 đến 1874, tức là từ khi thực dân Pháp nổ súng chính thức
xâm lược Việt Nam đến khi ký hòa ước 1874. Đây là giai đoạn ngắn nhưng là
mốc quan trọng trong chuyển biến quan hệ Việt – Pháp. Nó là giai đoạn khép
lại mối quan hệ mơ hồ với những xung đột ở góc độ văn hóa tôn giáo (mặc dù
ẩn đằng sau đó là ý đồ xâm lược). Sau 1858 mối quan hệ hai nước đã được

13


thể hiện rõ không chỉ còn là vấn đề văn hóa mà còn bao gồm cả yếu tố độc lập

dân tộc.
Phạm vi không gian: nội dung đề tài liên quan trực tiếp đến sự chiếm
đóng của Pháp trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, mở đầu từ Trung kỳ đến Nam
kỳ và sau đó là Bắc kỳ. Trong đó, luận án cũng đề cập trực tiếp đến sự phân
bố của các khu vực trung tâm của công giáo trên địa bàn khắp cả nước.
Nội dung của luận án có những phần mở rộng liên quan đến tên gọi
quốc hiệu khác nhau: Đại Việt, Việt Nam, An Nam hay cochinchin. Trước thế
kỷ XIX Đâị Việt được sử dụng là quốc hiệu, đầu thế kỷ XIX đổi thành Việt
Nam. An Nam là cách gọi của Pháp đối với người Việt Nam và đôi khi nó
cũng được chính người Việt sử dung. Cochinchin là cách phía Pháp sử dụng,
nó đôi lúc được hiểu là khu vực bán đảo Đông Dương và có lúc nó dùng để
chỉ Miền Nam Việt Nam. Nhìn chung, luận án cố gắng sủ dụng các tên gọi
một cách phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, đạo thiên chúa được đưa vào Việt Nam bằng những tên
gọi dòng khác nhau: đạo thiên chúa, kitô giáo, Công giáo. Luận án gọi chung
là Công giáo để đảm bảo tính thống nhất (dù thực tế chưa chính xác). Tên gọi
các tín đồ, giáo hữu...luận án gọi chung là giáo dân. Luận án không sử dụng
phiên âm tiếng Việt tên gọi các giáo sĩ, tướng quân sự hay thương nhân người
Pháp hoặc người nước ngoài mà sử dụng theo đúng tiếng Pháp và tiếng Anh.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn sử liệu gốc: hồi kí, bút kí, du kí, tác phẩm báo chí đương thời.
Nguồn tư liệu lưu trữ: có thể chưa công bố phổ biến, hoặc tư liệu lưu
hành nội bộ.
Luận văn sẽ tập hợp, kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước có liên
quan đến vấn đề công giáo trong quan hệ Việt - Pháp (1858-1874). Các công
trình, tác phẩm bao gồm cả tiếng Việt, Anh, Pháp.

14



5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu của khoa
học lịch sử là chủ yếu. Bên cạnh, để lý giải những khác biệt của lịch sử, văn
hóa Việt Nam thời kỳ này thì phương pháp so sánh và khu vực học được sử
dụng. Bởi lẽ, chỉ khi đặt Việt Nam trong cái nhìn tổng thể của khu vực và so
sánh với các quốc gia xung quanh mới thấy rõ những đặc trưng lịch sử của
văn hóa, kinh tế, ngoại giao giai đoạn này.
Để đảm bảo tính khách quan đối với vấn đề công giáo trong cái nhìn
lịch sử mối quan hệ Việt – Pháp, luận án sử dụng cả phương pháp tiếp cận
ngoại vi và cái nhìn bên ngoài. Đề tài dựa vào phương pháp thống kê số liệu
và phân tích văn bản để định hình toàn cảnh quá trình công giáo xâm nhập và
tác động đến quan hệ hai nước giai đoạn này. Cùng với đó là phương pháp
liên ngành, hệ thống cấu trúc được dùng để hộ trọ nhau nhằm tìm ra đối tượng
một cách đầy đủ đa diện nhất. Cuối cùng, để đưa ra những nhận định tổng
quan, logic khoa học về vai trò, ảnh hưởng và những hệ quả của công giáo
trong quan hệ Viêt – Pháp thì phương pháp logic cũng được sử dụng cùng
những phương pháp chuyên biệt khác.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là lần đầu tiên, luận văn trình bày cụ thể, hệ thống về yếu tố tôn
giáo trong quan hệ Việt – Pháp (1858-1874).
Bước đầu đánh giá vai trò, vị trí của yếu tố Công giáo trong quan hệ
Việt – Pháp (1858-1874).
Xây dựng và cung cấp hệ thống bảng tra cứu và những tư liệu có liên
quan đến yếu tố tôn giáo trong quan hệ Việt – Pháp (1858-1874).
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:

15



CHƢƠNG 1: Hoạt động ngoại giao Việt – Pháp trong quá trình
thực dân Pháp xâm lƣợc 1858 - 1874
1.1. Vài nét tổng quan về sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam
1.2. Ý thức của nhà Nguyễn về ngoại giao với Pháp
1.3. Đàm phán ký kết các hiệp ước ngoại giao(1862 – 1874)
1.4. Tiểu kết:
CHƢƠNG 2: Vấn đề công giáo trong diễn tiến cuộc chiến tranh
xâm lƣợc và trong quan hệ ngoại giao
2.1. Vấn đề công giáo trong cuộc chiến tranh xâm lược
2.2. Vấn đề công giáo trong các hiệp ước ngoại giao
2.3. Tiểu kết
CHƢƠNG 3: Mấy nhận định, ý nghĩa vấn đề công giáo trong quan
hệ Việt – Pháp
3.1. Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề Công giáo trong chiến tranh
xâm lược
3.2. Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề Công giáo trong triều Nguyễn
3.3. Ý nghĩa và bài học lịch sử về vấn đề Công giáo trong ngoại giao
3.4. Tiểu kết:

16


Chƣơng 1
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT – PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC 1858 – 1874
1.1. Vài nét tổng quan về sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam
1.1.1. Sự biến đổi của xã hội Pháp và Việt Nam cuối thế kỉ XVII
Biến đổi xã hội Pháp: Cuối thể kỉ XVII xã hội châu Âu nói chung và

Pháp nói riêng đang bước vào giai đoạn thoái trào của chế độ phong kiến. Sự
bùng nổ của các cuộc phát kiến địa lý, trào lưu văn hóa phục hưng và phong
trào cải cách tôn giáo là khởi nguồn cho ba cuộc cách mạng mở ra mô hình
phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp cùng với
cách mạng văn hóa tinh thân và cuộc cách mạng chính trị xã hội, đã lần lượt
tạo ra một lực lượng sản xuất, tiếp nối trào lưu phục hưng và hình thành hình
thái kinh tế mới – hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cùng với đó, việc hình
thành một thị trường thế giới mới đã làm cho xã hội Pháp cũng như Châu Âu
có những thay đổi mạnh mẽ.
Nước Pháp lúc này dưới sự lãnh đạo của vua Henri và Louis đã có
những biển đổi rộng lớn:
Tôn giáo với những cải cách nổ ra trong cách tại các giáo phận và dòng
tu. Theo sau đó là sự lan tỏa rộng rãi của đạo Tin Lành làm nảy sinh mâu
thuẫn giữa giới học giả và nhà chức trách của Pháp. Mâu thuẫn lên tới đỉnh
điểm đã dẫn tới cuộc chiến tranh tôn giáo ở Pháp (còn được gọi là cuộc chiến
tranh Huguenot).
Sau khi vua Louis XIV lên nắm quyền đã tạo ra một biến đổi lớn về mô
hình nhà nước. Ông đã biến nước Pháp trở thành hình mẫu của chế độ chuyên
chế trong toàn Châu Âu. Dưới thời Louis XIV chủ trương “Pháp giáo” được
đề cao. Ông cho áp dụng quan điểm “sức mạnh chính trị cao hơn niềm tin tôn
giáo.” Với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền này đã góp phần nhanh

17


chóng giúp chủ nghĩa trọng thương ra đời. Sự biến đổi quan trọng của kinh tế,
chính trị, xã hội đã làm xuất hiện tư tưởng cọi trọng thương mại của tư bản
Pháp cũng như toàn Châu Âu, nhanh chóng lôi cuốn thế giới vào vòng xoay
của giao thương – truyền giáo và thực dân hóa.
Những biến động kinh tế ở Châu Âu đã cho ra đời học thuyết kinh tế

mới - chủ nghĩa trọng thương. Nước Pháp dưới thời vua Louis XIV với sự
điều hành của Jean Baptiste Colbert1, tiến hành thương mại biển để từ đó thực
hiện bành trướng kinh tế Pháp. Chủ trương của J.B. Colbert được xem là sự
tiếp nối mô hình vốn đã được hình thành vào thời của hồng y A.E.Richelieu.
Năm 1624, hội đồng hàng hải của Pháp được Richelieu cho thành lập. Năm
1662, ông tiếp tục lập nên “Grand maitre du commerce”. Nó được xem như
loạt động thái đầu tiên của Pháp nhằm tăng cường thương mại trên biển.2
Trên cơ sở đó, Colbert hướng tới việc mở rộng thị trường ra khắp thế
giới nhằm tăng cường cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận và bảo vệ các hoạt động
nội tại nước Pháp. Từ năm 1662 – 1685, Ông liên tiếp cho thành lập các công
ti hàng hải. Các công ti này hoạt động rộng khắp thế giới, từ khu vực Châu
Mĩ, châu Phi (có công ti Tây Ấn), vùng Bantich, Nga (có công ti Đông Ấn,
Công ti Phương Bắc) đến vùng Ấn Độ Dương và Viễn Đông (có công ti Đông
Ấn Pháp – La Compagnie Francise des Indes Orientales - CIO)… Từ những
hoạt động của các công ti này đã giúp Pháp hình thành những thuộc địa đầu
tiên ở Ấn Độ, Madagascar, Canada…
Tuy nhiên, các công ti này hoạt động không được như mong đợi của
Colbert. Bởi lẽ, thương mại biển của Pháp không thể so với các cường quốc
hàng hải như Hà Lan, Anh. Hơn nữa, nội bộ nước Pháp cũng không có sự
đồng nhất giữa kinh tế nhà nước và sự độc lập của các công ti. Trong quá
trình Pháp thâm nhập vào vùng Viễn Đông, kinh tế CIO thực tế không có
1
2

Phụ trách tài chính của Pháp 1665 – 1683. Ông được xem như người chèo lái nền kinh tế Pháp.
Bao gồm cả hàng hải, chiến tranh và thương mại

18



nhiều vai trò, nhưng ngay từ đầu nó đã có mối quan hệ tương hỗ khi hoạt
động cùng MEP (La société des Missions Étrangères de Paris).
Song song với những biến đổi kinh tế là sự thay đổi trong giáo hội.
Ngày 22 – 6 – 1662, Thánh bộ truyền giáo ra đời và hoạt động, chính thức
chuyển từ chế độ bảo trợ sang chế độ tông tòa. Alexander de Rhodes đã lập ra
một học thuyết mới về truyền giáo với việc đề cao cơ sở văn hóa bản địa
trong việc truyền giáo. Sau khi ông từ Đại Việt trở về, ông hướng tới việc vận
động giáo hoàng thay thế người Bồ Đào Nha ở vùng Viễn đông, cử giám mục
sang Đại Việt để thực hiện hoạt động truyền giáo tại đây.
Ngày 5 – 3 – 1653, giáo hoàng đã đồng ý cử 1 hoặc 2 giám mục đến Đại
Việt . Thực chất thì ngay từ đầu Giáo hoàng đã có ý muốn A. de Rhodes nhậm
chức giám mục ở Đại Việt nhưng ông từ chối. Vì vậy, Giáo hoàng yêu cầu ông
tìm người thay thế. Ông đi rất nhiều nơi để tìm nhưng không thành công. Cuối
cùng, Bộ truyền giáo yêu cầu ông sang Pháp tìm giám mục. Tại đây, ông gặp
được những nhân vật ít nhiều có tiếng nói trong triều đình Pháp. “Trên đường
từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa. Tôi
vẫn coi như kim chỉ nam mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ
vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất toàn cầu. Thế là tôi gặp ở
Roanne đức Henri de Maupa, Giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis,
đệ nhất tuyên úy của Hoàng hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong hành trình
nhỏ bé này. Trong mười năm ngày, tôi thấy nơi này rất nhiều nhân đức và
thương yêu, suốt đời tôi, tôi quý mến công ơn và sẽ đề cao cuộc hội ngộ may
mắn nhất trong lịch sử các cuộc hành trình của tôi.” [62. tr. 264]
Cũng trong thời gian này ở Pháp, A. de Rhodes đã kết bạn được với
một nhóm người trong đó có Francois Pallu – linh mục ở Saint Martin de
Tour. Sau đó, ông tiến cử người này cùng với Francois de Montigny Laval

3

và Bernard Piques lên Bộ truyền giáo. Hội giáo sĩ Pháp và các tổng giám mục

3

Ông nguyên là tổng phó tế ở Évreux

19


có uy tín ở Pháp đều gửi đến Giáo hoàng ý kiến tán thành 3 ứng viên làm
giám mục ở Đại Việt. Bản thân 3 vị linh mục đều sãn sàng thực hiện sứ mệnh.
Đến năm 1653, Hội thánh thế (Compagnie du Saint Sacrement – CSS) gửi
bản cam kết lên Bộ truyền giáo và Giáo hoàng, bảo trợ cho 3 vị giám mục
sang Viễn Đông.
Có thể nói, mục đích của A. de Rhodes khi đến Pháp đã đạt được. Cùng
với đó, ông còn tranh thủ được sự đồng tình của Pháp, mở đầu cho mối liên
hê gắn bó giữa Pháp với Giáo hội về vấn đề Đại Việt.
Tháng 7 – 1663, vua Louis XIV công nhận tư cách “pháp nhân dân sự”
của Chủng viện thừa sai Paris - tên ban đầu là Chủng viện các xứ truyền giáo
nước ngoài. Như vậy, trong khoảng thời gian 1663 – 1664, hội truyền giáo
nước ngoài Paris (La société des Missions Étrangères de Paris – MEP) chính
thức ra đời4. Mục đích duy nhất là truyền bá đức tin cho những lương dân…
sẽ thâu nhận tất cả những linh mục muốn theo mục đích đó để thử thách và
huấn luyện họ bằng tất cả những phương pháp thích hợp để họ có thể hoạt
động trong bất cứ một địa sở truyền giáo nà.
Với sự ra đời của CIO và MEP cho thấy sự hợp nhất giữa tôn giáo và
thương mại của Pháp trong tiến trình bành trướng thuộc địa.
Biến đổi xã hội Đại Việt: xã hội phương Đông nói chung và Đại Việt
nói riêng, từ đầu thế kỉ XVII đã có những biến đổi. Chế độ phong kiến bắt đầu
có sự suy thoái do không đáp ứng được những biến đổi từng ngày của kinh tế
xã hội. Thương mại trên biển phát triển trên bình diện quốc tế và khu vực đã
khiến xã hội Đại Việt và cả Phương Đông nhanh chóng sản sinh ra một tầng

lớp cư dân mới – phú thương.
Biến đổi kinh tế - xã hội: Trên Biển Đông vốn trước đó đã tồn tại “con
đường tơ lụa trên biển” nằm trên tuyến đường Bắc - Nam, nay hợp cùng với
4

Chủng viện có trước hội nhưng những người sáng lập lại là những giám mục thuộc Hội truyền giáo nước
ngoài Paris.

20


tuyến Đông – Tây. Con đường này vốn do thương nhân Trung Hoa và Nhât
Bản nắm giữ, nay có sự tham gia của các tàu buôn phương Tây lại càng làm
cho họat động trên Biển Đông trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ. Tuyến đường
giao thương nhanh chóng thu hút các nước Phương Tây. Họ dựa trên sức
mạnh từ các công ty giao thương được thiết lập đặt tại Đại Việt cũng như các
nước lân cận khác để tạo thế mạnh lấn lướt rồi nắm giữ thế độc quyền trên cả
hai tuyến đường Bắc – Nam, Đông – Tây. Mặc dù các thương nhân bản xứ
mất thế độc tôn nhưng họ lập tức trở thành trung gian giữa thương nhân
Phương Tây và thị trường bản địa. Một mặt họ trở thành đối tác với thương
nhân Phương Tây, mặt khác ở một góc độ nhất định nhờ vào những thế mạnh
đặc trưng họ vẫn là đối thủ cạnh tranh.
Trong bối cảnh giao thương nhộn nhịp, sầm uất đó, Đại Việt cũng
không thể đứng ngoài luồng. Nhất là khi Đại Việt giữ vị trí quan trọng nhất
trên tuyến giao thương đường biển. Đại Việt vừa là trung tâm của hai tuyến
hải lộ, vừa là đầu mối trên con đường giao thương đó. Hơn thế, Đại Việt là thị
trường phong phú về các mặt hàng quan trọng, các thương cảng với vị trí
thuận lợi đã nhanh chóng thu hút các tàu buôn Phương Tây.
Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài cũng dự nhập vào luồng
thương mại này. Thương mại Đại Việt thời kì này cũng nhờ đó mà có những

bước phát triển, để lại những dấu ấn nhất định đối với đời sống kinh tế của
một xã hội phong kiến.
Tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt thời kì này có sự biến động mạnh
mẽ. Cuộc nội chiến kéo dài đã làm suy yếu nền kinh tế nông nghiệp của cả
Đàng trong và Đàng Ngoài. Sau sự suy yếu của Chăm Pa, Chân Lạp, chúa
Nguyễn cho mở rộng lãnh thổ, tiến sâu về phía Nam. Lúc này, chúa Nguyễn
và chúa Trinh nhận thấy sự thay đổi của nền kinh tế mậu dịch, thương mại
cũng như sự cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà nước liền tiến hành cho lập
các quan xưởng trên cả nước.

21


Cùng với hoạt động của các quan xưởng, làng nghề thủ công được
khuyến khích phát triển. Sản phẩm làm ra được rất đa dạng, có chất lượng và
mẫu mã được thương nhân nước ngoài đánh giá rất cao. Mặc dù thế kỉ XVII –
XVIII vẫn diễn ra nội chiến nhưng kinh tế thương mại ở cả hai Đàng đều phát
triển. Biểu hiện rõ nhất là sự phát triển rộng khắp của mạng lưới hệ thống
chợ. Cùng với các chợ lớn ở các phủ, huyện là một hệ thống chợ làng dày
đặc. Ngoài ra, sự xuất hiện của Thị tứ ở những nơi có giao thông thuận lợi
giúp thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các làng xã. Gắn liền với đó là sự liên kết
của mạng lưới các chợ và mở rộng ra là lưu thông liên vùng và sự hưng thịnh
của các đô thị (đặc biệt là các đô thị cảng). Sự liên kết đó thúc đẩy thị trường
nội thương phát triển.
Nội thương thay đổi đã phá vỡ mô hình tự cấp tự túc của làng xã truyền
thống. Từ đó, nó kéo theo một loạt những thay đổi trong đời sống xã hội: các
cuộc di động xã hội bùng phát5, địa vị xã hội có sự chuyển biến khi ngày càng
có nhiều người nghèo trở nên giàu có, đi kèm với các luồng di cư từ nông
thôn ra thành thị là việc tập trung một lượng dân cư có chất lượng cao về các
đô thị.

Nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, nội thương không còn đáp
ứng được nhu cầu thị trường. Điều này là khởi nguồn cho các yếu tố mang
tính ngoại thương trong lòng xã hội Đại Việt. Vốn là một nước có vị thế quan
trọng trên con đường thương mại hàng hải, lại có nhiều cảng biển ở vị trí
thuận lợi, Đại Việt nhanh chóng tham gia vào hệ thống mậu dịch Biển Đông.
Là một thị trường với sự phong phú của các mặt hàng thương mại, Đại Việt
trở thành điểm đến các thương nhân Châu Âu.

5

Còn gọi là các cuộc thiên di do chiến tranh, mưu sinh… Nó không chỉ là các cuộc di dân thông thường mà
đó còn kéo theo sự chuyển đổi ngành nghề, nhất là khi tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đang trong giai
đoạn hưng thịnh.

22


Các mặt hàng lâm thổ sàn quý hiếm đều do vua chúa nắm độc quyền6:
sản phẩm thuộc họ trầm hương, ngà voi, yến sào, quế là những mặt hàng được
thương nhân Phương Tây săn đón nhất. Theo như Lê Quý Đôn thì “trầm
hương gồm có ba loại; kỳ nam, trầm hương và khổ trầm. trong đó quý nhất là
kỳ nam (chôn sâu dưới đất chừng năm chân thế vấn ngửi thấy mùi thơm”[03,
tr. 34 – 35]. Bên cạnh đó, mặt hàng quan trọng khác là tơ lụa và đường mía
được đánh giá rất cao, nhất là tơ lụa ở Đàng Ngoài. Tơ lụa của Đàng Ngoài
được đánh giá không kém loại tơ lụa Trung Hoa (vốn được xem là loại tinh
xảo nhất khu vực). Thậm chí chỉ có tơ lụa loại 1 của Trung Hoa mới bằng với
tơ lụa của Đàng Ngoài. Mặt hàng này đã đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho
công ti Đông Ấn Hà Lan (VOC). “Trong suốt 14 năm, từ 1641 – 1654) VOC
thu lợi nhuận từ tơ lụa trung bình là trên 100%” [88 tr. 70]. Ngoài ra, ở Đàng
trong còn có một lượng vàng khá lớn được bán ra. Vàng của Đại Việt được

đánh giá còn tinh khiết hơn cả vàng của Nhật Bản. Thương nhân Châu Âu
cũng rất chú trọng đến các sản phẩm chỉ phổ biến ở phương Đông như: hàng
thủ công mỹ nghệ, lâm thổ hải sản như: thảo quả, tiêu, các lạo gia vị, phỉ thúy,
các loại gỗ quý, hải sâm,, ngọc trai, đồi mồi, gốm sứ…
Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần thúc đẩy thị trường hàng
hóa nội địa trở nên nhộn nhịp hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế thương mại
đó là sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội. Sự xuất hiện và lớn mạnh không
ngừng của tầng lớp thị dân, thương nhân đã làm thay đổi bộ mặt xã hội. Biểu
hiện rõ ràng nhất sự hưng khởi của các đô thị. Đô thị ở Đại Việt chủ yếu là
các đô thị cảng. Đàng ngoài có Thăng Long nhộn nhịp với 36 phố phường, trở
thành trung tâm kinh tế chính trị. Phố Hiến lại là trung tâm thương mại lớn
nhất của Đàng Ngoài, không chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi cư trú cảu
những người nước ngoài đến buôn bán ở đây. Đàng Trong có các đô thị

6

Thực chất thì chủ yếu là do chúa Trinh và chúa Nguyễn nắm quyền kiểm soát

23


Thanh Hà, Bao Vinh, Nước Mặn, Hà Tiên, Gia Định, Hội An… Trong đó,
Hội An trở thành đô thị sầm uất nhất, nơi tập trung giao thương quốc tế.
Nói như giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ thì dù đô thị Đại Việt thời kỳ này có
sự phát triển nhất định “nhưng không thể nào thoát khỏi gọng kìm áp chế của
nhà nước phong kiến quan liêu cũng như sự níu kéo bền dai của cộng đồng
làng xã”7. Xét về thực chất thì việc “đô thị hóa” hay xuất hiện các “thành thị
tự do” theo đúng mô hình của nền kinh tế tư bản không diễn ra trong lịch sử
Việt Nam trung đại. Tuy nhiên, sự phát triển của các đô thị Đại Việt thời kì
này vẫn là hiện tượng chưa từng xảy ra và cũng không lặp lại sau này trong

lịch sử Việt Nam.
Bên cạnh sự hưng thịnh của các đô thị, tầng lớp thị dân, thương nhân
cũng giữ vai trò quan trọng. Họ là những người trực tiếp tham gia buôn bán,
tạo nên sức sống sầm uất cho các đô thị. Họ cũng là tầng lớp tiếp xúc nhiều
với các thương nhân nước ngoài, tạo nền tảng đưa Đại Việt hội nhập vào hệ
thống mậu dịch khu vực.
Xét về kinh tế ngoại thương thời kì này, Đàng trong bắt đầu thực hiện
giao dịch thương mại trước Đàng ngoài. Các chúa Nguyễn mở cửa cảng Hội
An chào đón những thương nhân người Hoa, Nhật đến buôn bán. Triều đình
cũng cho phép những thương nhân này được xây dựng và sống trong các khu
phố riêng. Khi thương nhân Châu Âu tìm đến Đại Việt, họ đến giao thương
đầu tiên tại cửa biển Hội An. Bắt đầu từ thương nhân Bồ Đào Nha đến Hà
Lan rồi Anh và Pháp lần lượt đến thiết lập quan hệ buôn bán với Đại Việt.
Thương cảng Faifo nhanh chóng trở thành trung tâm buôn bán Bồ Đào Nha
và các nước khác. Sau khi thiết lập quan hệ với Đàng Trong, thương nhân các
nước bắt đầu tìm cách tiến ra Đàng Ngoài. Mục tiêu của thương nhân Hà Lan,
Anh, Pháp hướng tới là Thăng Long và Phố Hiến. Để giữ thế độc quyền, Bồ
7

Thực tế cho đến ngày nay, sự phát triển của các thành thị của Việt Nam vẫn mang nặng dấu ấn làng xã. Hay
có thể gọi là mô hình làng trong phố.

24


×