Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Báo cáo thực tập: Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.1 KB, 60 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………………………………….
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS Trần Thị Dung

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán


MỤC LỤC

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Hoàng Vũ được thành lập từ năm 1993 và là doanh nghiệp
đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực thép không gỉ INOX.
Với uy tín trên thương trường, Công ty tự hào là đối tác tin cậy của các nhà máy,
nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như: Tây Ban Nha, Italy, Phần Lan, Thụy
Điển, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ân Độ, Đài Loan, Thái Lan, Nam
Phi, Braxin… Hiện tại chúng tôi đang là nhà đại lý độc quyền que hàn KISWEL
KST 308 hiệu Con Voi - Hàn Quốc. Hệ thống phân phối của Công ty trải dài
khắp ba miền Bắc, Trung, Nam tại Việt Nam và các nước lân cận như:
Indonexia, Lào, Campuchia và Malaysia.
Những sản phẩm chất lượng cao của Hoàng Vũ đạt được là nhờ vào việc sử dụng
nguyên liệu tốt nhất, máy móc thiết bị hiện đại nhất và công nhân lành nghề
nhất.
Kết hợp giữa kinh nghiệm sâu sắc trong ngành nghề, sự tin cậy của khách hàng
và với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng, Công ty TNHH
Hoàng Vũ đã và đang trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong lĩnh lực sản
xuất và kinh doanh nguyên liệu thép không gỉ - INOX.
Dựa trên sự hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ của cô giáo ThS. Trần Thị Dung
cùng toàn thể các cô chú, anh chị em trong Công ty TNHH Hoàng Vũ. Em xin

trình bày những hiểu biết của mình về Công ty TNHH Hoàng Vũ. Nội dung thục
tập gồm 6 phần:
1. Nội dung, quy chế của Doanh nghiệp.
2. Sự hình thành và phát triển của Doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Doanh nghiệp.
4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Doanh nghiệp.
5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
6. Nghiên cứu các nghiệp vụ quản lý tại một số phòng ban.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I.

NỘI QUY, QUY CHẾ CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ

- Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
ngày 23 tháng 6 năm 1994 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
- Căn cứ Nghị định 41/CP ngày 6 tháng 7 năm 1995 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về
kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất – Nghị định 33/2003/NĐ-CP
ngày 02 tháng 4 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

41/CP;
- Để quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động và
đảm bảo môi trường làm việc ổn định, hài hòa;
- Sau khi trao đổi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; Giám
đốc điều hành Công ty TNHH Hoàng Vũ ban hành Nội quy lao động thực
hiện trong doanh nghiệp như sau:

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Bản nội quy lao động này bao gồm những quy định về kỷ luật lao động
mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại trụ sở Công ty hoặc các đơn vị
trực thuộc, quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ
luật; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao
động làm thiệt hại tài sản của Công ty
Điều 2:Nội quy này được áp dụng vơí mọi loại hình lao động kể cả người thử
việc học việc (sau đây gọi là người lao động).
Điều 3. Những trường hợp không quy định trong nội quy lao động này sẽ được
áp dụng theo các quy định của bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên
quan, các quy định nội bộ khác của công ty và theo nội dung hợp đồng lao động
hoặc các thoả thuận được giao kết giữa công ty và người lao động.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc áp dụng tại công ty TNHH Hoàng Vũ là 8 giờ một ngày; 44
giờ một tuần. Lịch làm việc của năm sau sẽ được thông báo cho người lao
động vào cuối mỗi năm trước đó.Tuỳ theo tính chất công việc hoạt động của
từng bộ phận, người lao động sẽ được bố trí làm việc theo một trong các chế
độ sau đây:
4.1. Chế độ tiêu chuẩn: 08 giờ trong một ngày – 5.5 ngày trong một tuần
- Giờ làm việc:
 Sáng: từ 08h00 đến 12h00
 Chiều: từ 13h00 đến 17h00
- Giờ nghỉ: Từ 12h00 đến 13h00

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

- Ngày nghỉ hàng tuần:

Kế toán – Kiểm toán

Chủ nhật và hai thứ 7 trong một tháng

4.2. Giờ làm việc theo ca: người lao động phải làm việc theo ca (8h/ca) tuỳ
theo yêu cầu công việc của bộ phận mình. Bảng phân ca của bộ phận sẽ được
thông báo trước ít nhất một tuần. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ
ít nhất 12 giờ trước khi bắt đầu ca tiếp theo.
4.3. Chế độ khác: để đảm bảo sản xuất kinh doanh phù hợp với tính đặc thù
của công việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của các công việc như sản xuất,

quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ, bán hàng, giao hàng, kho, sẽ do
trưởng bộ phận sắp xếp và thông báo cho người lao động.
Điều 5. Làm thêm giờ
1. Công ty tổ chức bố trí lao động hợp lý phù hợp với khối lượng công việc
hàng ngày, hạn chế đến mức thấp nhất việc người lao động phải làm thêm
giờ..Người lao động làm thêm giờ trong các trường hợp:
- Xử lý sự cố trong sản xuất;
- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
- Xử lý kịp thời sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không
thể bỏ dở.
2. Số giờ làm thêm không được quá 04 giờ/ngày, 16h/tuần, 200h/năm. Hàng
tuần người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) hoặc 4 ngày
(không liên tục) hàng tháng
3. Đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 trở lên hoặc đang nuôi con
nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì không bố trí làm thêm giờ, làm các công việc
nặng nhọc, đi công tác xa (ngoài tỉnh, thành phố nơi có trụ sở làm việc của
người lao động).
4. Người lao động được tính thời gian làm thêm giờ khi có đăng ký làm thêm
được xác nhận đầy đủ theo qui định về quản lý làm thêm giờ của công ty.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

5. Người lao động làm các công việc đặc thù như: quản lý từ cấp trưởng

phòng (hoặc tương đương trở lên) không áp dụng chế độ làm thêm giờ.
Thời gian làm việc của lao động này theo yêu cầu công việc. Trong thời
gian được giao công việc đặc thù như trên, người lao động được hưởng
phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Công ty.
6. Trưởng bộ phận có trách nhiệm bố trí cho người lao động làm thêm giờ
được nghỉ bù để tái tạo sức lao động theo quy định của pháp luật.
- Nếu thời gian nghỉ bù được bố trí bằng những giờ đã là thêm thì nhân
viên được trả thêm phần chênh lệch giữa tiền lương thêm giờ và tiền
lương làm việc bình thường;
- Công ty chỉ trả tiền làm thêm giờ khi không thể bố trí nghỉ bù được.
Điều 6. Nghỉ lễ
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 9 ngày lễ sau
đây:
- Tết Dương lịch:
- Tết Âm lịch:

1 ngày (1-1)
4 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm)

- Ngày giỗ tổ Hùng Vương:

1 ngày (10/3 âm lịch)

- Ngày Chiến thắng:

1 ngày (30-4)

- Ngày Quốc tế Lao động:

1 ngày (1-5)


- Ngày Quốc khánh:

1 ngày (2-9)

2. Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, được xác
định tại Điều 4 của Nội quy, thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào một
ngày khác do phòng Hành chính - Nhân sự thông báo hoặc do Trưởng bộ
phận sắp xếp.
Điều 7. Phép năm

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

1. Người lao động được nghỉ hàng năm 12 ngày hưởng nguyên lương đối với
lao động làm việc trong điều kiện bình thường và 14 ngày hưởng nguyên
lương đối với lao động làm công việc nặng nhọc. Số ngày nghỉ này sẽ
được tăng thêm một ngày sau mỗi 5 năm làm việc.
2. Trong năm đầu tiên, người lao động có thể bắt đầu xin nghỉ phép sau khi
được tiếp nhận chính thức và ký hợp đồng lao động và cứ 1 tháng làm việc
thì người lao động được nghỉ một ngày.
3. Người lao động không được sử dụng phép năm để trừ vào thời hạn báo
trước khi nghỉ việc; trừ trường hợp được trưởng bộ phận chấp thuận bằng
văn bản.

4. Trường hợp người lao động bị ốm đau trong khi nghỉ phép, thì số ngày
được cơ quan y tế có thẩm quyền (theo chế độ bảo hiểm xã hội) đề nghị
nghỉ theo quy định tại khoản (1) điều 8 sẽ được xem là ngày nghỉ ốm đau.
Theo đó phép năm sẽ được điều chỉnh lại theo ngày nghỉ thực tế.
5. Phép năm phải được sắp xếp nghỉ hết trong năm hiện hành.
- Đến ngày 01 tháng 01 của năm kế tiếp, số phép không nghỉ trong năm
trước sẽ được chuyển sang tối đa 6 ngày, số ngày nhiều hơn so với định
mức này sẽ được thanh toán lương phép – theo qui định trong qui chế
nghỉ phép
- Số phép chuyển năm chỉ có giá trị sử dụng trong năm được chuyển. Số
phép chuyển năm phải được nghỉ hết trong quí 1; nếu không sẽ bị bãi
bỏ từ đầu quý 2;
- Đối với nhân viên mới, các ngày phép trong năm làm việc đầu tiên
(dưới 7 ngày) nếu chưa nghỉ hết thì được chuyển toàn bộ sang năm kế
tiếp.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

6. Người lao động xin nghỉ phép phải tuân thủ các qui định theo quy chế
nghỉ phép của Công ty. Trường hợp không tuân thủ qui định theo qui chế
nghỉ phép sẽ được xem như tự ý vắng mặt không lý do.
.Điều 8. Nghỉ ốm đau
1. Người lao động nghỉ ốm đau, tai nạn được nghỉ làm việc theo Giấy chứng

nhận của bác sỹ. Khi nghỉ ốm đau hay phải điều trị nội trú tại bệnh viện,
người lao động hoặc thân nhân phải thông báo cho người quản lý trực tiếp
hoặc nhân viên y tế Công ty biết trong vòng 24 giờ.
2. Nghỉ ốm đau không có giấy đề nghị nghỉ hợp lệ sẽ bị xem như vắng mặt
không lý do.
3. Các chế độ nghỉ ốm đau sẽ được thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội.
Điều 9. Nghỉ thai sản
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ 5 lần, mỗi lần 1 ngày để
đi khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản được quy định như sau:
a. 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường;
b. 5 tháng đối với người làm việc theo chế độ ba ca.
3. Người lao động có thể nghỉ thai sản trước khi sinh 30 ngày, hoặc theo chỉ
định của bác sĩ.
4. Thời gian nghỉ thai sản phải được thông báo trước 30 ngày (tính từ ngày
bắt đầu nghỉ) cho Trưởng bộ phận thông qua Phiếu đăng ký nghỉ phép và
được lưu trữ bởi phòng Nhân sự.
5. Chế độ nghỉ thai sản theo mục 1 & 2 của điều này được giải quyết theo
luật BHXH.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

6. Lao động nữ trong thời gian mang thai (từ tháng thứ 7) và nuôi con dưới

12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng nguyên lương do công ty
trả. Người lao động có trách nhiệm làm đơn đăng ký thời gian nghỉ cụ thể
kèm theo phiếu siêu âm của bệnh viện ghi rõ tuổi thai (với trường hợp
mang thai từ tháng thứ 7), kèm theo bản sao giấy khai sinh của con (với
trường hợp nuôi con dưới 12 tháng) và gửi cho phòng nhân sự để làm căn
cứ thực hiện.
Điều 10. Nghỉ việc riêng
1. Người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong những
trường hợp sau đây:
a. Kết hôn:

nghỉ 03 ngày

b. Con kết hôn:

nghỉ 01 ngày

c. Bố mẹ (chồng và vợ) chết, bố mẹ ruột hay người trực tiếp nuôi
dưỡng, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Công ty sẽ xem xét cho người lao động được nghỉ việc riêng không hưởng
lương để chăm sóc vợ, chồng, cha, mẹ kể cả cha mẹ chồng, cha mẹ vợ
hoặc con bị ốm đau. Thời gian nghỉ không hưởng lương sẽ do hai bên thỏa
thuận, nhưng không quá 30 ngày trong một năm. Ngoài ra, trong các
trường hợp bất khả kháng khác công ty sẽ xem xét, giải quyết cho người
lao động nghỉ việc riêng nếu trưởng bộ phận xét thấy việc nghỉ đó có thể
thu xếp làm bù vào một thời gian khác hoặc cho nhân viên trừ phép hoặc
nghỉ không hưởng lương mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Khi nghỉ việc riêng người lao động phải nộp về
phòng Nhân sự các giấy chứng nhận hợp pháp để chứng minh lý do xin
nghỉ của mình.

TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
Điều 11. Thẻ nhân viên

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

Người lao động làm việc tại công ty được cấp thẻ nhân viên phải có trách
nhiệm giữ gìn thẻ cẩn thận và phải chấp hành các quy định sau đây:
1. Luôn đeo thẻ trong giờ làm việc dù đang làm việc ở bất cứ nơi nào;
2. Người lao động phải tự quẹt thẻ chấm công. Tuyệt đối không giao thẻ của
mình cho người khác hay sử dụng thẻ của người khác;
3. Khi nghỉ việc, phải trả lại thẻ cho phòng Nhân sự, trước khi giải quyết chế
độ nghỉ việc;
4. Khi thẻ bị hư hỏng hay mất phải báo cáo về phòng Nhân sự để xin cấp thẻ
khác.
Điều 12. Nguyên tắc ra vào Công ty
1. Chỉ ra, vào cổng của công ty dưới sự giám sát của bảo vệ;
2. Rời khỏi công ty ngay khi hết giờ làm việc hoặc khi hết phận sự;
3. Khi vào công ty phải mặc trang phục đúng mực và đúng qui định, mang
thẻ nhân viên và ghi giờ vào bằng cách quẹt thẻ qua máy chấm công và
cho bảo vệ kiểm tra mọi hành lý mang vào;
4. Khi rời khỏi công ty phải ghi giờ ra bằng cách quẹt thẻ qua máy chấm
công và tự động xuất trình cho nhân viên Bảo vệ mọi hành lý, tài sản, tài
liệu mang ra;

5. Khi mang tài sản của công ty (bao gồm: máy, thiết bị, vật tư, hàng hoá, tài
liệu……) ra ngoài phải có giấy phép do người có thẩm quyền ký duyệt.
6. Không được vào Công ty khi đang ở trong tình trạng bị ảnh hưởng bởi
rượu, bia hay bất cứ chất kích thích nào khác;
7. Người lao động làm việc tại công ty không được rời vị trí làm việc trong
ngày hoặc ca làm việc kể cả ngày, giờ làm thêm nếu không có giấy phép
của cấp trên.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

Điều 13. Đảm bảo giờ công, ngày công
Người lao động có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ giờ công, ngày công để hoàn
thành mọi công việc được giao. Để đạt được mục tiêu này, người lao động
phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Không đi làm trễ, nghỉ làm sớm hay kéo dài thời gian nghỉ trong giờ làm
việc;
2. Không sử dụng thời giờ làm việc kể cả giờ làm thêm để làm việc riêng;
3. Nếu không có công việc cần thiết thì không đến nơi làm việc sớm hơn 30
phút trước giờ làm việc.
4. Không ngủ trong giờ làm việc tại nơi làm việc
5. Không vắng mặt tại nơi làm việc hay khu vực đã được phân công trong
giờ làm việc kể cả giờ làm thêm, nếu không được sự chấp thuận của cấp
trên;

6. Không tự ý đến những nơi ngoài khu vực làm việc được phân công nếu
không có nhiệm vụ, phận sự.
7. Không được nghỉ việc nếu không có sự đồng ý của cấp trên hay không có
lý do chính đáng.
Điều 14. Trang phục
Người lao động đến làm việc tại công ty trong trang phục gọn gàng, lịch sự,
kín đáo.
Đối với người lao động do đặc thù công việc được cấp phát đồng phục phải
giữ gìn đồng phục và chấp hành các quy định sau đây:
1. Mặc đồng phục đầy đủ trong khi làm việc dù đang làm việc ở bất cứ nơi
nào;

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

2. Khi nghỉ việc, phải trả lại đủ số đồng phục được cấp lần cuối cho phòng
Nhân sự, trước khi giải quyết chế độ nghỉ việc.
Điều 16. Dụng cụ làm việc
Dụng cụ làm việc bao gồm (nhưng không giới hạn) các loại văn phòng phẩm,
hoá đơn, thiết bị, phương tiện, máy móc, công cụ, phụ tùng, nguyên vật liệu,
vật tư, các tài liệu, tư liệu, số liệu, công thức v.v.. của bộ phận giao cho người
lao động để thực hiện công việc. Người lao động có nghĩa vụ phải chấp hành
các qui định sau đây:
1. Giữ gìn cẩn thận dụng cụ làm việc, tuân thủ các quy định về việc sử dụng

và bảo quản của từng loại dụng cụ;
2. Không được sử dụng dụng cụ làm việc không thuộc phạm vi trách nhiệm
hay cho mục đích cá nhân;
3. Không được phí phạm, tiêu hao hay sử dụng quá định mức;
4. Không được tự ý tráo đổi, thay thế;
5. Không được mang ra khỏi nơi làm việc nếu không có sự chấp thuận của
người quản lý.
Điều 17: Sắp xếp nơi làm việc
Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh máy tính và bàn làm việc hàng
ngày, hồ sơ đồ dùng để trật tự ngăn nắp. các tài liệu qua trọng phải cất vào tủ
khóa cẩn thận khi kết thúc công việc trong ngày

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

Điều 18. Tiếp khách nơi làm việc
1. Trong giờ làm việc, người lao động chỉ nên tiếp khách phục vụ cho công
việc.
2. Người lao động được sử dụng các phòng khách của Công ty để tiếp khách.
Trong trường hợp đó cần đăng ký trước với Phòng Nhân sự theo qui định
quản lý phòng họp.
3. Nếu khách có thái độ, hành vi không đúng mực hoặc đáng nghi ngờ, người
lao động có trách nhiệm nhanh chóng báo với bảo vệ Công ty để kịp có các
biện pháp giải quyết kịp thời.

4. Người lao động cần có thái độ lịch sự, niềm nở đón tiếp và tôn trọng
khách của Công ty.
Điều 19. Thực hiện chính sách, thủ tục, quy trình
Người lao động có trách nhiệm tìm hiểu và thực hiện đúng những chính sách,
thủ tục, quy trình liên quan đến điều hành, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
hàng hoá, tài chính, nhân sự, bảo vệ tài sản, bảo vệ thông tin, bảo vệ môi
trường do các bộ phận chức năng quy định.
Điều 20. Chấp hành các mệnh lệnh của cấp trên
Để đảm bảo trật tự, nề nếp trong quá trình lao động, đạt hiệu quả lao động theo
yêu cầu của Công ty và mục tiêu của bộ phận, người lao động có nghĩa vụ phải
chấp hành và tuân thủ lệnh điều hành và bố trí công tác hợp pháp của người quản
lý.
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 21. Trách nhiệm quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động
1. Lãnh đạo cao nhất của Công ty có nghĩa vụ bảo vệ sức khoẻ cho người lao
động, đảm bảo sự an toàn, vệ sinh trong quá trình lao động. Do đó Trưởng các
phòng ban chức năng trong Công ty xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư. Trang bị đầy
đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động,
vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà Nước.

2. Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp có trách nhiệm quản lý các vấn đề an toàn vệ
sinh lao động tại khu vực được phân công quản lý. Thương xuyên kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhở nhân viên thuộc cấp chấp hành các quy định PCCC, an toàn vệ
sinh lao động, không để xảy ra sự cố.
Điều 22. Nghĩa vụ của Người lao động
Trong thời gian làm việc cho Công ty, người lao động phải tuân thủ các yêu
cầu sau:
1. Nắm vững và chấp hành các quy định, biện pháp về an toàn lao động, vệ
sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
2. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát,
các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì
phải bồi thường;
3. Sắp đặt dụng cụ làm việc đúng vị trí, sử dụng đúng dụng cụ cho đúng việc,
giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp;
4. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại, mất an toàn trong PCCC;
5. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của
người sử dụng lao động hay các trưởng bộ phận;
6. Tham dự các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động do các bộ phận
chức năng tổ chức;
7. Tham gia khám sức khoẻ định kỳ khi được bộ phận chức năng yêu cầu.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán


8. Không hút thuốc lá trong khu vực làm việc, những nơi cấm hút thuốc, chỉ
được hút thuốc lá ở những nơi cho phép. Công ty khuyến cáo nhân viên
không nên hút thuốc lá;
9. Tuyệt đối tuân theo các quy định về PCCC của Công ty.
10.Người ra về sau cùng có trách nhiệm kiểm tra tắt đèn, tắt các thiết bị dùng
điện báo nhân viên bảo vệ để khóa cửa, niêm phong phòng làm việc trước
khi ra về
BẢO VỆ QUYỀN LỢI, TÀI SẢN, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ VÀ
KINH DOANH
Điều 23. Xung đột quyền lợi
Người lao động phải tránh những tình huống mà lợi ích cá nhân có biểu hiện
xung đột với quyền lợi của Công ty.Việc mua hơn 1% cổ phần của Công ty
cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp; việc có quyền lợi tài chính trong giao
dịch giữa công ty và đối tác thứ ba; việc giữ một vai trò trong việc vận hành
công việc cho doanh nghiệp khác không phải trong thời gian làm việc tại
Công ty đều được báo cáo và phê duyệt bởi Giám đốc điều hành.
Điều 24. Sổ sách tài chính
Các sổ sách tài chính của Công ty, kể cả bảng chấm công, số liệu về bán
hàng, các báo cáo chi phí là cơ sở để người sử dụng lao động quản lý tình
hình kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ đối với cổ đông, người lao động,
khách hàng, nhà cung cấp và các cơ quan chức năng. Người lao động có trách
nhiệm bảo đảm tính chính xác, kịp thời, và đầy đủ trong sổ sách tài chính
trong phạm vi nhiệm vụ được giao bằng cách thực hiện các nguyên tắc sau
đây:
1. Luôn ghi chép và phân loại các giao dịch theo đúng kỳ hạn kế toán, vào
đúng tài khoản thích hợp và theo đúng bộ phận. Không được trì hoãn

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

thanh toán hoặc thanh toán sớm các hoá đơn nhằm đạt chỉ tiêu về ngân
sách hoặc vì các mục đích cá nhân khác.
2. Không được giả mạo chứng từ hoặc làm sai lệch bản chất thật của các giao
dịch. Mọi giao dịch đều phải có giấy tờ sổ sách chính xác đính kèm.
3. Mọi báo cáo cho các cơ quan chức năng phải đầy đủ, đúng đắn, chính xác
đúng thời điểm và dễ hiểu.
4. Các dự toán hoặc trích trước trong các báo cáo hoặc ghi chép của Công ty
phải có đầy đủ giấy tờ kèm theo và phải dựa trên cơ sở hợp lý.
5. Các thanh toán chỉ được thực hiện cho cá nhân hoặc doanh nghiêp thực sự
là người cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho Công ty.
Điều 25. Sử dụng tài sản của Công ty
Tài sản của Công ty bao gồm và không giới hạn: thời giờ làm việc và thành
quả lao động của người lao động trong thời gian làm việc cho công ty, trang
thiết bị và xe cộ, máy tính, phần mềm, dữ liệu, các file trên máy tính, thông
tin, tài liệu, hồ sơ, các nhãn hiệu hàng hoá và tên của Công ty. Người lao
động phải tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng tài sản của Công ty sau đây:
1. Chỉ sử dụng tài sản của công ty cho mục đích công việc và vì lợi ích của
công ty. Không được sử dụng tài sản của Công ty cho lợi ích của cá nhân
mình hay cho lợi ích của bất kỳ người nào khác.
2. Không được lợi dụng chức vụ hoặc lạm dụng tài sản, thông tin của Công
ty để trục lợi cá nhân.
3. Không được sử dụng tài sản của Công ty sai mục đích hoặc vào các công
việc trái pháp luật.

4. Không được sử dụng bất kỳ tài sản nào của Công ty ngoài phạm vi trách
nhiệm nếu không được sự chấp thuận của Ban giám đốc công ty.
Điều 26: Giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

Việc trao đổi quà cáp, chiêu đãi khách hàng và nhà cung cấp là thông lệ. Mấu
chốt là phải giữ mối quan hệ thật khách quan. Nên tránh những món quà xa xỉ
hoặc có giá trị quá lớn vì có thể gây ngộ nhận về một sự tác động không
chính đáng. Người lao động hãy tránh những giao dịch tài chính cá nhân với
khách hàng và nhà cung cấp vì có thể gây ảnh hưởng đến công việc. Người
lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây khi giao dịch với khách hàng,
nhà cung cấp:
a) Không được nhận quà cáp xa xỉ hoặc dự những cuộc chiêu đãi hào phóng.
b) Tặng quà hay chiêu đãi khách hàng, nhà cung cấp phải nhằm mục đích hỗ
trợ cho lợi ích kinh doanh chính đáng của Công ty, phải được thực hiện
hợp lý và phù hợp theo hoàn cảnh.
c) Phải luôn giao dịch công bằng với khách hàng, nhà cung cấp, công ty cạnh
tranh và nhân viên của Công ty. Không được lợi dụng danh nghĩa của
Công ty để lợi dụng bất kỳ ai hoặc để kinh doanh bất chính.
Điều 27. Bảo mật thông tin
1. Thông tin nội bộ là mọi thông tin chưa được tiết lộ hay phổ biến cho công
chúng. Thông tin nội bộ gồm những thông tin về sản xuất, kinh doanh, tài

chính, nhân sự, bí quyết/quy trình công nghệ, quy trình làm việc hay các
thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. Bảo mật thông tin nội bộ của Công ty là nghĩa vụ của người lao động.
3. Các giao dịch vì lợi ích cá nhân dựa trên những thông tin nội bộ hoặc cung
cấp những thông tin nội bộ cho những người khác để họ giao dịch bất hợp
pháp đều là vi phạm Nội quy, vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố.
4. Người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc bảo mật thông tin sau đây:
a) Người lao động không được tiết lộ thông tin nội bộ với bất kỳ ai trong
hoặc ngoài Công ty trong quá trình làm việc và sau 02 năm khi chấm dứt

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

hợp đồng lao động với Công ty, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầu
của công việc và được sự đồng ý của Ban giám đốc.
b) Không được mua bán cổ phần hay chứng khoán dựa trên những thông tin
nội bộ có được trong quá trình làm việc cho Công ty.
c) Tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác kể cả cho gia đình và bạn bè là vi
phạm nội quy của Công ty và vi phạm pháp luật.
d) Tuyệt đối không được cho người ngoài quay phim, chụp ảnh hoặc ghi âm
… trong phạm vi Công ty khi không được phép của người có thẩm quyền
e) Phải tôn trọng thông tin nội bộ của những Công ty khác.
f) Phải cất giữ hay hủy bỏ sổ sách theo đúng quy định lưu trữ hồ sơ tài liệu
của Công ty.

g) Phải thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin do Công ty ban hành.
Điều 28. Quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Công ty là chủ sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nếu quyền đó
được tạo lập do người lao động của công ty sáng tạo ra từ một trong các yếu
tố sau:
a) Sử dụng kinh phí của công ty (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc).
b) Sử dụng thời gian làm việc hành chính; cơ sở vật chất của Công ty.
c) Công ty giao nhiệm vụ cho người lao động hoặc đơn vị trực thuộc thực
hiện.
d) Công ty ký hợp đồng để tạo ra sản phẩm.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

2. Sử dụng sản phẩm trí tuệ
Người lao động không được tự ý sao chép, sử dụng các sản phẩm trí tuệ sau
đây của Công ty khi chưa được sự cho phép của ban giám đốc:
a) Các thiết kế/giải pháp, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu
ích, các quy trình lắp đặt/triển khai cho từng dòng sản phẩm và các tài
liệu liên quan (bao gồm tài liệu khảo sát, phân tích thiết kế, tài liệu thiết
kế, sản phẩm, các hướng dẫn sử dụng,...)
b) Các tài liệu báo cáo hoặc tổng kết về giải pháp/thiết kế do nghiên cứu,
phát triển.

Người lao động (kể cả khi đã thôi việc) có hành vi sao chép hoặc sử dụng bất
hợp pháp các sản phẩm trí tuệ của Công ty sẽ bị xử lý theo quy định của Luật
sở hữu trí tuệ hiện hành. Ngoài ra đối với các sản phẩm cấp bản quyền,
người lao động vi phạm quy định về bản quyền sẽ chịu trách nhiệm dân sự
theo Pháp luật. Công ty không bảo vệ và đền bù cho người lao động trong
các vụ kiện về vi phạm bản quyền do hành vi cố ý hoặc không thuộc công
việc được giao của nhân viên.
HÀNH VI VI PHẠM VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 27. Hình thức kỷ luật
Người vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một
trong những hình thức sau đây:
1. Mức 1: Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản;
2. Mức 2: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng (kể từ lần nâng
lương đầu tiên sau khi bị xử lý kỷ luật) hoặc chuyển làm công việc
khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc
cách chức;
3. Mức 3: Sa thải.

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

Điều 28. Nguyên tắc
1. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.
Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng

thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi
phạm nặng nhất.
2. Thời hạn xử lý một vụ vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từ
ngày xảy ra hay phát hiện vi phạm. Trong một số trường hợp đặc biệt (như
vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh
doanh của Công ty) do Giám đốc điều hành quyết định, thời hạn này có
thể kéo dài đến 6 tháng.
3. Không áp dụng các biện pháp xâm hại thân thể, nhân phẩm của người lao
động; phạt tiền, cúp lương thay việc kỷ luật khi xử lý vi phạm kỷ luật lao
động.
Điều 29. Quy định về việc giảm và xoá kỷ luật lao động
1. Người bị xử lý kỷ luật ở mức 1 sau 3 tháng, ở mức 2 sau 6 tháng kể từ
ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. (Tái
phạm là phạm lại cùng một lỗi trong thời gian đang bị kỷ luật)
2. Người bị kỷ luật ”kéo dài thời hạn nâng lương” sau khi chấp hành một nửa
thời hạn kỷ luật, sẽ được xem xét, đánh giá và kết luận việc giảm, xóa
hình thức kỷ luật.
Điều 30. Thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật
1. Sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn Công ty,Giám
đốc điều hành có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ
việc vi phạm có tình tiết phức tạp và nếu xét thấy để người lao động tiếp
tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, xử lý vi phạm.
2. Việc quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động được phân cấp như sau:

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Kế toán – Kiểm toán

a) Khiển trách bằng miệng: do cấp trên trực tiếp của người vi phạm thực
hiện và phải được ghi thành biên bản gửi về phòng Nhân sự trong vòng
02 ngày làm việc kể từ ngày khiển trách;
b) Khiển trách bằng văn bản: do Trưởng Bộ phận (giám đốc/ phó giám
đốc chuyên môn/Quản đốc phân xưởng/Trưởng phòng phụ trách trực
tiếp) hoặc Trưởng phòng nhân sự thực hiện. Trường hợp người khiển
trách không phải là Trưởng phòng nhân sự thì trước khi thực hiện
khiển trách bằng văn bản trưởng bộ phận cần tham khảo ý kiến của
Trưởng phòng nhân sự. Văn bản khiển trách phải được công bố cho
người lao động và gửi về phòng Hành chính Nhân sự trong vòng 02
ngày làm việc kể từ ngày khiển trách.
c) Kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác có mức lương
thấp hơn, cách chức hoặc sa thải: do Giám đốc điều hành thực hiện.
Điều 31. Trình tự xem xét, xử lý kỷ luật lao động
1. Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, Công ty phải chứng
minh được lỗi của Người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm
chứng (nếu có). Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư,
bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa cho mình.
2. Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự. Đối với việc xử
lý kỷ luật lao động từ trường hợp khiển trách bằng văn bản đến sa thải,
khi xem xét xử lý cần có sự hiện diện của đại diện Ban chấp hành công
đoàn cơ sở. Người lao động vi phạm kỷ luật phải có mặt và có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào
chữa.
3. Nếu Người sử dụng lao động đã ba (3) lần thông báo bằng văn bản mà
Người lao động vẫn vắng mặt thì Công ty có quyền xử lý kỷ luật và thông
báo quyết định kỷ luật cho Người lao động biết.


Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

4. Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm:
a) Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao
động tối đa 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày người sử dụng lao động
yêu cầu.
b) Các tài liệu có liên quan như:
- Biên bản sự việc xảy ra.
- Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).
- Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm
quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm
quyền khi hết hạn tạm giam, tạm giữ.
+ Trường hợp người lao động vi phạm vắng mặt văn bản thông báo
ba lần
+ Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có
lý do chính đáng;
c) Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản
Điều 32. Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách áp dụng cho các hành vi
sau đây:
1. Không đeo thẻ trong giờ làm việc;
2. Không mặc đồng phục;

3. Không giữ gìn, bảo quản dụng cụ làm việc, thẻ nhân viên, đồng phục;
4. Vắng mặt không được phép tại nơi làm việc từ nửa giờ đến dưới 4 giờ;
5. Gây mất trật tự trong giờ làm việc, xao lãng nhiệm vụ;
6. Hút thuốc không đúng nơi quy định;

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

7. Không giữ gìn vệ sinh chung;
8. Làm việc riêng, chat hoặc lên mạng trong giờ làm việc không vì mục
đích công việc;
9. Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản, tài liệu
của Công ty ra ngoài;
10.Không phối hợp công việc với CBCNV/bộ phận có liên quan;
11.Vi phạm các quy định về trang phục làm việc theo Điều 14;
Cách thức áp dụng:
Vi phạm lần đầu: khiển trách bằng miệng
Vi phạm lần thứ hai: khiển trách bằng văn bản
Điều 33. Hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển
công việc khác có mức lương thấp hơn trong vòng 6 tháng hoặc cách chức
áp dụng cho các hành vi sau đây:
1. Thiếu trách nhiệm trong công việc gây thiệt hại không nghiêm trọng về tài
sản, lợi ích của Công ty hoặc nhân viên, khách hàng hay nhà cung cấp của
Công ty;

2. Vắng mặt không được phép từ 4 giờ trở lên trong một ngày;
3. Nghỉ ốm đau, nghỉ về việc riêng mà không có giấy xác nhận hợp lệ;
4. Bán hàng, giao hàng trong địa bàn không thuộc phạm vi trách nhiệm;
5. Không tuân thủ lệnh điều hành và bố trí công tác hợp pháp, hợp lý của
người quản lý;
6. Không chấp hành các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và
làm thêm giờ dẫn đến chậm trễ tiến độ công việc, ảnh hưởng đến tiến độ
làm việc của nhân viên hoặc bộ phận khác, hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng;

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kế toán – Kiểm toán

7. Giải quyết cho nhân viên nghỉ việc riêng làm ảnh hưởng đến hoạt động
của Công ty;
8. Có lời nói, hành động không tôn trọng cấp trên;
9. Vi phạm nguyên tắc liên quan đến các vấn đề: Sổ sách tài chính, Sử dụng
tài sản, Giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp, Bảo mật thông tin ở
mức độ nhẹ theo xác định của Hội đồng kỷ luật.
10. Vi phạm quy định về thẻ nhân viên tại khoản 2 điều 11;
11. Vi phạm các nguyên tắc ra vào Công ty quy định tại Điều 12
12. Vi phạm các quy định về đảm bảo ngày công, giờ công, liệt kê tại các
khoản b, c, d, e của Điều 13;
13. Vi phạm các quy định về dụng cụ làm việc, liệt kê tại các khoản b, c, d, e

của Điều 16;
14. Vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, PCCC liệt kê tại Điều
22;
Không tuân thủ các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự về xử lý kỷ luật, liệt
kê tại Điều 28, 29, 30, 31;
Điều 34. Hình thức kỷ luật sa thải áp dụng cho các hành vi sau đây:
1. Cờ bạc, uống rược, bia bất cứ mức độ nào trong giờ làm việc, tại nơi làm
việc;
2. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong Công ty;
3. Quấy rối tình dục hay có hành động khiếm nhã đối với đồng nghiệp, khách
hàng;
4. Đánh lộn, đe dọa hay có những hành động côn đồ đối với nhân viên hoặc
khách hàng của Công ty;

Lê Thị Nga – LT CĐ-ĐH KT6 – K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×