Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Phương pháp trò chơi trong dạy LTVC lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.51 MB, 26 trang )

MỤC LỤC

Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………

Trang 2

Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………….

Trang 3

1. Cơ sở lý luận của vấn đề. …………………………………….

Trang 3



1.1.Phương pháp dạy học hiệu quả ……………………………

Trang 3

1.2.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ……………………………

Trang 4

1.3.Tác dụng của trò chơi …………………………………………

Trang 5


1.4.Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học…………………….

Trang 6

2.Thực trạng và biện pháp khắc phục …………………………………

Trang 6

3. Giới thiệu tổ chức trò chơi ………………………………………….

Trang 9


4. Một số trò chơi ………………………………………

Trang 10

5. Hiệu quả ……………………………………………………….

Trang 22

Phần thứ ba : KẾT THÚC VẤN ĐỀ ……………………………..

Trang 23


1. Bài học kinh nghiệm …… ……………………………………

Trang 23

2. Một số lưu ý ……………………………………………………

Trang 25

3. Kết luận …………………………. ……………………………

Trang 25


Trang 1


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học, phân môn Luyện từ và câu chiếm
một vị trí quan trọng trong chương trình, có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và
trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Vì vậy, muốn dạy tốt phân môn LTVC ở lớp 5 người giáo viên cần vận dụng nhiều
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.Trong
đó trò chơi học tập là những trò chơi được đưa vào lớp học nhằm biến việc học tập trên

lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn,
hào hứng hơn . Trò chơi học tập còn tạo được không khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng
sinh động trong giờ học. Giúp cho khía cạnh khô khan của vấn đề học tập được giảm
nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên vững chắc hơn. Giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách
tích cực và tự giác.Việc kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập sẽ đưa lại
hiệu quả cao trong dạy học. Trò chơi học tập được sử dụng sẽ có tác dụng tích cực
nhằm thay đổi hình thức học tập và thông qua trò chơi học tập không khí lớp học sẽ trở
nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu
quả hơn. Trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của HS - nhu cầu vui chơi
và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức " học mà chơi, chơi mà học "
đang được khuyến khích ở Tiểu học và việc tổ chức trò chơi trong giờ học là biện pháp
hữu hiệu nhất giúp HS học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Vui chơi trong học tập không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn
luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp
tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ….thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn
thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của
môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng.
Bởi vì :
• Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ
chịu,thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm
trạng hồ hởi, vui tươi.
• Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn
kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động
chơi.

• Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham
gia trò chơi.
• Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp
tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò
chơi học tập.
Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo
dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những
giờ Luyện từ và câu. Đó là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn chọn đề tài “
Giúp học sinh học tập hiệu quả phân môn Luyện từ và câu qua việc tổ chức và sử
dụng phương pháp trò chơi học tập”.
Trang 2



PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1.1.PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP LÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC
HIỆU QUẢ :
Một báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh về Trò chơi Giáo dục của Liên đoàn các
nhà khoa học Mỹ năm 2006 cho thấy: “Học sinh chỉ nhớ 10% những gì họ đọc, 20%
những gì họ nghe, 30% nếu họ nhìn thấy hình ảnh liên quan đến vần đề họ nghe, 50%
nếu họ được xem người ta vừa làm vừa giải thích, nhưng học sinh có thể nhớ nến 90%
nếu họ tự mình tự thực hiện, ngay cả khi chỉ là trải nghiệm qua chương trình mô
phỏng”.
Các trò chơi đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh

hơn. Mặc dù lĩnh vực này vẫn chỉ mới trong giai đoạn đầu nhưng học tập thông qua trò
chơi thật sự có tiềm năng khi có thể cung cấp những kiến thức về khoa học và giáo dục
đến hàng triệu người dùng.
Chơi mà học – một phương pháp hiệu quả
Không giống như khi học qua các phương tiện truyền thông như TV khi người
xem thường thụ động. Trò chơi là một phương tiện có tính tương tác cao đem lại hiệu
quả tiếp thu rất lớn. Người chơi phải giải quyết nhiều vấn đề, sử dụng các kỹ năng tư
duy, phân tích và phản ứng với các tình huống thay đổi nhanh chóng. Chính vì thế, trò
chơi giáo dục có thể đưa lý thuyết vào thực hành bằng cách mô phỏng trực quan khiến
người chơi có thể tiếp nhận thông tin sâu sắc hơn. Ngoài ra, người chơi thường bị thôi
thúc đạt được cấp độ cao hơn và các phần thưởng khi hoàn thành mục tiêu trong trò
chơi nên sẽ đem lại nhiều hứng thú và niềm vui khi chơi.

Tăng sự đồng cảm
Tiến sĩ tâm lý học tại Chicago, Kourosh Dini lập luận rằng trò chơi có thể giúp
tăng khả năng cảm thông: “Một trong những phần quan trọng trong nhiều trò chơi là hỗ
trợ người chơi tương tác với những người chơi khác và đồng thời họ phải chủ động suy
nghĩ về những gì người khác đang làm hay nghĩ để có thể cạnh tranh hay hợp tác. Dù
bằng cách nào chăng nữa thì đó cũng là cách giúp người chơi cố gắng học cách tìm hiểu
về những người xung quanh”.
Trò chơi giúp hiểu nhau hơn
Khả năng nhận thức
Chơi các trò chơi đã cho thấy có tác động tích cực đến khả năng nhận thức đặc
biệt và yếu tố kỷ luật vì phần lớn các trò chơi đều yêu cầu người chơi phải tuân thủ theo
một quy tắc nhất định, đồng thời phải đưa ra các quyết định đúng đắn mới có thể giành

chiến thắng. Trong một cuộc khảo sát của Sony Online Entertainment và Yahoo! đã
phát hiện 70% phụ huynh nhận thấy kỹ năng giải quyết vấn đề của con cái của họ được
cải thiện rõ rệt kể từ khi chúng bắt đầu chơi trò chơi .
Trang 3


Giảm căng thẳng - Giây phút xả stress
Các nghiên cứu cũng đều chỉ ra rằng trò chơi có thể giúp làm giảm bớt căng
thẳng mà chúng ta thường phải đối mặt hàng ngày. Một nghiên cứu của Đại học East
Carolina cho thấy các trò chơi nhẹ nhàng như của Popcap có thể cải thiện tâm trạng của
người chơi. Các nhà khoa học sử dụng chụp cắt lớp phát xạ positron để cho thấy rằng
mức độ của các dopamine (chất dẫn truyền thần kinh cho các cảm giác mà một trong số

đó là niềm vui) tăng lên trong khi chơi trò chơi . Hơn nữa, một nghiên cứu tại Đại học
Oxford được công bố trên BBC phát hiện rằng trò chơi xếp gạch Tetris có thể giúp các
bệnh nhân đối phó với căng thẳng của thời kỳ hậu chấn thương tâm lý.
Cải thiện phối hợp tay – mắt
Có một khảo sát thú vị trên 303 bác sĩ phẫu thuật (82% nam giới, 18% phụ nữ)
tại Trung tâm Y tế Beth Israel, New York thực hiện đã chứng minh mối liên hệ giữa
tham gia trò chơi và hiệu suất cải thiện trong phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật sau khi
chơi trò chơi đòi hỏi kỹ năng sử dụng đôi tay khéo léo cho thấy họ đã thực hiện các ca
phẫu thuật nhanh hơn đáng kể so với trước và nhanh hơn nhiều so với bác sĩ phẫu thuật
không chơi trò chơi .
Giảm đau
Một nghiên cứu của nhà thần kinh học Erin Robinson sử dụng trò chơi để hạn

chế cảm giác đau đớn khi thay quần áo trong cho các bệnh nhi bị phỏng. Bằng cách làm
gián đoạn và đánh lạc hướng cảm giác đau đớn, trò chơi khiến trẻ cảm thấy ít đau đớn
hơn so với bệnh nhi dùng thuốc giảm đau, và cũng ít gây tác dụng phụ hơn.
Kích thích trí tưởng tượng - Để trí tưởng tượng hay xa
Khi chơi trò chơi, người chơi thường được hoá thân thành một nhân vật tưởng
tượng. Khả năng tưởng tượng có thể nói là vô hạn. Người chơi sẽ đặt mình vào các tình
huống mà họ chưa bao giờ nghĩ đến và buộc tâm trí phải suy nghĩ theo một cách hoàn
toàn mới.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu với việc sử dụng
phương pháp trò chơi học tập là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi GV, góp
phần nâng cao chất lượng học tập cho HS.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC:

- Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể trẻ đang thời kì phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ
quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu
một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu
dưỡng khí .
- Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng
không tập trung cao độ.Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và
phải thường xuyên được luyện tập.
Trang 4


- Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng
nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.

- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng
chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học
sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ… để
củng cố khắc sâu kiến thức.
- Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ học
Luyện từ và câu hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng
tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết
kế những trò chơi học tập mới.
1.3. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI:
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt
động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi

chính là quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động của trò chơi.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức
kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai
thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các
kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập
thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học. Như vậy các kĩ năng học tập
môn luyện từ và câu được đưa vào trò chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng
như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và
tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức
tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi
chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ,

bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà
các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm
trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi
tham gia các trò chơi, học sinh thường tập trung hết khả năng sức lực, tập trung sự chú
ý, trí thông minh và sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không
khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác
tích cực.Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.

Trang 5



Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng
trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ
hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã
nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
Tóm lại: Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển
toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát triển các năng lực
một cách tự nhiên,giúp các em trao đổi kinh nghiệm ,tương tác lẫn nhau từ đó các em
tiếp thu kiến thức được dễ dàng.
1.4. NHU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng

phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy học tập nhưng rất dễ phân tán,
rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải.
Muốn cho học sinh đạt hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy
học trên cơ sở “Lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người định hướng, tổ chức các
tình huống học tập kích thích óc tò mò và tư duy độc lập.
Muốn cho các em học được trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi
bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các
phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi… hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp
giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm… nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
học sinh.
2. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhưng một

số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy
họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này.
Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử
dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Trong quá trình vận dụng phương
pháp trò chơi học tập, giáo viên còn mắc phải một số sai lầm làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả của bài học đó là:
a) Nội dung trò chơi học tập không phù hợp với nội dung bài học, đơn vị kiến thức
cần đạt hay cần củng cố; Giáo viên còn lúng túng khi sử dụng phương pháp trò chơi
học tập.

Trang 6



*Nguyên nhân:
+ Do giáo viên chưa xác định được đầy đủ mục tiêu cần đạt của bài học cũng như
mục tiêu cần đạt của mỗi đơn vị kiến thức.
+Chưa có sự nghiên cứu bài một cách nghiêm túc để có sự lựa chọn trò chơi phù
hợp và hiệu quả nhất cho đơn vị kiến thức cần đạt của bài học.
+ Một số giáo viên kiến thức cũng như kĩ năng sư phạm còn yếu cũng làm ảnh
hưởng đến lựa chọn trò chơi học tập và sử dụng phương pháp trò chơi học tập cho mỗi
tiết dạy của mình.
*Biện pháp khắc phục:
+ Cần phải có sự đầu tư thực sự trong việc xây dựng kế hoạch mỗi bài học, xem
bài học nào sẽ sử dụng phương pháp trò chơi học tập và nếu sử dụng thì sử dụng vào

lúc nào? Để làm gì ? Tổ chức như thế nào để có hiệu quả cao nhất?
+ Hiện tại các giáo viên đều được xây dựng kế hoạch bài học trên máy vi tinh
nên không tránh khỏi hiện trạng một số giáo viên chỉ "cắt, dán, chỉnh sửa" qua loa cho
bài học của mình, chưa có sự đầu tư, trăn trở thực sự cho mỗi bài học nên khi lên lớp
việc sử dụng các phương pháp dạy học rất lúng túng dẫn đến hiệu quả dạy học thấp,
không như ý muốn, không đạt được mục tiêu dạy học.
+ Kiến thức và kĩ năng sư phạm non kém cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình
lựa chọn và sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong quá trình giảng dạy. Chính vì
vậy giáo viên cần phải có ý thức học và tự học để nâng cao kiến thức và trình độ
chuyên môn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục.Thực tế công việc
dạy học của giáo viên vẫn còn rất nặng nề mặc dù đã có sự quan tâm rất nhiều của toàn
xã hội, song không phải như vậy mà mỗi giáo viên lơ là việc học và tự học mà phải ý

thức rất rõ nhiệm vụ của mình để "học và học suốt đời". Kĩ năng sư phạm chỉ có được
khi luôn biết phân tích, rút kinh nghiệm cái được và chưa được sau mỗi tiết học và qua
việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhất là kĩ năng tổ chức các trò chơi
học tập luôn phải linh hoạt , hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và hưởng ứng của mỗi học
sinh.
b) Nội dung trò chơi học tập không phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của học
sinh.
* Nguyên nhân:
+ Do giáo viên khi xây dựng bài học không chú ý đến điều kiện tiên quyết quyết
định thành công của phương pháp trò chơi học tập khi mình sử dụng trong tiết học đó là
đối tượng học sinh và điều kiện thực tế để thực hiện trò chơi học tập.
+ Phương pháp trò chơi học tập với rất nhiều hình thức tổ chức phong phú nhưng

nó phải phù hợp với các đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của mỗi lớp học , với
mỗi môi trường học tập,...
* Biện pháp khắc phục:
+ Khi xây dựng bài học giáo viên phải đặc biệt chú ý không những chọn trò chơi
học tập nào phù hợp với bài học hay đơn vị kiến thức mà còn phải phù hợp với các đối
tượng học sinh của lớp mình. Mặt khác các điều kiện thực tế về cơ sở vật chất cũng rất
quan trọng khi muốn sử dụng phương pháp trò chơi học tập.
Trang 7


c) Nóng vội cầu toàn, muốn mọi việc diễn ra trơn tru ngay, thiếu tin tưởng vào học
sinh.

*Nguyên nhân:
+ Thực tế cho thấy phương pháp trò chơi học tập thường được sử dụng nhiều
trong các tiết thao giảng nên để tổ chức tốt giáo viên cho học sinh tập dượt quá kĩ nên
đến giờ học học sinh tham gia một cách thụ động không tự nhiên làm cho không khí lớp
học nặng nề, nhiều lúc đi ngược với tác dụng của trò chơi học tập.
+ Việc nóng vội cầu toàn, không muốn có những tình huống xảy ra cũng làm
giảm đi mặt tích cực của trò chơi học tập. Khi thực hiện chỉ chú ý chọn những em mạnh
dạn, quen thuộc nhanh nhẹn làm hạn chế cơ hội cho các em khác tham gia học tập và
thể hiện bản thân.
* Biện pháp khắc phục:
+ Trò chơi học tập có rất nhiều ưu điểm nên cần được mỗi giáo viên lựa chọn sử
dụng. Nhưng việc tổ chức sẽ dễ dàng hơn khi việc này được làm thường xuyên. Việc

được tham gia các trò chơi học tập thường xuyên sẽ tạo thành "kĩ năng "cho các em và
giảm bớt sự vất vả của giáo viên khi lựa chọn phương pháp trò chơi học tập trong giảng
dạy.
+ Giáo viên cần phải tạo mọi điều kiện cho tất cả học sinh cùng được tham gia và
có cơ hội thể hiện mình.
d)Đánh giá việc thực hiện trò chơi của các em thiếu khách quan,công bằng.
*Nguyên nhân:
+ Nhiều giáo viên khi sử dụng phương pháp trò chơi học tập thường xem nhẹ
việc đáng giá làm mất đi hứng thú tham gia trò chơi học tập của các em. Việc động viên
khuyến khích tinh thần học tập của các em cũng chưa được chú trọng nên khiến các em
chán nản, lười tham gia ở các lần sau.
*Biện pháp khắc phục:

+ Giáo viên cần phải biết việc đánh giá công bằng, khách quan sau mỗi trò chơi
học tập là một bước không thể thiếu được trong việc sử dụng phương pháp trò chơi học
tập. Nếu việc đánh giá hời hợt và thiếu công bằng khách quan thì sẽ làm cho học sinh
mất hứng thú trong học tập, không thích tham gia và đặc biệt hơn nữa là ảnh hưởng trực
tiếp đến việc hình thành nhân cách của các em học sinh. Nhưng việc đánh gía phải
mang tính chất động viên khuyến khích các em.
Nói tóm lại: Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học muốn có kết quả cao,
người giáo viên cần chú ý những điểm sau:
-Tên trò chơi phải ẩn chứa mục tiêu của bài và gây sự chú ý tò mò đối với học sinh.
-Trò chơi phải củng cố được kĩ năng, kiến thức của bài vừa học, để làm được điều này
giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, nắm được mục tiêu của mỗi bài học.
-Trò chơi phải được cả lớp cùng tham gia. Có thể không trực tiếp tham gia chơi nhưng

cũng phải tiếp nhận được yêu cầu và có phương án trả lời dể vừa tham gia cổ vũ vừa có
thể nhận xét được kết quả của bạn.
Trang 8


-Giáo viên cần phải chốt được kiến thức kĩ năng đã được củng cố qua mỗi trò chơi học
tập.
-Sau khi chơi xong giáo viên phải có nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện về kết quả,
về ý thức tham gia chơi và cũng qua trò chơi ta rèn luyện được đạo đức và nhân cách
cho các em.
Không có phương pháp dạy học nào là "vạn năng" cả mà mỗi giáo viên chúng ta
phải biết tìm tòi, lựa chọn những phương pháp tối ưu nhất phù hợp nhất cho mỗi bài

học trong quá trình giảng dạy của mình.
3. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học,khi tổ chức và thiết
kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
a). Thiết kế trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn luyện từ và câu nói chung và môn luyện từ
và câu lớp 5 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian
trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được
trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế
hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo .
- Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.
* Cấu trúc của trò chơi học tập.
- Tên trò chơi.
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ
năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong
trò chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người

chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
b) Cách tổ chức chơi:
- Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút.
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .
Trang 9


- Chơi thật.

- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm
những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải
mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh,.Phạt
những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như hát một
bài, nhảy cò cò…
c) Khi thực hiện tổ chức trò chơi cần theo qui trình sau :
Bước 1 : GV giới thiệu tên, mục đích trò chơi.
Bước 2 : hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau :
- Tổ chức người tham gia trò chơi : số người tham gia, số đội tham gia ( mấy đội
tham gia), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ để chơi ( giấy khổ to, bảng nhóm, thẻ từ, ...)

- Cách chơi : Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi , thời gian chơi,
những điều người chơi không được làm.
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải các cuộc chơi ( nếu có)
Bước 3 : Thực hiện trò chơi
Bước 4 : Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau :
- GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội đoạt giải.
+ Một số HS nêu kiến thức kĩ năng bài học mà trò chơi thể hiện.
4. MỘT SỐ TRÒ CHƠI THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 5:

1. TRÒ CHƠI Ô CỬA BÍ MẬT, HỘP QUÀ BÍ MẬT, BÔNG HOA LỰA
CHỌN...

1

2

3

4

1


3

Trang 10

2

4


a) Mục đích tác dụng :
- Hệ thống lại kiến thức bài cũ có liên quan.

- Kích thích sự hứng thú , hấp dẫn học sinh khi khởi động tiết học
b) Các loại bài có thể sử dụng trò chơi :
- Các bài học có kiến thức liên quan với nhau , luyện tập thực hành ….
c) Cách chơi :
- Mỗi học sinh lựa chọn đối tượng liên quan một cách ngẫu nhiên , trả lời cá nhân
hay mời tập thể lớp cùng chơi .
- Thường có 3 câu hỏi và 1 phần quà bí mật may mắn
- Nếu trả lời đúng sẽ nhận thưởng
Lưu ý :Thông qua từng câu hỏi cụ thể , GV sẽ củng cố và nâng cao kiến thức hoặc kết
hợp giáo dục có liên quan nội dung bài học mới .
Ví dụ : Trò chơi Ô cửa bí mật trong phần kiểm tra bài cũ của Tiết MRVT Bảo vệ Môi
trường ( tiết 2) : Gồm 3 câu hỏi và 1 phần quà may mắn


Trang 11


Bạn hãy kể tên một vài yếu
tố tạo thành môi trường.

Bạn hãy lựa chọn ý đúng nhất :

Khu bảo tồn thiên nhiên là
khu vực bảo vệ và gìn giữ lâu
dài :

A. các loại thực vật

Các yếu tố tạo thành môi
trường: không khí, nước,
đất, âm thanh, ánh sáng,
lòng đất, núi, rừng, sông,
hồ, biển, sinh vật, các hệ
sinh thái ...

B. các loại động
vật
C. cảnh quan thiên nhiên

D. Tất cả các ý trên

Bạn hãy cho biết khu dân cư
là gì ?

Khu dân cư là: khu vực
dành cho nhân dân ăn ở,
sinh hoạt.

2. NHÓM TRÒ CHƠI SỬ DỤNG THẺ TỬ , BẢNG NHÓM
a) Mục đích tác dụng :
- Luyện tập thực hành theo kiến thức mới vừa tìm hiểu

- Đẩy mạnh sự tư duy độc lập hoặc kết hợp trí tuệ của cả nhóm để tự chiếm lĩnh
kiến thức
- Luyện tập các kỹ năng sống liên quan đến độc lập hoặc hợp tác nhóm
- Giúp HS nhớ lâu các vốn từ mà mình vừa tìm thấy .
Trang 12


b) Các loại bài có thể sử dụng trò chơi :
- Mở rộng vốn từ (theo từng chủ đề )
- Các dạng từ , ôn tập từ loại và luyện tập thực hành về các dạng từ
c) Cách chơi :
• Với loại thẻ từ trống :

+ TRÒ CHƠI ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG
- Mỗi học sinh sử dụng 1 thẻ từ trống
- Tìm từ cần điền viết vào thẻ từ
- Trả lời cá nhân và tính điểm hoàn thành cho nhóm hay tổ
- Nếu trả lời sai sẽ không được cộng điểm cho nhóm , tổ
Ví dụ : Điền vào ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm đề hoàn chỉnh các thành ngữ,
tục ngữ sau:
- Hẹp nhà  bụng
- Xấu người  nết
- Trên kính  nhường
- Việc  nghĩa lớn
- Áo rách khéo vá , hơn lành  may

- Thức  dậy sớm
+ TRÒ CHƠI TÌM TỪ :
- Hoạt động nhóm 4- 6
- HS tìm từ có liên quan đến yêu cầu của bài học , mỗi cá nhân viết 1 từ mà
mình chọn vào thẻ, trình bày và tổng kết theo nhóm
- Nhóm nào có nhiều từ không trùng nhau nhóm đó sẽ thắng
- Từ trùng nhau chỉ tính là 1 từ
Ví dụ : Tìm những từ ngữ miêu tà sóng nước.
a) Tả tiếng sóng .
M : ì ầm, ầm ầm, rì rầm, ào ào….
b) Tả làn sóng nhẹ .
M : lăn tăn, gờn gợn, nhấp nhô….

c) Tả đợt sóng mạnh
M : cuồn cuộn, gào thét, dữ dội…..

Trang 13


+ TRÒ CHƠI NỐI TIẾP :
- Hoạt động theo nhóm , tổ
- HS cá nhân viết vào thẻ từ mà mình chọn để xếp vào các nhóm thích hợp
- Nhóm nào làm việc nhanh và chính xác sẽ chiến thắng
Ví dụ : Xếp các từ vào nhóm thích hợp :
Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng

hữu, bạn hữu, hữu dụng
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè” : M : Hữu nghị
b) Hữu có nghĩa là “có” :
M : hữu ích

Lưu ý :Thông qua từng câu cụ thể , GV sẽ làm rõ nghĩa thành ngữ , tục ngữ hoặc yêu
cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được

Trang 14


• Thẻ từ có sẵn từ ngữ :

+ TRÒ CHƠI NỐI TIẾP : Trò chơi gắn hoa-lá-quả, Trò chơi Đoàn tàu bí
mật.
- Hoạt động theo nhóm , tổ
- HS cá nhân sử dụng lần lượt thẻ từ ngẫu nhiên mà mình có để xếp vào
các nhóm thích hợp
- Nhóm nào làm việc nhanh và chính xác sẽ chiến thắng
Ví dụ : Xếp các từ vào nhóm thích hợp :
Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng
hữu, bạn hữu, hữu dụng
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè” : M : Hữu nghị
b) Hữu có nghĩa là “có” :
M : hữu ích

Cách thực hiện tương tự như trò chơi nối tiếp của loại thẻ từ trống
Ví dụ : Xếp các từ vào nhóm thích hợp :
bao la , lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh , mênh mông, vắng
ngắt, bát ngát, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

Trang 15


+ TRÒ CHƠI TÌM TỪ THEO CẶP :
- Sử dụng cho loại bài Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và luyện tập có liên
quan
- HS hoạt động nhóm 2

- Bày các thẻ từ được in sẵn từ liên quan lên bàn
- Tù xì và chọn cặp, nếu mình thắng
- Tổng kết bạn nào nhiều cặp từ hơn sẽ thắng cuộc
Ví dụ : bao la , lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh , mênh mông,
vắng ngắt, bát ngát, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

bao la

mênh mông

vắng vẻ


vắng ngắt

long lanh

lung linh

lấp lánh

lóng lánh

hiu quạnh


hiu hắt

bát ngát

thênh thang

Trang 16


• Sử dụng bảng nhóm :
+ TRÒ CHƠI NỐI TIẾP :
- Hoạt động theo nhóm , tổ

- HS cá nhân sử dụng lần lượt ghi từ ngẫu nhiên mà mình có để xếp vào
các nhóm thích hợp hay điền vào chỗ trống cần thiết . Bạn này xong truyền
bút tiếp cho bạn tiếp theo , tiến hành cho đến bạn cuối cùng
- Nhóm nào làm việc nhanh và chính xác sẽ chiến thắng
Ví dụ 1 : Xếp các từ vào nhóm thích hợp :
Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng
hữu, bạn hữu, hữu dụng
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè” : M : Hữu nghị
b) Hữu có nghĩa là “có” :
M : hữu ích
Hữu có nghĩa là “bạn bè”


Hữu có nghĩa là “có”

Ví dụ 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Điền vào ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm đề hoàn
chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
Hẹp nhà
Xấu người
Trên kính
Việc

bụng
nết

nhường
nghĩa lớn

Trang 17
Áo rách khéo vá , hơn lành
Thức

dậy sớm

may



3. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
a) Mục đích tác dụng :
- Tổng kết và hệ thống hóa vốn từ .
- Tạo khí thế thi đua , kích thích tư duy và hứng thú cho học sinh
b) Các loại bài có thể sử dụng trò chơi ô chữ :
- Mở rộng vốn từ (theo từng chủ đề )
-Tổng kết vốn từ ( ở cuối mỗi HK)
c) Cách chơi :
- Có nhiều loại ô chữ , nhưng thông dụng , gần gũi và đơn giản với HS tiểu
học là ô chữ hàng ngang
- Bảng ô chữ có từ 6 – 10 hàng , trong đó có một cột chứa từ khóa của ô
chữ

- Chia nhóm và các nhóm ưu tiên chọn hàng trả lời
- Nhóm trả lời đúng được tặng hoa
- Nhóm dành trả lời đúng từ khóa sẽ thắng cuộc ( nếu sai sẽ bị loại khỏi
cuộc chơi)
Lưu ý :Thông qua từng hàng trong ô chữ -> GV mở rộng kiến thức , lồng ghép giáo
dục…..
Ví dụ : Bài MRVT Truyền thống

Trang 18


C Ầ U K I

K H Á C G I
N Ú I

Ề U
Ố N G

N G Ồ I

X E N G H I

Ê N G


T H Ư Ơ N G N H A U
C Á Ư Ơ N
N H Ớ K Ẻ C H O
N Ư Ớ C C Ò N
L Ạ C H N À O
V Ữ N G N H Ư C Â Y
N H Ớ T H Ư Ơ N G
T H Ì

N Ê N

Ă N G Ạ O

U Ố N C Â Y
C Ơ Đ Ồ
N H À C Ó N Ó C

4. TRÒ CHƠI RUNG CHUÔNG VÀNG
a) Mục đích tác dụng :
- Tổng kết và hệ thống kiến thức được học từng bài hay từng loạt bài có
liên quan
- Nâng cao lối tư duy , suy nghĩ và chủ động chiếm lĩnh kiến thức ở HS
- Kích thích và tạo lối chủ động làm việc cá nhân và gây hứng thú cho học
sinh
b) Các loại bài có thể sử dụng trò chơi :

- Các bài học có liên quan đến kiến thức mới , luyện tập nâng cao…
c) Cách chơi :
- Mỗi học sinh sử dụng 1 thẻ từ
Trang 19


- Trả lời cá nhân theo câu hỏi trong thời gian quy định, đúng từng lượt trả
lời mới được quyền sang câu khác
- Nếu trả lời sai sẽ dừng cuộc chơi.
- Nếu hết số câu hỏi, bạn nào đáp đúng hết sẽ được rung chuông vàng và
nhận thưởng
Lưu ý :Thông qua hệ thống câu hỏi. GV sẽ củng cố và nâng cao kiến thức có liên quan

đến nội dung bài học .

TRÒ CHƠI

Câu hỏi 5

Cặp quan hệ từ không những …. mà.. biểu thị mối
quan hệ :
A. Nguyên nhân - kết quả
B. Tương phản
C. Điều kiện – kết quả
D. Tăng tiến


ĐÁP ÁN

10s

Trang
D20

HẾT
123456789
GIỜ



Trang 21


8. HIỆU QUẢ :
1. Về phía học sinh :
- Tổ chức trò chơi như đã nêu trên khi dạy bài mới hay khi ôn tập là tạo điều kiện
và là động cơ để học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác,sáng tạo và nhận
thức sâu sắc.
- Thông qua trò chơi học tập xây dựng được cho mình thói quen tìm hiểu kĩ càng
có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quanh, chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp
để có lời trình bày hợp lí hấp dẫn người nghe.

- Thông qua trò chơi giúp học sinh phát huy năng lực, năng khiếu mà các em
chưa thể hiện được ở các môn khác.
• Ví dụ: Năng lực về phân tích, quan sát, xử lí tình huống hay năng khiếu vẽ,óc
sáng tạo hay một số đồ dùng quen thuộc.
- Học sinh được trình bày những điều “mình tự khám phá” nên cảm thấy vinh dự
trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích, khêu gợi cho các em có ý thức
học tập, làm việc tốt hơn.
- Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõ ràng (mà
không dám hỏi giáo viên) do đó những nội dung học tập đưa ra được một cách đầy đủ,
cặn kẽ, cụ thể hơn.
- Khi học bằng cách “chơi các trò chơi” học sinh rất chăm chú (vì thích chơi và
hiếu kì) do đó hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến giúp các em

khắc sâu hơn.
- Đôi khi học sinh đưa ra các ý tưởng, những kinh nghiệm sát với thực tế mà ở
sách giáo khoa chưa đề cập đến và như vậy qua trò chơi học sinh được trang bị thêm
kiến thức sống.
- Trò chơi còn khắc phục tính nhát của học sinh, tập cho học sinh trình bày
những vấn đề trước tập thê đông người.
2. Về phía giáo viên:
- Giáo viên không phải truyền đạt nhiều kiến thức mà chỉ cần hướng dẫn tổ chức
và là cố vấn cho học sinh trong trò chơi thực tập.
- Suốt thời gian học sinh chơi giáo viên chỉ cần theo dõi, ghi nhận mặt tốt của
học sinh, bổ sung thiếu sót cho các em.
- Qua trò chơi giáo viên có điều kiện kiểm tra, nắm được tình hình học tập của

học sinh một cách nhanh và chính xác.
Trang 22


- Giáo viên có thêm một hình thức giảng dạy mới ngoài các hình thức học nhóm,
học cá nhân, học cả lớp…
3.Chất lượng giảng dạy:
- Không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em
chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức
học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em
phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm
cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu

biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập.

HỌC KÌ 1
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu

KẾT QUẢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT
Sĩ số HS : 42
CUỐI NĂM


Số HS
30
11
0
1

%
71,4
26,2

Giỏi
Khá

Trung Bình
Yếu

2,4

Số HS
33
8
1
0

%

78,6
19,0
2,4

PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
a) Đối với Giáo viên :
- Bản thân giáo viên phải xác định đây là một phương pháp có nhiều hiệu quả cao
đối với việc tạo sự kích thích và tạo sự hưng phấn tham gia vào bài giảng của học sinh,
do vậy giáo viên cần tránh thái độ, tâm lý e ngại hoặc thực hiện nửa vời, không duy trì
thường xuyên đối với mỗi giờ giảng lên lớp, điều này rất quan trọng trong xác định tâm
thế để thực hiện nội dụng một giờ giảng theo phương pháp này.

- Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh
hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có
thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Giáo viên cần tạo một
ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho học sinh. Ấn tượng ban đầu tốt (hòa nhã, vui tính, thân
thiện, không đe dọa,...) sẽ giúp giáo viên dễ thành công trong các buổi dạy tiếp theo.
Khi học sinh có cảm tình với giáo viên, các em sẽ hợp tác tích cực với giáo viên - Bầu
không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên – Học sinh không còn cơ chế phòng vệ.

Trang 23


- Phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò

chơi sẽ phản tác dụng. Học sinh không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ sinh hoạt,
thậm chí có khi các em bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để học sinh
hồi tưởng lại sinh hoạt đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan với đề tài, mục tiêu
giảng dạy. Nếu dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài
học gì vì đã quá giờ!
- Trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của học sinh, phù hợp
với nội dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên nơi học sinh. Cùng một loại trò chơi,
có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số học sinh, tùy diện tích phòng hay cách bố
trí bàn ghế. Quan trọng là giáo viên phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để
khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Trong lớp sẽ có học
sinh chưa quen với loại hình sinh hoạt này, giáo viên cần giúp đỡ và từ từ đưa các em
vào cuộc. Với những học sinh cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu giáo viên kiên nhẫn hỗ

trợ thì các em sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của mình. Qua đó, giáo viên có
thể giúp các em sự tự tin và tăng động cơ học tập.
- Trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân
thiện, nhờ đó mà học sinh dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi
động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy của buổi học đó thì càng tuyệt vời
để làm đầu đề dẫn các em nhập vào bài học. Đặc biệt chúng ta không nên cầu kỳ, quan
trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho học sinh mất phương
hướng, càng đơn giản càng tốt.
- Sau khi tổ chức chơi, giáo viên bảo quản tốt các dụng cụ, tranh ảnh đã chuẩn bị
có thể dùng nhiều năm.
- Để tổ chức trò chơi nói trên giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, tự
đề ra các tình huống sư phạm để có thể ứng xử nhanh trong tiết dạy.

- Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết rộng có như vậy mới chủ động
giải quyết câu hỏi bất ngờ do học sinh đặt ra.
- Tuy nhiên trò chơi trên chỉ đạt hiệu quả khi: Giáo viên có sự chuẩn bị các đồ
dùng dạy học. Học sinh tích cực tham gia.
b) Đối với Học sinh :
- Qua vận dụng thực tế, Tôi thấy nhiều giáo viên vận dụng tốt vào khâu chuẩn bị,
hướng dẫn và tổ chức cho các em chơi các trò chơi trên một cách thường xuyên, các em
sẽ thực hiện rất tốt, giờ dạy sôi nổi, hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt.
- Mọi hoạt động trong giờ học đều do học sinh làm chủ. Qua đó khích lệ các em
phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại, nhút nhác nơi học sinh’

Trang 24



- Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong
giờ học của học sinh Tiểu học. Trò chơi học tập tạo không khí vui tươi , hồn nhiên, sinh
động trong giờ học. Nó kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
- Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Luyện từ và câu là vô cùng cần
thiết.Các trò chơi này còn giúp các em sáng tạo hơn trong cuộc sống, vận dụng hiểu biết
của mình vào giờ học một cách phù hợp.Giúp các em tự tin hơn ,có cơ hội tự khẳng
định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.Tình cảm bạn bè củng chuyển biến tốt hơn
qua trò chơi.
- Việc ghi điểm tốt khi học sinh chơi cũng đạt hiệu quả hơn. Mỗi giờ học giáo
viên có thể kiểm tra, đánh giá, cho điểm ít nhất 1/3 lớp theo TT 30.

2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI :
+ Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi
hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện.
+ Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học
sinh.
+ Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích
thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao.
+ Không lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá
nhiều trò chơi trong tiết học gây cho học sinh sự mệt mỏi.
+ Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không
thu hút học sinh.
+ Khi tiến hành trò chơi phải xác định được thắng – thua và nên có phần thưởng để

động viên các em.
+ Giáo viên phải nhận xét, rút ra điều cần lưu ý qua trò chơi.
+ Giáo viên dành thời gian nhận xét, biểu dương và động viên các em khi kết thúc trò
chơi.
- Khi sáng tạo các trò chơi học tập cần lưu ý :
- Sáng tạo trên cơ sở phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từng
phân môn.
- Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học.
3 KẾT LUẬN :
Trên đây là những điều tôi rút ra được từ trong thực tiễn giảng dạy của mình trong
năm học này và mong muốn sẽ làm tốt hơn trong các năm học tới. Tuy là những kinh

nghiệm đơn giản nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong mỗi giờ học cũng như trong suy
nghĩ của các em học sinh.
Trong khi trình bày sáng kiến sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý đồng
nghiệp giúp đỡ, nhận xét bổ sung, góp ý kiến để tôi có những sáng kiến kinh nghiệm
hoàn chỉnh hơn giúp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trong phân môn luyện từ và
Trang 25


×