Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

noi dung va phuong phap day hoc hat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.31 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS NHƠN LỘC GIÁO VIÊN: LÊ NGỌC BÌNH
Chuyên đề Nội dung và phương pháp dạy học hát

Chuyên đề:
NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÁT
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của một bài hát.
- Học sinh làm quen với một loại hình tiết tấu mới có trong bài hát.
2. Kỷ năng:
- Có kỷ năng hát tập thể, hát đơn ca, hát lónh xướng và hát hòa giọng.
3. Thái độ:
- Qua nội dung bài hát giáo dục các em về một cảm xúc, một tình cảm
nào đó nhằm hướng tới chân, thiện, mỹ.
II. Những tài liệu tham khảo:
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở trường
trung học cơ sở. Bộ Giáo dục-Đào tạo – Năm 2004.
- Lê Anh Tuấn: Sách thiết kế bài giảng âm nhạc trung học cơ sơ û- lớp 7.
Nhà xuất bản Hà Nội 2003.
- Sách giáo khoa và giáo viên âm nhạc lớp 7.
Nhà xuất bản Giáo dục
III. Những điều cần biết khi dạy học hát:
- Qui trình dạy hát bao gồm: Giới thiệu bài hát, tìm hiểu bài hát, nghe
hát mẫu, khởi động giọng, tập hát từng câu, hát cả bài và củng cố kiểm
tra.
- Dạy hát cho học sinh phổ thông có ba vấn đề vừa là nội dung học tập
vừa là phương pháp giảng dạy, đó là: Dạy những kó năng ca hát thông qua
những bài hát cụ thể. Hát thuộc, hát đúng giai điệu các bài hát và tập
diễn tả tình cảm bài hát.
1
TRƯỜNG THCS NHƠN LỘC GIÁO VIÊN: LÊ NGỌC BÌNH


Chuyên đề Nội dung và phương pháp dạy học hát
- Dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm: Luyện giọng,
học bài hát, luyện tai nghe và ghi nhớ âm điệu, lại có thể kết hợp cả việc
tập biểu diễn, kết hợp bài hát với vận động phụ họa hoặc làm động tác
diễn. - Cần có những biện pháp linh hoạt để thu hút sự tập trung chú ý
của học sinh, để các em được nghe, được luyện tập, thực hành và tổ chức
cho các em được hoạt động tự biểu hiện, tạo nên giờ học nhẹ nhàng, vui
tươi, sinh động, lôi cuốn và có hiệu quả.
IV. Nội dung & phương pháp dạy học hát:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu và tìm hiểu bài hát.
- Giáo viên chỉ đònh học sinh đọc phần giới thiệu tác giả và bài hát ở
sách giáo khoa.
- Giáo viên chốt ý và giới thiệu thêm một số thông tin ngoài sách giáo
khoa có liên quan đến bài học mà GV đã chuẩn bò.
- Giáo viên mở băng nhạc cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn một số kí hiệu âm nhạc có trong bài hát.
- Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát.
- Gọi học sinh phát biểu nội dung của bài hát.
- Hướng dẫn chia đoạn, chia câu cho bài hát.
2. Hoạt động 2: Học hát.
- Giáo viên đệm đàn và hướng dẫn học sinh luyện thanh.
- Giáo viên đàn giai điệu từng câu và hướng dẫn học sinh học hát từng
câu theo lối móc xích, nối câu thành đoạn, nối đoạn thành bài. (Sau mỗi
đoạn, tiến hành củng cố đoạn và kiểm tra sự tiếp thu của học sinh.)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát đầy đủ cả bài.

3. Hoạt động 3: Hoàn chỉnh bài.
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh và thể
hiện qua một số hình thức như: Nối tiếp, đối đáp, lónh xướng, hòa giọng,
đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca…

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo
nhòp, phách và tiết tấu.
- Hướng dẫn thể hiện sắc thái của bài hát.
2
TRƯỜNG THCS NHƠN LỘC GIÁO VIÊN: LÊ NGỌC BÌNH
Chuyên đề Nội dung và phương pháp dạy học hát
4. Hoạt động 4: Củng cố.
- Giáo viên đàn giai điệu câu bất kỳ trong bài hát vừa học.
- Gọi học sinh xung phong lên bảng trình bày bài hát vừa học theo hình
thức: Đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca…
V. Phần minh họa:
- Thực hiện trên tiết 11-Âm nhạc lớp 7: Bài hát Khúc hát chim sơn ca-
Nhạc và lời: Đỗ Hòa An.
- Giáo án minh họa kèm theo.
- Tiết dạy minh họa: tiết 4/15-11-2007.
- Lớp dạy: 7A
1
.

3

×