Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

tác động của chương trình truyền hình đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

PHẠM ÁNH NGUYỆT

TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI XEM

CHUYÊN NGÀNH :

KINH TẾ HỌC

MÃ SỐ

60 03 01 01

:

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN MINH ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
Trang i


TÓM TẮT


Luận văn “Tác động của chương trình truyền hình đến nhận thức và hành
vi bảo vệ môi trường của người xem” nhằm kiểm định tác động của các nhân tố
của chương trình truyền hình đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của
người xem.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ
thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình
nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng:
phỏng vấn trực tiếp và gửi thư điện tử (email) đến người xem tại một số địa bàn
thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên với kích thước mẫu hợp lệ là 357, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích
thống kê mô tả, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu xác định được các nhân tố tác động đến nhận thức của
người xem là nội dung khoa học của chương trình truyền hình, nội dung về các quy
định/Pháp luật về môi trường của chương trình truyền hình, kỹ thuật hậu kỳ của
chương trình truyền hình; tác động đến hành vi bảo vệ môi trường của người xem là
nội dung về các quy định/ Pháp Luật về môi trường của chương trình truyền hình,
kỹ thuật hậu kỳ của chương trình truyền hình, học vấn của người xem và số con của
họ.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng chương trình truyền hình về môi trường nhằm nâng cao nhận thức và
hành vi bảo vệ môi trường của người xem.

Trang iv


MỤC LỤC
Trang


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xii
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .............................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................. 3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3

1.5.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính ....................................................................... 4
1.5.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng .................................................................... 4

1.5.3 Nghiên cứu chính thức ............................................................................. 4
1.6

Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 4

1.7

Kết cấu dự kiến của luận văn ................................................................. 5

1.8.

Tóm tắt chương 1 ................................................................................... 6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 7
2.1

Cơ sở lý thuyết và một số các khái niệm ............................................... 7

2.1.1 Chương trình truyền hình .......................................................................... 7
2.1.2 Môi trường ................................................................................................. 7
Trang v


2.1.3 Nhận thức ................................................................................................... 8
2.1.4 Hành vi và các lý thuyết liên quan ............................................................. 8
2.1.5 Hàng hóa công cộng, hàng hóa tư nhân và ngoại tác trong vấn đề MT . 11
2.1.5.1 Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân........................................ 11
2.1.5.2 Ngoại tác trong vấn đề môi trường .................................................. 12
2.1.6 Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng ........................................ 16
2.2.


Các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi BVMT của người xem 22

2.2.1 Nội dung khoa học về môi trường của chương trình truyền hình ........... 22
2.2.2 Nội dung các quy định/Pháp luật về MT trong CTTH ............................ 22
2.2.3 Kỹ thuật xây dựng hình ảnh, âm thanh và nhạc nền trong chương trình
truyền hình (kỹ thuật hậu kỳ) ................................................................... 23
2.2.4 Thời gian phát sóng chương trình truyền hình ........................................ 23
2.2.5 Tần suất phát sóng chương trình truyền hình ........................................ 23
2.2.6 Đặc điểm của người xem chương trình truyền hình ............................... 24
2.3.

Tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................... 26

2.4.

Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 29

2.5.

Tóm tắt chương 2 ................................................................................. 30

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31
3.1.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 31

3.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 33


3.3.

Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 34

3.4

Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 36

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu .............................. 36
3.4.2Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 38
3.4.3 Phân tích dữ liệu ...................................................................................... 39
3.4.3.1 Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................... 39
Trang vi


3.4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................... 40
3.4.3.3 Phân tích hồi quy ............................................................................... 41
3.5

Mã hóa thang đo và kỳ vọng dấu của mô hình .................................... 42

3.5.1 Mã hóa thang đo đối với các biến được đo lường bằng thang đo Likert 42
3.5.2 Kỳ vọng dấu mô hình đối với các nhóm biến có thang đo Likert ........... 43
3.6

Tóm tắt chương 3 ................................................................................. 44

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 45
4.1.


Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................... 45

4.1.1. Giới tính của người xem chương trình truyền hình về môi trường ........ 45
4.1.2 Độ tuổi của người xem chương trình truyền hình về môi trường ........... 45
4.1.3 Nhóm xã hội của người xem chương trình truyền hình về môi trường ... 46
4.1.4 Thu nhập của người xem chương trình truyền hình về môi trường ........ 47
4.1.5 Học vấn của người xem chương trình truyền hình về môi trường........... 47
4.1.6 Số con của người xem chương trình truyền hình về môi trường............. 48
4.1.7 Hành vi của người xem chương trình truyền hình về môi trường.......... 48
4.2
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi
trường của người xem ...................................................................................... 50
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ......... 50
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis) .......... 55
4.2.2.1 Kiểm định cho các biến độc lập ........................................................ 56
4.2.2.2 Kiểm định cho các biến phụ thuộc ..................................................... 58
4.2.3. Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố .......... 60
4.3.

Phân tích hồi quy .................................................................................. 61

4.3.1 Mô hình 1................................................................................................ 61
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ............................. 61
Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính .................................................... 64
Trang vii


Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình ........................................... 65
4.3.2 Mô hình 2................................................................................................. 67

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ............................. 67
Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính .................................................... 68
Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình ........................................... 69
4.3.3 Mô hình 3: Nhận thức tác động hành vi................................................. 71
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ............................. 71
Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính .................................................... 72
Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình ........................................... 73
4.4

Tóm tắt chương 4 ................................................................................. 77

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 78
5.1

Kết luận ............................................................................................... 78

5.2

Kiến nghị .............................................................................................. 79

5.3

Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87

Trang viii



DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Mô hình tuyến tính của hành vi ủng hộ môi trường .......................................9
Hình 2.2: Những rào cản giữa nhận thức và hành vi về môi trường .....................................9
Hình 2.3: Đường đẳng ích của người tiêu dùng ...........................................................17
Hình 2.4: Đường đẳng ích của NTD khi nhận biết giá trị cao hơn của HHCC ............19
Hình 2.5: Độ dốc đường đẳng ích khi người xem chọn HHTN nhiều hơn ..................20
Hình 2.6: Độ dốc đường đẳng ích khi người xem chọn HHCC nhiều hơn ..................20
Hình 2.7: Điểm tiêu dùng tối ưu khi người xem lựa chọn HHCC nhiều hơn ..............21
Hình 2.8: Điểm tiêu dùng tối ưu khi người xem lựa chọn HHCC nhiều hơn ..............22
Hình 2.9: Mô hình đề xuất các yếu tố tác động cùa các QĐ liên quan đến MT ..........27
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu....................................................................................30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................31
Hình 3.2: Mô hình lý thuyết hiệu chỉnh........................................................................36
Đồ thị 4.1: Thống kê giới tính người xem CTTH ........................................................45
Đồ thị 4.2: Thống kê độ tuổi người xem CTTH ...........................................................46
Đồ thị 4.3: Thống kê số người được đào tạo về MT ....................................................47
Đồ thị 4.4: Thống kê thu nhập người xem CTTH ........................................................47
Đồ thị 4.5: Thống kê học vấn người xem CTTH .........................................................48
Đồ thị 4.6: Thống kê hành vi người xem CTTH ..........................................................50

Trang ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát ................................................................37
Bảng 3.2: Mã hóa thang đo ...........................................................................................43
Bảng 4.1: Số con của người xem CTTH (tính trên 1 người) ........................................48
Bảng 4.2: Thống kê hành vi của người xem .................................................................49

Bảng 4.3: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho NDKH lần 1 .................................50
Bảng 4.4: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho NDKH lần 2 .................................51
Bảng 4.5: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho NDPL lần 1 ..................................52
Bảng 4.6: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho NDPL lần 2 ..................................52
Bảng 4.7: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho KTHK ...........................................53
Bảng 4.8:Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho NT lần 1.........................................54
Bảng 4.9: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho NT lần 2........................................54
Bảng 4.10: Kiểm định hệ số Cronbach's Alpha cho hành vi ........................................55
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định KMO và Bairtlett‟s Test cho các biến độc lập ............57
Bảng 4.12: Ma trận xoay nhân tố cho các biến độc lập ................................................58
Bảng 4.13: Kết quả nhóm biến độc lập sau khi phân tích EFA....................................58
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định KMO và Bairtlett‟s Test cho biến nhận thức ..............59
Bảng 4.15: Ma trận xoay nhân tố cho biến nhận thức ..................................................59
Bảng 4.16: Kết quả biến nhận thức sau khi phân tích EFA .........................................59
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định KMO và Bairtlett‟s Test cho biến hành vi ..................60
Bảng 4.18: Ma trận xoay nhân tố cho biến hành vi ......................................................60
Trang x


Bảng 4.19: Kết quả biến hành vi sau khi phân tích EFA .............................................60
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các hệ số mô hình 1 .....................................................62
Bảng 4.21: Kết quả phân tích ANOVA mô hình 1.......................................................62
Bảng 4.22: Ma trận hệ số tương quan...........................................................................63
Bảng 4.23: Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 .........................................................64
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định giả thiết mô hình 1 .......................................................65
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định các hệ số mô hình 2 .....................................................67
Bảng 4.26: Kết quả phân tích ANOVA mô hình 2.......................................................67
Bảng 4.27: Kết quả phân tích hồi quy mô hình 2 .........................................................68
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định giả thiết mô hình 2 .......................................................70
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các hệ số mô hình 3 .....................................................71

Bảng 4.30 Kết quả phân tích ANOVA mô hình 3 ........................................................72
Bảng 4.31: Kết quả phân tích hồi quy mô hình 3 .........................................................72
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định giả thiết mô hình 3 .......................................................74

Trang xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CT

: Chương trình

CTTH

: Chương trình truyền hình

CP

: Chính phủ

EFA

: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

HHCC


: Hàng hóa công cộng

HHTN

: Hàng hóa tư nhân



: Kiểm định

MT

: Môi trường

NDKH

: Nội dung khoa học

NDPL

: Nội dung pháp luật

NTD

: Người tiêu dùng

KHXH

: Khoa học xã hội


KTHK

: Kỹ thuật hậu kỳ

NT

: Nhận thức

HV

: Hành vi

HVAN

: Học vấn

TN

: Thu nhập

OLS

: Ordinary Least Squares (Phương pháp bình phương bé nhất)

TH

: Truyền hình
Trang xii



TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

:Trung học phổ thông

Tp. HCM

:Thành phố Hồ Chí Minh

VIF

:Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai)

Trang xiii


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
Nội dung chính của chương này là giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
Tóm lược cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
nguồn số liệu và dữ liệu. Từ những mục tiêu cụ thể hình thành nên 3 câu hỏi xuyên
suốt đề tài cần giải quyết: (1) Các yếu tố nào của một chương trình truyền hình về

môi trường hiện nay có thể tác động đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường
của người xem? (2) Mức độ tác động các yếu tố này đến nhận thức và hành vi bảo
vệ môi trường của người xem như thế nào? (3) Cần có những chính sách nào để
nâng cao nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem chương trình
truyền hình?

1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Môi trường có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển. Mọi sự
thay đổi về môi trường tự nhiên sẽ có tác động trực tiếp đến đời sống con người.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe dọa
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi
trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam
hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường cũng xem là một quốc sách. Song công tác bảo
vệ môi trường ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức như: thách thức giữa
nhu cầu bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế trong đầu tư phát triển, thách thức giữa
cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải ngày càng gia
tăng. Trong đó, nhận thức chưa tốt về vấn đề bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
và người dân cũng là một thách thức lớn. Một câu hỏi được đặt ra là làm sao có thể
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các tầng lớp dân cư ? Theo lý thuyết,
các kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của
người dân, và truyền hình là một trong các kênh chuyển tải các thông tin đó. Mục
đích của truyền thông (nói chung) và truyền hình (nói riêng) về môi trường không
chỉ là nhằm truyền đạt thông tin mà quan trọng hơn là nhằm thu hút mọi người

Trang 1


tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết chung, nhận thức chung
về những vấn đề môi trường. Từ đó, mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm, thay đổi

hành vi của họ theo hướng bảo vệ môi trường và thống nhất hành động theo một
hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề thuộc môi trường đặt ra.
Hiện nay, trên thế giới có một vài nghiên cứu về mối liên hệ của chương
trình truyền hình tới nhận thức và hành vi của người xem. Nghiên cứu của Christine
(1990) ở Ohio đã đem tới một bằng chứng thực nghiệm rằng chương trình tin tức có
hiệu quả trong việc tăng cường mức độ hiểu biết về môi trường trong số những
người đã theo dõi chương trình. Các tác giả khác cũng có những có kết quả thực
nghiệm về vai trò của thông tin đại chúng trong những vấn đề về môi trường
(SchultZ, 1994). Nghiên cứu của Dunn (2005) ở Mỹ cho thấy kết quả rằng sự lặp đi
lặp lại (phát đi phát lại nhiều lần) của chương trình truyền hình về môi trường sẽ có
tác động nhiều hơn đến nhận thức và hành vi của người xem. Nghiên cứu của

Prasad et al. (2009) về tin tức về môi trường phát sóng trong “giờ vàng” trên 2
kênh truyền hình địa phương TV1 và TV3 của Malaysia có ảnh hưởng đến nhận

thức và hành vi của người xem. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có một
nghiên cứu nào xem xét tác động của chương trình truyền hình về môi trường tới
nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem. Từ đó tác giả quyết định
thực hiện đề tài " Tác động của chương trình truyền hình đến nhận thức và hành vi
bảo vệ môi trường của người xem" nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu trên.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau đây:
-

Xác định được các yếu tố của chương trình truyền hình tác động đến
nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem.


-

Kiểm định tác động của chương trình truyền hình về môi trường đến
nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem -> Kiến nghị các
giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình về môi trường
nhằm thay đổi nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem.

Trang 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
-

Các yếu tố nào của một chương trình truyền hình về môi trường hiện nay
có thể tác động đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người
xem?

-

Mức độ tác động các yếu tố này đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi
trường của người xem như thế nào?

1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các khán giả đã xem chương trình truyền hình về môi
trường.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt nguồn lực nhân sự đi phỏng vấn bảng câu hỏi nên đề tài
tập trung nghiên cứu trong phạm vi khu vực thành phố Hồ Chí Minh như quận 1, 2,
3, Tân Bình, Bình Thạnh, Tân Phú, Thủ Đức, Gò Vấp và 02 trường Đại học/Cao
đẳng ở TPHCM: Trường Đại học khoa học Tự nhiên TPHCM và trường Cao đẳng
nghề hàng hải TPHCM.

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai

đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Số liệu được sử dụng trong đề tài
là số liệu sơ cấp, sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng.
Việc sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm mục đích bổ sung cho nhau:
Phương pháp nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ phương pháp nghiên cứu định
lượng bằng việc cung cấp khung lý thuyết, xử lý dữ liệu khảo sát, diễn giải các mối
quan hệ giữa tài liệu, số liệu sử dụng trong nghiên cứu cũng như các kết quả của
nghiên cứu hoặc thực hiện các nghiên cứu tình huống cụ thể. Nghiên cứu định
lượng có thể ước lượng vai trò của các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, phát hiện
những thay đổi về cấu trúc của đối tượng nghiên cứu.
Trang 3


1.5.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ định tính trong việc khảo
sát, phân tích, đánh giá so sánh các lý thuyết để đánh giá tác động của chương trình

truyền hình đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem. Nghiên
cứu sơ bộ định tính thông qua phương pháp thảo luận với nhóm chuyên gia. Tiếp
theo sẽ tiến hành thiết kế sơ lược bảng câu hỏi phỏng vấn. Sau khi nghiên cứu sơ bộ
định tính sẽ thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm
đánh giá sơ bộ lại thang đo các khái niệm, sự rõ ràng của bảng câu hỏi trước khi
tiến hành nghiên cứu chính thức.
1.5.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Nghiên cứu sơ bộ định lượng chủ yếu được sử dụng bằng cách phát bảng câu
hỏi cho các đối tượng và phạm vi như đã nêu ở mục 1.4.1 và 1.4.2 để điều tra trong
việc ước lượng mức độ tác động của các yếu tố thuộc nhóm đặc điểm của chương
trình; các yếu tố đặc điểm của người xem (nhân khẩu học) ảnh hưởng đến nhận
thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem.
1.5.3 Nghiên cứu chính thức
Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm xử
lý số liệu thống kê SPSS 20.0 và Excel 2010 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem thông qua chương trình
truyền hình.
Sau đó phân tích hồi quy tuyến tính OLS được sử dụng để xác định các nhân
tố ảnh hưởng cũng như hệ số của các nhân tố này trong phương trình hồi quy tuyến
tính.

1.6

Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu này chỉ ra được các yếu tố tác động của chương trình

truyền hình đến nhận thức và hành vi theo hướng tích cực cho môi trường sống của
cộng đồng; từ đó có thể chỉ ra được tác động của nó đến việc hướng người xem có
hành vi bảo vệ môi trường ngày càng nhiều hơn. Từ những kết luận sau nghiên cứu,
phần nào có cái nhìn tương đối khái quát đối với việc cần tập trung nhiều hơn cho


Trang 4


những yếu tố chủ yếu để xây dựng chương trình truyền hình ngày càng hiệu quả,
phục vụ mục đích truyền đạt thông tin và định hướng xã hội, không chỉ ở lĩnh vực
môi trường mà còn ở các lĩnh vực khác của đời sống.

1.7

Kết cấu dự kiến của luận văn
Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương, bao gồm cả chương mở

đầu và chương kết luận, kiến nghị. Cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu; mục
tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến chương trình
truyền hình, môi trường, nhận thức, hành vi, hàng hóa công cộng, hàng hóa tư
nhân, ngoại tác trong vấn đề môi trường, sự lựa chọn của người xem đối với việc
bảo vệ môi trường; nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
Từ đó, xác định các nhân tố tác động của chương trình truyền hình đến nhận thức
và hành vi của người xem và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, chương này sẽ trình
bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên
cứu, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng, xác định các yếu tố tác động của
chương trình truyền hình đến nhận thức và hành vi của người xem.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 5


Tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính
chất gợi ý nhằm góp phần nâng cao những yếu tố đặc trưng của chương trình truyền
hình là truyền đạt thông tin đến người xem một cách hiệu quả, góp phần nâng cao
nhận thức của người xem, qua đó có hành vi bảo vệ môi trường. Đồng thời cuối
chương này cũng nêu ra những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

1.8.

Tóm tắt chƣơng 1
Đã có rất nhiều nghiên cứu về các tác động của các kênh truyền thông đến

nhận thức và hành vi của người dân đối với vấn đề môi trường ở nhiều nước trên
thế giới. Tuy nhiên trong phạm vi hiểu biết và tìm hiểu có giới hạn của người viết
thì chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tác động của các yếu tố trong một
chương trình truyền hình về môi trường đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi
trường của người xem xét ở góc độ kinh tế học (Lý thuyết lựa chọn của người tiêu
dùng để tối đa sự hữu dụng), vì vậy Chương 1 đã đưa ra l‎ý do nghiên cứu và xác
định vấn đề nghiên cứu cần được thực hiện là “Tác động của chương trình truyền
hình đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của người xem”; đồng thời
Chương 1 cũng nêu ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu cũng như ‎ý nghĩa và bố cục luận văn đã được trình bày ở cuối chương.


Trang 6


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết và một số các khái niệm
Trong phạm vi nghiên cứu này, người viết sẽ làm rõ các khái niệm về
chương trình truyền hình, môi trường, nhận thức và hành vi, hàng hóa công cộng và
hàng hóa tư nhân, ngoại tác trong vấn đề môi trường, Lý thuyết sự lựa chọn của
người tiêu dùng để tối đa hóa sự hữu dụng trong lĩnh vực môi trường.
2.1.1 Chương trình truyền hình
Truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển tải
thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Với những đặc trưng kỹ thuật của riêng mình,
truyền hình nhanh chóng trở thành một phương thức truyền thông có sức tác động
đến khán giả đa dạng và toàn diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động; có sức
ảnh hưởng và tác động rất lớn đến xã hội, con người trong rất nhiều khía cạnh.
Theo Phạm Thị Sao Băng (2008): “CTTH là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý
các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh, trong một thời gian nhất định được
mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, lời chào, đáp ứng yêu cầu của cơ quan báo
chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả”. Chương trình
truyền hình được hiểu như chương trình “Thời sự” (hoặc Bản tin Thời sự), “Phóng
sự chuyên đề”, chương trình “Thiếu nhi”, Trò chơi “Show games”, …được phân bổ
theo các kênh chương trình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin,
bài, tác phẩm truyền hình.
2.1.2 Môi trường
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam thì môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên.


Trang 7


Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như
đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường
cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của
nó trong xã hội.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia1 thì môi trường là nơi chứa
đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên
thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi
trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học,
sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy
nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con
người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi
trường.
2.1.3 Nhận thức
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng (2006) thì
nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy,
quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá
trình đó.
Theo Lindamood (2001) và Kuper và Kuper (1985) "Nhận thức về vấn đề
môi trường là khả năng nhận thức vấn đề môi trường trong thế giới thực, dựa trên
bộ nhớ và ảnh hưởng bởi kinh nghiệm trước"
Nhận thức là mức độ thấu hiểu của cá nhân về sự hiểu biết về các chủ đề
quan tâm đến môi trường (Ostman và Parker, 1987).
2.1.4 Hành vi và các lý thuyết liên quan
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng (2006): Hành
vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một
người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.


1

Tài liệu tham khảo từ />
Trang 8


Hành vi bảo vệ môi trường sau khi xem chương trình truyền hình là cách mà
cá nhân nào đó phản hồi lại với sự vật hay hiện tượng thông qua việc thực hiện các
hành động công khai và có phản ứng về mặt cảm xúc đối với các vấn đề về môi
trường.
Thông tin được xem là điều kiện quan trọng để tạo ra kiến thức, dẫn đến
nhận thức và hành vi trong giả định sự lựa chọn hợp lý trong kinh tế học truyền
thống đã làm nổi bật vai trò của thông tin trong việc xác định kết quả thông qua
hành vi của con người (Kolmuss và Agyeman, 2002) . Hình 2.1 dưới đây là mô
hình tuyến tính được đưa ra:

Environmental
knowledge
(kiến thức về môi
trường)

Environmental
conscious
(nhận thức về môi
trường)

Pro-environmental
behavior
(hành vi đối với
môi trường)


Hình 2.1: Mô hình tuyến tính của hành vi ủng hộ môi trường
(Kolmuss và Agyeman, 2002)
Các mô hình như hình 2.1 cho thấy sự rõ ràng về vấn đề thông tin -> nhận
thức -> hành vi, tuy nhiên trong khi thông tin có thể có vai trò quan trọng trong việc
hình thành nên nhận thức thì mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi thường ít mạnh
mẽ (Monroe, 2006). Thông thường, lời nói và hành động thường không thống nhất
với nhau, dẫn đến sự chênh lệch giữa nhận thức và hành động (Blake,1999 –được
dẫn bởi Kolmuss và Agyeman 2002) được biểu diễn thông qua hình 2.2:

Nhận thức
đối với vấn
đề môi
trường

Cá nhân
Lười biếng
Người xấu
Không hứng thú

Phản hồi
Không hiệu quả
Không cần thiết
Thiếu sự tin tưởng

Thực tế
Thiếu thời gian
Thiếu tiền bạc
Thiếu thông tin
Thiếu sự khuyến khích

…….

Hành vi
về môi
trường

storage

Hình 2.2: Những rào cản giữa nhận thức và hành vi về môi trường (Blake, 1999)
Trang 9


Lý thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) được phát
triển bởi Ajzen (1985) dựa trên lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of
Reasoned Action) của Fishbein và Ajzen (1975). Mô hình TRA cho thấy hành vi
của một người được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi, (Mark,C &
Christopher J.A.,1998, tr.1430, được trích lại bởi Đặng Thị Ngọc Dung, 2012),
trong đó thái độ (được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả do
hành vi mang lại) và tiêu chuẩn chủ quan là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định
thực hiện hành vi. Lý thuyết này được đưa ra, kiểm chứng thực nghiệm trong nhiều
nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishben, 1980) và được sử
dụng rộng rãi để giải thích cơ chế tác động của các yếu tố nhận thức và thái độ về
môi trường đến hành vi thực tế. Lý thuyết TRA rất hữu hiệu khi dự báo những hành
vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người. Theo Ajzen (1991), Lý thuyết
hành vi dự định TPB ra đời xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự
kiểm soát. Ajzen đã bổ sung yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi như nhân tố thứ ba
ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi thực tế. Như vậy, theo thuyết TPB thì ý
định được quyết định bởi 3 yếu tố: thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan và sự nhận thức
kiểm soát hành vi.
Thái độ mang tính cá nhân là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực khi thực hiện một

hành vi nào đó. Ví dụ, xem việc sử dụng túi tự hủy là một hành vi có ích phản ánh
thái độ tích cực của cá nhân đối việc bảo vệ môi trường sau khi xem CTTH.
Chuẩn chủ quan phản ánh ảnh hưởng của xã hội đến ý định một người. Chuẩn chủ
quan là cảm nhận của cá nhân về áp lực hay chuẩn mực xã hội để thực hiện hoặc
không thực hiện một hành vi. Một người có thể sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của
các đối tượng là cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp. Chẳng hạn, nếu
một người nhìn nhận rằng gia đình hay bạn bè việc sử dụng túi tự hủy là một hành
động có ý nghĩa đối với cộng đồng, người này sẽ cảm thấy tác động tích cực đối với
việc bảo vệ môi trường của họ và họ có nhiều khả năng tham gia vào hoạt động bảo
vệ môi trường.
Sự nhận thức kiểm soát hành vi là khả năng thực hiện hành vi, phản ánh mức độ
dễ dàng/hay khó khăn mà một hành vi có thể được thực hiện. Ví dụ: nếu một người
không đủ tiền để lắp các thiết bị tiết kiệm điện thì họ sẽ gặp trở ngại với ý định lắp
Trang 10


các thiết bị ít tiêu hao điện trong thực tế. Như vậy, lý thuyết hành vi dự định cho
thấy nếu mọi người có thái độ tích cực với việc bảo vệ môi trường (như việc sử
dụng túi tự huỷ), nếu họ nhận thấy những người thân của họ nghĩ đó là một điều tốt
và nếu họ nghĩ hành động này dễ dàng thực hiện, thì họ sẽ có ý định thực hiện việc
bảo vệ môi trường và ý định của họ được thúc đẩy thành hành vi bảo vệ môi trường
trong thực tế.
2.1.5 Hàng hóa công cộng, hàng hóa tư nhân và ngoại tác trong vấn đề MT
2.1.5.1 Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân
Mankiw (6th, bản dịch của Trường Đại học Kinh tế TPHCM, 2014) cho rằng
hàng hóa tư nhân là hàng hóa có cả tính loại trừ và tính cạnh tranh trong tiêu dùng.
Các hàng hóa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng hay tính loại trừ thường là vấn đề
mang tính cấp độ vì ranh giới phân chia giữa các nhóm hàng hóa đôi khi mờ nhạt
và rất khó để tách bạch riêng rẽ.
Theo Nguyễn Thuấn (2005), hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất cả

mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của
người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Như vậy
hàng hoá công cộng là loại hàng hóa thỏa mãn một trong hai đặc điểm: (1) nó
không phải được dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa
ấy; (2) việc sử dụng hàng hoá công cộng của người này không ảnh hưởng đáng kể
đến việc sử dụng của người khác vì chi phí tăng thêm để tiêu dùng một hàng hóa
tăng thêm là rất nhỏ, hầu như bằng không.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ một hàng hóa được gọi là hàng hoá công cộng
nào cũng đảm bảo một cách nghiêm ngặt các đặc điểm trên, mà tuỳ theo mức độ
đảm bảo, mà người ta có thể chia thành hai loại hàng hoá công cộng. Đó là hàng
hoá công cộng thuần tuý và hàng hoá công cộng không thuần túy.
 Hàng hoá công cộng thuần túy: Là loại hàng hoá công cộng không thể định
suất được và việc định suất sử dụng là không cần thiết; nghĩa là mọi người
đều có thể sử dụng hàng hóa. Mức độ sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của họ
và các qui định chung bởi vì: (1) không thể đo lường mức độ sử dụng của
từng người, do đó không thể buộc người tiêu dùng phải trả tiền trực tiếp khi
Trang 11


sử dụng hàng hóa; (2) Việc định suất hoặc loại trừ các cá nhân sử dụng hàng
hóa có khả năng dẫn đến tình trạng kém hiệu quả, thậm chí gây hậu quả
nghiêm trọng, bao gồm: chương trình quốc phòng, chương trình y tế, chương
trình phòng cháy chữa cháy, hải đăng, chương trình phổ thông giáo dục,
chương trình truyền hình, không khí trong sạch, sông ngòi ao hồ, đường sá
có mật độ lưu thông cao. Những chất xả thải của một doanh nghiệp có thể có
tác động đến chất lượng không khí và lợi ích của những người sử dụng
không khí trong sạch.
 Hàng hoá công cộng không thuần túy: Là hàng hoá công cộng có thể định
suất được, có thể loại trừ nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí
nhất định. Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng hóa của người này cũng không

làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác.
Theo đó, môi trường trong sạch là hàng hóa công cộng thuần túy vì nó thỏa
mãn hai thuộc tính của hàng hóa công cộng:
 Tính không cạnh tranh trong sử dụng: việc sử dụng hàng hóa của người này
không làm mất đi tính sẵn có của người khác đối với hàng hóa đó.
 Tính không loại trừ trong sử dụng: không thể loại trừ những người không trả
tiền ra khỏi việc sử dụng hàng hóa đó.
2.1.5.2 Ngoại tác trong vấn đề môi trường
Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này lên lợi ích hay chi
phí của đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không thể thể hiện qua
giá. Có nghĩa là bên tiếp nhận, chịu ảnh hưởng của ngoại tác một cách thụ động,
ngoài ý muốn.
Ngoại tác có hai trường hợp là ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực. Nếu
tác động của đối tượng này làm tăng lợi ích hay giảm chi phí cho đối tượng khác là
ngoại tác tích cực. Ngược lại, tác động của đối tượng này làm giảm lợi ích hay tăng
chi phí cho đối tượng khác là ngoại tác tiêu cực -> Ô nhiễm môi trường là ngoại tác
tiêu cực.

Trang 12


 Những thách thức trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng
Theo Ronald Harry Coase, người đạt giải Nobel kinh tế năm 1991 (được
trích bởi Steinemann, Apgar và Brown, 2005), vấn đề ngoại tác có thể được giải
quyết bởi thị trường, thông qua thương lượng cá nhân, với hai điều kiện được thỏa
mãn là quyền sở hữu tài sản được xác định rõ ràng và chi phí giao dịch bằng không.
Tuy nhiên, hai điều kiện này thường không được thỏa mãn trên thực tế và cùng với
những lý do dưới đây là cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ vào thị trường để giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường:
 Nhiều đối tƣợng liên quan. Đối tượng gây ra và đối tượng bị ảnh hưởng

ngoại tác trong một vùng hay khu vực thường không phải là duy nhất mà là rất
nhiều người.
 Chi phí giao dịch lớn. Việc thương lượng và khiếu nại, tranh chấp đòi hỏi
phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. Có khi công sức và nguồn lực bỏ ra để
thương lượng hoặc khiếu nại còn cao hơn lợi ích đạt được, nhất là khi kết quả
cuối cùng còn chưa chắc chắn. Chi phí giao dịch cao tạo ra một rào cản ngăn
người ta không tiến hành thương lượng hoặc khiếu nại.
 Quyền sở hữu tài sản không đƣợc xác định rõ ràng. Trong tình huống liên
quan đến hàng hóa công cộng như nước sạch, bầu không khí trong lành,
đường phố sạch sẽ chẳng hạn thì giải pháp trở nên khó khăn hơn vì quyền sở
hữu tài sản không rõ ràng.
 Những ngƣời ăn theo. Vấn đề “ăn theo” xuất hiện khi một cá nhân có thể
hưởng lợi từ một hàng hóa công cộng mà không phải đóng góp công sức hay
không phải trả các khoản chi phí. Đó là tình trạng con người muốn thụ hưởng
nhưng không muốn đóng góp; họ ỷ lại vào người khác, họ nghĩ sẽ có người
khác tạo ra hay trả các chi phí để có hàng hóa công cộng.
 Sự không công bằng. Ngoài tính kém hiệu quả, ngoại tác còn tạo ra sự không
công bằng.
 Nhiều đơn vị hành chính. Ngoại tác không phải lúc nào cũng giới hạn trong
một phạm vi đơn vị hành chính. Đó là nguyên nhân làm cho việc thương lượng
và giải quyết phức tạp hơn. Trong những tình huống như vậy, với nhiều đơn vị

Trang 13


hành chính và với số người bị ảnh hưởng nhiều, các vấn đề liên quan đến ngoại
tác thường đòi hỏi chính phủ phải can thiệp để đưa ra một chính sách chung.
 Bảo vệ tài nguyên. Ô nhiễm môi trường không chỉ gây thiệt hại cho con người
mà còn làm tổn hại cả hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên làm cơ sở cho cuộc
sống của con người. Làm sao hệ sinh thái có thể tham gia vào thương lượng với

những người đang làm hại nó được? Đây là một cơ sở nữa để chính phủ can
thiệp nhằm bảo vệ lợi ích xã hội rộng hơn, ví dụ như chất lượng môi trường và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Tác động tích lũy. Khi đưa ra từng quyết định, người ta có thể bỏ qua tác động
tích lũy của nhiều quyết định mà nếu tính riêng từng quyết định một thì có thể
không đáng kể lắm, nhưng nếu tính tổng thể thì lại đáng kể. Trong trường hợp
đó, có thể cần phải có một cơ quan ra quyết định có tầm nhìn rộng hơn để xem
xét các tác động tích lũy lên cả xã hội.
 Thiếu thông tin. Người ta có thể không biết mình đang bị hại bởi hành động
của một ai đó. Có thể phải mất hàng thập kỷ hoặc nhiều năm mới thấy hết thiệt
hại. Vì vậy, Chính phủ có thể giúp bảo vệ người dân bằng cách đưa ra những
giải pháp phòng ngừa hoặc giảm rủi ro thiệt hại thay vì chờ đến lúc thiệt hại
xuất hiện.



Các biện pháp của CP để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng
Chính phủ phải can thiệp vì giải pháp thương lượng của cá nhân rất không

khả thi đối với nhiều loại ngoại tác. Một số biện pháp can thiệp có thể giúp khắc
phục và kiểm soát ngoại tác. Tuy nhiên, do các vấn đề ngoại tác rất đa dạng nên
không có giải pháp duy nhất nào phù hợp cho mọi tình huống. Một số tiêu chí các
nhà làm chính sách thường xem xét khi chọn giải pháp: Tính hiệu quả, sự công
bằng, dễ quản lý thực hiện, tính linh hoạt, tính không chắc chắn, tạo động cơ
khuyến khích.
Biện pháp tự nguyện
Người sản xuất có thể tự nguyện cắt giảm ô nhiễm hoặc người tiêu dùng tự
giác không xả rác, tiết kiệm điện…vì một số lý do: để là công dân tốt, để tạo hình
ảnh tốt của công ty trong mắt công chúng. Nhìn từ phía các cơ quan quản lý, việc
cắt giảm ô nhiễm một cách tự nguyện có thể dễ dàng triển khai thực hiện, tuy nhiên

Trang 14


×