Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.32 KB, 9 trang )

Bài tập lớn học kì môn LLNNPL Đặng Thị Kim Quyên_342244
Mục lục:
Trang
Phần mở đầu 2
Phần I: Một số vấn đề lí luận về vi phạm pháp luật
1. Khái niệm vi phạm pháp luật 2
2. Cấu thành của vi phạm pháp luật 2
3. Phân loại vi phamn pháp luật 3
Phần II: Thực trạng của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay 3
2. Hậu quả 5
Phần III: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Nguyên nhân khách quan 5
2. Nguyên nhân chủ quan 7
Phần IV: Những giải pháp khắc phục và phòng chống 8
Kết luận 8
Danh mục tài liệu tham khảo 9

1
Bài tập lớn học kì môn LLNNPL Đặng Thị Kim Quyên_342244
Với mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta đề ra: “ Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ đầu tiên là phải xây
dựng được một xã hội công bằng, từ đó xã hội mới dân chủ, văn minh, đời sống
nhân dân mới được cải thiện. Bên cạnh những cố gắng của toàn xã hội, thì những
vấn đề tiêu cực, tiêu biểu là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay lại xảy ra với
mức độ chóng mặt. Những hành vi vi phạm này dù xảy ra cố ý hay vô ý đều có
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, đi ngược lại với mục tiêu mà chúng ta
đang tiến tới. Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật ở nước
ta hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải quyết,
khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội giàu
đẹp mà chúng ta đang xây dựng. Có rất nhiều cách để trình bày nguyên nhân của


vi phạm pháp luật. Bài tiểu luận này của em được đi theo hướng trình bày theo
yếu tố chủ quan và khách quan để có được cái nhìn cụ thể về từng vấn đề ảnh
hưởng đến nguyên nhân của vi phạm pháp luật.
Phần I: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật:
1. Khái niệm vi phạm pháp luật:
Trong khoa học pháp lý hiện nay, có rất nhiều tài liệu nêu nên khái niệm của vi phạm
Pháp luật, nhưng theo giáo trình Lí luận Nhà nước và Pháp luật của trường Đại học Luật
Hà Nội ghi rõ như sau: “ vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội đã được pháp luật
bảo vệ”.
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng trong xã hội có những dấu hiệu để nhận biết sau:
• Dấu hiệu thứ nhất là trái pháp luật:
Một hành vi bị coi là trái pháp luật khi không phù hợp với các qui định của pháp luật,
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
• Dấu hiệu có lỗi :
Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể khi
thực hiện hành vi, thái độ tâm lí của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm
cho xã hội cũng như hậu quả của hành vi.
• Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lí:
Khả năng chịu trách nhiệm pháp lí do các hành vi của mình gây ra chỉ qui định đối với
những người có khả năng nhận thức được hành vi cũng như tính chất nguy hiểm của
hành vi và khả năng điều khiển, kiểm soát hành vi mình gây ra.
2. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố:
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là toàn bộ những biểu hiện thực tế ra bên
ngoài của vi phạm pháp luật, đây là yếu tố để nhận diện và đánh giá một vi phạm pháp
luật.
- Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và
vi phạm pháp luật xâm hại.
- Chủ thể của các vi phạm pháp luật là những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí
và đã thực hiện vi phạm pháp luật.

2
Bài tập lớn học kì môn LLNNPL Đặng Thị Kim Quyên_342244
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những hoạt động tâm lí - ý thức bên trong của
chủ thể khi thực hiện vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi của chủ thể: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố
ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả; động cơ và mục đích vi phạm.
3.Các loại vi phạm pháp luật:
Dựa vào các yếu tố như tính chất, tầm quan trọng của khách thể, mức độ hậu quả, tính
chất của hành vi, công cụ vi phạm, ..và những quan hệ đã được pháp luật bảo vệ, ta phân
loại ra được các loại vi phạm sau:
 Vi phạm hình sự ( tội phạm) là vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội ở
mức độ cao nhất, xâm phạm những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ thống quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 Vi phạm hành chính là vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội
phạm , mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra thấp hơn tội phạm.
 Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc
không thực hiện đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật
dân sự cụ thể,…
 Vi phạm kỷ luật nhà nước là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ được xác lập trong
các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của nhà nước.
Phần II: Thực trạng vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
1. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay:
Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy rằng tình hình vi phạm pháp
luật ngày càng tăng. Các loại vi phạm không những tăng về số lượng các vụ việc mà còn
tăng cả về số lượng chủ thể tham gia. Thông thường , vi phạm pháp luật tăng tỷ lệ với gia
tăng dân số, nhưng hiện nay thì số vi phạm lại tăng nhiều hơn so với dân số. Đáng báo
động là tình trạng vi phạm pháp luật này lại xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống như:
kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, văn hoá,...với những thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, xảo quyệt
hơn mà nếu không phán đoán chính xác sẽ không nhận thấy.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, các loại vi phạm đặc biệt tăng nhanh, mạnh và đa dạng

về hành vi, thủ đoạn. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình
doanh nghiệp, với các lĩnh vực hoạt động thông thoáng mà Nhà nước đã đề ra, nhưng
cũng chính lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ này, một số những doanh nghiệp làm ăn
bất chính, có lợi thế về vốn đã tiến hành những hình thức cạnh tranh không lành mạnh,
trốn lậu thuế, buôn lậu,…Vì vậy, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực kinh tế càng ngày
càng tăng, các loại tội phạm mới cũng xuất hiện với những hình thức tinh vi, quy mô
rộng hơn thể hiện rất rõ. Theo số liệu, trong 5 năm qua, công an các đơn vị, địa phương
đã khởi tố điều tra gần 200 vụ án về tội phạm kinh tế liên quan đến hơn 320 đối tượng
(chiếm 22% tổng số vụ), trong đó nổi lên là các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (chiếm 12% tổng số vụ), đặc biệt là lừa đảo chiếm
đoạt thuế VAT, hoạt động tàng trữ lưu hành tiền giả, kể cả ngoại tệ giả. Bên cạnh những
nhà đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả, đã xuất hiện một số tổ chức doanh nghiệp, cá
nhân người nước ngoài đầu tư chui trong các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, dịch
vụ giải trí để rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng danh nghĩa các tổ
chức, tập đoàn tài chính quốc tế để hứa hẹn, ký kết trong việc đầu tư, tư vấn thiết kế với
3
Bài tập lớn học kì môn LLNNPL Đặng Thị Kim Quyên_342244
một số dự án lớn với các doanh nghiệp nhưng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt vốn đầu tư
hoặc dây dưa, không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đã xảy ra một số trường hợp tội phạm lợi
dụng chính sách mở cửa của nước ta để buôn lậu bằng cách thẩm lậu nguyên liệu gia
công, thành phẩm không qua thuế ngay tại các khu chế xuất trong nước. Đặc biệt, trong
những năm qua, nổi lên tình trạng một số công ty trong nước cấu kết với các công ty
nước ngoài để thực hiện hoạt động mua bán tài chính, lập hợp đồng giả, chứng từ giả để
lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT…Tội phạm lợi dụng công nghệ cao có xu hướng
phát triển và ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng. Một số tội phạm như trộm cắp cước
viễn thông quốc tế, làm giả thẻ tín dụng để rút tiền trong tài khoản cá nhân, đột nhập vào
các trang web thương mại điện tử để phá hoại hoặc lấy cắp thông tin khách hàng…
Phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi và luôn có sự cấu kết giữa đối tượng
trong nước với đối tượng nước ngoài, với các cán bộ nhân viên thuế, hải quan, để buôn
lậu, thường xảy ra ở các cửa khẩu, biên giới,…

Trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội,…tình hình vi phạm cũng xảy ra rất
phức tạp, trong đó tội phạm là loại hình vi phạm nghiêm trọng nhất xảy ra khá phổ biến.
Số người vi phạm và số vụ việc tăng lên đáng kể, một số tội phạm nghiêm trọng như
cướp giật, giết người, buôn bán và sử dụng ma tuý, mại dâm…tăng mạnh và có nhiều vụ
án quan trọng. Đặc biệt là tội phạm có tổ chức ngày càng nhiều, có tình tái phạm cao,
như các băng nhóm bảo kê nhà hàng,..với hình thức thanh toán nhau rất tàn bạo. Theo tin
tức mới đây, có vụ việc khoảng 70 thanh niên mang theo súng, dao, kiếm... đã tham gia
trận ẩu đả trước cổng khu đô thị Ciputra được xem là cao cấp nhất Hà Nội, đã cho thấy rõ
điều đó.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng thanh thiếu niên, trẻ vị thành niên phạm tội xảy ra rất
nhiều. Theo số liệu của Cục cảnh sát Điều tra tội ph ạm về trật tự xã hội- Bộ Công An,
năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ án do người chưa thành niên ( CTN) gây ra, gồm
15.589 em, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ mới với 9000 em( tăng 2%). Số vụ
án do người CNT gây ra chiếm 20% tổng số vụ vi phạm h ình sự với những hành vi ph
ạm tội hết sức dã man, tàn bạo như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người.
Lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm khoảng 60%, từ 14 đến 16 tuổi
là 32%, mức độ tái phạm cũng rất cao; hơn 35%. Ngoài ra, còn các hiện tượng vi phạm
an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm
diễn ra thường ngày.
Trong quá trình hội nhập, ngoài những lợi ích tích cực mang lại, thì những yếu tố tiêu
cực cũng tràn lan, những luồng văn hoá lai căng, đồi truỵ cũng du nhập vào Việt Nam
gây biến đổi trong đời sống văn hoá- xã hội. Như hiện tượng băng đĩa đen, sách báo đồi
truỵ đã tác động đến hầu hết giới trẻ ngày nay. Nổi lên như hiện tượng phạm tội để lấy
tiền mua sắm, sử dụng thuốc lắc, đi Bar…
Một số vấn đề xảy ra hiện nay cũng rất nghiêm trọng đó là tình trạng vi phạm pháp luật
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm bẩn đã không còn là chuyện bất thường
ở Việt Nam: chỉ một thời gian ngắn mà khá nhiều vụ việc vi phạm bị phanh phui, điển
hình vụ nước uống nhãn hiệu Aquarphar của công ty Dược phẩm Tâm Đăng, quận1
TPHCM có chứa vi tùng gây mủ Pseudomonas, tiếp đến là vụ tẩy trắng mực tươi bằng
ôxy già tại khu vực chợ Đầu mối Long biên,..theo số liệu 48% cơ sở ở Hà Nội không có

4
Bài tập lớn học kì môn LLNNPL Đặng Thị Kim Quyên_342244
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vi phạm môi trường cũng tăng mạnh, mới
đây các cơ quan đã phát hiện công ty VeDan đã thải chất thải chưa qua xử lý xuống sông
Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường,.. Tệ nạn tham nhũng, đưa hối lộ của những quan chức,
cán bộ..có giảm nhưng lại cho ta thấy thủ đoạn tinh vi hơn của các đối tượng này để che
giấu những hành vi phạm pháp.
2. Hậu quả:
Những hậu quả do tình trạng vi phạm gây ra cho Nhà nước và xã hội rất nghiêm trọng,
khó khắc phục, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Thứ nhất, nó gây mất ổn định đời
sống xã hội, đến các hoạt động kinh tế,..tạo tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân,
sụt giảm lòng tin với chế độ xã hội mà chúng ta đang hướng đến. Thứ 2, gây thiệt hại cho
sức khoẻ, tính mạng con người, thiệt hại về tài sản, đặc biệt là tài sản của Nhà nước có
liên quan đến các vụ bê bối tài chính, gian lận thương mại, vay vốn ngân hàng. Thứ 3, đó
là sự thoái hoá của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà nước..và còn rất nhiều những hậu
quả khác mang tính lâu dài khó khắc phục. Một dạng hậu quả phi vật chất gián tiếp gây
ra hậu quả cho xã hội đó là hoạt động ban hành các avưn bản trái pháp luât.
Qua tình hình vi phạm pháp luật trên ta thấy rằng nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tìm
ra được nguyên nhân và giải pháp để ngăn chặn những hành vi phạm pháp này một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Phần III: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta, được
chia ra thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan sau:
1. Nguyên nhân khách quan:
Theo quan điểm của Mác- Lênin thì tồn tại xã hội quyết định ý thức của xã hội,qua đó ta
thấy rằng yếu tố khách quan như: điều kiện sống, điều kiện kinh tế-xã hội,… đã tác động
đến những hành vi vi phạm pháp luật của con người. Những nguyên nhân đó được biểu
hiện như sau:
-Nhóm nguyên nhân về kinh tế là nhóm nguyên nhân đặc biệt quan trọng. Có
thể thấy rằng sự vận động và phát triển của nền kinh thế thị trường đã tác động sâu sắc

đến các quan hệ xã hội và các lĩnh vực của đời sống con người, khơi dậy những yếu tố
tiêu cực, những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho xã hội thêm biến chuyển. Nền
kinh tế thị trường đòi hỏi Pháp luật phải thừa nhận nhiều thành phần kinh tế, phải chấp
nhận sự cạnh tranh của các chủ thể tham gia sản xuất và kinh doanh trên thị trường trong
và ngoài nước. Nhưng sự cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nó liên quan đến lợi
nhuận, đến những nguồn lợi ích vật chất lớn thì không bao giờ chỉ là cạnh tranh lành
mạnh theo kiểu thi đua mà thường là những cuộc cạnh tranh tàn khốc, quyết liệt, tất yếu
dẫn đến tình trạng phá sản, hiện tượng độc quyền, làm tổn hại đến quá trình sản xuất,
kinh doanh của các chủ thể và lợi ích người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự đề cao quá mức
lợi ích cá nhân, vì lợi nhuận, vì đồng tiền con người đã bất chấp tất cả tình nghĩa, đạo
đức, pháp luật để làm giàu phi pháp. Các mánh lới, thủ đoạn được sử dụng trong các hoạt
động kinh tế,..Sự phát triển kinh tế còn kéo theo các vấn đề xã hội như công ăn việc làm,
tình trạng thất nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Chính
sách mở cửa hội nhập đã tạo ra những hoạt động vi phạm mới,…
5

×