Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU ĐĂNG QUANG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM
KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số ngành

: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Vũ Việt Hằng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố tác động cũng như mức độ tác
động của các yếu tố đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng để từ đó có thể cảnh báo
sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Nội dung của nghiên cứu bao gồm xây dựng
chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng và mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến khủng
hoảng ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp công cụ để dự đoán thời điểm
khủng hoảng hệ thống ngân hàng và mức ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
khủng hoảng ngân hàng. Từ đó đề xuất những chính sách để phòng tránh và hạn chế
khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Bằng phương pháp xây dựng chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng BSF và phương


pháp ước lượng hồi quy GLS trên bộ dữ liệu bảng của 8 quốc gia Đông Nam Á trong
thời gian 15 năm (từ năm 2000 đến năm 2014), nghiên cứu đã xác định được vai trò
tác động đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng của các yếu tố cũng như có thể dự đoán
được thời điểm xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các quốc gia Đông Nam Á các yếu tố: Tỷ lệ
cung tiền/ Dự trữ ngoại tệ, Lãi suất cơ bản, Lãi suất USD tại Mỹ có tác động lớn đến
nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thể sử dụng để dự đoán
khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu
cũng là tiền đề trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng
hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á ứng với toàn bộ 11 quốc gia.

-Trang iii -


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Chỉ số dự báo khủng hoảng tài chính và lý do kinh tế để lựa chọn ......... 20
Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ............................................ 46
Bảng 3: Dấu kỳ vọng các biến sử dụng trong mô hình ........................................... 47
Bảng 4: Thống kê dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 48
Bảng 5: Chỉ số khủng hoảng hệ thống ngân hàng (BSF) tại các nước giai đoạn
2000-2014 .................................................................................................. 50
Bảng 6: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................... 52
Bảng 7: Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................... 53
Bảng 8: Kết quả hồi quy theo mô hình FE và RE ................................................... 54
Bảng 9: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................... 55
Bảng 10: Kết quả hồi quy GLS ................................................................................. 56

-Trang iv -



DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các giai đoạn của chỉ số mức độ rủi ro hệ thống ngân hàng ..................... 29
Hình 2: Mô hình đề xuất các yếu tố tác động đến chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng
.................................................................................................................... 34
Hình 3: Chỉ số tự do kinh tế 8 quốc gia Đông Nam Á ............................................ 49
Hình 4: Chỉ số khủng hoảng hệ thống ngân hàng (BSF) tại các quốc gia giai đoạn
2000-2014 .................................................................................................. 51

-Trang v -


234534
6789

 
  !"#$ %&'
( )*%+#$, !"#$ %&'(
- ./'01#!"#$ %&'(
2 34#+56! !"#$ %&,789":;7#!"#$ %&'< ="5>!9"?9 !"#$ %&'@ A !"BC%DC !"#$ %&'E FGHIJ'IDCKL+8#2
6789
MNO
PQR
69STUVN7QWXY
( F0DZ[0\]Z[0^H04! !/ "8!<
(_"?#`,?+7La0DZ[0\]Z[0^H04! !/ "8!<
((b ""5cZ[IDda0DZ[0\]Z[0^H04! !/ "8!KGZZLZaeZ0HG2
(( )fHg4 !"#$ %&,+h5iI@

((.?%jG'H4IDC;k"l"%]"m?nioa0DZ[0\]Z[0^H04! !/
"8!@
(((.?%;k"l" !"#$ %&'[p K/j(<
(- qe]H0'rG+!"#$ %&,78;k"l"KLs'JH-6789
tu789
u7vu
7w
6xyY
- z,j+hl" !"#$ %&'-<
-( {|}e^'~]!789"5>!9"?95i%56Z[-€
-- {|}e^, !"#$ %&'IDCKL+8#2
-2 k"l" !"#$ %&,nC,K#L'I0‚Z02
6789
ƒ„X…†
7w
6x‡ˆ
2 ="/ +‰%"+"4!Š$;k+]‹|}e^, !"#$ %&'2€
2( FGHŒ']/jŽZ[I0‚g4a0DZ[0\]Z[0^H04Z[ !/ "8!‘2’
2- FGHŒ']9"/ +‰%"<(
2-.?%Š#“;K”Z0HeL KLI0\0•eŒ'r<(
2-(FGHŒ']0•#`,j‘–78—–<2
2--Fe“;K”Z0˜d'godZ<<
2-2Fe“;K”"%?%K#L'ae^Zae“;K”Z0a0eI0:r~™!;k"l"‘–<<
2-<š›nC#9":;789"/ +‰%"|}e^,+"œ;k"l""•eŒ'rqž<@


2345679

6 


 !"#$%&'(
) *!&&+,-'(
)./*01*,2",/3434637834'(
))./*019:4637834:783;1<=>7?37@7A'
)BC;1343479D3IJKLKMNOPQRSPTUV
WPXYXZ[\]O^NT_`abcde`fghijPkhRlRm
n
noV


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do nghiên cứu
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra
toàn thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống ngân hàng của nhiều quốc
gia. Khủng hoảng ngân hàng (KHNH) hay khủng hoảng hệ thống ngân hàng
(KHHTNH) là cụm từ được nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính nhắc đến khi nói về
giai đoạn này với rất nhiều vụ phá sản, thâu tóm và sáp nhập trong hệ thống ngân
hàng. Trong số các sự kiện đó, nổi bật nhất là sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn
thứ tư của Mỹ đã tồn tại trong suốt 158 năm - ngân hàng Lehman Brother. Không
chỉ đến năm 2008 mới xuất hiện khủng hoảng tài chính mà trước đó thế giới cũng
đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng như: tại Mexico
(1994 -1995) hay tại khu vực Châu Á (1997 -1998).
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á khởi phát từ Thái Lan (một quốc gia có
GDP ở mức trung bình) vào giữa năm 1997, sau đó lan rộng ra khu vực Đông Nam
Á, rồi đến một số nước Châu Á ven Thái Bình Dương và trở thành cuộc khủng
hoảng mang tầm quốc tế. Xuất phát điểm của khủng hoảng chỉ từ một quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á nhưng đã nhanh chóng lan rộng và mang tính quốc tế.

Sau đó với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và các định chế tài chính lớn thì cuộc
khủng hoảng này mới được dập tắt. Tuy nhiên với các quốc gia bị khủng hoảng thì
cũng phải đến 2003 trở đi mới có thể được xem là thoát suy thoái. Qua đó có thể
thấy tác hại to lớn của khủng hoảng tài chính nói chung và khủng hoảng ngân hàng
nói riêng cũng như nguyên nhân khủng hoảng không chỉ xuất phát từ sự yếu kém
trong chính sách kinh tế của quốc gia mà còn có thể bị lan truyền từ một quốc gia
khác sang. Nếu công tác dự đoán, dự báo khủng hoảng được hoạt động tốt trong
thời kỳ này thì đã có thể phòng tránh hay giảm bớt hậu quả của cuộc khủng hoảng.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đây cũng là dấu mốc đánh dấu Việt
Nam chính thức mở cửa ngành tài chính - ngân hàng. Từ thời điểm này, những yếu
kém của hệ thống ngân hàng bộc lộ ngày càng rõ nét khi việc tự do hóa tài khoản
vãng lai và tài khoản vốn trong hệ thống ngân hàng đã gặp phải sự cạnh tranh khốc
liệt của dòng vốn nước ngoài. Mặc dù chưa xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng
ở Việt Nam, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại nước ta cũng đã và đang tiềm
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 1


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

ẩn nhiều rủi ro. Không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng
vậy, dù là quốc gia đã từng hay chưa từng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính, khủng hoảng ngân hàng thì vẫn có những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Với
nhiều đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và hơn nữa cuối năm
2015 là thời điểm hình thành cộng đồng kinh tế Asean. Đây là dấu mốc thể hiện
mức độ hợp tác, liên kết cao hơn nữa về kinh tế nên sau thời điểm đó, các rủi ro hay
khủng hoảng sẽ ảnh hưởng chung cả khu vực.
Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng hệ
thống ngân hàng là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu để giúp các quốc gia
tránh được các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai.

Từ những nhận định như trên, tác giả quyết định chọn đề tài:“Xây dựng mô
hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam
Á ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
hàng tại các nước Đông Nam Á, tác giả thực hiện đề tài với các mục tiêu cụ thể như
sau:
 Xác định các yếu tố tác động đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
 Xây dựng mô hình phù hợp cho việc cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống
ngân hàng.
 Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế khủng khoảng hệ thống
ngân hàng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ phải trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
 Những yếu tố nào tác động đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng?
 Mô hình nghiên cứu nào là phù hợp nhất để cảnh báo sớm khủng hoảng hệ
thống ngân hàng?
 Cần phải làm gì để hạn chế khủng hoảng hệ thống ngân hàng?

Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 2


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài quan tâm xây dựng chỉ số khủng hoảng hệ thống ngân hàng và mô hình
hồi quy đo lường các yếu tố tác động đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng của 8

quốc gia thuộc Đông Nam Á trong khoảng thời gian 15 năm (từ năm 2000 đến năm
2014).
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về khủng hoảng hệ thống ngân hàng đối với 8 trên tổng số
11 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian 15 năm (từ năm 2000
đến năm 2014). Các nước Đông Timor, Myanmar, Brunei không đưa vào nghiên
cứu vì không đủ dữ liệu thống kê.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp chỉ số và phương
pháp hồi quy tuyến tính đa biến:
 Dùng phương pháp chỉ số để xác định chuỗi giá trị của chỉ số khủng hoảng
ngân hàng cho nghiên cứu. Giá trị này vừa dùng để xác định giai đoạn của
khủng hoảng vừa sử dụng để đưa vào mô hình hồi quy nhằm ước lượng vai
trò các yếu tố tác động đến khủng hoảng.
 Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để tìm ra các yếu tố có khả năng
tác động đến khủng hoảng và mức độ tác động tương ứng.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy tình hình hệ thống ngân hàng tại các nước
Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014. Kết quả nghiên
cứu cũng sẽ cung cấp các công cụ để phục vụ cho việc dự đoán khủng hoảng hệ
thống ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á trong tương lai bao gồm:
 Công thức xác định chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng (chỉ số BSF), từ đó có thể
xác định được hệ thống ngân hàng đang ở vị trí nào trong đồ thị khủng hoảng
ngân hàng.
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 3


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang


 Mô hình hồi quy tuyến tính cho biết các yếu tố tác động đến khủng hoảng
ngân hàng và mức độ tác động tương ứng.
Việc sử dụng đồng thời mô hình và chỉ số cảnh báo sẽ giúp nâng cao độ tin
cậy và mức độ chính xác trong việc đưa ra cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân
hàng.
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành 5 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1 giới thiệu lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn
của đề tài.
Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về nội dung chính nêu trong đề tài, cơ sở
lý thuyết và các nghiên cứu trước làm cơ sở để: “Xây dựng mô hình cảnh báo
sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á ”. Đồng thời
trong chương 2 tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước và đưa ra khung phân tích của
nghiên cứu.
Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu và đề xuất cụ thể mô hình
nghiên cứu cũng như giải thích các biến trong mô hình. Trong chương 3, tác giả
cũng giới thiệu về dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu thông qua quy trình thống kê mô tả dữ liệu
và biện luận kết quả đã phân tích được.
Chương 5 trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và đưa ra kiến
nghị sau khi thực hiện đề tài. Tác giả cũng nêu lên những mặt hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo sau khi thực hiện đề tài.

Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 4


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan về khủng hoảng hệ thống ngân
hàng và mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Tiếp sau đó, tác
giả giới thiệu hai nghiên cứu trước về mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống
ngân hàng.
2.1

Khủng hoảng hệ thống ngân hàng

2.1.1 Khái quát về khủng hoảng hệ thống ngân hàng
2.1.1.1Định nghĩa
Bản chất của ngân hàng là trung gian tài chính. Khi ngân hàng hoạt động tốt
có nghĩa ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng tạo tiền gởi linh hoạt. Còn khi ngân
hàng không thực hiện tốt chức năng này thì đó chính là nguy cơ dẫn đến khủng
hoảng ngân hàng.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1998), khủng hoảng ngân hàng là trạng thái các
ngân hàng lâm vào tình trạng rút tiền ồ ạt và bị phá sản. Các ngân hàng buộc phải
dừng việc thanh toán các cam kết của mình hoặc để tránh tình trạng này nhà nước
buộc phải can thiệp bằng biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể
bùng phát tại một ngân hàng và lây truyền ra toàn bộ hệ thống.
Bên cạnh đó, khi nói về khủng hoảng hệ thống ngân hàng, có một số quan
điểm phù hợp với định nghĩa của IMF như sau:
Theo quan điểm của Calomiris và Gorton (1991), KHHTNH xảy ra khi các
chủ nợ ở nhiều hoặc tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng đột ngột yêu
cầu các ngân hàng chuyển đổi quyền đòi nợ của mình ra tiền hoặc tương đương tiền
ở mức quá cao khiến các ngân hàng phải tạm ngưng quá trình chuyển đổi này.
Theo quan điểm của Laeven và Valencia (2008), một cuộc KHHTNH sẽ xảy
ra khi khu vực tài chính và doanh nghiệp của một quốc gia rơi vào tình trạng không
đủ khả năng trả nợ, đồng thời các định chế tài chính và các doanh nghiệp sẽ phải
đối mặt với các khó khăn nghiêm trọng trong việc hoàn trả các hợp đồng đúng hạn.

Kết quả là, các khoản nợ xấu tăng mạnh khiến cho phần lớn hoặc tất cả vốn của
toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ bị cạn kiệt.
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 5


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

Theo quan điểm của Demirgüç-Kunt và Detragiache (1997), được biết đến lần
đầu tiên vào năm 1998, sau đó được bổ sung 02 lần vào các năm 2002 và 2004.
Một cuộc khủng hoảng ngân hàng được coi là có tính hệ thống khi các thành phần
quan trọng trong khu vực ngân hàng bị rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất tính
thanh khoản và không thể tiếp tục hoạt động nếu không có sự trợ giúp đặc biệt từ
các chính sách tiền tệ và giám sát. Thời điểm bắt đầu một cuộc KHHTNH được xác
định nếu ít nhất một trong 4 điều kiện sau xảy ra:


Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 10%.



Chi phí giải cứu các ngân hàng lớn hơn 2% GDP.



Nhiều vấn đề khó khăn của các ngân hàng dẫn tới cần được quốc hữu
hóa trên diện rộng.




Các biện pháp khẩn cấp như đóng băng tiền gửi, kéo dài ngày lễ ngân
hàng, bảo đảm tiền gửi toàn bộ được áp dụng.

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh
tế khác. Bản chất kinh doanh ngân hàng là thu lợi nhuận từ việc đi vay để cho vay
hoặc đầu tư sinh lời. Nhưng hai việc này không phải lúc nào cũng đồng thời thuận
lợi và nguy cơ luôn phải đối mặt của ngân hàng là phải đảm bảo tính thanh khoản
tức khả năng chi trả tức thời khi khách hàng rút tiền nhằm tránh đổ vỡ lòng tin, gây
ra đột biến rút tiền gửi và nguy cơ khủng hoảng ngân hàng.
Khi đề cập vai trò của tính thanh khoản đến hoạt động tín dụng Diamond và
Dybvig (1983) cho rằng, người gởi tiền là những cá nhân hoặc công ty có vốn nhàn
rỗi muốn cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất, song người có vốn nhàn rỗi có thể
có những nhu cầu tiền mặt bất thường và không dự đoán trước được. Vì vậy, họ sẽ
có nhu cầu thu hồi các khoản đầu tư khi có biến cố xảy ra và để giảm rủi ro họ chỉ
sẳn lòng cho vay trong ngắn hạn. Yêu cầu này của người gởi tiền hoàn toàn trái
ngược với người vay tiền, người đi vay muốn vay những khoản vay dài hạn bởi vì
các khoản vay một khi đã đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... thì không thể
nhanh chóng thu hồi để trả cho người cho vay. Chính sự khác biệt này làm cho thị
trường vốn không thể hoạt động hiệu quả được. Theo Diamond (2007), khó khăn
này hoàn toàn được giải quyết khi tổ chức tín dụng trung gian như ngân hàng đứng
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 6


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

ra làm cầu nối và huy động một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi từ nhiều người gởi
và đáp ứng cho các hoạt động dài hạn của người đi vay. Trong điều kiện bình
thường số lượng người gởi tiền có nhu cầu rút vốn trước hạn chỉ chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ, do đó ngân hàng có thể dùng phần lớn số lượng tiền gởi còn lại để đầu tư vào

các dự án và tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng chỉ cần giữ lại một khoản dự
trữ bằng hoặc lớn hơn nhu cầu rút tiền gởi trước hạn. Ngược lại, nếu mức dự trữ
không đủ đáp ứng nhu cầu rút vốn của người gởi, hệ thống sẽ thiếu thanh khoản và
nhanh chóng dẫn đến một đợt rút vốn ồ ạt từ người gởi tiền, hiện tượng này thường
được gọi là khủng hoảng ngân hàng (Lương Duy Quang (2015)).
Trong thực tế, các ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro trong quá trình kinh doanh do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Những rủi ro khách quan
như động đất, bão lụt, chiến tranh, những đợt khủng hoảng kinh tế, tiền tệ,… thì
không thể nào tránh được. Còn những rủi ro do chủ quan bên trong ngân hàng như
yếu kém trong hoạt động quản trị ngân hàng, gây mất niềm tin khách hàng… dẫn
đến dễ xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt của khách hàng và mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn
đến khủng hoảng ngân hàng.
2.1.1.2 Lý thuyết về khủng hoảng hệ thống ngân hàng
Nhóm các yếu tố vi mô
Sự bất ổn của tình hình kinh tế vi mô có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự
bất ổn của hệ thống ngân hàng. Các yếu tố vi mô được đề cập nhiều trong các
nghiên cứu gần đây như những nguyên nhân gây ra KHHTNH bao gồm: rủi ro lãi
suất, tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường.
 Tăng trưởng tín dụng: các nghiên cứu của Borio và Lowe (2002),
Eichengreen và Arteta (2002), Kaminsky và Reinhart (1999) đã chỉ ra rằng
tăng trưởng tín dụng nóng là một nguyên nhân dẫn đến KHHTNH. Tăng
trưởng tín dụng nóng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong một số
trường hợp đó chính là kết quả của việc tự do hóa tài chính hay bãi bỏ các quy
định về tài chính (cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với
những thị trường tín dụng mới). Mặt khác, tăng trưởng tín dụng nóng cũng có
thể bắt nguồn từ sự gia tăng dòng vốn di chuyển vào thông qua các nhân tố
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 7



HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

bên ngoài quốc gia. Nguyên nhân này có thể dẫn đến việc các ngân hàng mở
rộng chính sách cho vay và nhận định lạc quan hơn trong việc đánh giá rủi ro
từ các khoản cho vay.
Việc cho quá nhiều các dự án đầu tư có mức rủi ro cao vay trong khi người đi
vay lại không có khả năng để hoàn trả khoản vay sẽ khiến cho giá trị tài sản có
của ngân hàng giảm kéo theo giá trị ròng của ngân hàng bị giảm sút và thậm
chí có thể dẫn tới khủng hoảng, phá sản.
 Rủi ro thanh khoản: vấn đề rủi ro thanh khoản có nguồn gốc từ chính đặc
điểm kinh doanh của ngân hàng, việc dùng những khoản tiền gửi ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn. Do đó, nếu như xảy ra sự rút vốn ồ ạt từ những
người gửi tiền, các ngân hàng sẽ rất dễ phải đối mặt với vấn đề mất tính thanh
khoản. Sự rút vốn ồ ạt từ những người gửi tiền có thể xuất phát từ một vài
nguyên nhân khác nhau. Một trong những hướng để giải thích vấn đề này đó
chính là sự bất cân xứng trong thông tin giữa người gửi tiền và hệ thống ngân
hàng. Một lý giải khác cho hiện tượng này đó chính là sự kích động tâm lý
của đám đông khi có những người gửi tiền cho rằng những người gửi tiền
khác cũng đang rút tiền khỏi ngân hàng.
 Rủi ro lãi suất: thông thường, những người sở hữu các dự án có độ rủi ro lớn
nhất lại thường sẵn sàng chấp nhận đi vay với một mức lãi suất cao hơn những
người đi vay khác. Do đó nếu lãi suất càng cao thì càng có khả năng dẫn tới
sự mất ổn định tài chính. Vì vậy, có thể nói rủi ro lãi suất có liên quan chặt
chẽ với rủi ro tín dụng.
Tăng lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Thông thường, tiền gửi ngắn hạn được ghi vào bên tài sản nợ của ngân hàng
trong khi những khoản cho vay ngắn và dài hạn được ghi bên tài sản có. Tăng
lãi suất trong ngắn hạn khiến cho ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi. Nhưng
những khoản cho vay dài hạn của ngân hàng thường được ấn định tại một mức
lãi suất cố định nên lợi suất sinh lời trên tài sản không thể được điều chỉnh

một cách đủ nhanh như việc điều chỉnh tăng lãi suất bên mục tài sản nợ. Khi
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 8


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

đó, sẽ dẫn đến việc giảm giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng và khiến cho ngân
hàng sẽ rơi vào tình trạng lợi nhuận giảm hoặc thậm chí là thua lỗ.
 Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ
giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá
thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân
hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có những
thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến có thể dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
Đặc biệt, rủi ro tỷ giá có thể tác động trực tiếp đến những khoản mục tài sản
nợ và tài sản có ngoại tệ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Sự biến
động trong tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi giá trị của đồng tiền nội tệ đối với
các tài sản có (hoặc nợ) này. Ngoài ra, biến động tỷ giá cũng có thể gián tiếp
tác động đến khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng khi mở rộng danh mục
đầu tư của ngân hàng sang các sản phẩm phái sinh, trong đó có phái sinh
ngoại tệ. Điều này khiến các ngân hàng càng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
Nhóm các yếu tố vĩ mô
 Tăng trưởng kinh tế
Theo Shen và cộng sự (2009), về mặt lý thuyết ngân hàng sẽ giữ nhiều thanh
khoản hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái (khi mà cho vay gặp nhiều rủi ro
hơn) còn khi kinh tế tăng trưởng ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản để có
thể cho vay được nhiều hơn trong khi huy động có thể ít hơn. Chính điều đó
làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Như vậy, có thể thấy tăng trưởng kinh tế
(GDP) cao báo hiệu rủi ro thanh khoản cao và dự báo có nguy cơ xảy ra
khủng hoảng ngân hàng. Khi xảy ra khủng hoảng nói chung và khủng hoảng

ngân hàng nói riêng thì GDP sẽ ở mức thấp.
 Lạm phát
Trong nghiên cứu của mình Perry (1992) đã kết luận lạm phát có ảnh hưởng
đến rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng. Nếu lạm phát được kỳ
vọng hoàn toàn thì ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất để tăng thu nhập lãi nhanh
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 9


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

hơn so với mức tăng chi phí lãi. Ngân hàng sẽ tăng các khoản cho vay trong
khi do thị trường cạnh tranh các khoản huy động có thể bị giảm. Điều này làm
gia tăng rủi ro thanh khoản.
 Cung tiền
Theo Friedman (1963), tốc độ tăng của cung tiền phải tương ứng với tốc độ
phát triển kinh tế, một mức cung tiền quá lớn cũng sẽ dẫn đến lạm phát. Khi
thay đổi cung tiền, bằng các công cụ khác nhau Ngân hàng Trung ương có thể
tác động đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Chính sách
tiền tệ nới lỏng sẽ gia tăng thanh khoản cho ngân hàng.
 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại cho biết thông tin về tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Cán cân thương mại tốt khi ở tình trạng
thặng dư, tức giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu và ngược lại, khi giá trị
nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại.
Cán cân thương mại là thành phần quan trọng của tài khoản vãng lai. Nhập
siêu trong ngắn hạn không hoàn toàn là tiêu cực đối với nền kinh tế. Những
quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá
trình chuyển đổi khi có nhu cầu lớn đối với nguyên vật liệu, thiết bị máy móc
hay công nghệ của nước ngoài trong khi khả năng và trình độ sản xuất trong

nước còn thấp kém, nguồn vốn trong nước cũng còn hạn chế. Nhưng nếu nhập
siêu tăng cao và kéo dài, thì cũng đồng nghĩa với quá trình tích lũy tư bản,
công nghệ từ nước ngoài không hiệu quả. Nhập siêu kéo dài được coi là một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô và đẩy nền
kinh tế đến trạng thái dễ bị tổn thương từ những cú sốc bên ngoài. Nếu con số
thâm hụt chỉ ở mức vừa phải (thông thường là dưới 5%) thì không đáng lo
ngại. Nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro
cho nền kinh tế. Trường hợp Thái Lan trước khủng hoảng, thâm hụt tài khoản
vãng lai của nước này vào năm 1995-1996 là khoảng 8% .
Trong một số trường hợp thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là thâm
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 10


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước. Nhiều
nước đã lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền,
khủng hoảng ngân hàng) sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường
xuyên và lâu dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 19971998.
Trong các nghiên cứu của mình Schularick và Taylor (2012), Davis và cộng
sự (2014) đều đưa ra kết quả là khi mức thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên
thì nguy cơ khủng hoảng ngân hàng cũng tăng lên. Mà cán cân thương mại là
thành phần chính của tài khoản vãng lai nên như vậy cũng có nghĩa là khi cán
cân thương mại bị thâm hụt thì nguy cơ khủng hoảng ngân hàng tăng lên.
 Những hạn chế trong cơ chế luật pháp, kế toán,…
Những điểm chưa hoàn thiện trong cơ chế kế toán, kiểm toán gây ra những
khó khăn, trì trệ trong việc phát hiện các vấn đề liên quan đến tính mất thanh
khoản hoặc phá sản của ngân hàng. Bên cạnh đó, những thiếu sót trong hệ
thống pháp luật cũng có thể là trở ngại trong việc thực thi quyền sở hữu hoặc

những cam kết và thực hiện đối với tài sản đảm bảo trong việc hỗ trợ vay vốn
ngân hàng.
 Quá trình tự do hóa tài chính kém hiệu quả
Về mặt dài hạn, những lợi ích mà tự do hóa tài chính mang lại cho những
nước đang phát triển là rất rõ ràng. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng mang đến
cho hệ thống ngân hàng những rủi ro không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong
trường hợp hệ thống ngân hàng ở nước đó chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và
thích hợp cho việc tự do hóa.
Trong giai đoạn chuyển đổi của tự do hóa tài chính, các ngân hàng sẽ phải đối
mặt với rất nhiều những khó khăn như: sự biến động mạnh của lãi suất, bùng
nổ tín dụng đen, thị trường trở nên cạnh tranh hơn khi xuất hiện nhiều “đối
thủ” đến từ cả trong và ngoài nước,... Tất cả những yếu tố này có thể sẽ khiến
các ngân hàng không kịp thời thích ứng được với môi trường kinh doanh mới
và dẫn đến khủng hoảng.
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 11


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

Tự do hóa tài chính được đẩy mạnh, bắt đầu từ việc nâng lãi suất nội địa, rồi
tiến đến xóa bỏ kiểm soát trong khi không tăng cường cơ chế giám sát, và mở
cửa tài khoản vốn. Những chính sách này, cùng với chính sách duy trì tỷ giá
hối đoái cố định, đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy vào, mà chủ yếu
là vốn ngắn hạn. Các ngân hàng trong nước, nhận được vốn từ nước ngoài
một cách dễ dàng, tiếp tục đẩy mạnh cho các doanh nghiệp trong nước vay
vốn. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp vay nợ với tỷ lệ cao, kỳ hạn ngắn,
nhưng lại đầu tư vào các dự án dài hạn nhiều rủi ro. Hệ thống tài chính ngày
càng trở nên dễ bị tổn thương. Trong nghiên cứu của mình, Demirgüç-Kunt và
Detragiache (1998), Caprio và Klingebiel (1996), Lindgren và cộng sự (1996)

đã chỉ ra rằng: chỉ khi nền tảng thể chế vững chắc thì tự do hóa tài chính mới
không tạo thêm rủi ro gây khủng hoảng ngân hàng. Trong nhiều trường hợp,
tự do hóa tài chính khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã gây ra những tổn
thương cho hệ thống ngân hàng. Ví dụ như trường hợp của Chile năm 1981,
các trục trặc trong hệ thống ngân hàng đã nổi lên ngay sau khi Chính phủ bãi
bỏ các quy định kiểm soát khu vực tài chính. Còn Caprio và Summers (1993)
và Stiglitz (1993) đưa ra quan điểm ủng hộ cho một mức độ kiểm soát tài
chính nhất định thay vì tự do hóa vội vã tại các nước đang phát triển.
Chỉ số tự do kinh tế (Indices of Economic Freedom) đo lường chính sách tự
do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số tự do kinh tế đánh giá 10
yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế trong đó có thể hiện tự do hóa tài chính. Vì
vậy, qua chỉ số này phần nào có thể thấy được mức độ tự do hóa tài chính của
quốc gia. Theo các nghiên cứu nêu trên, tại các quốc gia đang phát triển thì
cần một mức độ kiểm soát tài chính nhất định thay vì tự do hóa vội vã. Điều
đó có thể hiểu là, tại các quốc gia đang phát triển nếu chỉ số tự do kinh tế tăng
cao thì nguy cơ khủng hoảng ngân hàng cũng gia tăng.
 Sự can thiệp quá mức của Chính phủ
Sự can thiệp quá mức hoặc không đúng đắn của Chính phủ cũng là một
nguyên nhân gây ra KHHTNH. Những can thiệp này có thể xuất phát từ hành
động gây áp lực trong việc cấp tín dụng cho những đối tượng cụ thể, áp đặt
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 12


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

mức lãi suất, duy trì hay mở rộng những ngân hàng không còn hoạt động tốt,
quy định mức dự trữ không hợp lý hoặc quy định bắt buộc trợ cấp cho thiếu
hụt trong ngân sách nhà nước từ phía ngân hàng,...
 Sự thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng

Sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng chính là một trong
những nguyên nhân khiến thị trường tài chính khó đạt được hiệu quả hoạt
động cao. Sự thiếu minh bạch dẫn đến thông tin bất cân xứng khi người gửi
tiền (người dân), người đi vay (chủ yếu là doanh nghiệp), cổ đông của ngân
hàng và những bên khác có liên quan đến các hoạt động của ngân hàng không
có đủ thông tin để lựa chọn những ngân hàng hoạt động tốt.
Nhóm nguyên nhân liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng
Khủng hoảng hệ thống ngân hàng có thể xuất phát từ chính những khủng
hoảng của các ngân hàng riêng lẻ. Do tính chất hoạt động mang tính “mạng lưới”
của hệ thống ngân hàng nên khủng hoảng của từng ngân hàng sẽ dễ dàng lan rộng
và ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Một số yếu tố có thể gây ra khủng hoảng của từng
ngân hàng là:
 Yếu kém trong việc thẩm định tín dụng.
 Mất cân đối trong việc nhận tiền gởi và cho vay.
 Những rủi ro liên quan đến lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái.
 Hoạt động trong những lĩnh vực mới chưa nhiều kinh nghiệm.
 Những yếu kém liên quan đến trình độ quản lý, nhân sự, công nghệ.

Nhóm các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác như gian lận hay tham nhũng cũng có thể góp phần
gây ra KHHTNH. Những nguyên nhân này nhìn chung xuất phát từ trong chính nội
bộ ngân hàng như: nhân viên, ban điều hành,… hay từ bên ngoài hệ thống ngân
hàng như người gửi tiền, doanh nghiệp, Chính phủ,…
Riêng đối với nhóm các nước đang phát triển, Mishkin (2004) đã bổ sung
thêm 2 nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng ngân hàng là:
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 13


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang


 Các nước đang phát triển thường sản xuất hàng hóa thô, dễ bị tác động bởi

những cú sốc thương mại. Điều này ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của
ngân hàng, được cấu thành chủ yếu bởi khoản cho vay đến các doanh nghiệp
trong nước. Sự thiếu tính đa dạng hoá bên ngoài có thể đưa tới những vấn đề
nghiêm trọng ở những quốc gia đang phát triển hơn là những quốc gia phát
triển.
 Các ngân hàng ở những nước đang phát triển huy động các quỹ với những

khoản nợ chủ yếu là bằng ngoại tệ. Vì vậy, khi có sự sụt giảm giá trị đồng nội
tệ có thể gia tăng tình trạng nợ, trong khi giá trị tài sản của ngân hàng thì
không tăng. Kết quả là dẫn đến sự xấu đi của vốn chủ sở hữu, từ đó làm gia
tăng khả năng khủng hoảng của ngân hàng. Kết luận này cho ta thấy tỷ giá
(nội tệ/ USD) cao báo hiệu tăng nguy cơ khủng hoảng.
2.1.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng hệ thống ngân hàng đến nền kinh tế
Khi xảy ra khủng hoảng, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ bị tác động một
cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Việc rút vốn ồ ạt khỏi hệ thống sẽ khiến cho khả
năng thanh khoản của các ngân hàng bị giảm. Các ngân hàng sẽ phải gia tăng chi
phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Hoạt động tín dụng cũng sẽ bị gián
đoạn và mức gia tăng nợ xấu, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng luôn được coi là “huyết mạch” của nền kinh
tế nên ảnh hưởng của cuộc KHHTNH chắc chắn sẽ tác động đến tăng trưởng của
nền kinh tế quốc dân. Cụ thể như sau:
2.1.2.1 Ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc dân
KHHTNH sẽ gây tổn thất tới tổng sản phẩm quốc nội. Khi xảy ra khủng
hoảng ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng sẽ bị gián đoạn, trì trệ do bị thiếu
thanh khoản, đóng cửa hoặc sáp nhập. Từ đó, các ngân hàng sẽ thận trọng hơn
trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế vì lo ngại rủi
ro cao. Kết quả là khu vực sản xuất sẽ khó tiếp cận với nguồn vốn vay và không thể

mở rộng được sản xuất. Kết quả cuối cùng là GDP của quốc gia sẽ bị sụt giảm.
Theo nghiên cứu của Haugh và cộng sự (2009) về tác động của khủng hoảng ngân
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 14


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

hàng đối với các nước OCED thì hậu khủng hoảng sản lượng đầu ra của quốc gia sẽ
bị thiệt hại từ 2 đến 3 lần hoặc nhiều hơn nữa so với giai đoạn trước khủng hoảng
và thời gian để phục hồi lại mức sản lượng trước khủng hoảng cần ít nhất là gấp đôi
quãng thời gian xảy ra khủng hoảng.
2.1.2.2 Ảnh hưởng tới khu vực phi sản xuất của nền kinh tế
Khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng, khu vực phi sản xuất của nền kinh tế cũng
sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ có khu vực sản xuất, mà khu vực phi sản xuất,
cụ thể là kinh doanh bất động sản và chứng khoán sẽ có một sự sụt giảm đáng kể
trong đầu tư. Điều này cũng được giải thích là do việc hạn chế cấp tín dụng của
ngân hàng, đặc biệt là cho những ngành có độ rủi ro cao như chứng khoán và bất
động sản trong thời kỳ khủng hoảng.
2.1.2.3 Ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế của Chính phủ
Khủng hoảng ngân hàng sẽ làm “chệch hướng” các chính sách kinh tế của
Chính phủ. Khi KHNH xảy ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải can thiệp như người
cho vay cuối cùng thông qua việc hỗ trợ vốn, mua lại các khoản nợ khó đòi của các
ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước bảo hiểm cho các khoản tiền gửi để
hạn chế việc rút tiền ồ ạt, hoặc bơm tiền vào các ngân hàng thương mại có nguy cơ
sụp đổ nhằm cứu các ngân hàng này trước hiện tượng rút tiền hàng loạt, ngăn chặn
phản ứng dây chuyền, hạn chế tối đa những thiệt hại của cuộc khủng hoảng. Tình
huống này buộc Ngân hàng Nhà nước phải áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng mà
mục tiêu không phải là kích cầu. Điều này thể hiện chính sách tài khóa đã bị sử
dụng không đúng công dụng.

2.1.2.4 Ảnh hưởng tới cơ cấu lao động và tỷ lệ thất nghiệp quốc gia
Khủng hoảng ngân hàng làm tăng nguy cơ lạm phát, thất nghiệp và ảnh hưởng
cơ cấu lao động của quốc gia. Nếu khủng hoảng xảy ra do việc rút vốn ồ ạt của
người gửi tiền thì hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền trầm trọng.
Do đó Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể phải bơm tiền vào hệ thống để phục vụ và
duy trì hoạt động của các ngân hàng thương mại. Việc cung tiền tăng cao sẽ tạo áp
lực gây ra lạm phát, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó, nền kinh tế cũng
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 15


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

phải đối mặt với những hậu quả kế tiếp như thất nghiệp, cơ cấu lao động quốc gia
cũng bị ảnh hưởng.

2.2

Một số nghiên cứu trước

2.2.1 Các yếu tố của mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng
2.2.1.1 Khái niệm mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng
Đối với khủng hoảng ngân hàng, yếu tố “sớm” trong thuật ngữ “cảnh báo
sớm” được Reinhart và cộng sự (2000) xác định là từ 01 đến 12 tháng trước khi bắt
đầu một cuộc khủng hoảng hoặc chậm nhất là đến 12 tháng sau khi cuộc khủng
hoảng bắt đầu. Có hai lý do cho vấn đề này:
 Các cuộc khủng hoảng ngân hàng thường kéo dài 4-5 năm;
 Đỉnh điểm của khủng hoảng ngân hàng thường diễn ra vài năm sau khi nó bắt

đầu.

Như vậy, việc đạt được một tín hiệu cảnh báo sớm ngay cả khi một cuộc
khủng hoảng đã bắt đầu là vẫn có ích.
Demirgüç-Kunt và Detragiache (1997) đã xây dựng mô hình logit đa biến của
xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng, xác suất này được mô tả bằng véc-tơ của
biến giả đối với các biến giải thích với mẫu thống kê bao gồm các quốc gia có và
chưa có khủng hoảng ngân hàng.
Kaminsky và Reinhart (1999) xây dựng mô hình phi tham số cảnh báo sớm
khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng dựa trên sự phát tín hiệu của các chỉ
số được lựa chọn với các mức ngưỡng khác nhau để dự báo khủng hoảng ngân
hàng. Các mức ngưỡng được phân chia thành hai vùng: vùng bình thường và vùng
nguy hiểm căn cứ vào xác suất xảy ra khủng hoảng. Đối với mỗi giai đoạn nghiên
cứu, nếu như kết quả quan sát của một chỉ số vượt qua mức ngưỡng và rơi vào vùng
nguy hiểm thì chỉ số sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo.

Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 16


HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang

2.2.1.2 Phương pháp xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng
Xác định các giai đoạn khủng hoảng
 Phương pháp sự kiện
Trong các nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng, các nhà nghiên cứu thường
sử dụng hai phương pháp để xác định thời điểm xảy ra khủng hoàng ngân hàng.
Phương pháp đầu tiên dựa trên sự kết hợp các sự kiện để nhận định và xác định thời
gian xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Những sự kiện này thường bao gồm:
o Bắt buộc phải đóng cửa, sáp nhập, hoặc sự can thiệp của Chính phủ đối với

hoạt động của các tổ chức tài chính.

o Rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng.
o Chính phủ thực hiện chương trình hỗ trợ trên qui mô lớn cho khu vực ngân

hàng.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi lợi thế từ sự sẵn có và dễ tìm
kiếm của các dữ liệu - thông tin về các thời điểm có sự can thiệp của Chính phủ và
những thay đổi về luật lệ trong hệ thống ngân hàng.
Một trong những nghiên cứu ứng dụng phương pháp sự kiện tiêu biểu cần
phải kể đến là Kaminsky và Reinhart (1999). Hai tác giả này cho rằng nếu thỏa mãn
một trong hai sự kiện như sau là đủ để kết luận có khủng hoảng xảy ra: (1) có hiện
tượng rút vốn hàng loạt dẫn đến đóng cửa, sáp nhập một hay nhiều tổ chức tín
dụng, (2) Chính phủ thực hiện các can thiệp vào thị trường tài chính như: đóng cửa,
sáp nhập, nắm quyền kiểm soát hoặc cung cấp các gói cứu trợ cho các đơn vị tài
chính quan trọng. Trong một nghiên cứu khác, González-Hermosillo và cộng sự
(1997) đã xác định các ngân hàng chịu khủng hoảng là các ngân hàng bị tác động
hay chịu sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Và gần đây hơn, trong một
nghiên cứu được công bố vào năm 2009, Bagatiuk (2009) định nghĩa những ngân
hàng bị tước giấy phép hoặc dưới sự giám sát đặc biệt của Ngân hàng Trung ương
hoặc của cơ quan quản lý nợ là những ngân hàng đang trong giai đoạn khủng
hoảng. Có thể nói đây là một phương pháp khá phổ biến và được áp dụng rất rộng
rãi trong các nghiên cứu học thuật về lĩnh vực khủng hoảng ngân hàng.
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 17


×