Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

BÀI GIẢNG MÁY XÂY DỰNG - CHƯƠNG 1. MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 58 trang )

CHƯƠNG 1. MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN
BÀI 1 - CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI MÁY NÂNG
1. Công dụng
Máy nâng là thiết bị chủ yếu dùng để cơ giới nâng vận chuyển các loại hàng kiện,
hàng rời trong không gian, lắp ráp nhà ở, nhà công nghiệp theo từng khối lớn, dựng
lắp các loại máy móc thiết bị cho các xí nghiệp công nghiệp, xếp dỡ vật liệu trong các
kho bến bãi, trong các xưởng sửa chữa …
Máy nâng là loại máy hoạt động chu kỳ, quá trình làm việc và nghỉ của các cơ
cấu máy nâng là ngắt quãng, sen kẽ, lặp đi lặp lại,…Máy nâng gồm có các loại sau:
Kích, Palăng, tời, cần trục, máy trục kiểu cầu, cần trục cáp, thang máy.
2. Phân loại
Tuỳ thuộc vào kết cấu và công dụng, có thể chia máy trục thành các loại sau:
+ Kích: Là máy trục đơn giản, chiều cao nâng không lớn, dùng để nâng hạ vật tại
chỗ theo phương thẳng đứng.
+ Bàn tời: Dùng để kéo vật theo phương ngang hoặc nghiêng hoặc phương thẳng
đứng.
+ Palăng: Dùng để năng hạ vật theo phương thẳng đứng.
+ Cần trục: Là máy trục có tay với, nó có kết cấu hoàn chỉnh và phức tạp gồm
nhiều bộ máy như nâng hạ hàng, nâng hạ cần, bộ máy quay, bộ máy di chuyển. Các
loại cần trục thông dụng gồm có:
- Cần trục tháp.
- Cần trục cánh buồm.
- Cần trục nổi.
- Cần trục lưu động.
+ Máy trục kiểu cầu: cầu trục và cổng trục.
+ Cần trục dây cáp.
+ Thang máy.
3. Những thông số cơ bản của máy nâng
- Tải trọng nâng danh nghĩa Q là trọng lượng vật nâng lớn nhất mà máy nâng
được phép nâng; tải trọng Q gồm trọng lượng vật nâng cộng với trọng lượng bộ phận
mang hàng; được biểu thị bằng Tấn hoặc Kg.


- Chiều cao nâng H là khoảng cách từ đỉnh đường ray dưới chân máy nâng hoặc
mặt nền sân bãi đến vị trí cao nhất của cơ cấu móc hàng (tâm móc câu); được xác
định theo yêu cầu sử dụng của từng loại máy nâng và tính theo đơn vị mét
- Tầm với R hoặc khẩu độ L là khoảng cách giữa đường tâm nâng vật và tâm của
cơ cấu quay, tính theo đơn vị mét.
1


- Tốc độ làm việc gồm tốc độ nâng hạ hàng (10÷30m/ph), nâng hạ cần
(10÷30m/ph), tốc độ di chuyển máy nâng (50÷200m/ph), di chuyển xe con mang
hàng (20÷30m/ph) và tốc độ quay cần của máy nâng (1÷3v/ph).

h

o

L
vxc

H

vc

vh
n

vdc

vdc


Q

vh

R

Hình 1.1 - Những thông số cơ bản của máy nâng

- Năng suất của máy nâng:
N=

3600
Q.k q .k t
T

(T/h)

Trong đó: Q - Tải trọng nâng danh nghĩa (T), T - Thời gian 1 chu kỳ công tác (s),
kq - Hệ số sử dụng tải trọng, kt - Hệ số sử dụng thời gian.
4. Các bộ máy tiêu biểu của máy nâng
- Bộ máy nâng hạ hàng: Trong máy nâng có một hoặc nhiều bộ máy tuỳ thuộc
vào công dụng và phạm vi sử dụng của nó. Người ta có thể dùng động cơ điện, thuỷ
lực hoặc động cơ đốt trong; nếu là động cơ đốt trong thì phải đi kèm với ly hợp và bộ
đổi chiều quay.
3
2

1

4


Hình 1.2 - Bộ máy nâng hạ hàng
1. Động cơ, 2. Khớp nối và phanh, 3. Hộp giảm tốc, 4. Tang quấn cáp

- Bộ máy thay đổi tầm với (có hai phương pháp): Có thể thay đổi bằng góc
nghiêng của cần đối với máy nâng có cần; thay đổi bằng xe con mang hàng di chuyển
trên bản cánh phía dưới của cần đặt nằm ngang.
2


7
6

5

1 - §éng c¬

1

2

6 - CÇn

3
4

8

5 - Côm Puly n©ng cÇn


α

- H3.3 S¬ ®å c¬ cÊu n©ng h¹ cÇn

Hình 1.3 - Sơ đồ bộ máy nâng hạ cần

- Bộ máy di chuyển: Thường sử dụng các loại cơ cấu di chuyển bánh lốp, bánh
xích, di chuyển bằng bánh sắt; một số xe con mang hàng của cần trục tháp, cổng trục
dùng bộ máy di chuyển cáo kéo.
1

2

3
4

5

- S¬ ®å c¬ cÊu di chuyÓn( ray)
1 - §éng c¬

4 - B¸nh thÐp

2 - Phanh khíp nèi
3 - Hép gi¶m tèc

5 - Ray

Hình 1.4 - Sơ đồ bộ máy di chuyển bánh sắt


- Bộ máy quay: Dùng truyền động cơ khí, bằng truyền động cáp kéo.
BÀI 2 - MÁY TRỤC ĐƠN GIẢN
1. Tời: Tời là một máy nâng đơn giản, dùng để nâng hoặc kéo vật di chuyển trên mặt
ngang hoặc nghiêng, dẫn động tời có thể bằng tay hoặc bằng động cơ. Tời có thể
dùng độc lập hoặc là bộ phận trong các máy nâng khác.
a. Tời quay tay
Sức nâng, kéo của nó từ 0,5 đến 5 tấn. Tời thường được sử dụng ở những nơi
không có nguồn điện lưới hoặc địa hình chặt hẹp, hiểm trở các loại máy nâng hiện đại
khác không vào được hoặc khối lượng công việc ít, mã hàng đơn lẻ.
3


Khi làm việc tời được neo chặt trên nền hoặc trên tường, phải neo kẹp chắc chắn,
đảm bảo chịu được hai lần lực kéo danh nghĩa. Tời phải có phanh tự động hoặc dùng
tay quay an toàn, đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc; dùng tang trơn có thành
bên quấn nhiều lớp cáp; bộ truyền bánh răng hoặc trục vít không tự hãm để hở, các
trục thường là ổ trượt bôi trơn bằng dầu. Vỏ và bệ tời thường để hở, dùng hai bản
thép liên kết với nhau bằng những thanh rằng có thể điều chỉnh và tháo ra được.
b. Tời máy
Gồm các loại tang quay hai chiều, tời nhiều cấp tốc độ. Tời máy dùng để nâng
hoặc kéo vật nặng có tải trọng từ 0,5 đến 10 tấn, có thể được sử dụng độc lập hoặc
lắp trên các máy nâng khác. Các bộ phận chủ yếu của nó gồm động cơ, hộp giảm tốc,
phanh, khung giá đỡ,...
Hình 1.5 - Tời máy
1. Tang tời, 2. Hộp giảm tốc, 3. Động cơ,
4. Khớp nối và phanh, 5. Puly, 6. Móc câu

2. Palăng
Được sử dụng trong công việc sửa chữa, lắp ráp; palăng có kết cấu nhỏ gọn, trọng
lượng nhẹ, thường được treo vào các dầm, giá chuyên dùng. Palăng có hai loại là

palăng tay và palăng điện.

Hình 1.6 - Pa lăng
a. Pa lăng đơn, b. Pa lăng kép

Palăng điện dùng ở nơi có khối lượng xếp dỡ nhiều, chiều cao nâng đòi hỏi tương
đối lớn, có thể sử dụng độc lập hoặc làm bộ máy nâng trong các máy nâng có nhiều
chức năng hơn.
Sức nâng của palăng điện thường từ 0,1 đến 10 tấn, chiều cao nâng từ 6 đến 8m,
khi cần có thể tới 30 m, vận tốc nâng khoảng 3 đến 15 m/ph. Nó được chế tạo từ vật
liệu có độ bền cao, thường dùng bộ truyền hành tinh trong tang tời và bố trí hai
phanh: một phanh điện từ để thắng động năng rôto động cơ trong quá trình phanh,
4


một phanh tự động đóng phanh nhờ trọng lượng vật nâng để hãm giữ vật và điều
chỉnh tốc độ hạ vật. Palăng điện có kết cấu rất đa dạng, nhỏ gọn, an toàn cao, thường
không đòi hỏi người lái chuyên nghiệp.
BÀI 3 - CẦN TRỤC THÁP
1. Đặc điểm
Cần trục tháp là loại máy nâng có cột tháp cao, đỉnh tháp lắp cần đài, quay được
toàn vòng, dẫn động điện độc lập, nguồn điện sử dụng từ mạng điện công nghiệp. Nó
được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cao tầng, xây dựng công nghiệp, lắp ráp
thiết bị trên cao...
Đối với cần trục tháp phục vụ xây dựng nhà cao tầng: Tải trọng nâng từ 3 ÷ 8 tấn,
tầm với 20 ÷ 42 m, chiều cao nâng H = 32 ÷ 40 m, đặc biệt có thể tới 80m. Tốc độ di
chuyển cần trục từ 15 ÷ 30 m/ph; tốc độ nâng từ 15 ÷ 30 m/ph; tốc độ quay 0,5 ÷ 0,8
v/ph.
Đối với cần trục phục vụ xây dựng công nghiệp, lắp ráp máy, sức nâng có thể đến
80 tấn, thường từ 5 ÷ 15 tấn, tầm với lớn nhất 31 ÷ 40 m, chiều cao nâng H = 60 ÷ 80

m. Tốc độ di chuyển từ 6 ÷ 9,6 m/ph; tốc độ nâng từ 9,6÷12 m/ph; tốc độ quay từ
0,16 ÷ 0,32 m.
2. Phân loại
- Theo đặc tính thay đổi tầm với chia thành: Cần trục tháp thay đổi tầm với bằng
góc nghiêng cần và cần trục tháp thay đổi tầm với bằng xe con mang hàng.
- Theo dạng kết cấu của bộ phận quay: cần trục có tháp quay và cần quay.
- Theo yêu cầu sử dụng: Cần trục tháp đặt cố định và cần trục tháp di động.
- Theo khả năng lắp đặt ngoài công trường: cần trục tháp tự dâng và cần trục tháp
tự leo.
3. Cấu tạo, hoạt động
a. Cần trục tháp có tháp không quay (cần và mũ tháp quay)
- Ở cần trục này tất cả các bộ máy và đối trọng đều đặt trên cao, tính ổn định kém
nhưng tháp không chịu xoắn lớn nên có thể giảm nhẹ kết cấu so với loại tháp quay.
- Cấu tạo gồm có: cụm móc câu, cần đặt nằm ngang, xe con mang hàng di chuyển
trên má dưới của cần, mũ tháp có thể quay tương đối với đỉnh tháp, trên mũ tháp lắp
chốt với cần và thanh dầm (trên thanh dầm có đặt đối trọng và tời nâng hạ hàng); ca
bin điều khiển bên trong đặt các thiết bị động lực và điều khiển, tháp có dạng dàn, tời
cáp kéo xe con mang hàng, đối trọng, khung giá di chuyển có đặt các cụm bánh xe di
chuyển trên đường ray chuyên dùng. Cơ cấu quay gồm vành răng lớn ghép chặt vào
đỉnh tháp, nó được lắp với bánh răng hành tinh của bộ máy quay đặt trên mũ tháp.

5


5

3
4

2


1

Hỡnh 1.7 - Cn trc thỏp loi cn quay
1. Thỏp, 2. i trng, 3. Cn, 4. Cabin iu khin, 5. Xe con mang hng

b. Cn trc thỏp cú thỏp quay

- Sơ đồ cấu tạo cần trục tháp cột tháp quay
1 - Đuờng ray
2 - Bộ di chuyển bánh thép
3 - Khung đỡ
4 - Cụm tời nâng hạ hàng
5 - Cụm tời nâng hạ cần
6 - Đối trọng

7 - Cụm puly di động
8 - Đoạn tháp dâng
9 - Cột tháp
10 - Ca bin
11 - Cần
12 - Puly móc câu

13 - Puly đầu cột
14 - Puly đầu cần
15 - Mâm xoay

Hỡnh 1.8 - Cn trc thỏp loi thỏp quay
6



- Trọng tâm của toàn bộ cần trục đặt dưới thấp, các bộ máy và đối trọng đều được
đặt trên toa quay, do đó dễ tháo lắp, di chuyển thuận tiện và ổn định.
- Cấu tạo gồm có: cụm móc câu, cần, đỉnh tháp, ca bin điều khiển, tháp, tời nâng
cần, đối trọng, tời nâng hàng, tời di chuyển xe con, bộ máy quay, toa quay, bộ phận
tựa quay, trọng lượng dằn, khung giá di chuyển, cụm bánh xe di chuyển. Ngoài ra cần
trục tháp còn có các thiết bị đảm bảo an toàn như thiết bị hạn chế tải trọng nâng,
chiều cao nâng, góc nghiêng cần, hạn chế hành trình di chuyển, báo tốc độ gió,...
BÀI 4 - CẦN TRỤC CƠ ĐỘNG
1. Đặc điểm
- Cần trục cơ động là loại máy trục có cần quay được toàn vòng, tự hành với tốc
độ di chuyển nhanh, được sử dụng rộng rãi trong lắp ráp, phục vụ công tác xếp dỡ
hàng hoá, hàng rời hoặc hàng kiện... Cần trục cơ động có các bộ máy nâng hạ hàng,
nâng hạ cần, quay cần trục và di chuyển.
- Sức nâng của cần trục cơ động thường là 6,3; 10; 16; 25; 40; 63; 100; 150; 250
tấn; trường hợp đặc biệt có thể tới 300 tấn.
- Các loại cần trục cơ động gồm: cần trục ôtô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh
xích, cần trục đường sắt, cần trục máy kéo,…
- Cần trục cơ động gồm có các bộ máy sau: Cơ cấu nâng hạ hàng, cơ cấu nâng hạ
cần, cơ cấu quay, cơ cấu di chuyển, thiết bị an toàn, chiếu sáng.
2. Cấu tạo, hoạt động của cần trục bánh xích

Hình 1.9 - Cần trục bánh xích
1. Bộ di chuyển bánh xích, 2. Động cơ và ca bin điều khiển, 3. Cần, 4. Móc câu

7


BÀI 5 - MÁY VẬN CHUYỂN
5.1. BĂNG TẢI

1. Đặc điểm
Băng tải là một máy vận chuyển liên tục, được sử dụng rộng rãi trong các hầm
mỏ, xí nghiệp, trên các công trường xây dựng, bến bãi, nhà ga, dùng để vận chuyển
các loại hàng hoá, vật liệu rời, vật liệu có cục nhỏ, vật liệu dính ướt, các loại hành
kiện,... trong một khoảng không xa.
2. Cấu tạo - hoạt động
a. Cấu tạo (hình vẽ)
1

2

3

4

5
6

Hình 1.10 - Băng tải
1. Phễu cấp vật liệu, 2. Con lăn đỡ nhánh không tải, 3, Khung băng, 4. Con lăn đỡ nhánh có tải,
5. Cơ cấu căng băng, 6. Thiết bị dỡ vật liệu.

b. Hoạt động
- Khi động cơ hoạt động, sẽ truyền chuyển động quay qua cơ cấu truyền động tới
tang trống chủ động, tang trống chủ động quay, nhờ có ma sát giữa tang trống chủ
động và băng đai mà băng đai chuyển động theo.
- Vật liệu được rót vào băng cùng chuyển động theo băng và được dỡ ra khỏi
băng qua tang trống chủ động hay được dỡ bằng thiết bị dỡ liệu.
- Các con lăn đỡ có tác dụng dỡ băng ở nhánh làm việc và không làm việc. Thiết
bị căng băng làm cho băng không bị trùng để tránh ảnh hưởng tới sự làm việc của

băng.
- Khi băng làm việc theo phương nghiêng cần phải có thiết bị an toàn đề phòng
băng quay ngược lại làm đổ vỡ hàng hoá và gây tại nạn cho người.
- Khi vận chuyển hàng hoá đi xa, người ta dùng nhiều băng tải nối tiếp nhau làm
thành một đường dài.
3. Năng suất
- Khi vận chuyển các vật liệu rời:
N = 3600. F. v (m3/h) hoặc

N = 3600.F. v. γ (kg/h)

- Khi vận chuyển các loại hàng cục, hàng kiện:
8


N = 3600. v.

G0
t

(kg/h)

Trong đó: F- Diện tích mặt cắt ngang của dòng vật liệu trên băng (m2), v - Vận
tốc chuyển động của băng (m/s), γ - Trọng lượng riêng của vật liệu (kg/m3), G0 Trọng lượng kiện hàng (kg), t - Khoảng cách trọng tâm giữa hai giữa hai kiện hàng
nối tiếp nhau (m).
5.2. BĂNG GẦU
1. Đặc điểm
Trong vận chuyển bằng băng gầu vật liệu được vận chuyển trong các gầu riêng
biệt theo phương thẳng đứng hoặc theo phương nghiêng với góc nghiêng không nhỏ
hơn 600. Băng gầu được sử dụng rộng rãi trong các trạm BTNN, nhà máy sản xuất

BTXM,…
Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, có khả năng nâng được vật liệu lên cao tương đối
lớn (35÷50m), năng suất cao (5÷140m3/h)
Nhược điểm: khả năng chịu tải kém, cần có các thiết bị hỗ trợ cho quá trình nạp
liệu, việc tính toán phức tạp.
2. Phân loại
- Theo thiết bị kéo gầu: băng gầu cao su, băng gầu xích.
- Theo phương pháp cấp liệu: gầu tự xúc, xúc cưỡng bức.
- Theo khả năng di chuyển: Băng gầu tĩnh, băng gầu di động.
- Theo tính chất làm việc: băng gầu kín, băng gầu hở.
3. Cấu tạo, hoạt động
a. Cấu tạo (hình vẽ)
1
2

3
8

7

4
5
6

Hình 1.11 - Băng gầu
1. Đĩa xích chủ động, 2. Cửa xả vật liệu, 3. Gầu, 4. Xích tải, 5. Cơ cấu căng xích,
6. Đĩa xích bị động, 7. Cửa nạp vật liệu, 8. Vỏ bao che
9



b. Hoạt động
Chuyển động quay từ động cơ qua bộ truyền động làm quay đĩa xích chủ động
kéo xích tải cùng gầu từ dưới đi lên; các gầu sẽ lần lượt múc vật liệu từ cửa nạp đổ
vào phễu dỡ tải khi gầu đi qua đĩa xích chủ động.
4. Năng suất
N = 3600

q.v.ε.γ
t

(T/h)

Trong đó: q - Dung tích gầu (lít), v - Vận tốc chuyển động của băng (m/s), γ Trọng lượng riêng của vật liệu, ε - Hệ số đầy gầu (phụ thuộc vào vật liệu và hình
dạng gầu), t - Bước gầu, t = (2÷3).h, h - Chiều cao của gầu.
5.3. BĂNG XOẮN
1. Đặc điểm
- Băng xoắn còn gọi là băng vít hay vít tải. Được sử dụng để vận chuyển các loại
vật liệu rời, vật liệu có cục nhỏ như xi măng, đá dăm, cát…vật liệu dính ướt như đất
sét, hỗn hợp bê tông với khoảng cách không lớn (30÷40m).
- Băng xoắn được sử dụng theo phương nằm ngang hay phương nghiêng với góc
nghiêng, có thể vận chuyển xi măng theo phương thẳng đứng.
- Băng xoắn thường có năng suất 20÷40 m3/h, có thể đạt tới 100 m3/h.
- Băng xoắn có cấu tạo đơn giản và gọn, bảo dưỡng dễ dàng, thuận tiện khi bốc
dỡ hàng ở nơi chặt hẹp. Tuy nhiên cơ có các nhược điểm: bề mặt vít và vỏ bị mòn do
ma sát, làm vụn thêm vật liệu trong quá trình vận chuyển và tốn nhiều năng lượng.
2. Cấu tạo, hoạt động của băng xoắn
a. Cấu tạo (hình vẽ)
- Trục vít được chế tạo từ các ống thép và cánh được hàn vào trục vít; cánh được
chế tạo bằng gang tấm hay théo có chiều dày từ 3÷6 mm.
- Có một số loại trục vít sau: loại trục vít có cánh liền với trục, không liền với

trục, có cánh định hình. Trục vít có độ dài lớn thì cứ 2÷3 m, người ta đặt một gối đỡ.
- Máng của băng xoắn được chế tạo bằng cách hàn các tấm thép có chiều dày từ
4÷8 mm.
Hình 1.12 - Băng xoắn
1. Động cơ, 2. Khớp nối và
phanh, 3. Hộp giảm tốc, 4.
Khớp nối, 5. Cửa nạp vật
liệu, 6. Trục vít, 7. Vỏ, 8.
Ổ đỡ, 9. Cửa xả vật liệu

b. Hoạt động
10


Động cơ điện quay, chuyển động quay được truyền qua các khớp nối qua hộp
giảm tốc tới trục vít của băng. Trục vít quay các cánh vít gắn trên trục vít sẽ quay
theo và đẩy vật liệu chuyển động dọc theo máng; vật liệu sẽ chuyển động theo bề mặt
cánh vít từ phễu rót vật liệu vào đến phễu ra vật liệu.
3. Năng suất
N = 3600. F. v. γ

(kg/h)

Trong đó: F - Diện tích trung bình mặt cắt dòng vật liệu trong máng (m2), v - Vận
tốc chuyển động dọc trục của vật liệu (m/s), γ - Trọng lượng riêng của vật liệu cần
vận chuyển (kg/m3).
CHƯƠNG 2 - MÁY LÀM ĐẤT
BÀI 1 - MÁY ỦI
1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng: Máy ủi là máy chủ đạo trong nhóm máy đào và vận chuyển đất, được

sử dụng có hiệu quả để làm các công việc sau:
+ Đào và vận chuyển đất trong cự li 100 m, tốt nhất ở cự li 10÷70m với các nhóm
đất cấp I, II, III.
+ Lấp hào, hố và san bằng nền móng công trình.
+ Đào và đắp nền cao tới 2m.
+ Ủi hoặc san rải vật liệu như đá dăm, cát, sỏi,…
Ngoài ra, máy ủi còn có thể làm các công việc như làm công tác chuẩn bị, bào cỏ,
hạ cây có đường kính nhỏ,…
b. Phân loại
- Theo công suất và lực kéo danh nghĩa máy ủi được chia thành: rất nặng (công
suất trên 300 mã lực, lực kéo trên 30T), nặng (công suất 150÷300 mã lực, lực kéo
20÷30T), trung bình (công suất 75 ÷150 mã lực, lực kéo 13,5÷20T), nhẹ (công suất
35÷75 mã lực, lực kéo 2,5÷13,5T) rất nhẹ (công suất tới 3,5 mã lực; lực kéo tới 2,5T)
- Theo kiểu điều khiển nâng hạ lưỡi ủi có: máy ủi điều khiển bằng cơ học - cáp;
máy ủi điều khiển bằng thuỷ lực.
- Theo thiết bị di chuyển máy ủi được chia thành: máy ủi di chuyển bánh xích và
máy ủi di chuyển bánh hơi.
- Theo cấu tạo của bộ công tác ủi: máy ủi thường và máy ủi vạn năng.
Hiện nay máy ủi điều khiển bằng thuỷ lực được sử dụng phổ biến vì có những ưu
điểm sau: Trọng lượng bộ công tác nhỏ hơn do lưỡi ủi được ấn xuống nền nhờ lực
đẩy của xi lanh; điều khiển chính xác, nhẹ nhàng; tuổi thọ cao, kết cấu nhỏ gọn, đẹp;
chăm sóc kỹ thuật đơn giản.
11


2. Cấu tạo, hoạt động
a. Cấu tạo
1

3


2

4

5

6

Hình 2.1 - Máy ủi truyền động thủy lực
1. Máy cơ sở; 2. Xi lanh nâng hạ bộ công tác; 3. Cơ cấu chống xiên (Thanh chống);
4. Lưỡi ủi; 5. Khung ủi; 6. Bộ di chuyển bánh xích;

b. Hoạt động:
- Trường hợp ủi: Hạ lưỡi ủi bập vào nền đào, cho máy tiến về phía trước, đất dần
tích tụ trước lưỡi ủi. Khi đất đã đầy, vận chuyển khối đất bằng cách nâng lưỡi ủi lên
một mức (chưa thoát khỏi nền đào) với mục đích đào thêm chút ít để bù vào phần đất
bị hao hụt trong lúc vận chuyển. Khi đến nơi đổ điều khiển cặp xi lanh thuỷ lực cho
lưỡi ủi thoát khỏi nền đào, quay máy (lùi máy nếu cự ly ngắn) về vị trí ban đầu để
thực hiện chu kỳ làm việc tiếp theo.
- Nếu muốn san rải đều khối đất đã vận chuyển, điều khiển cặp xi lanh thuỷ lực
nâng lưỡi ủi lên chiều dày muốn san rải và cho máy tiến về phía trước.
- Máy ủi đào đất theo 3 hình thức sau:
+ Sơ đồ đào theo 1 lớp mỏng: áp dụng khi thi công đất rắn, với sơ đồ này không
tận dụng được sức kéo của động cơ, chiều dài cắt đất lớn.
+ Sơ đồ hình răng cưa: áp dụng đối với đất cát khô, đất sét được sới trước, công
suất tận dụng được tới 90%, năng suất tăng.
+ Sơ đồ hình nêm: Quãng đường đào đất là ngắn nhất, tận dụng 100% sức kéo
của động cơ, thích hợp với đất nhẹ, xốp.
3. Năng suất

N=

3600.VK .k t .k 2
T

(m3/h)

Trong đó: Vk - Thể tích khối lăn (m3); kt - Hệ số sử dụng thời gian; kđ - Hệ số phụ
thuộc vào địa hình; T - Thời gian 1 chu kỳ công tác (s).
T=

l
l1 l 2
+
+ 0 + t c + t 0 + 2 t (s)
v1 v 2 v 0

12


l1, l2, l0 - Quãng đường đào, vận chuyển, đi trở về chỗ đào (m); v1, v2, v0 - Vận tốc
tương ứng với các quãng đường trên (m/s); tc - Thời gian gài số (s); t0 - Thời gian hạ
lưỡi ủi (s); t - Thời gian quay máy (s).
BÀI 2 - MÁY SAN
1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng: Máy san được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc san bằng và
tạo phẳng nền móng công trình như nền đường, sân bay,…Ngoài ra nó còn được sử
dụng để làm các công việc sau:
- Đào và đắp nền đường thấp ít dốc.
- Làm công tác chuẩn bị như bào cỏ, xới đất cứng hoặc ủi đất.

- San rải, trộn cấp phối, đá dăm, sỏi.
- Đào rãnh thoát nước, bạt ta luy,…
Đối tượng là các loại đất cấp I, II, III thích hợp là các loại đất cấp I và II. Cự ly
san có hiệu quả cần lớn hơn 500m, khi ủi đất cự ly làm việc không nên vượt quá 30m.
b. Phân loại
- Theo khả năng di chuyển chia máy san thành: máy san tự hành và không tự
hành.
- Theo công suất và trọng lượng máy chia máy san thành: Rất nặng (công suất
>160 mã lực, trọng lượng > 90 T), nặng (công suất tới 160 mã lực, trọng lượng tới 19
T), trung bình (công suất tới 100 mã lực, trọng lượng tới 13 T), nhẹ (công suất tới 63
mã lực, trọng lượng tới 9T).
- Theo phương pháp điều khiển chia máy san thành: máy san điều khiển cơ học,
máy san điều khiển thuỷ lực.
- Theo số trục bánh xe chia thành: máy san loại hai trục, máy san 3 trục.
2. Cấu tạo, hoạt động
a. Cấu tạo
1

2
3

5

4

6

Hình 2.2 - Máy san
1. Máy cơ sở; 2. Xilanh nâng hạ bộ công tác san; 3. Khung chính;
4. Khung kéo; 5. Mân quay; 6. Lưỡi san.

13


b. Hoạt động
- Khi đào đất: điều khiển quay lưỡi san đi một góc ϕ định trước và hạ lưỡi bập
vào nền với chiều dày vỏ bào thích hợp, sau đó cho máy tiến về phía trước, đất được
cắt chạy dọc lưỡi san đổ ra phía ngoài máy.
- Để san rải vật liệu chỉ cần nâng lưỡi san lên theo chiều dày muốn rải và tiếp tục
cho máy tiến về phía trước.
Các công việc tạo dáng mặt nền hay bạt ta luy, đào rãnh thoát nước,… đều có thể
tiến hành được nhờ phối hợp các thao tác điều khiển lưỡi san như ở trên.
3. Năng suất
N=

3600.l.(L sin ϕ − 0,5).k t

⎛l
a⎜ + t ⎟
⎝v ⎠

(m2/h)

Trong đó: l - Chiều dài đoạn đường cần san rải (m); L - Chiều dài lưỡi ủi (m); ϕ Góc lệch của lưỡi ủi so với phương dọc trục của máy (độ); kt - Hệ số sử dụng thời
gian; a - Số lần máy ủi khi san đi lại qua 1 vị trí; v - Vận tốc của máy khi san (m/s); t
- Thời gian quay máy (s).
BÀI 3 - MÁY CẠP
1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng
- Máy cạp còn gọi là máy xúc chuyển, dùng để đào và vận chuyển đất. Đối với
máy cạp tự hành, cự ly làm việc tới 5000m; tốc độ di chuyển có thể đạt 40÷50km/h;

đối với loại không tự hành cự ly tới 500m; tốc độ 10÷13km/h.
- Máy cạp được sử dụng trong công tác đào đắp nền đường, san bằng, đào bỏ lớp
mùn bề mặt, san rải vật liệu xây dựng. Máy cạp làm việc trực tiếp với các loại đất cấp
I, II.
- Với các nhóm đất lớn hơn, trước khi sử dụng máy cạp, đất cần được xới trước.
Thông thường chiều dày phoi đất là 0,12÷0,3 m; nếu được xới trước chiều dày của
phoi đất có thể đạt tới 0,45m.
b. Phân loại
- Theo khả năng di chuyển: máy cạp tự hành và không tự hành.
- Theo hệ thống truyền động tới bộ công tác: máy cạp truyền động thuỷ lực và
truyền động cáp.
- Theo phương pháp đổ đất: máy cạp đổ tự do và đổ cưỡng bức.
- Theo dung tích của thùng cạp: máy cạp loại nhỏ có dung tích thùng dưới 6m3;
loại vừa 6÷18m3; loại lớn trên 18m3.
- Theo cấu tạo của lưỡi cắt: máy cạp có lưỡi cắt thẳng, lưỡi cắt bậc và lưỡi cắt
hình bán nguyệt.
14


- Theo cấu tạo của nắp trước: máy cạp loại mở tự do và loại mở có điều khiển.
2. Cấu tạo, hoạt động
a. Cấu tạo

Hình 2.3 - Máy cạp tự hành
1. Máy cơ sở; 2. Bộ di chuyển bánh hơi; 3. Lưỡi cắt;
4. Thùng cáp; 5. Xi lanh thủy lực.

b. Hoạt động: Quá trình làm việc của máy cạp được chia thành ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn đào và tích đất: thùng cạp được hạ thấp xuống nhờ hệ thống xi lanh
thuỷ lực, lưỡi cắt bập vào nền đào với chiều dày vỏ bào thích hợp. Cho máy tiến về

phía trước với tốc độ chậm, đất được cắt và tích vào trong thùng. Khi đầy đất, thùng
được nâng lên, nắp thùng đóng lại.
- Giai đoạn vận chuyển thuần tuý: máy cạp chạy với tốc độ lớn nhất cho phép tới
nơi đổ, với máy cạp tự hành tốc độ có thể đạt tới 40÷50km/h.
- Giai đoạn đổ và rải đất: nắp thùng được mở ra, thùng cạp được hạ xuống phù
hợp với chiều dày lớp rải. Đất được đẩy ra ngoài từ từ tuỳ thuộc các phương pháp đổ
đất khác nhau.
3. Năng suất
N=

3600.q.k t .k d
T.k x

T=

l
l
l1 l 2
+
+ 3 + 0 + 2t
v1 v 2 v 3 v 0

(m3/h)
(s)

Trong đó: q - Dung tích hình học của thùng cạp (m3), kt - Hệ số sử dụng thời
gian, kđ - Hệ số điền đầy thùng, kx - Hệ số xới của đất, T - Thời gian 1 chu kỳ công
tác (s); l1, l2, l3, l0 - quãng đường đào, vận chuyển, đổ đất và đi trở về chỗ đào (m),
v1, v2, v3, v0 - vận tốc tương ứng với cá quãng đường trên (m/s), t - thời gian quay
máy (s).

BÀI 4 - MÁY ĐÀO MỘT GẦU
1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng: Máy đào một gầu là một trong những loại máy chủ đạo trong nhóm
máy đào vận chuyển đất. Thường làm nhiệm vụ khai thác đất đá, quặng,… đổ lên
15


phương tiện vận chuyển hoặc đổ thành đống, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng
các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, dùng trong khai thác mỏ,…
Máy đào một gầu được sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Khai thác đất, đá, quẳng, bùn, cát, sỏi, …
- Đào kênh mương, rãnh, hố lớn,…
- Nạo vét kênh mương, luồng lạch,…
- Bạt ta luy, bào nền đường, hớt bỏ lớp đất đá, bóc mặt đường cũ.
- Bốc dỡ vật liệu rời.
- Dùng làm máy cơ sở để lắp thiết thị ép cọc bấc thấm, giá búa đóng cọc,…
b. Phân loại
- Theo công dụng: máy đào dùng trong xây dựng, trong khai thác mỏ, đào đường
hầm, cống rãnh.
- Theo hệ thống treo bộ công tác: máy đào có hệ thống treo mềm và hệ treo cứng.
- Theo hệ thống di chuyển: máy đào di chuyển bánh xích và bánh lốp.
- Theo hệ thống truyền động: máy đào truyền động cơ khí và máy đào truyền
động thuỷ lực.
- Theo khả năng quay của cơ cấu quay: máy đào quay được toàn vòng và không
quay được toàn vòng.
- Theo kết cấu của bộ công tác: máy đào gầu thuận, gầu nghịch, gầu quăng, gầu
bào, gầu ngoạm.
2. Cấu tạo, hoạt động
a. Cấu tạo
5

6
1

4
8
3
7
2

Hình 2.4 - Máy đào 1 gầu truyền động thủy lực loại gầu sấp
1. Máy cơ sở; 2. Bộ di chuyển bánh lốp; 3. Xilanh nâng hạ cần; 4. Cần;
5. Xilanh co duỗi tay gầu; 6. Xilanh gầu; 7. Gầu đào; 8. Tay gầu.

b. Hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy đào một gầu loại gầu sấp: Co xilanh gầu 6, để gầu
đào quay ngược chiều kim đồng hồ; co xilanh tay gầu 5, quay tay gầu cùng với gầu
đào ngược chiều kim đồng hồ. Co xilanh cần 3, hạ thấp bộ công tác xuống để gầu bập
16


vào nền đào. Duỗi xilanh 6, gầu quay theo chiều kim đồng hồ, thực hiện quá trình cắt
đất. Khi đầy đất, duỗi xilanh 5, 6 nâng cần, tay gầu cùng với gầu đào thoát khỏi nền
đào. Quay máy đến vị trí đổ, đổ lên phương tiện vận chuyển hoặc đổ thành đống.
Khi đổ đất điều khiển xilanh 6 để gầu đào quay theo chiều ngược kim đồng hồ,
dưới tác dụng của trọng lượng, đất trong gầu được đổ ra ngoài.
3. Năng suất
N=

3600.q.k t .k d
T.k x


(m3/h)

T = tđ + tq + td + tqv
Trong đó: q - Dung tích của gầu xúc (m3), kt - Hệ số sử dụng thời gian; kđ - Hệ số
đầy gầu; kx - Hệ số tơi xốp của đất; T - Thời gian 1 chu kỳ công tác (s); t đ, tq, td, tqvThời gian đào, quay, dỡ đất và quay trở về (s).
BÀI 5 - MÁY ĐẦM LÈN
5.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI
1. Những vấn đề chung

Đất sau khi được đào đắp dùng làm nền cho các công trình thường không đảm
bảo độ bền chắc cần thiết, do đó cần đầm lèn (tự nhiên hoặc nhân tạo). Chất lượng
đầm lèn được đặc trưng bởi hai thông số: tỉ trọng đất và môdun biến dạng đàn hồi. Tỉ
trọng đất được xác định bằng tỉ số trọng lượng đất trên thể tích của nó ở điều kiện ẩm
thiên nhiên, nằm trong khoảng 1,5÷2,0 T/m3.
Có 3 phương pháp đầm lèn phổ biến hiện nay:
+ Đầm lèn nhờ lực tĩnh: Trọng lượng bản thân máy đầm truyền qua quả lăn
xuống nền, trong quá trình đầm lực không thay đổi theo thời gian.
+ Đầm lèn nhờ lực động: đất hay vật liệu rời được đầm chặt nhờ động năng của
quả đầm khi rơi, lực thay đổi theo chu kỳ.
+ Đầm lèn nhờ rung động: Máy đầm truyền dao động cho nền, làm cho các hạt
vật liệu chuyển động tương đối với nhau và chặt lại.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầm lèn
- Lực: Biến dạng của đất có hai dạng: Biến dạng đàn hồi và biến dạng vĩnh cửu
(là kết quả của việc thu nhỏ thể tích hoặc thay đổi hình dáng mà vẫn giữ nguyên thể
tích). Độ bền trong các phân tử đất thường rất lớn so với liên kết giữa chúng với nhau
do đó đầm lèn thực chất là việc tác dụng ngoại lực để phá vỡ các liên kết ấy, làm
giảm lỗ hổng giữa các phân tử đất. Như vậy năng lượng đầm lèn chủ yếu để thắng lực
liên kết và lực ma sát giữa các phần tử đất khi dịch chuyển.
- Thời gian: Khi tác dụng lực đột ngột, thời gian để đất ở trạng thái căng thẳng rất

nhỏ so với thời gian cần thiết để biến dạng hoàn toàn, vì vậy để đạt kết quả mong
muốn cần tác dụng lực nhiều lần hoặc tăng thời gian duy trì lực tác dụng.
17


- Độ ẩm là một tiêu chí vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
đầm lèn và hiệu quả kinh tế.
+ Khi đất ở độ ẩm tiêu chuẩn lực liên kết trong và ngoài đều nhỏ, đầm khi này
cho hiệu quả kinh tế cao, độ chắc của đất cũng lớn nhất.
+ Khi W < WTC tức là đất khô, lực liên kết trong đất và giữa các hòn đất với nhau
càng lớn. Đầm lèn trong điểu kiện này ít có hiệu quả.
+ Khi W > WTC tức đất ướt ở điều kiện này liên kết bên trong và bên ngoài đất
công có giá trị lớn do thành phần sét trong đất bị hoà tan với nước tạo thành chất keo.
Hỗn hợp kéo đó dễ biến dạng đàn hồi gây bám dính vào bộ công tác của máy đầm,
mặt khác nếu quá ướt thì khi đầm lèn không thể cán nước đi được.
5.2. CÁC MÁY ĐẦM LÈN TĨNH

1. Giới thiệu về máy đầm lèn tĩnh
Máy đầm lèn tĩnh gồm có đầm bánh thép, đầm bánh lốp, đầm chân cừu. Trong
quá trình đầm dưới tác dụng của trọng lượng máy đầm, độ chắc của nền đất tăng lên
tương ứng với các lượt đầm. Qua mỗi lượt đầm cường độ biến dạng của đất dưới nền
ngày càng giảm và tiến tới bằng 0 ở lượt đầm cuối. Muốn cho đất biến dạng hơn nữa
cần phải tăng trọng lượng của máy đầm.
2. Máy đầm bánh thép
a. Đặc điểm
Được sử dụng để đầm bề mặt công trình, nó có một số đặc điểm sau:
- Máy hoạt động với tốc độ thấp (1,5÷2,5km/h).
- Chiều sâu ảnh hưởng nhỏ (15÷25cm), năng suất thấp.
- Sức bám kém, cồng kềnh và nặng nề.
- Bề mặt công trình sau khi đầm trở nên nhẵn mịn, làm cho các lớp đất tiếp theo

khó liên kết chặt với lớp đất trước đó. Chỉ thích hợp để đầm lèn bề mặt công trình.
b.Cấu tạo
1

2

3

4

Hình 2.5 - Máy đầm bánh thép
1. Máy cơ sở; 2. Xilanh lái; 3. Bánh dẫn hướng; 4. Bánh chủ động.
18


c. Các thông số cơ bản của máy đầm bánh thép
- Đường kính trống lăn D = 100 ÷ 150 (cm) có khi tới 180 cm.
- Chiều rộng trống lăn được chọn theo điều kiện ổn định ngang của máy và đầm
lèn đều trên chiều rộng đầm lèn.
B = (0,7 ÷ 0,8)D

(cm)

- Chiều sâu ảnh hưởng:
h0 =

WT G.R
.3
WTC B.c1


(cm)

Trong đó: WT - Độ ẩm thực tế của nền đất (%), WTC - Độ ẩm tiêu chuẩn (có lợi)
của nền đất (%), G - Trọng lượng quả lăn (kg), R - Bán kính quả lăn (cm), B - Chiều
rộng quả lăn (cm), c1 - Hệ số biến dạng toàn phần của nền đất (kg/cm3).
3. Máy đầm bánh lốp
a. Đặc điểm
Máy đầm bánh hơi có thể là tự hành hoặc không tự hành, bánh hơi có thể được
lắp trên một trục hoặc hai trục. Máy đầm bánh hơi loại nhỏ nặng từ 5÷15T; loại vừa
15÷50T; loại lớn 50÷100T; có khi tới 100T. Máy đầm bánh hơi có những ưu nhược
điểm sau:
+ Tốc độ đầm lèn lớn, năng suất cao.
+ Vận chuyển máy dễ dàng thuận tiện.
+ Cấu tạo đơn giản.
+ Thích ứng với mọi loại nền đất do tăng giảm được trọng lượng và áp suất hơi
trong bánh, chất lượng đầm lèn tốt.
+ Chiều sâu ảnh hưởng có thể tới 40÷50cm.
b. Cấu tạo
1
4

2

3

Hình 2.6 - Máy đầm bánh lốp
1. Cabin điều khiển; 2. Bánh dẫn hướng; 3. Bánh chủ động; 4. Động cơ
19



c. Các thông số cơ bản: Độ hở giữa hai bánh hơi sát nhau (e): số bánh hơi trong máy
thường từ 4÷9, độ hở giữa hai bánh hơi được xác định trên cơ sở đảm bảo chất lượng
tối thiểu cho phép; e = (0,3÷0,4)b với b là chiều rộng của bánh hơi.
- Trọng lượng máy (G) phụ thuộc vào khả năng chịu tải của bánh
G = E. λ. Z

(kg)

Trong đó: G - Trọng lượng tối đa của máy (kg), E - Môduyn cứng của lốp
(kg/cm) (tra bảng), λ - Biến dạng của lốp λ = (0,13÷0,15)b, Z - số bánh xe.
- Số lượt đầm lèn (n): Với đất rời n = 2÷3 lần; với đất nửa rời nửa dẻo n= 3÷4
lần; với đất dẻo n = 5÷6 lần.
- Chiều sâu ảnh hưởng
H0 = 0,18.

WT
Q.p
.
WTC 1 − ψ

(cm)

Trong đó: WT - Độ ẩm thực tế của nền đất (%), WTC - Độ ẩm tiêu chuẩn (có lợi)
của nền đất (%), Q - Tải trọng tác dụng lên bánh (kg), p - áp suất trong bánh hơi
(kg/cm2), ψ - Hệ số cứng của lốp (tra bảng)
4. Máy đầm chân cừu
a. Đặc điểm
- Ưu điểm của máy đầm chân cừu:
+ Chiều sâu ảnh hưởng lớn hơn so với bánh hơi, 40÷60 cm
+ Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ.

+ Năng suất cao chất lượng đầm lèn tốt.
+ Nền đắp gồm nhiều lớp riêng biệt chồng lên nhau nhưng vẫn bảo đảm được sự
thống nhất và độ chắc cần thiết.
- Nhược điểm:
+ Vận chuyển phức tạp.
+ Chỉ thích ứng với loại đất dẻo có độ ẩm được quy định chặt chẽ.
+ Tầng dưới nền đầm lèn chắc nhưng tầng trên bề mặt không chặt.
+ Sức kéo đòi hỏi lớn, hệ số cản di chuyển lớn.
b. Cấu tạo
Hình 2.7 - Các loại chân cừu
Hình a - Sơ đồ chung của đầm
chân cừu; hình b - Các loại
chân cừu

20


c. Các thông số cơ bản
+ Chiều dài trống lăn
B = (1,1÷1,2)D

(cm)

+ Đường kính trống lăn
D = (5÷8) l

(cm); chiều dài chân cừu l = 19÷25 cm

+ Trọng lượng máy:


G = p. F. Z

(kg)

p - áp suất tiếp xúc của chân cừu với bề mặt nền; với đất á sét nhẹ p =
7÷15kg/cm2; với đất á sét trung bình p = 15÷40kg/cm2; với đất á sét nặng p =
40÷60kg/cm2.
F - Tiết diện đáy của chân cừu (cm2), Z - Số chân cừu theo một hàng trên kích
thước B.
+ Chiều sâu ảnh hưởng:

H0 = 0,65 (l + 0,2.b - hX)

(cm)

b- Kích thước nhỏ nhất của mặt đáy chân cừu (cm), hX - Chiều dày lớp đất bị xới
lên ở tầng trên, hX ≈ 5cm.
+ Số lần đầm lèn:

n=

S.ξ
F.m

S - Tiết diện mặt trống lăn (cm2), ξ - Hệ số đầm lèn chống chéo nhau, ξ = 1,3, m Tổng số chân cừu, F - Diện tích tiết diện mặt đáy chân cừu, cm2
5. Năng suất của máy đầm lèn tĩnh
N=

L.(B − A).H 0
3

.K T (m /h)
⎛L ⎞
a.⎜ + t ⎟
⎝v


Trong đó: L - Chiều dài đoạn đường đầm lèn (m); B - Chiều rộng vệt đầm (m); A
- Phần trùng nhau giữa hai lượt đầm kế tiếp (m); H0 - Chiều sâu ảnh hưởng (m); KT Hệ số sử dụng thời gian; a - Số lượt đầm tại 1 vị trí; v - Vận tốc của máy khi đầm
(m/s); t - Thời gian quay máy (s).
5.3. MÁY ĐẦM RUNG
1. Đặc điểm
Máy đầm nhờ rung động có hiệu quả đối với đất rời khi kích thước các hòn đất
tương đối khác nhau và lực liên kết giữa chúng có giá trị nhỏ. Phương pháp đầm này
thích hợp với các loại đất cát, á sét, sỏi và đá dăm nhỏ.
2. Cấu tạo: Máy đầm rung động gồm có:
+ Máy đầm rung có bánh trơn nhẵn được sử dụng để đầm bề mặt công trình hoặc
nền có tính chất hạt.
+ Máy đầm rung chân cừu được dùng để đầm đất á sét.
21


1

6

2

3

4


5

Hình 2.8 - Máy đầm rung
1. Cabin điều khiển; 2. Bánh dẫn hướng; 3. Khung; 4. Xilanh lái; 6. Động cơ

3. Năng suất
N=

(B − A).v.H 0 .K T
(m3/h)
a

Trong đó: B - Chiều rộng vệt đầm (m); A - Phần trùng nhau giữa hai lượt đầm kế
tiếp (m); v - Vận tốc của máy khi đầm (m/s); H0 - Chiều sâu ảnh hưởng (m); KT - Hệ
số sử dụng thời gian; a - Số lượt đầm tại 1 vị trí.
4. Đặc điểm của máy đầm rung hiện đại
a. Loại đầm rung hai trống
+ Tự động ngừng rung trước khi dừng máy để có được mặt đầm phẳng.
+ Độ hở bên nhỏ cho phép các máy đầm hoạt động sát lề đường, tường đứng và
các chướng ngại khác.
+ Có kết cấu bảo vệ khi bị lật.
b. Loại máy đầm bánh hơi
+ Các bánh đều dao động được nên cho phép các bánh trước và sau nhận tải trọng
đều khác nhau bất kể độ phẳng của nền đất.
+ Khoang tải trọng thuận tiện cho việc chất tải và được bố trí đảm bảo tỷ lệ bánh
hơi/ trọng lượng được cân bằng.
5.4. MÁY ĐẦM ĐỘNG

1. Đặc điểm

Máy đầm động dùng để đầm nền móng công trình, trong quá trình làm việc người
ta dùng một cơ cấu để nâng vật nặng lên cao, sau đó thả cho rơi tự do xuống đất. Máy
đầm động có những ưu nhược điểm sau:
+ Chiều sâu ảnh hưởng lớn, có thể tới 1÷1,5m.
22


+ Thích hợp với mọi loại nền đất và không đòi hỏi độ ẩm chặt chẽ.
+ Tuy nhiên máy đầm động cho năng suất thấp.
2. Cấu tạo

Hình 2.8 - Máy đầm động
1. Quả đầm; 2. Cột dẫn hướng; 3. Cáp; 4. Puly; 5. Tang quấn cáp;
6. Hộp giảm tốc; 7. Khung treo; 8. Máy cơ sở.

3. Năng suất
N=

3600.F.K T .K TR .H 0
a.T

(m3/h)

Trong đó: F - Diện tích bề mặt đầm (m), KT- Hệ số sử dụng thời gian, KTR - Hệ số
trùng nhau khi đầm, H0 - Chiều sâu ảnh hưởng (m),a - Số lượt đầm cần thiết tại 1 vị
trí, T - Thời gian 1 chu kỳ đầm (6÷10s).
CHƯƠNG 3 - MÁY LÀM ĐÁ
BÀI 1 - MÁY NGHIỀN ĐÁ
1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng

Nghiền đá là quá trình phá vỡ đá cỡ lớn thành cỡ nhỏ. Quá trình gia công này
không phải tiến hành ngay một lần mà có thể phải qua nhiều lần, với nhiều công đoạn
để đạt được chất lượng sản phẩm đồng đều.
Tuỳ theo độ lớn của sản phẩm nghiền chia thành:
+ Nghiền hạt: Nghiền thô (100÷350mm), vừa (40÷100mm), nhỏ (5÷40mm).
+Nghiền bột: Bột thô (0,1÷5 mm), mịn (0,05÷0,1mm) và siêu mịn (<0,05mm).
b. Phân loại:
- Theo kích thước trung bình của sản phẩm đá chia thành: Nghiền thô, vừa, nhỏ,
bột và tinh.
- Theo phương pháp nghiền chia thành:
23


a)

b)

d)

c)

e)

Hình 3.1 - Các phương pháp nghiền đá

+ Ép vỡ (Hình a): đá bị phá vỡ khi hai mặt nghiền tiến sát vào nhau tạo ra lực ép
có ứng suất vượt quá giới hạn bền nén.
+ Tách vỡ (Hình c): Xảy ra khi trên mặt nghiền có các gân nhọn, đá bị tách ra do
ứng suất tiếp quá giới hạn bền.
+ Uốn vỡ (Hình b): Viên đá làm việc như một dầm kê trên gối đỡ và bị bẻ gẫy

bởi lực tập trung ở giữa.
+ Miết vỡ (Hình d): Xảy ra khi mặt nghiền trượt tương đối với nhau, lớp mặt
ngoài của đá bị biến dạng và bị tách ra do ứng suất tiếp vượt quá giới hạn bền.
+ Đập vỡ (Hình e): đá bị tải trọng động va đập tác dụng, trong đá xuất hiện đồng
thời nhiều biến dạng.
- Theo nguyên lý làm việc: máy nghiền đá chu kỳ (nghiền má) và máy nghiền đá
liên tục (nghiền trục cán, nghiền côn, búa).
2. Máy nghiền đá chu kỳ (máy nghiền má)
a. Đặc điểm
- Máy nghiền má dùng nghiền thô và trung bình các loại đá.
- Ưu điểm: lực đập, ép rất lớn nên có thể phá vỡ các loại đá cứng và dai; kết cấu
máy đơn giản, chăm sóc kỹ thuật và sử dụng dễ dàng; cửa nạp đá lớn, năng suất cao.
- Bộ phận cơ bản của máy nghiền má là hai má nghiền (một má cố định, một
má di động), tạo thành buồng nghiền có dạng hình nêm, phía trên rộng, phía dưới
hẹp.
- Một chu kỳ làm việc của má nghiền di động gồm hai hành trình:
+ Hành trình nghiền, má nghiền di động tiến sát gần má nghiền cố định để nghiền
vỡ đá có trong buồng nghiền.
+ Hành trình xả, má nghiền di động tách xa má nghiền cố định để các viên đá
được tự do, không bị chèn ép và do trọng lượng, đá rơi từ chỗ cao đến chỗ thấp, từ
chỗ rộng xuống chỗ hẹp trong buồng nghiền hoặc rơi ra khỏi buồng nghiền.
Quá trình được lặp lại như trên làm cho đá trong buồng nghiền liên tục được
nghiền nhỏ, di chuyển từ cửa nạp đến cửa xả và ra khỏi cửa xả khi kích thước của đá
nhỏ hơn cửa xả.
24


b. Máy nghiền đá chu kỳ có chuyển động lắc đơn giản

Hình 3.2 - Sơ đồ nguyên lý của máy

nghiền có chuyển động lắc đơn giản
1. Thân máy; 2. Má nghiền cố định; 3. Má
nghiền di động; 4. Thanh đẩy; 5. Thanh giữ; 6.
Cơ cấu hồi vị; 7,8. Cơ cấu điều chỉnh cửa xả
đá; 9. Tay biên; 10. Trục lệch tâm; 11. Puly
bánh đà; 12. Khớp treo má di động

Chuyển động quay từ động cơ, thông qua bộ truyền động đai làm quay puly bánh
đá 11, trục lệch tâm 10, làm cho tay biên 9 có chuyển động lên xuống. Khi chuyển
động tác động vào thanh đẩy 4 làm cho má nghiền 3 có chuyển động lắc quanh khớp
treo 12.
Vật liệu đá cần nghiền được các thiết bị phụ trợ đưa vào trong khoang nghiền,
được nghiền vỡ do sự tiến sát của má nghiền di động gần má nghiền cố định. Khi má
nghiền di động tách ra, các viên đá được tự do rơi từ chỗ cao đến chỗ thấp, từ chỗ
rộng xuống chỗ hẹp trong buồng nghiền, cuối cùng rơi ra khỏi buồng nghiền. Quá
trình làm việc tiếp tục.
c. Máy nghiền má có chuyển động lắc phức tạp

Hình 3.3 - Sơ đồ nguyên lý máy nghiền
má có chuyển động lắc phức tạp
1,4. Thân máy; 2. Má nghiền cố định; 3,5. Má
nghiền di động; 6. Trục lệch tâm; 7. Puly bánh
đà; 8,9. Cơ cấu điều chỉnh khe xả đá; 10. Thanh
giữ; 11. Thanh đẩy; 12. Bánh đà; 13. Bộ truyền
đai; 14. Động cơ.

Loại máy nghiền này các tấm nghiền di động được lắp trực tiếp vào trục lệch tâm.
Vì vậy, khi trục lệch tâm quay thì các tấm nghiền sẽ được nâng lên, hạ xuống và đẩy
ra, kéo vào (tấm nghiền di động có chuyển động song phẳng), quỹ đạo chuyển động
của các điểm trên tấm nghiền di động là những hình bầu dục không cân xứng có độ

chếch xuống phía dưới.
d. Năng suất máy nghiền đá chu kỳ
N = 3600. ϕ.

V
(m3/h)
T

25


×