Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI TẬP NGUYỄN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC LÊNIN 2_ VCU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.22 KB, 10 trang )

BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ (CHỮA)
Bài 1: Bốn nhóm người sản xuất cùng làm ra một loại hàng hoá:
Nhóm 1 hao phí cho một đơn vị hàng hoá là 3 giờ và sản xuất được 100 đơn vị
hàng hoá.
Nhóm 2 ……………………………là 5 giờ…………600 đơn vị …
Nhóm 3…………………………….là 6 giờ…………200 đv…….
Nhóm 4…………………………… là 7 giờ…………100 đv…….
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá.
Đ/Á:
1. Phương án 1: (3x100 + 5x600 + 6x200 + 7x100)/ (100 + 600 + 200 + 100) = 5h12’
2. Phương án 2: (5x600 + 6x200)/ (600 + 200) = 5h15’ (2 Nhóm cung cấp 80% số
lượng HH trên thị trường)
3. Phương án 3: TGLĐCT của nhóm 2 (Nhóm cung cấp 60% số lượng HH trên thị
trường) = 5h00’
Bài 2: Trong 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị là 80 $. Hỏi giá trị
của tổng sản phẩm trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu:
a) Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
b) Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần.
Đ/Á:
1, NSLĐ tăng 2 lần, nhưng GT tổng SP không đổi = 80 $
80
= 2.5$
Còn ∑ SP = 16 x 2 = 32 SP => GT 1SP =
32
80
= 5$
2, Cường độ LĐ tăng 1.5 lần: GT mỗi SP không đổi =
16
- Còn GTr của tổng SP = 16 x 1.5 x 5$ = 24 SP x 5$ = 120$
Bài 3: Để tái sản xuất sức lao động cần có những vật phẩm tiêu dùng sau đây:
a. Sản phẩm ăn uống 7 $/ngày.


b. Đồ dùng gia đình 75 $/ năm
c. Quần áo dầy dép 270 $/năm
d. những đồ dùng lâu bền 5.700 $/ 10 năm
e. Đáp ứng nhu cầu văn hoá 15 $/tháng.
Hãy xác định giá trị sức lao động trong một ngày.
Đ/Á:
GT SLĐ của 01 ngày = 7 +

75 270
5700
15
+
+
+
= 10$
360 360 360 * 10 30

Bài 4: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị máy móc là 100.000 phờ
răng, chi phí nguyên vật liệu là 300.000 phờ răng.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến, nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1.000.000
phờ răng và m’= 200%.


Đ/Á:
Ta có tổng GTr SP = C + V + m
=> V + m = 1.000.000 - (300.000 + 100.000) = 600.000
- m’ = m/v = 200% => m = 400.000 ; còn TBKB = V = 200.000

Bài 5: Trong một xí nghiệp có 100 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được
12.500 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000$, giá trị sức lao động

1 tháng của mỗi công nhân là 250 $, m’=300%.
Hãy xác định giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.
Đ/Á:
Tổng G/Trị của 01 tháng là: 250.000$ + (100 x 250$) + (250 x 100 x 300%) =
260.000 $
=> GT mỗi ĐV SP = 260.000$ : 12.500 = 28 $
=> Cơ cấu GT mỗi SP là W = 20 + 2 + 6
Bài 6: Tổng tư bản đầu tư là 900.000 $, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000$,
số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người.
Hãy xác định giá trị mới do 1 công nhân tạo ra. Biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư
(m’) là 200%.
Đ/Á:
C + V = 900.000$ => V = 900.000 – 780.000 = 220.000 $
=>v = 220.000$ : 400 = 550$ => m = 550 x 200% = 1.100 $
=> GT mới do 1 CN tạo ra là: v + m = 550$ + 1.100$ = 1.650 $
*Bài 7: Trong những năm 1901- 1905 ở ở một nước TB, giá trị mới tạo thêm tăng từ
262, 2 tỷ $ lên 314 tỷ $, còn tiền lương của công nhân tham gia vào việc tạo ra giá trị
sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp đã tăng từ 63,2 tỷ $ đến 72 tỷ $.
Hãy xác định mức độ bóc lột công nhân trong những năm đó thay đổi như thế
nào?
Đ/Á:
- Năm 1901: M = 262,2 tỷ $ - 63,2 tỷ $ = 199,0 tỷ $
=> Mức độ bóc lột = M’ =

199.0
x100% = 315%
63.2

- Năm 1005: M = 314 tỷ $ - 72 tỷ $ = 242 tỷ $
=> Mức độ bóc lột = M’ =


242
x 100% = 336 %
72


Bài 8: Trong một nhà máy, cứ 1 giờ 1 công nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 $, m ’=
300%, giá trị sức lao động mỗi ngày của một công nhân là 10 $.
Hãy xác định độ dài chung của ngày lao động.
Đ/Á:
Ta có: v + m = 5 $ ; m’ = 300% => m = 3v => Giá trị mới (v+m) mà 1 CN tạo
5
ra trong 1 giờ = 4 v = 5 $ => v (một giờ) = $
4
5
=> Độ dài chung ngày LĐ là = 10 $ : $/giờ = 8 giờ
4
Bài 9: Năm 1980 tiền lương trung bình của một công nhân chế biến ở một nước TB
là 1.238 $, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2.134 $. Đến năm 2005
những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.589 và 5.138 $ .
Hãy xác định trong những năm đó thời gian công nhân làm việc cho mình và
cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày lao động làm việc 8 giờ.
Đ/Á:
* 1980: v = 1.238 $ ; m = 2.134 $ => GT mới = v + m = 3.372
=>1 h CN tạo ra: 3.372 : 8 = 421,5 $ => TG tạo ra v = 1.238 : 421,5 = 3 h
=> TG tạo ra m = 8 – 3 = 5 h
* 2005: v = 1.589 $ ; m = 5.138$ => GT mới = v + m = 6.727$
=> 1 h CN tạo ra: 6.727$ : 8 = 840.9 $ => TG tạo ra v = 1.589 : 840.9 = 1,9 h
=> TG tạo ra m = 8 h – 1,9 h = 6,1 h


Bài 10: Tổng tư bản công nghiệp là 240 tỷ $ , thời gian sản xuất trung bình là 2,5
tháng, còn thời gian chu chuyển là 4 tháng.
Hãy xác định tổng tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông.
Đ/Á:
TGLT = 4 – 2,5 = 1,5 tháng
Tổng TB HĐ 1 th = 240 tỷ : 2,5 tháng = 96 tỷ
TB HĐ trong LT: 1,5 x 96 = 144 tỷ
Bài 11: Ngày làm việc 8 giờ, “giá cả lao động” 1 giờ là 1,6 $ . Sau đó nạn thất nghiệp
tăng lên nhà tư bản giảm “giá cả lao động” xuống 1/8. Vậy công nhân buộc phải kéo
dài ngày lao động của mình ra bao nhiêu để có thể nhận được tiền lương như cũ.
Đ/Á:
T/Lương 1 ngày = 8 x 1,6 $ = 12,8 $
- TL (1 h) sau khi đã bị giảm 1/8 là: (1,6 – 1,6/8) = 1,4
- TG LĐ 1 ngày để có được T/Lương như trước là: 12,8 / (1,6 – 1,6/8) = 9 h
Bài 12: Trước kia sức lao động bán theo giá trị, sau đó tiền lương danh nghĩa tăng
lên 2 lần, giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 60%, còn giá trị sức lao động tăng lên 35%.
Hãy tính tiền lương thực tế thay đổi như thế nào?


Đ/Á:
GTSLĐ = 100% => TL D/N = 200%
TL T/Tế = 200% : 160% = 125 %
So với GTSLĐ mới thì:
TL T/Tế = 125% : 135% = 92,6%
TL TT giảm: 100% - 92,6% = 7,4%
Nếu TLDN tăng 250%, GCTD tăng 80%, GTSLĐ tăng 50%, thì :
TL T/tế = 250% : 180% = 139%
So với GTSLĐ mới thì:
TL T/Tế = 139% : 150% = 92,6%
TL TT giảm: 100% - 92,6% = 7,4%


Bài 13: Ngày làm việc 8 giờ thì m’= 300%, sau đó nhà tư bản kéo dài ngày làm việc
đến 10 giờ.
Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào, nếu giá trị sức lao động không đổi.
Trong trường hợp này nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư bằng phương pháp nào?
Đ/Á:
- m1 + v = 8 h => m’ = 300% => m1 = 3 v => 4 v = 8 => v = 2
m2 = 10 – 2 = 8 => m’ = 8/2 = 400%
- PP BLGTTD T/Đ
Bài 14: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó do tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ, cho nên
hàng hoá, dịch vụ ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần.
Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào nếu ngày lao động không đổi. Trường
hợp này nhà TB đã dùng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư nào?
Đ/Á: Ban đầu: m= 8-4 = 4 => m’ = 4/4 X100% = 100%
=> TGLĐTY = 4h ; TGLĐTD = 4h
- Sau đó do Tăng NS => Giá TLTD giảm 2 lần => GTSLĐ giảm 2 lần =>
TGLĐTY giảm 2 lần = 4/2 = 2h
- Vậy TGLĐTD = 8 – 2 = 6h => tăng 150% so với trước (là 4h)
=> m’ = 6/2 x 100% = 300% => m’ tăng 3 lần so với trước
- Trường hợp này các nhà TB đã S/Dg PP bóc lột GTTD tương đối, tức là
tăng NS LĐXH => Giảm G/trị TL tiêu dùng => giảm G/trị sức LĐ => => giảm TGLĐ
tất yếu => kéo dài tương ứng TGLĐ T/dư => tăng tỷ suất GTTD
Bài 15: Nền sản xuất xã hội gồm 3 ngành sản xuất, trong đó tư bản ứng trước của:
Ngành 1 là: 800c + 200v
Ngành 2 là: 900c + 100v
Ngành 3 là: 670c + 330v

m chung của các ngành như nhau là 100%.
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân.



Đ/Á:
Bài 16: Mức độ bóc lột (m’) là 200%, c/v = 7/1, m = 8.000 $, với điều kiện tư bản bất
biến hao mòn hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất.
Hãy xác định chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hoá.
Đ/Á:
- v = 8.000 / 2 = 4.000 ; c = 4.000 x 7 = 28.000
 K = c + v = 32.000
 W = c + v + m = 40.000
Bài 17: Có 200.000 $ cho vay trong 3 tháng mang lại thu nhập cho người chủ sở
hữu là 4.000 $ , sau đó thu hồi tiền về nhà tư bản lại dùng chúng cho vay trong thời
gian 8 tháng với tỷ suất lợi tức là 3% một năm, tháng cuối cùng nhà tư bản cho vay
còn thu được 2.000 $ lợi tức.
Hãy xác định tỷ suất lợi tức tiền vay bình quân cả năm.
Đ/Á:
- 3 thg = 4.000
- 8 x (200.000 x 3% : 12 thg) = 4.000
- 1 th = 2.000
TS LT BQ năm = (4.000 + 4.000 + 2.000) : 200.000 = 5 %

Bài 17B: Có 200.000 $ cho vay trong 4 tháng đầu năm, mang lại thu
nhập cho người chủ sở hữu là 4.000 $, sau đó thu hồi tiền về, nhà
tư bản lại dùng toàn bộ số tiền này để cho vay trong thời gian còn
lại của năm, với tỷ suất lợi tức là 9% một năm.
Hãy xác định tỷ suất lợi tức bình quân cả năm.

Bài 18: Tư bản ứng trước 500.000 $, trong đó bỏ vào nhà xưởng 100.000 $, máy
móc thiết bị là 200.000 $, nguyên liệu, nhiên liệu và vật phụ liệu gấp 3 lần sức lao
động.

Hãy xác định: Tư bản cố định (TBCĐT), Tư bản lưu động (TBLĐ).
Tư bản bất biến (TBBB), Tư bản khả biến (TBKB).
Đ/Á:
TBCĐ = 100.000 + 200.000 = 300.000
- C2 + V = 200.000 => TBKB = V = 50.000
=> TBLĐ = C2 = 150.000
=> TBBB = 500.000 – 50.000 = 450.000
Bài 19: Tổng tư bản hoạt động trong sản xuất là 50 tỷ, trong đó 20 tỷ là vốn đi vay.
Hãy xác định lợi nhuận mà các nhà tư bản công nghiệp thu được và lợi tức của các
nhà tư bản cho vay, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân là 12% và tỷ suất lợi tức là 3%.


Đ/Á:
-

Tổng LN = 50 tỷ x 12% = 6 tỷ
LT của TB CVay = 20 tỷ x 3% = 0,6 tỷ
LN của TBCN = 6 – 0,6 = 5,4 tỷ

Bài 20: Tư bản đầu tư trong công nghiệp là 80 triệu $, trong nông nghiệp là 10 triệu$,
c/v trong công nghiệp là 9/1, trong nông nghiệp là 4/1, trình độ bóc lột trong nông
nghiệp là 120%, trong công nghiệp là 100%.
Hãy xác định địa tô tuyệt đối.
Đ/Á:
- TB ĐT trg CN = C + V = 80 triệu $
Mà C/V trong CN = 9/1 => C(CN) = 72 tỷ, còn V(CN) = 8 triệu $
=> M(CN) = 8 triệu $ x 100% = 8 triệu $
=> Tỷ suất LNBQ (CN) = p’ = 8/90 x 100% = 8,8%
- TB ĐT trong NN = 10 triệu $
Mà C/V trong NN = 4/1 => V trong NN = 10 triệu $ / 5 = 2 triệu $,

Còn C trong NN = 10 – 2 = 8 triệu $ và => M trg NN = 2 x 120 % = 2,4 triệu$
LN NN = 10 x 8,8% = 0,88 triệu$
Đ/Tô T/Đối = 2,40 – 0,88 = 1,52 triệu$
Bài 20B: Tư bản đầu tư trong công nghiệp là 80 triệu $, trong nông nghiệp là 10
triệu$ , c/v trong công nghiệp là 9/1, trong nông nghiệp là 4/1, trình độ bóc lột trong
nông nghiệp là 120%, trong công nghiệp là 150%.
Hãy xác định địa tô tuyệt đối.
Đ/Á:
- TB ĐT trg CN = C + V = 80 triệu $
Mà C/V trong CN = 9/1 => C(CN) = 72 tỷ, còn V(CN) = 8 triệu $
=> M(CN) = 8 triệu $ x 150% = 12 triệu $
=> P’ (BQCN) = 12/(80 + 10) = 12/90 = 13,3 %
- TB ĐT trong NN = 10 triệu $
Mà C/V trong NN = 4/1 => V trong NN = 10 tỷ $ / 5 = 2 triệu $,
Còn C trong NN = 10 – 2 = 8 triệu $ và => M trg NN = 2 x 120 % = 2,4 triệu$
=> LN BQNN = 10 x 13,3 % = 1,33 triệu$
=> Đ/Tô T/Đối = 2,40 – 1,33 = 1,07 triệu$
Bài 21: Tổng tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 800.000 $ với tỷ suất
lợi nhuận bình quân là 15%, lợi nhuận công nghiệp là 108.000 $. Các nhà tư bản
thương nghiệp cần phải mua, bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để họ và các nhà tư
bản công nghiệp thu được lợi nhuận bình quân.
Đ/Á:
- TBCN = (108.000 x 100): 15 = 720.000$
- TB TN = 800.000 – 720.000 = 80.000$
- LN TN = 80.000 x 15% = 12.000$


=> TBTN mua hàng của TBCN là: 720.000$ + 108.000$ = 828.000$
(Bằng giá bán buôn CN)
=> TBTN bán HH ra TT là: 828.000$ + 12.000$ = 840.000$

(Bằng đúng GT của HH)
Bài 22: Trên 3 khoảnh ruộng có diện tích bằng nhau, người ta đầu tư cho mỗi
khoảnh ruộng là 100 $.
Trên khoảnh 1 thu được 4 tạ
…………….. 2……….....5 tạ.
……………...3………….6 tạ.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20%.
Hãy xác định địa tô chênh lệch trên mỗi khoảnh ruộng? Mỗi địa tô đó thuộc địa
tô chênh lệch nào?
Đ/Á:
1. XĐ GTr của nông sản = GT NS của khoảnh thứ nhất (Xấu nhất):
- Tổng SL = 300 X 1 tấn = 300 tấn
- Tổng GTr = 500.000 & + 100.000 $ (= 500.000 x 20 %) = 600.000 $
- GTr của 1 tấn NS = 600.000 $ : 300 tấn = 2.000 $/tấn
- Tổng LN của khoảnh thứ nhất = 500.000 x 20% = 100.000 $
2. XĐ ĐTCL của khoảnh thứ hai:
- Tổng SL của khoảnh thứ hai = 300 x 3 tấn = 900 tấn
- Tổng GTr của khoảnh thứ hai = 900 tấn x 2.000 $ = 1.800.000 $
- Tổng LN của khoảnh thứ hai = 1.800.000 – 500.000 = 1.300.000 $
- ĐTCL của khoảnh thứ hai = 1.300.000 – 100.000 = 1.200.000 $
3. XĐ ĐTCL của khoảnh thứ ba:
- Tổng SL của khoảnh thứ ba = 300 x 5 tấn = 1.500 tấn
- Tổng GTr của khoảnh thứ hai = 1.500 tấn x 2.000 $ = 3.000.000 $
- Tổng LN của khoảnh thứ hai = 3.000.000 – 500.000 = 2.500.000 $
- ĐTCL của khoảnh thứ hai = 2.500.000 – 100.000 = 2.400.000 $
4. ĐTCL của khoảnh hai và ba đều là địa tô chênh lệch 1
Bài 22 B: Trên 3 khoảnh ruộng có diện tích bằng nhau, đều là 300 ha. Người ta đầu
tư cho mỗi khoảnh ruộng là 500.000 $.
Trên khoảnh thứ nhất có Đ/K SX xấu nhất, đạt sản lượng 1 tấn/ha
Trên khoảnh thứ hai có Đ/K SX tốt hơn, đạt sản lượng 3 tấn/ha

Trên khoảnh thứ ba có Đ/K SX tốt nhất, đạt sản lượng 5 tấn/ha
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20%.
Hãy xác định địa tô chênh lệch trên mỗi khoảnh ruộng? Mỗi địa tô đó thuộc địa
tô chênh lệch nào?
Đ/Á:
1. XĐ GTr của nông sản = GT NS của khoảnh thứ nhất (Xấu nhất):
- Tổng SL = 300 X 1 tấn = 300 tấn
- Tổng GTr = 500.000 & + 100.000 $ (= 500.000 x 20 %) = 600.000 $
- GTr của 1 tấn NS = 600.000 $ : 300 tấn = 2.000 $/tấn
- Tổng LN của khoảnh thứ nhất = 500.000 x 20% = 100.000 $
2. XĐ ĐTCL của khoảnh thứ hai:
- Tổng SL của khoảnh thứ hai = 300 x 3 tấn = 900 tấn


- Tổng GTr của khoảnh thứ hai = 900 tấn x 2.000 $ = 1.800.000 $
- Tổng LN của khoảnh thứ hai = 1.800.000 – 500.000 = 1.300.000 $
- ĐTCL của khoảnh thứ hai = 1.300.000 – 100.000 = 1.200.000 $
3. XĐ ĐTCL của khoảnh thứ ba:
- Tổng SL của khoảnh thứ ba = 300 x 5 tấn = 1.500 tấn
- Tổng GTr của khoảnh thứ ba = 1.500 tấn x 2.000 $ = 3.000.000 $
- Tổng LN của khoảnh thứ ba = 3.000.000 – 500.000 = 2.500.000 $
- ĐTCL của khoảnh thứ ba = 2.500.000 – 100.000 = 2.400.000 $
Bài 23: Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho một đơn vị hàng hoá trong một
ngành là 90 $ . Chi phí tư bản khả biến là 10 $ , m ’= 200%, một nhà tư bản sản xuất
trong 1 năm được 1.000 đơn vị hàng hoá. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất
lao động sống của xí nghiệp đó tăng lên 2 lần, số lượng hàng hoá sản xuất cũng
tăng lên tương ứng.
Nhà tư bản trong năm thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch?
Đ/Á:




GTHH = W = c + v + m = 90 + 10 + (10 X 2) = 120 $
Tổng GTHH = 120 x 1.000 = 120.000 $
Tổng GTTD = M = 120.000 – (90 +10) x 1.000 = 20.000
NSLĐ tăng 2 lần => Tổng số HH = 2.000 ĐV
Tổng GTHH = 120 X 2.000 = 240.000 $
Tổng GTTD SN = 240.000 $ - 120.000 $ = 120.000 $

Bài 24: Tư bản ứng trước là 10.000.000 $, c/v = 4/1, m ’=100%, 50% giá trị thặng dư
được tư bản hoá (tích lũy).
Hãy xác định giá trị thặng dư được tư bản hoá tăng lên bao nhiêu, nếu trình độ
bóc lột tăng lên 300%.
Đ/Á:
+ C/V = 4/1, C + V = 10.000.000 $
=> V = 1/5 x 10.000.000$ = 2.000.000$
+ m’ = 100% => M = V = 2.000.000$
=> m1 = 50% x m = 1.000.000&
+ Khi m’ = 300%, thì M = 2.000.000 x 300% = 6.000.000$. => m1 =
6.000.000& x 50% = 3.000.000$
(Hoặc: Khi m’ = 300% => m1 = 1.000.000$ x 300% = 3.000.000$)
Bài 25: Trong năm 2007, do địa vị độc quyền, một tập đoàn độc quyền đã bán HH
với giá cao hơn giá cả thị trường là 7%, ngoài ra, do mua nguyên liệu với giá thấp,
họ còn thu thêm được một lượng lợi nhuận là 3,224 tỷ$.
Hãy tính số lợi nhuận mà tập đoàn này thu thêm được trong năm, do trao đổi
không ngang giá, biết rằng thời gian này lượng HH của tập đoàn bán ra trị giá 32,3
tỷ$.
Đ/Á:



-

Số LN thu thêm do bán với giá cao hơn giá cả TT là: 32,3 tỷ$ x 7% = 2,261
tỷ$
Tổng LN siêu nghạch do độc quyền là: 2,261 + 3,224 = 5,485 tỷ$

Bài 26: Tổng giá cả HH trong lưu thông là 298 tỷ, trong đó tổng giá cả HH bán chịu là
40 tỷ, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 75 tỷ, tổng số tiền khầu trừ trong thanh
toán là 45 tỷ, số vòng chu chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ trong năm là
1,5 vòng/ tháng. Tổng số tiền trong lưu thông là 24.000 tỷ
Trong trường hợp này có thể xóa bỏ được hoàn toàn lạm phát không, nếu
Nhà nước đổi tiền giấy mới thay tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1 : 1.000 ? Vì sao ?
Đ/Á:
-

Tổng số tiền cần thiết trong lưu thông là (298 – 40 – 45 + 75) tỷ/ (1.5 X 12)
= 16 tỷ
- Số tiền phát hành mới = 24.000 tỷ/ 1.000 = 24 tỷ
=> không thể xóa bỏ được lạm phát
Bài 27: Trong một trường hợp đầu tư, TB ứng trước là 60 triệu$, với cấu tạo
hữu cơ là 4/1, số công nhân làm thuê là 1.000 người. Sau đó TB ứng trước
tăng lên thành 90 triệu$, cấu tạo HC là 9/1.
Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi nhân
công không thay đổi ?
Đ/Á:
1. TB ƯT = 60 triệu$ , CTHC = 4/1 => V (Tổng tiền lương) = 60 / (4+1) = 12
triệu$ => v(Tiền lương cho 1 CN) = 12 triệu$/ 1.000 người = 12.000$
2. Khi TB ƯT = 90 triệu$ với CTHC = 9/1 => V = 9 triệu$
Nếu tiền lương cho mỗi CN không đổi = 12.000$/người => Tổng số lượng CN
cần SD là 9 triệu$ / 12.000/người = 750 người

=> Nhu cầu sức LĐ giảm 250 người so với trước

Bài 28: Lúc đầu TB đầu tư là 30 triệu$, cấu tạo hữu cơ là 4/1, m’=100%.
Sau đó TB đầu tư tăng gấp 3 lần với CTHC là 9/1, m’=150%
a, Tính sự thay đổi tỉ suất lợi nhuận
b, Giải thích vì sao có sự thay đổi đó
Đ/Á:

1.
a. TBĐT = 30 triệu$, CTHC = 4/1, m’ = 100% => C= 24 triệu$ ; V = 6 triệu$
=> m = 6 triệu$ => p’ (tỷ suất LN) = 6 triệu$ / 30 triệu$(C+V) x 100% =
20%
b. TBĐT = 90 triệu$, CTHC = 9/1, m’ = 150% => C = 81 triệu$ ; V = 9 triệu$
=> m = 9 triệu$ x 150 % = 13,5 triệu$ => p’ = (13,5 triệu$ / 90 triệu$) x 100%
= 15%
2. Trong trường hợp này ta thấy m’ tăng, lẽ ra p’ phải tăng, nhưng do cấu
tạo hữu cơ tăng nhanh hơn, từ 4/1 thành 9/1, nên kết quả là p’ trên thực tế
lại giảm so với trước (từ 20% xuống còn 15%).




×