Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ebook nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ âm tiếng việt thực hành cho học viên quốc tế phần 1 nguyễn chí hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.17 KB, 91 trang )

NGUYN CH HềA

NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP
GIảNG DạY NGữ ÂM TIếNG VIệT ThựC HàNH
CHO HọC VIÊN QuốC Tế

NH XUT BN I HC QUC GIA H NI
1


2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1: ÂM THANH NGÔN NGỮ
NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
1.1.
Những đặc trưng cơ bản của âm thanh ngôn ngữ
1.2.
Nội dung cơ bản trong giảng dạy ngôn ngữ âm thanh
1.3.
Những vấn đề lý luận trong phương pháp giảng dạy ngôn ngữ
âm thanh
1.4.
Tiểu kết
Phần thứ hai
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ ÂM THANH TIẾNG VIỆT
Chương 2: GIẢNG DẠY PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT


2.1.
Tính tất yếu của việc giảng dạy phát âm
2.2.
Những vấn đề đặt ra và cách tiếp cận trong giảng dạy ngữ âm
2.3.
Tiểu kết
Chương 3: NGUYÊN ÂM VÀ GIẢNG DẠY NGUYÊN ÂM
3.1.
Những nhận thức chung về nguyên âm
3.2.
Các nguyên âm trong tiếng Việt
3.3.
Giảng dạy các nguyên âm
3.4.
Tiểu kết
Chương 4: PHỤ ÂM VÀ GIẢNG DẠY PHỤ ÂM
4.1.
Những nhận thức chung về hệ thống âm vị phụ âm
4.2.
Đặc trưng của các âm thanh phụ âm tiếng Việt
4.3.
Giảng dạy các phụ âm
4.4.
Tiểu kết
Chương 5: ÂM TIẾT VÀ GIẢNG DẠY ÂM TIẾT
5.1.
Những nhận thức chung về âm tiết
5.2.
Đặc trưng âm tiết tiếng Việt
5.3.

Giảng dạy âm tiết tiếng Việt
5.4.
Tiểu kết
Chương 6: THANH ĐIỆU VÀ GIẢNG DẠY THANH ĐIỆU
6.1.
Những nhận thức chung về thanh điệu
6.2.
Thanh điệu tiếng Việt
6.3.
Giảng dạy các thanh điệu

5
7
7
7
15
26
31
33
33
33
35
62
64
64
67
71
77
79
79

83
88
91
92
92
93
95
99
101
101
107
110

3


6.4.

Tiểu kết

Chương 7: TRỌNG ÂM VÀ GIẢNG DẠY TRỌNG ÂM
7.1.
7.2.
7.3.
7.4.

Những nhận thức chung về trọng âm
Trọng âm trong tiếng Việt
Giảng dạy trọng âm
Tiểu kết


Chương 8: NGỮ ĐIỆU VÀ GIẢNG DẠY NGỮ ĐIỆU
8.1.
8.2.
8.2.1.
8.2.2.
8.2.3.
8.2.4.
8.3.
8.4

Những nhận thức chung về ngữ điệu
Ngữ điệu trong tiếng Việt
Quan hệ giữa ngữ điệu với các bình diện khác của câu nói
Ngữ điệu và cấu trúc thông tin trong tiếng Việt
Ngữ điệu và ngữ pháp trong câu nói tiếng Việt
Ngữ điệu và cấu trúc đề - thuyết trong tiếng Việt
Giảng dạy ngữ điệu
Tiểu kết

Chương 9: PHÁT ÂM VÀ CHÍNH TẢ
9.1.
9.2.
9.3.
9.4.

4

120
123

123
127
134
145
147
147
150
150
153
158
162
164
188
190

Những nhận thức chung về phát âm và chính tả
190
Những đặc trưng có tính quy luật của phát âm và chính tả tiếng Việt191
Giảng dạy phát âm và chính tả
194
Tiểu kết
201
Kết luận
202
Tài liệu tham khảo
208


LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách “Nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ âm tiếng

Việt thực hành cho học viên quốc tế” bàn về nội dung, phương pháp
giảng dạy phát âm, rèn luyện kỹ năng tiếp thụ và sản sinh ngôn ngữ
âm thanh tiếng Việt cho học viên quốc tế. Đây là cuốn sách được viết
phục vụ cho đối tượng là giảng viên, sinh viên học tập tiếng Việt như
một ngoại ngữ và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
Mục đích chính của chuyên khảo này là lựa chọn những kiến thức
cơ bản về ngữ âm tiếng Việt làm tiền đề cho việc áp dụng vào việc
giảng dạy phát âm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ âm
thanh. Phần nội dung có tính lý thuyết được dựa vào những kết quả
nghiên cứu của Đoàn Thiện Thuật, Cao Xuân Hạo và những tác giả
khác… Đồng thời, người viết cũng trình bày một vài kết quả nghiên
cứu của mình.
Vấn đề cách thức giảng dạy phát âm và tương tác bằng ngôn ngữ
âm thanh được dựa trên kết quả nghiên cứu có tính chất lý luận và
những kinh nghiệm thu lượm được từ thực tế làm nhiệm vụ giảng dạy
tiếng Việt như một ngoại ngữ của nguời viết trong hơn 30 năm qua.
Điều được đặc biệt chú ý trong tập tài liệu này là những ý tưởng và kỹ
năng điều hành lớp học. Khi khảo sát nội dung và phương pháp giảng
dạy các đơn vị ngữ âm, tập tài liệu này chú ý đến ba vấn đề: (1) Những
nét chung về các đơn vị được bàn, nhằm nhìn nhận các đơn vị này ở
những nét khái quát có tính phổ niệm ngôn ngữ; (2) đặc trưng của các
đơn vị đó trong tiếng Việt. Đây là một sự miêu tả các đơn vị ngữ âm có
tính đặc thù của tiếng Việt, và (3) cách thức giảng dạy các đơn vị đó.
Từ mục đích và nội dung nói trên, cuốn sách này gồm hai phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần 2: Nội dung và phương pháp giảng dạy các đơn vị âm thanh
tiếng Việt
5



Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - ĐHQGHN, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giúp đỡ chúng tôi trong việc cho ra đời cuốn sách này. Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn GS.TS. Hoàng Trọng Phiến, GS.TS. Mai Ngọc
Chừ, PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc đã đọc bản thảo và cho những nhận
xét quý báu.
Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2013
PGS.TS. Nguyễn Chí Hòa

6


Phần thứ nhất

CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1

ÂM THANH NGÔN NGỮ
NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
1.1. Những đặc trưng cơ bản của âm thanh ngôn ngữ
Trong các cộng đồng ngôn ngữ hiện đại, thường có hai loại hình
giao tiếp cơ bản: giao tiếp bằng âm thanh, giao tiếp bằng ký tự. Để đề
xuất một cách có sức thuyết phục các kỹ năng giao tiếp bằng âm thanh
mang tính chất phương pháp thì buộc phải nghiên cứu quan hệ giữa
giao tiếp khẩu ngữ và giao tiếp bằng ký tự. Tìm hiểu sự giống nhau và
khác nhau cũng như sự tác động tương hỗ giữa hai loại hình này là
một yêu cầu có tính chất bắt buộc. Nó là cơ sở lý luận cho việc tìm
hiểu những bước sâu hơn trong việc rèn luyện kỹ năng nói và kỹ năng
nghe, vì toàn bộ vấn đề này có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trên quan

niệm mô tả đầy đủ các hiện tượng của giao tiếp ngôn ngữ cũng như
đối với phương pháp giảng dạy ngôn ngữ.
Vậy, giữa giao tiếp bằng âm thanh với giao tiếp bằng ký tự có
những đặc trưng nào giống và khác nhau?
Điểm giống nhau chung nhất giữa hai hình thức nói và viết là, cả
hai hình thức này đều mang đặc trưng chung; chúng đều là hình thức
có tính vật lý của các yếu tố cấu thành các đơn vị giao tiếp hay nói
một cách chính xác hơn là, chúng đều là các sản phẩm ký hiệu hoặc
âm thanh hoặc ký tự. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau mà sự khác
nhau này có liên quan đến tất cả các ký hiệu có tính chất trừu tượng.
7


Sản phẩm ký hiệu âm thanh nói có hình thức vật lý ở dạng các
dao động của không khí trong biên độ của các tần số mà tai người có
thể nghe được. Các dao động này có đặc điểm là hoàn toàn không ổn
định, thể hiện ở hai khía cạnh: trước hết, khi người ta ngừng nói thì
các dao động âm thanh tắt ngay sau đó, và thứ hai là chúng giảm
cường độ đi rất nhiều tuỳ theo khoảng cách kể từ điểm người nói phát
ra. Từ đây có thể suy ra, các tính chất quan trọng nhất của giao tiếp
bằng âm thanh và có định hướng cụ thể cho việc sản sinh và tiếp nhận
các âm thanh ngôn ngữ. Những đặc điểm giao tiếp bằng âm thanh đặt
ra những vấn đề dưới đây về giao tiếp và giảng dạy lời nói.
Vấn đề thứ nhất là tính không lặp lại của âm thanh ngôn ngữ.
Người Việt thường nói "lời nói gió bay" để khẳng định một đặc trưng
của giao tiếp khẩu ngữ là không một ai có thể lấy lại lời nói của mình,
có nghĩa là, trừ các phương tiện kỹ thuật thì một khi âm thanh giao
tiếp đã bay vào không khí thì không còn cách nào quay trở lại đoạn
âm thanh với tư cách là sản phẩm của tín hiệu ngôn từ. Điều đó dẫn
đến một hậu quả là người nghe một ngoại ngữ khó mà tìm lại được

nghĩa của những phát ngôn, nếu anh ta không nắm vững được các ký
hiệu âm thanh đã được nghe qua một lần để tìm nghĩa. Người nghe chỉ
có thể dựa vào trí nhớ của mình để lưu lại một đoạn ngắn sau cùng của
sản phẩm tín hiệu âm thanh. Sản phẩm tín hiệu âm thanh có tính tuyến
tính; tức là, những mẩu âm thanh cứ liên tục thay nhau xảy ra theo
trình tự kế tiếp của thời gian.
Vấn đề thứ hai là vấn đề tốc độ truyền các tín hiệu âm thanh.
Việc truyền và nhận các thông báo nói bằng âm thanh phải được thực
hiện theo một trình tự chặt chẽ và một tốc độ tương đối cao. Nếu như
giảm tốc độ một cách quá mức trong quá trình truyền thông báo thì
người nghe không có khả năng bao quát toàn bộ cấu trúc của nó. Khi
người nói đi đến phần cuối của phát ngôn thì người nghe rất dễ đã
quên mất phần đầu của phát ngôn đó rồi. Tốc độ truyền nhanh đem lại
hậu quả khác trong việc học ngoại ngữ là người nghe không kịp “sắp
xếp” để hiểu các sản phẩm ký hiệu âm thanh, vừa mới nhận được thì
nó đã vội vàng biến mất, nghĩa là, không kịp phân định và tri nhận ý
nghĩa của phát ngôn đó.
Vấn đề thứ ba là, khoảng cách giữa những người đối thoại. Điều
này phụ thuộc vào tiếng ồn nhiều hay ít. Nếu không dùng các phương
8


tiện kỹ thuật để kích to âm thanh của người nói thì cần phải có khoảng
cách gần cần thiết về không gian giữa người nói và người nghe. Khi có
nhiễu - những tiếng ồn từ bên ngoài với mức độ cao thì khoảng cách
giữa những người giao tiếp càng phải gần hơn. Khoảng cách giao tiếp,
theo một số nhà khoa học, là không nên xa hơn một mét, tuy nhiên
trong các trường hợp thuận lợi có thể đến hàng chục mét.
Vấn đề thứ tư là tích luỹ hay bảo tồn những âm thanh giao tiếp. Do
tính không ổn định của giao tiếp cho nên việc bảo tồn, tích lũy thông

tin, phổ cập thông tin đến các thành viên của tập thể ngôn ngữ và việc
để lại thông tin từ thế hệ này sang thế hệ sau gặp nhiều khó khăn.
Một số vấn đề được nêu ra ở trên của giao tiếp bằng âm thanh
được xem như là những hạn chế và nhược điểm của nó. Trong số
nhược điểm cần phải kể thêm là khối lượng thông tin do cơ quan thích
giác nhận được trong mỗi giây đồng hồ là rất nhỏ.
Các phương tiện liên lạc hiện đại được sáng tạo ra trong mấy
chục năm trở lại đây đã cho phép vượt qua những hạn chế ấy ở một
mức độ nhất định và trong những hoàn cảnh nhất định bằng cách ứng
dụng các hệ thống tự động, mã hoá lại các tín hiệu âm thanh thành tín
hiệu khác, ổn định và thuận lợi hơn để phổ cập. Chẳng hạn, sự không
ổn định của sản phẩm ký hiệu âm thanh có thể vượt qua được một
phần nhờ vào các thiết bị ghi âm và giới hạn phổ cập của nó được mở
rộng rất nhiều nhờ vào sự liên lạc bằng kỹ thuật điện, điện thoại và
hiện nay là kỹ thuật số. Các phương tiện kỹ thuật đã mở rộng khả
năng giao tiếp bằng âm thanh rất nhiều trong hiện tại và tương lai, tuy
nhiên, hiện nay còn có những trở ngại chưa loại trừ hết được những
hạn chế của nó.
Giao tiếp bằng âm thanh ở dạng nói trực tiếp đã trải qua hàng
nghìn năm nay. Và nó là phương tiện trao đổi thông tin duy nhất giữa
người và người. Nhưng khi mà sản xuất bắt đầu phát triển nhanh và
giao tiếp bằng âm thanh thực sự không tương xứng với nhu cầu giao
tiếp ngày càng lớn của con người, giao tiếp trở thành vấn đề thời sự
thì một hình thức giao tiếp mới xuất hiện - giao tiếp viết, là loại giao
tiếp cho phép khắc phục những nhược điểm của giao tiếp bằng lời nói.
Mặc dầu vậy, giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh có một loạt các ưu
điểm mà ta cần chú ý:
9



1. Đối với giao tiếp nói trực tiếp thì không cần một thứ trang bị
nhân tạo nào - nó tồn tại một cách tự nhiên bằng các bộ máy giao tiếp
có sẵn trong cơ thể con người.
2. Chính vì nguyên nhân đó và cũng do tốc độ của việc truyền
miệng cao hơn nhiều so với truyền viết, cho nên chỉ có giao tiếp bằng
âm thanh mới có thể đáp ứng được sự phản xạ bằng lời đối với những
hoàn cảnh luôn thay đổi của cuộc sống và giúp cho các cuộc thoại được thực hiện nhanh chóng và thoải mái.
3. Các thông báo bằng ngôn ngữ nói bao giờ cũng hàm chứa
nhiều thông tin mỹ cảm và thông tin ngoại ngôn hơn là các ký hiệu
viết. Điều đó là do tính có trước của ngôn ngữ nói ở khía cạnh cội
nguồn. Đứa trẻ học ngôn ngữ âm thanh “từ sữa mẹ” và đã quen với độ
hàm súc tình cảm của nó, mà ở giai đoạn đầu của sự phát triển của con
người, nó còn vượt cả nội dung ngữ nghĩa của thông báo. Điều đó còn
được tăng cường hơn nhiều nhờ vào tính biến thể của ngữ điệu, cho
phép truyền đạt một tập hợp không giới hạn các cung điệu tình cảm tình thái của thông tin ngữ nghĩa.
Lẽ dĩ nhiên, ngôn ngữ nói là công cụ chủ yếu và duy nhất của đứa
trẻ trong giao tiếp đối với người lớn trong mấy năm liền khi bắt đầu
hình thành cá tính của đứa trẻ, và do đó nó mang nhiều thông tin ngoại
ngôn hơn là thứ ngôn ngữ viết ít nhiều phi “cá tính” và chỉ có trong
văn học mới phản ánh cá tính của người truyền.
4. Còn một điều quan trọng nữa là tư duy của con người sử dụng
một cách tự nhiên những hình tượng của các tín hiệu ngôn ngữ nói hơn
là của ngôn ngữ viết. Điều này lại cũng chỉ có thể giải thích được bằng
sự có trước của ngôn ngữ nói trong sự phát triển tư duy của đứa trẻ.
Những đặc điểm vừa kể trên đây của giao tiếp bằng âm thanh và
viết xảy ra từ sự khác nhau cơ bản của hình thức vật lý của các tín
hiệu sử dụng, và do đó đã xác định “sự phân công lao động” giữa các
thể loại của giao tiếp ngôn ngữ rất đặc trưng cho các tập thể ngôn ngữ
hiện đại.
Ngôn ngữ âm thanh rất thuận tiện cho việc phục vụ các tình

huống thay đổi nhanh của cuộc sống, trong việc biểu hiện tình cảm và
tiếp nhận thông tin ngoại ngôn, nó thống lĩnh trong môi trường các
10


quan hệ gia đình - sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ. Nó được sử dụng
chủ yếu cho các nhu cầu của giao tiếp ngôn ngữ có định hướng.
Ngôn ngữ viết làm nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tri thức và xã
hội của con người, phổ biến thông tin hàng ngày và các sáng tạo văn học.
Nói cách khác, nó phục vụ chủ yếu cho giao tiếp phi định hướng.
Sự phân công chức năng này giữa giao tiếp bằng âm thanh và
bằng ký tự không hoàn toàn tuyệt đối. Một mặt, các phát kiến và liên
lạc vô tuyến điện cho phép sử dụng rộng rãi ngôn ngữ nói vào việc
định hướng trong tất cả ba loại thông tin chủ yếu (thông tin sự kiện, tri
thức, thẩm mỹ). Ngoài ra, giao tiếp nói trực tiếp (không dùng phương
tiện kỹ thuật) từ lâu được ứng dụng trong lĩnh vực giảng dạy và thông
báo khoa học (các báo cáo và phát biểu khoa học, cũng như trong đời
sống chính trị).
Một mặt khác, ngôn ngữ viết được ứng dụng trong môi trường
gia đình - sinh hoạt (thư từ) trong những trường hợp, vì lý do gì đó
không tiện dùng giao tiếp nói (có người ngoài) hoặc không thực hiện
được (ở xa mà không có điện thoại).
Và mặc dù có một sự trùng lặp nào đó về chức năng, sự “phân
công” giữa các hình thức nói và viết của giao tiếp ngôn ngữ có tính
chất cơ bản và lâu dài.
Sự thống lĩnh của ngôn ngữ nói trong dòng định hướng và ngôn
ngữ viết trong dòng không định hướng trong giao tiếp đã dẫn đến sự
khác nhau trong việc phân bổ vai trò của người truyền và người nhận
giữa các thành viên của tập thể ngôn ngữ tham gia vào hai hình thức
giao tiếp nói trên. Trong giao tiếp bằng âm thanh, mỗi cá nhân lần lượt

giữ vai trò của người truyền và người nhận. Trong giao tiếp viết khả
năng nhận của con người cao hơn khả năng sản sinh, vì sự sản sinh ra
các thông báo viết hiện nay là công việc của một phần nhỏ của các
thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ.
Giao tiếp bằng âm thanh và giao tiếp bằng ký tự có quan hệ tương
hỗ với nhau.
Một số vấn đề khá thời sự của ngôn ngữ học và phương pháp dạy
ngoại ngữ chưa được nghiên cứu đầy đủ là vấn đề tác dụng tương hỗ
giữa các ngôn ngữ âm thanh và chữ viết trong giao tiếp. Bổ sung vào
lỗ hổng đó, chúng tôi đã khảo sát mối quan hệ này trong một chuyên
khảo khác.
11


Vài mươi năm gần đây, có một quan niệm khá rộng rãi cho rằng,
ngôn ngữ viết chỉ đóng vai trò phụ như một mã thứ yếu (và không
hoàn chỉnh) của ngôn ngữ âm thanh, do đó, trong các hành động giao
tiếp bằng ký tự nhất định phải có sự chuyển mã từ các ký hiệu âm
thanh ra ký hiệu chữ viết (ở đầu truyền) và từ ký hiệu chữ viết ra ký
hiệu âm thanh (đầu nhận). Từ quan niệm ấy, người ta đi xa hơn đến
những kết luận rằng đối tượng chân chính của ngôn ngữ học dạy tiếng
là nắm cho được các thói quen của ngôn ngữ nói.
Cũng cần nói rằng hệ thống quan niệm này hoàn toàn ngược lại
với quan điểm trước đây. Sự xuất hiện hai quan niệm ngược nhau này
không có gì là khó hiểu. Quan niệm cho rằng ngôn ngữ viết là thống
soái, là kết quả của sự phát triển ngôn ngữ khoa học, xuất hiện từ đầu
thế kỷ 19 ở dạng mô tả so sánh các ngôn ngữ viết cổ đại (La tinh, cổ
Hy Lạp, Xanerit, Cốt v.v.), mà về các tương liên âm thanh của chúng
chỉ dựa vào những giả thuyết ít nhiều gắn với sự thật. Các nhà ngôn
ngữ cho rằng ngôn ngữ nói hiện đại là “con đẻ” của các ngôn ngữ cổ

đại mà những dấu vết còn lại là các tác phẩm bằng chữ viết. Còn đối
tượng của phương pháp dạy ngoại ngữ trong mấy thế kỷ liền là ngôn
ngữ La tinh viết và sau nó là ngôn ngữ Hy Lạp cổ. Nếu như trong khi
học, người ta cố gắng học nói bằng các ngôn ngữ chết ấy thì đó chỉ là
công việc mang tính chất thứ yếu và điểm xuất phát vẫn là ngôn ngữ
viết được mã hoá thành thông báo âm thanh. Và sức mạnh của truyền
thống lớn đến nỗi, sau đó, khi người ta bắt đầu tổ chức dạy các ngôn
ngữ sống (sinh ngữ) thì đối tượng chính ở đây lại cũng chỉ là ngôn
ngữ viết. Truyền thống này vẫn thể hiện ở chỗ các cố gắng dạy ngôn
ngữ nói vẫn dựa vào các bài viết lấy từ sách, báo, tiểu thuyết, ngay cả
những giáo trình dạy tiếng mới mẻ nhất hiện nay cũng làm như vậy.
Về sau này, tuy hơi muộn màng nhưng các nhà ngôn ngữ, đã
nghiên cứu và mô tả cơ chế của giao tiếp ngôn ngữ âm thanh một cách
nghiêm túc. Dĩ nhiên, đối tượng chủ yếu của việc nghiên cứu bây giờ
là ngôn ngữ âm thanh, là thứ ngôn ngữ có “uy tín” cao hơn so với
ngôn ngữ viết không phải chỉ trên khía cạnh nguồn gốc ngữ văn (ngôn
ngữ âm thanh đã tồn tại hàng trăm nghìn năm, còn chữ viết thì mới chỉ
xuất hiện hai ba nghìn năm nay trên cơ sở của ngôn ngữ nói, còn việc
phổ cập rộng rãi của ngôn ngữ viết chỉ mới có trong thời đại của
chúng ta) mà cả trên khía cạnh nguồn gốc phát sinh và tiến hoá (mỗi
12


chúng ta đã học nói tiếng mẹ đẻ từ khi còn thơ ấu, còn ngôn ngữ viết
thì chậm hơn và trên cơ sở ngôn ngữ nói”). Sự tập trung chú ý vào
ngôn ngữ nói của các nhà ngôn ngữ cũng còn nhờ vào những thành
tựu của ngữ âm học, là một ngành đầu tiên của ngôn ngữ học đã mô tả
được các quy luật cấu trúc có ý nghĩa bậc nhất trong giao tiếp.
Sự chuyển hướng nghiên cứu của ngành Ngôn ngữ học vào ngôn
ngữ âm thanh được phản ánh ngay vào phương pháp dạy ngoại ngữ,

nhất là trong những năm gần đây. Tuy vậy, sự tăng cường nghiên cứu
ngôn ngữ nói còn có những nguyên nhân của nó: Sự phát triển như vũ
bão của các phương tiện truyền thông, các biến chuyển trong đời sống
kinh tế và xã hội đã làm tăng nhu cầu giao tiếp viết và cả nói lên rất
nhiều. Sự xuất hiện phương pháp “trực tiếp” là phản ứng gay gắt nhất
đối với sự thống lĩnh lâu dài của ngôn ngữ viết trong trường học, là sự
“xem thường” giao tiếp bằng viết ở dạng cực đoan mặc dù không thể
xem nhẹ vai trò to lớn của nó (ngôn ngữ viết) trong xã hội hiện đại.
Các nhà nghiên cứu phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trên thế giới đã
cho rằng, sự học tập “mã thứ yếu” sẽ đạt được rất dễ dàng, nếu như
“mã chủ yếu” được nắm chắc.
Cũng nên lưu ý rằng, những người nói ngôn ngữ bình thường lại
giữ một quan niệm trung gian giữa giao tiếp nói và viết. Do chỗ có sự
tương ứng giữa hệ thống ký hiệu của âm thanh và ký tự. Họ xem hai
hệ thống này chỉ “là một và chỉ một".
Sự tồn tại của những quan niệm mâu thuẫn nhau về sự tác động
tương hỗ của giao tiếp nói và viết đòi hỏi chúng ta phải trở lại vấn đề này.
Chúng ta có đầy đủ các dẫn liệu để nói lên “tính độc lập” của hai
hình thức giao tiếp này mặc dù vẫn công nhận những mối liên hệ chặt
chẽ và tác dụng tương hỗ giữa chúng. Tính độc lập của ngôn ngữ nói
rất rõ ràng: Trong hàng chục ngàn năm nay, ngôn ngữ nói là phương
tiện trao đổi thông tin duy nhất và đồng thời là công cụ hình thành và
hoạt động của tư duy. Kinh nghiệm cho thấy rằng có thể hoàn toàn
nắm vững ngôn ngữ nói mà không cần biết đến chữ viết, tức là “mù
chữ” theo cách hiểu thông thường, hàng vạn người mù chữ thuộc các
thế hệ trước cách mạng tháng Tám vẫn tiến hành giao tiếp thông
thường mà không hề biết phương tiện giao tiếp bằng các ký tự.
13



Còn tính độc lập của ngôn ngữ viết thì khó thấy hơn nhưng có thể
chứng minh và bác bỏ lý luận về vai trò “mã thứ hai” của nó. Những
bằng chứng của luận điểm này như sau:
Không thiếu dẫn chứng để chứng minh rằng một người hoàn toàn
không thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ nói nhưng có thể đọc và viết
tiếng nước ngoài khá trôi chảy. Như thế, bất cứ một cá nhân nào cũng
có thể nắm được việc đọc và viết tiếng nước ngoài mà hoàn toàn
không cần biết đến hình thức âm thanh của nó. Điều này là không bình
thường đối với tiếng mẹ đẻ nhưng lại rất bình thường khi học tiếng
nước ngoài bằng các phương pháp truyền thống cũng như khi tự học
ngoại ngữ bằng sách thông qua đọc.
Những người đọc được sách bằng tiếng nước ngoài nhưng không
nói và hiểu được nó là chuyện thường tình. Rất nhiều người lúc đầu
học viết rồi sau đó mới học nói tiếng nước ngoài. Và trong khi làm
như vậy thì khả năng viết lại không liên hệ gì với khả năng nói cả.
Chẳng hạn tốc độ đọc nhẩm và chất lượng phát âm hoàn toàn không
tương ứng với nhau - chẳng hạn sinh viên nước ngoài đọc tiếng Việt
và hiểu nó không mấy khó khăn nhưng khi họ nghe và viết bằng tiếng
Việt thì sự nhầm dấu là hiện tượng rất phổ biến. Sự tương ứng tương
đối giữa âm thanh và các ký tự trong tiếng Việt là một điều dễ thấy.
Nhưng những sai lạc về nghe chính tả và viết lại của sinh viên thì vấn
đề dấu trở thành vấn đề mà sinh viên nào cũng kêu là khó khăn.
Nhưng khi họ đọc hiểu một văn bản thì lại không có mấy khó khăn.
Từ kết quả những điều vừa trình bày ta có thể rút ra những kết
luận bổ ích sau đây cho phương pháp dạy ngôn ngữ.
Các loại hình viết và nói của giao tiếp ngôn ngữ là độc lập với
nhau, mặc dù chúng có mức độ tương ứng nhất định, cho phép chuyển
từ hệ thống trao đổi thông tin này sang hệ thống thông tin kia.
Vì mỗi cá nhân có thể tạo ra ngôn ngữ viết của mình cho nên giao
tiếp viết bắt đầu cuộc sống độc lập được nảy mầm từ giao tiếp nói. Nó

là loại giao tế có trước giao tiếp viết về mặt xã hội và trong đại đa số
các trường hợp cả về mặt cá nhân cũng như vậy.
Vấn đề về trọng lượng của giao tiếp ngôn ngữ nói và viết và tác
dụng tương hỗ giữa chúng trong quá trình dạy ngôn ngữ phải được
giải quyết không phải với một khuôn đúc cho sẵn về vai trò tuyệt đối
14


của loại hình giao tiếp này hay nọ mà phải xuất phát từ những nhiệm
vụ giao tiếp và dạy ngoại ngữ cụ thể cũng như từ các điều kiện dạy
học cụ thể.
Khi dạy ngôn ngữ nói và viết cần phải lưu ý đầy đủ đến đặc thù của
hai hình thức trao đổi thông tin này, mối quan hệ và tác dụng giữa chúng.
Trên cơ sở những nhận thức có tính lý luận như trên, phần này sẽ
giải quyết vấn đế cơ bản: Nội dung và phương pháp giảng dạy các đơn
vị âm thanh tiếng Việt.
1.2. Nội dung cơ bản trong giảng dạy ngôn ngữ âm thanh
Âm thanh ngôn ngữ gồm những thành tố nào?
Trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, công việc đầu
tiên cần tiến hành là giảng dạy phát âm. Vậy thì, những đặc điểm nào là
đặc điểm cơ bản của việc giảng dạy ngôn ngữ âm thanh nói chung và
giảng dạy phát âm nói riêng. Dưới đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này.
Để nghiên cứu bất kỳ một vật thể nào đó và xem nó hoạt động
như thế nào thì việc phân tích vật thể đó thành những bộ phận khác
nhau, tức là trả lời câu hỏi nó gồm những những thành tố nào, là một
việc luôn luôn hữu dụng. Sơ đồ dưới đây chỉ ra những thành tố chính
của âm thanh ngôn ngữ mà hầu như ngôn ngữ nào cũng có1.

1


Thanh điệu là đặc trưng của một số ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Trung Quốc,
một số ngôn ngữ vùng Đông Nam Á…

15


Các âm vị (đơn vị đoạn tính)
Có nhiều cách định nghĩa về âm vị, nhưng có một định nghĩa
đáng chú ý cho rằng “âm vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống biểu đạt
thành tiếng của một ngôn ngữ được quan niệm như một tổng thể các
nét khu biệt được thể hiện đồng thời”.1
Âm vị là phân đoạn nhỏ nhất của âm thanh dùng để cấu tạo nên sự
phân biệt giữa các cách phát âm. Mặc dù có những khác biệt nhỏ trong
những âm đặc biệt có tính cá nhân nhưng chúng ta có thể vẫn miêu tả
được mỗi âm được sinh ra như thế nào. Khi xem về mặt ý nghĩa, chúng ta
thấy việc sử dụng một âm này thay thế cho một âm khác có thể làm thay
đổi ý nghĩa của từ. Ví dụ, từ “khóc” trong tiếng Việt, nếu thay đổi âm vị
ở giữa bằng âm vị |a| thì chúng ta có một từ hoàn toàn khác: “khóc” khác
với “khác”.
Nếu người ta phát âm “kh” trong tiếng Việt có một sự khác biệt
chút ít thì từ vẫn không thay đổi và chúng ta vẫn hiểu được rằng
chúng chỉ ý nghĩa của cùng một vật. Để tạo ra một sự tương ứng,
những sự nhận thức có tính cá nhân có thể thay đổi về mặt lý thuyết
(có nghĩa là khái niệm "xanh" của bạn có thể không đồng nhất hoàn
toàn đối với tôi), nhưng chúng ta đều hiểu rằng chúng ta nghĩ giống
nhau về cùng một sự vật, hiện tượng hay quá trình. Chúng ta đều cùng
thấy ánh sáng đèn mầu xanh và hiểu ý nghĩa của chúng và phân biệt
được nó khác với ánh sáng đèn màu đỏ như thế nào.
Các âm thanh có thể là vô thanh; có thể là hữu thanh. Các âm
thanh hữu thanh xảy ra khi mà dây thanh trong thanh quản bị rung lên.

Có thể biết một âm nào đó là vô thanh hay hữu thanh bằng việc đặt
một hoặc hai ngón tay vào yết hầu. Nếu đang sản sinh ra một âm
thanh hữu thanh thì chúng ta sẽ cảm thấy một sự chuyển động. Nếu
đang sản sinh ra một âm vô thanh thì chúng ta sẽ không thấy "quả yết
hầu" chuyển động. Thí dụ, sự khác biệt giữa /f/ và /v/ có thể được cảm
nhận bằng sự khác biệt khi đặt răng hàm trên vào vào môi của hàm
dưới rồi thở ra một dòng liên tục. Làm như thế chúng ta đã sản sinh ra
/f/. Sau đó, thêm thanh vào để tạo ra âm /v/. Có nghĩa là làm cho “quả
táo Adam” của chúng ta rung động.
1

Đoàn Thiện Thuật (1977 tr.49), Ngữ âm tiếng Việt, NXB. ĐHVTHCN.

16


Một bộ âm vị gồm có hai loại: Những âm thanh nguyên âm và
những âm thanh phụ âm. Tuy nhiên, hai bộ âm vị này không phù hợp
một cách hoàn toàn với những nguyên âm và phụ âm mà chúng ta
quen dùng trong bảng chứ cái A,B,C. Tất cả những nguyên âm (âm
thanh của nguyên âm) đều là hữu thanh, và có thể là nguyên âm đơn
(giống như /a/ trong /ta/ của tiếng Việt và /et/ trong /let/ của tiếng
Anh; hoặc là một sự liên kết bao hàm sự chuyển động từ âm thanh của
một nguyên âm đối với một nguyên âm khác, như “iê” trong từ “liên”
của tiếng Việt hoặc /ei/ như trong từ “late” của tiếng Anh. Sự liên kết
như thế tạo ra nguyên âm đôi (diphthong). Một thuật ngữ nữa còn
được sử dụng là nguyên âm ba (triphthongs), nó được miêu tả như sự
liên kết của ba nguyên âm (giống như /auƏ./ trong “our” hoặc
“power” trong tiếng Anh. Nguyên âm có thể là ngắn (như /i/, như
trong “hit” hoặc, /i:/ trong “heat” trong tiếng Anh.Người ta thường

dùng ký hiệu /:/ để đámh dấu một âm dài.
Các âm thanh phụ âm có thể là hữu thanh và có thể là vô thanh.
Đặc trưng của các đơn vị siêu đoạn tính
Âm vị là đơn vị âm thanh mà chúng ta có thể phân tích hay chiết
đoạn ra được. Chúng được biết như là những đoạn âm, còn những đặc
trưng siêu đoạn tính, như tên gọi thường được sử dụng của nó có những
đặc trưng mà trong đó áp dụng cho một nhóm các âm đoạn, hoặc âm vị.
Những đặc trưng quan trọng đó là đặc trưng của những đơn vị siêu
đoạn, đó là trọng âm và ngữ điệu, và chúng ta cần tìm hiểu xem những
âm thanh thay đổi như thế nào trong một lời nói được nối kết.
Thông thường, trong một số ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Anh,
các từ có hơn một âm tiết. Và do đó, cần phải tính tới việc phát âm các
trọng âm từ. Trong việc giảng dạy các từ rời, theo đó, điều quan trọng
là người ta phải dạy trọng âm từ cho người học. Thông thường, một
âm tiết trong một từ nổi hơn so với một âm tiết khác, chẳng hạn như
“Paper”, hoặc “Bottle”. Những trọng âm này của từ thường được xác
định trong từ điển. Do vậy, vấn đề đặt ra là, trong tiếng Việt có trọng
âm từ hay không? Vấn đề này sẽ được đề cập trong các phần sau của
chuyên khảo.
Với việc hướng đến nghiên cứu các phát ngôn, chúng ta cần phân
tích và dạy ngữ điệu, cũng như trọng âm câu, mặc dầu những đơn vị
17


này có thể khá khó khăn để nhận diện và miêu tả chúng theo thời gian.
Trọng âm tạo ra nhịp lời nói. Một hoặc nhiều từ trong mỗi phát ngôn
được lựa chọn bởi người nói như là có giá trị nhấn mạnh và như thế,
tạo ra một hoặc hơn một điểm nổi bật đối với người nghe. Một mặt
khác, ngữ điệu là cách mà trong đó giọng nói lên cao và xuống thấp
trong một dòng âm thanh của một phát ngôn nào đó. (Khi thảo luận về

lời nói, thuật ngữ phát ngôn hoặc câu nói được sử dụng tốt hơn là khái
niệm câu, khi nó biểu thị một ngữ đoạn bao gồm cả những câu không
hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và có những cách khác nhau để nói về
cùng một câu).
Trọng âm của phát ngôn và những mô hình ngữ điệu thường được
liên kết lại để biểu thị ý nghĩa trong giao tiếp. Ví dụ trong phát ngôn:
[1] Bạn sống ở đâu? Thì ngữ điệu của phát ngôn sẽ được biểu thị
như dưới đây:
[1]

Bạn sống ở đâu?
Nghĩa là, ở phần cuối của phát ngôn tiếng Việt sẽ được phát âm
cao hơn so với phần đầu. Cường độ của tiếng nói sẽ cao dần lên và
đỉnh của nó là từ “đâu”.
Nhưng điều này đối với tiếng Anh lại không hẳn như vậy. Trong
phát ngôn “Where do you live?” [2] được bắt đầu từ cao và xuống
thấp ở đoạn cuối.
[2]

Where do you live?
Nhưng ở trường hợp câu hỏi lại lần thứ hai [3] thì tình hình cũng
sẽ khác:
[3]
(-Anh vừa nói gì?)
___ ____ __ ___
- (Tôi vừa nói:) Anh sống ở đâu.

18



Mỗi từ trong ngữ đoạn “anh sống ở đâu” của ví dụ [3] được phát
âm hoàn toàn ngang nhau.
Những phát ngôn trong ví dụ [4] dưới đây thể hiện trọng âm có
thể có vai trò trong việc tạo sắc thái nghĩa (những chữ cái viết hoa
biểu thị trọng âm):
[4]

Câu trả lời

Câu hỏi

Cho tôi một ly nước CAM

Anh uống gì ?

Cho tôi một LY nước cam

Anh uống ly hay uống hộp?

Cho tôi một ly NƯỚC cam

Anh muốn mua cam quả hay cam vắt?

Đặc trưng sinh lý của phát âm
Các giảng viên cũng cần xem xét các âm thanh mà con người sử
dụng một cách linh hoạt. Việc nghiên cứu đặc trưng sinh lý của việc
phát âm cho phép chúng ta sử dụng được những âm đó. Tất cả chúng
ta đều sử dụng cùng một bộ phận để sản sinh ra những âm thanh quen
dùng. Một bộ các âm thanh mà chúng ta thụ đắc được, có thể khác
nhau; một đứa trẻ trong môi trường nói tiếng Việt sẽ phát triển âm vị

tiếng Việt; một đứa trẻ sinh ra trong môi trường nói tiếng Anh sẽ phát
triển các âm vị của tiếng Anh, một đứa trẻ nói tiếng Pháp sẽ phát triển
một bộ âm vị khác. Chúng ta cũng có thể học được những giọng khác
nhau theo những cách khác nhau: Một đứa trẻ nói tiếng Anh sẽ học sử
dụng những mẫu trọng âm và những mẫu ngữ điệu phù hợp còn một
đứa trẻ nói tiếng Việt sẽ học cách sử dụng các thanh điệu để tạo ra
những ý nghĩa khác nhau với cùng một bộ âm thanh.
Đối với một nội dung cơ bản về âm thanh ngôn ngữ, chúng ta sẽ
học cách sử dụng các bộ phận cấu âm theo những cách thức mới để
sản sinh ra những âm thanh của ngôn ngữ đích - một ngoại ngữ mà
tạm quên đi những âm thanh của ngôn ngữ riêng của chúng ta - ngôn
ngữ mẹ đẻ, không phù hợp với ngoại ngữ đó. Nhưng dường như, sau
thời trẻ con thì khả năng tiếp nhận và sử dụng một bộ âm thanh không
quen thuộc bị hạn chế một cách đáng kể.
19


Con người có những cơ quan giúp ta phát âm ra các âm thanh
ngôn ngữ nói chung. Trong thanh quản của người có hai cái vành co
giãn (có thể đàn hồi). Khi thở thông thường cũng như trong khi sản
sinh ra những âm thanh vô thanh thì dây thanh mở. Khi cái gờ của dây
thanh đóng lại thì luồng khí đi qua giữa chúng làm cho chúng rung lên
tạo ra sự rung. Cường độ của âm thanh đó hoặc cao hoặc thấp được
kiểm soát bởi các cơ.
Người ta thường sử dụng các môi, lưỡi, răng ngạc cứng và ngạc
mềm, hàm răng để tạo âm thanh. Khoang mũi tạo ra những âm thanh cơ
bản và sự chuyển động của khoang miệng thấp hơn cũng đóng vai trò
quan trọng. Các âm được phát ra khi dòng không khí được cản, được
phát triển hoặc được định hướng. Chúng ta sẽ xem xét một số đặc điểm
sinh học của các nguyên âm và các phụ âm tại các phần dưới đây.

Cách phát âm các âm vị
Cách phát âm các nguyên âm
Các nguyên âm được sinh ra khi dòng không khí được phát thành
âm qua sự chuyển động của các dây thanh trong thanh quản và sau đó
được định âm bằng việc sử dụng lưỡi và sử dụng môi để xác định hình
dáng toàn bộ của miệng. Hãy so sánh một số âm vị nguyên âm trong
hai sơ đồ nguyên âm trong tiếng Việt và tiếng Anh dưới đây:
Âm vị nguyên âm tiếng Việt gồm những đơn vị dưới đây:

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt2

Trong tiếng Anh có các loại nguyên âm:
1. Nguyên âm đơn (Đơn âm)
2

Ngôn ngữ.net

20


Việc phân loại nguyên âm đơn dựa trên bốn khía cạnh chính là:
[1] Độ cao của lưỡi - theo chiều đứng của lưỡi (các nguyên âm
cao, còn gọi là nguyên âm khép; các nguyên âm thấp, còn gọi là
nguyên âm mở; nguyên âm trung - vừa khép vừa mở)
[2] Độ hướng về trước hay lùi về sau của lưỡi - theo chiều ngang
của phần cao nhất của lưỡi.
[3] Độ tròn môi - môi tròn (hình chữ O) hoặc căng (không tròn)
khi phát âm.
[4] Độ căng của các cơ quan cấu âm - liên quan đến độ căng cơ
quanh miệng khi phát các nguyên âm. Căng và lơi được sử dụng để

mô tả mức độ căng cơ.
Theo độ cao của lưỡi và độ hướng về trước hay lùi về sau của
lưỡi, các nguyên âm tiếng Anh được mô tả như sau:
Nguyên âm
trước

Nguyên âm

Nguyên âm sau

giữa (thân lưỡi

(thân lưỡi được kéo về sau)

nằm ở giữa)
Nguyên âm

/iː/ see

/uː/ boot

cao/mở (thân

/ɪ/ sit

/ʊ/ cook

lưỡi được nâng
lên)
Nguyên âm


/e/ bell

/ɜː/ bird

/ɔː/ bought

/æ/ bat

/ə/ about

/ɑː/ father

/ʌ/ under

/ɒ/ sock

giữa (Thân lưỡi
nằm ở giữa)
Nguyên âm
thấp/khép
(thân lưỡi nằm
bên dưới)

Theo vị trí môi:
Các nguyên âm trước và giữa luôn không tròn môi.
Các nguyên âm sau /uː/, /ʊ/, /ɔː/ thì tròn môi (/ɑː/ và /ɒ/ không
tròn môi).
21



Theo độ căng lơi của cơ:
Nguyên âm căng (được tạo do cơ căng nhiều): /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/,
/ɑː/. Độ dài nguyên âm căng có thể thay đổi và thường dài hơn nguyên
âm lơi.
Nguyên âm giãn (được tạo do cơ căng ít): /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/,
/ə/. Nguyên âm lơi thì luôn luôn ngắn.
2. Nguyên âm đôi (nguyên âm lướt): âm bắt đầu từ một nguyên
âm đơn và chuyển sang một nguyên âm đơn khác, bao gồm:
/ɪə/, /əʊ/, /eə/, /eɪ/, /ɔɪ/, /aɪ/, /əʊ/ & /aʊ/”3
Hai bảng sơ đồ này là sự thể hiện của "không gian nguyên âm" ở
phần trung tâm của miệng mà ở đó các âm nguyên âm được phát âm.
Nghiên cứu âm vị nguyên âm cần chú ý một số thuật ngữ "đóng"
"hơi mở" và “mở” biểu thị cho khoảng cách giữa lưỡi và vòm miệng;
“hàng trước” “hàng giữa” “ hàng sau”… biểu thị vị trí cho một phần
của lưỡi; Vị trí của mỗi một âm vị thể hiện bằng độ cao của lưỡi và
cũng như một phần của lưỡi được nâng lên.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt: Nguyên âm /i/ có đặc trưng cấu âm:
đóng, dòng trước, không tròn môi. Nguyên âm / / là nguyên âm đóng,
dòng giữa không tròn môi. Nguyên âm /u/ là nguyên âm đóng, dòng
sau, tròn môi. Nguyên âm /e/ là nguyên âm có độ mở trung bình, dòng
trước, không tròn môi. Nguyên âm / / là nguyên dòng giữa, không
tròn môi, độ mở trung bình rộng hơn / / hẹp hơn /a/. Nguyên âm /ε/
là nguyên âm mở, dòng trước, không tròn môi. Nguyên âm /a/ là
nguyên mở, dòng giữa, không trong môi. Nguyên âm / / là nguyên âm
mở, dòng trước, tròn môi.
Trong tiếng Anh thì nguyên âm /i:/ trong “bead”” là nguyên âm đóng
hàng trước được sản sinh khi mặt trước của lưỡi là bộ phận cao nhất, và
gần với vòm miệng. Nguyên âm /æ/ “hat” là nguyên âm mở hàng trước
được sản sinh khi gốc của lưỡi ở phần cao nhất nhưng bản thân lưỡi ở vị trí

thấp trong khoang miệng. Nguyên âm / Ŋ /- “dog” là nguyên âm mở dòng
sau được sản sinh khi gốc của lưỡi ở vị trị cao nhất, nhưng bản thân lưỡi ở
vị trí thấp trong khoang miệng. Nguyên âm /u:/ -“foot” là một nguyên âm
3

/>
22


đóng dòng sau, được sản sinh khi phần sau của lưỡi ở phần cao nhất,
nó gần với mái của vòm miệng.
Phát âm các phụ âm
Phụ âm có thể là hữu thanh có thể là vô thanh. Trong tiếng Việt,
cách phát âm của phụ âm /p/ và phụ âm /b/ giống nhau. Chúng thuộc
nhóm phụ âm môi. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ luồng hơi sản sinh ra
/p/ thì lớn hơn so với luồng hơi sản sinh ra /b/. Chính vì vậy, thuật ngữ
mạnh (fortis), và yếu (weak) đôi khi được sử dụng là vì lý do như vậy.
Điều này có thể chứng minh bằng việc đặt một miếng giấy nhỏ, và tạo
ra hai âm này, tờ giấy sẽ rung mạnh đối với /p/ và khó chuyển động
đối với /b/.
Trong tiếng Anh, cách phát âm của /p/ và /b/ cũng rất giống nhau
và chỉ khác nhau ở chỗ /p/ thì vô thanh và /b/ thì hữu thanh.
Đối với cách thức phát âm, đường đi của âm hữu thanh có thể là
hoàn toàn bị đóng lại để cho không khí không thể đi qua; hoặc có thể
nhờ sự khép lại của môi, lưỡi, hoặc thanh quản. Việc nghe âm thanh
tạo bởi luồng không khí đi qua là hoàn toàn có thể. Hoặc như trong
trường hợp các âm mũi, luồng không khí bị làm chệch đi để chuyển
vào khoang mũi.
Cách phát âm
Bật hơi (nổ)

(plosive)

Có một sự đóng kín hoàn toàn được tạo ra ở một số
chỗ trong bộ máy phát âm và ngạc mềm được nâng
lên. Áp suất luồng hơi đóng phía sau lại và được thả
ra theo kiểu bật hơi, tạo ra các âm /p/ và /b/.

Tắc xát
(affricate)

Có một sự đóng kín hoàn toàn được tạo ra ở một số
chỗ trong khoang miệng; ngạc mềm thì được nâng
lên; áp suất luồng hơi đóng phía sau lại và sau đó
được thả ra một cách chậm chạp hơn so với bật hơi,
tạo ra các phụ âm /ʈ/ và //.

Xát (fricative)

Hai bộ phận cấu âm khép chặt lại với nhau. Vì sự
chuyển động của không khí bị giữ lại nên khi phát ra
hơi có thể nghe thấy tiếng, chẳng hạn như khi tạo
âm /f/ và /v/.
23


Mũi (nasal)

Hai môi khi đóng lại, hoặc lưỡi ép vào ngạc và ngạc
mềm thấp xuống, áp Suất luồng hơi thoát qua mũi
tạo ra các âm /m/, /n/.


Bên (lateral)

Có một sự khép lại không hoàn toàn được tạo bởi
mặt dưới của lưỡi đối với phần lợi. Luồng khí thoát
ra quanh lưỡi.


Về vị trí cấu âm (phát âm), bảng dưới đây tóm tắt những hoạt
động chính của các cách phát âm khác nhau.
Âm môi (bilabial)

Âm môi răng
(labio - dental)
Âm lợi (alveolar)
Âm ngạc lợi
(palatoalveola)
Âm ngạc (palatal)
Âm vòm mềm (velar - âm
của lời nói phát ra bằng
cách đặt phần sau lưỡi vào
hoặc gần vòm mềm)
Âm tắc thanh hầu
(glottal)

Vị trí cấu âm
Âm do hai môi nhấp lại phát ra gọi là âm
môi. Trong trường hợp này, người ta sử
dụng sự chuyển động khép lại của hai môi,
thí dụ /p/, /m/ (tiếng Việt và tiếng Anh).

Sử dụng môi dưới và răng trên ví dụ: /f/;
/v/ (tiếng Việt và tiếng Anh).
Mặt lưỡi đặt sát với lợi, thí dụ /t/, /s/
(tiếng Việt và tiếng Anh).
Mặt trước của lưỡi hoặc đầu lưỡi được
đặt gần sát sau lợi, thí dụ /t∫///.
Mặt của lưỡi được nâng sát vòm miệng
(palate) thí dụ /j/.
Phần sau cña lưỡi được sử dụng gần với
vòm mềm (ngạc mềm), thí dụ /k/ và /ŋ/.

Khe giữa các bộ phận cấu âm được sử
dụng để tạo ra sự cọ xát có thể nghe
được, thí dụ /h/.

Trong tiếng Anh có âm răng được mô tả như sau:
Âm thanh phát ra nhờ chóp lưỡi Sử dụng chóp lưỡi sát với giữa hoặc
sát hoặc chạm vào răng của gần với răng trên, thí dụ /θ/,/ð/.
hàm trên (âm răng - denttal)
24


Ghi âm thanh chữ viết (chuyển mã)
Khi viết tiếng Việt, chúng ta dùng 16 chữ nguyên âm gồm: 13
nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi và 23 âm vị phụ âm.
Trong một số ngôn ngữ, có mối quan hệ một - một giữa chính tả
và phát âm và cũng sẽ có một số ngôn ngữ không có quan hệ một –
một giữa chính tả và phát âm.
Việc thiếu quan hệ một - một giữa cách viết chính tả và phát âm trong
tiếng Việt đặt ra cho người học rất nhiều khó khăn. Những khó khăn mà cá

nhân người học gặp phải là những khó khăn chủ yếu dưới đây:
- Ngôn ngữ thứ nhất (L1) của người học có thể có quan hệ một
đối một giữa âm thanh và chính tả. Khái niệm về mối quan hệ này
trong tiếng Việt là mới đối với họ.
- Ngay cả khi khái niệm như thế không phải là mới đối với người học
thì họ cũng phải làm quen với những quan hệ chính tả - âm thanh mới.
- Có những âm thanh mà việc liên kết các âm thanh đó với chữ
viết trong ngôn ngữ thứ nhất không xảy ra như trong tiếng Việt.
Có thể có những âm thanh và sự liên kết của âm thanh, được sử
dụng trong tiếng Việt nhưng lại không xảy ra trong ngôn ngữ L1 của
sinh viên.
- Tiếng Việt có thể sử dụng mô hình trọng âm và ngữ điệu xa lạ
đối với người học.
- Tiếng Việt là thứ tiếng có thanh điệu. Các âm vị thanh điệu là
một hiện tượng xa lạ đối với người học.
- Hiện tượng âm tiết vừa là tiếng vừa là từ là hiện tượng xa lạ với
người học.
Việc thể hiện các âm vị bằng con chữ đặt ra cho cả giảng viên và
sinh viên phải tìm và luyện tập cách viết các từ và phát ngôn. Điều
này không khẳng định rằng giảng viên cần phải giới thiệu cho sinh
viên của họ tất cả các ký hiệu âm thanh trong cùng một lúc. Làm như
thế là đi quá xa so với yêu cầu và làm cho sinh viên hoang mang, gây
ra khó khăn cho người học, và tốt nhất là chỉ giới thiệu những ký hiệu
âm thanh và ký tự khác nhau vào những lúc phù hợp. Có thể gắn kết
việc dạy các ký hiệu mới với các cuốn từ điển, khi đó, giảng viên có
thể chỉ cho sinh viên thấy rằng những ký hiệu đã được sử dụng như
25



×