Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI báo cáo TÌNH TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.92 KB, 13 trang )

Lời nói đầu
Trong quá trình hội nhập toàn cầu đã và đang tạo nên những thách thức không nhỏ
đối với nước ta thì tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta nói chung, vi phạm pháp
luật của đối tượng thanh thiếu niên nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng
và có xu hướng trẻ hóa đối tượng vi phạm. Đặc biệt, có một bộ phận thanh thiếu
niên còn tham gia vào những băng nhóm tội phạm có tổ chức gây nên nhiều vụ án
thương tâm gây nhức nhối dư luận xã hội và quần chúng. Vậy nguyên nhân do
đâu? Biện pháp để khắc phục tình hình đó là gì? Đây vẫn là những câu hỏi còn
được đặt ra cho các ngành chức năng cũng như mỗi chúng ta để bàn luận. Chính vì
tầm quan trọng của nó là như vậy nên em đã lựa chọn đề tài”Tình hình vi phạm
pháp luật của sinh viên hiện nay ” để làm đề tài cho bài luận này.

1


I.

VI PHẠM PHÁP LUẬT

Trước tiên, để có thể nắm bắt được tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu
niên ở nước ta hiện nay thì chúng ta cần phải hiểu được vi phạm pháp luật là gì?
Có những loại vi phạm pháp luật nào? Cấu thành của vi phạm pháp luật gồm
những bộ phận nào?
Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể vi phạm pháp
luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,xâm hại tới những quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
vi phạm pháp luật được chia làm 4 nhóm cơ bản sau:
a)

Tội phạm: là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự
quy định do những Phân loại các loại vi phạm pháp luật. Có nhiều căn cứ để


phân loại vi phạm pháp luật, tuy nhiên thông thường người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới những quy
phạm xã hội quan trọng được quy định trong bộ luật hình sự như: độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của tố chức, xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm … của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.

2


b)

c)

d)

Vi phạm hành chính: là những hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý xâm hại tới các quy tắc quản lý của Nhà nước mà không
phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành
chính.
Vi phạm dân sự: là hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức, có lỗi xâm
hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản, quan hệ nhân
thân có liên quan đến tài sản…
Vi phạm kỉ luật: là hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức trái với những quy
chế, quy định được xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.

Cấu thành của vi phạm pháp luật: Cấu thành của vi phạm pháp luật là những yếu
tố, những bộ phận hình thành nên một vi phạm pháp luật. Cấu thành của vi phạm
pháp luật bao gồm những bộ phận cơ bản sau



Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp
luật là những yếu tố diễn ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người có
thể nhận biết được. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm: -Hành
vi trái pháp luật là những hành vi xác định của con người trái với những quy
định của pháp luật. -Hậu quả của hành vi trái pháp luật là những tổn thất mà
hành vi trái pháp luật đó gây ra cho xã hội. Một số vi phạm pháp luật hậu
quả được xác định là nguy cơ mà nó xảy ra.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: Đó là hậu quả phải
do chính chính hành vi trái pháp luật đó gây ra. -Ngoài ra, còn có các điều kiện bên
ngoài tác động như:công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian xảy ra vi phạm pháp
luật. Đây là những căn cứ để xác định tình tiết tang nặng hoặc giảm nhẹ cho hành
vi trái pháp luật đó.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những
nhận thức của riêng người vi phạm, là toàn bộ hoạt động diễn ra bên trong của
người vi phạm. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm:Lỗi, động cơ vi
phạm, mục đích vi phạm. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan, lỗi là thái độ
tiêu cực của chủ thể vi phạm đối với xã hội. Bao gồm các loại lỗi sau: -Lỗi cố ý
trực tiếp:Là người vi phạm biết được đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực
hiện,biết chắc chắn hậu quả sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. -Lỗi
3


cố ý gián tiếp:Là người vi phạm biết được đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn
thực hiện, biết chắc chắn hậu quả sẽ xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. -Lỗi
vô ý vì quá tự tin:Là người vi phạm biết đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn
thực hiện,biết được hậu quả sẽ xảy ra nhưng không mong muốn và tin là sẽ ngăn
chặn được. -Lỗi vô ý do cẩu thả:Là người vi phạm không biết đó là hành vi trái

pháp luật nên vẫn thực hiện và không biết là có hậu quả xấu xảy ra. Động cơ của vi
phạm pháp luật là động lực bên trong thúc đẩy người vi phạm thực hiện hành vi
trái pháp luật của họ. Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả cuối cùng mà
trong suy nghĩ của người vi phạm mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái
pháp luật.


Chủ thể của vi phạm pháp luật: Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá
nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, tức là theo pháp luật thì
họ phải chịu trách nhiệm với mỗi hành vi trái pháp luật mà mình gây ra
trong trường hợp đó. d, Khách thể của vi phạm pháp luật. Khách thể của vi
phạm pháp luật là nhứng quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị
hành vi trái pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính
chất cà tầm quan trọng khác nhau, do đó, tính chất và tầm quan trọng của
quan hệ xã hội cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của
hành vi trái pháp luật.

4


Tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay.
Thực trạng hiện nay.
II.

1.

Tình hình vi phạm pháp luật của Sinh viên nước ta ngày càng diễn biến phức
tạp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật
đang diễn biến phức tạp về số vụ và mức độ nghiêm trọng đặc biệt là tệ nạn lô
đề, vi phạm luật giao thông và gây rối trật tự công cộng.


ảnh 1: không đọi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

ảnh 2: tổ chức đánh bài
5


ảnh 3: đánh lộn gây mất trật tự an toàn xã hội
Theo số liệu thống kê của công an tỉnh Ninh Bình trong 4 năm 2007 – 2011 các cơ
quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố 142 vụ, 180 bị can; xử lý hành chính 317 trường
hợp là học sinh, sinh viên. Năm 2011, lực lượng Cảnh sát giao thông còng đã phát
hiện, lập biên bản xử lý 36.526 trường hợp vi phạm các quy định về trật tự an toàn
giao thông, tạm giữ 6.144 phương tiện giao thông, trong đó học sinh, sinh viên
chiếm một tỷ lệ đáng kể... Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên
gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông đến đại
học chiếm đến 70% số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000
sinh viên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). .
Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000
sinh viên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007).
Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6
tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên
22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là sinh viên. Hiện tượng một số sinh viên
sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu
giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ
em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi
lo của toàn xã hội.

6



Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh – nơi tập trung sinh viên từ các
tỉnh, thành khác về học tập, lao động, sinh sống trên địa bàn thành phố - tình hình
thanh niên phạm pháp chiếm phần lớn trong tổng số vụ việc vi phạm pháp luật. Ở
Hà Nội có khoảng 02 triệu thanh niên, chiếm 30% dân số thành phố (trong đó có
hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên đang học tập tại 64 trường đại học, cao đẳng
trên địa bàn thành phố, số còn lại là lao động trong các doanh nghiệp, lao động tự
do). Theo thống kê của các cơ quan tư pháp, tỷ lệ sinh viên phạm pháp chiếm
khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật. Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm
2011 có 702 vụ vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với
1.156 đối tượng (chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công
an thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm
24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985 đối
tượng bị công an bắt và xử lý. Về độ tuổi, tình hình phạm tội do thanh thiếu niên
đủ 18 thực hiện có xu hướng gia tăng chiếm khoảng 60%, Về tính chất và địa bàn
hoạt động của các đối tượng vi phạm cung rất phức tạp: Trong nhà trường tình
trạng học sinh,sinh viên đánh nhau quay video đưa lên mạng ngày càng phổ biến.
Trong lĩnh vực tham gia giao thông cũng thế,tình trạng vi phạm pháp luật giao
thông cũng khá là phổ biến với các lỗi như:vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,
chở quá số người quy định… Và còn rất nhiều các vụ án trong các lĩnh vưc khác
của đời sống mà phải kể đến điển hình như: Vụ thảm sát gia đình một tiệm vàng ở
Bắc Giang do Lên Văn Luyện(chưa đủ 18 tuổi) thực hiện; hay vụ Hoàng Thu
Hương tức Mi sói(14 tuổi) lên mang nói chuyện, gạ gẫm rồi tổ chức hang chục
thanh niên hiếp dâm và cướp tai sản của nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin…
Một tệ nạn không phải là mới đối với sinh viên, nhưng mấy năm gần đây cùng với
số lượng sinh viên gia tăng thì tệ nạn này ngày càng phát triển, đó là nạn lô đề.
Cứ sau giờ tan học các điểm ghi lô đề trước cổng các trường đại học, cao đẳng bắt
đầu kín chỗ, tiếng tranh luận, phân tích lô đề, cãi cọ cứ mỗi lúc rộ lên sôi nổi.
Một sinh viên tên H được giới sinh viên nghiền lô đề ở Ninh Bình phong cho là

"đại ca" vì dám chơi và phân tích, luận đề thuộc hạng "đẳng cấp". H thừa nhận:
Trước đây ở quê, thỉnh thoảng cũng có chơi nhưng từ khi đi học ra ngoài này em
cứ như bị ma ám, có tiền trong túi là chơi cho bằng hết. Lúc đầu chơi vài điểm đến
hàng chục rồi trăm điểm, lần chơi cao nhất 500 điểm lô (tương đương 11,5 triệu
đồng).
7


H kể, có lần trúng lớn mua được xe Nouvo LX và trả hết nợ. Quyết định từ bỏ con
đường lô đề trở lại trường học sau những canh dài triền miên trong nợ nần toan
tính, nhưng rồi H lại lao vào ăn thua và chiếc xe có được cũng "bay". Sau đó, nhiều
đợt mẹ H đã phải mang tiền đi cứu con thoát khỏi "ma đề" với số tiền khoảng 140
triệu đồng.
Không cưỡng lại được với giải thưởng "1 ăn 70" (trúng đề được trả gấp 70 lần),
nhiều sinh viên đã dành thời gian học tập vào nghiên cứu, phân tích, luận đề. Sau
mỗi lần chơi, số nợ cứ thế ngày một gia tăng và trượt dài trên những số đề. Không
ít bạn trẻ ở lứa tuổi đôi mươi không tìm được lối thoát đã dẫn đến những vụ phạm
pháp, trộm cắp cướp giật.
2.

Hậu quả

Thực trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiên nay đã gây nên nhiều tác động và
thiệt hại cho giới trong xã hội.
Trước tiên những hành động đó gây hậu quả rất lớn cho bản thân người vi phạm và
gia đình của họ, đẻ lại đau thương mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần cho thân
nhân gia đình người bị hại. Hơn nữa tình hình sinh viên tham gia vào các băng
nhóm tội phạm xuyên quốc gia có cơ cấu tổ chức chặt chẻ còn gây mất trật tự an
toàn xã hội. Hình ảnh của thế hệ giới trẻ Việt Nam sẽ bị mất đi trong mắt bạn bè
quốc tế. Đó là nguyên nhân kiềm hảm sự phát triển của đất nước.

Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía gia đình
III.
1.

Trước tiên, là do bố mẹ quá nuôn chìu con cái, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất
của con cái họ mặc dù đó là không chính đáng. Một số gia đình do bố mẹ thiếu
hiểu biết nên khii thấy con cái mắc lỗi thường đánh đập, hành hạ con cái. Hơn nữa,
cũng có một số gia đình vì nhiều lý do không quan tâm con cái phó mặc cho nhà
trường giáo dục. cũng phải đề đến một số gia đình có hoàn cành khó khăn bố mẹ ly
thân hoặc vào tù, mất sớm,…sống mồ côi từ nhỏ thiếu sự chăm sóc của gia đình.
2.

Nguyên nhân từ phía nhà trường

Nhà trường là nơi đào tạo rằng luyện cho mỗi học sinh. Tuy nhiên việc giáo dục
pháp luật trong nhà trường chưa được chú trọng, việc quản lý học sinh chưa tốt,
mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình còn lỏng lẻo, chưa phối hợp tốt đẻ quản
lý.
8


3.

Nguyên nhân từ phía xã hội

Nền kinh tế thị trường đêm lại nhiều cơ hội nhưng cũng để lại không ít thách thức
đối với xã hội nhất là các tệ nạn mới, sự du nhập của các nền văn hóa không lành
mạnh vào nước ta. Cơ chế quản lý văn hóa xã hội còn nhiều yếu kém. Hoạt động
của cơ quan bảo vệ pháp luật còn lỏng lẻo các đoàn thể xã hội còn chưa thực sự

pháy huy yêu thế của mình.
4.

Nguyên nhân kinh tế

Xã hội càng phát triển, khoa học càng hiện đại thì sự phân hóa giàu nghèo càng rỏ
rệt, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao gây sức ép tiền tài cho sinh viên.
5.

Nguyên nhân từ chính bẩn thân các sinh viên

ở độ tuổi này cơ thể chưa hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần, do đó, họ
luôn hướng tới những ham muốn mới lạ, thích thể hiện mình trước mọi người, đua
đòi theo ban bè.

9


IV.

Giải pháp

Trước hết, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhà trường cần tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp với các nhà trường đẩy
mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh.
Các trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sinh hoạt của học sinh trong
giờ học, các buổi ngoại khoá và tại các ký túc xá, nhà trọ nơi học sinh thường trú.
Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo kịp thời kết

quả học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy
nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp giáo dục, quản lý.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học tập của
con em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để
nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em mình.
Bên cạnh đó, công tác phòng, ngừa ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội.
Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho thanh, thiếu niên có các hình thức sinh
hoạt văn hoá trong sáng, lành mạnh.
Các địa phương cần thống kê, quản lý, giám sát và có kế hoạch động viên, cảm
hoá, tạo công ăn việc làm cho học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật đã chấp hành
xong án phạt trở về địa phương khắc phục khuyết điểm, mau chóng tiến bộ, trở
thành những người có ích. Qua đó, cần đánh giá những việc đã làm được, tác dụng,
hiệu quả; những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm.
Mỗi chúng ta ai cũng đã từng mắt những sai lầm dù ở mức độ lớn nhỏ khác nhau,
vì thế hãy giang rộng vòng tay nhân ái và lòng đồng cảm để hiểu và thông cảm cho
những bạn học sinh, sinh viên đã vô tình mắt vào vòng luân lý, hãy cho họ thấy
rằng trong xã hội này còn rất nhiều điều tốt mà họ cần noi theo và xa lánh những tệ
nạn xã hội và làm lại cuộc đời. Trên thực tế đã có rất nhiều bạn trẻ sau khi trở lại
cuộc sống lành mạnh đã có rất nhiều đóng góp cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Có nhiều thành công trong học tập và công việc. là nòng cốt của đất nước trong
tương lai mỗi chúng ta phải biết chọn đúng con đường ma chúng ta đang đi và phải
biết khắc phục những sai lầm mà chúng ta mắt phải. điều quan trọng là chúng ta
phải biết sai ở chổ nào và phải đứng lên ở chổ đó.
10


11



V.





Tài liệu tham khảo môn pháp luật đại cương

Giáo trình pháp luật đại cương-th.s Nguyễn Thị Hồng Nhung
Giáo trình pháp luật đại cương – Phạm Thị Thu Thanh
Giáo trình pháp luật đại cương – Ths. Lê Thị Bích Ngọc
Tài liệu hướng dẫn học tập môn pháp luật đại cương – Ls.Ths. Bùi Ngọc
Tuyền.

12


Mục lục

I.
II.
III.
IV.
V.

Vi phạm pháp luật........................................................................................2
Tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay....................................6
Nguyên nhân................................................................................................11
Giải pháp......................................................................................................13
Tài liệu tham khảo môn pháp luật đại cương...............................................15


13



×