Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________

HỒ QUỐC CÔNG

TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI VIỆC LÀM
TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG
NGHIỆP ĐẾN THAY ĐỔI THU NHẬP
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN
TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành:
Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH NGUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: "Tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp đến thay đổi thu nhập hộ gia đình nông thôn ở huyện Tân Hưng, tỉnh
Long An" được thực hiện nhằm mục đích đo lường sự thay đổi việc làm của người
lao động có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ gia đình của họ. Phương
pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng (phân tích thống kê mô tả và hồi quy
tương quan) bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (hồi quy bội) với dữ liệu sơ
cấp qua điều tra thực tế ở địa bàn nghiên cứu gồm 300 quan sát (100 hộ sinh sống ở


khu vực biên giới và 200 hộ sinh sống ở khu vực nội địa).
Mô hình nghiên cứu gồm 14 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc – thay đổi thu nhập
của hộ gia đình năm 2014 so với năm 2012. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 7
biến độc lập có tác động đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình là: Hộ có tham gia
liên kết sản xuất hay tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ có thành viên thay đổi
việc làm; hộ có canh tác trên đất; nghề nghiệp chính của chủ hộ; khu vực sinh sống
của hộ; số năm đi học của chủ hộ và thu nhập của chủ hộ năm 2012. Trong đó, hộ
có thành viên thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động
mạnh đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Như vậy, việc thay đổi việc làm của
người lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng,
tác động mạnh đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình người lao động.
Các biến trong mô hình có thể giải thích được 28,4% thay đổi thu nhập của hộ
gia đình do thay đổi việc làm. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế thể hiện qua
các kiểm định về độ phù hợp của mô hình, kiểm định phần dư và kiểm định phân
phối chuẩn của phần dư đều đạt yêu cầu thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một
số kiến nghị được đưa ra nhằm góp phần chuyển đổi việc làm khu vực nông thôn
gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ đó tác động đến việc thay đổi thu nhập của hộ
gia đình người lao động nông thôn ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An theo hướng
tích cực là nâng cao thu nhập cho hộ gia đình của người lao động.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .....................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................iv
Danh mục bảng .............................................................................................. vii

Danh mục hình và đồ thị ............................................................................... viii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề. .................................................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu .............................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................5
1.5.1 Phương pháp phân tích định tính. ..................................................5
1.5.2 Phương pháp phân tích định lượng ................................................5
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ..............................................................6
1.7 Cấu trúc luận văn. ......................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................8
2.1 Các khái niệm ............................................................................................8
2.1.1 Khái niệm việc làm. ........................................................................8
2.1.2 Khái niệm về lao động ..................................................................11
2.1.3 Khái niệm về hộ gia đình ..............................................................12
2.1.4 Khái niệm về thu nhập, thu nhập hộ gia đình ..............................12
2.2 Cơ sở lý thuyết .........................................................................................14
iv


2.2.1 Các lý thuyết về việc làm và thay đổi việc làm .............................14
2.2.2 Lý thuyết về thu nhập và các yếu tố tác động đến thu nhập .........23
2.2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan ..............................................28
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu .........................................34
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................40
2.5 Điểm khác biệt mô hình nghiên cứu so với nghiên cứu trước.................41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................43
3.1 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................43
3.2 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................44
3.3 Kết quả nghiên cứu định tính. ..................................................................48
3.4 Mô hình nghiên cứu. ................................................................................49
3.4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức ....................................................49
3.4.2 Đo lường các biến trong mô hình ................................................50
3.5 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................57
3.5.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .............................................58
3.5.2 Quy trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu ..............................60
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................63
4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả ...........................................................63
4.1.1 Các biến liên quan đến chủ hộ .....................................................64
4.1.2 Các biến liên quan đến hộ ............................................................67
4.1.3 Các biến liên quan đến kinh tế hộ ................................................70
4.1.4 Biến liên quan đến chuyển đổi việc làm .......................................73
4.2 Kết quả phân tích tương quan ..................................................................74
4.3 Các kiểm định ..........................................................................................75
4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình..............................................75
4.3.2 Kiểm định phần dư .......................................................................75
4.3.3 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư .....................................76
4.4 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................77
4.5 Giải thích kết quả nghiên cứu ..................................................................78
v


4.5.1 Các biến có ý nghĩa thống kê .......................................................78
4.5.2 Các biến không đạt mức ý nghĩa thống kê theo yêu cầu ..............81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................84
5.1 Kết luận ....................................................................................................84

5.2 Kiến nghị..................................................................................................85
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp ..........................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................92
PHỤ LỤC ...............................................................................................................97

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan .................................33
Bảng 2.2: Tổng hợp giá trị tăng thêm huyện Tân Hưng giai đoạn 2000 - 2010. ....34
Bảng 2.3: Tổng hợp giá trị tăng thêm huyện Tân Hưng giai đoạn 2010 - 2013 .....36
Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị tăng thêm huyện Tân Hưng qua các năm .......................36
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp dân số, lao động, việc làm qua các năm .......................38
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ..........................56
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp điều tra chọn mẫu phân bố trên từng ấp, xã ...................60
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................63
Bảng 4.2: Các lý do thay đổi việc làm ...................................................................74
Bảng 4.3: Mô hình tóm tắt .....................................................................................75
Bảng 4.4: Phân tích phương sai (Anova) ...............................................................76
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy......................................................................77

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ...........18
Hình 2.2: Giá trị tăng thêm các ngành kinh tế 2000 - 2010 ....................................35

Hình 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành ...........................................37
Hình 2.4: Lao động có việc làm trong các ngành kinh tế .......................................39
Hình 2.5: Tóm tắt mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................41
Hình 3.1: Tóm tắt quy trình nghiên cứu .................................................................44
Hình 4.1: Giới tính của chủ hộ ................................................................................64
Hình 4.2: Nhóm tuổi của chủ hộ .............................................................................65
Hình 4.3: Nhóm trình độ học vấn của chủ hộ .........................................................66
Hình 4.4: Nghề nghiệp chính của chủ hộ ................................................................67
Hình 4.5: Tổng số thành viên thường trú trong hộ (người) ....................................68
Hình 4.6: Tổng số thành viên có việc làm tạo thu nhập cho hộ (người) ................69
Hình 4.7: Số người phụ thuộc trong hộ ..................................................................69
Hình 4.8: Hộ canh tác trên đất hay cho thuê đất .....................................................70
Hình 4.9: Khu vực định cư của hộ ..........................................................................71
Hình 4.10: Hộ có tham gia các tổ sản xuất .............................................................71
Hình 4.11: Hộ có vay vốn để sản xuất ....................................................................72
Hình 4.12: Hộ có thành viên thay đổi việc làm ......................................................73
Hình 4.13: Biểu đồ phần dư ....................................................................................76

viii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CH

Chủ hộ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HCM

Hồ Chí Minh

HTX

Hợp tác xã

KM

Kí lô mét

KT&HT

Kinh tế và Hạ tầng

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

LKSX


Liên kết sản xuất

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

PRA

Thảo luận nhóm

PV

Phỏng vấn

QSH

Quyền sở hữu

SS

So sánh


THT

Tổ hợp tác

TN

Thu nhập

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban Nhân dân

VA

Giá trị tăng thêm

ix


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
Chương gi ới thiệu trình bàysự cần thiết của vấn đề nghiên c ứu, câu h ỏi nghiên cứu, mục
tiêu nghiên c ứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn
và k ết cấu của đề tài nhằm cung cấp những vấn đề mang tính t ổng quát về đề tài nghiên cứu.


1.1 Đặt vấn đề
Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế
của quốc gia. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động
của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên
con đường phát triển đều gặp phải đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng
giữa khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm ở khu vực
nông thôn. Điều này thể hiện rõ nhất là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn
ở khu vực thành thị trong khi tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến
ngày càng làm tăng sức ép về việc làm ở k hu vực nông thôn. Một sức ép khác là đất
đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các nhu cầu về phát triển các khu, cụm công
nghiệp và các khu đô thị, mặt khác năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, càng
làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và vấn đề việc làm ở nông thôn càng trở nên khó
khăn gay gắt.
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi quan trọng,
những thay đổi đó kết hợp với sự cải thiện về giáo dục trong lực lượng lao động đã
làm thay đổi cơ cấu và phân bố lao động có vi ệc làm. Cơ cấu kinh tế nông thôn đã có
nhiều thay đổi cùng với CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là một tất yếu để phát
triển kinh tế đất nước. Nhưng với diện tích đất có giới hạn, tỷ lệ tăng dân số ở nông
thôn cao và trìnhđộ dân trí thấp đã làm cho người dân sống ở nông thôn ngày càng
khó tìm được việc làm . Theo Tổng cục Thống kê (2 013), tính đến hết tháng 7 năm
2013 cả nước có 53,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm
58,5% dân số, bao gồm 5 2,2 triệu người có việc làm và 1,0 triệu người thất nghiệp,
trong đó lao động nông thôn chiếm tới 69,9%. Cơ cấu lao động có việc làm ở khu vực
1


nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8% giảm 1,9% so với năm 20 10, khu
vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,2% giảm 0,5% so với năm 2010, khu vực dịch

vụ chiếm 32,0% tăng 2,4% so với năm 20 10. Với số liệu thống kê trên cho thấy, sự
dịch chuyển cơ cấu lao động ở 3 khu vực kinh tế song cùng với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tăng dần tỷ trọng của
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhìn
chung vẫn còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước.
Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Long An có bước phát triển , tốc độ tăng
trưởng cao do có sự phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hóa
diễn ra mạnh mẽ. Theo UBND tỉnh Long An (201 3), tốc độ gia tăng giá trị sản xuất
bình quân hàng năm 12,47%, một tỷ lệ tương đối cao so với bình quân chung cả nước;
tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,3%,
công nghiệp và xây dựng chiếm 39,9% còn lại là khu vực dịch vụ chiếm 29,8%. Với
số liệu trên cho thấy, tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản vẫn còn cao vì thế quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng chưa diễn ra thật sự
mạnh mẽ. Riêng với huyện Tân Hưng , một huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười
nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, là cửa ngõ của Long An với tỉnh Prey Veng
Vương quốc Campuchia. Theo Chi cục Thống kê huyện Tân Hưng (2013), dân số
trung bình năm của huyện là 52.738 người, mật độ 106 người/km2, chỉ bằng 32 ,9%
mật độ dân số của tỉnh Long An (322 người/km2) nên Tân Hưng được xem là vùng đất
rộng người thưa; dân số đô thị có 5.385 người chiếm 10,21% dân số, dân số nông thôn
47.353 người chiếm 89,79% dân ốs . Lao động trong độ tuổi năm 201 3 là 33.226
người; số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 30.864 người, trong đó: nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 25.851 người chiếm 85,98%; công nghiệp và xây dựng
680 người chiếm 2,26%; dịch vụ 2. 892 người chiếm 9,62% và lao động khác chiếm
2,13%. Như vậy, nguồn lực tập trung chủ yếu vẫn ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản, việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua diễn ra còn chậm.
Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có lao động chuyên sâu, tỷ lệ lao động
qua đào tạo hiện nay còn thấp khoảng 11,4%, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế - xã hội vì nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản
xuất. Mặt khác, do điều kiện địa lý không thuận lợi là vùng trũng của tỉnh Long An

2


nên hàng năm bị ngập lũ từ bốn đến năm tháng không sản xuất nông nghiệp được nên
phần lớn lao động nhàn rỗi hay có s ự dư thừa lao động và thiếu việc làm trầm trọng
vào mùa này, đi liền với tình trạng thiếu việc làm là một loạt các vấn đề xã hội nảy
sinh, đòi hỏi có những quyết sách phù hợp, đó là trở ngại thật sự cho việc phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Một thực tế hiện nay ở địa bàn nghiên cứu đó là thu
nhập của hộ gia đình từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không cao do giá lúa thấp, lợi
nhuận từ trồng lúa không cao nên có khuynh hướng người lao động chuyển đổi sang
lĩnh vực hoạt động khác với mong muốn có được thu nhập cao hơn, một số trường hợp
lao động bỏ địa phương đi làm ăn xa để có thêm khoản thu nhập gửi về cho gia đình
của họ, kéo theo một sự chuyển dịch cơ cấu lao động rất lớn ở khu vực nông thôn.
Nhận thấy nhu cầu việc làm ở nông thôn hiện nay là rất cấp thiết, việc tìm ra các
nguyên nhân thay đổi việc làm ở khu vực nông thôn hiện nay được đặt ra khá cấp bách
để giúp chính quyền địa phương có những giải pháp phù hợp nhằm tạo việc làm cho
lao động được tốt hơn, đặc biệt là lao động của vùng thường xuyê n bị ngập lũ như
huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Nghiên cứu tác động của thay đổi việc làm từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập hộ gia đình nông thôn ở huyện
Tân Hưng, tỉnh Long An là nhằm đánh giá một cách toàn diện thực trạng của quá trình
thay đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Tân Hưng trong thời gian qua, phân
tích định tính và định lượng các yếu tố tác động đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình
qua thay đổi việc làm để đề ra các giải pháp, kiến nghị các chính sách nhằm tác độn g
tới quá trình thay đổi việc làm cho người lao động theo hướng tích cực đó là mang lại
thu nhập cao hơn cho bản thân người lao động và cho hộ gia đình của họ.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc làm của lao động nông thôn thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian
nghiên cứu?
- Việc thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông

thôn ở địa bàn nghiên cứu có tác động đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình của người
lao động không? Nếu có thì thay đổi theo hướng tăng hay giảm thu nhập?
- Giải pháp nào nhằm thúc đẩy quá trình thay đổi việc làm cho lao động khu vực
nông thôn theo hướng tích cực là tăng thu nhập?

3


1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng thay đổi việc làm
từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông thôn, chỉ ra các giải
pháp tích cực thúc đẩy quá trình thay đổi việc làm của lao động nông thôn ở huyện
Tân Hưng, tỉnh Long An.
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ thể
sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của lao động tại địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình nông thôn ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
- Kiến nghị các giải pháp nhằm tác động đến thay đổi việc làm của lao động nông
thôn cho địa bàn nghiên cứu theo hướng tích cực.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ gia đình ở khu vực nông thôn tại địa bàn
nghiên cứu có lao động trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nghiên cứu sẽ
tập trung vào những người trong độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên có tham gia làm
việc của các hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn trên địa bàn nghiên cứu nhằm tìm
hiểu việc thay đổi việc làm của họ. Đối tượng phỏng vấn trực tiếp là những người chủ
hộ nếu chủ hộ nằm trong độ tuổi lao động hoặc những người lao động chính của hộ gia
đình (người có khả năng ảnh hưởng mạnh đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình)

nếu người chủ hộ đã quá tuổi lao động.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Thay đổi việc làm của lao động nông thôn từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu vùng nông thôn thuộc huyện Tân Hưng tỉnh
Long An, sử dụng kết quả khảo sát thực tiễn một số xã trên địa bàn huyện. Đề tài chọn
3 xã đại diện cho huyện để tiến hành khảo sát, lấy mẫu thực hiện nghiên cứu là xã
Vĩnh Đại, Hưng Thạnh và Hưng Điền.
4


Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thay đổi việc làm của lao động nông
thôn trên địa bàn huyện từ năm 2012 đến năm 2014.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa định tính và định lượng để chỉ ra các vấn đề mấu chốt về lý luận và
thực tiễn lao động, việc làm, thu nhập hộ gia đình nông thôn, đồng thời xác định được
các yếu tố tác động đế n việc thay đổi thu nhập qua thay đổi việc làm của lao động
nông thôn từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Những phân tích định lượng nhằm
kiểm định tác động của các yếu tố, đo lường mức độ tác động và dự báo xu thế thay
đổi đó của lao động nông thôn trong thời gian tới.

1.5.1 Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sơ bộ thông qua việc tham vấn trực tiếp ý
kiến của các chuyên gia am hiểu và quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã
hội nhằm tìm hiểu thêm thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đối tượng tham
vấn bao gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cấp huyện các phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Kinh tế
và Hạ tầng. Cấp xã gồm Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách V ăn hóa Xã hội, cán bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Thảo luận, phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình
nông thôn trong vùng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn (xem ở phụ lục 1, phụ
lục 2).

1.5.2 Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các phương
pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu thô, tính các giá trị trung bình và lập bảng
phân phối tần số... nhằm mô tả thực trạng lao động việc làm của người lao động tại
vùng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Sử dụng phương pháp này để phân
tích các yếu tố tác động đến việc thay đổi thu nhập qua thay đổi việc làm từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

5


1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi nghề nghiệp, việc làm, thu
nhập hộ gia đình ở khu vực nông thôn tuy đã được các nghiên cứu trước thực hiện ở
nhiều địa phương khác nhau nhưng chưa được thực hiện tại khu vực nghiên cứu của đề
tài này. Tác giả chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu đã thực hiện trước đây về thay đổi
việc làm của lao động nông thôn của tỉnh Long An nói chung và huyện Tân Hưng nói
riêng, đặc biệt là lao động nông thôn ở vùng thường xuyên bị ngập lũ trong năm và
vùng biên giới c ó điều kiện phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn như ở huyện
Tân Hưng.
Đề tài nghiên cứu chỉ ra được các yếu tố tác động đến thay đổi thu nhập từ việc
thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông thôn ở
huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Điều đó có ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho các
cơ quan quản lý và các hộ dân tại địa phương, qua đây giúp hiểu rõ hơn đặc điểm lao

động nông thôn của người dân vùng lũ, vùng biên giới và những nhu cầu thực tế của
họ trên cơ sở đó có những gợi ý chính sách tác động phù hợp với nhu cầu thực sự của
người lao động hay gợi ý chính sách phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình thay đổi
việc làm theo hướng tích cực và phù hợp hơn cho người lao động, giúp họ nâng cao
thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

1.7 Cấu trúc luận văn
Luận văn nghiên cứu sẽ được trình bày trong 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu; mục
tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu và điểm mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày nh ững cơ sở lý thuyết liên quan đến việc làm và thay đổi
việc làm của người lao động và thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Trình
bày tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và đặc điểm về kinh tế - xã
hội của địa bàn nghiên cứu. Từ đó, xác định các yếu tố tác động đến thay đổi thu nhập

6


qua thay đổi việc làm của lao động nông thôn để đưa ra mô hình nghiên c ứu đề xuất
trong chương 3 và trình bày kết quả nghiên cứu định tính.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu,
phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Chương 4: Phân tích kết quả
Trình bày kết quả nghiên cứu (phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân
tích kết quả của mô hình kinh tế lượng), xác định các yếu tố tác động đến thay đổi thu
nhập qua thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông

thôn ở huyện Tân Hưng tỉnh Long An.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm
tác động đến thay đổi việc làm của lao động nông thôn cho địa bàn nghiên cứu theo
hướng tích cực nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình ở khu vực nông thôn, cuối chương
này cũng nêu ra nh ững hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.

7


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này sẽ trình bày các khái niệm về lao động, việc làm, thu nhập và thu
nhập hộ gia đình ; các lý thuyết liên quan đến việc làm, thay đổi việc làm và các lý
thuyết về thu nhập hộ gia đình, các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình; trình
bày các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và thực trạng lao động, việc làm ở
nông thôn hiện nay, từ đó xác định các yếu tố tác động đến thay đổi thu nhập qua thay
đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông thôn ở huyện
Tân Hưng, tỉnh Long An để đề xuất mô hình nghiên cứu.

2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm việc làm
Theo Từ điển Tiếng Việt (2003, trang 1115), định nghĩa “việc làm là công việc
được giao cho làm và được trả công”. Khái niệm này tương đối rộng tuy nhiên mới chỉ
đề cập đến tính chất công việc được giao cho làm nhưng trong thực tế người lao động
có thể tự tạo ra việc làm mà không cần được giao việc.
Theo Bộ Tư pháp (2012), việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật cấm. Theo Tổng cục Thống kê (2012), cho rằng mọi hoạt động lao

động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việc làm. Các hoạt động được
xác định là việc làm bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền và
bằng hiện vật; những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập
cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc bằng hiện vật) cho công
việc đó.
Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (1998) quan niệm rằng việc làm là phạm
trù chỉ trạng thái kết hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu
sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức lao động đó. Chu Tiến Quang (2001 ) thì cho
rằng việc làm được hiểu như là hoạt động lao động có ích, không bị pháp luật ngăn
cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một
cộng đồng nào đó.

8


Từ các quan điểm trên, có thể hiểu việc làm là hoạt động lao động của các cá
nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập có thể được trả công bằng tiền, hiện
vật, trao đổi công hoặc có thể tự làm để tạo thu nhập, tạo lợi ích cho gia đình mà
không hưởng tiền công, tiền lương.
Đối với khái niệm về người có việc làm thì t heo Tổ chức Lao động Quốc tế
(1983), khái quát rằng người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó
được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự
thỏa mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình. Theo Tổng cục Thống kê (2012), cho
rằng “dân số có việc làm bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên: (i). trong tuần
nghiên cứu đã làm việc ít nhất 1 giờ như những người làm công ăn lương, hay đang
sản xuất/kinh doanh, hoặc lao động trên ruộng vườn/trang trại của chính họ, và (ii). tuy
không làm việc nhưng đã có một công việc để trở lại mà trong tuần qua họ chỉ tạm
thời nghỉ việc do ốm đau, tranh chấp lao động, nghỉ hè/nghỉ lễ/đi du lịch…, do thời tiết
xấu, do máy móc/công cụ sản xuất bị hỏng hoặc các lý do tương tự khác. Họ vẫn tham
gia vào công việc thể hiện qua hình thức vẫn được nhận tiền lương, tiền công hoặc các

khoản thanh toán liên quan khác… và chắc chắn họ sẽ trở lại làm việc sau thời gian
tạm nghỉ”.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (1983) , chỉ ra rằng người thiếu việc làm là
những người làm việc dưới 36 giờ một tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm việc.
Còn thất nghiệp là tình trạng tồn tại của những người lao động muốn có việc làm
nhưng không tìm đư ợc việc làm vì những lý do ngoài ý muốn của họ, do đó không có
thu nhập. Theo Tổng cục Thống kê (2012), thì người thất nghiệp là những người trong
độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc
nhưng chưa có việc làm. Như vậy, người thất nghiệp là những người trong tuần nghiên
cứu không làm việc, nhưng đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm và sẵn sàng
làm việc. Những người không làm việc, sẵn sàng và có nhu cầu làm việc nhưng hiện
không tìm việc do: giãn việc, thời tiết xấu, công việc thời vụ, đang chuẩn bị để bắt đầu
công việc mới hoặc các hoạt động kinh doanh sau tuần nghiên cứu, bận việc gia đình,
ốm đau tạm thời, tin rằng không tìm được việc làm do hạn chế về sức khỏe, trình độ
chuyên môn không phù hợp cũng được phân loại là người thất nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê (2012), việc làm được phân thành các loại như sau:

9


- Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc: có việc làm ổn định, việc làm tạm
thời, việc làm đủ thời gian, việc làm không đủ thời gian, việc làm chính, việc làm phụ.
Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm
thường xuyên trong năm. Người lao động có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên là
người có việc làm ổn định, ngược lại dưới 6 tháng là những người có công việc tạm
thời.
Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ làm việc
trong một tuần. Người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng
36 giờ hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn
giờ chế độ qui định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại là người có việc làm đủ

thời gian, ngược lại người có việc làm không đủ thời gian là những người có số giờ
làm việc trong tuần tham khảo dưới 36 giờ hoặc ít hơn giờ theo chế độ qui định đối với
các công việc nặng nhọc, độc hại mà vẫn có nhu cầu làm đủ giờ.
Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ
thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó. Việc làm chính là công việc mà
người thực hiện dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác. Việc làm phụ là công
việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. Trong trường
hợp việc làm chính và việc làm phụ có thời gian bằng nhau thì việc làm nào có thu
nhập cao hơn được xem là việc làm chính.
- Căn cứ vào tính chất công việc: có việc làm nông nghiệp hay còn gọi là hoạt
động nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp hay hoạt động phi nông nghiệp. Trong
nghiên cứu này, việc làm nông nghiệp là các công việc liên quan đến cây trồng, vật
nuôi, còn việc làm phi nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất khác ngoài việc
làm nông nghiệp như các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế
và hộ gia đình (ví dụ như: sửa xe, làm gia công, bán hàng rong,...).
- Ngoài ra, việc làm còn có thể phân loại theo nhiều hình thức khác nhau như:
việc làm được trả công, tự tạo việc làm.
Việc làm được trả công: Bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà người nhận
tiền lương, tiền công... phải hoàn thành trong một thời gian nhất định với yêu cầu cụ
thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi trả lương, trả công quy
định, không phân biệt người đó hoặc nơi đó là cá thể hay cơ quan, doanh nghiệp... Hợp
đồng lao động (bằng giấy hoặc thỏa thuận miệng) cho phép họ nhận được tiền lương,
10


tiền công cơ bản mà khoản thu nhập này không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả hoạt
động của cơ quan, đơn vị nơi họ làm việc.
Việc tự làm: Là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận thu
được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Việc tự làm gồm các công việc tự
làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế hộ của gia đình mình không

hưởng tiền lương, tiền công.

2.1.2 Khái niệm về lao động
Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2013) lao động là hoạt động có ý
thức của con người, đó là quá trình con ngư ời sử dụng công cụ lao động tác động lên
đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và xã
hội.
Theo Bộ Tư pháp (2012), lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người,
tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Người lao
động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Theo Bộ Tư pháp (2012), lao động được phân thành các loại như sau: lao động
đang làm việc, lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi, lao động khu vực nông
thôn, thành thị...
Lao động đang làm việc: Là những người đang làm việc để tạo ra thu nhập, thời
gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia.
Lao động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổi lao động mà bao gồm những
người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động.
Lao động trong độ tuổi: Là những lao động trong độ tuổi theo qui định của nhà
nước có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc cho xã hội. Theo
qui định của bộ luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến hết 60 tuổi đối
với nam và từ 15 đến hết 55 tuổi đối với nữ.
Lao động ngoài độ tuổi: Là những lao động chưa đến hoặc quá tuổi lao động qui
định của nhà nước, bao gồm nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi và thanh niên dưới 15
tuổi.

11



Lương Mạnh Đông (2008) định nghĩa lao động nông thôn là những người thuộc
lực lượng lao động và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông thôn. Dương Ngọc Thành
và Nguyễn Minh Hiếu (2013) thì cho rằng lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt
động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất của những người lao động nông thôn.
Do đó, lao ộđng nông thôn bao gồm lao động trong các ngành nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ nông thôn. Đặc điểm của lao động nông thôn là rất dồi dào và đa
dạng về độ tuổi, chuyên môn, trình độ sản xuất... do cơ cấu lao động nông nghiệp hiện
nay còn lớn, mặt khác lao động nông thôn mang tính thời vụ cao do phụ thuộc vào quá
trình sản xuất nông nghiệp.
Đặng Kim Sơn (2009) đưa ra quan niệm về lao động nông nghiệp và lao động phi
nông nghiệp. Theo đó, tác giả cho rằng lao động được coi là hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp nếu số ngày trong năm mà cá nhân đó làm nông nghiệp nhiều hơn số
ngày làm hoạt động nông nghiệp.

2.1.3 Khái niệm về hộ gia đình
Hộ gia đình: Theo Haviland (2003, trích bởi Phạm Tấn Hòa, 2014 ) cho rằng hộ
gia đình hay còn gọi đơn gi ản là hộ, là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm
người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Theo Tổng cục Thống
kê (2013), hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn
chung. Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hoặc
không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi
dưỡng; hoặc kết hợp cả hai. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những
người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng
hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Hộ là tập hợp những người có cùng chung mối quan hệ với
nhau (có chung huyết thống hoặc là con nuôi, người tì nh nguyện và được sự đồng ý
của các thành viên trong hộ công nhận), sống trong cùng một gia đình và được pháp
luật công nhận, cùng sinh sống và phát triển kinh tế theo sự phân công lao động đã
được thiết lập từ trước.

2.1.4 Khái niệm về thu nhập, thu nhập hộ gia đình

Thu nhập: Theo Samuelson và Nordhause (1997) thu nhập là số tiền thu được
hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm). Theo Tổng cục Thống kê (2012), định nghĩa thu nhập
12


là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1
tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được khi bỏ sức lao động
một cách chính đáng được gọi là thu nhập.
Thu nhập hộ gia đình: Theo Singh và cộng sự (198 6, trích bởi Phạm Tấn Hòa,
2014) thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông
nghiệp. Nguyễn Hải (1995) cho rằng thu nhập bao gồm các khoản thu được do lao
động (như tiền lương, tiền công, thù lao lao động, thu nhập bằng tiền và hiện vật trong
kinh tế hộ gia đình) và các khoản thu nhập nhận được ngoài lao động (bao gồm các
khoản phụ cấp hưu trí, thương tật, ốm đau, thai sản, an dưỡng, học bổng, các khoản
chuyển nhượng, trúng xổ số, lãi tiết kiệm,…). Theo Tổng cục Thống kê (2012), đã đưa
ra định nghĩa cụ thể hơn về thu nhập của hộ đó là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy
thành tiền sau khi đã tr ừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được
trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Thu nhập của hộ bao gồm các khoản
thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau
khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu khác được tính vào
thu nhập như thu cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu không tính vào thu
nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển
nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Văn Hải (2011) phân chia thu nhập dựa vào các hoạt động sau:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: bao gồm các khoản thu nhập do
trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động liên quan
tới nông nghiệp.
Thu nhập các hoạt động phi nông nghiệp: bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt

động các ngành nghề tự sản xuất, ngành nghề cá thể đó là các ngành tự do, có thể mua
bán, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp; các khoản
thu nhập từ tiền lương, tiền công, hưu trí, trợ cấp học bổng...
Các khoản thu nhập khác: Bao gồm các khoản thu từ việc cho thuê, quà biếu, cho
tặng, lãi cho vay...

13


2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Các lý thuyết về việc làm và thay đổi việc làm
 Việc làm, thay đổi việc làm theo quan điểm của các nhà kinh tế học
Nghiên cứu sự thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có thể vận
dụng mô hình việc làm, cung cầu, dịch chuyển lao động, gia tăng và biến động việc
làm. Các mô hình kinh tế có liên quan đến việc làm và thất nghiệp nổi tiếng trong
trường phái cổ điển là Adam Smith và David Ricardo, lý thuyết việc làm của Jonh
Meynard Keynes, Harrod – Domar, Fisher và trường phái tân cổ điển là Robert Solow,
A. Samuelson, Lewis... ngày nay còn ảnh hưởng đến các chính sách việc làm của các
nền kinh tế.
Smith (1776) cho ằr ng trong điều kiện thị trường cạnh tranh tự do, bàn tay vô
hình đảm bảo quân bình và hoàn hảo trong xã hội, đạt được phúc lợi cá nhân và phúc
lợi chung, tác giả cho rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết và không
thấy sự cần thiết điều tiết của nhà nước. Các mô hình này có 4 hướng để làm tăng việc
làm đó là: cải tiến tổ chức, dự báo tốt để tránh thất nghiệp cơ cấu; hạ thấp độ phi thỏa
dụng biên của lao động qua tiền lương thực tế; tăng thêm năng suất biên vật chất của
lao động trong các ngành sản xuất hàng hóa cho người ăn lương; tăng giá hàng hóa
không giành cho người ăn lương so với giá các hàng hóa khác. Ngoài ra, tác giả cũng
khẳng định năng suất ngành nông nghiệp chắc chắn tăng thấp hơn ngành công nghiệp
vì nông nghiệp luôn kém lợi thế về chuyên môn h óa và phân công lao động. D o đó,
đương nhiên công nghiệp cần được ưu tiên phát triển hơn. Vì vậy, việc làm trong nông

nghiệp có xu hướng giảm dần và chuyển sang khu vực công nghiệp.
Ricardo (1817) chỉ ra rằng vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp trong giai
đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa là cung cấp lương thực, thực phẩm. Khi đô thị
và công nghiệp phát triển, lao động rút nhiều về đô thị, mức lương bình quân xã hội
tăng lên, tạo ra thị trường lớn về tiêu dùng lương thực, thực phẩm.
Sự thay đổi trong việc làm ở khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp cũng
đã được nhà kinh tế học Fisher nghiên cứu và phân tích khá rõ theo quy luật tăng năng
suất lao động. Theo Fisher (1935) thì số lượng việc làm được tạo ra phụ thuộc vào
năng suất lao động, trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
việc làm cao hơn so với khu vực nông nghiệp, ông thấy rằng việc tăng cường sử dụng
14


máy móc và các phương pháp trồng trọt mới đã tạo điều kiện ch o người nông dân có
thể phát triển sản xuất, giúp giải phóng được một lực lượng lao động nông nghiệp ra
khỏi khu vực nông thôn để chuyển sang làm việc ở môi trường hiện đại hơn.
Keynes (1936) kết luận rằng tăng đầu tư làm tăng tổng cầu và tăng việc làm, đầu
tư đóng vai trò quyết định qui mô việc làm vì vậy nhà nước có vai trò chủ động can
thiệp đến tổng cầu, sản lượng và việc làm của nền kinh tế. Lý thuyết của Keynes đã
chỉ ra hướng ứng dụng chính sách quan trọng là phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu
nhập của cư dân nông thôn. Một khi dân số nông thôn còn chiếm đa số trong xã hội thì
hoạt động xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông
thôn, gắn kết lao động nông thôn với hoạt động phi nông nghiệp sẽ góp phần thu hẹp
khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Về tăng trưởng và sự đóng góp của lao động, trường phái tân cổ điển đại diện
chính là Robert Solow. Solow (1957) đã lấy hàm sản xuất Cobb-Gouglas làm cơ sở
biểu thị cho mối quan hệ giữa sản lượng, vốn và lao động, cho thấy tổng mức cung của
nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất là vốn, lao động, tài
nguyên và công nghệ.
Đề cập đến tay nghề và kỷ năng của người lao động tác động đến chuyển dịch lao

động, việc làm của người lao động, theo đó Caselli và Coleman (2001) hay theo Luca
(2004) đều cho rằng việc đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng và tay nghề là yếu tố
quan trọng hạn chế chuyển dịch lao động, việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực khác. Nếu lao động có trình độ tay nghề thấp, thể lực yếu, kỷ luật kém thì chỉ có
thể làm việc trong các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ giãn đơn tạo ra giá trị gia
tăng thấp, dẫn đến cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, việc làm ít tạo ra và ngược lại.

 Thay đổi việc làm theo mô hình hai khu vực của Lewis và Oshima
Mô hình nổi tiếng nghiên cứu sự dịch chuyển việc làm từ khu vực nông thôn sang
khu vực thành thị là của Arthur Lewis.
Lewis (1954) đưa ra mô hình giả định nền kinh tế có hai khu vực chính là nông
nghiệp với đặc trưng lạc hậu và dư thừa lao động và công nghiệp là đại diện cho khu
vực hiện đại đang thu hút lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang. Nhờ có quá trình
chuyển dịch lao động này việc làm ở nông thôn giảm đi, việc làm trong ngành công
nghiệp hiện đại tăng lên. Trong mô hình này, tác giả cho rằng lĩnh vực nông nghiệp có
lao động dư thừa do đất đai có hạn nên khi số lượng lao động trong nông nghiệp tăng
15


sẽ làm cho năng suất lao động biên tiến dần tới 0. Hệ quả là sản lượng nông nghiệp sẽ
tiến tới giới hạn và không tăng lên được nữa mặc dù lao động trong khu vực nông
nghiệp tăng. Do đó, khu vực công nghiệp có thể rút lao động ra khỏi nông nghiệp mà
hầu như không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp, ngược lại còn làm tăng năng
suất lao động trong nông nghiệp. Quá trình này sẽ tiếp tục đến khi nào tiền lương trong
hai khu vực cân bằng. Nông nghiệp đóng vai trò thụ động trong phát triển kinh tế, là
nơi cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp và ít đóng góp tích lũy vốn để công
nghiệp hóa. Ngoài ra, tác giả cũng đã khẳng định tầm quan trọng của yếu tố vốn trong
nghiên cứu của mình khi ông cho rằng nếu như khu vực hiện đại càng tăng thêm vốn
thì năng suất lao động càng tăng, do đó sẽ thu hút hết lượng lao động dư thừa ở khu
vực nông thôn sang làm việc tại thành thị. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của người

lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu.
Oshima (1989) sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực công nghiệp và
nông nghiệp dựa trên sự khác biệt của các nước Châu Á với các nước Âu, Mỹ với
những đặc trưng là nông nghiệp lúa nước, có tính thời vụ cao, thiếu lao động lúc mùa
cao điểm và thừa lao động lúc nông nhàn, tác giả đã đi đến kết luận quá trình phát triển
phải qua ba giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng. Mục tiêu của giai
đoạn này là tạo việc làm cho lao động nông nhàn theo hướng tăng cường đầu tư cho
nông nghiệp, qua đó làm tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số
ngày càng tăng, làm tiền đề cho phát triển công nghiệp.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư cho cả
nông nghiệp và công nghiệp theo chiều rộng. Ở giai đoạn này do thực hiện sản xuất
nông nghiệp trên qui mô lớn, thực hiện đa dạng hóa sản xuất, xen canh, tăng vụ, phát
triển các ngành chế biến lương thực, thực phẩm... nên làm tăng số lượng việc làm và
nâng cao tính hàng hóa của sản xuất kéo theo phát triển các ngành công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, sản xuất nông cụ, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp kết
quả làm cho nông nghiệp phát triển tạo tiền đề mở rộng thị trường cho sản phẩm công
nghiệp, làm tăng qui mô sản xuất công nghiệp và nhu cầu dịch vụ từ đó xuất hiện hiện
tượng dân di cư từ nông thôn ra thành thị để phát triển các ngành công nghiệp và dịch
vụ hỗ trợ. Quá trình này diễn ra liên tục trong nhiều năm.
16


- Giai đoạn 3: Là giai đoạn phát triển các ngành theo chiều sâu. Ở giai đoạn cuối
này, tác giả đưa ra quan điểm đầu tư là tăng cường sử dụng máy móc thiết bị để thay
thế và tiết kiệm lao động nông nghiệp, từ đó có thể chuyển lao động từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp, phát triển công
nghiệp theo hướng xuất khẩu, giảm dần các ngành sản xuất có dung lượng lao động
cao để tăng tỷ trọng các ngành sản xuất có dung lượng vốn cao và kết quả của giai

đoạn này là hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp tăng,
cầu về lao động giảm dần, sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng, nền kinh tế
đạt mức độ phát triển cao nhất.
Như trình bày ở trên, c ó thể tóm tắt mô hình hai khu vực của Oshima như sau:
mô hình bắt đầu từ việc vẫn giữ nguyên lao động trong nông nghiệp nhưng tạo công ăn
việc làm cho lao động nông nhàn. Khi việc làm nhiều hơn, thu nhập của người nông
dân tăng lên ạt o thị trường cho công nghiệp và dịch vụ. Khi thị trường lao động trở
nên khắc khe hơn và tiền công tăng nhanh kết hợp với yêu cầu cơ khí hóa làm năng
suất lao động và thu nhập tăng từ đó có thể chuyển lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp.
Nguyễn Thị Đông (2008) kết luận rằng nếu dựa vào những giả thuyết trong mô
hình nghiên cứu của Oshima thì có thể khẳng định việc xem xét quá trình phát triển
qua ba giai đoạn là phù hợp, theo đó giai đoạn đầu cần tập trung đầu tư phát triển nông
nghiệp nhằm giải quyết lao động thất nghiệp thời vụ, tiếp theo đó đầu tư phát triển
công nghiệp do yêu cầu của nông nghiệp đặt ra nhằm giải quyết đầy đủ việc làm và
cuối cùng là đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực trong điều kiện thiếu lao động.
Như vậy, xét về dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp và dịch vụ thì hai mô hình nêu trên cùng mang đến những chính sách phát triển
kinh tế căn bản trên hai khu vực. Xuất phát từ mô hình của Lewis với khu vực công
nghiệp là đầu kéo để hút lao động từ nông nghiệp sang, đến mô hình của Oshima với
giai đoạn đầu lấy nông nghiệp là đầu đẩy làm cho lao động dư thừa ở khu vực này dẫn
đến sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
Như đã đề cập, trọng tâm của việc xem xét thay đổi việc làm của lao động nông
thôn trong đề tài này là xem xét quá trình thay đổi việc làm của lao động từ nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Sơ đồ liên kết hai khu vực sau đây, về mặt bản
17



×