Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THU TRANG

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG
DẠY HỌC PHÂN MƠN LỊCH SỬ LỚP 4

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THU TRANG

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG
DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Ths. Lê Văn Đăng

SƠN LA, NĂM 2013


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐC

Đối chứng

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

HSTH: Học sinh tiểu học
NXB:

Nhà xuất bản

SGK:

Sách giáo khoa

TC:

Tiêu chuẩn

TCN:

Trước công nguyên

TN:


Thực nghiệm

XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
9. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
1.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ......................................... 5
1.1.3. Phương pháp trò chơi học tập ................................................................. 7
1.1.3.1. Nguồn gốc của trò chơi ......................................................................... 7
1.1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp trò chơi học tập ............................................ 8
1.1.3.3. Một số yêu cầu khi lựa chọn, tổ chức trò chơi học tập ........................... 9
1.1.3.4. Cách xây dựng một trò chơi học tập .................................................... 10
1.1.3.5. Một số lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập .......................................... 10
1.1.3.6. Cách tổ chức một trò chơi học tập ....................................................... 11
1.1.3.7. Sự khác biệt giữa trò chơi thường trong thực tế và trò chơi với tư cách

là phương pháp dạy học ................................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
1.2.1. Mục tiêu của phân môn Lịch sử............................................................ 12
1.2.2. Đặc điểm phân môn Lịch sử................................................................. 12
1.2.3. Đặc điểm nội dung SGK phân môn Lịch sử lớp 4 ................................. 14


1.2.4. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên tiểu học
trong quá trình dạy học phân mơn Lịch sử .................................................... 15
1.2.4.1. Mục đích khảo sát................................................................................ 16
1.2.4.2. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 16
1.2.4.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 16
1.2.4.4. Các phương pháp điều tra khảo sát ..................................................... 16
1.2.4.5. Phân tích kết quả ................................................................................. 16
1.2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng.............................................................. 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC
PHÂN MƠN LỊCH SỬ .................................................................................. 22
2.1. Vị trí của phương pháp trị chơi trong dạy học phân môn Lịch sử ...... 22
2.2. Một số đặc điểm của trị chơi trong q trình dạy học ở tiểu học ........ 23
2.3. Những loại trò chơi thường được sử dụng để dạy học ở tiểu học ......... 24
2.4. Các loại trò chơi trong dạy học phân mơn Lịch sử và cách sử dụng .... 26
2.4.1. Trị chơi đóng vai ................................................................................... 27
2.4.1.1. Tìm hiểu về trị chơi đóng vai .............................................................. 27
2.4.1.2. Cách thức tiến hành trị chơi đóng vai ................................................. 27
2.4.1.3. Ví dụ minh họa: Bài 24: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”
(Lịch sử 4) ........................................................................................................ 27
2.4.2. Trị chơi ơ chữ ....................................................................................... 28
2.4.2.1. Tìm hiểu về trị chơi ơ chữ ................................................................... 28
2.4.2.2. Cách thức tiến hành trị chơi ơ chữ...................................................... 28

2.4.2.3. Ví dụ minh họa: Bài 5: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh
đạo” (Lịch sử lớp 4) ......................................................................................... 29
2.4.3. Trò chơi Bảy sắc cầu vồng “Đi tìm sự kiện” ......................................... 30
2.4.3.1. Tìm hiểu về trị chơi “Đi tìm sự kiện” .................................................. 30
2.4.3.2. Cách thức tiến hành trị chơi “Đi tìm sự kiện” .................................... 31
2.4.3.3. Ví dụ minh họa: Bài 25: “Quang Trung đại phá quân Thanh” (Lịch sử
4) ...................................................................................................................... 31


2.4.4. Trị chơi “Điền sơ đồ trống’’ ................................................................. 31
2.4.4.1. Tìm hiểu về trò chơi “Điền sơ đồ trống’’ ............................................. 31
2.4.4.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Điền sơ đồ trống”................................ 31
2.4.4.3. Ví dụ minh họa: Bài 1: “Nước Văn Lang” (Lịch sử lớp 4) .................. 32
2.4.5. Trò chơi “Điền lược đồ trống” .............................................................. 32
2.4.5.1. Tìm hiểu về trị chơi “Điền lược đồ trống” .......................................... 32
2.4.5.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Điền lược đồ trống” ............................ 33
2.4.5.3. Ví dụ minh họa: Bài 16: “Chiến thắng Chi Lăng” (Lịch sử lớp 4)....... 33
2.4.6. Trị chơi “Hái hoa” ............................................................................... 34
2.4.6.1. Tìm hiểu về trò chơi “Hái hoa” ........................................................... 34
2.4.6.2. Cách thức tổ chức trị chơi “Hái hoa”................................................. 34
2.4.6.3. Ví dụ minh họa .................................................................................... 34
2.4.7. Trò chơi “Theo dòng lịch sử” ............................................................... 35
2.4.7.1. Tìm hiểu về trị chơi “Theo dịng lịch sử”............................................ 35
2.4.7.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Theo dòng lịch sử” .............................. 35
2.4.7.3. Ví dụ minh họa .................................................................................... 36
2.5. Điều kiện để tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học
phân mơn Lịch sử ........................................................................................... 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................. 39
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 40
3.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 40

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................ 40
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 40
3.1.3. Phạm vi thực nghiệm............................................................................. 40
3.1.4. Điều kiện thực nghiệm .......................................................................... 40
3.1.5. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 40
3.1.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 40
3.1.7. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 40
3.1.8. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 41


3.2. Quy trình thực nghiệm ............................................................................ 41
3.3. Phân tích kết quả ..................................................................................... 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................. 44
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................ 46
1. Kết luận....................................................................................................... 46
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng đặt nền móng
cho sự phát triển tồn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho
giáo dục phổ thơng và cho tồn hệ thống giáo dục quốc dân. Bước vào tiểu học,
học sinh đến với nền văn minh nhà trường, đến với dạng hoạt động mới: hoạt
động học tập. Nhờ đó, mà học sinh tiểu học hình thành được cách học với hệ
thống kĩ năng cơ bản tạo thành năng lực học tập của các em như là năng lực tạo
ra các năng lực khác. Chính vì vậy, mà ngay từ bậc học này, chúng ta phải dạy
cho học sinh biết cách suy nghĩ, cách tư duy sáng tạo, tự mình chiếm lĩnh tri
thức bằng hành động của mình. Để làm được điều đó, thì ngay từng bài học,

phần học, môn học, người giáo viên phải biết tổ chức quy trình dạy học theo
hướng tích cực, biết thiết kế những hoạt động cụ thể của học sinh theo phương
châm “Thầy thiết kế - trị thi cơng”. Học sinh được đặt trước những tình huống
thực tế cụ thể của cuộc sống vơ cùng phong phú để tự mình giải quyết những
mâu thuẫn khó khăn trong nhận thức từ đó tìm ra cái chưa biết, cái cần khám
phá, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả dạy học, chất lượng đào tạo mới
đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.
1.2. Phân môn Lịch sử lớp 4 là một phân môn quan trọng ở bậc tiểu học.
Mục tiêu cơ bản của phân môn Lịch sử là giúp học sinh tiểu học lĩnh hội một số
tri thức cơ bản, ban đầu thiết thực về các sự kiện Lịch sử và văn hoá, một số
danh nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học tiêu biểu điển hình từ buổi đầu
dựng nước cho đến ngày nay. Học sinh có những hiểu biết đúng đắn, có những
biểu tượng sinh động và tương đối tồn diện về Lịch sử Việt Nam qua các mặt
xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, giáo dục cho học sinh
lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, ngưỡng mộ và noi theo các
tấm gương tận tuỵ can đảm, mưu trí và sự hy sinh anh dũng của các anh hùng
dân tộc, các danh nhân, các nhà khoa học trong việc xây dựng và bảo vệ đất
nước. Vì vậy, bên cạnh những phương pháp dạy học đặc trưng như phương pháp
kể chuyện, các phương pháp trực quan và các phương pháp dùng lời khác như
thuyết trình, tường thuật... thì phương pháp trị chơi là một phương pháp cần
được sử dụng. Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh tiểu học, phù hợp với yêu cầu sử dụng phương pháp truyền thống theo
hướng đổi mới hiện nay. Trò chơi có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức,
gây hứng thú học tập cho học sinh, qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức bài
học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác,
1


ý thức cộng đồng, tính mạnh dạn, óc sáng kiến của học sinh và tạo được nhiều
cơ hội để học sinh tự bộc lộ, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Thực tiễn dạy học phân môn Lịch sử hiện nay ở bậc tiểu học cho thấy:
Giáo viên tiểu học cịn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng phương pháp
dạy học. Giáo viên lên lớp chủ yếu thuyết trình giảng giải, chưa biết vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học Lịch sử, vì thế mà giáo viên gặp rất nhiều
khó khăn trong việc sử dụng phương pháp để dạy học phân môn này. Khi tiến
hành giờ dạy, giáo viên thường cho học sinh trả lời một số câu hỏi để củng cố
khắc sâu mà chưa chú ý tới việc tổ chức các trò chơi nhằm gây hứng thú học tập
cho học sinh. Vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền đạt một
cách thụ động, áp đặt, còn chưa hứng thú trong việc học Lịch sử nên giờ học
chưa phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. Các kiến thức mà học
sinh có được sau mỗi bài học chỉ dừng ở mức độ ghi nhớ và tái hiện đơn thuần,
thiếu tính sáng tạo, thiếu tính bền vững.
Mặt khác, trị chơi là phương pháp được giáo viên tiểu học sử dụng còn
chưa thường xuyên, chỉ sử dụng như là một phương pháp phụ, thay đổi khơng
khí trạng thái của tiết học, chứ chưa sử dụng phương pháp này với tư cách là
phương pháp chính, chủ yếu để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài.
Trên thực tế, việc sử dụng phương pháp này trong dạy học phân mơn Lịch sử
chưa đạt kết quả cao, q trình tổ chức trị chơi cịn đơn điệu, chưa thực sự lơi
cuốn, hấp dẫn học sinh, chưa tổ chức được trò chơi tập thể để có thể huy động
được nhiều học sinh tham gia một lúc. Đặc biệt, ít giáo viên biết cách tổ chức
cho học sinh tham gia vào trò chơi một các có hiệu quả để học sinh tự mình phát
hiện được tri thức cần học. Mặc dù đây là cách dạy học tích cực theo định hướng
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vì vậy việc tìm hiểu sử dụng phương
pháp trị chơi trong dạy học phân mơn Lịch sử khơng những có ý nghĩa về mặt
lí luận mà cịn có ý nghĩa về mặt thực tiễn: Giúp cho giáo viên tiểu học có thể
vận dụng phương pháp này vào q trình dạy học phân mơn Lịch sử, góp phần
nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học phân mơn này ở tiểu học. Vì vậy, chúng
tơi chọn khóa luận nghiên cứu của mình là: “Sử dụng phương pháp trị chơi
trong dạy học phân mơn Lịch sử lớp 4”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cùng với học, chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu
học. Dù khơng cịn là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữa một vai trò
quan trọng trong hoạt động sống của học sinh tiểu học, vẫn có một ý nghĩa lớn
lao đối với các em.
2


Tuy nhiên hiện nay, trò chơi ở tiểu học vẫn chưa được sử dụng như là
phương pháp dạy học, một hình thức dạy học chính ở hầu hết các mơn học, đặc
biệt là phân mơn Lịch sử. Có rất nhiều tác giả đã đề cập đến việc sử dụng trò
chơi trong dạy học, tuy nhiên vấn đề này chỉ đề cập rất ít ỏi trong giáo trình
dành cho sinh viên ở các trường sư phạm.
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề tổ chức cho học
sinh tham gia trị chơi trong q trình dạy học ở tiểu học, đặc biệt là trong phân
môn Lịch sử như: TS. Bùi Phương Nga, Trần Văn Lưu...
Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu về dạy học bằng phương pháp trị
chơi trong phân mơn Lịch sử cịn rất ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ lí luận
chung, chưa có cơng trình đi sâu nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp trị
chơi trong dạy học phân mơn Lịch sử, đặc biệt là đối với phân môn Lịch sử ở
tiểu học.
Để góp phần vào tình trạng trên, chúng tơi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu
khóa luận của mình: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân mơn
Lịch sử lớp 4.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Lịch sử lớp 4.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 4.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Các loại trò chơi và cách thức sử dụng chúng trong q trình dạy học phân
mơn Lịch sử lớp 4 ở trường tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi cho rằng: Nếu trong quá dạy học phân môn Lịch sử giáo viên
biết khai thác, sử dụng trò chơi một các hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của học sinh tiểu học, phù hợp với nội dung của từng bài học thì sẽ giúp học
sinh lĩnh hội, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái và từ đó nâng
cao chất lượng dạy học phân mơn này ở trường tiểu học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu (phương pháp trò chơi
3


trong dạy học) của giáo viên ở trường tiểu học.
6.2. Thiết kế các loại trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử và cách thức
sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong dạy học phân mơn Lịch sử.
7. Phạm vi nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
8. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đọc và nghiên cứu, tổng kết các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy và học của giáo viên và học sinh.
* Phương pháp quan sát việc dạy và học của học sinh trường thực nghiệm.
* Phương pháp điều tra an két trên các đối tượng giáo viên và học sinh.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
* Phương pháp trò chuyện phỏng vấn giáo viên.
* Phương pháp thống kê toán học để chứng minh độ tin cậy của các kết quả
nghiên cứu.

9. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Trong chương này chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn
của việc sử dụng phương pháp trị chơi trong dạy học phân mơn Lịch sử lớp 4
làm cơ sở khoa học cho khóa luận.
Chương 2: Sử dụng phương pháp trị chơi trong dạy học phân mơn Lịch sử
lớp 4
Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn tới đề xuất 3 trò chơi trong dạy
học phân môn lịch sử lớp 4 và cách thức tiến hành các trị chơi. Bên cạnh đó,
chúng tơi lấy ví dụ minh họa cho từng trị chơi cụ thể.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành soạn giáo án dạy thí nghiệm và tiến hành kiểm tra so
sánh kết quả nhằm khẳng định tính khả quan của khóa luận.
4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
Phương pháp được hiểu là cách thức, con đường phương tiện để đạt tới
mục đích, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết
những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong quá trình dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức tiến hành phương
pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai
thác triệt để ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương
pháp dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học.

Trị chơi là hoạt động vui chơi có chủ đề, có nội dung nhất định, có những
qui định buộc người chơi phải tuân thủ nhằm mục đích vui chơi, giải trí.
Trị chơi học tập là trị chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của
học sinh.
Phương pháp trò chơi học tập là phương pháp tổ chức hoạt động học tập
của học sinh mà trong đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức cần thiết nhờ
tham gia tích cực vào các hoạt động của trị chơi.
1.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
- Nhu cầu, động cơ, hứng thú của học sinh tiểu học
Bước vào nhà trường tiểu học, các em được hoạt động trong một môi
trường mới, môi trường nhà trường với hoạt động chủ đạo là học tập. Do đó,
nhu cầu học tập của học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với sự
phát triển trí tuệ. Chính nhu cầu học tập đã trở thành động cơ thúc đẩy các em tự
giác tích cực học tập. Theo các nhà tâm lý học “ở tiểu học phần lớn học sinh
chưa hứng thú chuyên biệt với từng môn học các em cũng chưa chú ý đi sâu vào
ý nghĩa mỗi môn học. Việc các em học sinh tiểu học thích mơn nào, bài nào phụ
thuộc khả năng sư phạm của người giáo viên” (10). Các nhà nghiên cứu còn cho
thấy “Động cơ học tập khơng sẵn có, cũng khơng thể áp đặt từ ngồi vào mà
phải hình thành dần trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu và chiếm lĩnh đối
tượng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu trong tiết học, giáo viên
biết tổ chức cho học sinh phát hiện ra những điều mới lạ (cả nội dung lẫn
5


phương pháp dạy học, học sinh chiếm lĩnh tri thức đó) thì dần dần quan hệ thân
thiết giữa các em với tri thức khoa học sẽ được hình thành, học tập dần dần trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được của các em và sẽ thúc đẩy các em vươn
tới giành lấy tri thức” [5].
Như vậy, việc tổ chức trị chơi cho học sinh trong q trình dạy học một
cách phù hợp sẽ góp phần khêu gợi nhu cầu, hình thành động cơ đúng đắn, hứng

thú học tập cho học sinh.
- Đặc điểm trí nhớ
Học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt. Ở những lớp đầu bậc tiểu học, ghi
nhớ không chủ định chiếm ưu thế, các em chỉ ghi nhớ những gì mình thích, những
gì gây được ấn tượng mạnh mẽ, gây cảm xúc thì các em dễ nhớ và nhớ lâu.
Càng lên các lớp trên thì trí nhớ có chủ định càng tăng. Tuy vậy, cũng như
các lớp đầu cấp (lớp 1, 2, 3) các lớp cuối cấp (lớp 4,5) vẫn thường có khuynh
hướng học thuộc một cách máy móc kiểu học vẹt. Chính vì vậy, mà các em cảm
thấy khó khăn khi sử dụng những kiến thức đó vào học tập, cũng như vào trong
cuộc sống. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình dạy học giáo viên cần
phải tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập nhằm dẫn dắt các em dễ tìm đến
tri thức mới.
- Đặc điểm tư duy
Tư duy của trẻ mới đến trường chủ yếu là tư duy cụ thể mang tính hình
thức, dựa vào những bề ngoài của sự vật và hiện tượng. Theo Peopiagie “Tư duy
của trẻ đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, dựa trên cơ
sở có thể diễn ra q trình hệ thống hố các thuộc tính, tài liệu trong kinh
nghiệm trực quan” [7].
Trong hoạt động phân tích tổng hợp: Hoạt động phân tích của học sinh đầu
bậc tiểu học (lớp 1, 2, 3) về hình thức cũng như nội dung rất đơn giản nên khi
tiến hành phân tích tổng hợp các em thường căn cứ vào những đặc điểm bên
ngồi mang tính cụ thể. Lên lớp 4, 5 phân tích tổng hợp trong óc phát triển
mạnh, với khái niệm dễ hiểu các em phân tích trong óc một cách tương đối tốt.
Trong hoạt động trừu tượng khái quát hoá: Học sinh lớp 1, 2, 3 chủ yếu dựa
trên dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, dễ xúc động, lên lớp 4, 5 mới có thể dựa
vào những dấu hiệu bên trong (bản chất). Đây chính là, cơ sở để chúng ta xác
định mức độ hình thành khái niệm cho học sinh ở giai đoạn đầu cấp (lớp 1, 2, 3)
còn hết sức sơ đẳng.

6



Trong phán đoán suy luận: Học sinh ở những lớp đầu bậc tiểu học thường
phán đoán vào những dấu hiệu duy nhất, nên hay phán đoán khẳng định mà
chưa suy nghĩ xem khả năng nào là hiện thực, còn với học sinh lớp 4, 5 đã có thể
chứng minh lập luận, phán đốn cho mình về trình độ suy luận có thể dựa trên
các tài liệu trừu tượng hơn. Song để học sinh suy luận thì các em vẫn thường
dựa trên các tài liệu trực quan.
Chính từ đặc điểm tư duy nêu trên, khi thiết kế bài học có sử dụng phương
pháp trò chơi giáo viên cần chú ý đến việc gắn điều trông thấy với hoạt động
thực tiễn và nội dung của bài học.
- Đặc điểm tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng, tưởng
tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học
và các hoạt động khác của các em. Theo các cơng trình nghiên cứu về tâm lý
học, ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản chưa bền
vững. Nhưng càng về các lớp cuối cấp, hình ảnh tưởng tượng của các em càng
bền vững và gần thực tế hơn. Đặc biệt lúc này, các em đã bắt đầu có khả năng
tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước và dựa trên ngôn ngữ [5].
Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu
gắn liền nhận thức với hành động của các em. Đối tượng gây xúc cảm cho học
sinh tiểu học thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, những câu chuyện sinh
động. Do đó, những bài giảng khơ khan, khó hiểu nặng nề về lí luận khơng gây
cho học sinh những cảm xúc tích cực, thậm chí làm cho các em mệt mỏi, chán
chường. Nói chung, hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm, các
em suy nghĩ bằng “hình thức”, “xúc cảm”, “âm thanh”, các quá trình nhận thức,
hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc và đều đượm
màu cảm xúc [10]. Từ đặc điểm này, ta thấy trong q trình dạy học, có thể khơi
dậy ở trẻ xúc cảm học tập qua việc tổ chức trò chơi học tập cho các em, từ đó
phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập.

Tóm lại, từ việc phân tích những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học có
thể rút ra kết luận rằng: Việc tổ chức trò chơi cho học sinh là biện pháp quan
trọng nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy học phân mơn Lịch sử ở trường tiểu học.
1.1.3. Phương pháp trị chơi học tập
1.1.3.1. Nguồn gốc của trị chơi
Từ thời kì nguyên thủy, con người đã có nhu cầu về chơi, sau những ngày
7


lao động mệt mỏi như săn bắt, hái lượm người ta tụ tập nhau lại để bày tỏ sự vui
mừng của mình và họ nhảy múa, reo hị suốt đêm.
Trong những cuộc vui như vậy thì những người lập được chiến công
thường kể lại, diễn lại những thao tác quyết định như ném đá, phóng lao, đuổi
bắt...nhờ những hành động đó, mà họ đã bắt được nhiều thú rừng. Cứ như vậy,
sự bắt chước biến thành trò chơi và dần dần trị chơi ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong cuộc sống, trị chơi là món ăn tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho
người lao động. Đây là nguồn ngốc, là sự ra đời sơ khai nhất của trò chơi. Lúc
đầu, sự bắt chước mang tính chân thực và đơn điệu, nhưng rồi trong quá trình
chơi mỗi người thêm bớt một chút sẽ dần làm cho trị chơi mang tính khái qt
và trườu tượng từ đó tư duy và ngơn ngữ của con người cũng phát triển.
Cũng nhờ khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển mà con người bắt đầu biết
tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhờ vậy, mà chúng ta dần thấy được tầm
quan trọng của sự chuẩn bị trước công cụ lao động, sức khỏe và sự tập luyện
những thao tác cơ bản nhờ đó mà kết quả lao động đạt được cao hơn. Lúc đầu,
sự chuẩn bị các thao tác này mang tính chất tự nhiên dưới hình thức vui chơi mà
tập luyện, tập luyện mà vui chơi, sau đó người ta dùng trị chơi để dạy cho con
cháu, dạy cho lớp trẻ, chuẩn bị cho họ tiếp bước cha anh tham gia tích cực, có
hiệu quả vào cuộc sống lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển của mình. Như
vậy, sau khi ra đời, trò chơi đã mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có một vai trị

quan trọng trong xã hội loài người. Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển,
trường học được hình thành và ngày càng mở rộng và là nơi thu hút những mầm
non của xã hội. Ở đây, người ta sử dụng nhiều nội dung nhiều phương pháp để
giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong đó có trị chơi. Ngày nay cũng vậy, trị chơi
trở thành một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả nhất, đặc biệt đổi với
trẻ ở bậc tiểu học.
1.1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp trò chơi học tập
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với con người trong bất cứ
xã hội nào, nó giúp con người giải tỏa căng thẳng, lo lắng hay buồn phiền...Đặc
biệt trong xã hội ngày nay, khi con người trở nên bận rộn với guồng quay hối hả
của cuộc sống thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng lớn hơn.
Trị chơi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HSTH bởi vì ở lứa tuổi
này đặc điểm tâm lý nổi bật của các em là: “Học mà chơi, chơi mà học”, các em
chưa thể tập trung chú ý quá lâu vào một hoạt động. Vì vậy, đưa trị chơi vào
học tập vừa là món ăn tinh thần trong mỗi tiết học vừa là phương tiện góp phần
phát triển trí tuệ của HS. Trong quá trình chơi, HS phải sử dụng các giác quan
8


để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của HS trở
nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng được phát
triển. Ngồi ra, trị chơi học tập cịn làm thay đổi hình thức học tập làm cho
khơng khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Đặc biệt, qua trò chơi học tập HS
tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn, HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
Trị chơi sẽ giúp HS biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái qt kiến
thức đã lĩnh hội trước đó. Thơng qua trị chơi sẽ giúp HS có ấn tượng mạnh mẽ
về kiến thức đó, vì thế mà HS nắm bắt bài nhanh hơn.
Trong dạy học, GV sử dụng phương pháp trò chơi sẽ giúp HS phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, HS hào hứng tham gia vào
nhiệm vụ học tập đã được lồng sẵn vào các trò chơi cụ thể. Bằng cách này, học

sinh sẽ khắc sâu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách vững chắc. Đây là cơ sở để
giúp học sinh dễ dàng phát hiện ra kiến thức và ghi nhớ kiến thức của bài học.
Qua việc HS được tham gia vào trò chơi học tập là các em đã được làm
quen, tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, qua phương pháp trị chơi HS
học tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra
được tri thức mới của bài học.
1.1.3.3. Một số yêu cầu khi lựa chọn, tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi trong dạy học chính là phương pháp tổ chức hoạt động học tập
cho các em. Trong lúc chơi, các em sẽ khơng ý thức được mình là đang học mà
các em sẽ thúc đẩy bằng động cơ vui chơi: Cố gắng làm nhanh, làm đúng để
thắng cuộc. Vì vậy, để sử dụng phương pháp trị chơi một cách có hiệu quả, cần
phải đạt được những yêu cầu sau:
- Trò chơi phải là một thành tố hữu cơ của bài dạy, trò chơi phục vụ chủ
yếu cho chủ đề của bài học.
- Trò chơi phải phục vụ thiết thực cho việc giúp HS lĩnh hội, củng cố kiến
thức bài học. Ví dụ: Sử dụng trị chơi “Tìm sự kiện” nhằm thi đua để kiểm tra
kiến thức cơ bản của bài học.
- Các trò chơi được sử dụng trong bài học phải bảo đảm tính khoa học, tính
chất và mức độ của trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ em, phù hợp với đặc điểm giới tính của trẻ.
- Khi tiến hành trị chơi, có thể kết hợp với một số phương pháp khác để
làm nổi bật lên mấu chốt của bài học, làm sao gây được hứng thú cho HS, tránh
tẻ nhạt và đơn điệu.
9


- GV phải nắm thật vững mục đích của trị chơi, cách thức tổ chức hướng
dẫn HS chơi và phải tổng kết, kết luận để làm rõ kiến thức cần lĩnh hội.
- Khi tiến hành trò chơi, GV phải theo dõi sát tiến trình và kết quả của trị
chơi tức là phải có được thơng tin phản hồi từ phía HS để nhận định đánh giá

khen chê đúng lúc, kịp thời động viên khích lệ để HS ngày càng mạnh dạn tham
gia tích cực hơn.
1.1.3.4. Cách xây dựng một trị chơi học tập
Khi xây dựng trò chơi học tập GV cần tuân thủ những bước sau:
Bước 1: Lựa chọn trò chơi
- Phân tích yêu cầu cần đạt được của bài học.
- Chọn thử trị chơi nào đó để phân tích nội dung bài học và khả năng ứng
dụng của trò chơi đó.
- Đối chiếu khả năng giáo dục của trị chơi (vừa chọn thử) với yêu cầu của
bài học (nếu thấy khơng phù hợp thì cần trở lại việc chọn thử trò chơi).
Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
- GV thiết kế giáo án chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng phục vụ
cho trò chơi.
- Chuẩn bị thực hiện giáo án.
Bước 3: Giới thiệu và giải thích trò chơi
GV nêu tên trò chơi, cách thức chơi, những thao tác cần thiết, cố gắng thật
ngắn gọn, rõ ràng làm sao để HS hiểu rõ cách thực hiện trò chơi.
Bước 4: Điều khiển, nhận xét, đánh giá
1.1.3.5. Một số lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập
Khi xây dựng trò chơi học tập GV cần chú ý tới:
- Phải thể hiện được tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm.
- Có qui định về sự thưởng phạt rõ ràng.
- Có cách chơi cụ thể (bao gồm cả thời gian).
- Có cách tính điểm.
Như vậy, để xây dựng một trò chơi học tập, GV cần lựa chọn từ các hoạt
động đảm bảo được các nhân tố cơ bản trên.

10



Ngồi các trị chơi trong (sách giáo viên) SGK, GV có thể bổ xung các trị
chơi hợp lí với bài học và trình độ nhận thức của HS.
1.1.3.6. Cách tổ chức một trò chơi học tập
Khi tổ chức một trò chơi học tập, GV cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thơi gian chơi và phổ
biến luật chơi.
Bước 2: Cho HS chơi thử nhằm giúp HS có biểu tượng về trò chơi.
Bước 3: Chơi thật.
Bước 4: Nhận xét kết quả trị chơi (có thể thưởng phạt người thắng hoặc
người thua). Nhận xét thái độ của người chơi và rút kinh nghiệm.
Bước 5: Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được gì qua trị chơi hoặc GV
tổng kết lại những gì cần học thơng qua trị chơi này.
1.1.3.7. Sự khác biệt giữa trò chơi thường trong thực tế và trò chơi với tư
cách là phương pháp dạy học
Đối với trẻ em nói chung, bất kì em nào cũng thích vui chơi, trò chơi nhằm
giáo dục cho các em một cách toàn diện. Đây là một nhu cầu cần thiết để tăng
cường sức khỏe, góp phần tích cực cho việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu
giáo dục đối với các em.
Trên thực tế, trò chơi được sử dụng như một phương tiện giải trí, trị chơi
giúp cho HS thoải mái, phấn khởi và tham gia một cách tích cực. Thơng thường,
khi chơi các em được chơi thử sau đó mới chơi thật. Đối với lứa tuổi tiểu học,
trò chơi giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Trong dạy học,
nhiều GV chỉ sử dụng trò chơi để giải lao sau mỗi tiết học mệt nhọc mà chưa
xem trò chơi là phương pháp dạy học.
Trò chơi với tư cách là phương pháp dạy học ngoài những đặc điểm nêu
trên khi đưa vào tổ chức dạy học sẽ rất hấp dẫn cho HSTH. Trò chơi được sử
dụng là phương pháp dạy học phải có mục tiêu và nội dung phục vụ cho kiến
thức và kĩ năng trọng tâm của bài học đồng thời phải có cấu trúc của trò chơi
như: đề trò, cốt trò, luật trò gây hứng thú học tập cho HS. Thơng qua những trị
chơi đó các em được phát hiện ra tri thức và củng cố bài học.

Trò chơi đảm bảo các điều kiện đó thì trị chơi khơng chỉ có tác dụng giải
trí mà cịn có tác dụng là một phương pháp dạy học.

11


Như vậy, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lương dạy học và thực mục tiêu đào tạo giáo dục con người mới thì trị chơi
đóng góp một vai trị quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học phân mơn
Lịch sử nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu của phân môn Lịch sử
- Cung cấp cho HS các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống
theo dịng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới cuối
thế kỉ XX.
- Hình thành cho HS những kĩ năng quan sát, thu thập tìm kiếm tư liệu lịch
sử và trình bày kết quả lại bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS tình yêu thiên nhiên, con người,
văn hóa và những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta. Tơn trọng, có ý thức
bảo vệ các di tích lịch sử, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của
dân tộc ta.
1.2.2. Đặc điểm phân môn Lịch sử
Sử học là bộ môn góp phần hết sức đắc lực vào việc hình thành nhân cách
tốt đẹp cho học sinh. Đây là bộ môn giúp học sinh xây dựng niềm tin vững chắc
vào lý tưởng cách mạng vào con đường XHCN. Nội dung học tập ở nhà trường
phổ thông cung cấp cho các em hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài
người về sự ra đời, hưng thịnh và suy vong của mỗi chế độ xã hội tồn tại trong
Lịch sử, trong đó có sự thay thế của chế độ cao hơn, tiến bộ hơn chế độ trước là
một quy luật. Trên cơ sở được học tập như vậy, học sinh dần dần hình thành một
thế giới quan duy vật biện chứng khoa học, lòng tin vững chắc vào sự phát triển

của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Lợi thế của phân môn Lịch sử trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh
chính là các sự kiện Lịch sử, các mốc Lịch sử đáng chú ý. Đặc biệt là các nhân
vật Lịch sử, những người anh hùng cứu nước, những chiến sĩ cách mạng hết
lịng vì dân vì nước. Đây là những nhân cách lớn, những tấm gương sáng chói
về nhiều mặt cho học sinh noi theo. Những nhân vật Lịch sử như vậy ở thời kỳ
nào cũng có, ở nước nào cũng có. Nhân cách của kẻ sĩ Việt Nam, nhân cách
người chiến sĩ cách mạng trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhân cách con
người Việt Nam trong thời kỳ dựng nước và giữ nước hoặc những nhân cách lớn
của thế giới trong các thời kỳ là những bài học lớn về nhân cách cho học sinh.
Thơng qua việc tìm hiểu những nhân vật, sự kiện Lịch sử, chúng ta sẽ giúp các
12


em hiểu được cái lõi nhân cách của người Việt Nam trong mối quan hệ với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó chính là, tình yêu quê hương đất
nước, lòng tự hào dân tộc, quý trọng lao động, quyết giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, tự tin, trung thực, ham học hỏi, nhân hậu, khiêm tốn, sống lạc quan...
Chính bản sắc riêng trong nhân cách của người Việt Nam qua các nhân vật Lịch
sử mà học sinh tiếp thu được qua giờ học góp phần hết sức to lớn với việc hình
thành và phát triển nhân cách ở các em. Từ việc nắm các kiến thức Lịch sử về
truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông ta. Học sinh xác định rõ trách
nhiệm của mình trong cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục truyền thống và tự hào
với quá khứ vẻ vang của dân tộc là điều hết sức cần thiết trong việc hình thành
nhân cách cho học sinh.
Phần Lịch sử lớp 4, khơng trình bày Lịch sử theo một hệ thống chặt chẽ
mỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật Lịch sử tiêu biểu điển hình
của một giai đoạn Lịch sử nhất định. Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung
như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với thời lượng giành cho môn học
cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, một sự kiện hiện tượng

hay nhân vật Lịch sử không thể hình thành và phát triển một cách cơ lập mà
trong một bối cảnh cụ thể có liên quan rất nhiều sự kiện nhân vật Lịch sử trong
bối cảnh đó.
Phân môn Lịch sử cung cấp kiến thức cho học sinh tiểu học gồm bốn loại
cơ bản sau:
+ Kiến thức về các sự kiện Lịch sử.
+ Kiến thức về các nhân vật Lịch sử.
+ Kiến thức cơ bản về các thành tựu mọi mặt trong đời sống xã hội của
Lịch sử dân tộc.
+ Kiến thức cơ bản về một giai đoạn thời kỳ Lịch sử.
Trong các nhóm kiến thức trên thì nhóm kiến thức về các sự kiện Lịch sử
chiếm thời lượng lớn, nhân vật Lịch sử vừa phải.
Từ những đặc điểm của mơn học như đã trình bày ở trên, chúng tơi nhận
thấy đây là mơn học mà GV có nhiều cơ hội để đổi mới phương pháp dạy học.
Vận dụng phương pháp trò chơi vào trong dạy học phân môn Lịch sử là một
trong những phương hướng đổi mới phù hợp. Hướng đổi mới này không những
phát huy được vốn sống, vốn kiến thức ở các em mà còn phù hợp với xu hướng
đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người mới trong giai đoạn
hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên khơng cịn là người truyền thụ
13


những tri thức có sẵn cho học sinh theo kiểu áp đặt, bắt học sinh phải nhớ, phải
thuộc mà giáo viên trở thành người thiết kế, người tổ chức định hướng các hoạt
động cho các em, tạo điều kiện cho các em được trực tiếp tiếp cận với đối tượng
học tập, được tham gia hoạt động vui chơi để từ đó rút ra tri thức của bài học,
học sinh đóng vai trò chủ thể của hoạt động nhận thức, các em tiếp nhận nhiệm
vụ học tập thông qua việc tham gia vào hoạt động chơi, qua sự tổ chức của giáo
viên và tự rút ra kết luận khoa học.
Tóm lại: Sử dụng phương pháp trò chơi vào trong dạy học phân môn Lịch

sử thực chất là việc chuyển giao nội dung kiến thức của bài học thành các nhiệm
vụ học tập thơng qua cách chơi để tìm kiếm tri thức của bài học. Trong lúc chơi
các em sẽ không ý thức được là mình đang học mà các em sẽ được thúc đẩy
bằng động cơ vui chơi, cố gắng làm nhanh làm đúng để thắng cuộc bằng cách
này trẻ sẽ tự mình giải quyết được các nhiệm vụ nhận thức mà không nhận thấy.
Nội dung học tập được lồng vào nội dung thực hiện các trò chơi.
1.2.3. Đặc điểm nội dung SGK phân môn Lịch sử lớp 4
ột số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta qua các thời kì
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (t khoảng năm

TCN đến năm 179 TCN)

- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, u Lạc
-

ột số phong tục của người Việt cổ

- Cuộc kháng chiến của n Dương Vương
2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (t năm 1
năm 38)

TCN đến

- Đời sống nhân dân ta trong thời kì bị đơ hộ
- ột số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và người lãnh đạo: Hai Bà Trưng,…
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô uyền lãnh đạo
3. Buổi đầu độc lập (t năm 38 đến năm 1009)
n định đất nước, chống ngoại xâm: tuổi trẻ của Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn
sứ qn Lê Hồn lên ngơi vua cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
lần thứ nhất

4. Nước Đại Việt thời Lí (t năm 1
- Tên nước, kinh đô, Lý Thái Tổ

14

đến năm 1226)


- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai: Phịng tuyến
sơng Cầu (Như Nguyệt), Lý Thường Kiệt
- Đời sống nhân dân: chùa, trường học (Văn

iếu)

5. Nước Đại Việt thời Trần (t năm 1226 đến năm 14

)

- Tên nước, kinh đô, vua
- Ba lần chiến thắng quân Nguyên -

ông xâm lược

- Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần: Việc đắp đê
6. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỷ XV)
- Chiến thắng Chi Lăng
- Công cuộc xây dựng đất nước: Bộ luật Hồng Đức, nông nghiệp phát triển,
các cơng trình sử học, văn học, giáo dục, thi cử (bia Tiến sĩ)
. Nước Đại Việt (thế kỷ XVI – XVIII)
a) Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVI –XVII)

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
- Tình hình đàng ngồi: Thăng Long, Phố Hiến
- Tình hình đàng trong: Hội An, Công cuộc khẩn hoang
b) Thời Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII)
- Chống ngoại xâm: trận Đống Đa
- Xây dựng đất nước: dùng chữ Nôm, chiếu Khuyến Nông
- Nguyễn Huệ - Anh hùng dân tộc
8. Buổi đầu thời nguyễn (t năm 18 2 – 1858)
- Nhà Nguyễn được thành lập
- Kinh thành Huế
Lịch sử địa phương
1.2.4. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên tiểu
học trong q trình dạy học phân mơn Lịch sử
Trong khn khổ và thời gian có hạn của một luận văn tốt nghiệp chúng tôi
tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về việc sử dụng phương pháp trò chơi của
GV trong q trình dạy học phân mơn Lịch sử.

15


1.2.4.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trị chơi của GV từ đó xác
lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng cách thức tổ chức trị chơi cho HS trong
học phân mơn Lịch sử.
1.2.4.2. Đối tượng khảo sát
+ GV tiểu học: 20 người
+ HS tiểu học: 110 em
1.2.4.3. Nội dung khảo sát
Trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành điều
tra trên một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:

- Nhận thức của GV về vai trò của phương pháp trò chơi đối với hiệu quả
dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
- Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp trị chơi
trong dạy học phân mơn Lịch sử lớp 4.
- Mật độ thường xuyên tổ chức trò chơi cho HS trong q trình dạy học
phân mơn Lịch sử lớp 4.
- Chất lượng học tập phân môn Lịch sử của HSTH.
1.2.4.4. Các phương pháp điều tra khảo sát
- Điều tra bằng Ankét.
- Quan sát tiến trình dạy học trên lớp của giáo viên.
- Dự các giờ dạy mẫu của giáo viên trong phân mơn Lịch sử.
1.2.4.5. Phân tích kết quả
* Nhận thức của GV về vai trò của phương pháp trò chơi đối với hiệu quả
dạy học phân môn Lịch Sử lớp 4.

16


Bảng 1: Nhận thức của GV về vai trò của phương pháp trò chơi đối với
hiệu quả dạy học phân môn Lịch Sử lớp 4.
TT

Ý Kiến

Nội Dung

Tỷ Lệ
(%)

1


Nâng cao hiệu quả bài dạy

88/110

80

2

Kích thích hứng thú học tập của HS

110/110

100

3

Phát huy tính tích cực , độc lập , sáng tạo của HS

99/110

90

4

Giờ học sinh động, HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức

99/110

90


Kết quả ở bảng 1 cho ta thấy: có 88/110 (80%) số ý kiến cho rằng: “nâng
cao hiệu quả bài dạy”, 0/ 0 ( 00%) ý kiến cho rằng: “kích thích hứng thú
học tập của học sinh”, 99/ 0 (90%) số ý kiến cho rằng: “phát huy tính tích
cực, độc lập, sáng tạo của HS” và “giờ học sinh động, HS chủ động chiếm
lĩnh kiến thức”
Như vậy, hầu hết GV đã khẳng định đúng vai trò của phương pháp trị chơi
trong dạy học phân mơn lịch sử lớp 4.
* Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp trị chơi
trong dạy học phân mơn lịch sử lớp 4
Bảng : Đánh giá về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp trò chơi
trong dạy học phân môn lịch sử lớp 4
STT

Nội Dung

Số lượng GV tham
gia khảo sát

Ý kiến tán
thành

Tỉ lệ (%)

1

Rất cần thiết

20


14/20

70

2

Cần thiết

20

4/20

20

3

Không cần thiết

20

2/20

10

Từ kết quả trên, ta thấy có 14/20 (70%) GV cho rằng phương pháp trò
chơi là rất cần thiết trong dạy học phân môn lịch sử lớp 4. Điều đó chứng tỏ
rằng: GV đã đánh giá cao về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp trò
chơi trong dạy học.
17



Nhờ có sự áp dụng phương pháp trị chơi, mà giờ học bớt căng thẳng hơn,
khơng cịn trầm như trước nữa, giáo viên giữ vai trò điều khiển, tổ chức trong
khi đó học sinh làm việc tích cực, sáng tạo, phân lượng thời gian hợp lí, phần
củng cố bài khơng cịn qua loa. Chính vì vậy, giờ học Lịch sử hiệu quả thực sự
cao, thu hút được sự hứng thú của học sinh.
* Mức độ thường xuyên tổ chức trò chơi cho HS của GV tiểu học trong quá
trình dạy học phân môn lịch sử lớp 4.
Bảng 3: Mức độ thường xuyên tổ chức trò chơi cho HS của GV tiểu học
STT

Mức độ

Số phiếu

1

Thường xuyên

2

10

2

Thỉnh thoảng

8

40


3

Không tổ chức

10

50

Tỷ lệ ( % )

Kết quả điều tra cho thấy: số giáo viên thường xuyên tổ chức trò chơi cho
học sinh trong quá trình dạy học phân mơn Lịch sử cịn rất ít ỏi, chỉ chiếm tỷ lệ
10%, chỉ có 40% số giáo viên có tổ chức nhưng khơng thường xun. Trong khi
đó, có 50% số giáo viên khơng tổ chức trị chơi cho học sinh trong q trình dạy
học phân mơn Lịch sử.
Kết quả trên đây, đã phần nào phản ánh thực trạng sử dụng phương pháp
trò chơi của giáo viên tiểu học trong q trình dạy học phân mơn Lịch sử. Thực
tế cho thấy, nhiều giáo viên do năng lực hạn chế, thiếu kiến thức về Lịch sử nên
việc tổ chức trị chơi cho học sinh chơi cịn gặp nhiều khó khăn, còn chưa biết
cách tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học. Một số giáo viên
mặc dù nhận thức đúng vai trò của việc tổ chức trò chơi cho học sinh nhưng do
chưa nắm vững cách thức quy trình nên tuy có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao,
giờ học còn ồn ào, ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp.
* Chất lượng học tập phân mơn Lịch sử lớp 4 HSTH

18



×