Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thiết kế một số bài giảng e learning phần địa lí tự nhiên lớp10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 28 trang )

MỤC LỤC

Trang
Mục lục ........................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 3
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 5
1. Những vấn đề chung ................................................................................................ 5
1.1. Khái niệm E - Learning ................................................................................... 5
1.2. Kiến trúc hệ thống dạy học trực tuyến (E- learning) ........................................ 7
1.3. So sánh dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống ...................................... 7
1.4. Nội dung phần ĐLTN lớp 10 ......................................................................... 10
2. Qui trình tạo lập bài giảng E - Learning ................................................................ 11
2.1. Yêu cầu chung. ............................................................................................. 12
2.2. Chuẩn E - Learning ..................................................................................... 12
2.3.Tổng quan qui trình biên tập E - Learning .................................................... 13
2.4.Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 21
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 27

1


Danh mục các chữ cái viết tắt
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNTT & TT



Công nghệ thông tin và truyền thông

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sớ

ĐLTN

Địa lí tự nhiên

2



MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn mà ngành Giáo
dục & đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ
ra rất rõ ràng và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển
mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là
thanh niên”.
Theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều hình thức đào
tạo mới ra đời với sự hỗ trợ ngày càng cao của công nghệ hiện đại. Trong đó sự xuất
hiện và phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã và đang mang lại nhiều lợi thế cho dạy
học. Các hình thức đào tạo tiên tiến ra đời như đào tạo dựa trên máy tính; đào tạo dựa
trên dịch vụ World Wide Web mà đỉnh cao là hình thức học tập điện tử - đào tạo trực
tuyến, thuật ngữ của nó là “E-Learning”. Hình thức này có thể giúp học sinh phát triển
các năng lực tư duy từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và cả vận dụng cao.
Bài giảng điện tử E-Learning là bài giảng được soạn ra từ các công cụ soạn bài
giảng E-Learning, tuân thủ tiêu chuẩn đóng gói SCORM, AICC. Bài giảng điện tử ELearning tích hợp đa phương tiện một cách đồng bộ và có thể xuất bản dưới dạng trực
tuyến (on-line), ngoại tuyến (off-line, như dùng trên đĩa CD/DVD) hoặc tài liệu theo
định dạng pdf.
Đối với chương trình Địa lí ở hiện nay, nội dung phần Địa lí tự nhiên lớp 10
được coi là một trong những nội dung khó. Khó ở đây là do các kiến thức của nội dung
này khá trừu tượng, không nhìn thấy được trước mắt, đòi hỏi người học phải có tư duy
tốt và óc sáng tạo nhạy bén. Hiện nay, nhiều giáo viên đã áp dụng Công nghệ thông tin
để giảng dạy nội dung này và đã đạt được hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, thời lượng ở
trên lớp chỉ giới hạn trong 45 phút lại bao gồm cả phần kiểm tra bài cũ, phần hỏi của
giáo viên và phần trả lời của học sinh, phần ghi chép bài học, giải đáp thắc mắc...nên
nhiều nội dung chỉ có thể lướt qua, những hình ảnh minh họa và videoclip chỉ được
giới thiệu đảm bảo vừa đủ, ngắn gọn. Khi về nhà làm bài tập và học bài cũ học sinh lại


3


phải tưởng tượng lại kiến thức trên lớp, sẽ có những phần học sinh chưa hiểu được bản
chất của vấn đề, nhất là những học sinh khối chuyên Địa và học sinh ham thích tìm
hiểu và muốn khám phá những sự vật hiện tượng tự nhiên đang tồn tại xung quanh
cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Trước thực trạng đó, để giúp các em có thêm tư liệu thiết thực, sống động, trực
quan, giúp khắc sâu lại kiến thức ở trên lớp và có thể học bất cứ ở đâu và thời gian
nào, tác giả đã đưa ra ý tưởng : “Thiết kế một số bài giảng E - Learning phần Địa lí
tự nhiên lớp10 theo hướng phát triển năng lực học sinh”. Ngoài ra, với đề tài này
tác giả mong muốn đóng góp thêm công sức nhỏ bé của mình, để các em có thể hiểu rõ
hơn bản chất những sự vật hiện tượng ngoài tự nhiên kì thú vốn đã có sức hấp dẫn
tính tò mò, khám phá của học sinh, từ đó càng tăng thêm tình yêu và sự gắn bó của các
em đối với môn Địa lí.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập
- Giúp học sinh đặc biệt là học sinh các khối chuyên hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn
Ngoài ra, học sinh có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể
xem các hình ảnh, video clip nói về chủ đề tự nhiên đang học... kèm theo là một hệ
thống câu hỏi được thu trực tiếp từ giáo viên, các em có thể suy nghĩ và trả lời theo
ý mình, sau đó nghe cô chốt lại những nhận xét đúng, ý chính ngay trong bài giảng
E- learning … (điều này một giáo án thông thường muốn có được phải rất khó
khăn và vất vả hơn nhiều.)
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ đề tài này tác giả thiết kế được 2 bài giảng E – Learing phần Địa
lí tự nhiên lớp 10: ( Có đĩa sản phẩm đi kèm)
-


Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục
của Trái đất.

-

Bài 7: Cấu trúc của Trái đất.Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Hai bài giảng E - Learning này tôi đang mang đi dự thi các cuộc thi về sáng tạo
CNTT do Bộ Giáo dục & đào tạo tổ chức.

4


NỘI DUNG CHÍNH
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm E-learning
Có thể xem E - Learning như một hình thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho
các phương thức đào tạo truyền thống.
Cụ thể hơn, E - Learning là hình thức đào tạo sử dụng các phương tiện như máy
tính, mạng Internet, mạng vệ tinh ...; nội dung đào tạo được phân phối qua Website,
đĩa CD, băng audio/video. Với hình thức đào tạo này, học sinh có thể tương tác với
nhau và với giáo viên qua mạng máy tính, mạng vệ tinh dưới các hình thức như e-mail,
thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo trực tuyến (audio/video
conferencing),…
E - Learning cho phép học sinh làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ
thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép
tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt
lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với những người cùng học
hoặc giáo viên ngay trong quá trình học.

Xét về cấu trúc nền, nhìn chung, hệ thống E-Learning bao gồm các thành phần sau
(1):
1) Hệ thống quản lý học tập (LMS Learning Management System) giúp
xây dựng các lớp học trực tuyến hiệu
quả.
2) Hệ thống quản lí nội dung học tập
(LCMS

-

Learning

Content

Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung học tập.
3) Các công cụ làm bài giảng (authoring tools) một cách sinh động, dễ dùng, và cho
phép chèn nhiều đối tượng khác nhau như hình ảnh, âm thanh, phim, ….

1

Theo Cục Công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5


4) Điều quan trọng hơn là E - Learning đã được thế giới chuẩn hoá nên các bài giảng
có thể trao đổi với nhau trên toàn thế giới cũng như giữa các trường học ở Việt
Nam.
Tựu chung lại, E - Learning có những đặc điểm chung sau đây :
- Dựa trên CNTT&TT, cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật

mô phỏng, công nghệ tính toán…
- Hiệu quả của E - Learning cao hơn so với cách học truyền thống.
- E - Learning đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức.
1.2. Kiến trúc hệ thống dạy học trực tuyến
Kiến trúc của hệ thống dạy học trực tuyến (E-Learning) bao gồm các đối tượng
tham gia vận hành hệ thống được biểu diễn như sau:
Giải thích sơ đồ:
Người quản lý: Là người quản trị hệ thống, giáo vụ khoa và ban lãnh đạo.
GV: Cung cấp kiến thức cho NH thông qua các hoạt động học tập, các nhiệm vụ, các
thông báo và một phần không thể thiếu đó là học liệu.
HS: Đối tượng phục vụ chính của E-Learning, họ tham gia vào để thu nhận kiến thức
từ GV cung cấp. Việc tham gia vào hệ thống phải được sự cho phép của người quản lý.

6


Thiết kế học tập
- Môi trường học tập
- Kế hoạch học tập
- Hoạt động, các đối tượng và kết quả

Quản trị hệ thống

GV

- Kiểu phản hồi tới NH
- Tính hữu ích của công cụ và tài nguyên

Hệ thống quản
lý học tập

(LMS)
Moodle

Chuẩn SCORM/IMS
Hệ thống tạo lập
nội dung (CAS)

Khoá học

Blackboard

GV sử dụng PC

Hệ thống quản lý
nội dung (CMS)

Các công cụ
tạo website

HS sử
dụng PC
HS sử
dụng PC

Lớp học

WebCT
IBM

eXe

Lectora
Violet
HÖ thèng qu¶n
lý néi dung
(CAS)

Flash

Dreamweaver
r

HS sử
dụng PC

FrontPage

Hình 1. Kiến trúc hệ thống dạy học trực tuyến
1.3. So sánh cách dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến
So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến
Yếu tố

Dạy học truyền thống
- Phòng học có kích thước giới

Lớp học

hạn.
- Thời gian học đồng bộ.
- Các phần mềm dạy học, máy


Phương tiện
dạy học

chiếu, overhead và bản trong,
video, audio.

- Không giới hạn về không gian.
- Học tập mọi lúc, mọi nơi.
- Môi trường đa phương tiện, mô
phỏng, truyền hình trực tuyến.
- Tài liệu dưới các dạng (doc, xls,
pdf, html, hml,…), các siêu liên

- SGK, thư viện.
Hình thức

Dạy học trực tuyến

kết, thư viện số.

- Thảo luận trực tiếp giữa - Thảo luận gián tiếp qua e-mail,

7


Học tập

những HS, giữa HS và GV.

chat, diễn đàn học tập.


- Phản hồi thông tin trực tiếp.

- Phản hồi thông tin sau hàng giờ,
hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

- HS ít mạnh dạn đưa ra các ý - HS dễ dàng đưa ra ý kiến của
kiến phê phán, phản đối với riêng mình, kể cả phê phán.
GV.
Tính thích ứng
Cá nhân

- Một con đường học tập chung - Con đường và nhịp độ học tập
được xác định bởi HS.

cho HS.
- HS không được chọn GV.
- GV phải soạn bài hoặc biên

GV giảng dạy

soạn tài liệu giảng dạy, chuẩn
bị phương tiện dạy học khi lên
lớp.

- HS được chọn GV giỏi.
- GV chuẩn bị nội dung dạy học,
thiết kế, đóng gói và truyền tải
nhờ CNTT&TT. Tích hợp các
phương tiện dạy học trong nội

dung dạy học.

Từ việc phân tích các khía cạnh ở trên, cho thấy dạy học trực tuyến có một số
ưu điểm so với dạy học truyền thống:
- Tính linh hoạt: HS có thể học mọi lúc, mọi nơi (Just-In-Time) miễn là có kết nối
Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác. Điều này rất phù hợp đối với những
người đã có công việc ổn định muốn học thêm nâng cao trình độ kiến thức.
- Tính thích ứng cá nhân: HS có thể hiểu được bài học nhanh hay chậm tuỳ
theo trình độ và thời gian biểu của bản thân. Theo Jennifer Salopek thì một bài học
dựa vào Đào tạo trực tuyến sẽ nhanh hơn 50% so với bài học truyền thống bởi vì HS
có thể bỏ qua những nội dung mà họ đã biết và chuyển sang những nội dung họ cần
được đào tạo.
- Giảm chi phí đào tạo: Chỉ với chi phí ban đầu để thiết kế các nội dung học
tập, Đào tạo trực tuyến được đánh giá có chi phí đào tạo thấp hơn nhiều so với lớp học
truyền thống. Các nhà giáo dục học trên thế giới đang triển khai nhiều dự án, đặc biệt
là việc giảm giá thành của các phần mềm công cụ nhằm đưa chi phí cho Đào tạo trực
tuyến tiến dần đến con số 0.
- Tài liệu học tập phong phú, luôn luôn được cập nhật: Đào tạo trực tuyếncó
thể giúp HS tiếp cận với kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại với sự hỗ trợ của

8


các máy tìm kiếm trên mạng Internet như google, yahoo. Mặt khác, HS cũng có thể
chia sẻ tài nguyên học tập của mình cho mọi người. Và đặc biệt, các thông tin này
thường xuyên được bổ sung, cập nhật, giúp HS có thể nắm bắt được nội dung học tập
một cách nhanh chóng, chính xác.
- Góp phần rèn luyện kỹ năng và thái độ học tập: Để học tập trong môi trường
Đào tạo trực tuyến đòi hỏi HS phải có thói quen học tập tốt, kỹ năng tự học và quản lý
thời gian của riêng mình. Điều này tạo cho HS kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo.

Khác với lớp học truyền thống, nhiều khi HS còn e ngại mà chưa mạnh dạn đưa ra các
ý kiến phản đối, phê bình đối với các nội dung dạy học thì Đào tạo trực tuyến tạo ra
các diễn đàn trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn, cởi mở. Đồng thời nó cũng loại bỏ sự
băn khoăn của HS khi cùng một nội dung nhưng mỗi GV lại có cách tiếp cận vấn đề
khác nhau. Qua đó góp phần rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc và phát triển tư duy
phê phán ở HS.
- Tăng khả năng ghi nhớ ở HS: Nhờ các ưu điểm nổi bật của kĩ thuật
multimedia, Đào tạo trực tuyến tác động lên HS qua nhiều kênh thông tin như: văn
bản, hình ảnh, biểu đồ, audio, video, hoạt hình, mô phỏng,… Nhiều nghiên cứu gần
đây cũng chỉ ra rằng, môi trường học tập có tích hợp công nghệ truyền thông đa
phương tiện làm tăng khả năng ghi nhớ ở HS. Không những thế, các nội dung học tập
được thiết kế, truyền tải và liên kết đến các kho dữ liệu trên mạng giúp HS xem lại một
cách dễ dàng các kiến thức mà lần đầu tiên chưa nắm rõ.
- Quản lý dễ dàng việc học tập của HS: Một số ý kiến cho rằng, đào tạo dựa trên
Đào tạo trực tuyến thì vấn đề quản lý HS là rất khó khăn vì không biết HS có thực sự
học hay không, khi kiểm tra kết quả có người khác cùng hỗ trợ làm bài không. Tuy
nhiên, cần tiếp cận vấn đề theo một hướng khác: Thông qua hệ thống quản lý học tập
trực tuyến LMS/LCMS, nhà quản lý, GV, gia đình và những HS khác có thể dễ dàng
theo dõi quá trình học tập và kết quả công khai của HS trong từng module. Nhờ đó, GV
có thể xác định được nội dung nào HS cần được đào tạo lại hoặc đào tạo thêm nhằm
giúp HS đạt được kết quả tốt nhất khi kết thúc khoá học. Điều này giúp GV dạy học
phân hoá, cá biệt hoá HS rất tốt.
Tóm lại, với những ưu điểm trên, Đào tạo trực tuyến đem lại nhiều triển vọng
ứng dụng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (đặc biệt là đào tạo từ xa), các công ty,
tổ chức muốn nâng cao trình độ đội ngũ lao động của mình hay vấn đề phổ cập một

9


nội dung nào đó cho toàn xã hội. Điều này làm tăng cơ hội học tập cho mọi người ở

mọi lứa tuổi, qua đó làm tăng số lao động đã qua đào tạo; tạo ra sự công bằng, dân chủ
trong học tập.
Tuy vậy, hiện nay, E - Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp
giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây :
- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ
biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học hiện nay.
Với cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng
trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối
tượng học viên khác nhau. Đối với những học sinh không tự giác, không có thói
quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có
tác động đến các em khi các em được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo
viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học
sinh qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải
phù hợp với tất cả mọi người, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu,
có tính độc lập và tự giác cao.
- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi
sang E - Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực
hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E - Learning để giảng dạy, ví dụ : các
ngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhưng đối với những
môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình như môn Địa lí, có
sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những
nội dung thích hợp của E - Learning.
- Không có phương pháp dạy học nào là toàn năng. Nên dạy học E - Learning
cần phải kết hợp với dạy học truyền thống với nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho
quá trình dạy - học.
1.4. Nội dung phần Địa lí tự nhiên lớp 10
Thời lượng đối với ban Nâng cao, phần Địa lí tự nhiên được biên soạn thành 30
tiết lí thuyết, 6 tiết thực hành (chiếm 20%), chia làm 7 chương:
- Bản đồ
- Vũ trụ và các vận động chính của Trái đất trong vũ trụ


10


- Cấu tạo của Trái đất và thạch quyển
- Khí quyển
- Thủy quyển
- Thổ nhưỡng và sinh quyển
- Một số qui luật chủ yếu của vỏ Trái đất
Đối với ban cơ bản chương trình được rút ngắn còn 21 tiết trong đó có 3 tiết thực
hành nhưng vẫn đảm bảo những kiến thức phổ thông cơ bản về Trái đất và môi trường
sống của con người cũng như dân cư hoạt động trên Trái đất và mối quan hệ giữa dân
cư với hoạt động sản xuất và môi trường.
Phần Địa lí tự nhiên trong chương trình lớp 10 mới hiện nay là một phần khá khó
đối với học sinh, bởi lẽ các đối tượng cần nghiên cứu của môn học bao gồm các sự vật
hiện tượng địa lí trừu tượng, khó có thể mắt thấy tai nghe ví dụ như Vụ trụ các thiên
thể, các vận động tự quay quanh trục và quay quanh mặt trời, các hệ quả của nó…Tất
cả các đối tượng đó hầu như học sinh chỉ được tiếp cận thông qua bài giảng lí thuyết
của thầy cô giáo ở trên lớp, hoặc quan sát trên các phương tiện thông tin đại chúng
điều này khó giúp cho người học hình dung và hiểu cặn kẽ bản chất của vấn đề.
Nội dung phần Địa lí tự nhiên chủ yếu khái quát hiện tượng, các quá trình Địa lí
tự nhiên nêu ra một số qui luật và tác động của chúng trên lớp vỏ Trái đất, hệ thống
những kiến thức tự nhiên đại cương ở lớp 10 được mở rộng hoàn chỉnh những kiến
thức mà các em tiếp thu ở THCS là tiền đề vững chắc cho học phần Địa lí kinh tế - xã
hội.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với nội dung này đã phát huy được hiệu
quả rõ rệt. Trong thời đại ngày nay, việc tìm kiếm các kho thông tin tài liệu phục vụ
cho giảng dạy và học tập Địa lí tự nhiên đại cương rất nhanh chóng và phong phú. Tuy
nhiên không phải những thông tin nào tìm kiếm được cũng là chính thống, là phù hợp
với yêu cầu của bộ môn, với chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trước tình hình đó, tôi thấy

việc tạo lập bài giảng E – Learning sẽ là một phương pháp hay sẽ giúp học sinh có
được tư liệu chính thống do chính giáo viên mình biên soạn, có hình ảnh, có âm thanh,
có videoclip, có lời giảng của giáo viên, ...và quan trọng hơn cả học sinh sẽ được học ở
mọi nơi, mọi lúc, được tương tác qua các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức
của mình.
2. QUI TRÌNH TẠO LẬP BÀI GIẢNG E – LEARNING

11


2.1. Yêu cầu chung đối với sản phẩm bài giảng E- Learning
- Nội dung bài giảng bám sát chương trình các môn học song không nhất thiết rập
khuôn theo nội dung sách giáo khoa.
- Tất cả các thông tin gắn kèm bài giảng đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các
thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo;
- Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có phiên bản tiếng
Anh đi kèm;
- Bài giảng E-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng. Cụ thể ưu tiên là
phần mềm Adobe Presenter, Articulate Presenter, Adobe Captivate và Lecture Maker.
- Các bài giảng cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lý nội dung bài
giảng (LCMS) do Bộ GD&ĐT quyết định sử dụng như hệ thống Adobe Connect,
Teaching Mate…
- Bài giảng dưới dạng một giáo án, trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm,
ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng; mục đích, yêu cầu, tài liệu và website tham
khảo, chuẩn bị học liệu…
- Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương hoặc theo cả chương trình môn
học; Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống; Phương pháp dạy
học hợp lý; Tổ chức thực hiện và phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội
dung của bài giảng.
2.2. Chuẩn E - Learning

Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển
như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan điểm của hai
phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất khóa học. Người sản xuất khóa học
tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một
khóa thống nhất.

12


Hình 2: Mô hình các chuẩn trong E - Learning
Các loại chuẩn trên đã cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp Đào tạo trực tuyến có
chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia E-Learning
2.3. Tổng quan quy trình biên tập bài giảng E – Learning
GV đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu (presentation) bằng Powerpoint. Nay,
muốn chuyển qua công nghệ E-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp
chuẩn. Câu trả lời: chỉ cần cài bổ sung gói phần mềm Adobe Presenter 7.0.
Adobe Presenter 7.0 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng
tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze)
và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và
tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.
Adobe Presenter 7.0 tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về ELearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. Nếu dùng thêm với Adobe
Connect, là phần mềm họp và học ảo, có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi
nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng
với trình duyệt web và phần mềm Flash Player là đủ.
Adobe Presenter 7.0 đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng eLearning, có thể tạo bài giảng để HS tự học, có thể ghi lại lời giảng của GV, hình ảnh
của GV, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ
bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …
Trong quá trình tạo lập các bài giảng E – learning phần Địa lí tự nhiên lớp 10, tác
giả đã thực hiện biên tập 2 bài trong chương trình lớp 10 ban Cơ bản:


13


TT
1

Tên bài
Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái đất.

2

Bài 7: Cấu trúc của Trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Khi lựa chọn 2 bài này để minh họa cho đề tài, tác giả thấy rằng:

-

Kiến thức của 2 nội dung này khá phong phú và trừu tượng.

-

Hệ thống tư liệu về hình ảnh, sơ đồ, flash, videoclip của phần này rất dồi dào

-

Thường ở trên lớp qua các năm giảng dạy, tôi thấy học sinh rất hào hứng và đặt
ra rất nhiều câu hỏi đối với 2 bài này.
Sau đây, tác giả xin giới thiệu Quy trình biên tập 01 bài giảng trực tuyến E-

learning bằng phần mềm Adobe Presenter 7.0

- Bước 1. Cài đặt các phần mềm
Các bài giảng Địa lí có lượng thông tin phong phú về các đối tượng tự nhiên,
kinh tế xã hội và môi trường. Để minh họa cho bài giảng sống động, ngoài kênh chữ
thì kênh hình, âm thanh, video...rất cần thiết. Để hỗ trợ biên tập bài giảng Elearning,
cần cài đặt thêm một số phần mềm sau:
Tên phần mềm

Mục đích xử lý thông tin

Adobe Audition 1.5

Thu âm và xử lý âm thanh

Adobe Presenter 7.0

Phần mềm biên tập bài giảng e-learning

Cài đặt phần mềm: Đầu tiên ta lấy Sezial key:
Mở Floder chứa phần mềm Adobe Presenter 7.0/ tìm và chạy File Keygan như
hình/ Kích đúp chuột vào File keygan.exe/
Sau đó, cài đặt Andobe Presenter 7.0
-

Chọn File Presenter.msi kích đúp chuột / Next / Nhấp chuột vào ô trống Serial
Number / Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để Paste mã Serial đã coppy ở Keygan /
Next / Next / Install / Finish để hoàn tất

-

Như vậy là đã cài xong, lúc này phần mềm Presenter đã tích hợp vào phần mềm

PowerPoint và hiển thị như một thẻ chức năng trên thanh điều khiển với tên
Andobe Pưresenter version 7.0

14


Adobe Presenter 7.0 là gói phần mềm hỗ trợ, không chạy độc lập mà nó được tích
hợp vào Microsoft PowerPoint. Khi cài đặt xong, trên Menu thanh công cụ Standard
của Microsoft PowerPoint sẽ xuất hiện thêm menu con Adobe Presenter
- Bước 2. Sưu tầm các tư liệu cần cho bài giảng
Ở bước này, tác giả sử dụng nguồn học liệu điện tử đã được sưu tầm để biên tập
bài giảng trình chiếu trên Power Point. Danh mục các học liệu được sử dụng như sau:
Danh mục học liệu

TT
1

Các hình ảnh về Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái đất trong phần mềm Encarta

2

Video Trong Encarta: Vũ Trụ thật rộng lớn!

3

Video trong chươhng trình Khoa học và đời sống trên VTV2: ngày và đêm,
chia múi giờ, Dải ngân hà...

4


Tìm hiểu Hệ Mặt trời của tác giả Nguyễn Hữu Danh

5

Địa lí tự nhiên đại cương tập 1

6

Địa lí trong trường học tập 1 của tác giả Nguyễn Hữu Danh
- Bước 3. Xây dựng bài giảng trình chiếu bằng Power Point
Tác giả đã biên tập bài giảng với 51 Slide được thiết kế học trực tuyến trong thời

gian đúng 45 phút đối với bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời. Trái đất trong Hệ Mặt Trời, bài
7 có 34 slide trong thời gian 20 phút, các Slide được hoạt hóa Effect theo tiến trình bài
giảng. Trong kỹ thuật biên tập bài giảng E-learning có một số bước như chèn câu hỏi
trắc nghiệm, Power Point sẽ tự động thêm Silde cho các câu hỏi trắc nghiệm được biên
tập.
-

Bước 4: Ghi âm, ghi hình
Nội dung các slide đều có lồng lời nói của giáo viên.Vì vậy, cần chuẩn bị các cơ

sở vật chất để ghi hình, ghi âm. Các thiết bị cụ thể như sau:
+ Phòng thu: Tại phòng học bộ môn hoặc phòng thu âm đảm bảo cách âm tốt để
giảm thu lẫn các tạp âm.
+ 01 bộ bàn ghế GV có vị trí như phòng học truyển thống.
+ 01 máy quay video để ghi hình.
+ 01 bộ micro có cáp nối với máy tính để ghi âm.
+ 01 máy tính có cài phần mềm ghi âm.
Cách thức thực hiện:


15


GV giảng các nội dung theo lời thoại trong giáo án, ghi hình và ghi tiếng đồng
thời. Ghi hình bằng máy quay video, ghi âm bằng phần mềm Adobe Audition trên máy
tính. Sau khi ghi âm và ghi hình xong sẽ dùng phần mềm xử lý và ghép âm thanh với
hình ảnh. Phương pháp ghép file video với file hình ảnh nhằm tăng độ rõ nét của âm
thanh, giảm tạp âm.
Đối với các Silde chỉ có lời giảng, GV sử dụng phần mềm ghi âm đồng thời bật
bản trình chiếu các Side để chạy các Slide. Việc thực hiện đồng thời ghi âm và chạy
Slide giúp cho bài giảng có sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh trình chiếu.
Các file âm thanh sau khi thu xong được lưu trữ trong thu mục cùng với thư mục
chứa bài giảng trình chiếu Power Point.

- Bước 5: Thiết lập giao diện bài giảng E-leaning.
+ Thiết lập ban đầu: Giao diện bài giảng e-learning sẽ được hiển thị khi người
dùng truy cập vào bài giảng trên trình duyệt FireFox, Google Chrome hay Internet
Explore...vv. Chọn mục Presentation Setting, chọn tab Appearance để chọn giao
diện hiển thị; Chọn tab Playback để cài đặt chế độ chạy.

16


+ Thiết lập thông tin cá nhân: Chọn tab Presenter, Chọn Add để điền các thông
tin cá nhân. Điền tên vào ô Name, nghề nghiệp vào mục Jobtitle, chọn đường dẫn đến
ảnh cá nhân và logo trong các mục Photos và Logo
- Bước 6: Thêm video vào trang trình chiếu
+ Chèn video: Có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Dùng
webcam ghi video.

Ghi hình trực tiếp
Chèn tệp video đã có sẵn
Biên tập
- Bước 7: Thêm âm thanh và đồng bộ lời giảng với trình chiếu hình ảnh.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như
sau:
Ghi âm trực tiếp
Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
Biên tập
Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó trong từng Slide. Có thể ghi âm trực tiếp
(Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import).
+ Thêm âm thanh: Chọn menu Adobe Presenter, chọn Import Audio
Xuất hiện cửa sổ Import Audio, chọn lần lượt các Silde, xuất hiện cửa sổ Select
files to Import, chọn file âm thanh cần chèn.
+ Đồng bộ âm thanh với chuyển động của kênh chữ và kênh hình trên Slide.
Ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hành

17


động Animation của kênh chữ, kênh hình. Sau khi Import các file ghi âm thanh lời
giảng vào các Slide, để đồng bộ chọn menu Adobe Presenter, chọn Sync Audio
Nghe test thử file âm thanh bằng nút Play màu xanh.
Để đồng bộ âm thanh chọn nút Change timings, file âm thanh sẽ chạy.
Nghe âm thanh lời giảng, đến mỗi đoạn có lời giảng kèm theo sự xuất hiện của
kênh chữ hoặc kênh hình trên Silde thì chọn nút Next Animation để kênh chữ, kênh
hình đồng bộ với lời giảng.
- Bước 8. Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze)
Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Câu hỏi trắc nghiệm trong

Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thức. Các
dạng câu hỏi trắc nghiệm phong phú, kèm theo sự đồng bộ với âm thanh có thể giúp
GV đưa ra câu hỏi bằng âm thanh, có lời giảng những hỗ trợ, xử lý tình huống hoặc
gợi ý.
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh,
xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.

Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau

18


Thuyết minh:

Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi đúng/sai
Điền vào chỗ khuyết
Trả lời ngắn với ý kiến của mình.
Ghép đôi
Đánh giá mức độ.
Không có câu trả lời đúng hay sai.
Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi,
học viên có thể nhảy qua câu hỏi này,
phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi
lại, hiện thị kết quả…
----------------------------Cho phép làm lại
Cho phép xem lại câu hỏi
Bao gồm slide hướng dẫn
Hiện thị kết quả khi làm xong

Hiện thị câu hỏi trong outline (danh
mục, mục lục)
Trộn câu hỏi
Trộn câu trả lời
Trong bài giảng của mình tác giả cũng xây dựng các câu hỏi tương tác ở các thể
loại như
Câu hỏi lựa chọn:

19


Câu hỏi đúng/ sai

Câu hỏi ghép đôi

- Bước 9: Xuất bản bài giảng E-learning.
Chọn Adobe Presenter\Publish.
- Publish sản phẩm đóng gói Adobe Presenter 7.0 dưới dạng Acrobat động hoặc
dạng HTML để upload lên web server.
- Có thể đưa bài giảng điện tử E-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ
thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo
ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là

20


Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Hoặc có thể xuất ra đĩa CD để học sinh
có thể học tập khi không có mạng Internet.
Các sản phẩm bài giảng E- Learning trong khuôn khổ đề tài thực hiện được:
Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh

trục của Trái đất

Bài 7: Cấu trúc của Trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

2.4. Tiến hành thực nghiệm
Sau khi tạo lập xong, tôi thử nghiệm bài giảng của mình cho một số lớp.Tất cả
các lớp học của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong hiện nay đều đã lắp đặt máy
tính và máy chiếu, cho nên đây là điều kiện rất thuận lợi để các em có thể học được
bài giảng E - Learning. Khi soạn xong bài giảng tôi đưa lên trang
web:www.mediafire.com.vn. và xuất bài giảng ra đĩa. Đối với máy ở lớp có kết nối
mạng Internet, tôi đưa cho các em đường link để các em có thể download về máy để

21


xem. Còn nếu như ở nhà không có kết nối mạng, các em mang đĩa CD về nhà cũng có
thể học được. Qua quan sát trên lớp, trong các giờ ra chơi, tôi cũng ghi lại một đoạn
video cho thấy học sinh khá háo hức khi học tập bài giảng E – Learning. Dưới đây là
một hình ảnh trong đoạn video:

Còn trong các phòng của Kí túc xá của trường Lê Hồng Phong, tôi thấy học
sinh khá hứng thú khi học bài giảng E - Learning . Tôi đã kịp ghi lại một số hình ảnh
của các nhóm học sinh đang theo dõi bài:

22


Khi được hỏi, hầu hết các em đều phát biểu rất hứng thú khi được học bài giảng
trực tuyến E - Learning. Cái làm được của đề tài chính là ở chỗ các em ở bất kì địa
điểm nào cũng có thể cùng nhau học hỏi quan sát bài giảng do chính giáo viên mình

biên soạn và có thể kiểm tra kiến thức của mình qua các câu hỏi trắc nghiệm. Các năng
lực nhận thức từ cấp độ thấp đến cấp độ cao thông qua các bài kiểm tra ở trên lớp của
các em đều đạt khá tốt.
Sau một thời gian cho các em học trực tuyến E - Learning, tôi nhận thấy các em
đã có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu nội dung và khả năng tiếp thu, tìm tòi kiến thức
cũng được đánh giá cao. Các em rất tích cực tham gia xây dựng bài, với các câu hỏi
gợi mở đặt ra phần nào vừa sức hơn với học sinh; những em học sinh yếu hơn cũng đã
có thể tham gia vào nội dung bài, những em có lực học khá có cơ hội thử sức với
những câu hỏi khó. Vì thế mà bài giảng trên lớp rất sôi nổi, đối tượng học sinh nào
cũng được tham gia. Qua đó tôi thấy được những thành công bước đầu của bài giảng E
– Learning:
+ Về kiến thức: Các em đã nắm vững được nội dung bài học, giải thích được rõ
các mối quan hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng địa lí, biết lấy ví dụ chứng minh
trong thực tế. Ở trên lớp cô giáo cũng chỉ đưa ra các tình huống có vấn đề, chính học
sinh mới là người tìm ra được kiến thức. Việc này đã khắc phục được việc giáo viên
phải nói nhiều trong một giờ học, đặc biệt khi mô tả các hiện tượng tự nhiên trừu
tượng.

23


+ Về kĩ năng: Các em đã làm việc tốt với các bản đồ, biết sơ đồ hóa nội dung
bài học. Cách trình bày bài cũng khoa học hơn, kĩ năng trình bày báo cáo trước lớp
cũng thành thục hơn nhiều so với đầu năm.
So với năm học trước, kết quả có phần khả quan hơn. Tỉ lệ học sinh hiểu bài tại
lớp cũng khá hơn so với trước. Sau một thời gian khi đã quen với cách học, các em đã
có hứng thú hơn khi học tập bộ môn. Các nội dung làm việc với các E – Learning đã
được các em quan tâm tìm hiểu vì đã thấy rất bổ ích trong việc tiếp thu bài tại lớp và
học bài ở nhà.
- Tỉ lệ khá và giỏi chiếm tỉ lệ chủ yếu. Tỉ lệ trung bình ở mức thấp hơn và không

có học sinh yếu.
Cụ thể như sau:
Bảng kết quả thực nghiệm
Thời gian thử nghiệm (2014- 2015)

Học kì I
Học kì II

Tỉ lệ đạt yêu cầu (%)
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
10 Lí

10 Văn 1

10 Hóa

10 Văn 2

62
65

65
70

82
90

85
95


Qua kết quả trên ta thấy:
- Tại các lớp không khai thác triệt để nội dung từ bài giảng E - learning, kết quả nhiều
học sinh không nắm kĩ nội dung bài học, từ đó không đáp ứng tốt yêu cầu của các bài
kiểm tra.
- Tại các lớp, học sinh được học trực tuyến E – Learning, kết quả đa số học sinh nắm
được kiến thức bài học rất nhanh, nhiều học sinh có khả năng khám phá ra nhiều ý
tưởng hay cho bài học. Chính vì thế, các bài kiểm tra của học sinh điểm rất cao, không
có học sinh yếu kém. Các kĩ năng địa lí của học sinh từ đó cũng được nâng cao lên rõ
rệt, học sinh yêu thích môn học

24


KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN CHUNG
Việc thiết kế bài giảng E – Learning đã ít nhiều mang được thành công nhất
định:
1. E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của học sinh, học sinh
đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi
nhờ có phương tiện trợ giúp việc học. Các năng lực nhận biết từ nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp và vận dung cao dần dần được hình thành.
2. Học sinh có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng
và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy
không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-Learning cho
phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu cầu đào tạo của
người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào
tạo.
3. E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều học sinh kể cả những người trước
đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh của

những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.
4. E-Learning cho phép học sinh làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân,
từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép
tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt
lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng
học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền
thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
Tuy vậy, hiện nay, E-Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp
giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây :
- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ
biến bởi phù hợp với tất cả các học sinh và gắn liền với mỗi học sinh. Với cách học
truyền thống, học sinh cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải
quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
Đối với những học sinh không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động
làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được học
trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và

25


×