Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

VẬN HÀNH BẢO QUẢN BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TRÊN BOONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 64 trang )

Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH NGHỆ HẢI PHÒNG

BÀI GIẢNG CHI TIẾT

THIẾT BỊ TRÊN BOONG
( Dùng cho các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề, ngành Hàng hải )

Hải Phòng, tháng 04 năm 2011


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

VẬN HÀNH, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG
THIẾT BỊ TRÊN BOONG
Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG NEO
1.Thiết bị neo của tàu và các bộ phận hợp thành.
 Tác dụng của neo:
− Cố định tàu
− Quay trở tàu
− Quay trở trong luồng hẹp
− Hỗ chợ tàu vào cầu khi có gió thổi vào mạn
− Thoát cạn an toàn
− Vô tình vào cạn
− Cố tình vào cạn (chất đáy mềm, thủy triều thấp nhất)
− Dịch chuyển về phía trước một đoạn ngắn.
− Hệ thống neo tàu biển là một hệ thống hết sức quan trọng không thể thiếu trên
các phương tiện biển, hệ thống neo được dùng để cố định vị trí tàu trên mặt
nước trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, vị trí tàu phải được cố định chắc chắn.
− Ngoài ra hệ thống neo còn được sử dụng trong các trường hợp sau. Quay trở


trong luồng lạch hẹp, hỗ trợ tàu vào cầu an toàn, hỗ trợ tàu thoát cạn an toàn,
dùng để phá chớn của tàu.
− Hệ thống neo tàu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo cố định vị trí tàu trên mặt nước trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.
+ Khi thả neo phải nhanh chóng thuận lợi trong khoảng thời gian ngắn nhất neo
phải bám đáy chắc trong mọi chất đáy.
+ Khi kéo neo phải nhanh chóng thuận lợi, neo bật lên khỏi đáy dễ dàng.
+ Khi cố định neo chạy biển phải chắc chắn.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

Sơ đồ bố trí chung của hệ thống neo
Số lượng neo trên mỗi tàu tuỳ theo quy định của quy phạm đóng tàu từng nước có
thể khác nhau. Nói chung trên các tàu biển thường trang bị hai neo mũi ở hai bên
mạn. Trọng lượng của hai neo này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào cỡ tàu.
 Lỉn neo:
− Lỉn neo dùng để nối neo với vỏ tàu, thường được làm bằng sắt thép thông qua
phương pháp đúc hoặc rèn.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

− Một dây lỉn bao gồm nhiều mắt lỉn được nối lại với nhau.
− Chiều dài của một dây lỉn là từ 165‚500m trong một dây lỉn thường được chia
thành các đường lỉn, chiều dài của một đường lỉn từ 25‚27,5m.
Dây buộc đánh

dấu đường lỉn

Mắt lỉn lắp ghép

Mắt lỉn không
ngáng

 Phương pháp đánh dấu các đường lỉn
− Đường lỉn thứ nhất: mắt cuối cùng có ngáng ở mắt thứ nhất và mắt đầu tiên có
ngáng của dường thứ 2 được sơn trắng và quấn dây kẽm.
− Đường lỉn thứ 2: hai mắt cuối cùng có ngáng của đường thứ 2 và 2 mắt đầu của
đường thứ 3 được sơn trắng.
− Đường lỉn thứ 3: 3 mắt cuối cùng có ngáng của đương thứ 3 và 3 mắt đầu của
đường thứ 4 được sơn trắng.
− Cách đánh dấu này được tiến hành cho tới đường thứ 5 nhưng đến đường thứ 6
ta lại quay lại cách đánh dấu như đường thứ nhất.
− Đường lỉn 6: mắt cuối cùng có ngáng của đường 6 và mắt đầu tiên có ngáng của
đường thứ 7 được sơn trắng và quấn dây kẽm.
Cách tiến hành này được đánh dấu cho đến đường số 10 sang đến đường thứ 11
ta quay lại cách đánh dấu như đường thứ nhất.
 Cách báo hướng lỉn
- Trong quá trình thả neo và kéo neo ta phải thường xuyên báo hướng lỉn, khi
báo hướng lỉn ta có thể dùng máy bộ đàm (walkie- talkie) hoặc ra hiệu bằng tay.
- Khi dây lỉn trùng với trục dọc về hướng mũi thì ta coi đó là hướng 12 giờ. Khi
dây lỉn trùng với trục dọc về phía lái thì ta coi đó là hướng 6 giờ. Khi dây lỉn
nằm vuông góc với thân tàu về tay phải thì đó là hướng 3 giờ. Khi dây lỉn nằm


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP


vuông góc với thân tàu về tay trái thì đó là hướng 9 giờ. Các hướng lỉn còn lại
sẽ tương ứng với các giờ tiếp theo.
 Cách báo số đường lỉn:
Trong quá trình thả và kéo neo phải thường xuyên báo số lượng đường lỉn, khi
báo số đường lỉn ta có thể dùng máy bộ đàm (walkie- talkie) hoặc sử dụng
chuông để báo số đường lỉn.
 Máy tời neo:
Máy tời neo phải đảm bảo những tính năng sau:
- Có thể lần lượt kéo hoặc thả từng neo, cũng có thể kéo cả hai neo cùng một lúc.
Tốc độ kéo khi kéo đồng thời cả hai neo không nhỏ hơn 8 m/ phút, khi kéo một
neo không nhỏ hơn 12 m/ phút. Có thể đảm bảo đồng thời kéo hai neo khi chúng
ở độ sâu 45 mét.
- Phải có bộ ly hợp nhẹ và đáng tin cậy chỉ cần một người có thể thao tác, dù bộ
ly hợp điện động hay bộ ly hợp nén thuỷ lực thì trong trường hợp khẩn cấp đều
có thể dùng tay điều khiển tách bánh xe kéo lỉn ra khỏi trục quay.
- Phải có bộ phanh đáng tin cậy. Khi thả neo bằng phanh có thể thả lần lượt từng
neo hay đồng thời thả hai neo và có thể phanh hai lỉn neo bất cứ lúc nào.
1.1 VẬN HÀNH HỆ THỐNG NEO
1.1.1CÔNG TÁC THẢ NEO
a, Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành công tác chuẩn bị thả neo ta phải có mặt tại vị trí trước ít
nhất 15 phút để tiến hành công tác chuẩn bị thả neo.
+ Xin điện may tời (sĩ quan trực ca)
+ Xin bỏ các chằng buộc
+ Mở nắp đậy ống dẫn lỉn
+ Mở bộ hãm khi đó dây lỉn được tự do
+ Vào trám mở phanh cho máy tời chạy để đưa neo ra khỏi lỗ nống neo. Thông
thường để neo cách mặt nước từ 1‚1,5m sau đó phanh chặt dừng máy tời.
+ Tách bộ li hợp ra khỏi bánh xe quấn lỉn (ra trám)
+ Hầm lỉn không có người làm việc

+ Chuẩn bị một quả cầu màu đen.
+ Trong trường hợp muốn đánh dấu vị trí neo thì ta phải chuẩn bị một đường dây
cáp dài bằng độ sâu tại khu vực thả neo và một hoa tiêu hình quả trám.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

+ Một đầu dây cáp nối với phao tiêu, đầu còn lại được nối với thân neo.
+ Vùng nước phía dưới neo không có tàu thuyền nhỏ neo đậu và chướng ngại vật
gây trở ngại đến công tác thả neo.
b, Thao tác thả neo:
− khi được lệnh thả neo từ phía buồng lái ta nhanh chóng mở phanh, khi đó nhờ
trọng lượng của neo và lỉn neo sẽ rơi tự do xuống nước.
− Khi neo chạm xuống đáy ta phải khống chế tốc độ của neo.
− Trong quá trình này ta phải thường xuyên báo hướng lỉn, số lượng đường lỉn và
trạng thái đường lỉn căng hay trùng.
− khi neo chạm đáy ta phải cheo quả cầu màu đen ở phía mũi.(dấu hiệu thuyền
đang neo đậu vào ban ngày) vào ban đêm bặt đèn neo tắt đèn hành trình.
− Sau khi thả đủ số lượng đường lỉn theo yêu cầu và được lệnh khóa neo từ phía
buồng lái ta nhanh chóng vặn chặt phanh.
− Đóng bộ hãm đậy nắp ống đẫn lỉn, neo, che phủ bạt máy tời, tắt điện máy tời và
thu dọn vệ sinh tại nơi làm việc.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

Máy tời neo kiểu thuỷ lực
 Nếu thả neo ở độ sâu 40m trở lên thì bắt buộc thả bằng máy tời. Sau khi chuẩn
bị xong ta tiến hành vào trám, sau đó cho máy tời chạy thả được 2/3 độ sâu thì
dừng máy tời và ra trám sau đó thả số đường lỉn còn lại bằng phương pháp tự

do.
Khi thả neo ở độ sâu từ 80m trở lên thì bắt buộc phải thả toàn bộ bằng máy tời.
1.1.2 CÔNG TÁC KÉO NEO
a. Công tác chuẩn bị
− Trước khi tiến hành công tác kéo neo ta phải có mặt tại vị trí làm việc trước ít
nhất 15 phút để tiến hành công tác chuẩn bị kéo neo.
+ xin điện máy tời
+ xin nước rửa neo, mở van xả nước biển ở phía dưới để rửa lỉn neo.
+ mở nắp đậy của ống dẫn lỉn, neo và mở bộ hãm kiểm tra lại phanh.
+ Cho máy tời chạy thử không tải, kiểm tra hoạt động của tời và phát hiện tiếng
động bất thường nếu có.
+ Đóng bánh xe quấn lỉn vào bộ li hợp còn gọi là vào trám
+ Tháo bỏ thanh ngáng lỉn( thanh hãm) trên bệ tì lỉn neo ( compressor)
+ Nới lỏng phanh và tời đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc kéo neo.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

+ Trong hầm lỉn không có người làm việc
b.Thao tác kéo neo
− Khi có lệnh kéo neo từ phía buồng lái ta nhanh chóng mở phanh và cho máy tời
chạy. Tăng dần vòng tay của tời.
− Tránh các thao tác đột ngột giật cục
− Trong quá trình này phải thường xuyên báo hướng lỉn và số lượng đường lỉn,
trạng thái lỉn căng hay trùng về phía buồng lái.
− Khi neo bật lên khỏi đáy ta nhanh chóng hạ quả cầu neo vào ban đêm và tắt neo
bật đèn hành trình.
− Khi đưa neo vào lỗ nống neo 2 ngạnh của neo phải nằm sát vào miếng tôn gia
cường ở phía ngoài lỗ nống neo.
− Khi được lệnh khoá neo ta nhanh chóng vặn chặt phanh dừng máy tời, đóng bộ

hãm phanh, đạy nắp ống dẫn lỉn neo.
− Tắt điện máy tời, tắt nước rửa neo, che phủ máy tời bằng bạt, thu dọn vệ sinh tại
khu làm việc.
1.2 BẢO QUẢN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NEO
Hệ thống neo tàu biển hết sức quan trọng trên tàu biển. Vì vậy trong quá
trính khai thác và sử dụng ta phải tiến hành bảo quản, bảo dưỡng thật cẩn thận.
a. Bảo quản hệ thống tời neo:


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

− Trước hết phải bảo dưỡng thật tốt hệ thống máy tời thường xuyên tra dầu mỡ
vào các bộ phận chuyển động như trục bánh xe quấn lỉn, bộ li hợp, tay quay của
phanh và tay gạt đảo chiều.
− Nếu là máy tời bảo quản thật tốt hệ thống động cơ, khi không sử dụng bắt buộc
phải che phủ toàn bộ hệ thống động cơ và tay trang điều khiển.
Nếu là máy tời điện thuỷ lực thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống dẫn
dầu xem chúng có bị dò dỉ hay không.
Nếu là máy tời hơi nước thì phải kiểm tra vật liệu giữ nhiệt ở phía ngoài đường
ống xem chúng có bị rách vỡ hay không.
b. Bảo quản hệ thống lỉn neo và hầm lỉn:
- Thường xuyên kiểm tra các vị trí đánh dấu đường lỉn.
- Kiểm tra ma ní nối giữa lỉn neo và neo.
- Kiểm tra lỉn neo có bị rối hay không.
- Kiểm tra và dọn sạch những chất bẩn chứa trong hầm lỉn.
 Các khẩu lệnh khi làm neo:
Standby starboard( port) anchor: Chuẩn bị neo phải( trái)
Let go anchor: ném neo
Hold on: dừng xông lỉn
Slack away hoặc pay out: xông lỉn

…shackles in the water: …đường dưới nước
…shackles on deck: …đường trên boong
How much shackles now? Bây giờ bao nhiêu đường lỉn?
Does the anchor bring up? Neo bám chắc chưa?
Anchor drag: bò neo
How is the cable leading? lỉn nằm ở hướng nào?
Chain right ahead ( on the beam, leading after): lỉn ở phía trước( ngang, ở phía
sau)
Chain aross the bow: lỉn vắt ngang mũi
Brought up: neo đã bám chắc
Make fast: cố định chặt
Standby heave in the cable: chuẩn bị kéo neo
Heave in ( Heave away): Kéo neo
How much shackles more? Còn mấy đường nữa
Chain tight:lỉn căng
Short stay: Neo sắp tróc(độ dài lỉn neo còn khoảng 1.5 lần độ sâu)
Up and down: Lỉn thẳng đứng
Anchor aweigh: Neo tróc
Get the port anchor ready: Chuẩn bị sẵn sàng neo trái
Get the starboard anchor ready: chuẩn bị sẵn sàng neo phải
Stow anchor: thu neo


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

Bài 2: HỆ THỐNG THIẾT BỊ BUỘC TÀU
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ BUỘC TÀU
Thiết bị buộc tàu



Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP



Qúa trình điều động buộc dây điều động buộc dây tàu vào cầu là một quá trình
điều động hết sức phức tạp thường xảy ra va chạm giữa tàu với cầu cảng, giữa tàu
với cầu, giữa tàu với công trình cảng.Vì vậy thiết bị buộc tàu phải đảm bảo làm
việc chắc chắn nhanh chóng và thông xuốt
− Thiết bị buộc tàu phải đảm bảo chắc chắn và giữ cho tàu nằm cố định, tàu nằm
trong cầu cảng trong xuốt quá trình tàu nằm trong cầu.
− Thiết bị buộc tàu có 2 nhiệm vụ chủ yếu sau.
+ buộc tàu vào cầu phao cầu mạn
+ dịch chuyển tàu dọc theo cầu cảng khi không sử dụng máy chính
1. Bảo quản máy tời:


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

− Trước hết phải bảo dưỡng thật tốt hệ thống máy tời thường xuyên tra dầu mỡ
vào các bộ phận chuyển động như trục bánh xe quấn lỉn, bộ li hợp, tay quay của
phanh và tay gạt đảo chiều.
− Nếu là máy tời bảo quản thật tốt hệ thống động cơ, khi không sử dụng bắt buộc
phải che phủ toàn bộ hệ thống động cơ và tay trang điều khiển.
Nếu là máy tời điện thuỷ lực thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống dẫn
dầu xem chúng có bị dò dỉ hay không.
Nếu là máy tời hơi nước thì phải kiểm tra vật liệu giữ nhiệt ở phía ngoài đường
ống xem chúng có bị rách vỡ hay không.
- Máy tời buộc tàu có kết cấu giống như máy tời neo, tời cẩu hàng. Máy tời có loại
đứng, có loại nằm, chúng được truyền động có thể bằng thủ công, bằng hơi nước,
bằng thuỷ lực hoặc bằng điện.

Ở mũi tàu, máy tời buộc tàu sử dụng chung với máy tời neo thông qua hệ thống ly
hợp. Một số tàu hiện đại có trang thiết bị tời buộc tàu tự động, nó cho phép tự động
thu dây hay xông dây khi dây quá căng hoặc quá chùng. Tốc độ quấn dây của tời
buộc tàu khoảng 10 đến 15 mét/phút.
2. Bảo quản dây buộc tàu:
 Khi sử dụng dây thảo mộc cần chú ý những điều sau đây:
- Tránh thắt nút vì thắt nút làm giảm 50% độ bền của dây, tránh bẻ gập uốn
cong quá mức, không được dùng cho ròng rọc nhỏ hơn quy định.
- Không được để dây tiếp xúc với dầu mỡ, sơn, hoá chất, đặc biệt tránh axit và
kiềm.
- Góc kẹp của dây sợi tại móc cẩu càng lớn thì lực tác dụng lên dây càng lớn,
vì vậy khi sử dụng chú ý, lực tác dụng quá lớn có thể vượt qua giới hạn lực
kéo đứt.
Đổi đầu dây trong quá trình sử dụng có thể kéo dài tuổi thọ của dây thêm 25%.
Dây sợi sau khi sử dụng phải để phơi khô ráo, thoáng gió và cuộn lại, không sử
dụng nên cho vào kho sau khi đã hong khô.
 Khi sử dụng dây sợi tổng hợp cần chú ý những điều sau đây:
- Dây sợi hoá học (sợi tổng hợp) sau khi nối, cường độ còn 90% so với dây
nguyên. Dây polythene sau khi nối dễ bị trượt ra khỏi mối nối. Dây nylon và dây
polyester, sau khi nối rất khó bị lỏng và trượt.
- Không nên để lâu ngoài nắng vì như vậy dễ bị biến chất.
- Không sợ nước, sau khi dùng chỉ cần rửa sạch là được.
- Khi quấn dây vào cột bích, trước tiên quấn 2 đến 3 vòng rồi sau đó hãy quấn
thành hình số tám, không được quấn chung với cáp thép trên cùng một cột bích.
Khi cho dây lên trống quấn dây, không nên quấn nhiều vòng đề phòng vòng đề
phòng ma sát đột ngột, khi lấy dây ra khỏi trống cũng nên tiến hành với tốc độ
chậm.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP


- Nếu dùng dây sợi hoá học nối ở phía trước dây cáp thép để sử dụng thì phải chú ý
độ co dãn của dây sợi, chiều dài đoạn dây hoá học phải bằng 120% cáp thép, chiều
dài của dây sợi hoá học không nhỏ hơn 11 mét.
- Không được chạy dây gấp khúc với góc độ nhỏ.
- Tránh tiếp xúc với hoá chất.
- Dây bốt phải dùng loại dây có cùng chất lượng.
- Không nên tiếp xúc với hoá chất hoá học, nếu bị dính chất hoá học phải rửa cẩn
thận.
- Không đứng, ngồi trên dây sợi hoá học đang căng, cần lưu ý rằng loại dây này
khi sắp đứt không biểu hiện bất cứ dấu hiệu gì.

3 Vận hành hệ thống dây buộc tàu để thực hiện vào cầu, ra cầu và phao
Thuyền viên làm dây ở Boong Mũi gồm có: Đại phó, Thủy thủ trưởng và tối thiểu
(2) thủy thủ
Thuyền viên làm dây ở Boong Lái gồm có : Phó 2 và tối thiểu (2) thủy thủ
3.1 Làm dây cập cầu:
 Chuẩn bị:
- Thông báo thuyền viên ra vị trí làm dây trước khi cập cầu 30 phút
- Thử thông tin liên lạc giữa Buồng Lái-Boong Mũi và Boong Lái tàu
- Cấp điện cho tời Mũi và tời Lái. Khởi động máy tời
- Chuẩn bị dây ném, đệm va và dây bốt. Phải thả dây ném xuống nước, kéo cho
thẳng dây. Khoanh dây ném thành nhiều vòng nhỏ trước khi sử dụng
- Ở Boong Mũi, chọn sẵn một dây để làm dây chéo Mũi. Ở Boong Lái, chọn sẵn
một dây để làm dây chéo Lái. Rải dây ra mặt Boong theo thuận chiều kéo của dây
- Nếu mặt bằng rộng rãi, rải thêm một dây dọc Mũi và một dây dọc Lái
- Phân công người điều khiển tời, người ném dây, người phụ trách từng dây…


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP


Hoạt động làm dây
 Đưa dây nào lên bờ trước?
Mũi và Lái đưa dây chéo lên bờ trước. Thu ngay phần chùng của dây. Nhớ là chỉ
thu phần chùng(heaving the slack only)
Dây đưa tiếp theo là (1) dây dọc Mũi và (1) dây dọc Lái
Điều chỉnh vị trí tàu bằng (1) dây dọc và (1) dây chéo
Sau khi ổn định vị trí tàu, mới đưa thêm các dây khác lên bờ theo yêu cầu
 Thông báo cho Buồng Lái về tình trạng gì của tàu ?
Không cần Buồng Lái yêu cầu, Sĩ quan làm dây Mũi-Lái phải báo liên tục và kịp
thời cho Buồng Lái biết về trớn tàu và khoảng cách tàu mình tới các chướng
ngại… Bao gồm:
- Trớn tàu


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

- Khoảng cách tới tàu phía trước
- Khoảng cách tới tàu phía sau
- Khoảng cách tới cầu
- Mũi hay Lái đã thoát khỏi chướng ngại chưa
 Thí dụ:
- Headway much- Trớn tới mạnh
- Sternway much- Trớn lùi mạnh
- 20 meter to ship forward- Cách tàu phía trước 20m
- 20 meter to ship aft- Cách tàu phía sau 20m
- 40 meter to pier- cách chân cầu 40m
- Forward clear- Phía Mũi đã lọt
- Aft clear- Phía Lái đã lọt


Làm dây cập cầu xong
3.2 Làm dây rời cầu:
 Chuẩn bị :
- Thông báo thuyền viên ra vị trí làm dây trước khi tàu rời cầu 30 phút
- Thử thông tin liên lạc giữa Buồng Lái-Boong Mũi và Boong Lái tàu
- Cấp điện cho tời Mũi và tời Lái. Khởi động máy tời


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

- Sẵn sàng dây ném(heaving line), đệm va
- Tháo bỏ các tấm chắn chuột.
- Phân công người điều khiển tời, người ném dây, người phụ trách từng dây…
 Rút dây nào về tàu trước?
Mũi-Lái để lại một dây dọc và một dây chéo(single up). Thu các dây còn lại về tàu
Cởi tiếp dây dọc Mũi và Lái
Cởi dây chéo Mũi. Và sau cùng là chéo Lái
- Khi có lệnh tháo bỏ dây từ cầu tàu do lệnh của thuyền trưởng, thì tại vị trí mà
dây được tháo rời khỏi từ cầu tàu luôn có người điều khiển tời.
- Tời cũng được vào trám , nhả phanh và điều khiển tời quấn dây lên trống tới.
Trong khi quấn dây phải có người điều khiển dây sao cho dây được quấn lên tời
một cách đều đặn.
- Khi mà dây được quấn hết vào tời thì ta buộc dây lại ( lashing )
- Phanh tời lại và ra trám.
- Chằng buộc phủ vải bạt lại một cách cẩn thận.
- Tắt điện máy tời hoặc bơm thuỷ lực.
- Thu dọn vệ sinh khu vực làm việc.


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP


Dây sau khi được quấn trên trống quấn dây
* Note. Khi làm dây không được đứng trong vòng bên trong bán kính của dây mà
phải đứng ở bên ngoài vòng bán kính hơn nữa phải tránh xa khu vực đó ra, không
được ngồi hoặc đứng lên dây. Trong quá trình làm hàng thì dây luôn ở trang thái
không quá căng mà cũng không quá trùng.
 Quá trình rời cầu( leaving berth):


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

When leaving berth, the first orders are:
“Stand by engines!”
“Start engines!”
“Ready to get underway;
stand by for letting go”!

3

When the vessel is due to leave,
casting-off orders are given by
the pilot or by the mate.

3


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

Casting off the headline:
”Slack away the headline!”

“Heave away the headline!”

s
s

Sequence of casting-off: from stem to stern.

“Single up fore and aft!”

3


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

“Let go your headline!”

“Slack away headline;
heave away headline!”

3

Singled up

“Let go your fore spring!”
“Slack away fore spring;
heave away fore spring!”

3



Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

“Let go your aft spring!”
“Let go your breast line!”

“Slack away aft spring;
heave away aft spring!”
“Slack away breast line!;
heave away breast line!

3

”Let go your sternline!”

“Slack away sternline!”
heave away sternline!”

3


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

Finished casting off:
“Finished with manoeuvring station!”

3

“Propeller clear!
“Starboard fifteen - dead slow ahead!”



Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

 Những sai sót thường gặp:
1) Dây để nguyên trong trống, không rải ra mặt Boong vì thế không thể xông dây
kịp thời
2) Dây ném bị rối do không chuẩn bị trước
3) Cùng một lúc đưa quá nhiều dây lên bờ, gây lúng túng và thiếu an toàn khi thao
tác
4) Không thu phần dây chùng kịp thời nên dây bị cuốn vào chân vịt
5) Không thu phần chùng của dây, khiến dây không có tác dụng hãm quán tính tàu
khi cần thiết
6) Xông nhầm dây khi cởi dây rời cầu
7) Không thông báo Buồng Lái kịp thời và liên tục về tình trạng của tàu.
 Khẩu lệnh tiếng anh khi buộc dây cặp cầu:
Khi làm dây ( buộc và mở dây khi cặp cầu, phao) thường dung những khẩu lệnh
bằng tiếng Anh sau đây:
Single up!
Chừa một dây! (mũi và lái)
Slack away!
Nới chùng!
Check it!
Ghìm lại!
Easy, easy!
Hãy từ từ!
Take in slack!
Thu ngắn dây chùng!
Take a strain!
Giữ căng!
Double up!

Tăng cường dây!
Hold on!
Giữ chặt!
Round the drum!
Cho trống tời!
Round the bitts!
Quấn lên bích!
Heaving away!
Kéo dây!
B’lay! B’lay!
Tạm dừng
Avest heaving!
Ngừng kéo!
Made fast!
Buộc chặt!
Let go!
Mở dây!
Alongside port!(starboard)
Cặp mạn trái (phải)!
Standby tow line! Forward!
Chuẩn bị dây lai phía mũi!
Standby tow line! Aft!
Chuẩn bị dây lai sau lái!
Heaving tidht!
Kéo (thu) căng dây!
Keep on!
Tiếp tục tiến hành!
All chear!
Mở hết dây!
Wire foul!

Dây rối!
Heaving line!
Dây ném!
Bight!
Dây vòng! (hai đầu dây đều trở về tàu)
Shift forward. Well forward!
Dịch chuyển về phía trước. Càng về trước
càng tốt!


Khoa Điều Khiển Tàu Biển- Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ HP

Dịch chuyển về phía sau. Càng về sau càng

Shift aft. Well aft!
tốt.

Bài 3: HỆ THỐNG CẨU TRÊN TÀU
1. Cần cẩu trên tàu.


×