Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 2020 tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.67 KB, 55 trang )

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DỰ THẢO

CHƯƠNG TRÌNH
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Lâm Đồng là tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên và nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Đông Nam bộ, là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai,
nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển sản xuất
nông nghiệp quy mô hàng hoá các loại nông, đặc sản có nhiều lợi thế so với các
vùng khác như: cây công nghiệp dài ngày, bò sữa, rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn
đới và á nhiệt đới, đồng thời là địa phương thu hút nguồn vốn FDI trong nông
nghiệp khá lớn, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất, đặc biệt là ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).
Nhằm phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, Hội
nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định Chương trình
nông nghiệp công nghệ cao là một trong 6 chương trình trọng tâm để tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện.Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU
ngày 11/5/2011 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Qua 5 năm thực hiện, Chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đạt được nhiều kết quả quan trọng: thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của
tỉnh phát triển cả về trình độ sản xuất và quan hệ sản xuất, năng suất lao động trong
nông nghiệp từng bước được nâng lên, góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 8,4%. Giá trị
sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích năm 2015 đạt trên 145 triệu
đồng/ha/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định. Đến nay, tổng diện tích sản


xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 43.084 ha diện tích đất canh tác toàn
tỉnh bằng 164,70% mục tiêu Nghị quyết 05-NQ/TU, tỷ trọng giá trị sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh
phát triển một cách toàn diện, bền vững và hiệu quả. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định nhiệm vụ tiếp tục thực
hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững; trong đó
chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn
với công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch; đẩy mạnh phát triển các loại hình
kinh tế hợp tác, liên kết; ưu tiên phát triển các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh
1


tế cao, có lợi thế cạnh tranh; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông
nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành; chú trọng việc xây dựng phát triển và quảng
bá thương hiệu các mặt hàng nông sản, tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị
trường trong và ngoài nước; tận dụng cơ hội của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN để phát triển nông nghiệp bền vững. Xây dựng
thành phố Đà Lạt thành trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
cấp quốc gia và quốc tế. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền
vững, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn nông thôn mới.
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong
bốn chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng lần thứ X. Trên cơ sở đó, việc xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho
chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020
là rất cấp thiết để Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp cùng với các sở, ngành
và UBND các huyện, thành phố thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình
Căn cứ Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, ngày 13/11/20008;
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát
triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 1691/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy
về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định 2598/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 của UBND tỉnh Lâm
Đồng ban hành Quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 02/11/2015 của Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020;

2


Căn cứ Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND, ngày 11/12/2015 của Hội đồng

Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 150/2015/NQ-HĐND, ngày 11/12/2015 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm
Đồng ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

3


Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2011 - 2015
1. Kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, trình độ canh tác đã có sự phát triển vượt bậc, chất lượng sản phẩm nông
nghiệp ngày càng được cải thiện; cơ cấu cây trồng dịch chuyển theo đúng định
hướng; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái. Những sản
phẩm có lợi thế của địa phương được tập trung đầu tư như: rau, hoa, chè, cà phê,
lúa, cá nước lạnh và chăn nuôi bò sữa.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình
quân 8,4%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2015: trồng trọt 82%,
chăn nuôi 15%, dịch vụ 3%.
- Lĩnh vực trồng trọt: Ước thực hiện đến hết năm 2015, tổng diện tích đất gieo

trồng toàn tỉnh là 343.833 ha, tăng 9,3% so với năm 2010, trong đó lúa gieo trồng
31.689 ha, giảm 8,3% so với năm 2010; rau gieo trồng 54 ngàn ha, sản lượng 1,9
triệu tấn (tăng 28,5% diện tích và 58,3% về sản lượng so với năm 2010); hoa gieo
trồng đạt 7,65 ngàn ha, sản lượng 2,7 tỷ cành (tăng 50% diện tích, 220% về sản
lượng so với năm 2010); cà phê 152 ngàn ha, sản lượng 407 ngàn tấn, tăng 25% so
với năm 2010; cây chè đứng đầu cả nước đạt 21,8 ngàn ha, sản lượng đạt trên 220,5
ngàn tấn. Năng suất phần lớn các cây trồng đều tăng qua các năm: lúa tăng bình
quân 3%/năm, cà phê tăng 4,5%/năm, chè tăng 3%/năm; cây ăn quả tăng 10%/năm.
- Lĩnh vực chăn nuôi: tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển và
chuyển dịch theo hướng tăng dần các loại giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, các
giống đặc sản; tốc độ tăng trưởng đàn bò tăng 3,0%/năm, trong đó đàn bò sữa tăng
45,3%/năm, đàn heo tăng 3,0%/năm, đàn gia cầm tăng 7,9%/năm; sản phẩm chăn
nuôi tăng nhanh, sản lượng thịt heo tăng 7,2%/năm, thịt gia cầm tăng 6,9%/năm,
sản lượng sữa tăng 55,9%/năm và sản lượng trứng tăng 26,3%/năm. Chất lượng con
giống được cải thiện và nâng lên rõ rệt, tỷ lệ bò lai hướng thịt đạt 60%, tỷ lệ bò sữa
thuần đạt trên 90% tổng đàn, tỷ lệ giống heo lai hướng nạc đạt trên 95%. Phương
thức chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ trong
nông hộ sang phát triển theo hướng trang trại, bắt đầu hình thành các vùng chăn
nuôi bò sữa, bò thịt, heo thâm canh hàng hoá tập trung với quy mô lớn tăng cường
ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao trong chăn nuôi.
- Lĩnh vực thủy sản: diện tích nuôi trồng thuỷ sản ổn định và từng bước điều
chỉnh đối tượng nuôi theo hướng đưa các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao vào
phát triển, đặc biệt giống cá nước lạnh.
2. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và thị trường tiêu thụ nông sản
Công tác VSATTP được chú trọng thực hiện tốt, nhiều cây trồng, vật nuôi đã
được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và thế giới, 99,3% nông
4


sản đảm bảo ATVSTP. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng được cấp chứng nhận

VietGAP tăng dần: trên cây rau có 1.125 ha, chiếm 7,0% diện tích canh tác; 811 ha
chè, chiếm 3,7% diện tích canh tác; cây ăn quả 38,03 ha và 70 ha lúa; có 53,5% số cơ
sở chế biến, kinh doanh nông lâm sản được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
760 con bò sữa, 5.479 con heo và 6.800 con gà được cấp VietGAP. Có 53,45% số
cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản dùng làm thực phẩm
trên địa bàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận ATTP.
Trong giai đoạn 2011-2015, chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng
hóa thông qua hợp đồng và chủ trương liên kết 4 nhà tiếp tục được quan tâm phát
triển. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số chợ đầu mối nông
sản (Trại Mát, Đà Lạt và Liên Nghĩa, Đức Trọng); tổ chức các chương trình hợp tác
kinh tế - xã hội với Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh
Đông Nam Bộ; Hỗ trợ xây dựng các thương hiệu rau Đà Lạt, Chè BLao, cà phê Di
Linh, chuối LaBa, gạo Cát Tiên... thông qua đó giúp mở rộng thị trường cho các
nông sản của tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm tỷ lệ nông sản được tiêu thụ qua hợp đồng
còn thấp chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng. Xuất khẩu nông sản còn hạn chế về
chủng loại và số lượng, chủ yếu trên một số mặt hàng nông sản: cà phê xuất khẩu
86 ngàn tấn/năm, chè các loại từ 14 - 16 ngàn tấn/năm, rau quả các loại 14 – 15
ngàn tấn/năm, hoa tươi các loại khoảng 217.000 ngàn cành/năm.
3. Chương trình xây dựng nông thôn mới
Đến nay, toàn tỉnh có 117 xã đã phê duyệt và đang triển khai thực hiện đề án
phát triển sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực tổ chức sản xuất ứng dụng công nghệ
cao, tái canh cà phê, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Thực hiện Chương trình
xây dựng NTM đã giúp tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 12,6% vào năm 2010 xuống
còn dưới 2% vào năm 2015; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn 4%.
Kết quả thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới: đến nay, toàn tỉnh có 25 xã đã
được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 19 xã đã được
Ban chỉ đạo và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thẩm tra và đề nghị
thẩm định trình UBND tỉnh xem xét công nhận đạt chuẩn NTM; 05 xã thuộc huyện
Lâm Hà và 01 xã thuộc Đam Rông chưa có hồ sơ trình thẩm định; có 17 xã đạt từ
15 - 18 tiêu chí; 35 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 15 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí; bình quân

toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã; huyện Đơn Dương được Thủ tướng Chính phủ công
nhận là huyện đạt chuẩn XD NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 - 52,5
triệu đồng/năm.
II. Kết quả thực hiện Chương trình NNCNC giai đoạn 2011 - 2015
1. Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết
số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng
1.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
Ngay sau khi Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy được
ban hành, Sở Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND
các huyện, thành phố tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết. Nội dung Nghị quyết
được triển khai lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đầu tuần của cơ quan, đơn vị; các
buổi học tập Nghị quyết của cấp trên, của công đoàn triển khai. Các chi bộ đã xây
dựng Nghị quyết chuyên đề phù hợp gắn với nhiệm vụ công tác chuyên môn thực
5


hiện phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao để triển khai cho
cán bộ, công chức thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT. Thông qua các buổi học tập, các
buổi sinh hoạt toàn thể các đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trong toàn ngành
đã nhận thức đầy đủ các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 05NQ/TU đề ra, từ đó vận dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được
giao. Sở đã hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh luôn nâng cao
nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn
mới, thực hiện công tác tuyên truyền cho nhân dân về phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, hoàn thành các
chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra.
Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, các
huyện, thành phố đều xây dựng Nghị quyết chuyên đề hoặc kế hoạch để tổ chức
triển khai, chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trong giai đoạn 2011 – 2015 trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ

lực và có lợi thế tại địa phương.
1.2 Công tác tham mưu và phối hợp với các Sở, ngành triển khai thực
hiện Nghị quyết
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy. Sở Nông
nghiệp & PTNT đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số
1691/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 về việc “Phê duyệt kế hoạch về đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2011-2015”. Đồng thời thành lập tổ chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện Nghị
quyết và phân công nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện (Quyết định số 926/QĐSNN ngày 06/9/2011 và Quyết định số 934/QĐ-SNN ngày 09/9/2011); trong đó
phân công trách nhiệm cụ thể trong lãnh đạo Sở, các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở
từng nội dung công việc để tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch UBND tỉnh
giao tại Quyết định số 1691/QĐ-UBND ngày 08/8/2011, gắn công tác triển khai
thực hiện kế hoạch và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trên địa bàn tỉnh với công tác chỉ đạo, thực hiện các chương trình, dự án, đề án khác
và công tác tham mưu, chỉ đạo sản xuất của ngành Nông nghiệp hàng năm và cả
giai đoạn.
Sở Nông nghiệp &PTNT đã đề xuất và phối hợp với các Sở, ban, ngành và
UBND các huyện, thành phố thực hiện các đề tài, chương trình nghiên cứu công
nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất, nhân giống, quy trình chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm. Phối hợp với sở Tài chính, sở Kế
hoạch và Đầu tư ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển
NNCNC hàng năm và cả giai đoạn 2011 - 2015.
1.3 Công tác tham mưu quy hoạch các cây trồng, vật nuôi chủ lực
Ngành Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với các Sở, ngành tham mưu
UBND tỉnh phê duyệt 04/05 đề án quy hoạch, gồm: quy hoạch phát triển nuôi cá
nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; quy hoạch vùng sản xuất rau,
chè tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; quy hoạch cây lúa trên địa

6



bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2020 và Quy hoạch phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2016-2020.
Các quy hoạch bước đầu định hướng sản xuất đảm bảo phù hợp với điều kiện
sinh thái, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, tạo điều kiện tổ chức lại
sản xuất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả được tiềm năng thế mạnh của địa
phương, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên về đất đai, khí hậu và môi trường.
Khu công nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà
Lạt tại huyện Lạc Dương có tổng diện tích quy hoạch 221 ha đã được Thủ tướng
Chính phủ đưa vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng sản xuất NNCNC đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015.
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Lâm Đồng.
2. Kết quả thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
giai đoạn 2011 - 2015
2.1 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao
a) Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo và sản xuất giống
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 50 cơ sở ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô
thực vật, cung cấp cho thị trường trong và ngoài Tỉnh trên 30 triệu cây giống cấy
mô/năm các loại rau, hoa: rau các loại, khoai tây, dâu tây, cúc, cẩm chướng, đồng
tiền, hoa lan, salem, baby,… Đây là nguồn cây giống gốc ban đầu phục vụ cho các
vườn ươm tiếp tục nhân giống cho sản xuất. các cơ sở gieo ươm cung cấp gần 2 tỷ
cây giống rau, hoa các loại, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên tại các cơ sở nuôi cấy mô
tăng lên 514 người (trong đó có 147 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học), đây
là nguồn nhân lực quý giá làm tiền đề cho tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh việc phát triển
công nghệ sinh học trong thời gian tới. Một số cơ sở đã có các hợp đồng gia công
xuất khẩu cây giống in vitro sang các nước Châu Âu như công ty Cổ phần công
nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt (FBIO), công ty TNHH sản phẩm công nghệ sinh
học Bảo Nông với số lượng trên 10 triệu cây giống invitro/năm. Trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng có khoảng 04 đơn vị thực hiện ứng dụng CNSH lưu giữ quỹ gen tập
đoàn một số giống rau, hoa chủ lực làm phong phú các nguồn gen để thực hiện lai
tạo giống mới hoặc tái sản xuất khi thị trường yêu cầu.
Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học tại Lâm Đồng đã kết hợp hài hòa
giữa công nghệ sinh học truyền thống và công nghệ sinh học hiện đại trong tạo
giống cây trồng mới nhằm rút ngắn thời gian, sớm đưa được các giống mới vào sản
xuất. Một số Viện, Trường Đại học và cơ sở sản xuất đã nghiên cứu và sử dụng
phương pháp nuôi cấy mô theo công nghiệp bioreactor trên các loại nấm dược liệu,
lan, …. hệ số nhân theo công nghệ này tăng lên 9-10 lần so với công nghệ truyền
thống.
Công nghệ ghép giống cũng là một ứng dụng công nghệ sinh học được sử
dụng rộng rãi nhằm cải thiện nhanh năng suất, chất lượng cây trồng, hạn chế dịch
bệnh. Tại Lâm Đồng, công nghệ ghép chồi, ghép mắt được ứng dụng có hiệu quả
trên nhiều loài cây trồng: cà phê, ca cao, bơ, cây họ cà, hoa hồng,… góp phần tăng
20 – 50% năng suất, sản lượng. Thúc đẩy thực hiện nhanh và hiệu quả chương trình
tái canh cà phê cũng như chương trình chuyển đổi giống cấy trồng của Tỉnh.
7


b. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, xử lý đất và bảo vệ
môi trường nông nghiệp
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, xử lý đất và bảo vệ
môi trường ở Lâm Đồng cũng được ứng dụng rộng rãi. Một số biện pháp và công
nghệ sinh học được ứng dụng trong thời gian qua như sau:
- Dùng gốc ghép kháng bệnh: Điển hình là công nghệ kỹ thuật ghép cà chua
chống bệnh héo rũ vi khuẩn, được ứng dụng trên 55 vườn ươm giống cây con ở hai
huyện Đơn Dương và Đức Trọng để đáp ứng nhu cầu cây giống cho khoảng trên
7.000 ha cà chua mỗi năm của tỉnh. Tiến bộ kỹ thuật này đã giúp người sản xuất
loại bỏ được mối lo về bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum, một dịch
bệnh có thể gây tổn thất 50-100% ruộng cà chua trước đó, góp phần gia tăng 2050% năng suất, sản lượng của cà chua Lâm Đồng.

- Sử dụng các thiên địch: Các công trình nghiên cứu về nhân thả ong kí sinh
(Diadegma semiclausum) phòng trừ sâu tơ hại cây họ thập tự và bọ xít mù thuốc lá
(Nesidiocoris tenuis) trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây cà chua là những
thành tựu đáng kể trong việc sử dụng thiên địch bảo vệ thực vật trên diện rộng tại
Lâm Đồng. Ngoài ra, trong những gần đây, việc sử ụng thiên địch trong sản xuất
NNCNC đã được một số công ty Dalat Hasfarm, Organik áp dụng có hiệu quả
(nhập nội nhện bắt mồi để tiêu diệt nhện đỏ hại hoa hồng; tuyến trùng có ích để tiêu
diệt trứng và ấu trùng ruồi nhuế hại cây hoa tiểu quỳnh; các loài ruồi thiên dịch
Aphidius ervi, Aphelinus abdominalis, Aphidius colemani để tiêu diệt rầy mềm).
- Sử dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Các cơ
quan nghiên cứu, công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng đã thực hiện một số
nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, nghiên cứu phân lập các chủng vi sinh vật
có ích (Trichoderma spp; Ma; Bb và vi sinh vật phân giải,…) để sản xuất phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Hiện nay, toàn tỉnh có 5 phòng thí nghiệm có đủ
điều kiện phân lập và nuôi cấy vi sinh vật góp phần trong việc chủ động về nguồn
giống sản xuất; có 10 công ty sản xuất các loại phân bón hữu cơ vi sinh.
- Sử dụng vi sinh vật trong xử lý phế thải nông nghiệp: Ứng dụng quy trình ủ
vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ có sử dụng các chủng vi sinh vật phân hủy
xenluloze. Với công nghệ này giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, đồng thời giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh trong sản xuất.
- Sử dụng vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi: sử dụng men Balasa No1
kết hợp với chất độn chuồng để lót nền chuồng trong chăn nuôi giúp phân hủy chất
thải trong chuồng nuôi; xây dựng hầm biogas giảm mùi hôi, giảm chi phí chăn nuôi.
2.2 Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế
2.2.1 Lĩnh vực trồng trọt:
a) Cây rau, hoa, cây đặc sản: áp dụng công nghệ giống ghép, nhà kính, nhà
lưới, công nghệ tưới kết hợp bón phân tự động, công nghệ điều khiển tự động, bán
tự động (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, …) sơ chế, bảo quản sau thu hoạch (kỹ thuật tạo
màng, cấp đông, bảo quản lạnh). Hiện nay, có 3.148 ha nhà kính (1.496 ha rau,
1.652 ha hoa), trong đó có khoảng 50 ha nhà kính cao cấp được nhập khẩu đồng bộ;

694 ha ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm,
cường độ và thời gian chiếu sáng; 14.510 ha rau, hoa ứng dụng hệ thống tưới phun
tự động, tưới nhỏ giọt kết hợp châm phân tự động; 01 cơ sở và 01 doanh nghiệp áp
8


dụng công nghệ ướp hoa khô, hoa tươi nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu
hoa Đà Lạt; bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân đã chú trọng trồng
xen cây xanh trên bờ lô, bờ thửa, dải phân cách để sản xuất rau, hoa, cây đặc sản
theo hướng bền vững với diện tích 3.706 ha.
Kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây rau,
hoa, cây đặc sản giai đoạn 2011 – 2015 đạt 15.184 ha (đạt 157,8 %KH); trong đó
cây rau 12.655 ha, cây hoa 2.424 ha và cây đặc sản 105 ha. Đã xây dựng và ban
hành quy trình tạm thời tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và
14 quy trình canh tác một số loại cây trồng theo hướng NNCNC trên địa bàn tỉnh.
b) Cây chè áp dụng công nghệ giống ghép (tận dụng ưu thế về năng suất, chất
lượng của chồi ghép, khả năng chống chịu bệnh, chịu hạn của gốc ghép), cơ giới
hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch; ứng dụng công nghệ tưới phun,
tưới nhỏ giọt, ứng dụng hệ thống cảm biến trong điều khiển ẩm độ, nhiệt độ; sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, áp dụng các biện pháp chế biến sâu tạo
sản phẩm chất lượng cao như chè Olong, chè xanh, chè đen đảm bảo tiêu chuẩn
xuất khẩu.
Kết quả thực hiện giai đoạn 2011 – 2015 có 5.854 ha chè sản xuất đạt tiêu chí
ứng dụng công nghệ cao (đạt 69,7%KH); trong đó có 2.258 ha chè ứng dụng hệ
thống tưới phun, nhỏ giọt, chủ yếu áp dụng trên cây chè chất lượng cao; sản xuất
chè có chứng nhận VietGAP đạt 362 ha; 100% diện tích chè được cơ giới hóa khâu
làm đất; 673 ha chè có trồng cây che bóng trong vườn; 12 doanh nghiệp áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP); hầu hết đội ngũ nhân công thu hái chè ở
các doanh nghiệp đã được tập huấn đào tạo có tay nghề cao. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh có Công ty TNHH Trà Long Đỉnh đã ứng dụng hệ thống cảm biến trong điều

khiển ẩm độ, nhiệt độ, dinh dưỡng.
c) Cây cà phê ứng dụng công nghệ giống mới, ghép chồi, tưới nhỏ giọt, sản
xuất theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest, áp dụng các biện pháp chế biến ướt, chế
biến khô hiện đại nâng cao chất lượng cà phê thương phẩm. Kết quả thực hiện giai
đoạn 2011 – 2015, diện tích cà phê ứng dụng công nghệ cao đạt 18.341 ha (đạt
122,2%KH). Trong đó có 100% diện tích cà phê sử dụng giống mới cho năng suất
cao (TR4, TR9, TR11, Hữu Thiên, Thiện Trường, ....); 2.053 ha diện tích cà phê
ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt; cà phê có chứng nhận 4C, UTZ,
Rainforest đạt 53.367 ha. Sở Nông nghiệp &PTNT đã xây dựng và ban hành tạm
thời quy trình canh tác cây cà phê vối ghép theo hướng công nghệ cao.
d) Cây lúa ứng dụng công nghệ sinh học và sinh thái trong phòng trừ rầy nâu,
sử dụng giống kháng rầy, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cơ giới hóa khâu làm
đất, chăm sóc, thu hoạch, xây dựng cánh đồng lớn. Diện tích lúa chất lượng cao
thực hiện giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh 3.705 ha (đạt 75,6%).
2.2.2 Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản:
a) Chăn nuôi bò sữa: Tổng đàn bò sữa toàn tỉnh đạt 17.223 con (246,1%KH);
trong đó có 1.595 hộ, trang trại chăn nuôi bò sữa với số lượng 13.963 con (chiếm
81% tổng đàn) và 05 doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa với số lượng 3.260 con (chiếm
19% tổng đàn). Trên địa bàn đã xây dựng 01 nhà máy chế biến sữa với công suất 40
tấn sữa tươi/ngày đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa.
9


Ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa: sử dụng tinh phân giới tính thụ
tinh nhân tạo trên đàn bò sữa để cải tạo chất lượng và tăng nhanh số lượng đàn bò
sữa; một số trang trại chăn nuôi đã áp dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp để tăng
cường khả năng sản xuất sữa, nâng cao chất lượng sữa tươi (phối trộn các loại
nguyên liệu một cách hoàn chỉnh, dựa trên công thức tính toán đầy đủ, cân đối); áp
dụng quy trình quản lý chăn nuôi hiện đại (chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, vắt sữa
được theo dõi qua hệ thống theo chu trình khép kín tại Trang trại bò sữa Đà LạtVinamilk ); các hộ chăn nuôi bò sữa đã tích cực cải tạo chuồng trại, trang bị máy

vắt sữa, máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi và ứng
dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải.
- Quy mô đàn bò lai Zêbu đến năm 2015 đạt 37.970 con, chiếm 60% tổng đàn
bò (vượt 10% so với Kế hoạch).
b) Cá nước lạnh: đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất trứng cá tầm
thương phẩm và thực hiện ấp nở trứng giống thành công (Sở NN&PTNT đã ban
hành tạm thời 06 quy trình kỹ thuật ương, ấp trứng, sinh sản nhân tạo, nuôi thương
phẩm cá tầm, cá hồi). Toàn tỉnh có 35 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực
nuôi cá nước lạnh, trong đó có 17 doanh nghiệp đã đầu tư với diện tích nuôi cá nước
lạnh đạt khoảng 50 ha với sản lượng toàn tỉnh đạt 784 tấn/năm (đạt 31,36% KH).
2.3 Liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm
- Toàn tỉnh có 02 liên hiệp hợp tác xã và 110 HTX nông nghiệp, với 5.618
thành viên; trong đó có 76 HTX làm dịch vụ nông nghiệp, 21 HTX trồng trọt, 12
HTX chăn nuôi, 01 HTX nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, có 31 HTX sản xuất, chăn
nuôi ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích đạt 727 ha trên cây rau, hoa, chè, cà
phê và quy mô 2.060 con bò sữa. Hình thành 11 liên minh sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm rau, hoa, cây đặc sản, cây cà phê và liên minh bò sữa tại Lâm Đồng. Hầu hết
các mô hình liên kết này có hiệu quả rất lớn giúp nông dân sản xuất bền vững nhờ
các doanh nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Trong thời gian qua, các sở ngành đã thực hiện tốt chương trình hợp tác, liên
kết tiêu thụ nông sản an toàn với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, thành phố Hồ
Chí Minh và thành phố Hà Nội thông qua các cuộc đối thoại, trao đổi trực tiếp và ký
kết với doanh nghiệp về nhu cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước,
qua đó sản phẩm được tiêu thụ với giá cao và ổn định. Trong đó đã xây dựng thành
công mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo chuỗi thực phẩm an toàn cho
HTX Anh Đào, công ty TNHH Phong Thuý, doanh nghiệp Phú Sỹ Nông, HTX Tân
Tiến, HTX Xuân Hương, … cung cấp cho các đơn vị thu mua như các siêu thị, nhà
hàng lớn, chợ đầu mối nông sản.
- Trong chăn nuôi bò sữa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Công ty
Vinamilk đã ký kết Văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020, trong đó Công ty Vinamilk đảm
bảo thu mua 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản
xuất.
2.4 Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển
thương hiệu

10


- Đã tổ chức được 53 đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật
về sản xuất giống, quy trình canh tác, phòng chống dịch bệnh, quản lý sau thu hoạch
cho các đối tượng cây trồng rau, hoa, chè, cà phê, lúa và chăn nuôi ứng dụng công
nghệ cao.
- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao và các doanh nghiệp xây
dựng được 599 mô hình thử nghiệm, mô hình điểm, mô hình trình diễn phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các loại cây trồng vật nuôi chủ lực của
tỉnh. Tổ chức 1.288 cuộc hội thảo, tập huấn về kỹ thuật canh tác rau theo hướng
công nghệ cao và ATVSTP, canh tác và bảo quản sau thu hoạch đối với hoa cắt
cành, kỹ thuật nuôi bò sữa đảm bảo an toàn sinh học, kỹ thuật canh tác cà phê bền
vững (UTZ, 4C); ... Số lượng người tham dự khoảng gần 65.000 người.
- Hỗ trợ Hình thành 04 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (công ty CP
CNSH rừng hoa Đà Lạt, công ty TNHH Agri VINA, công ty TNHH Dịch vụ
thương mại Trường Hoàng; công ty TNHH Đà Lạt G.A.P). Tổng diện tích canh tác
rau, hoa của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 205 ha.
- Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 16 sản phẩm được đăng ký xác lập
quyền nhãn hiệu, trong đó có 08 chứng nhận thương hiệu sản phẩm (Dứa Cayenne
-Đơn Dương, Trà B’Lao -Bảo Lộc, Cà phê Di Linh, Rau Đà Lạt, Lúa – gạo Cát
Tiên, Hoa Đà Lạt, Chuối Laba, Rượu cần Langbiang) và 08 nhãn hiệu tập thể. Các
sản phẩm này bước đầu đã phát huy hiệu quả và tạo uy tín trên thị trường, sản phẩm

NNCNC gắn với các chứng nhận chỉ dẫn địa lý được phân phối trong hệ thống các
siêu thị có uy tín trong nước như Coop mart, Big C, Metro đồng thời tham gia vào
thị trường xuất khẩu.
2.5 Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo nguồn lực phát
triển nông thôn mới
Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là động lực chính và là
“đòn bẫy” để xây dựng NTM. Trong các năm qua, sản xuất NNCNC trong chương
trình xây dựng NTM đã được nông dân hiểu rõ, nắm bắt kỹ thuật, đầu tư công nghệ
áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trên nhiều loại
cây trồng và vật nuôi như: sản xuất rau, hoa, chè, cà phê, chăn nuôi bò sữa, …tại
một số địa phương đã hình thành nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã và liên minh tự
nguyện trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm; nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở các địa phương
được phát triển gắn với quy hoạch phù hợp với từng loại cây trồng, sinh thái và môi
trường đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao vào khu vực nông thôn.
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giúp doanh
nghiệp và nông dân liện kết trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; nông dân
đã tiếp cận công nghệ, chủ động trong sản xuất, thu hoạch và nâng cao hiệu quả
kinh tế; mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn một cách bền vững, góp phần hoàn thành tốt các tiêu chí để xây
dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện Đơn Dương được Thủ tướng Chính phủ công
11


nhận là huyện đạt chuẩn XD NTM; toàn tỉnh có 25 xã đã được UBND tỉnh quyết
định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 19 xã được Ban chỉ đạo và UBND các
huyện, thành phố thẩm định trình UBND tỉnh xem xét công nhận.
2.6 Thu hút đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn và hợp tác quốc tế trong
phát triển NNCNC

- Từ năm 2011 – 2015 đã thu hút được 97 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực
NNCNC với tổng vốn 5.909.133 triệu đồng (chiếm 27,79% nguồn lực thực hiện).
- Khuyến khích các nông hộ đầu tư phát triển theo mô hình trang trại, đến nay
đã có 759 trang trại bao gồm: 270 trang trại trồng trồng trọt; 383 trang trại chăn
nuôi; 105 trang trại tổng hợp và 01 trang trại nuôi trồng thủy sản.
- Lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn như
Chương trình xây dựng nông thôn mới, các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp
như Dự án cạnh tranh nông nghiệp, QSEAP, LIFSAP.
- Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình NNCNC giai đoạn 2011
– 2015 là 21.267.374 triệu đồng, bao gồm:
+ Vốn huy động từ ngân sách Nhà nước: 326.162 triệu đồng, chiếm 1,53 %,
trong đó vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình 15.762 triệu đồng, vốn lồng ghép
310.400 triệu đồng.
+ Vốn tín dụng: 1.259.000 triệu, chiếm 5,92 %.
+ Vốn của doanh nghiệp: 5.909.133 triệu, chiếm 27,78 %.
+ Vốn huy động đóng góp của nhân dân: 13.773.078 triệu, chiếm 64,76 %.
(Chi tiết phụ lục kèm theo).
III. Đánh giá chung
1. Kết quả đạt được
Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) đã tạo bước
đột phá mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
a) Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông - lâm nghiệp bình quân 5 năm 20112015 đạt 8,4%, chiếm tỷ trọng 36,8% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Năm 2015, giá trị sản xuất bình quân đạt 145 triệu đồng/1ha đất canh tác;
công nghệ sinh học trong chọn tạo và sản xuất giống phát triển mạnh với trên 50 cơ
sở nuôi cấy mô, sản lượng 30 triệu cây giống cấy mô các loại/năm, cùng các cơ sở
gieo ươm cung cấp trên 2,0 tỷ cây giống/năm phục vụ sản xuất rau, hoa, cây đặc sản
và cây dược liệu với chất lượng cao.
Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đạt 43.084 ha. Tổng
đàn bò sữa toàn tỉnh 17.223 con, trong đó chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp
đạt khoảng 20%, cá nước lạnh đạt 784 tấn/năm.

b) Công tác quy hoạch: tỉnh đã phê duyệt 04 quy hoạch trên các cây trồng và
chăn nuôi thủy sản (quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung; quy hoạch cây lúa;
quy hoạch phát triển cà phê và quy hoạch nuôi cá nước lạnh). Các quy hoạch bước
đầu định hướng sản xuất đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh thái, phát huy lợi thế
cạnh tranh của từng địa phương, tạo điều kiện tổ chức lại sản xuất nông nghiệp,
khai thác có hiệu quả được tiềm năng thế mạnh của địa phương, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên về đất đai, khí hậu và môi trường của tỉnh.
12


c) Các công nghệ tiên tiến như công nghệ giống (của các nước Châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản, ...), công nghệ nhà kính hiện đại (của Isarel, Pháp, Hà Lan); công nghệ
thủy canh (của các nước Châu Âu, Thái Lan); công nghệ thông tin điều khiển tự
động về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng (của các nước Châu Âu, Nhật Bản);
các quy trình canh tác hiện đại, cơ giới hóa trong sản xuất và các công nghệ sau thu
hoạch được áp dụng phổ biến trong sản xuất.
d) Thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI, nguồn vốn tài trợ ODA, các doanh
nghiệp trong nước, các ngân hàng thương mại, HTX và các cá nhân đầu tư trong
lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
e) Đã triển khai 53 đề tài, dự án nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật
trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân tiếp cận và ứng
dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chủ động thời vụ, hạn chế được tác hại
của thời tiết, sâu bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu tư, mạnh
dạn chuyển đổi sang sản xuất NNCNC. Đến nay, có trên 75% diện tích canh tác rau,
hoa được ứng dụng CNC; trên 26,7% diện tích chè được ứng dụng CNC và 11,6%
diện tích cà phê được chuyển đổi sang giống mới có năng suất, chất lượng cao.
f) Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật theo hướng ứng
dụng CNC ngày càng đi vào chiều sâu đã phát huy hiệu quả đầu tư, đã hình thành
nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân làm giàu từ sản xuất NNCNC. Đặc biệt là
sức lan tỏa của chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã thay đổi nhận

thức, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa bước đầu áp dụng
cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định sản xuất, tăng thu nhập.
g) Việc hình thành các liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, người nông dân
và hợp tác xã đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra cho nông sản,
nâng cao uy tín cho nông sản của Lâm Đồng trên thị trường, 100% nông sản
NNCNC đạt tiêu chuẩn VSATTP về dư lượng thuốc BVTV, tăng khả năng cạnh
tranh tham gia thị trường quốc tế và khu vực.
h) Thông qua thực hiện Chương trình sản xuất NNCNC đã mở rộng một
hướng đi hiệu quả cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng với định hướng phát triển sản
xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao
thu nhập và đời sống cho người dân, đồng thời khẳng định được vai trò định hướng
của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
k) Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015
đã đưa Lâm Đồng trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp của tỉnh
tiếp tục phát triển nhanh, bền vững thành trung tâm nghiên cứu sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và khu vực trong giai đoạn 2016- 2020.
2. Khó khăn, tồn tại
a) Do đặc điểm địa hình phức tạp, diện tích đất canh tác của các nông hộ nhỏ,
phân tán, khả năng cơ giới thấp, nhiều khu vực chưa chủ động nguồn nước sản xuất
gây khó khăn trong việc đầu tư, phát triển sản xuất NNCNC. Quy hoạch sản xuất
hoa và cây đặc sản ứng dụng NNCNC chưa thực hiện kịp thời.
13


b) Phần lớn các doanh nghiệp, HTX và nông hộ chủ yếu ứng dụng một số
công nghệ cao trong canh tác (nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới, giống mới, …),
ứng dụng đồng bộ về công nghệ chưa được mở rộng, mới chỉ tập trung ở một số ít
doanh nghiệp có vốn đầu tư. Khâu bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở vật chất kỹ
thuật thiết yếu còn thiếu như kho lạnh, máy móc phân loại, đóng gói ảnh hưởng

không nhỏ đến chất lượng sản phẩm nông sản. Một số cây trồng, vật nuôi có triển
vọng (cây ăn quả, cây dược liệu, bò thịt, heo,…) chưa được triển khai áp dụng trong
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, năng suất và giá trị sản phẩm cây
trồng, vật nuôi có triển vọng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
c) Tỷ lệ diện tích do các doanh nghiệp sản xuất theo hướng NNƯDCNC còn
chiếm tỷ lệ thấp, quỹ đất tập trung để thu hút đầu tư còn thiếu; tốc độ đô thị hóa
phát triển nhanh ở các khu vực sản xuất nông nghiệp; quy chuẩn, tiêu chuẩn của sản
phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được triển khai.
d) Suất đầu tư cho NNCNC cao hơn so với sản xuất nông nghiệp truyền
thống nên một bộ phận nông dân không đủ điều kiện để đầu tư. Diện tích áp dụng
công nghệ mới (công nghệ thông tin điều khiển tự động nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng;
thủy canh; khí canh;…) còn chiếm tỷ lệ thấp, thiếu tập trung gây rất nhiều khó khăn
cho công tác quản lý và giảm sức thu hút đối với doanh nghiệp.
e) Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật mặc dù đã
được đầu tư chuyên sâu nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế sản xuất NNCNC.
Một số quy trình sản xuất NNCNC đồng bộ chưa được nghiên cứu, ứng dụng trong
sản xuất. Các mô hình thí điểm ứng dụng chưa đồng bộ về công nghệ NNCNC,
công tác nhân rộng kết quả mô hình tại một số địa phương còn hạn chế.
f) Việc phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao còn nhiều yếu
tố chưa bền vững, bị tác động ngược bởi hiệu ứng nhà kính, tình trạng xói mòn, ô
nhiễm hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật.
g) Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, thiếu ổn định, chưa tiếp cận nhu cầu thị
trường đặc biệt ở các tổ hợp tác, nông hộ sản xuất nhỏ lẻ. Phần lớn nông dân còn
sản xuất tự phát, chạy theo thị trường trôi nổi. Mối liên kết giữa nông dân với nông
dân, nông dân với doanh nghiệp còn rất hạn chế, sản xuất thiếu kế hoạch dẫn đến
trong cùng một thời điểm có những loại sản phẩm bị dư thừa, còn một số loại khác
thì rất khan hiếm. Kênh cung cấp thông tin về giá cả, nhu cầu sản xuất và thị trường
cho người sản xuất chưa được thiết lập chuyên sâu.
h) Chỉ tiêu phát triển cá nước lạnh mới chỉ đạt 31,36% so với mục tiêu Nghị
quyết do biến động về thị trường tiêu thụ, áp lực cạnh tranh không lành mạnh từ

mặt hàng cá nước lạnh của Trung Quốc và do những khó khăn chung trong tình
hình hội nhập kinh tế hiện nay.
k) Các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp của các
Viện, Trường đóng trên địa bàn chưa được tiếp cận để ứng dụng rộng rãi vào sản
xuất tại Lâm Đồng; ngược lại việc đề xuất, đặt hàng nghiên cứu, sản xuất thử
nghiệm về ứng dụng NNCNC chưa được quan tâm, phối hợp thực hiện.
3. Nguyên nhân
14


3.1 Nguyên nhân kết quả đạt được
- Chương trình NNCNC luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của các Bộ,
ngành Trung ương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lựa chọn NNCNC là khâu đột phá để
phát triển nông nghiệp, đồng thời đưa ra các chủ trương, cơ chế chính sách và các
giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện
Chương trình.
- Việc lựa chọn được đối tượng, công nghệ ứng dụng phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh và từng
địa phương tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên một đơn
vị diện tích.
- Chương trình được các doanh nghiệp và người dân tích cực hưởng ứng,
mạnh dạn đầu tư các công nghệ mới để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
3.2 Nguyên nhân khó khăn, tồn tại
- Công tác tổ chức tuyên truyền, triển khai Chương trình phát triển
NNƯDCNC ở một số địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo, còn xem là nhiệm
vụ riêng của ngành Nông nghiệp, do đó chưa tập hợp được sức mạnh của cả hệ
thống chính trị.
- Công tác quy hoạch các loại cây trồng, vật nuôi mới dừng ở quy hoạch tổng
thể, thiếu các quy hoạch chi tiết; công tác quản lý và triển khai quy hoạch chưa tốt,
thiếu đồng bộ giữa các quy hoạch khác nhau.

- Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế do thiếu
doanh nghiệp chủ lực, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp do chưa chú trọng xây
dựng, sử dụng và quảng bá thương hiệu, chưa có nhiều hợp đồng dài hạn, đặc biệt là
xuất khẩu. Nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả do
hạn chế về vốn, liên kết, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
- Mối quan hệ giữa công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao
và sản xuất còn thiếu chặt chẽ; nhiều đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm chưa đáp
ứng yêu cầu sản xuất, số lượng mô hình còn hạn chế và thiếu tính đồng bộ về công
nghệ, nhất là trong chăn nuôi và cây công nghiệp.
- Chưa xây dựng được cở sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có đủ năng
lực về nhập nội, chọn tạo giống đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và cung ứng giống cho
sản xuất NNCNC tại địa phương, nguồn giống chủ yếu được nhập nội từ các tỉnh và
nước ngoài.
- Chỉ tiêu phát triển cá nước lạnh chưa đạt so với mục tiêu, do biến động về
thị trường tiêu thụ, áp lực cạnh tranh từ mặt hàng cá nước lạnh của Trung Quốc và
khó khăn chung về kinh tế hiện nay.
4. Bài học kinh nghiệm
- Xác định chương trình phát triển NNƯCNC không chỉ là trách nhiệm của
chính quyền các cấp, của riêng ngành nông nghiệp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị, của đa ngành, đa lĩnh vực và của toàn thể nhân dân. Đây là định hướng
đúng đắn để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và
bền vững.
15


- Chú trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách
nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện theo định hướng NNƯCNC, đẩy mạnh ứng
dụng đồng bộ công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi góp phần tạo ra những sản phẩm
hàng hóa có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
- Tập trung ưu tiên đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, ứng dụng và

chuyển giao khoa học công nghệ, định hướng giúp doanh nghiệp và nông dân sản
xuất theo yêu cầu thị trường nhằm ổn định thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập và hiệu
quả sử dụng đất.
- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm phải căn cứ tình hình cụ thể ở từng
vùng, năng lực, trình độ của nông dân, xác định đúng đối tượng cây trồng, vật nuôi,
thủy sản để ứng dụng công nghệ phù hợp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Mô hình
phải được nông dân đồng tình ủng hộ, kết hợp với việc nhân rộng, chuyển giao kết
quả thực hiện cho nhân dân trong khu vực và toàn tỉnh, từ đó phát huy nội lực trong
nhân dân.
- Xác định doanh nghiệp, HTX là đội ngũ tiên phong trong việc tiếp cận và
ứng dụng CNC; song song với việc ứng dụng CNC cần tập trung quan tâm phát
triển các hình thức liên kết, hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp và HTX.

16


Phần II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sự tham gia của đa
ngành, đa lĩnh vực tạo bước đột phá phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp,
nâng cao giá trị gia tăng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh
chương trình xây dựng nông thôn mới và xây dựng thành phố Đà Lạt thành Trung
tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- Hình thành và phát triển 15 - 20 vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên
các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực.

- Có trên 20% diện tích đất canh tác nông nghiệp của tỉnh đạt tiêu chí sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó có 50% diện tích ứng dụng công
nghệ cao được đồng bộ hóa công nghệ trong sản xuất, thu hoạch.
- Nâng quy mô tổng đàn bò sữa đạt 50.000 con (trong đó bò sữa ứng dụng
công nghệ cao đạt 40% tổng đàn); tổng đàn bò thịt đạt 100.000 con; tỷ lệ bò lai đạt
75% tổng đàn, trong đó đàn bò thịt cao sản (Blanc Blue Belge, Droughmaster, Red
Angus) chiếm 40% trong tổng đàn bò lai, 60% đàn bò lai là giống Zê bu; tổng đàn
heo đạt 600.000 con, trong đó có 20% tổng đàn heo đạt tiêu chí chăn nuôi ứng dụng
công nghệ cao.
- Phát triển diện tích nuôi cá nước lạnh 60 ha, tăng sản lượng cá nước lạnh đạt
1.000 tấn.
- Tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 35 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh và trình độ công nghệ ngang bằng
với một số nước có trình độ phát triển trong khu vực.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao; hoàn thiện các quy trình canh tác, chăn nuôi, tiêu chí sản xuất và xây
dựng tiêu chuẩn - quy chuẩn sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
a) Xây dựng chính sách miễn thuế nhập khẩu vật tư, trang thiết bị để đầu tư
xây dựng nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo
Quyết định 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một
số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
b) Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh về
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2016 – 2020.
c) Rà soát và xây dựng các quy trình canh tác, chăn nuôi ứng dụng công nghệ
cao, tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
17


d) Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định và hướng dẫn sản xuất sản phẩm

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
e) Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020.
2. Triển khai thực hiện Dự án nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành
và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp
2.1 Đối với cây trồng:
a) Đối với cây rau: Phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với tổng
diện tích 15.433 ha; trong đó có 70% diện tích canh tác ứng dụng đồng bộ về công
nghệ trong sản xuất, thu hoạch. Doanh thu cao gấp 2,0 lần so với sản xuất truyền
thống, lợi nhuận đạt trên 40% so với doanh thu.
Tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng Khu công nghiệp - nông nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng với
quy mô khoảng 300 ha: thu hút các doanh nghiệp FDI sản xuất, chế biến rau theo
chuỗi giá trị; tập trung kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trong sản xuất rau
ứng dụng công nghệ cao; khu công nghiệp – nông nghiệp lan tỏa các kỹ thuật và
công nghệ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết để mở rộng sản xuất, phát triển
bền vững, hiệu quả.
- Hiện đại hóa khâu sản xuất rau: nhập khẩu nhà kính cao cấp; ứng dụng công
nghệ thông tin điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng; hệ thống tưới
thông minh; hệ thống thủy canh; ...và hệ thống máy móc phân loại sản phẩm.
- Xây dựng Trung tâm sau thu hoạch rau: Hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch
(phân loại, đóng gói, ...) cho các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế rau chủ lực nhằm
kiểm tra, đánh giá nông sản, đóng gói, lưu giữ và vận chuyển đảm bảo quy trình góp
phần giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng chất lượng, hiệu quả kinh tế và mở rộng tiềm
năng xuất khẩu rau.
- Xây dựng Trung tâm phân tích và kiểm định dư lượng thuốc BVTV trong
nông sản: Hỗ trợ trang thiết bị và đào tạo nhân lực cho Trạm Kiểm dịch và kiểm
định thực vật – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, có đủ điều kiện và năng
lực phân tích dư lượng hóa chất trong nông sản, kiểm dịch và kiểm định thực vật
phục vụ nhu cầu của Tỉnh, khu vực đáp ứng thị trường nội tiêu và xuất khẩu.

- Thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc giữa nông dân, trang trại và doanh
nghiệp để phát triển, quảng bá thương hiệu “Rau Đà Lạt”, hình thành một số doanh
nghiệp có vai trò hạt nhân trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau Đà Lạt.
b) Đối với cây hoa: Phát triển sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao với tổng
diện tích 2.720 ha; trong đó có 80% diện tích canh tác ứng dụng đồng bộ về công
nghệ trong sản xuất, thu hoạch. Doanh thu cao gấp 2,5 lần so với sản xuất truyền
thống, lợi nhuận đạt 40 - 50% so với doanh thu.
Tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Hiện đại hóa khâu sản xuất hoa: Tập trung áp dụng đồng bộ các biện pháp
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới: nhà kính cao cấp; ứng dụng công nghệ
thông tin điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới, dinh dưỡng, cường độ

18


chiếu sáng; hệ thống tưới thông minh; phân loại sản phẩm và công nghệ bảo quản
sau thu hoạch.
- Xây dựng chợ đầu mối hoa: Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chợ đầu
mối làm trung tâm giao dịch hoa (dịch vụ sau thu hoạch, nhận đơn đặt hàng và cung
cấp chuỗi vận chuyển), đảm bảo sản lượng hoa được tiêu thụ thông qua hợp đồng
đạt từ 50 – 60%, phát triển, quảng bá thương hiệu “Hoa Đà Lạt”.
c) Cây cà phê:
Phát triển sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 21.550
ha; trong đó có 20% diện tích canh tác ứng dụng đồng bộ về công nghệ trong sản
xuất, thu hoạch. Doanh thu cao gấp 02 lần so với sản xuất truyền thống, lợi nhuận
đạt 30 - 40% so với doanh thu.
Tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Tập trung cải thiện cơ cấu giống thông qua chương trình tái canh, cải tạo
giống cà phê nhằm tăng năng suất bình quân lên khoảng 32 - 35 tạ/ha đưa Lâm
Đồng trở thành vùng cà phê Robusta có năng suất cao nhất cả nước.

- Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật canh tác mang tính bền vững, như: trồng
cây che bóng, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, tưới nhỏ giọt, đưa tỷ lệ cà phê
được cấp chứng nhận lên 50 - 60% vào năm 2020.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch và sơ chế bảo quản sản
phẩm để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%, tăng giá trị
xuất khẩu: sử dụng chế phẩm vi sinh để cây ra hoa đồng đều, thu hoạch sản phẩm
đúng kỹ thuật, đầu tư hệ thống kho dự trữ cà phê đạt tiêu chuẩn và sử dụng công
nghệ sấy để đảm bảo chất lượng cà phê nhân.
- Thúc đẩy liên kết giữa nông dân, trang trại và doanh nghiệp, hình thành một
số doanh nghiệp có vai trò hạt nhân trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ cà phê của
Tỉnh để phát triển, quảng bá thương hiệu cà phê của Tỉnh.
d) Cây chè:
Phát triển sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 8.750 ha
ha, trong đó chè chất lượng cao 4.085 ha và chè cành cao sản 4.665 ha; sản xuất chè
ứng dụng đồng bộ công nghệ cao đạt khoảng 73% tổng diện tích. Doanh thu cao
gấp 02 lần so với sản xuất truyền thống, lợi nhuận đạt 30 - 40% so với doanh thu.
Tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Tập trung chuyển đổi cơ cấu, chất lượng giống để tăng năng suất chè bình
quân toàn tỉnh lên 11,5 - 12 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 300.000 tấn. Trong đó
chuyển từ 4.000 - 5.000 ha chè hạt, già cỗi, năng suất thấp, sang các giống chè cành
cao sản; chuyển 1.000 - 2.000 ha chè hạt, giống cũ sang các giống chè CLC.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đồng bộ trong canh tác: cơ giới hóa trong
canh tác, trồng cây che bóng, sử dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, sản xuất
chè theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và công nghệ sơ chế, chế biến chè đạt
tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi gắn với các doanh nghiệp
chế biến để bảo đảm chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ chè của Tỉnh. Phát triển,
quảng bá thương hiệu “chè B’ Lao”.
19



e) Lúa chất lượng cao:
Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao với tổng diện tích 3.700 ha, trong đó có
73% diện tích lúa ứng dụng đồng bộ về công nghệ trong sản xuất, thu hoạch. Tập
trung thực hiện các nội dung: Tiếp tục khảo nghiệm lựa chọn các giống lúa có năng
suất, chất lượng cao theo cơ cấu mùa vụ của từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh;
sản xuất lúa giống xác nhận, lúa thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng
lớn.
f) Cây dược liệu và cây đặc sản
- Đẩy mạnh phát triển một số cây dược liệu đặc hữu như: atiso, cỏ ngọt, diệp
hạ châu, đảng sâm, ... cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như: chuối la ba, đông trùng
hạ thảo, hồng ăn trái... Quy hoạch phát triển cây dược liệu và cây đặc sản trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đến năm 2020, toàn
tỉnh có khoảng 500 ha cây dược liệu và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao gắn
với các hoạt động du lịch, thương mại. Trong đó có khoảng 30% diện tích cây dược
liệu và cây đặc sản ứng dụng động bộ công nghệ cao trong sản xuất.
- Xây dựng đề án “Nghiên cứu phát triển các thực phẩm chức năng, dược
phẩm từ sản xuất nông nghiệp CNC giai đọan 2016 - 2020”.
g) Cây ăn quả và cây trồng mới có triển vọng
Phát triển cây ăn quả và cây trồng mới có triển vọng ứng dụng công nghệ cao
với tổng diện tích khoảng 1.000 – 1.500 ha (cây ăn quả từ 800 - 1.000 ha) và có
khoảng 30% diện tích ứng dụng động bộ về công nghệ trong sản xuất. Tập trung
phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như dâu tây, sầu riêng, bơ, mac ca ...và
cây ăn quả có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp (kiwi, cây việt quất,....).
2.2 Đối với chăn nuôi, thủy sản:
a) Bò sữa:
Tổng đàn bò sữa đạt quy mô 50.000 con; trong đó, bò sữa ứng dụng công
nghệ cao khoảng 16.000 con. Sản lượng sữa tươi khoảng 150.000 tấn. Một số nội
dung, nhiệm vụ ưu tiên, tập trung thực hiện:
- Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng

giai đoạn 2016- 2020.
- Sử dụng tinh phân giới tính bò sữa thụ tinh nhân tạo hoặc phôi bò sữa được
tạo ra từ tinh giới tính cấy phôi cho đàn bò sữa nhằm cải tạo chất lượng và tăng
nhanh số lượng đàn bò sữa.
- Hình thành các vùng chăn nuôi bò sữa quy mô trang trại theo hướng sản
xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, công nghệ cao nhằm nâng cao
giá trị sản phẩm chăn nuôi.
- Khuyến khích hình thành Trung tâm giống bò sữa và các trang trại chăn
nuôi bò sữa quy mô lớn, công nghệ hiện đại để cung cấp con giống bò sữa Holstein
Friesian thuần chủng, chất lượng cao.
- Nghiên cứu, khảo nghiệm một số giống cỏ có năng suất, chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu chủ động nguồn thức ăn cho bò sữa (và bò thịt lai).
- Thu hút xây dựng 01 - 02 nhà máy chế biến sữa và 01 nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi để cung cấp nguồn thức ăn tinh chất lượng cao cho đàn bò sữa.

20


- Thực hiện các nội dung theo Văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển
chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020 giữa UBND tỉnh
Lâm Đồng với Công ty Vinamilk, hàng năm đảm bảo trên 90% sản lượng sữa tươi
do nông dân sản xuất được Công ty Vinamilk ký kết hợp đồng tiêu thụ.
b) Bò thịt
Nâng quy mô tổng đàn bò thịt đạt 100.000 con; trong đó, đàn bò lai (gồm bò
lai Zêbu và bò lai cao sản) đạt 75.000 con; nâng số lượng bò lai cao sản lên 35.000
con; trong đó tập trung cho các giống bò Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue
Belgium. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trên 10.000 tấn; trong đó, thịt bò chất
lượng cao đạt 3.000 tấn.
Một số nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, tập trung thực hiện:
- Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản tỉnh Lâm

Đồng giai đoạn 2016 - 2020.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò thịt và khuyến
khích nhân dân đầu tư để tăng nhanh đàn bò cái nền lai Zêbu đủ điều kiện lai tạo
với bò cao sản.
- Tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt, tập trung sử dụng phương pháp
thụ tinh nhân tạo bò Zêbu với đàn bò cái của địa phương để cải tạo, nâng cao tầm
vóc đàn bò của địa phương; đối với vùng sâu, xa không có điều kiện thụ tinh nhân
tạo thực hiện phối giống trực tiếp.
- Phát triển đàn bò thịt lai cao sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bò cao
sản (ưu tiên tập trung các giống bò Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue
Belgium) với đàn bò cái lai Zêbu tỷ lệ máu lai trên 75%.
- Hình thành các vùng chăn nuôi bò thịt quy mô trang trại theo hướng sản
xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại.
- Khuyến khích hình thành các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt quy
mô lớn, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất, cung cấp con giống bò thịt chất lượng
cao.
c) Heo
Tổng đàn heo khoảng 600.000 con; trong đó, đàn heo ứng dụng công nghệ
khoảng 120.000 con, tỷ lệ heo giống ngoại và heo lai đạt trên 87% tổng đàn. Sản
lượng thịt heo đạt trên 100.000 tấn. Một số nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, tập trung
thực hiện:
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi heo thịt, heo
giống quy mô lớn (trang trại heo thịt khoảng 10.000 con/trại, heo giống khoảng
2.400 con/trại), áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, hiện đại.
- Hình thành các vùng chăn nuôi heo thịt, heo giống quy mô trang trại lớn
theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
d) Đối với thủy sản:
Phát triển diện tích cá nước lạnh khoảng 60 ha, sản lượng cá nước lạnh đạt
khoảng 1.000 tấn.
Tập trung một số nội dung sau: thực hiện công tác nghiên cứu khảo nghiệm,

nhập khẩu giống cá nước lạnh mới; nhân rộng các mô hình nuôi cá nước lạnh hiện
có; thu hút doanh nghiệp đầu tư để chủ động trong các lĩnh vực sản xuất giống, thức
21


ăn và chế biến sản phẩm cá nước lạnh. Xây dựng và phát triển thương hiệu cá nước
lạnh Đà Lạt.
3. Đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Ứng dụng CNSH trong chọn tạo và sản xuất giống: Nâng cao năng lực cho
các cơ sở ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô theo công nghiệp bioreactor để chọn
tạo và sản xuất giống các loại cây trồng chủ lực, cây đặc sản và cây dược liệu trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
b) Ứng dụng CNSH trong bảo vệ thực vật, phân bón: Nghiên cứu các chế
phẩm sinh học để sản xuất thuốc BVTV, nhập nội các loại thiên địch (nhện bắt mồi,
ruồi bắt mồi, ong ký sinh, …) ứng dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; nghiên
cứu, phân lập vi sinh vật để sản xuất sản phẩm phân bón vi sinh ứng dụng vào sản
xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
c) Ứng dụng CNSH trong chăn nuôi, thủy sản: Ứng dụng các chế phẩm sinh
học bổ sung vào thức ăn giúp tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi
chất thải chăn nuôi; ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải giúp giảm chi
phí sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường chăn nuôi.
4. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao
a) Xây dựng 05 – 07 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao; trong đó
thành phố Đà Lạt có từ 01 – 02 vùng, huyện Lạc Dương 01 vùng, huyện Đơn
Dương 02 – 03 vùng và huyện Đức Trọng 01 – 02 vùng.
b) Xây dựng 03 vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao (Thái Phiên, Vạn
Thành, Hà Đông) với tổng diện tích 885 ha, để tập trung thu hút đầu tư, sản xuất
hàng hóa có lợi thế của từng vùng đảm bảo năng suất, giá trị tăng cao.

c) Xây dựng và phát triển 03 - 05 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ
cao tại các địa phương trọng điểm Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng. Chú
trọng xây dựng vùng sản xuất cà phê chè ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận tạo nền tảng để phát triển diện tích cà phê chè toàn tỉnh đến
năm 2020 đạt 20.000 - 25.000 ha.
d) Xây dựng và phát triển 03 - 05 vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao
tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt và Lâm Hà, đảm bảo mỗi địa phương có ít
nhất 01 vùng sản xuất chè đạt chuẩn được UBND tỉnh ra quyết định công nhận.
e) Xây dựng và phát triển 01 - 03 vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ
cao tại huyện Đơn Dương (xã Tu Tra, Quảng Lập, Lạc Xuân và xã Đạ Ròn), huyện
Đức Trọng (xã Hiệp Thạnh, Bình Thạnh và xã N’Thol Hạ) và huyện Lâm Hà (xã
Tân Hà, Nam Hà, Tân Văn và thị trấn Đinh Văn).
f) Xây dựng Đề án thành lập “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm
Đồng” nhằm tạo bước đột phá trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, ươm tạo công
nghệ cao thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa
bàn tỉnh.
g) Hỗ trợ hình thành và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận 04 - 06 doanh nghiệp sản xuất rau, hoa, chè ứng dụng công nghệ cao.
22


III. Kinh phí
1. Tổng nhu cầu kinh phí: 24.707.800 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương đầu tư 270.000 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương đầu tư: 25.000 triệu đồng.
- Huy động nguồn vốn doanh nghiệp: 8.455.200 triệu đồng.
- Nguồn vốn tín dụng: 2.200.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn huy động từ nhân dân: 13.672.500 triệu đồng.
- Vốn lồng ghép: 85.000 triệu đồng.
2. Phân kỳ đầu tư:

- Năm 2016: 2.804.050 triệu đồng.
- Năm 2017: 4.016450 triệu đồng.
- Năm 2018: 5.328.550 triệu đồng.
- Năm 2019: 5.999.450 triệu đồng.
- Năm 2020: 6.559.300 triệu đồng.
(Chi tiết phụ lục 1 đến phụ lục 15 đính kèm).
IV. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về tuyên truyền vận động
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở
để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn
2016 – 2020.
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các tầng lớp nhân
dân xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khâu then chốt
nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng góp phần
đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai thực
hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về áp dụng tiêu chí tạm thời
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
tuyên truyền áp dụng các thành tựu nghiên cứu, các mô hình canh tác nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm công
nghệ cao trong nông nghiệp quy mô quốc gia và quốc tế.
- Vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia các chương trình, dự án trong
lĩnh vực nông nghiệp; tuân thủ các quy hoạch phát triển các loại cây trồng, vật nuôi;
canh tác, chăn nuôi theo các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm
chất lượng và có tính cạnh tranh cao.
2. Giải pháp về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch cây trồng, vật nuôi chủ lực đã
được UBND tỉnh phê duyệt (quy hoạch phát triển cá nước lạnh; sản xuất rau, chè
tập trung; quy hoạch cây lúa; cà phê,…). Định hướng đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy hoạch được phê duyệt, không

phát triển sản xuất nhỏ lẻ, tự phát ngoài vùng quy hoạch và không theo định hướng
chung của tỉnh.

23


- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch chi tiết phát triển cây trồng, vật nuôi
chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến 2030. Trong đó,
tập trung ưu tiên xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, hoa, chè, cà phê và chăn
nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
- Huy động các nguồn vốn của xã hội từ nguồn kinh phí hợp pháp của các
quỹ, các loại hình tín dụng, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Tập trung và
tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện Chương trình. Ưu tiên vốn ODA
và các nguồn vốn hợp tác quốc tế.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, kinh phí sự nghiệp đào
tạo nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho các tổ
chức khoa học công nghệ.
- Nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác của tỉnh, của Trung
ương và các dự án vốn ODA có liên quan triển khai trên địa bàn để đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hiện tổng hợp các giải pháp,
chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ (tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, bảo hiểm
nông nghiệp…) để tạo điều kiện cho hộ nông dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận
các nguồn vốn đầu tư.
- Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh hàng năm, kết hợp với
nguồn vốn khác như dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi, dự án phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên, … để hỗ trợ đầu tư hạ
tầng kỹ thuật hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong canh tác,

nuôi trồng
4.1. Đối với cây trồng
- Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng già cỗi, năng suất thấp sang
các giống cho năng suất và chất lượng cao.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện quy trình canh tác an
toàn, VietGAP, sản xuất có chứng nhận (UTZ, 4C, ...). Xây dựng và phát triển các
thương hiệu cho nông sản.
- Từng bước thay thế các nhà kính kém chất lượng, các nhà kính có tiêu
chuẩn kỹ thuật thấp sang đầu tư nhà kính hiện đại. Thực hiện đồng bộ trong thiết kế
nhà kính theo hướng hiện đại, phù hợp với quy hoạch để gắn kết trong phát triển du
lịch nông nghiệp. Mở rộng diện tích canh tác trong các nhà kính nhập khẩu có tiêu
chuẩn chất lượng cao để tập trung sản xuất các loại cây trồng cao cấp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất: Tập trung nhập khẩu công
nghệ cao phù hợp với điều kiện của địa phương để chuyển giao cho doanh nghiệp
và nông dân khu vực thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, như: công nghệ thông tin
điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới, dinh dưỡng; hệ thống tưới thông
minh, tưới tiết kiệm; hệ thống máy móc đóng gói, phân loại và bảo quản sản phẩm.

24


- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chú trọng thủy lợi vừa và nhỏ đảm bảo
nguồn nước phục vụ vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Nghiên cứu xây dựng
và hoàn thiện các quy trình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đồng bộ,
hiện đại và bền vững.
4.2. Đối với chăn nuôi
- Khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi dần từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ hộ
gia đình sang chăn nuôi quy mô tập trung vừa và lớn theo hướng sản xuất hàng hoá,
bán công nghiệp.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi; áp dụng công

nghệ tiên tiến trong phối trộn thức ăn; áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc, nuôi
dưỡng; áp dụng quy trình chăn nuôi (VietGAHP) đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh.
- Khuyến khích hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô lớn áp dụng công
nghệ chăn nuôi hiện đại.
4.3. Đối với nuôi cá nước lạnh
- Ứng dụng quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh tự động
kiểm soát môi trường đối với cá nước lạnh.
- Di nhập các giống cá nước lạnh mới để khảo nghiệm nhằm đa dạng sản
phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cá nước lạnh.
5. Giải pháp về ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và
chế biến nông sản
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phân loại sản phẩm theo kích cỡ, màu sắc sản
phẩm; ứng dụng phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng,
công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo
quản rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát;
công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả; công nghệ chế biến sâu; công nghệ
sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên
nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản.
6. Giải pháp về nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật
- Tập trung xây dựng Đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm
Đồng được Chính phủ công nhận để thực hiện chức năng nghiên cứu, đào tạo, sản
xuất và chuyển giao, nhằm tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và thúc
đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án sản xuất
thử nghiệm, tập trung cho nghiên cứu, nhập nội, lai tạo giống mới, nhất là loại
giống có lợi thế vượt trội, đáp ứng yêu cầu thị trường; nghiên cứu xây dựng quy
trình canh tác, chăn nuôi ứng dụng đồng bộ NNCNC theo hướng thâm canh nhất là
công nghệ sinh học, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, đóng gói nông sản.

- Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trong canh tác,
chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch đảm bảo tiêu chí sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập huấn về các quy định, tiêu chuẩn sản xuất,
chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP, HACCP.
7. Giải pháp về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
25


×