Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nghề truyền thống đan lát tam vinh ở phú ninh tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ KIM PHƢỢNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
HỘ GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐAN
LÁT TAM VINH Ở PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ KIM PHƢỢNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐAN LÁT
TAM VINH Ở PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

Ngành

: Kinh tế học

Mã ngành : 60 03 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH PHI HỔ



Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
gia đình làm nghề truyền thống đan lát Tam Vinh ở Phú Ninh tỉnh Quảng Nam”
là bài nghiên cứu của chính tôi.
Những số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong tài liệu tham
khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015

Học viên

Hồ Thị Kim Phượng


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh,
với sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy, Cô của Nhà
trường, đến nay tôi đã hoàn tất luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ gia đình làm nghề truyền thống đan lát Tam Vinh ở Phú Ninh tỉnh
Quảng Nam”.
Trước tiên tôi xin bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc đến Quý Thầy, Cô đã

tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Đinh Phi Hổ đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn. Gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô trong Khoa Sau
đại học đã chỉ dẫn, động viên và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành sớm
luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan, anh chị em đồng nghiệp trong
Phòng Đào tạo Trường Đại học Mở TP. HCM đã động viên và tạo điều kiện
thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa học, xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã
động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn tất luận văn này.
Sau cùng, xin chân thành cảm ơn anh Lê T h a n h L o n g - Chủ tịch
UBND thị trấn Phú Thịnh và chị Đặng Thị Mỹ Lệ - Phòng Thủ Công Nghiệp
UBND thị trấn Phú Thịnh đã cung cấp thông tin và hỗ trợ tôi trong suốt thời
gian thu thập số liệu.
Trân trọng cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 24 tháng 09 năm 2015
Học viên

Hồ Thị Kim Phượng


iii

TÓM TẮT

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nghề
truyền thống đan lát Tam Vinh ở Phú Ninh tỉnh Quảng Nam” được nghiên cứu
để tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ gia đình tại làng
nghề đan lát. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nhận biết các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình làm đan lát tại làng nghề đan lát ở
Phú Ninh, Quảng Nam. Mô hình nghiên cứu xây dựng có 8 biến độc lập và 1

biến phụ thuộc với mô hình như: (1) kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, (2) trình
độ học vấn của chủ gia đình, (3) giới tính của chủ hộ, (4) loại sản phẩm sản xuất,
(5) quy mô sản xuất, (6) nguồn nguyên liệu sản xuất, (7) thời gian đan lát trung
bình 1 ngày của 1 người/hộ, (8) tuổi của chủ hộ đan lát. Nghiên cứu được thực
hiện bằng phương pháp định lượng: phỏng vấn trực tiếp 179 hộ gia đình đan lát ở
thị trấn Phú Nịnh, huyện Phú Ninh.Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 và
MS Excel 2010 nhận diện yếu tố tác ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làng
nghề. Kết quả của nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và thứ
tự ảnh hưởng của các yếu tố là quy mô sản xuất, loại sản phẩm sản xuất, tuổi
của chủ hộ đan lát, thời gian đan lát trung bình một ngày của 1 người/hộ và kinh
nghiệm sản xuất của chủ hộ.
Trên cơ sở kết quả của mô hình nghiên cứu từ có những gợi ý về chính
sách góp phần cải thiện và gia tăng thu nhập của hộ gia đình trong làng nghề
truyền thống, đồng thời cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển
làng nghề, phát huy và bảo tồn nét truyền thống văn hóa dân tộc của tỉnh Quảng
Nam.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1

1.1. Lý do nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu........................................................... 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................. 4
1.7. Kết cấu của luận văn : ............................................................................. 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 6
2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 6
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của lao động và thu nhập của
hộ gia đình ........................................................................................................ 14
2.3 Tổng quan nghiên cứu trƣớc ......................................................... 19
2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị ............................................................... 22
2. 5. Điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu so với các nghiên cứu
trƣớc ................................................................................................................. 24
Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................... 25


v

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26
3.1. Giới thiệu làng nghề truyền thống đan lát Tam Vinh – Phú Ninh –
Quảng Nam .............................................................................................................. 26
3.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 28
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
3.4. Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................... 31
3.5. Giải thích các biến và giả thuyết nghiên cứu ...................................... 34
3.6. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 37
3.6.1. Nguồn dữ liệu thu thập .............................................................................. 37
3.6.2. Phương pháp chọn mẫu, mẫu nghiên cứu và xác định kích thước mẫu .... 37

3.6.3. Quy trình sàng lọc dữ liệu ......................................................................... 39
3. 6.4. Phân tích dữ liệu ...................................................................................... 39

Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................... 42
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 43
4.1. Mô tả và phân tích kết quả nghiên cứu ............................................... 43
4.2 Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................... 56
4.2.1 Kết quả hồi quy ............................................................................................ 56
4.2.2 Các kiểm định .............................................................................................. 58
4.2.3. Phân tích kết quả hồi quy............................................................................. 60

Tóm tắt chƣơng 4 ......................................................................................... 64
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 66
5.1 Kết luận .................................................................................................. 66
5.2 Đóng góp của luận văn .......................................................................... 67
5.3 Gợi ý chính sách ..................................................................................... 67
5.4 Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................... 69

Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 70
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm ............................................................ 74
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................ 75


vi

Phụ lục 3: Bảng kết quả Anova ..................................................................... 78
Phụ lục 4: Bảng kết quả Model Summary ................................................. 78
Phụ lục 5: Bảng kết quả hồi quy ................................................................ 79
Phụ lục 6: Bảng kết quả Anova .................................................................. 80
Phụ lục 7: Bảng kết quả Model Summary ................................................. 80

Phụ lục 8: Bảng kết hồi quy .......................................................................... 81
Phụ lục 9: Bảng kết quả kiểm định Spearman................................................ 82
Phụ lục 10: Tài liệu làng nghề đan lát Tam Vinh ..................................... 83


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Thu nhập đan lát bình quân hộ/tháng ....................................................... 41
Hình 4.3: Tổng thu nhập trung bình của hộ/năm .................................................... 47
Hình 4.2: Thu nhập đan lát trung bình của hộ/năm ................................................ 46


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình ...................... 29
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 29
Bảng 3.2: Giả thiết nghiên cứu ................................................................................. 33
Bảng 3.3 : Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 38
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả ............................................................................. 43
Bảng 4.2: Thu nhập của đan lát bình quân hộ/tháng ................................................. 45
Bảng 4.3: Thu nhập của đan lát bình quân người/hộ/tháng (đvt: đồng) ................... 46
Bảng 4.4: Thu nhập của đan lát với kinh nghiệm sản xuất .................................... 47
Bảng 4.5: Thu nhập của đan lát với kinh nghiệm sản xuất .................................... 47
Bảng 4.6: Thu nhập của đan lát với trình độ học vấn ............................................. 49
Bảng 4.7: Thu nhập của đan lát với quy mô sản xuất ............................................. 50
Bảng 4.8: Thu nhập của đan lát với giới tính .......................................................... 51
Bảng 4.9: Thu nhập của đan lát với loại sản phẩm ................................................. 52

Bảng 4.10: Thu nhập của đan lát với nguồn nguyên liệu sản xuất ........................ 53
Bảng 4.11: Nguồn nguyên liệu với quy mô sản xuất .............................................. 53
Bảng 4.12: Thu nhập của đan lát với giờ sản xuất .................................................. 54
Bảng 4.13: Thu nhập của đan lát với tuổi của chủ hộ ............................................ 55
Bảng 4.14: Bảng kết quả hồi quy............................................................................. 56
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................... 59
Bảng 4.16: Mức độ tác động của các biến độc lập ................................................... 63


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BC

:

Báo cáo

CP

:

Chính phủ

ĐVT

:

Đơn vị tính


NN & PTNN :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



:

Quyết định

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNESSCO

:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc



1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nội dung chương mở đầu giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượngnghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu, đồng thời mô tả kết cấu của luận văn.
1.1. Lý do nghiên cứu
Năm 2000 cựu thủ tướng Phan Văn Khải đã có phát biểu tại hội nghị phát
triển ngành nghề ở nông thôn rằng: Phát triển ngành nghề trong các làng nghề ở
nông thôn là con đường rất cơ bản để giải quyết việc làm của nước ta. Phát triển
ngành nghề có rất nhiều ý nghĩa, không chỉ là việc làm bao nhiêu sản phẩm, bao
nhiêu tiền mà còn giải quyết được bao nhiêu vấn đề của xã hội. Vì vậy chúng ta cần
phải tháo gỡ tất cả những gì đang cản trở đến làng nghề. (Cục xúc tiến thương mại,
2001).
Theo Vũ Quốc Tuấn (2011), làng nghề có ý nghĩa to lớn về kinh tế và văn hóa,
xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Song cho đến
nay chưa có những khảo sát thực tế, những cuộc điều tra xã hội cũng như những
công trình nghiên cứu khoa học thực sự toàn diện, có hệ thống và sâu sắc về làng
nghề. Trên đây chỉ là một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn gợi ra, còn quá sơ sài,
mong rằng thời gian tới, sẽ có những công trình nghiên cứu đầy đủ hơn, để có thể
có những đóng góp thiết thực nhằm hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách để bảo
tồn, phát triển làng nghề, phát huy tốt hơn nữa vai trò của làng nghề trong công
cuộc phát triển đất nước.
Một trong những mục tiêu xây dựng phát triển toàn diện nông thôn mới ngày
nay là phải chuyển dịch được cơ cấu lao động nông thôn sang hướng phi nông
nghiệp. Việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp liên quan trực tiếp đến
nhiều tiêu chí quan trọng khác như: Mức thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu lao
động và hình thức tổ chức sản xuất. Vì vậy, địa phương nào có làng nghề phát triển,
sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn góp phần



2

nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho lao động cho nông nghiệp,
nông thôn. Theo Đặng Kim Chi và cộng sự (2012), thì tổng số làng nghề và làng có
nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận
và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận. Các làng nghề được phân bố hầu khắp
đất nước, trong đó làng nghề truyền thống đan lát Tam Vinh ở Phú Ninh Quảng
Nam, là một trong những làng nghề về đan lát có truyền thống lịch sử trên 400
năm trên đất Quảng (Sở Công Thương Quảng Nam, 2012). Làng nghề nay thuộc thị
trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, nằm ở phía Tây Bắc thành Phố Tam Kỳ, cách trung
tâm thành phố tỉnh lỵ gần 9 km, là thị trấn nghèo đất nông nghiệp cằn cỗi. Làng nghề
được hình thành vào cuối thế kỷ XV. Quá trình hình thành và phát triển Làng nghề có
lúc thịnh, lúc suy. Trước năm 1975, làng nghề phát triển mang tính chất tự phát, các
sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các dụng cụ gia đình. Sau
năm 1975 làng nghề từng bước khôi phục và phát triển, số lượng hộ đan lát ngày càng
nhiều, địa bàn hoạt động được mở rộng nhiều hơn (Sở Công Thương Quảng Nam,
2012). Cuối năm 2004 làng nghề Tam Vinh (nay thuộc thị trấn Phú Thịnh) là một
trong 19 làng nghề trên địa bàn tỉnh được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra Quyết
định số 4570/QĐ –UB ngày 26/10/2004 công nhận làng nghề truyền thống (UBND
Huyện Phú Ninh). Hiện nay làng nghề có 800 hộ với 1500 lao động làm nghề đan lát,
hằng năm bán ra thị trường khoảng 2 triệu sản phẩm các loại góp phần giải quyết lao
động, tăng thêm thu nhập nông hộ (Sở Công Thương Quảng Nam, 2012).
Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề đan lát còn nhiều vấn đề cần được quan
tâm, nghiên cứu, giải quyết đó là thị trường nguyên liệu đầu vào, giá cả và thị trường
tiêu thụ không ổn định, sức cạnh tranh sản phẩm sản xuất ra còn hạn chế, trình độ tay
nghề lao động, ô nhiễm môi trường, nguồn vốn, thu nhập của hộ làm nghề truyền
thống ...v.v. Đã có một số công trình nghiên cứu về làng nghề truyền thống trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

gia đình làm nghề truyền thống đan lát chưa được quan tâm nghiên cứu. Do vậy đề
tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nghề truyền thống


3

đan lát Tam Vinh ở Phú Ninh tỉnh Quảng Nam” là đề tài được chọn để nghiên cứu.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
-

Những yếu tố nào tác động đến thu nhập của hộ làm nghề đan lát?

-

Mức độ tác động của các yếu tố đó?

-

Tỷ lệ đóng góp của nghề đan lát trong tổng thu nhập của hộ đan lát là bao

nhiêu phần trăm?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nghề truyền
thống đan lát và gợi ý các chính sách góp phần ổn định và tăng thu nhập của hộ làm
nghề truyền thống đan lát ở Phú Ninh tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nghề truyền
thống đan lát Tam Vinh.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập của hộ gia đình

làm nghề truyền thống đan lát.
Phân tích tỷ lệ (% ) đóng góp của thu nhập từ đan lát trong tổng thu nhập của
hộ đan lát.
1.4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề truyền thống đan lát Tam Vinh ở thị trấn Phú

Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
-

Đối tượng nghiên cứu: Hộ gia đình làm nghề đan lát và chủ hộ đan lát là

người làm chủ đan lát của hộ.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+

Phương pháp định tính: Được sử dụng phương pháp chuyên gia (tham vấn

trực tiếp các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong Hiệp hội làng nghề truyền
thống tỉnh Quảng nam) và phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân làm nghề


4

đan lát.
+

Phương pháp định lượng: Dùng để thống kê mô tả, phân tích dữ liệu và kiểm


định giả thuyết thông qua phân tích hồi quy, phân tích kinh tế lượng ứng dụng các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trong làng nghề truyền thống đan lát
với sự hỗ trợ của excel và phần mềm SPSS.
Dữ liệu nghiên cứu:
+

Dữ liệu sơ cấp: Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp qua việc phỏng

vấn trực tiếp hộ dân làng nghề với quy mô mẫu 179 hộ gia đình làm nghề đan lát.
+

Dữ liệu thứ cấp: Các tư liệu báo cáo của UBND thị trấn Phú Thịnh, UBND

huyện Phú Ninh, Sở công thương tỉnh Quảng Nam và một số công trình nghiên cứu
trước.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm
nghề truyền thống đan lát Tam Vinh, ở Phú Ninh tỉnh Quảng Nam nhằm mục đích
tìm các các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Qua đó, gợi ý các
chính sách nhằm hỗ trợ giúp cho người dân nơi đây có thể có những giải pháp cải
thiện và gia tăng nguồn thu nhập của họ và cũng đồng thời phát huy, bảo tồn nét
văn hóa dân tộc truyền thống của tỉnh Quảng Nam.
Nghiên cứu cũng đóng góp làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu riêng của
nghề truyền thống đan lát mà hiện nay chưa có. Và bổ sung thêm tài liệu tham khảo
nghiên cứu về nghề, làng nghề thủ công truyền thống.
1.7. Kết cấu của luận văn
Đề tài được trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu
Chương này trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và đối tượng nghiên cứu.



5

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này nêu khái quát chung về làng nghề, làng nghề truyền thống, khái niệm
về thu nhập và một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu và tổng quan các
nghiên cứu trước và đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị.
Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu, đưa ra mô hình
nghiên cứu chính thức và các phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu,
quy trình và các kỹ thuật phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trong chương này sẽ tiến hành phân tích kết quả từ mô hình nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng thu nhập của người dân làng nghề đan lát truyền thống Tam Vinh, Phú
Ninh, Quảng Nam. Thực hiện các kiểm định cần thiết của mô hình nghiên cứu,
nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làng nghề.
Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 đưa ra kết luận đã nghiên cứu
của luận văn và trên cở sở đó có những gợi ý chính sách phù hợp.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 được trình bày sơ lược về các khái niệm về nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống, đặc thù của nghề truyền thống và khái niệm về thu nhập.
Đồng thời đưa vào tổng quan của các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, từ đó
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình làm nghề đan lát và
đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị.

2.1. Các khái niệm
2.1.1. Các khái niệm về nghề và làng nghề truyền thống
Vũ Quốc Tuấn & cộng sự (2010) nghề thủ công truyền thống thường được
coi là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất, chế tác các loại sản phẩm
truyền thống chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn, sử dụng sức người là chính, với
con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của các nghệ nhân, thợ chuyên nghề. Trong các
nghề thủ công bao giờ cũng sử dụng công nghệ truyền thống, bao gồm: 1) Tay nghề
và kinh nghiệm của nghệ nhân, thợ chuyên; 2) Công cụ cổ truyền; 3) Xử lý nguyên
vật liệu tự nhiên, sẵn có tại chỗ. Các nghề thủ công truyền thống Việt Nam thường
được xác định căn cứ vào các yếu tố: 1) Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời
ở nước ta; 2) Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề chuyên; 3) Có
nhiều thế hệ nghệ nhân tài năng và đội ngũ thợ thủ công lành nghề; 4) Có kỹ thuật
và công nghệ cổ truyền khá ổn định; 5) Sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, trong nước
hoàn toàn hoặc chủ yếu; 6) Sản phẩm tiêu biểu, độc đáo, có giá trị kinh tế và chứa
đựng hàm lượng văn hóa cao; 7) Là nghề nghiệp nuôi sống một phần hoặc tất cả
cộng đồng dân cư của một hoặc nhiều làng, xã, cụm dân cư, phố nghề chuyên.
Theo Mai Thế Hởn & cộng sự (2003) ngành nghề truyền thống là những
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế
của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương thức sản
xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất,
nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.


7

Bên cạnh đó Bùi Văn Vượng (1997) cho rằng nghề thủ công truyền thống là
sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo
của nghệ nhân. Công nghệ truyền thống bao gồm tay nghề của nghệ nhân và thợ kỹ
thuật.
Vũ Quốc Tuấn & cộng sự (2010) làng nghề truyền thống là làng cổ truyền,

mà ở đó có các hộ nghề, tộc nghề chuyên sản xuất, chế tác, sinh sống bằng nghề và
sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời. Đấy là nơi có những thế hệ nghệ nhân, thợ
thủ công tài năng của địa phương và dân tộc, đã và đang tạo ra những sản phẩm
tinh xảo, độc đáo, đậm nét bản sắc văn hóa, có giá trị kinh tế, tư tưởng và thẩm mỹ
cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.Làng nghề
truyền thống là trung tâm sản xuất, chế tác và kinh doanh hàng thủ công, nơi hội tụ
nghệ nhân, thợ giỏi trong các gia đình, dòng họ chuyên nghề gọi chung là hộ nghề,
tộc nghề, đã tồn tại, phát triển lâu đời và trở nên nổi tiếng. Ở đó có sự liên kết, hỗ
trợ của những người thợ trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán sản phẩm, với những
quy lệ chặt chẽ trong nghề, trong tộc nghề mà mỗi hộ nghề, mỗi người thợ đều phải
tuân thủ. Làng nghề truyền thống thường cần có đặc trưng tiêu biểu: 1) Lâu đời; 2)
Có vị Tổ nghề; 3) Có nghệ nhân, đội ngũ thợ lành nghề; 4) Có công nghệ truyền
thống lâu đời ổn định; 5) Có khả năng duy trì và phát triển bằng việc truyền nghề,
lan tỏa nghề ; 6) Sản phẩm ổn định, độc đáo có ý nghĩa kinh tế, văn hóa, xã hội, có
thị trường tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu).
Mai Thế Hởn & cộng sự (2003), làng nghề truyền thống là những thôn làng
có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản
xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những
nghề thủ công đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là nhiều thế hệ.
Tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản
xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phầm
làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường.


8

Bùi Văn Vượng (1997), làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề
thủ công. Ở đấy, không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công.
Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu
cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền

thống ngay tại làng quê của mình hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác.
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến về khái niệm nghề truyền thống, làng nghề
truyền thống và làng nghề. Tuy nhiên để thuận tiện cho nghiên cứu thì tác giả sử
dụng khái niệm của Bộ NN & PTNN (2006), nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống và làng nghề như sau:
“Nghề truyền thống: Là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời.
Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động làng
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2006) phải đạt 03 tiêu chí sau:
-

Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị

công nhận.
-

Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.

-

Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng

nghề.
Tiêu chí công nhận làng nghề



9

Làng nghề được công nhận (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) phải
đạt 03 tiêu chí sau:
-

Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông

thôn.
-

Hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu hai năm tính đến thời điểm đề nghị

công nhận.
-

Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất
một nghề truyền thống theo thông tư này.
Phân loại làng nghề
Theo Vũ Quốc Tuấn (2011), phân loại làng nghề thống nhất hai cách phân
loại như sau:
 Phân loại theo số lượng nghề: làng nghề một nghề là những làng ngoài nghề
nông ra, chỉ có thêm một nghề thủ công duy nhất. Làng nghề nhiều nghề, là những
làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số hoặc nhiều nghề khác.
 Phân loại theo tính chất nghề: làng nghề truyền thống là những làng xuất hiện
lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. Làng nghề mới là những làng

nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc du nhập
từ các địa phương khác. Một số làng mới được hình thành do chủ trương của một
số địa phương cho người đi học nghề ở nơi khác rồi về dạy cho dân địa phương
nhẳm tạo việc làm cho dân địa phương mình.
Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề
Làng nghề có các loại hình tổ chức kinh doanh như sau:
+

Hộ gia đình: Là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong các làng nghề

truyền thống. Hộ gia đình vừa là đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế và vừa là một
đơn vị sinh hoạt. Các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có


10

chung sở hữu đối với tài sản dùng cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất.
Lao động trong phạm vi gia đình với mục đích không phải để lấy tiền công mà để
đóng góp phần của mình vào sản lượng chung của cả gia đình. Mỗi thành viên
trong gia đình đều có trách nhiệm đối với cơ sở kinh tế ấy và làm cho nó tăng
dần lên bằng lao động của mình. Thành quả lao động chung của cả gia đình thể
hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùng chung. Gia đình cũng là một đơn vị
tổ chức lao động. Ở đó người chủ hộ đồng thời là người thợ giỏi, nắm quyền quản
lý, quyết định và điều hành mọi công việc từ phân công lao động đến phân phối thu
nhập (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2012).
+

Tổ sản xuất: Là hình thức hợp tác, liên kết tự nguyện số hộ gia đình với

nhau để cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó. Hợp tác là phương thức

tất yếu trong lao động và sản xuất. Bởi lẽ khi mà quy mô hộ gia đình đã vượt quá
giới hạn thì sẽ có những mặt hạn chế như thiếu vốn, khả năng ứng dụng công
nghệ, thị trường tiêu thụ, … Do vậy, khi sản xuất phát triển, quy mô hộ gia đình
không còn phù hợp, không đáp ứng yếu cầu sản xuất thì tự nó tự phá vỡ khuôn
khổ của nó để hợp tác với nhau, cùng sản xuất và cùng tồn tại. Hình thức này phát
triển và tồn tại song song với hình thức hộ gia đình trong làng nghề truyền thống
(Trần Minh Yến, 2004).
+

Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu,

lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có
hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
Với những mô hình và cơ chế hoạt động được đổi mới, trong thời điểm hiện nay
hợp tác xã vẫn còn là loại hình kinh doanh chủ yếu ở một số các làng nghề truyền
thống (Trần Minh Yến, 2004).
+

Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Đây là

loại hình kinh doanh đã trở nên ngày càng phổ biến ở những làng nghề có trình


11

độ tập trung hóa cao, có quan hệ rộng với thị trường, có khả năng và yêu cầu đổi
mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức này phát triển từ một số tổ
chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình có tiềm lực kinh tế khá, có trình độ tổ chức
và có khả năng tiếp cận thị trường. Tuy ở một số làng nghề truyền thống, hình thức

này tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng có vai trò trung tâm liên kết mà các hộ gia
đình là vệ tinh thực hiện các hợp đồng, gia công…, giải quyết đầu vào và đầu ra cho
các hộ gia đình (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2012).
Đặc thù của hàng thủ công truyền thống
Theo Bùi Văn Vượng (1997) cho rằng hàng thủ công truyền thống phải có các
yếu tố sau:


Trong sản phẩm thủ công, văn hóa tinh thần kết tinh trong văn hóa vật thể.

Sản phẩm thủ công của Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc, tư tưởng, tình
cảm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam.


Hàng thủ công truyền thống có tính cá biệt, tính riêng, mang phong cách của

mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng
đồng.


Hàng thủ công là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ

thuật – công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo
nghệ thuật. Và từ đó trong sự phát triển hàng thủ công có thêm những đặc thù: Tính
riêng, tính đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt. Có chiều sâu hơn chiều rộng, mang
tính trường phái gia tộc, giữ bí quyết trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, mang tính
rộng rãi.


Yếu tố văn hóa của hàng thủ công truyền thống đã tạo nên vị trí quan trọng


của các sản phẩm trên thương trường và giao lưu quốc tế.


Sản phẩm thủ công tự thân đã là sản phẩm hàng hóa. Người thợ thủ công sản

xuất hàng thủ công, trước hết là do yêu cầu kinh tế và nguồn sống của mình. Nên
sản phẩm thủ công mang lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước, địa phương, cũng
như cho người thợ ở các làng nghề.


12

Làng nghề đan lát Tam Vinh
Theo UBND Huyện Phú Ninh (2011) làng nghề đan lát truyền thống trước hết
nó là làng nghề truyền thống và có những đặc điểm sau:
-

Đan lát (sản xuất) là hàng mây tre thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, sản

phẩm đan lát dựa vào tay nghề của người thợ là chính, làm thủ công chủ yếu bằng
tay và công cụ đơn giản. Công cụ chính để sản xuất là cái rựa, đục, dùi.
-

Nguyên liệu sản xuất là tre, tre được chọn trước hết là phải già, thẳng không

được chọn tre mép và cây cụt ngọn, mắt kiến vì những cây như thế thường rất mềm
và dễ bị gẫy làm chất lượng sản phẩm sẽ rất kém..
-


Mẫu mã sản phẩm thường dựa vào mẫu mã truyền thống là chủ yếu. Các hộ

gia đình đan lát các thể nhận các đơn đặt hàng có mẫu đưa sẵn hoặc khách hàng có
thể phát thảo ý tưởng của mình, các hộ gia đình có thể cử người đan mẫu nếu khách
hàng thấy hợp lý thì hàng được sản xuất.
-

Sản phẩm của đan lát mây tre là: rổ, rá, nong, nia, gàu, thúng, mủng, giần,

sàn, cốt ví, cốt phên …. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là sản phẩm nông cụ,
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chính, mang tính thời vụ. Do đó sản phẩm đan
lát có thể bán trực tiếp hoặc bỏ cho mối lái, các nhà kinh doanh tại nơi sản xuất
hoặc ở ngoài thị trường.
2.1.2. Khái niệm thu nhập
Tổng cục thống kê (2011), định nghĩa rằng:
Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1
tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được khi bỏ
sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập
trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ


13

chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian
nhất định.
Thu nhập của hộ bao gồm:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;
- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế

sản xuất);
- Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ
chi phí và thuế sản xuất);
- Thu khác được tính vào thu nhập như cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản,
vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên
kết trong sản xuất kinh doanh …
2.1.3. Khái niệm Hộ
Haviland (2003), Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã hội
bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung
(nhân khẩu). Đối với những người có từ hai hộ trở lên, các thành viên trong hộ có
hoặc không có quỹ thu chi chung, thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất
với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có
quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.
Như vậy Hộ là tập hợp những người có cùng chung mối quan hệ với nhau (có
chung huyết thống hoặc là con nuôi, là người tình nguyện và được sự đồng ý của
các thành viên trong hộ công nhận), sống trong cùng một gia đình và được pháp
luật công nhận, cùng sinh sống và phát triển kinh tế.


14

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của lao động và thu nhập của hộ gia
đình
Theo Mincer (1974) (trích bởi Đinh Phi Hổ - Trương Châu (2013), cho rằng
thu nhập của hộ ảnh hưởng bởi các yếu tố: Trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, giới tính của chủ hộ và các yếu tố khác. Thu nhập bao gồm có thu nhập
gộp, thu nhập ròng. Phần thu nhập gộp là phần tích số giữa giá bán và sản lượng
sản xuất ra. Thu nhập ròng là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Đề tài nghiên cứu thu nhập hộ gia đình ở nông thôn, để đo lường thu nhập của hộ

gia đình tác giả dùng thước đo thu nhập ròng (tổng doanh thu trừ đi các khoản chi
phí sản xuất, tuy nhiên trong các khoản chi phí sản xuất không bao gồm chi phí lao
động và chi phí cơ hội của hộ gia đình, vì hộ dân nông dân chủ yếu lấy công làm lời
để góp phần tạo ra nguồn thu cho gia đình).
Park (1992), năng suất lao động là điều kiện để thay đổi thu nhập điều đó cho
thấy rằng các nhân tố tác động đến năng suất lao động cũng chính là tác động đến
thu nhập.
Theo Scoones (1998), những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
bao gồm: vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội. Vốn tự nhiên là
đất đai, nước, không khí... là cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh tế của con người.
Vốn tài chính bao gồm các khoản tiết kiệm và tín dụng, cho biết khả năng của một
hộ gia đình để tiết kiệm và tiếp cận tín dụng cho đầu tư trong bất kỳ các hoạt động
tạo thu nhập. Vốn con người mô tả các yếu tố như giáo dục, lực lượng lao động,
kinh nghiệm làm việc và giới tính. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong
quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao
động và hiệu quả công việc của họ. Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây
dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia
sẻ những kiến tức, giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các
cộng đồng lại với nhau.


×