Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Hướng dẫn học sinh sáng tạo động tác thể dục dành cho học sinh bậc thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 34 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh sáng tạo động tác thể dục dành cho
học sinh bậc học trung học phổ thông
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục thể chất
3. Thời gian áp dụng sáng kiến :
Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2015
4. Tác giả :
Họ và tên : Phạm Văn Đợi
Năm sinh : 01/01/1975
Nơi thường trú : Đội 1 – Hải Tân – Hải Hậu – Nam Định
Trình độ chuyên môn : Cử nhân Thể dục thể thao
Chức vụ công tác :
- Ủy viên Thường vụ Công đoàn giáo dục Nam Định
- Chủ tịch Công đoàn, tổ phó tổ Thể dục - QP&AN trường THPT A Hải Hậu
Nơi làm việc : Trường THPT A Hải Hậu
Địa chỉ liên hệ : Trường THPT A Hải Hậu, khu 6 - thị trấn Yên Định –
huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định
Điện thoại : 0912 205 379; email: doipv.td@gmailcom
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
Tên đơn vị : Trường THPT A Hải Hậu
Địa chỉ : Khu 6 – Thị trấn Yên Định – Huyện Hải Hậu
Điện thoại : 0350 3877 089

1


I. ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN :
Qua thực tế giảng dạy môn Thể dục nhiều năm tại trường THPT A Hải Hậu
tôi thấy việc áp dụng một số động tác trong phần khởi động chung được lặp đi lặp lại
trong giờ học Thể dục, điều này dẫn đến sự nhàm chán trong học sinh khi học thể
dục, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học thể dục là


rất cần thiết, sự hứng thú ban đầu đó tạo hòa hứng cho học sinh trong cả tiết học,
góp phần nâng cao hiệu quả của mỗi giờ học. Sau nhiều năm tìm tòi từ năm học
2012- 2013 tôi bắt đầu thực hiện thử nghiệm hướng dẫn học sinh sáng tạo bài thể
dục và áp dụng bài thể dục này trong phần đầu của phần khởi động chung ở một số
giờ học, cũng như thực hiện trong một số tiết dư cuối mỗi học kỳ ở các lớp tôi được
phân công giảng dạy, qua quá trình thử nghiệm tôi đã đúc rút cho mình một số bài
học kinh nghiệm. Năm học 2014- 2015 tôi tiếp tục triển khai hướng dẫn học sinh
sáng tạo bài thể dục. Quá trình triển khai thử nghiệm ở nhiều lớp của trường THPT
A Hải Hậu và một số lớp của trường THPT Trực Ninh B, trường THPT Quất Lâm
tôi đã thu được những kết quả đáng kích lệ, các em học sinh rất hứng thú trong giờ
học có sử dụng bài tập thể dục sáng tạo, đây cũng chính là lý do tôi chọn viết đề tài
sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh sáng tạo động tác thể dục dành cho
học sinh bậc học trung học phổ thông”
II.THỰC TRẠNG
Hiện nay phần khởi động của một giờ học thể dục được tiến hành qua 2 phần
nhỏ: Khởi động chung và khởi động chuyên môn.
Ở đây phần khởi động chuyên môn sẽ sử dụng các động tác đặc thù phù hợp
với nội dung môn học ở phần trọng tâm của bài, còn phần khởi động chung thường
được giáo viên áp dụng một số bài tập cố định, các bài tập này được sử dụng trong
hầu hết các giờ học thể dục từ ngày này qua ngày khác. Chính sự lặp đi lặp lại của
các bài tập trong phần khởi động tạo nên sự nhàm chán đối với học sinh. Ở lứa tuổi
các em học sinh đang thích tìm tòi khám phá cái mới và đây cũng là sự đòi hỏi đối
với mỗi giáo viên cần có sự tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá để đáp ứng được yêu cầu cầu.
2


III.

CÁC GIẢI PHÁP

1. Cơ sở lý luân;
1.1. Sáng tạo:
Khi gõ trên trang tìm kiếm Google khái niệm sáng tạo là gì? Kết quả có tới

hàng trăm kết quả được đưa ra nhưng tựu chung lại là:
Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi
trong phạm vi áp dụng cụ thể
- Bất cứ cái gì: ở bất cứ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và tinh thần
- Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời
trước đó về mặt thời gian.
- Tính ích lợi: như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành, thuận
tiện khi sử dụng, thân thiện với môi trường…, tính ích lợi có thể mang đến cho bản
thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho nhân loại.
-Phạm vi áp dụng: chỉ đúng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh , điều kiện… cụ
thể.
2.1. Sáng tạo động tác thể dục
Sáng tạo động tác thể dục đó là hoạt động sáng tác ra động tác mới mà trước
đó người sáng tác động tác chưa được biết động tác đó.
Ở đây trong phạm vi sáng tạo của học sinh có thể thấy rằng có rất nhiều động
tác thể dục đã được lưu hành ở chỗ này, chỗ kia, song vẫn coi là động tác mới khi
học sinh chưa được biết về động tác đó thì cũng được coi là sáng tạo của học sinh.
2. Các bước thực hiện:
1.2. Giáo viên đặt vấn đề:
Để học sinh tự tin, phát huy hết khả năng sáng tạo tránh các động tác đơn
điệu, đối phó. Khi bắt đầu triển khai cách làm này đối với học sinh ở nhiều lớp học
sinh xuất hiện tâm lý e ngại, không muốn thực hiện, muốn thực hiện theo cách
truyền thống giáo viên làm mẫu học sinh thực hiện, nhưng đó chỉ là tâm lý e ngại
ban đầu ở các tiết đầu áp dụng, khi đã có 1, 2 học sinh thực hiện các em học sinh
khác đã hào hứng thực hiện. Muốn có sự thành công giáo viên cần chú ý quan sát
3



khéo léo chọn những em nhanh nhẹn, mạnh dạn làm trước, giáo viên kịp thời động
viên khích lệ những em tiếp theo thực hiện
2.2. Phổ biến một số nguyên tắt tập luyện thể thao
1.2.2.Nguyên tắc chung
Bất kể ai khi tập luyện thể thao cũng cần nắm được các nguyên tắc khi tập
luyện thể thao đó là:
- Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc hệ thống
Đây là nguyên tắc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nhất. Trước khi bắt đầu tập
ta phải tiến hành tập các động tác khởi động để làm nóng vì khi đó cơ thể đang ở
trạng thái tĩnh nếu ta tập vận động mạnh mà không khởi động, buộc cơ thể phải
chuyển sang trạng thái động thì cơ thể sẽ tự tiết ra một loại hoocmôn làm ngưng trệ
tất cả các cơ, dễ dẫn đến việc bị chuột rút, tê liệt,.. Sau khi tập luyện xong ta cũng
phải từ từ thư giãn để đưa cơ thể về trạng thái tĩnh.
- Nguyên tắc thứ hai : Nguyên tắc tự giác và tích cực
Cuộc sống hàng ngày luôn có những việc phát sinh bất ngờ, ví dụ như ngủ dậy
muộn, một công việc đột xuất hay được bạn bè rủ đi chơi... và không thể tập một vài
buổi. Điều tối quan trọng là đừng để một vài buổi đó biến thành cả tuần lễ không
luyện tập. Thói quen tập luyện rất khó để tạo ra, song lại rất dễ mất đi. Hãy quyết
định thật nghiêm túc là "phải tập thể dục" và không viện bất kỳ lý do gì để bỏ tập.
- Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc tập luyện tăng dần theo nhu cầu
Tập luyện TDTT là một quá trình lâu dài do đó cần tập những động tác dễ,
đơn giản trước sau đó tùy vào khả năng của cơ thể mà nâng dần cường độ lên. Trong
giai đoạn đầu tập luyện sẽ có một số bắp cơ bị đau và đó là chuyện bình thường. Tuy
nhiên, chúng sẽ nặng hơn nếu ta không quan tâm đến nó. Do vậy, nên bắt đầu tập từ
từ để tránh chấn thương. Ta có thể bắt đầu sự luyện tập khi thấy cơ thể mình khỏe
mạnh. Nên tập nhẹ nhàng, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện
để tăng cường tính linh hoạt của các khớp, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của
các khối cơ.

- Nguyên tắc thứ tư : Nguyên tắc dinh dưỡng và vệ sinh
4


Có một số người thường nhầm tưởng rằng uống nước sẽ gây chuột rút? Ngược
lại, chuột rút chính là dấu hiệu của... mất nước. Uống nước đủ sẽ giúp cho cơ thể
tránh được hiện tượng bị chuột rút. Khi tập luyện, cơ thể ra nhiều mồ hôi vì sản sinh
nhiều nhiệt hơn; nước sẽ giúp hạ nhiệt và bù lại lượng dịch thể hao hụt. Nếu không
kịp thời bổ sung nước, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, mệt mỏi hoạt động cơ
bắp giảm hiệu suất và xuất hiện chuột rút. Chế độ ăn uống thích hợp trước khi tập
luyện hay thi đấu có thể giúp tăng sức dẻo dai. Không nên nhịn ăn trước buổi tập,
nếu ăn uống đầy đủ sẽ cảm thấy khỏe khoắn và ít mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, nếu ăn
uống ngay sát buổi tập hay thi đấu thì sẽ có nguy cơ bị buồn nôn hay chuột rút .
2.2.2.Nguyên tắc khi sáng tạo bài thể dục
Để học sinh thực hiện tốt phần sáng tạo các động tác thể dục, tôi đã tập hợp và
đúc kết một số nguyên tắc cần thiết khi sáng tạo động thể dục:
- Về vị trí động tác: Từ cao xuống thấp, từ ngoài vào trong, bên trái thực hiện
trước và bên phải thực hiện sau
- Về độ khó của động tác: Giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế các động tác từ
đơn giản đến phức tạp
- Về lượng vận động: Từ nhẹ đến nặng
- Hai động tác liền nhau: Không được liên tục căng cơ
3.2. Hướng dẫn chu kỳ động tác:
Học sinh cần sáng tạo các động tác thể dục theo các chu kỳ
- Động tác có chu kỳ 2 nhịp, nhịp 1 và nhịp 2 không được giống nhau, nhịp 3,
5, 7 giống nhịp 1, nhịp 4, 6, 8 giống nhịp 2
- Động tác có chu kỳ 4 nhịp, từ nhịp 1đến nhịp 4 không được lặp lại giống
nhau, nhịp 5 giống nhịp 1, nhịp 6 giống nhịp 2 , nhịp 7 giống nhịp 3, nhịp 8 giống
nhịp 4
- Động tác có chu kỳ lặp lại 8 nhịp, từ nhịp 1đến nhịp 8 không được lặp lại

giống nhau, 8 nhịp lần 2 lặp lại như lần 1
Ở những động tác thiết kế làm 2 bên trái và bên phải thì các động tác khi
lặp lại giống nhau nhưng phải đối xứng.
5


Qua thực nghiệm tôi thường yêu cầu học sinh sáng tạo các động tác có chu kỳ
2 và chu kỳ 4 , trong đó chu kỳ 4 là phù hợp hơn cả vừa không đơn giản như chu kỳ
2, vừa không quá phức tạp như chu kỳ 8. Hạn chế yêu cầu học sinh sáng tạo động
tác theo chu kỳ 8, chu kỳ 8 chỉ áp dụng với những lớp các em học sinh có nhận thức
tốt và cũng chỉ áp dụng trong một vài giờ, nếu áp dụng trong nhiều giờ chu kỳ 8 đối
với học sinh sẽ gây ức chế cho học sinh.
4.2. Nhóm động tác
a. Nhóm động tác đơn lẻ
- Nhóm động tác cổ
- Nhóm động tác tay
- Nhóm động tác lưng, bụng
- Nhóm động tác chân:
+ Nhóm động tác chân tại chỗ
+ Nhóm động tác chân di chuyển
- Nhóm động tác điều hòa (nhóm động tác điều hòa chỉ áp dụng khi học
thêm 1 bài thể dục hoàn chỉnh, không áp dụng vào phần khởi động trong giờ
học thể dục)
b. Nhóm động tác tổ hợp
- Nhóm động tác cổ - tay
- Nhóm động tác lưng - bụng – lườn - chân (động tác chân tại chỗ, động
tác chân di chuyển
- Nhóm động tác phối hợp tay – lưng - bụng – lườn - chân
- Nhóm động tác điều hòa
5.2. Học sinh sáng tạo động tác:

Thiết kế động tác tự do, thiết kế động tác theo chủ đề (vd: tự chọn, chèo
thuyền, kéo chài...)
Sau khi học sinh đã nắm vững về chu kỳ động tác, giáo viên phân công nhóm
động tác, giao học sinh tư duy sáng tạo động tác ở tiết học trước, để thực hiện trong
giờ tiếp theo. Để học sinh sáng tạo được những động tác sinh động giáo viên cần gợi
ý, thực hiện một vài ví dụ để các em học sinh tham khảo. Hiện nay một phương tiên
6


giúp các em tham khảo rất hiệu quả đó là Intenet, tôi thường sưu tầm hình ảnh,
những động tác hay của các em học sinh ở các lớp khác nhau để chia sẻ với các em
học sinh qua trang Facebook. Khuyến khích học sinh sáng tác các động tác mới lạ,
hạn chế giống động tác của các bài thể dục mà các em đã từng được học.
Phiếu hướng dẫn sáng tạo động tác thể dục (phiếu này phát cho học sinh)
PHIẾU HƯỚNG DẪN

Số: 01

Em được phân sáng tạo động tác: Cổ
Em cần sáng tạo các động tác sao cho khớp cổ được xoay sang trái, xoay
sang phải, gập về trước, ngửa ra sau.
Lưu ý: Động tác phải được thực hiện đủ nhịp theo chu kỳ 2,chu kỳ 4
hoặc chu kỳ 8, các động tác cần đủ biên độ

PHIẾU HƯỚNG DẪN

Số: 02

Em được phân sáng tạo động tác: Tay
Em cần sáng tạo các động tác sao cho khớp của tay được xoay với nhiều

góc độ nhất các khớp được xoay theo trục dọc, trục ngang.
Lưu ý: Động tác phải được thực hiện đủ nhịp theo chu kỳ 2,chu kỳ 4
hoặc chu kỳ 8, các động tác cần đủ biên độ

PHIẾU HƯỚNG DẪN Số:03
Em được phân sáng tạo động tác: Lưng – Bụng
Em cần sáng tạo các động tác sao cho thân người được xoay sang trái,
xoay sang phải, thân người được gập, có thể thêm nghiêng lườn sang trái,
nghiêng lườn sang phải.
Lưu ý: Động tác phải được thực hiện đủ nhịp theo chu kỳ 2,chu kỳ 4
hoặc chu kỳ 8, các động tác cần đủ biên độ

7


PHIẾU HƯỚNG DẪN

Số: 04

Em được phân sáng tạo động tác: Chân
Em cần sáng tạo các động tác sao cho khớp của chân được xoay với
nhiều góc độ nhất các khớp được xoay theo trục dọc, trục ngang.
Lưu ý: Động tác phải được thực hiện đủ nhịp theo chu kỳ 2,chu kỳ 4
hoặc chu kỳ 8, các động tác cần đủ biên độ

PHIẾU HƯỚNG DẪN

Số: 05

Em được phân sáng tạo động tác: Điều hòa

Em cần sáng tạo các động tác sao cho cơ thể được từ từ thả lỏng.
Lưu ý: Động tác phải được thực hiện đủ nhịp theo chu kỳ 2,chu kỳ 4
hoặc chu kỳ 8, các động tác cần đủ biên độ
(Động tác điều hòa chỉ áp dụng khi giờ học có nội dung học bài thể dục,
không áp dụng động tác này trong phần khởi động)
Mỗi lần học sinh nhận 1 phiếu, sau đó phiếu của các nhóm lần lượt đổi phiếu
cho nhau. Khi từng học sinh đã thực hiện đủ 4 nhóm nhóm động tác, giáo viên sẽ
tiếp tục yêu cầu học sinh tư duy sáng tạo động tác khó hơn đó là các động tác tổ hợp:
- Động tác kết hợp cổ - tay
- Động tác kết hợp tay – lưng – bụng – lườn
- Động tác kết hợp tay – lưng – bụng – chân
- Động tác kết hợp lưng – bụng – chân
- Động tác phối hợp toàn thân
Sau khi học sinh đã thực hiện tốt động tác đơn lẻ, động tác tổ hợp, tôi tiếp tục
chia học sinh theo nhóm (mỗi nhóm đều có em tốt, em khá, em trung bình) giao cho
các em thiết kế một bài thể dục hoàn chỉnh, tổ chức cho các nhóm thi biểu diễn giáo
viên nhận xét thi đua của các nhóm. Qua thực tế tôi thấy việc thi đua giữa các nhóm
là động lực đòi hỏi nhóm nào cũng cố găng và đã có rất nhiều bài thể dục được các
8


nhóm sáng tạo sinh động. Hình thức này tôi thường áp dụng vào những tiết dư cuối
mỗi học kỳ.
6.2. Học sinh thực hiện động tác thể dục sáng tạo:
Khi học sinh đã sáng tác được các động tác cho riêng mình, trong mỗi giờ học
mỗi nhóm động tác giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh, thứ tự nhóm động tác được giáo
viên gọi theo nguyên tắc thể dục. Khi học sinh đứng trước lớp thực hiện động tác
học sinh toàn lớp quan sát và tập theo, yêu cầu học sinh tập động tác phải đủ biên
độ, học sinh cả lớp làm theo, cố gắng làm giống động tác bạn thực hiện mẫu, những
động tác bị che khuất học sinh làm mẫu trước một lần, trước khi cả lớp thực hiện.

Giáo viên hô 8 nhịp đầu hơi chậm so với nhịp bình thường đến 8 nhịp lần 2 hô bình
thường.
Để tăng hứng thú tập bài thể dục sáng tạo tôi đã sử dụng nhịp hô kết hợp với
nhạc, qua việc sử dụng máy phát nhạc kỹ thuật số. Tôi thấy học sinh rất hứng thú tập
bài thể dục sáng tạo qua việc sử dụng nhịp hô kết hợp với nhạc. Tuy nhiên không
phải lúc nào cũng có máy phát nhạc, tôi thường dùng nhịp đếm của giáo viên là
chính.

x

x
x

x

x
x

x
x

x
x

x
x

x
x


x
x

x
x

x
x

x
x

x

x
x

x

x
X

Bục học sinh

x

x
x

x

x

x
x

x
x

x
x

x

Sơ đồ vị trí thực hiện bài thể dục sáng tạo

x
x

x

(X) Giáo viên

đứng làm mẫu

9

x

x



IV.

HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

1. Hiệu quả kinh tế
Sau thử nghiệm hướng dẫn học sinh sáng tạo động tác thể dục, tôi thấy rằng
các giờ dạy thể dục của mình các em học sinh rất hứng thú, không khí lớp rất vui vẻ.
Sự hứng thú của các em học sinh sẽ giúp các em sẽ tự giác học tập, rèn luyện nâng
cao thể lực cho bản thân mỗi em học sinh, từ sự hứng thú đó cũng góp phần để các
em tiếp thu các tiết học các môn văn hóa được tốt hơn, tuy nhiên đây không phải
SKKN về sản xuất, kinh doanh... nên hiệu quả kinh tế ở đây chỉ mang tính tương đối
mà thôi.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Tính mới của giải pháp mang lại ở đây đó là thay đổi cách học theo một giờ
học thể dục truyền thống, khi học các bài tập thể dục giáo viên sẽ không làm mẫu thi
phạm động tác nữa, mà ở đây học sinh được chủ động sáng tạo động tác thể dục giáo
viên đóng vai trò người hướng dẫn, quan sát, góp ý, học sinh đã được phát huy khả
năng tư duy sáng tạo của mình. Tôi thấy các em học sinh rất hứng thú thực hiện các
động tác thể dục sáng tạo cả học sinh làm mẫu lẫn học sinh thực hiện theo.
- Qua việc thực hiện thử nghiệm đã phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo
của học sinh, khả năng làm việc nhóm, học sinh được rèn luyện khả năng tự tin
trước đám đông, tạo nên sự gần gũi tính thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa
học sinh với học sinh, tạo sự hứng thú trong giờ học, góp phần nâng cao hiệu quả
của giờ học.
- Từ sự hứng thú của các học sinh trong mỗi giờ học đã có tác động tới giáo viên
thêm hứng thú với mỗi tiết dạy của mình
- Từ các động tác đơn lẻ do học sinh sáng tác tôi đã tập hợp bổ sung những động
tác sinh động, động tác hay của học sinh vào bài thể dục, để thực hiện trong một số
giờ học có nội dung học bài thể dục và được áp dụng trong những năm học tiếp theo.

- Với thời gian thực hiện ở mỗi lớp chưa được nhiều song đã có rất nhiều động tác
học sinh đã sáng tạo ra.

10


MỘT SỐ ĐỘNG TÁC THỂ DỤC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH:
+ Động tác thể dục với chu kỳ 8 nhịp:

11


12


13


14


+ Động tác thể dục với chu kỳ 4 nhịp (hình ảnh học sinh trường THPT
Quất Lâm thực hiện – sáng tác theo chủ đề chèo thuyền):

15


16



17


18


+ Động tác thể dục với chu kỳ 2 nhịp:

19


20


21


22


Hình ảnh các em học sinh lớp 10 M trường THPT Trực Ninh B

Ảnh tác giả chụp ảnh lưu niệm cùng các em học sinh trường THPT Quất Lâm tham gia giờ học thử nghiệm

23


KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾNCỦA GIÁO VIÊN THAM GIA CỘNG TÁC
(Phần khảo sát này thực hiện trong thời điểm cuối năm học 2014-2015)
Câu 1. Bài thể dục sáng tạo được triển khai đại trà trong giờ học thể dục thầy(cô)

thấy có khả thi không ? 1Không khả thi; 2 Khả thi; 3 Rất khả thi

1
2
3

Đánh giá:
Với số lượng giáo viên tham gia dạy thử nghiệm hướng dẫn học sinh sáng tạo
bài thể dục chưa nhiều, nhưng không có giáo viên nào cho rằng việc triển khai
hướng dẫn học sinh thực hiện bài thể dục sáng tạo là không khả thi có tới 62,5%
cho rằng khả thi và 37,5% rất khả thi, như vậy có thể thấy rằng việc thực hiện
hướng dẫn học sinh thực hiện sáng tạo bài thể dục trong giờ học thể dục là hoàn toàn
có thể.
Câu 2.Theo thầy(cô) nên triển khai bài thể dục sáng tạo: 1 thường xuyên; 2 thỉnh
thoảng

24


Biểu đồ ý kiến của giáo viên nên triển khai
bài TD sáng tạo thường xuyên hay thỉnh thoảng ?

1
2

Đánh giá: Vì sao phần lớn giáo viên cho rằng nên thỉnh thoảng mới triển khai
bài thể dục sáng tạo sẽ tạo tính hấp dẫn cho học sinh, nếu triển khai liên tục sẽ gây
lên sự nhàm chán cho học sinh, trên thực tế không phải học sinh nào cũng sáng tạo
ra các động tác thể dục sinh động, mới lạ hấp dẫn.
Câu 3.Theo thầy(cô) khi tập bài thể dục nên: 1theo nhịp đếm; 2 nhịp đếm kết hợp

với nhạc
Biểu đồ ý kiến của giáo viên khi triển khai
bài TD sáng tạo thực hiện đếm nhịp hay thực hiện
đếm nhịp kết hợp với nhạc

1
2

Vì sao ?: Vì điều kiện triển khai máy phát nhạc còn nhiều khó khăn, không gian
giờ học thể dục ngoài trời âm thanh sẽ bị loãng.
Đánh giá:
Mặc dù mặc dù các giáo viên đều biết rằng học sinh thực hiện bài thể dục
sẽ hứng thú hưng khi kết hợp cả nhịp hô và nhạc, nhưng vì điều kiện triển khai máy
phát nhạc trong giờ học còn nhiều khó khăn nên phần lớn giáo viên vẫn chọn
phương án giáo viên đếm nhịp khi học sinh thực hiện bài thể dục
25


×