Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

NGUYỄN QUỐC DŨNG

Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và
tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm
phát tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ Lê Văn Chơn

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2015


TÓM TẮT
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng
đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nước ta kể từ khi tiến hành cải cách nền
kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn
những vấn đề tồn đọng đối với nền kinh tế nước ta mà một trong những vấn đề đó
chính là tình trạng lạm phát. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới mọi
mặt của nền kinh tế. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắn chắn của
tỷ lệ lạm phát đã được thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất lâu tuy nhiên tại Việt Nam
việc tìm ra mối quan hệ giữa hai biến số này vẫn còn ít được đề cập đến. Do vậy đây
chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu. Với chuỗi dữ liệu
chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và Giá trị Sản xuất Công nghiệp


của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước theo tháng từ tháng 01 năm 2003 đến tháng
12 năm 2014 được lấy từ Tổng Cục Thống Kê, đề tài sử dụng mô hình EGARCH
(1,1) để kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắn chắn của tỷ lệ
lạm phát ở Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa
tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 20032014. Thứ nhất, tỷ lệ lạm phát càng cao càng làm gia tăng tính không chắc chắn của
tỷ lệ lạm phát. Thêm vào đó, tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
không dễ dàng bị triệt tiêu nhanh chóng. Thứ hai, tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm
phát càng cao thì tác động ngược trở lại làm gia tăng tỷ lệ lạm phát trong tương lai.
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm kiểm
soát lạm phát và mức độ không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát trong tương lai.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. trang i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ trang ii
TÓM TẮT .............................................................................................. trang iii
MỤC LỤC .............................................................................................. trang iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ...................................... trang vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... trang x
Chương 1 Giới thiệu ............................................................................. trang 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ...................................................... trang 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... trang 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... trang 4
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................... trang 4
1.5 Cấu trúc của bài viết ....................................................................... trang 5
Chương 2 Cơ sở lý thuyết ..................................................................... trang 6
2.1 Lý thuyết về lạm phát ..................................................................... trang 6
2.1.1 Khái niệm ...................................................................................... trang 6

2.1.2 Cách tính ....................................................................................... trang 7
2.1.3 Tác động của lạm phát ................................................................ trang 9
2.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát ..................................................... trang 11
2.1.5 Các biện pháp hạn chế lạm phát ................................................ trang 17
2.2 Khái niệm về các biến giải thích khác trong mô hình ................. trang 20

iv


2.2.1 Cung tiền ....................................................................................... trang 20
2.2.2 Giá trị sản xuất Công nghiệp ...................................................... trang 21
2.3 Lý thuyết về tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát ................ trang 22
2.3.1 Khái niệm và tác động của tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát
................................................................................................................. trang 22
2.3.2 Phương pháp đo lường ................................................................ trang 24
2.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát
................................................................................................................. trang 25
2.5 Các nghiên cứu trước ..................................................................... trang 30
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu ................................................... trang 33
3.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................... trang 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... trang 35
3.3 Mô hình nghiên cứu và định nghĩa biến ....................................... trang 35
3.3.1 Lý thuyết về mô hình EGARCH ................................................ trang 35
3.3.2 Mô hình nghiên cứu ..................................................................... trang 37
3.3.3 Định nghĩa biến ............................................................................ trang 40
3.4 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... trang 41
3.4.1 Cách lấy dữ liệu ............................................................................ trang 41
3.4.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................ trang 41
3.4.3 Cách xử lý số liệu ......................................................................... trang 42
3.5 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... trang 42

Chương 4 Trình bày kết quả nghiên cứu ........................................... trang 43
v


4.1 Thống kê mô tả ................................................................................ trang 43
4.2 Phân tích tương quan ..................................................................... trang 50
4.3 Trình bày kết quả nghiên cứu........................................................ trang 51
4.3.1 Kết quả nghiên cứu ...................................................................... trang 51
4.3.2 So với các nghiên cứu trước ........................................................ trang 64
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị ................................................... trang 68
5.1 Kết luận ............................................................................................ trang 68
5.2 Khuyến nghị..................................................................................... trang 69
5.3 Giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................... trang 70
Tài liệu tham khảo ................................................................................ trang 72
Phụ lục 1 ................................................................................................ trang 81
Phụ lục 2 ................................................................................................ trang 82

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1996-2013 ...................... trang 2
Hình 2: Tỷ lệ nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam ................. trang 3
Bảng 1: Hiệu suất sinh lời trên tài sản và doanh thu của Doanh nghiệp
................................................................................................................. trang 3
Bảng 2: Quyền số sử dụng trong tính chỉ số giá tiêu dùng (2009-2014)
................................................................................................................. trang 8
Hình 3: Lạm phát và mức độ độc lập của NHTW .................................. trang 16
Hình 4: Trò chơi giữa chính phủ và Liên đoàn Lao động ...................... trang 16
Hình 5: Giảm lạm phát ngay tức khắc .................................................... trang 18

Hình 6: Giảm lạm phát dần dần .............................................................. trang 19
Hình 7: Mối quan hệ giữa lạm phát và tính độc lập của NHTW ............ trang 20
Bảng 3: Mối quan hệ giữa lạm phát và tính không chắc chắn của nó .... trang 28
Hình 8: Khung phân tích ......................................................................... trang 29
Hình 9: Quy trình nghiên cứu ................................................................. trang 34
Bảng 4: Các trường hợp trong kiểm định Granger về mối quan hệ nhân quả
................................................................................................................. trang 38
Bảng 5: Tổng hợp đo lường các biến trong mô hình .............................. trang 41
Hình 10: Tỷ lệ lạm phát các Quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000-2013
................................................................................................................. trang 44
Hình 11: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á năm 2009
................................................................................................................. trang 45

vii


Hình 12: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 phân theo nhóm hàng hóa ...... trang 46
Hình 13: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2011 ...................... trang 47
Hình 14: Chỉ số giá tiêu dùng CPI so với cùng kỳ năm trước theo tháng
................................................................................................................. trang 48
Hình 15: Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 theo tháng .......................... trang 48
Hình 16: Giá trị Sản xuất Công nghiệp so với cùng kỳ năm trước theo tháng
................................................................................................................. trang 49
Bảng 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................... trang 49
Bảng 7: Ma trận tương quan các biến độc lập trong mô hình ................ trang 50
Hình 17: Mối quan hệ giữa Cung tiền và Giá trị Sản xuất Công nghiệp
................................................................................................................. trang 51
Bảng 8: Kiểm định tính dừng của biến CPI ............................................ trang 52
Bảng 9: Kiểm định tính dừng của biến Cungtien ................................... trang 52
Bảng 10: Kiểm định tính dừng của biến GTSXCN ................................ trang 52

Bảng 11: Lựa chọn độ trễ tối ưu trong mô hình VAR ............................ trang 54
Bảng 12: Kết quả chạy mô hình VAR .................................................... trang 55
Bảng 13: Kiểm định hiệu ứng Arch ở phần dư ....................................... trang 56
Bảng 14: Kiểm quả chạy mô hình EGARCH ......................................... trang 56
Hình 18: Tốc độ tăng trưởng Cung tiền và tăng trưởng GDP hàng năm giai đoạn
2001-2013 ............................................................................................... trang 59
Hình 19: Ước lượng sản lượng tiềm năng tiếp cận theo phương pháp hàm sản xuất
................................................................................................................. trang 60

viii


Hình 20: Mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng tín dụng và cung tiền giai đoạn
2006-2010 ............................................................................................... trang 63
Hình 21: Tăng trưởng Cung tiền (M2) giai đoạn 2007-2012 ................. trang 63
Hình 22: Mối quan hệ giữa CPI và GDP ................................................ trang 64
Bảng 15: So với các nghiên cứu trước .................................................... trang 65

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
CSTT: Chính sách tiền tệ
DAD: Đường tổng cầu trong ngắn hạn
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GTSXCN: Giá trị Sản xuất Công nghiệp
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
MA: Trung bình trượt
NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTW: Ngân hàng Trung ương
NC: Nghiên cứu
PPI: Chỉ số giá sản xuất
SAS: Đường tổng cung trong ngắn hạn
TW: Trung ương
VAR: Vectơ tự hồi quy

x


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

CHƯƠNG 01: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng
đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự tác động này bao gồm cả tích cực và
tiêu cực, tùy thuộc vào khả năng thích ứng với sự thay đổi của lạm phát và mức độ
tiên liệu về lạm phát. Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào
và đầu ra biến động, gây ra sự mất ổn định trong quá trình sản xuất. Đối với lĩnh vực
lưu thông, lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa.
Đối với lĩnh vực tín dụng, lạm phát làm rối loạn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Cụ thể là lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm do sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi
không đủ làm an tâm những người đang có tiền nhàn rỗi, trong khi đó những người
đi vay lại được lợi lớn nhờ vào sự mất giá của đồng tiền. Trong điều kiện các nhân
tố khác không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái, và do đó tăng cường
tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu nhưng đồng thời cũng gây bất lợi cho hoạt động
nhập khẩu. Lạm phát còn gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước bằng việc bào mòn
giá trị thực của những khoản công phí. Ngoài ra, tình trạng lạm phát cao kéo dài và

không đoán trước được sẽ làm cho nguồn thu Ngân sách Nhà nước giảm sút do sản
xuất suy thoái. Vì “lạm phát là một căn bệnh mãn tính, những lúc ngớt cơn chỉ là
thời kỳ ủ bệnh và khi phát cơn thì như một ngọn lửa bùng” (Maurice Flamant, 1992,
trích bởi Nguyễn Minh Sáng và ctg, 2015) nên việc ổn định và kiểm soát lạm phát
luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc điều hành kinh tế
vĩ mô của mỗi quốc gia.
Nước ta kể từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng với giá trị tổng sản phẩm trong nước thể hiện xu hướng tăng dần qua từng
năm. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê thì giá trị tổng sản phẩm trong nước
tăng từ 41.955 tỷ đồng năm 1990 lên 3.584.262 tỷ đồng vào năm 2013. Tuy nhiên,
Trang 1


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

bên cạnh đó cũng còn những vấn đề tồn đọng đối với nền kinh tế nước ta mà một
trong những vấn đề đó chính là tình trạng lạm phát. Cụ thể, theo số liệu của Ngân
hàng Thế giới về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2013
thì tỷ lệ lạm phát của nước ta đạt đỉnh điểm vào năm 2008 với con số là 23,11%.
Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt của nền kinh tế mà trong
số đó là tỷ lệ nợ xấu của các Tổ chức tín dụng, cụ thể theo số liệu từ Ngân hàng Nhà
nước thì tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã tăng từ 2,0% vào tháng 12/2007
lên 4,67% vào tháng 04/2013. Thêm vào đó tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp
cũng gặp không ít khó khăn do bởi mức giá chung của nền kinh tế tăng cao và do
vậy mà ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng. Cụ thể, theo Tổng Cục Thống
Kê (2013a) thì hiệu suất sinh lời trên tài sản và doanh thu của Doanh nghiệp năm
2011 thể hiện xu hướng giảm so với năm 2006.
Hình 1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1996-2013


(Nguồn Ngân hàng Thế Giới, www.worldbank.org)

Trang 2


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

Hình 2: Tỷ lệ nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam

(Nguồn Ngân hàng Nhà nước, www.sbv.com.vn)
Bảng 1: Hiệu suất sinh lời trên tài sản và doanh thu của Doanh nghiệp

(Nguồn Tổng Cục Thống Kê, 2013)
Mối quan hệ giữa lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát đã được
thế giới quan tâm và nghiên cứu với Okun (1971) là người đầu tiên nêu ra ý tưởng
này trong tác phẩm “Inflation and Unemployment”. Sau đó, đã có nhiều nghiên cứu
tiếp theo nhằm phát triển ý tưởng này của Okun và hiện nay có hai trường phái đối
với vấn đề nghiên cứu này. Một là, tỷ lệ lạm phát sẽ tác động tới tính không chắc
chắn của tỷ lệ lạm phát. Cụ thể, trong công trình nghiên cứu của Friedman (1977)
và Ball (1992) hai ông cho rằng tỷ lệ lạm phát càng cao thì sẽ dẫn tới sự gia tăng
trong tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát; tuy nhiên, Pourgerami và Maskus
(1987); Ungar và Zilberfarb (1993) lại phản bác ý tưởng này khi cho rằng tỷ lệ lạm
Trang 3


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam


HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

phát càng cao thì càng làm giảm tính không chắc chắn trong tỷ lệ lạm phát. Hai là,
tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động tới tỷ lệ lạm phát mà đại diện
cho trường phái này là công trình nghiên cứu của Cuckierman và Melzel (1986) và
Holland (1995).
Trước những tác động của tình hình lạm phát cao đến kinh tế Việt Nam như
vậy đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện: nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến lạm
phát ở Việt Nam; các ảnh hưởng của cú sốc trong chính sách đến lạm phát; thời gian
để lạm phát phản ứng lại một chính sách mới; và tác động ngược trở lại của một cú
sốc trong lạm phát đến các yếu tố khác. Ngoài ra còn có nghiên cứu nhằm tìm ra tỷ
lệ lạm phát tối ưu của Việt Nam và sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ lệ lạm
phát của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tìm ra tác động của tính không chắc chắn trong
tỷ lệ lạm phát đến tỷ lệ lạm phát và ngược lại ở Việt Nam vẫn còn ít được đề cập
đến, mặc dù đây lại là một vấn đề cần phải xem xét đến của các nhà điều hành chính
sách tiền tệ và tài khóa của nước ta. Do vậy, đây là lý do tác giả chọn đề tài “Mối
quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát ở
Việt Nam và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát ở
Việt Nam và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát hay không?
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Việt Nam chúng ta kể từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế cho đến nay đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể trong tăng trưởng và phát triển kinh tế với mức tăng
Trang 4



Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

trưởng GDP bình quân đạt khoảng 6,5%/năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề lạm
phát đang trở thành một bài toán nan giải đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian
gần đây. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài với việc ước lượng mối quan hệ giữa
tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sẽ trở thành
một công cụ hữu hiệu đối với các nhà hoạch định chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm
ổn định tỷ lệ lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp
theo.
1.5 Cấu trúc của bài viết
Bài viết được chia thành năm phần. Chương 1 giới thiệu vấn đề, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về lạm phát, tính không chắn
chắn của tỷ lệ lạm phát và mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn
của tỷ lệ lạm phát. Chương 3 trình bày phương pháp và nguồn dữ liệu phục vụ cho
đề tài. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 5 trình bày giải pháp và kiến
nghị.

Trang 5


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

CHƯƠNG 02: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ở chương trước, tác giả đã trình bày những lý do vì sao nghiên cứu đề tài này,
mục tiêu, câu hỏi và ý nghĩa nghiên cứu. Chương này, tác giả sẽ trình bày những cơ
sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.

2.1 Lý thuyết về lạm phát
2.1.1 Khái niệm
Vai trò của lạm phát trong nền kinh tế đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của
các nhà kinh tế học và cũng có rất nhiều tranh cãi cho vấn đề này trong một thời gian
dài. Có khá nhiều định nghĩa về lạm phát, Vane và Thompson (1979);
Bronfenbrenner và Holzman (1965) định nghĩa lạm phát là sự gia tăng mức giá
chung, cái mà vì vậy tương đương với một sự sụt giảm liên tục giá trị đồng tiền.
Flemming (1976) định nghĩa tỷ lệ lạm phát như là một sự thay đổi trong tỷ lệ mức
giá chung của nền kinh tế. Theo Samuelson (1999) thì lạm phát là hiện tượng khi mà
mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Theo David Begg và ctg (2008) thì “Lạm phát là sự gia tăng của mức giá. Lạm
phát thuần nhất là mức giá của hàng hóa và nhân tố đầu vào tăng theo cùng tỷ lệ.
Theo Mankiw (1997), lạm phát là một hiện tượng kinh tế mà tại đó mức giá chung
của nền kinh tế tăng lên theo thời gian.
Theo Friedman (1970) thì “Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ tạo nên sự dư
cầu về hàng hóa, tức là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một
khối lượng hàng hóa có hạn”. “Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của
mức giá chung hoặc tương đương, lạm phát là sự giảm giá liên tục của giá trị đồng
tiền” (Laidler và ctg, 1975).

Trang 6


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

Theo Nguyễn Như Ý và Trần Thị Bích Dung (2009) thì lạm phát là tình trạng
mà tại đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất
định.

2.1.2 Cách tính
Theo Mankiw (2009) thì hiện nay có hai cách tính thông dụng dùng để tính tỷ
lệ lạm phát đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số GDP khử lạm phát (GDP
Deflator).
Theo Nguyễn Như Ý và ctg (2009) thì “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ
tiêu thống kê phản ánh mức độ biến động qua thời gian về giá cả của các loại hàng
hóa và dịch vụ chi tiêu. CPI là giá của giỏ hàng hóa và dịch này so với giá của giỏ
hàng hóa và dịch vụ như vậy trong một năm cơ sở nào đó.”
Danh mục các mặt hàng đại diện và quyền số chi tiêu cuối cùng để tính chỉ số
giá tiêu dùng sẽ được Tổng Cục Thống Kê cập nhật ở các năm 2000, 2005 và tháng
10 năm 2009. Công thức tính chỉ số tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay được tính theo
công thức Laspeyres cụ thể như sau:

𝐼

𝑡→0

𝑡 0
∑𝑛
𝑖=1 𝑝𝑖 𝑞𝑖

= ∑𝑛

0 0
𝑖=1 𝑝𝑖 𝑞𝑖

=

𝑝𝑖𝑡
𝑛

0
∑𝑖=1 𝑤𝑖 ( 0 )
𝑝
𝑖

Trong đó:
𝐼 𝑡→0 : Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kỳ báo cáo t so với kỳ gốc
𝑝𝑖𝑡 : giá của mặt hàng i kỳ báo cáo t
𝑝𝑖0 : giá của mặt hàng i ở kỳ gốc
𝑞𝑖0 : hàng hóa thứ i ở năm gốc
𝑤𝑖0 : quyền số cố định năm 2000, 2005 và 2009.
Trang 7


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

Bảng 2 Quyền số sử dụng trong tính chỉ số giá tiêu dùng (2009-2014)


CÁC NHÓM HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

QUYỀN SỐ (%)

C

Tổng chi cho chi tiêu cuối cùng

100


01

I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

39,93

011

1. Lương thực

8,18

012

2. Thực phẩm

24,35

013

3. Ăn uống ngoài gia đình

7,40

02

II- Đồ uống và thuốc lá

4,03


03

III- May mặc, mũ nón, giầy dép

7,28

04

IV- Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD

10,01

05

V- Thiết bị và đồ dùng gia đình

8,65

06

VI- Thuốc và dịch vụ y tế

5,61

07

VII- Giao thông

8,87


08

VIII- Bưu chính viễn thông

2,73

09

IX- Giáo dục

5,72

10

X- Văn hóa, giải trí và du lịch

3,83

11

XI- Hàng hóa và dịch vụ khác

3,34

(Nguồn Tổng Cục Thống Kê, www.gso.gov.vn)
Trang 8


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam


HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

Theo Nguyễn Như Ý và ctg (2009) thì chỉ số GDP khử lạm phát cho thấy giá
của một đơn vị sản lượng so với giá của nó trong năm cơ sở. Theo Mankiw (2009)
thì có ba sự khác biệt chính giữa chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số GDP khử lạm phát.
Thứ nhất, trong khi chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá qua thời gian của
một rổ hàng hóa cố định thì chỉ số GDP khử lạm phát lại cho thấy sự biến động của
tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Thứ hai, chỉ số GDP
khử lạm phát chỉ tính đến những hàng hóa được sản xuất nội địa mà không tính đến
những hàng hóa nhập khẩu trong khi chỉ số giá tiêu dùng lại quan tâm đến những
hàng hóa này vì chúng được tiêu dùng trong nền kinh tế. Cuối cùng, chỉ số giá tiêu
dùng được tính toán dựa trên một rổ hàng hóa cố định trong khi chỉ số GDP khử lạm
phát lại cho phép rổ hàng hóa thay đổi theo hằng năm như là thành phần của những
thay đổi trong GDP.
Ngoài ra, theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2008) thì bên cạnh hai chỉ số trên thì
còn có một chỉ số nữa dùng để đo lường tỷ lệ lạm phát đó là chỉ số giá sản xuất (PPI)
– đo lường sự biến động của một nhóm nguyên vật liệu thô quan trọng trong năm
hiện hành so với năm gốc. Theo Phạm Thế Anh (2011) thì thước đo lạm phát ở Việt
Nam hiện nay được tính toán theo sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Do
vậy, bài viết này sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như là tiêu chí để đo lường lạm
phát ở Việt Nam.
2.1.3 Tác động của lạm phát
Theo M.Gärtner (2009), khi lạm phát xảy ra thì nền kinh tế và người dân bị
tác động theo hai cách, tùy theo dự đoán về lạm phát của người dân trong nền kinh
tế. Nếu lạm phát xảy ra đúng như dự đoán của mọi người thì lúc này giá trị thực của
mọi chỉ tiêu trong nền kinh tế hầu như không đổi. Ví dụ như nếu tỷ lệ lạm phát của
nền kinh tế là 5%/năm, đúng như mọi người dự đoán thì lúc này tất cả giá hàng hóa,
dịch vụ mỗi năm đều tăng đúng 5% như vậy giá trị thực là không đổi. Tuy nhiên,
Trang 9



Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

trong trường hợp này, không phải là nền kinh tế không chịu tổn thất nào hết mà thực
tế là nó phải gánh chịu “chi phí mòn giày” và “chi phí thực đơn”.
Cũng theo M. Gärtner (2009), trong trường hợp lạm phát xảy ra đúng như dự
đoán, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng theo cùng tỷ lệ so với tỷ lệ lạm phát sao cho lãi suất
thực không đổi, mà lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Do đó, khi lãi
suất danh nghĩa tăng lên, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng, do vậy mà người
dân sẽ tăng cường gửi tiền vào ngân hàng. Giả sử bình thường, để thực hiện 1000
giao dịch một tuần người này phải có một lượng tiền mặt nhất định để thực hiện giao
dịch. Tuy nhiên, do lãi suất danh nghĩa tăng lên, lượng tiền mặt nắm giữ của người
này sẽ ít đi do gửi tiền vào ngân hàng, vì vậy mà để thực hiện 1000 giao dịch một
tuần như trước đây, người này phải thường xuyên tới ngân hàng để rút tiền. Lúc này,
người ta nói chi phí mà người này gánh chịu là “chi phí hao mòn giày”, tức là ám
chỉ thời gian và nỗ lực của người dân bỏ ra thêm để thực hiện các giao dịch khi nền
kinh tế có lạm phát. Đồng thời khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên,
người ta phải tốn thêm chi phí để in lại giá cả các hàng hóa dịch vụ; chi phí đó được
gọi là “chi phí thực đơn”.
Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2008), khi lạm phát xảy ra không
đúng như dự đoán, tác động quan trọng nhất là tác động phân phối lại thu nhập giữa
các chủ thể trong nền kinh tế. Thu nhập của một người tăng lên hay giảm xuống tùy
thuộc vào tốc độ tăng của thu nhập danh nghĩa so với tỷ lệ lạm phát. Thêm vào đó,
theo Choi và ctg (1996), nếu lạm phát tăng cao sẽ làm giảm mức lãi suất thực tế mà
người đi vay phải trả cho người cho vay, thậm chí âm. Tình huống đó dẫn tới có
nhiều người muốn trở thành người đi vay hơn là người tiết kiệm, do đó tạo ra sự mất
cân bằng trong thị trường vốn và tín dụng.

Ví dụ, nếu bạn có một số tiền, đem gửi có kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng với lãi
suất 9,25%/năm. Nếu tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 6,6%/năm, trong trường hợp
Trang 10


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

này thu nhập thực của bạn sẽ tăng lên 2,65%/năm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn
là người có lợi trong khi ngân hàng là người chịu thiệt, tuy nhiên nếu lạm phát của
Việt Nam tăng lên 9,5%/năm thì lúc này thu nhập thực của bạn sẽ là -0,25%, tức là
bạn là người bị thiệt trong khi ngân hàng là người có lợi.
Ngoài ra, cũng theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2008) thì khi lạm phát xảy ra
không đúng như dự đoán, nó sẽ luôn đặt mọi người vào tình thế không chắc chắn.
Người ta không biết chắc rằng ngày mai, tháng sau hay năm sau chỉ số CPI, tỷ lệ
lạm phát sẽ như thế nào, tăng hay giảm. Một khi, không dự đoán được, người dân sẽ
dễ mắc sai lầm trong khi thực hiện các giao dịch, từ đó nguồn lực có thể bị phân bổ
một cách không hiệu quả. Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm sai lệch trong việc
phân phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan.
Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá
tương đối của chúng cũng thay đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng
và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Đồng thời, nếu ở trong một tình thế không chắc chắn, điều này có nghĩa là
người dân sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Rủi ro tăng lên có thể làm doanh nghiệp ngại đầu
tư, kết quả là đầu tư sẽ giảm ở một chừng mực nào đó. Điều này sẽ làm tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm đi. Bên cạnh đó, lạm phát cao còn làm biến dạng thuế (Romer
và ctg, 1996) làm suy giảm động cơ tiết kiệm của các chủ thể trong nền kinh tế mà
tiết kiệm lại là một nguồn vốn quan trọng của đầu tư.
2.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát

Hiện nay có hai trường phái chính giải thích về các nhân tố gây ra lạm phát.
Đầu tiên, đó là cách tiếp cận theo hướng tiền tệ mà đại diện cho nó là Milton
Friedman. Friedman và Schwartz (1970) người mà viết một cuốn sách có ảnh hưởng
tới lịch sử tiền tệ của nước Mỹ, đã phát biểu rằng “Lạm phát luôn luôn và mọi nơi
là một hiện tượng tiền tệ”. Các nhà Kinh tế học theo trường phái Cổ điển (David
Trang 11


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

Hume, Adam Smith, David Ricardo và John Stuart Mill) và Tân Cổ điển (Leon
Walras, Afred Marshall và Athur C.Pigou) đều sử dụng Lý thuyết về lượng cung
tiền (Quantity theory of money) để giải thích lạm phát (Kibritçioğlu, A, 2002). Cụ
thể như sau: ta có đẳng thức MV = PT với M là lượng cung tiền của nền kinh tế, V
là tốc độ vòng quay của tiền, P là mức giá chung của nền kinh tế và T là đại diện số
lượng các giao dịch trong nền kinh tế. Với giả định là trong ngắn hạn thì V và T là
cố định do vậy mà theo cách giải thích của Lý thuyết về lượng cung tiền thì tỷ lệ lạm
phát xảy ra xảy ra là do tình trạng gia tăng cung tiền trong nền kinh tế. Tuy nhiên,
Milton Friedman cũng dựa trên Lý thuyết về lượng Cung tiền để giải thích về lạm
phát của nền kinh tế như sau: lạm phát xảy ra là do tình trạng tốc độ tăng cung tiền
tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế (Kibritçioğlu, A, 2002).
Ngoài ra, theo Mishkin (1989) thì một sự gia tăng cung tiền trong nền kinh tế
sẽ dẫn tới sự gia tăng tổng cầu của nền kinh tế điều này dẫn tới sự gia tăng sản lượng,
sự sụt giảm tỷ lệ thất nghiệp về mức dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong nền kinh
tế và tiền lương của nền kinh tế sẽ tăng lên. Sự gia tăng tiền lương trong nền kinh tế
sẽ dẫn tới sụt giảm cầu về lao động do vậy dẫn tới đường cung dịch sang trái do vậy
mà dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Trong khi Blinder (2002) một người đại diện cho trường phái thứ hai, một nhà

Kinh tế học theo trường phái Keynes đã chỉ ra rằng nhân tố chính của lạm phát là
tổng cầu của nền kinh tế hơn là cung tiền. Theo các nhà Kinh tế học trường phái
Keynes thì mức độ tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội là mức độ của GDP mà tại
đó nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng. Nếu GDP tăng cao hơn mức độ này thì lạm
phát sẽ gia tăng do bởi nhà cung cấp sẽ gia tăng mức giá của họ. Nếu GDP tăng thấp
hơn mức độ này thì lạm phát sẽ giảm do bởi nhà cung cấp sẽ cố gắng lấp đầy sản
lượng dư thừa bằng cách giảm giá. Đồng thời nếu GDP bằng với GDP tiềm năng thì
lúc này tỷ lệ thất nghiệp sẽ bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và do vậy mà tỷ lệ
Trang 12


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

lạm phát trong nền kinh tế sẽ không đổi. Keynes tranh cãi rằng tiền tệ không có mối
quan hệ ý nghĩa nào với lạm phát nhưng lạm phát lại là kết quả đầu ra của thị trường
hàng hóa. Tuy nhiên, Pigou (1949) lại phản bác ý tưởng này, khi ông cho rằng lạm
phát xảy ra là do tình trạng giá cả của nền kinh tế tăng nhanh hơn thu nhập của người
lao động.
Thêm vào đó, lạm phát có thể được gây ra bởi sự gia tăng tổng cầu hay tổng
cung và điều này dẫn tới hai nguồn gây ra lạm phát là lạm phát cầu kéo và lạm phát
chi phí đẩy. Theo các nhà Kinh tế học trường phái Keynes cận đại như Gordon
(1988), lạm phát cầu kéo sẽ là tình huống khi mà sự thiếu hụt được tạo ra bởi sự gia
tăng tổng cầu. Lạm phát chi phí đẩy là kết quả được tạo ra từ sự thiếu hụt của nền
kinh tế do bởi sự sụt giảm tổng cung, cái mà thường xuyên là nguồn gốc từ việc gia
tăng chi phí sản xuất. Theo Frish (1990) lạm phát xuất hiện là do có sự dịch chuyển
sang phải của đường tổng cầu mà phát sinh từ sự gia tăng nào đó trong tổng chi tiêu
và lạm phát chỉ thực sự xảy ra khi có sự gia tăng giá cả mà không có sự mở rộng của
sản lượng và đây gọi là tình trạng lạm phát do cầu kéo. Theo Bronfenbrenner (1976)

trích bởi Frish (1990) thì lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi đường tổng cung dịch sang
trái do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn năng suất lao động điều này đồng nghĩa với
việc tiền lương tăng trước trong khi chưa tăng năng suất lao động hay mức giá chung.
Nhà Kinh tế học nổi tiếng nhất mà phê phán trường phái Keynes là Lucas,
người mà tranh cãi rằng chính sự kỳ vọng duy lý đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế do bởi nó tác động đến hành vi của các cá nhân trong nền kinh tế. Cụ thể,
người tiêu dùng sẽ quyết định sản lượng tiêu thụ của mình phụ thuộc vào kỳ vọng
thu nhập tương lai của họ và công ty quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu tiền dựa trên sự
kỳ vọng vào tương lai. Và một sự dịch chuyển nào đó trong kỳ vọng của người tiêu
dùng sẽ dẫn tới sự thay đổi trong nhu cầu hàng hóa và do vậy mà có thể dẫn tới sự
gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế. Đồng thời, ông cũng lập luận rằng chính
Trang 13


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

sự kỳ vọng duy lý sẽ đánh bại chính sách tài khóa và tiền tệ (Lucas, 1976, trích bởi
Mohamad Rahimi và ctg, 2009). Cụ thể nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái
thì nhà sản xuất sẽ nhanh chóng nhận ra điều này và điều chỉnh hành vi của mình
nhằm thu hút khách hàng do vậy mà thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục bất chấp có
sự can thiệp của chính phủ hay không. Các nhà Kinh tế học theo trường phái hậu
Keynes giả định rằng người tiêu dùng và hộ gia đình cũng có sự kỳ vọng duy lý tuy
nhiên do bởi tồn tại sự cạnh tranh không hoàn hảo trong việc xác định giá và lương
điều này giải thích lý do vì sao giá và lương trở nên cứng nhắc và do vậy mà chúng
sẽ không thể điều chỉnh nhanh chóng theo các điều kiện kinh tế. Chính điều này và
những sự thất bại thị trường khác trong mô hình hậu Keynes là nguyên nhân giải
thích tại sao mà nền kinh tế không chỉ thất bại trong việc đạt được trạng thái toàn
dụng lao động mà còn tồn tại tình trạng lạm phát. Do vậy mà theo các nhà kinh tế

học theo trường phái này thì chính sách ổn định nền kinh tế thông qua chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ sẽ tốt hơn so với sự không can thiệp gì cả.
Ngoài ra, theo Samuelson và Solow (1960) trong mô hình đường cong Phillip
𝜋𝑡 = 𝜋𝑡∗ − 𝑏(𝑢𝑡 − 𝑢∗ ) + 𝜀𝑡 thì tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào ba yếu tố: tỷ lệ lạm phát
kỳ vọng (𝜋𝑡∗ ), độ lệch của tỷ lệ thấy nghiệp so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
((𝑢𝑡 − 𝑢∗ )) và các cú sốc cung (𝜀𝑡 ). Theo Nguyễn Như Ý và ctg (2009) thì “Khi giá
cả hàng hóa cứ tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định trong thời gian dài thì tỷ lệ lạm
phát này gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Khi đó nền kinh tế không có những thay đổi lớn nào
về cung cầu hàng hóa. Loại lạm phát này là lạm phát dự đoán trước, tỷ lệ lạm phát
này sẽ được hoạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế”. Theo Nguyễn Đại
Lai (2008) thì nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát trong nền kinh tế là do tình
trạng “nhập khẩu” lạm phát từ nước ngoài chuyển vào nền kinh tế một cách bất khả
kháng và/hoặc tự phát. Cụ thể, theo Nguyễn Thị Thu Hằng ctg (2010), trong quy luật
một giá P = SP* (với P là giá trong nước, P* là giá thế giới và S là tỷ giá) thì lạm
Trang 14


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

phát chịu ảnh hưởng từ giá nhập khẩu cao hơn hay từ sự gia tăng cầu trong nước.
Theo Vương Thị Thảo Bình (2008) thì khi nhu cầu xuất khẩu hàng hóa tăng thì điều
này sẽ ảnh hưởng làm giảm lượng cung hàng hóa trong nước và do vậy trở thành
nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát. Thêm vào đó, khi nhu cầu xuất khẩu hàng
hóa tăng thì dẫn đến sự gia tăng luồng vốn chảy vào trong nước và do vậy sẽ gây ra
tình trạng lạm phát đối với những quốc gia theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Bên cạnh đó, theo M.Gärtner (2009) một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng
lạm phát chính là mức độ phụ thuộc của ngân hàng trung ương nơi nắm giữ các hoạt
động liên quan đến chính sách tiền tệ. Các chính phủ luôn luôn muốn nhận được sự

ủng hộ cao nhất của dân cư và đường cong bàng quan của chính phủ thể hiện những
sự kết hợp lạm phát và thu nhập mà tại đó chính phủ nhận được cùng một sự ủng hộ
của người dân. Nếu ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ thì họ sẽ kiểm soát
cung tiền do lo sợ lạm phát và vì vậy mà lạm phát được kiểm soát một cách ổn định.
Tuy nhiên nếu ngân hàng trung ương phụ thuộc chính phủ thì họ sẽ tìm mọi cách gia
tăng tổng cầu để chính phủ nhận được sự ủng hộ của người dân do đó mà lạm phát
sẽ gia tăng. Chúng ta có thể hình dung điều này thông qua trò chơi như sau: Đây là
trò chơi giữa chính phủ và tổ chức công đoàn. Chính phủ luôn luôn muốn có được
số phiếu bầu cao nhất còn các tổ chức công đoàn luôn luôn muốn tăng lương. Tuy
nhiên ở trò chơi này các tổ chức công đoàn sẽ là những người chơi trước vì họ với
sức mạnh sẽ tổ chức các cuộc bãi công, đình công và buộc chính phủ phải là người
chơi theo trò chơi của họ. Nếu chính phủ không tăng lương cho công nhân thì họ chỉ
nhận được 38% phiếu bầu còn nếu thực hiện thì họ nhận được 42%. Do vậy họ sẽ
chấp nhận yêu sách đó do đó mà sản lượng không đổi mà lạm phát thì tăng lên.

Trang 15


Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính không chắc chắn của tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam

HVTH: Nguyễn Quốc Dũng

Hình 3: Lạm phát và mức độ độc lập của NHTW

(Nguồn M.Gärtner, 2009)

Hình 4: Trò chơi giữa chính phủ và Liên đoàn Lao động

(Nguồn M.Gärtner, 2009)


Trang 16


×