Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

báo cáo thực tập tại công ty tnhh một thành viên tân biên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 36 trang )




LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, để đạt được thành công
trong hoạt động kinh doanh, ngoài tiềm lực về vốn, sản phẩm và công nghệ sản xuất
thì công tác quản lý được coi là quan trọng nhất. Bởi thực tế, từ việc quản trị thành
công đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm và duy trì nguồn lực cho hoạt động kinh
doanh để đạt được những mục tiêu mong muốn đã đề ra.
Là một sinh viên thuộc ngành quản trị của Trường Đại học Lạc Hồng, em đã được
các thầy cô của trường trang bị kiến thức cho một nhà quản trị trong suốt 4 năm qua.
Và đây là đợt thực tập mà nhà trường giành cho các sinh viên khóa 2010 chúng em,
đây là một giai đoạn hết sức ý nghĩa đối với mọi sinh viên, đặc biệt quan trọng đối với
em, đợt thực tập này sẽ giúp em tiếp cận thực tế, thử sức với công việc thật sự, và áp
dụng những kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn.
Em được nhận thực tập ở Công ty TNHH Tân Biên Phát chuyên sản xuất kinh
doanh tôn thép và rất may mắn nhận được sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn cô Trần
Thị Kim Chi, mong rằng thời gian thực tập này sẽ nhiều ý nghĩa và kiến thức hơn,
cũng là hành trang giúp cho một sinh viên năm cuối như em chuẩn bị ra trường.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TẠI CÔNG TY
TNHH Một Thành Viên TÂN BIÊN PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Tấn Phát Đạt.
Địa chỉ: 25E/82, khu phố 1- Xa Lộ Hà Nội, phườngTân Biên, thành phố Biên Hòa,
Đồng Nai
Ngày thành lập: 13/05/2011
Mã số thuế: 3602076756
Vốn điều lệ:


3.000.000.000 vnđ (3 tỷ đồng)

Điện thoại: (061) 3887206 – DĐ: 0918926022
Fax: (061) 3881110
Giám đốc: Trần Văn Tho


1.1.1 Lịch sử hình thành
Đầu năm 2006, DNTN Tân Biên được thành lập do ông Trần Văn Tho làm giám
đốc, chuyên kinh doanh các mặt hàng về xây dựng như tôn và xà gồ.
Ngày 13/5/2011, công ty TNHH Tân Biên Phát với vốn điều lệ 3 tỷ đồng ra đời, với
tiền thân là DNTN Tân Biên.
1.1.2 Quá trình phát triển
Từ một cửa hàng nhỏ chuyên thu mua, trao đổi các loại tôn, xà gồ cũ vào năm
2003. Đến năm 2006, cửa hàng này đã được ông Trần Văn Tho mở rộng và đăng kí
kinh doanh với tư cách là DNTN Tân Biên.
Bằng sự nhiệt huyết và tận tụy của ông cùng ba mươi nhân viên là những người
quen thân tín, đã giúp cho việc kinh doanh trở nên tốt hơn, vững chắc hơn trong giai
đoạn mà kinh tế Việt Nam đi xuống. “ Tiến chắc” là triết lý kinh doanh của DNTN
Tân Biên và cũng là triết lý kinh doanh của Công ty TNHH Tân Biên Phát hiện tại.
13/5/2011, một bước tiến quan trọng của DNTN Tân Biên, Công ty TNHH một
thành viên Tân Biên Phát, vốn điều lệ 3 tỷ đồng, số lượng nhân viên gần 70 người,
được thành lập.
Công ty đã đạt được mục tiêu 3 năm đầu tiên (2011-2014) nhờ sự hoàn thiện trong quy
trình sản xuất với các thiết bị máy móc mới, cùng với giá cả cạnh tranh nhất và dịch vụ
chuyên chở an toàn. Mục tiêu 5 năm (2014-2019) của công ty là “ phát triển ổn định,
mở rộng quy mô, đầu tư vào lĩnh vực mới (xe ôtô)”
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất
1.2.1.1 Sản phẩm kinh doanh tại công ty tnhh Tân Biên Phát

Cùng với sự phát triển của ngành tôn thép Việt Nam và nhu cầu sử dụng đa dạng và
cao hơn của người dùng,công ty tnhh Tân Biên Phát kinh doanh những sản phẩm tôn
thép, xà gồ mới nhất và chất lượng nhất.Sau đây là hình ảnh và một số thông tin của
các sản phẩm của công ty TNHH Tân Biên Phát


Bảng 1.1. Hình ảnh và một số thông tin của các sản phẩm
Hình ảnh

Thông tin
• Bề rộng (mm): 650 ÷ 1250
• Độ dày (mm): 0.11 ÷ 2.5
• Độ bền kéo (N/mm2): 550 min
• Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong công
nghiệp ôtô, tấm lợp, thép là dùng sơn và mạ,
ống thép, thiết bị gia dụng, thùng phuy, đồ nội
thất…

Thép cán cuộn
• Bề rộng (mm): 750 ÷ 1250
• Độ dày (mm): 0.55 ÷ 3.2
• Độ bền kéo (N/mm2): G350, G450, G550
• Tính năng vượt trội:
-Chống ăn mòn cao
-Thẩm mỹ cao cho công trình
-Không cần sơn phủ bảo vệ
• Ứng dụng:
-Xây dựng công trình - dân dụng:Công nghiệp
lợp, nhà thép tiền chế, ống thép,...Vật liệu xây dựng,
Thép dày mạ kẽm


Nhà máy, nhà xưởng, kho hàng, bệnh viện, trường
học, nhà hát,...
-Sản xuất công nghiệp:Xe ôtô, điện công nghiệp
& gia dụng,...


• Bề rộng (mm): 750 ÷ 1250
• Độ dày (mm): 0.16 ÷ 1.2
• Độ bền kéo (N/mm2): G350, G450, G550
• Tính năng vượt trội:
- Được sản xuất đặc biệt thích hợp với nhiều mục
đích sử dụng
- Chống ăn mòn cao
- Chống nóng tốt
- Lớp bảo vệ anti-finger: chống ố, chống oxy hóa,
giữ được bề mặt sáng lâu, giảm bong tróc, trầy xước
Tôn lạnh

lớp mạ trong quá trình dập, cán
• Ứng dụng:Vật liệu xây dựng, Nhà máy, nhà
xưởng, kho hàng, bệnh viện, trường học,…
• Bề rộng (mm): 750 ÷ 1250
• Độ dày (mm): 0.1 ÷ 0.55
• Độ bền kéo (N/mm2): G350, G450, G550
• Tính năng vượt trội:
- Được sản xuất đặc biệt thích hợp với nhiều mục
đích sử dụng.
- Lớp bảo vệ Cromic: Chống ố, Chống oxy hóa,
giữ được bề mặt sáng lâu, giảm bong tróc, trầy xước

lớp mạ trong quá trình dập, cán.
• Ứng dụng: Vật liệu xây dựng, Nhà máy, nhà
xưởng, kho hàng, bệnh viện, trường học, nhà

Tôn kẽm

hát,...


• Bề rộng (mm): 750 ÷ 1250
• Độ dày (mm): 0.1 ÷ 1.2
• Độ bền kéo (N/mm2): G350, G450, G550
• Tính năng vượt trội:
- Khả năng chống ăn mòn vượt trội
- Màu sắc phong phú, đa dạng.
• Ứng dụng: Vật liệu xây dựng, Nhà máy, nhà
Tôn mạ màu

xưởng, kho hàng, bệnh viện, trường học, nhà
hát,...
• Bề rộng (mm): Min 40 (± 0.5)
• Độ dày (mm): 1.2 ÷ 3.2
• Độ bền kéo (N/mm2): G350, G450, G550
• Ứng dụng: Thích hợp làm khung, kèo thép
cho nhà xưởng, đòn tay thép cho gác đúc…

Xà gồ đen
• Bề rộng (mm): Min 40 (± 0.5)
• Độ dày (mm): 1.2 ÷ 3.2
• Độ bền kéo (N/mm2): G350, G450, G550

• Tính năng vượt trội:
- Chống ăn mòn và rỉ sét.
- Không cần sơn chống rỉ
- Tiết kiệm chi phí bảo trì.
Xà gồ mạ kẽm

• Ứng dụng: Thích hợp làm khung, kèo thép
cho nhà xưởng, đòn tay thép cho gác đúc…
(Nguồn: hoasengroup.vn)


1.2.1.2 Những nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và khách hàng của sản
phẩm đầu ra của công ty Tân Biên Phát.
• Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào của Công ty TNHH Tân Biên Phát chủ yếu như thép cán cuộn,
tôn kẽm… được cung cấp chủ yếu từ Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim có trụ sở chính
đặt tại Đường N, Cụm sản xuất An Thạnh, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Hiện tại, Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim đã lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam VNR 500 và được đánh giá là một trong 10 đơn vị đầu ngành về thị
phần tôn thép mạ toàn quốc. Đây là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chất lượng và
ổn định đối với Công ty TNHH Tân Biên Phát.
• Khách hàng sản phẩm đầu ra
Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu liên quan tới xây dựng và kinh doanh tôn
thép.
Nhóm khách hàng liên quan tới xây dựng: mua các sản phẩm nhằm phục vụ cho các
công trình xây dựng cá nhân hoặc của các tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: chủ thầu các
công trình, các doanh nghiệp trong khi xây dựng nhà xưởng, hộ dân,...
Nhóm khách hàng kinh doanh tôn thép: đây là nhóm khách hàng mua các sản
phaame của công ty để kinh doanh, bán lại.
1.2.1.3 Quy trình sản xuất của công ty

1.2.1.3.1 Quy trình sản xuất tôn mạ kẽm
• Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào
Dựa vào bản kế hoạch sản xuất, kiểm tra quy cách và số lượng cần sản xuất.
Cân cuộn tôn đen, ghi và lưu các số liệu như : trọng lượng cuộn lý thuyết (của nhà
xản xuất) và thực tế(trọng lượng khi đem cân), trọng lượng bao bì, qui cách và loại tôn
(tôn mềm hay tôn cứng ) vào sổ theo dõi chất lượng tôn đen.
Kiểm tra chất lượng tôn đen:
- Kiểm tra sơ bộ: qui cách, nguồn gốc xuất xứ.


- Tháo bỏ bao bì và kiểm tra bên trong nguyên liệu, đối với các cuộn không đạt tiêu
chuẩn như bị méo, bị giản biên, giản bụng, rỉ sét nặng, ... sẽ tiến hành lập biên bản
không đưa vào sản xuất
- Trong quá trình sản xuất công nhân thường xuyên theo dõi chất lượng tôn đen ( mức
độ dầu mỡ, giãn biên, giãn bụng, đứt nối giữa cuộn, … ) và ghi nhận vào sổ theo dõi
chất lượng tôn đen.
• Bước 2: Cấp nguyên liệu liên tục vào dây chuyền
Sau khi nguyên liệu đã đạt tiêu chuẩn để sản xuất, nguyên liệu được đưa vào thiết bị
xả cuộn và nối vào cuộn cũ để cấp tôn liên tục cho dây chuyền.
• Bước 3: Tẩy dầu mỡ và rỉ sét
Trước khi tôn được đưa vào mạ phải qua công đoạn tẩy dầu mỡ và rỉ sét, công đoạn
này bao gồm 4 phần :
- Dùng hóa chất tẩy dầu mỡ: Trước tiên băng tôn được đi qua 1 bể nhúng có nồng độ
từ 23 - 40 điểm, được kích hoạt nhiệt độ bằng hơi nước đạt từ 60 oC – 80oC, sau đó qua
hai buồng phun. Buồng phun được phun bằng hệ thống bơm nước áp lực cao kết hợp
với một hàm lượng nhỏ chất tẩy dầu kéo từ bể nhúng qua, phun lên cả hai mặt của
băng tôn và dùng cặp trục chà bằng cước để tẩy sạch phần dầu mỡ trên bề mặt tôn.
- Sau khi đã đi qua hai buồng phun, băng tôn tiếp tục qua 1 buồng phun nước nóng ở
nhiệt độ từ 60oC – 80oC để rửa sạch dầu mỡ cùng hóa chất trên băng tôn.
- Kết thúc công việc tẩy dầu mỡ, băng tôn được đi vào 1 bể dung dịch HCl với nồng

độ từ 10 –20% tuỳ theo mức độ rỉ sét của tôn để tiến hành tẩy rỉ sét. Công đoạn trên
được bộ phận KCS kiểm soát nồng độ và nhiệt độ 2lần/ca sx theo bản kế hoạch chất
lượng tôn mạ kẽm ( KHCL) và ghi nhận vào sổ kiểm tra các thông số sản xuất.
- Qua 3 vị trí tẩy rửa trên, lúc này băng tôn tiếp tục đi qua 1 bể nước để tráng rửa
thành phần axít còn lại, sau đó qua 1 buồng phun bằng nước nóng rồi lại qua 1 bể nước
để tráng rửa lần cuối và được vắt khô bằng 1 cặp trục cao su trước khi qua công đoạn
sấy.
• Bước 4: Gia nhiệt băng tôn trước khi xuống chảo.


Sau khi tẩy rửa sạch sẽ bề mặt, băng tôn được đưa qua một lò sấy nhiệt trực tiếp
nhằm mục đích nâng nhiệt độ băng tôn lên khoảng 2000C để tránh sự mất nhiệt gây hại
cho chảo mạ.
• Bước 5: Quá trình mạ kẽm - Đây là công đoạn quan trọng nhất của dây
chuyền
- Băng tôn sau khi đạt đến nhiệt độ 180~200 0C sẽ đi qua ngăn chứa trợ dung
(Ammonium Chloride và một số kim loại khác như Antimon, Alummium, ...) để tẩy
sạch bề mặt lần cuối, làm tăng độ bóng sáng của bề mặt kẽm và cơ tính lớp mạ kẽm...
- Sau đó băng tôn đi qua ngăn chứa kẽm và cuối cùng là đi qua cụm thiết bị dao gió
để hoàn tất quá trình mạ kẽm. Độ dày mỏng của lớp mạ kẽm được kiểm soát thông qua
cụm thiết bị dao gió này.
• Bước 6: Quá trình làm nguội
Khi băng tôn được mạ phủ một lớp kẽm theo yêu cầu, lúc này băng tôn còn nóng
và được làm nguội nhờ hệ thống ống gió và quạt nguội gắn ở phía trên dàn làm nguội.
Sau khi qua công đoạn làm nguội bằng gió, lúc này nhiệt độ của băng tôn vẫn còn khá
cao. Vì vậy băng tôn được chạy qua một bể nước làm nguội để giảm nhiệt xuống còn
khoảng 600C- 800C, đồng thời tráng rửa nhừng hỗn hợp muối, bụi kẽm và các tạp chất
khác bám trên bề mặt tôn mạ nhằm giữ cho bề mặt tôn mạ được sạch sẽ trước khi đi
qua công đoạn thụ động hóa.
• Bước 7: Thụ động hoá bề mặt

Sau khi được làm nguội và rửa sạch bằng bể nước, băng tôn được vắt khô bằng 1
cặp trục cao su và tiếp tục qua bể thụ động hoá, tại đây băng tôn được nhúng trong bể
dung dịch cromat với nồng độ từ 3 – 7 điểm (3%-7%), nhiệt độ từ 55oC – 65oC. Băng
tôn đã mạ kẽm khi đi qua bể thụ động được phủ một lớp chromate vô định hình trên bề
mặt tôn để tăng khả năng chống gỉ cho bề mặt tôn, sau đó được vắt khô nhờ cặp trục
cao su trước khi qua công đoạn làm khô.
• Bước 8: Thành phẩm và lưu kho
Tôn sau khi đã mạ kẽm xong sẽ được bộ phận KCS phân loại A,B,C theo tiêu
chuẩn từ phòng kinh doanh. Sau khi ra cuộn, tôn cuộn được đem đi cân, dán mạc và


chuyển về kho bàn giao lại cho bộ phận kho. Đối với các cuộn không phù hợp, bộ
phận KCS tiến hành lập báo cáo theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
(Nguồn Internet )

1.2.1.3.2 Quy trình sản xuất tôn mạ màu
• Bước 1: Tại khu vực đầu vào
Cấp tôn liên tục cho quá trình sản xuất, chọn lọc chất lượng tôn nguyên liệu để sản
xuất ra những sản phẩm mạ màu với chất lượng cao nhất.
Tôn cuộn đen hoặc tôn đã qua mạ kẽm nhúng nóng sau khi được kiểm tra kỹ càng
về tiêu chuẩn chất lượng (đảm bảo T-bend, Ericsen, …) được chọn làm nguyên liệu
cho sản xuất tôn cuộn mạ màu.
Tôn nguyên liệu được đưa vào khu vực đầu vào bằng hệ thống cầu trục để đưa vào
xe rùa chở nguyên liệu.
Từ xe rùa tôn nguyên liệu được đưa vào tang xả cuộn để chuẩn bị cho quá trình đưa
cuộn tôn nguyên liệu vào dây chuyền sản xuất.
Sau khi đưa lên tang xả cuộn, hệ thống thuỷ lực bung tang kẹp chặt vào lõi trong
cuộn tôn, sau đó dịch chuyển cuộn tôn vào đúng tâm dây chuyền.



Với các thiết bị máy nối, tháp bù dự trữ tôn ( looper ), …theo thiết kế công nghệ
hiện đại của Hàn Quốc, đảm bảo tính hoạt động liên tục của dây chuyền từ khu vực
đầu vào cho đến khu vực ra thành phẩm.
• Bước 2: Tại khu vực tẩy rửa
Tẩy dầu và bụi bặm bám trên tôn cuộn nguyên liệu tạo độ bám dính cao cho sơn lên
bề mặt tôn.
Khu vực tẩy rửa gồm một bể tẩy dầu: Có gắn hệ thống béc phun cao áp, phun dung
dịch Alkali nóng vào cả 2 mặt băng tôn sau đó tôn nguyên liệu được chà sát bằng hệ
thống trục chà cước (được nhập từ Hàn Quốc) để tẩy hoàn toàn những dầu mỡ bám
trên bề mặt tôn nguyên liệu (Ghi chú: Nếu tôn nguyên liệu còn dầu mỡ và bụi bặm khi
sơn sẽ mau tróc, phai màu, …). Dung dịch dầu trong bể tẩy dầu được thu hồi và xử lý
kỹ trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Sau bể tẩy dầu là 2 bể phun nước nóng, lạnh với hệ thống béc phun và trục vắt để
rửa sạch phần hoá chất từ bể tẩy dầu và vắt thật khô băng tôn sau khi ra khỏi các bể
tẩy rửa.
• Bước 3: Tại khu vực sơn, sấy và làm nguội
Khu vực sơn, sấy và làm nguội hay còn gọi là khu vực trung tâm, đây là khu vực
chính của dây chuyền mạ màu tạo ra sản phẩm.
Khu vực trung tâm bao gồm 3 máy sơn (được nhập từ Hàn Quốc) sau các máy sơn
là các lò sấy nhiệt độ cao với nhiệt độ buồng lò có thể lên đến 6000C:
Máy sơn hoá chất: Công nghệ sơn dùng hai trục sơn, và sơn 2 mặt cùng một lúc,
các trục được dẫn động bằng AC vector motor, mục đích phủ lên tôn nguyên liệu một
lớp dung dịch Cromat, đây là dung dịch bảo vệ chống ăn mòn rất tốt và nó còn có tác
dụng làm lớp keo để kết dính các lớp sơn khác.
Sau máy sơn hóa chất là lò sấy hoá chất: Lò sấy hoá chất với hệ thống béc đốt được
nhập từ Đức, sử dụng LPG để sấy khô lớp hoá chất giúp hoá chất bám chặt vào kim
loại nền.
Sau máy sấy là hệ thống quạt gió lưu lượng cao để làm nguội bề mặt băng tôn
trước khi đi vào các máy sơn khác.



Máy sơn thô: Công nghệ sơn dùng hai trục sơn, sơn cùng lúc 2 mặt các trục được
dẫn động bằng AC vector motor, có thể điều chỉnh độ dày màng sơn một cách dễ dàng
nhờ các động cơ được điều chỉnh vô cấp và có các hệ thống loadcell hiện đại, sơn sử
dụng ở đây là loại sơn có gốc crom - được nhập từ các hãng sơn nổi tiếng trên thế giới
như Becker, KCC , Duracoat - giúp chống ăn mòn tốt và làm chất kết dính giữa bề mặt
tôn nguyên liệu và lớp sơn tinh.
Tôn sau khi được sơn lớp sơn thô sẽ qua giai đoạn sấy khô để các phần tử trong sơn
kết dính tạo độ bền cho sơn bằng cách đi qua hệ thống lò sấy. Hệ thống lò sấy nhiệt độ
cao được sử dụng nhiên liệu là LPG với các béc đốt xuất xứ từ Đức, Ý giúp tránh được
các khói thải độc hại ra môi trường xung quanh và quá trình đốt cháy hầu như hoàn
toàn nhiên liệu không tạo ra các muội than ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
Sau khi sấy băng tôn được làm nguội bằng hệ thống gió lưu lượng cao để làm
nguội bớt băng tôn sau đó được đưa qua hệ thống bể phun nước cao áp làm nguội băng
tôn.
Máy sơn tinh: Sơn sử dụng ở đây là loại sơn có gốc Polyester - được nhập từ các
hãng sơn nổi tiếng trên thế giới như Becker, KCC , Duracoat … với công nghệ sơn
dùng ba trục sơn tạo ra bề mặt bóng, sự đồng đều cao trên toàn bề mặt (sử dụng cho
các sản phẩm gia dụng cao cấp như vỏ máy giặt, tủ lạnh,…) , sơn cùng lúc 2 mặt các
trục được dẫn động bằng AC vector motor, có thể điều chỉnh độ dày màng sơn lên đến
25µm một cách dễ dàng linh hoạt nhờ các động cơ được điều chỉnh vô cấp và có các
hệ thống loadcell hiện đại. Lớp sơn đồng đều trên toàn tấm tôn giúp tăng sự bền màu
với thời tiết khắc nghiệt ở nước ta, đồng thời giúp chống ăn mòn tốt, thích hợp sử dụng
ở các vùng ven biển, khu công nghiệp, …
Tôn sau khi được sơn lớp sơn cuối sẽ qua giai đoạn sấy khô để các phần tử trong
sơn kết dính tạo độ bền cho sơn bằng cách đi qua hệ thống lò sấy. Hệ thống lò sấy
nhiệt độ cao được sử dụng nhiên liệu là LPG giúp tránh được các khói thải độc hại ra
môi trường xung quanh. Hệ thống gia nhiệt các béc đốt xuất xứ từ Đức,Ý đốt cháy hầu
như hoàn toàn nhiên liệu không tạo ra các muội than ảnh hưởng đến chất lượng thành
phẩm.



Sau khi sấy băng tôn được làm nguội bằng hệ thống gió lưu lượng cao để làm
nguội bớt băng tôn sau đó được đưa qua hệ thống bể phun nước cao áp làm nguội băng
tôn.
Sau khi ra khỏi bể làm nguội cuối cùng này, tôn thành phẩm được làm khô bằng hệ
thống quạt cao áp và chính thức trở thành sản phẩm mạ màu.
• Bước 4:Tại khu vực đầu ra
Chức năng chính: Kiểm tra chất lượng thành phẩm, chia cuộn theo đặt hàng của
khách hàng.Băng tôn thành phẩm mạ màu sau khi qua khỏi khu vực trung tâm được
các AC vector motor dẫn động vào hố bù (looper) đầu ra, để phần trung tâm được chạy
ổn định và liên tục trong quá trình lấy cuộn thành phẩm.
Băng tôn được kiểm tra chất lượng bằng mắt ở cả hai mặt bởi các KCS và được in
phun số mét và logo theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó được cuốn bằng tang cuốn.
Sau khi kiểm tra đủ số mét yêu cầu cuộn được cắt bằng dao cắt đầu ra. Và được xe rùa
đưa ra khỏi tang cuốn cuộn. Sau đó cuôn được đem đi đóng bao bì và chuyển sang
Kho thành phẩm.


1.2.1.4 Những thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất
Công ty tnhh Tân Biên Phát hiện có 2 dây chuyền mạ kẽm và 2 dây chuyền mạ màu
hiện đại với công suất thiết bị mạ kẽm đạt 70.000 tấn/năm, công suất thiết bị mạ màu
80.000 tấn/năm và đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000, cùng với 1 dây chuyền
cán sóng tôn và các thiết bị như máy nâng, máy kéo…
Vào đầu năm 2010, dây chuyền mạ màu đầu tiên của Tôn Tân Biên đã lắp đặt hoàn
chỉnh theo công nghệ của Hàn Quốc và đưa vào hoạt động sản xuất.
Đến năm 2012, Công ty Tôn Tân Biên tiếp tục đưa dây chuyền mạ màu thứ 2, dây
chuyền được thiết kế, lắp đặt, vận hành bởi chính đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Tôn Tân
Biên. Dây chuyền được thiết kế theo công nghệ tiên tiến, các thiết bị chính của dây
chuyền được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc,

Trung Quốc, Đài Loan, Châu Âu. Dây chuyền có thể sản xuất với dãy sản phẩm có độ
dày từ 0.12 – 0.8 mm đạt tiêu chuẩn chất lượng JIS G3312 của Nhật Bản phục vụ tốt
cho các nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay và trong tương lai theo
sư phát triển của đất nước. Việc ra đời 2 dây chuyền công nghệ mạ màu đánh dấu một
bước phát triển mới của Tôn Tân Biên nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm
ngày càng cao và đa dạng của thị trường.
1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty tnhh Tân Biên Phát
Công ty TNHH MTV Tân Biên Phát đã xây dựng và phát triển một mạng lưới phân
phối rộng khắp. Công ty có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, nhiệt tình và năng động
với10 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học. Lực lượng công nhân
trực tiếp sản xuất hơn 50 người đã qua đào tạo sơ cấp và trung cấp kỹ thuật. Với tiềm
năng nhân lực, kỹ thuật công nghệ cộng với chất lượng phục vụ uy tín, Tôn Tân Biên
đã không ngừng vươn lên trở thành nhà sản xuất tôn mạ kẽm và tôn mạ màu được sự
tín nhiệm của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.


Giám đốc

P.Kinh
doanh

P.Hành ChínhNhân Sự

P.Kế ToánTài Chính

P.Bảo Vệ

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty tnhh Tân Biên Phát

1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
• Phòng Kinh Doanh: gồm trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên
- Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những
những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác
hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh
tiềm năng khác.
- Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện
theo kế hoạch được duyệt.
- Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm
tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy
trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu quy
trình này.
- Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo
cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho
Trưởng phòng kinh doanh.
-Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng
nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng,
lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ, một bản chính cho
phòng kế toán giữ.


-Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng,
xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
-Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian
giao hàng….
-Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ
xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
-Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
-Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị;

duy trì các mối quan hệ khách hàng.
-Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
-Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
• Phòng hành chính – nhân sự: gồm trưởng phòng và các nhân viên.
Nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban lãnh đạo
công ty về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy định của Nhà nước và nội
quy, quy chế của Công ty. Gồm:
- Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự
- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự
- Tổ chức hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định trong toàn
công ty.
- Tổ chức xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các dự án, đề án về
tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất trong công ty theo phân cấp
- Soạn thảo các quy định, văn bản báo cáo. Thủ tục hồ sơ về cơ cấu tổ chức sản
xuất, bộ máy quản lý của công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chuyên đề về quản lý sản phẩm chu chuyển nội
bộ hợp đồng kinh tế nội bộ trong toàn công ty
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy chế về quản lý của công
ty.
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách các quy
định của Đảng, nhà nước. Quản lý tập trung thống nhất toàn diện về công tác quản lý


đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân
toàn công ty theo phân cấp.
- Tổ chức xây dựng, hướng dẫn và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ quy hoạch cán
bộ, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hàng năm về công tác cán bộ => xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng.
- Quản lý hồ sơ, chuẩn bị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm nâng bậc lương, điều
động, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động để

trình chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc phê duyệt
- Tổ chức hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn, kiểm tra thực
hiện kế hoạch đào tạo ở các đơn vị xét gửi đi học trong và ngoài nước, phân bổ chi phí
phù hợp cho các đoàn đi khảo sát nâng cao tay nghề khi có nhu cầu.
• Phòng kế toán tài chính
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng
qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái
và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua
từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu
hiệu.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường
và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn
của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền
vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui
định của Công ty.


- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên
quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế
hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài
chính, kế toán hiện hành

• Phòng bảo vệ
- Xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ dài, ngắn hạn
- Phối hợp với cơ quan giải quyết các sự kiện liên quan chính trị, trật tự trị an.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện các phương án bảo vệ tại chỗ trộm cắp
xảy ra tại đơn vị
- Trực tiếp canh gác bảo vệ kiểm tra người, phương tiện vật tư hàng hóa ra vào cổng
- Lập phương án bảo vệ các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà Nước, quốc tế đến thăm
và làm việc tại công ty
- Phối hợp với các cơ quan đơn vị xây dựng nội quy, quy định bảo vệ nội bộ, tài
sản..
- Tổng hợp tiến hành an ninh chính trị, nội bộ trật tự trị an.
1.2.2.3 Sơ đồ tổ chức của phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là nơi cung cấp các sản phẩm đầu ra, đảm bảo nguồn doanh thu
và lợi nhuận phục vụ cho nhu cầu tái đầu tư và cung cấp các chỉ tiêu nhằm đánh giá
mức độ hoàn thành của các kế hoạch kinh doanh. Do đó phòng kinh doanh được đánh
giá cao về mức độ quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Dưới đây là sơ đồ
tổ chức của phòng kinh doanh:
Trưởng phòng

Phó phòng

Nhân viên
nghiệp vụ
thống kê

NV nghiệp vụ
xuất nhập khẩu

Nv nghiệp vụ
xuất nhập kho



(Nguồn: Phòng Nhân Sự)
1.2: Sơ đồ phòng kinh doanh tại Tân Biên Phát
1.2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của các thành viên tại phòng kinh doanh
• Trưởng phòng kinh doanh
- Lập kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa; giao dịch, đàm phán, đề xuất giáo đốc
kí hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Nghiên cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu khách hàng; nghiên cứu
thị trường, đề xuất phát triển mặt hàng mới.
- Theo dõi báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm…
• Phó phòng kinh doanh
- Giúp trưởng phòng lập kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa
- Thay mặt trưởng phòng giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Nghiên cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn khách hàng.
- Giaỉ quyết các công việc của phòng khi trưởng phòng đi công tác…
• Nhân viên nghiệp vụ thống kê
- Tổng hợp số liệu thu mua nguyên liệu và sản phẩm đầu ra.
- Tập hợp số liệu bán hàng theo tháng.
- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trình giám đốc.
• Nhân viên nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- Lập và theo dõi hợp đồng xuất nhập khẩu, tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Thống kê số liệu trì hoãn việc giao/nhận (nếu có) và xác định nguyên nhận trong
sổ theo dõi hợp đồng.
- Gửi và nhận chứng từ giao dịch với khách hàng, theo dõi và thống kê những khiếu
nại từ khách hàng.
• Nhân viên nghiệp vụ xuất nhập kho
- Lập hóa đơn xuất, nhập hàng hóa.
- Định kì kiểm kê hàng hóa của công ty.
- Theo dõi việc xuất nhập vật tư..



1.2.3 Những nội quy tại công ty
1.2.3.1 Nội quy làm việc tại công ty
• Thời gian làm việc
Buổi sáng: Từ 7g00 đến 11g30
Buổi chiều: Từ 13g00 đến 16g30
• Quy định đối với nhân viên
1. Chấp hành tốt giờ giấc làm việc: Đi và về đúng giờ. Cán bộ quản lýcần tới sớm
để kiểm tra và chuẩn bị cho công việc. Ra ngoài trong giờ làm việc phải có giấy ra
cổng (Ngoại trừ Giám Đốc, Kế toán trưởng). Nghỉ phép phải làm đơn trước 24 giờ và
bàn giao công việc cụ thể. Trong giờ làm việc không được bỏ vị trí làm việc để tụ tập
nói chuyện, ăn sáng hoặc ra ngoài quán uống nước.
2. Khi vào Công ty phải mặc đồng phục theo quy định. Đối với nhân viên bán hàng
phải đeo bảng tên. Không được vào Công ty trong trạng thái say xỉn.
3. Đồ dùng, máy móc của Công ty muốn đem ra ngoài phải có giấy ra cổng có chữ
ký của Giám Đốc.
4. Làm việc theo đúng quy định - quy trình. Không được chiếm dụng thời gian,
không sử dụng máy móc, phương tiện làm việc để làm việc riêng.
5. Luôn thực hành tiết kiệm, giữ vệ sinh chung. Hút thuốc lá đúng nơi quy định.
Cấm hút thuốc trong kho phụ tùng, kho sơn và trong phòng làm việc. Có ý thức bảo
quản tài sản Công ty. Không gian tham, trộm cắp. Không lấy cắp hàng hóa, vật dụng
khách hàng để trên xe. Không tư túi, minh bạch trong các khoản chi tiêu của Công ty.
6. Quan hệ đồng nghiệp lành mạnh. Đoàn kết, giúp đỡ nhau. Không phân chia bè
nhóm, phân biệt tôn giáo, địa phương gây mất đoàn kết nội bộ.
7. Không được gây khó dễ, đòi hỏi, đặt diều kiện với khách hàng vào mua xe, vào
làm dịch vụ hoặc các nhà cung cấp.
8. Vật dụng - máy móc sau khi sử dụng phải lau chùi sạch sẽ, để vào đúng nơi quy
định. Điện thoại, máy in, máy vi tính phải lau chùi, diệt trừ vi rút hằng ngày.



9. Không được tùy tiện vận hành máy móc trong xưởng nếu không có trách nhiệm.
Không dùng vòi chữa cháy để rửa sàn nhà. Khi thử xe trong nhà xưởng phải cẩn trọng,
cấm chạy tốc độ cao để thử thắng dễ gây tai nạn và làm hư hỏng lớp sơn nền.
10.Tôn trọng cấp trên - Hòa đồng với đồng nghệp - Lịch sự với khách hàng.
Yêu cầu CB - NV chấp hành nghiêm chỉnh nội quy Công ty. Nội quy được áp dụng
bình đẳng với mọi người trong Công ty. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo
mức độ.
1.2.3.2 Quy định về phòng cháy chữa cháy
1. Tuyệt đối không mang các loại vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, vật liệu gây nổ hay
các vật độc hại nguy hiểm vào công ty.
2. Chấp hành tốt các quy định của công ty về công tác an toàn PCCC, sử dụng và
bảo quản tốt trang thiết bị chữa cháy.
3. Tham dự đầy đủ các khoá huấn luyện, học tập về PCCC.
4. Tích cực tham gia tuyên truyền nội quy PCCC. Có trách nhiệm báo ngay cho cấp
trên các trường hợp nguy cơ có thể gây ra hỏa hoạn.
5. Nghiêm cấm hút thuốc trong khu vực sản xuất, kho hàng. Không được hút thuốc
trong giờ làm việc. Trong giờ giải lao chỉ được phép hút thuốc ở đúng nơi qui định.
Tàn thuốc, mẫu thuốc thừa phải bỏ vào thùng riêng cho tàn thuốc.
6. Không được tự ý tháo gỡ móc nối đường dây dẫn điện. Trước khi ra về phải:
Kiểm tra tắt máy, đèn và các cầu dao từng khu vực mình quản lý.
7. Các loại hoá chất vật liệu dễ cháy phải để vào kho riêng.
8. Khi có sự cố xảy ra, người phát hiện phải hô to CHÁY! CHÁY!. Đồng thời sử
dụng phương tiện chữa cháy gần nhất đễ dập tắt đám cháy và kịp thời báo cho những
người có trách nhiệm xử lý.
1.2.3.3 Những quy định khác tại công ty
• Quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động
1. Tuyệt đối không sử dụng các loại máy móc thiết bị khi chưa nắm vững quy phạm
và quy tắc an toàn lao động với các máy móc thiết bị đó.



2. Nhân viên trong quá trình làm việc nếu phát hiện thấy nguy cơ gây tai nạn lao
động hoặc các sự cố nguy hiểm có thể xảy ra, phải chịu trách nhiệm thông báo kịp thời
với cấp trên hoặc người có trách nhiệm để xử lý.
3. Nhân viên được phép từ chối, rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra
tai nạn đe dọa tính mạng cho đến khi nguy cơ được khắc phục.
4. Phải tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện về chuyên môn, PCCC,…
5. Không được viết chữ và hình ảnh bừa bãi lên vách tường và nơi làm việc.
6. Không được ăn uống hoặc đem thức ăn vào công xưởng. Phải vệ sinh sạch sẽ
trước khi ăn uống.
7.Tác phong phải gọn gàng, sạch sẽ trước khi vào công xưởng.
8. Tổ trưởng các bộ phận có trách nhiệm thường xuyên phân công nhân viên trong
tổ vệ sinh các loại máy móc thiết bị; thu dọn vệ sinh sạch sẽ các loại dụng cụ, nguyên
liệu và phế phẩm , đảm bảo an toàn sạch sẽ khu vực sản xuất.
• Quy định về bảo vệ tài sản – máy móc thiết bị của công ty
1. Nhân viên phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn bảo quản và sử dụng đúng mục
đích các loại tài sản, máy móc thiết bị và dụng cụ được giao.
2. Nếu để thất thoát, hư hỏng do bất cẩn hoặc chủ quan thì phải chịu trách nhiệm
bồi thường bằng trị giá những mất mát hư hỏng của loại tài sản đó.
3. Dụng cụ sản xuất phải được sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định.
4. Phải thực hiện công tác bàn giao ca mỗi ngày ở bộ phận sản xuất nhằm phát hiện
kịp thời các vấn đề hư hỏng, mất mát xảy ra.
5. Tuân thủ các qui trình vận hành máy móc thiết bị. Không được tự ý sử dụng và
vận hành các loại máy móc thiết bị khi chưa được giao hoặc chưa được hướng dẫn.
6. Sử dụng tiết kiệm đúng định mức các loại vật tư nguyên liệu trong sản xuất.
7. Tổ trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các biện pháp an
toàn về điện, nước,.. tại vị trí nơi làm việc trước khi ra về.
8. Chịu sự kiểm soát của nhân viên bảo vệ khi vào công ty.



×