Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

các nhân tố tác động đến chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.49 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------------------

TRẦN TRUNG HIẾU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHI TIÊU ĂN UỐNG
CỦA CÁC NHÓM HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Hồ Phong Linh

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện để phân tích các nhân tố tác động đến chi tiêu ăn
uống của các nhóm hộ gia đình Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan và kế
thừa một số nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu được xây dựng nhằm dự đoán các
mối quan hệ giữa đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm chủ hộ và đặc điểm địa lý lên chi
tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình.
Dựa trên 9.399 quan sát thu được từ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt
Nam năm 2012, kết quả hồi quy theo phương pháp Bình phương bé nhất (OLS) cho
thấy có sự khác biệt về mức chi tiêu cho ăn uống giữa các nhóm hộ gia đình. Mức độ
tác động của các yếu tố lên từng nhóm hộ cũng khác nhau. Chi tiêu cho ăn uống có độ


co giãn cao đối với thu nhập (chi tiêu bình quân). Điều này khẳng định thu nhập là một
trong những yếu tố quyết định đến chi tiêu cho ăn uống của hộ. Độ co giãn cao nhất ở
nhóm hộ nghèo (nhóm 1), điều đó cho thấy, mức chi tiêu cho ăn uống của nhóm hộ
này dễ bị ảnh hưởng khi thu nhập của hộ biến động. Các yếu tố khác như quy mộ hộ,
tuổi của chủ hộ, tình trạng hôn nhân, thành phần dân tộc, công việc của chủ hộ, nơi
sinh sống và vùng địa lý của hộ đều có tác động nhất định lên chi tiêu ăn uống của các
nhóm hộ.
Từ kết quả tìm được, bài viết cung cấp thông tin tham khảo và đề xuất một số
gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và cơ quan hữu quan trong việc hoạch định
và thực thi các chính sách phát triển.

iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.5. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ........................................................ 3

1.6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...................................................................................... 4
2.1. Các khái niệm về hộ gia đình và chi tiêu cho ăn uống của hộ ................. 4
2.1.1. Hộ gia đình ................................................................................ 4
2.1.2. Chủ hộ ....................................................................................... 5
2.1.3. Chi đời sống .............................................................................. 5
2.1.4. Chi ăn, uống, hút ....................................................................... 6
2.2. Một số vấn đề liên quan đến tiêu dùng.................................................... 6
2.2.1. Khái niệm về lợi ích tiêu dùng và lợi ích cận biên ...................... 6
2.2.2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích ............... 6
2.2.3. Hành vi ra quyết định chi tiêu của người tiêu dùng .................... 7
2.3. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 7
2.3.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow .................................................. 7
2.3.2. Một số lý thuyết liên quan đến tiêu dùng.................................... 9
iv


2.3.2.1. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng ................... 9
2.3.2.2. Đường cong Engel .......................................................... 10
2.3.2.3. Hàm cầu rút gọn .............................................................. 11
2.3.2.4. Ảnh hưởng của đặc điểm gia đình đối với tiêu dùng ........ 11
2.3.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ........................................... 12
2.3.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 12
2.3.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................. 21
3.1. Hướng tiếp cận ..................................................................................... 21
3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 22
3.2.1. Mô hình nghiên cứu tổng quát ................................................. 22
3.2.2. Lựa chọn các biến đưa vào mô hình nghiên cứu....................... 23

3.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................... 32
3.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 32
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 32
3.3.2. Dữ liệu..................................................................................... 33
3.3.3. Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS ................... 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 35
4.1. Tổng quan chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình Việt Nam .......... 35
4.2. Đặc điểm các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................... 40
4.2.1. Đặc điểm các biến đối với hộ gia đình ..................................... 40
4.2.2. Đặc điểm các biến liên quan đến chủ hộ .................................. 44
4.2.3. Đặc điểm địa lý ........................................................................ 48
4.3. Kết quả nghiên cứu............................................................................... 50
4.4. Thảo luận kết quả ................................................................................. 53
4.4.1. Các nhân tố tác động đến chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia
đình

................................................................................................ 53

4.4.1.1. Nhóm đặc điểm hộ gia đình ............................................. 53
4.4.1.2. Nhóm đặc điểm của chủ hộ ............................................. 55
4.4.1.3. Nhóm đặc điểm địa lý ..................................................... 56
v


4.4.2. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố lên các nhóm hộ .... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 59
5.1. Các kết quả chính của đề tài ................................................................. 59
5.2. Khuyến nghị chính sách ....................................................................... 60
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62

PHỤ LỤC A: KẾT QUẢ HỒI QUY CHI TIÊU ĂN UỐNG CÁC NHÓM HỘ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP OLS ............................................................................................... 65
PHỤ LỤC B: ĐỒ THỊ SCATTERPLOT .................................................................... 80

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow.......................................... 8
Hình 3.1: Khung tiếp cận nghiên cứu.......................................................... 22

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu trước ................................................ 17
Bảng 3.1: Đặc điểm của các nhân tố liên quan đến chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ
gia đình ở Việt Nam................................................................................................... 28
Bảng 3.2: Cách trính lọc số liệu từ dữ liệu VHLSS 2012 ........................................... 34
Bảng 4.1: Cơ cấu chi tiêu trong tổng chi tiêu ............................................................. 35
Bảng 4.2: Cơ cấu chi tiêu trong chi tiêu đời sống ....................................................... 36
Bảng 4.3: Tỷ trọng chi tiêu ăn uống trong chi tiêu đời sống chia theo nơi sinh sống .. 36
Bảng 4.4: Tỷ trọng chi tiêu ăn uống trong chi tiêu đời sống chia theo vùng ............... 37
Bảng 4.5: Tỷ trọng chi tiêu ăn uống trong chi tiêu đời sống chia theo nhóm thu nhập 38
Bảng 4.6: Tỷ trọng chi tiêu ăn uống trong chi tiêu đời sống theo giới tính của chủ hộ 39
Bảng 4.7: Chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia

theo 5 nhóm thu nhập trong năm 2012 ....................................................................... 39
Bảng 4.8: Chi tiêu ăn uống trung bình với nhóm chi tiêu của hộ ................................ 40
Bảng 4.9: Chi tiêu ăn uống trung bình với quy mô hộ ................................................ 41
Bảng 4.10: Chi tiêu ăn uống bình quân của các hộ có vay và không vay vốn ưu đãi .. 43
Bảng 4.11: Chi tiêu ăn uống bình quân của các nhóm hộ có vay và không vay vốn ưu
đãi ............................................................................................................................ 43
Bảng 4.12: Chi tiêu ăn uống trung bình theo trình độ học vấn của chủ hộ .................. 44

viii


Bảng 4.13: Chi tiêu ăn uống trung bình theo công việc của chủ hộ ............................ 45
Bảng 4.14: Chi tiêu ăn uống trung bình với thành phần dân tộc, giới tính, tình trạng
hôn nhân và tuổi của chủ hộ ...................................................................................... 47
Bảng 4.15: Bảng chi tiêu ăn uống trung bình của các nhóm hộ theo địa bàn cư trú .... 49
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ bằng phương pháp
OLS ........................................................................................................................... 51

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS:

Hệ thống hàm cầu gần như lý tưởng (Almost Ideal Demand Systems)

OLS:

Bình phương bé nhất thông thường (Ordinary Least Squares)


SUR:

Kỹ thuật hồi quy dường như không liên quan(Seemingly Unrelated
Regression)

TCTK:

Tổng cục thống kê Việt Nam

VHLSS:

Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình

VIF:

Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

x


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Vấn đề nghiên cứu
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát

triển kinh tế - xã hội, cùng với đó là mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện. Để đánh giá mức sống của người dân trước tiên cần đánh giá các khoản chi
tiêu như chi tiêu cho ăn uống, giáo dục, y tế,.... Trong đó, chi tiêu ăn uống là một

trong những chi tiêu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân
cao hay thấp và qua đó đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của hộ.
Dù tỷ lệ nghèo giảm dần qua các năm nhưng Việt Nam vẫn là một nước nông
nghiệp với đa phần dân số sống ở nông thôn và sống bằng nghề nông. Trong những
năm qua thu nhập của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể, chi tiêu cho đời
sống của các hộ gia đình cũng tăng lên. Dù vậy, chi tiêu cho ăn uống vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng chi tiêu của hộ. Theo Tổng cục thống kê (2013), chi tiêu bình
quân người/tháng năm 2012 là 1.603 nghìn đồng. Trong đó, chi tiêu ăn uống bình
quân người/tháng là 842 nghìn đồng chiếm 52,5% tổng chi tiêu và chiếm 56% chi tiêu
đời sống hộ gia đình.
Bên cạnh đó, sự khác biệt trong chi tiêu ăn uống giữa các nhóm thu nhập –
giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức cao. Theo Tổng cục Thống kê (2013) chi tiêu
cho ăn uống bình quân của 1 nhân khẩu 1 tháng ở khu vực thành thị năm 2012 là
1.145 nghìn đồng (chiếm 53% trong tổng chi tiêu cho đời sống), trong khi đó ở khu
vực nông thôn năm 2012 là 715 nghìn đồng (chiếm 58,3%). Xét theo thu nhập, nhóm
hộ nghèo chi tiêu cho ăn uống chiếm 66,3% trên chi tiêu cho đời sống, nhóm hộ giàu
chiếm 50,5%. Câu hỏi đặt ra: Những nhân tố nào tác động đến mức chi tiêu ăn uống
của các nhóm hộ gia đình Việt Nam? Mức độ tác động của các nhân tố đó đến chi
tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình Việt Nam ra sao? Để làm sáng tỏ các câu hỏi
trên, tác giả thực hiện đề tài “Các nhân tố tác động đến chi tiêu ăn uống của các
nhóm hộ gia đình Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực của hộ


gia đình, nghiên cứu tập trung vào một số mục tiêu sau:
- Phân tích các nhân tố tác động và mức độ tác động đến chi tiêu ăn uống
của các nhóm hộ gia đình Việt Nam.
- Tìm hiểu sự khác biệt trong chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình.
- Cung cấp thông tin và đề xuất đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách để
cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan hơn về đặc điểm, mức chi
tiêu cho ăn uống và các yếu tố tác động đến chi tiêu cho ăn uống của hộ gia đình,
đặc biệt là những hộ có thu nhập thấp.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, luận văn tập trung trả lời những câu hỏi

sau:
- Chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình Việt Nam phụ thuộc vào những
nhân tố nào? Mức độ tác động của các nhân tố đó đến chi tiêu ăn uống của các
nhóm hộ gia đình ra sao?
- Có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến chi tiêu ăn uống
của các nhóm hộ hay không?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm chi tiêu ăn uống của các nhóm

hộ và các nhân tố tác động đến chi tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình Việt Nam
thu thập từ kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2012.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến chi tiêu ăn uống
của các nhóm hộ gia đình Việt Nam năm 2012.
Các hộ gia đình Việt Nam chia thành 5 nhóm: nghèo (nhóm 1), cận nghèo
(nhóm 2), trung bình (nhóm 3), khá (nhóm 4), giàu (nhóm 5) dựa trên chi tiêu bình

quân hộ, không phân biệt địa bàn cư trú.

2


1.5.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Trước tiên, luận văn xem xét các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên

cứu. Tiếp theo, các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được xây dựng
làm cơ sở cho việc phân tích. Luận văn tác giả thực hiện chủ yếu là phương pháp
định lượng. Trong đó, tác giả kết hợp giữa các phương pháp thống kê đơn giản như
phân nhóm, mô tả, so sánh và phương pháp hồi quy. Dữ liệu được trích lọc từ bộ dữ
liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2012.
1.6.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày theo năm chương như sau:
Chương 1 giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Chương trình bày sự cần thiết

của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 chi tiêu của hộ gia đình: cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên
quan.
Chương 3 phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Từ hướng tiếp cận nghiên
cứu và cơ sở lý thuyết ở chương hai, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các
kỳ vọng phù hợp. Phương pháp nghiên cứu và cách thức đo lường các biến trong
mô hình nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 4 kết quả nghiên cứu. Thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu định

lượng và thảo luận từ những kết quả nghiên cứu. Tác động của các nhân tố đến chi
tiêu ăn uống của các nhóm hộ gia đình sẽ được giải thích rõ.
Chương 5 kết luận – khuyến nghị. Tóm lược lại những kết quả quan trọng
của đề tài và mô hình nghiên cứu. Từ đó có những kiến nghị nhằm nâng cao mức
sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương.
Sau cùng, luận văn cũng đính kèm phần phụ lục để người đọc có thể tham
chiếu những thông tin chi tiết về kết quả phân tích đã được trình bày trong các
chương.

3


CHƯƠNG 2: CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương 2 trình bày tóm lược các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chi tiêu
đời sống, chi tiêu ăn uống. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan cơ sở
lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến chi tiêu ăn uống của hộ gia đình
cũng được tổng hợp và trình bày ở chương này.
2.1.

Các khái niệm về hộ gia đình và chi tiêu cho ăn uống của hộ
2.1.1. Hộ gia đình
Hộ gia đình là một tế bào của xã hội, là một trong những đơn vị ảnh hưởng

đến các quyết định sản xuất và đầu tư của nền kinh tế. Blow (2004) định nghĩa hộ gia
đình có thể chỉ bao gồm một thành viên hoặc gồm nhiều thành viên sống cùng một
nhà, sinh hoạt và chia sẻ các công việc nhà. Các thành viên trong hộ không nhất
thiết phải có quan hệ huyết thống. Trong hộ gia đình sẽ có một hoặc nhiều đơn vị
thành viên nhỏ, với mỗi đơn vị thành viên nhỏ có thể chỉ gồm một người lớn duy
nhất, hoặc một cặp vợ chồng có hoặc không có trẻ em phụ thuộc.

Theo Điều 106 Bộ luật dân sự (2005) định nghĩa hộ gia đình mà các thành
viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do
pháp luật quy định và là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), hộ gia đình được hiểu là
một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên
trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời
điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở về trước. Mỗi gia đình được đại diện bởi người
chủ hộ.
Trong luận văn, khái niệm hộ gia đình được hiểu là một nhóm người cùng
chia sẻ chổ ở, thu nhập, chi tiêu ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước đó, tính từ
thời điểm khảo sát.
Quy mô hộ
Theo Tổng cục thống kê (2013), quy mô hộ là số lượng các thành viên trong
4


hộ hay số người sống trong hộ.
2.1.2. Chủ hộ
Chủ hộ theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu (2010) là người mà căn cứ đặc
điểm cá nhân của họ, chúng ta có thể phân loại và phân tích các thông tin đại diện
cho hộ gia đình mà người đó làm chủ hộ. Chủ hộ có thể là người có thu nhập lớn
nhất trong hộ, chủ sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ.
Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (2005) thì chủ hộ là đại diện của
hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một
thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), chủ hộ là người có vai trò
điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ.
Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người có thu nhập cao nhất trong
hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác

của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu,
nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký
hộ khẩu.
2.1.3. Chi đời sống
Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), chi tiêu hộ gia đình là
tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng
trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm,
phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác (biếu, đóng góp,...). Các
khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm,
cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.
Chi tiêu cho đời sống bằng chi tiêu trừ đi các khoản chi khác tính vào chi
tiêu, gồm các khoản không chi cho tiêu dùng: lệ phí, đóng góp, thuế không phải
thuế sản xuất, cho, biếu. Các khoản chi này gồm cả chi tiêu trong dịp lễ tết và chi
tiêu dùng thông thường hàng ngày (không tính đến các khoản chi trong các dịp đặc
biệt như ma chay, đám cưới, đám hỏi...).
Chi tiêu dùng hàng ngày ăn uống trong các dịp lễ tết bao gồm các khoản chi
5


tiêu, tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong các dịp lễ, Tết như: Tết Nguyên đán,
Noel, Tết đặc thù của đồng bào dân tộc, Quốc khánh, rằm tháng Giêng, rằm tháng
Bảy, Trung thu,...
Chi tiêu dùng hàng ngày ăn uống thông thường bao gồm các khoản chi các chi
tiêu, tiêu dùng lương thực, thực phẩm thường xuyên của các thành viên hộ ngoài
các dịp lễ, Tết. Các khoản chi tiêu lương thực, thực phẩm đột xuất lớn như chi tổ
chức đám ma, đám cưới, đám giỗ không được tính vào khoản chi này.
2.1.4. Chi ăn, uống, hút
Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), chi ăn, uống, hút bao gồm
các khoản chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, chất đốt, uống và hút, kể cả các khoản
chi ăn uống ngoài gia đình. Trong nghiên cứu này, chi ăn, uống, hút được gọi tắt là

chi tiêu ăn uống.
2.2.

Một số vấn đề liên quan đến tiêu dùng
2.2.1. Khái niệm về lợi ích tiêu dùng và lợi ích cận biên
Theo Nguyễn Văn Dần (2007), lợi ích tiêu dùng là sự hài lòng, thỏa mãn do

tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.
Lợi ích cận biên là mức thay đổi của tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm một đơn
vị hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Có nghĩa là mức độ thỏa mãn và hài lòng do tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.
2.2.2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích
Theo Nguyễn Văn Dần (2007), mục đích lựa chọn hàng hóa của người tiêu
dùng là phải đạt được sự thỏa mãn tối đa, hay tối đa hóa lợi ích. Việc lựa chọn và
chi mua này bị ràng buộc bởi các nhân tố: Sở thích, thu nhập (ngân sách tiêu dùng),
giá cả và phải chấp nhận một chi phí cơ hội vì việc mua hàng hòa này đồng thời sẽ
giảm bớt cơ hội mua các hàng hóa khác.
Việc tiêu dùng tối ưu có nghĩa là chúng ta chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng
hóa tối đa tổng lợi ích. Điều kiện để tối đa tổng lợi ích là: Lợi ích cận biên tính trên

6


một đồng của hàng hóa này phải bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng của hàng
hóa khác và bằng với lợi ích cận biên tính trên một đồng của bất kỳ một hàng hóa
nào khác.
MUx MUy MUz
=
=
= ...

Py
Px
Pz

Trong đó x, y, z ,...là các hàng hóa khác nhau và Px, Py, Pz, .... là giá cả của
hàng hóa x, y, z, .....
2.2.3. Hành vi ra quyết định chi tiêu của người tiêu dùng
Douglas (1983) cho rằng hành vi ra quyết định của hộ gia đình được thực hiện
với những cân nhắc cụ thể như:
- Quá trình ra quyết định chung của gia đình cần phải cân nhắc trên cơ sở
nhu cầu của các thành viên nhằm mục tiêu tối đa hóa hữu dụng, tránh những lựa
chọn bất lợi.
- Việc ra quyết định của hộ gia đình không chỉ chịu tác động từ các thành
viên trong hộ mà còn chịu sự chi phối từ các yếu tố bên ngoài. Các nhân tố này có
thể từ người tư vấn, bán hàng hoặc các đối tượng khác có khả năng tác động đến
việc ra quyết định đó.
- Các điều kiện có liên quan đến hoàn cảnh, điều kiện sống, các chính sách
quy định nghĩa vụ hoặc quyền thụ hưởng mà hộ gia đình đang bị tác động cũng ảnh
hưởng đến hành vi ra quyết định của hộ gia đình.
2.3. Cơ sở lý thuyết
2.3.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of need) được nhà tâm lý học
Abraham H. Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A theory of Human
Motivation.

7


Hình 2.1: Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow


Nguồn: Maslow (1943)

Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu của con người
được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải thỏa mãn trước khi nghĩ đến các
nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được
đáp ứng đầy đủ (Maslow, 1943), 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc “thể lý” – thức ăn, nước
uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn – cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc – muốn
được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu
tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến – cần có cảm giác được tôn
trọng, kính mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân – muốn sáng tạo, được thể
hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là
thành đạt.
8


Tầng đáy tháp là nhu cầu cơ bản, tiến lên cao hơn của tháp là những nhu cầu
cao hơn. Như vậy, ăn uống là nhu cầu cơ bản và cần thiết để con người thỏa mãn
nhu cầu bên trong và bên ngoài trong đời sống của mỗi cá nhân. Trong luận văn
Tháp nhu cầu của Maslow muốn nói rằng khi thu nhập tăng, con người sẽ có thiên
hướng chú trọng đến những nhu cầu cao hơn. Tỷ trọng chi tiêu cho những nhu cầu
cơ bản cũng sẽ giảm tương đối.
2.3.2. Một số lý thuyết liên quan đến tiêu dùng

Trong phần này sẽ giới thiệu về lý thuyết sự lựa chọn của người tiêu dùng và
đường cong Engel để giải thích hành vi của người tiêu dùng thay đổi như thế nào
khi thu nhập của họ thay đổi.
2.3.2.1. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng
Kooreman và Wunderink (1997) đã đưa ra các giả thiết của mô hình truyền
thống về hành vi người tiêu dùng như sau:
Giả thiết cho rằng người tiêu dùng đạt được mức hữu dụng từ việc tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ. Độ hữu dụng mà một hàng hóa mang lại phản ánh mức độ hài
lòng của người tiêu dùng (Kooreman và Wunderink, 1997).
Lý thuyết cũng cho rằng sự lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng nhằm
mang lại độ hữu dụng cao hơn. Theo Kooreman và Wunderink (1997), nếu độ hữu
dụng của hàng hóa A  B thì người tiêu dùng sẽ chọn A; hoặc nếu độ hữu dụng của
hàng hóa A  B và độ hữu dụng của B  C thì độ hữu dụng của A  C; hoặc độ hữu
dụng của A  B và độ hữu dụng của B  A thì độ hữu dụng của A bằng độ hữu dụng
của B.
Lý thuyết cũng giả định rằng người tiêu dùng sẽ chọn lựa hàng hóa tốt nhất
trong giới hạn của ngân sách để đạt được độ hữu dụng tối đa.
Ngoài ra, lý thuyết này cũng giả thiết rằng thông tin về giá cả và chất lượng
hàng hóa là rõ ràng. Đồng thời, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua tùy ý với số
lượng nhiều hay ít (Kooreman và Wunderink, 1997).

9


2.3.2.2. Đường cong Engel
Giống như thuyết tiêu dùng, đường cong Engel giải thích ảnh hưởng của thu
nhập đến việc tiêu dùng. Bên cạnh đó, thuyết này cũng đề cập đến ảnh hưởng của
đặc điểm cá nhân lên chi tiêu của họ.
Định luật Engel được đưa ra bởi Ernst Engel (Pearce, 1992) đã trở thành quy
luật phổ biến để phân tích nhu cầu (Eatwell, Milgrate và Newman, 1991). Theo

(Eatwell, Milgrate và Newman, 1991), chi tiêu của hộ gia đình có thể được tính toán
theo công thức như sau:
Xi = fi(y,z) Trong đó:
X : là chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa thứ i.
y : là tổng tài sản của hộ gia đình.
z : là véc tơ các biến ảnh hưởng lên chi tiêu.
Lý thuyết này đã phát triển mạnh mẽ từ khi toán kinh tế bắt đầu phát triển
vào những năm 30 của thế kỉ XX. Phần này sẽ đề cập đến tập hợp hai biến giải
thích, đó là thu nhập và tính chất của hộ gia đình, được phát triển dựa trên nền tảng
của qui luật Engel.
*Thu nhập :
Hình thức toán học của đường cong Engel đã được Allen và Bowley
(Eatwell, Milgrate và Newman, 1991) giả định là một đường thẳng. Thực tế có
nhiều nhà nghiên cứu vẫn thường sử dụng mô hình sau đây được đưa ra bởi
Working (Liu và Chern, 2001).
Xi/y = ai + bilogy
Hình dạng của đường cong Engel tùy thuộc vào tập hợp của các điểm tiêu
dùng được nói tới. Công thức trên cho thấy rằng ngân sách chi tiêu cho một hàng
hóa là một hàm logarithm của thu nhập.
Theo Trần Quang Văn(2004), Quy luật Engel chỉ ra rằng phần ngân sách của
một hàng hóa là một hàm số của logarit hóa của thu nhập. Khi thu nhập tăng, phần
ngân sách của hàng hóa đó thay đổi.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiêu dùng

10


Bên cạnh thu nhập, các biến số khác giải thích cho sự khác nhau về cơ cấu
chi tiêu giữa các hộ gia đình là đặc tính của hộ, biến này bao gồm quy mô và kết
cấu của hộ, địa bàn sinh sống của hộ, tuổi, giới tính và trình độ giáo dục của chủ hộ

(Deaton và Muellbauer, 1980; Eatwell, Milgrate và Newman, 1991).
2.3.2.3. Hàm cầu rút gọn
Dựa trên qui luật Engel, Deaton (1997) xây dựng hàm cầu rút gọn, theo đó
cầu về một loại hàng hóa nào đó X phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Pi Xi /X0 = αi + βi ln(X0/N) + τi ln(N) + ∑δik (Nk/N) + ɸi Z + u
Trong đó αi , βi , τi , δik , ɸi là những hệ số hồi quy, Z là véctơ thể hiện đặc
tính của hộ gia đình, bao gồm biến giả đại diện cho khu vực điều tra, trình độ học
vấn của cha mẹ, diện tích trang trại và kiến thức của các bà mẹ về dinh dưỡng, tuổi
của cha mẹ, X0/N là chi tiêu bình quân đầu người của hộ, N là qui mô hộ, Nk/N là tỉ
trọng của nhóm người thứ k so với qui mô hộ.
2.3.2.4. Ảnh hưởng của đặc điểm gia đình đối với tiêu dùng
Mô hình phân phối thu nhập trong gia đình
Theo Quisumbing và Maluccio(1999) đã xem hộ gia đình như là một người
tiêu dùng riêng lẽ mặc dù nó bao gồm nhiều cá nhân với các đặc điểm, thu nhập, chi
tiêu và sở thích khác nhau. Người có quyền quyết định trong gia đình là chủ gia
đình hay người kiểm soát tiền bạc có quyền quyết định trong tiêu dùng. Mô hình
này không đề cập đến sự phân phối tài sản giữa các thành viên trong gia đình với
nhiều sở thích khác nhau.
Mô hình này được sử dụng rộng rãi để phân tích hành vi của hộ gia đình bởi
vì mô hình này đơn giản và có thể đặt trọng tâm vào nhiều vấn đề như khảo sát các
yếu tố quyết định như là trình độ học vấn, sức khỏe và sinh sản của hộ gia đình.
 Ảnh hưởng của vị trí địa lý tới tiêu dùng
Ở các khu vực khác nhau thì tiêu dùng của các hộ gia đình cũng khác nhau,
khác nhau về văn hóa, sở thích, chi tiêu và các quan hệ xã hội. Theo Kooreman và
11


Wundering (1996) cách đối xử của hộ gia đình được hình thành bởi cấu trúc xã hội
như các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và luật pháp. Do đó, nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng và cấu trúc xã hội (Hanmer và

Akram-Lodhi, 1996). Theo thuyết hậu Keynes (Post – Keynesian), thị hiếu không
phải là yếu tố bên ngoài. Khả năng tiếp cận thông tin của mỗi cá nhân đều có giới
hạn. Vì vậy vị trí địa lý là một yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của hộ gia đình.
Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa được xác định bởi thu nhập. Ngoài ra,
các đặc điểm của hộ gia đình như quy mô hộ, vị trí địa lý, trình độ học vấn của chủ
hộ, độ tuổi của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của gia đình.
2.3.3. Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Sekhampu (2012) đã phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến chi
tiêu thực phẩm hộ gia đình trong một thị trấn thu nhập thấp ở Nam Phi. Các dữ liệu
cho nghiên cứu này đã được thu thập trong Bophelong vào tháng 3 năm 2012. Tổng
cộng có 585 quan sát được chọn ngẫu nhiên thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Các câu hỏi bao gồm các thông tin về nhân khẩu học, thu nhập của người trả lời và
có chung về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội. Một mô hình hồi quy đa biến được
sử dụng để xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chi tiêu thực phẩm
của hộ gia đình. Việc lựa chọn biến có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu thực phẩm
của hộ gia đình dựa trên các nghiên cứu trước đây của Steward và các cộng sự
(2004), MaCraken và Brandt (1987) và Redman (1980). Mô hình hồi quy được ước
tính như sau:
Yt =  Xt + ɛt
Trong đó: Yt là biến phụ thuộc; Xt là vector của các biến giải thích; β là
vector của tham số chưa biết, và ɛt là sai số. Do đó, các yếu tố tác động đến ngân
sách chi tiêu cho thực phẩm: (1) tổng thu nhập hộ gia đình hàng tháng, (2) quy mô
hộ gia đình, (3) trình độ học vấn của chủ hộ, (4) giới tính, (5) tuổi, (6) tình trạng

12


hôn nhân và (7) tình trạng việc làm của chủ hộ.
Kết quả mô hình hồi quy cho rằng sự gia tăng của thu nhập hộ gia đình, quy

mô hộ gia đình, tình trạng việc làm của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ tác
động thuận chiều với chi tiêu cho thực phẩm hộ gia đình. Những thay đổi trong tuổi
của chủ hộ dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng của một hộ gia đình. Trong
nghiên cứu này, sự gia tăng tuổi của chủ hộ đã tác động thuận chiều đến chi phí cho
thực phẩm. Hơn nữa quy mô hộ gia đình lớn hơn đòi hỏi tăng chi tiêu thực phẩm,
với các yếu tố khác không thay đổi chủ hộ lập gia đình ngân sách dành cho thực
phẩm ít thức ăn hơn so với chủ hộ chưa lập gia đình. Giới tính chủ hộ không có ý
nghĩa trong việc giải thích những biến đổi trong chi tiêu thực phẩm hộ gia đình.
Kakwani(1997, trích bởi Trần Quang Văn, 2004) đã phân tích chi tiêu của hộ
gia đình ở Úc bằng cuộc khảo sát chi tiêu của 4.492 hộ gia đình người Úc vào năm
1984. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm sự tác động quy mô hộ gia đình và
vùng sinh sống đến hành vi tiêu dùng của hộ. Tác giả đã sử dụng phương pháp
Weighted Least – Squared (bình phương tối thiểu có trọng số), để tính toán hệ số co
giãn của đường cầu Marshall bằng việc ước lượng mô hình Working- Leser. Sau đó,
tác giả đã lấy vi phân để lần lượt tìm ra hệ số co giãn của thu nhập và khu vực của
hộ tác động đến chi tiêu như thế nào.
Kết quả cuối cùng cho thấy hệ số co giãn của đường cầu thực phẩm trong
tổng chi tiêu nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0, điều đó giải thích rằng, chi tiêu cho thực phẩm
tăng lên với tốc độ nhỏ hơn khi thu nhập tăng. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự
như đối với thuốc lá, các dịch vụ trong hộ, y tế và chăm sóc sức khỏe. Hơn thế nữa,
quy mô hộ gia đình và khu vực sinh sống của hộ có tác động tích cực đến tiêu dùng
của hộ.
Quisumbing và Maluccio (1999) dùng phương pháp đường cong Engel để
ước lượng các yếu tố như chi tiêu bình quân đầu người, quy mô hộ, tài sản hiện có
của gia đình, khu vực sinh sống của hộ lên ngân sách chi tiêu cho nhiều hàng hóa
khác nhau. Sử dụng dữ liệu ở Bangladesh và Ethiopia với 1.920 hộ gia đình sử dụng
phương pháp Two Stages Least Square (Bình phương tối thiểu 2 giai đoạn). Kết quả
nghiên cứu cho thấy chi tiêu bình quân đầu người có ảnh hưởng tích cực đến ngân
13



sách chi tiêu cho thực phẩm, giáo dục, quần áo trẻ con và thuốc lá, trong khi đó lại
có tác động ngược chiều với chi tiêu cho sức khỏe. Quy mô hộ gia đình có ảnh
hưởng nghịch biến với ngân sách chi tiêu cho thực phẩm, quần áo trẻ con và thuốc
lá. Trong khi đó, các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho sức khỏe và giáo dục đều có
tác động dương. Khu vực sinh sống của hộ gia đình có ảnh hưởng tích cực đến các
loại chi tiêu của hộ.
Tóm lại, thu nhập của hộ gia đình có tác động nghịch với chi tiêu cho hàng
hóa thông thường nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến việc chi tiêu cho hàng hóa
cấp cao như trong nghiên cứu của Kakwani (1997), Quisumbing và Maluccio
(1999). Theo nghiên cứu của Kakwani (1997), Sekhampu (2012) khi thu nhập tăng
lên sẽ dẫn đến tăng chi tiêu cho thực phẩm nhưng tốc độ tăng giảm dần. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Quisumbing và Maluccio (1999) ở Bangladesh và Ethiopia cho thấy
rằng chi tiêu bình quân đầu người có ảnh hưởng tích cực với chi tiêu cho thực
phẩm.
Các nghiên cứu trên cũng khẳng định các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình
cũng có ảnh hưởng đến sự chi tiêu của hộ. Theo Kakwani (1997), quy mô và kết cấu
của hộ tác động có ý nghĩa đến các loại chi tiêu. Nghiên cứu của Quisumbing và
Maluccio (1999) ở Bangladesh và Ethiopia cho rằng quy mô của hộ có ảnh hưởng
nghịch biến với chi tiêu cho thực phẩm. Khu vực sinh sống của hộ có tác động đến
tất cả các loại chi tiêu ở Bangladesh và Ethiopia. Sekhampu (2012) cho rằng sự gia
tăng của thu nhập hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, tình trạng việc làm của chủ hộ
và trình độ học vấn của chủ hộ gia tăng thuận chiều với chi tiêu cho thực phẩm hộ
gia đình. Những thay đổi trong tuổi của chủ hộ dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu
dinh dưỡng của một hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, sự gia tăng tuổi của chủ hộ
đã tác động thuận chiều đến chi phí cho thực phẩm. Hơn nữa quy mô hộ gia đình
lớn hơn đòi hỏi tăng chi tiêu thực phẩm, với các yếu tố khác không thay đổi chủ hộ
lập gia đình ngân sách dành cho thực phẩm ít thức ăn hơn so với chủ hộ chưa lập
gia đình. Giới tính chủ hộ không có ý nghĩa trong việc giải thích những biến đổi
trong chi tiêu thực phẩm hộ gia đình.


14


2.3.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Ngọc Thuyết (2012), nghiên cứu tác động của thu nhập, giá cả thực
phẩm đến quyết định chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình tại Việt Nam. Sử dụng dữ
liệu từ cuộc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2010 của Tổng cục Thống kê.
Phương pháp phân tích: Kết hợp hai phương pháp chính sau (i) phương pháp
thống kê: quá trình xử lý số liệu có so sánh, đối chiếu nhằm tổng hợp lại các dữ
liệu, đưa ra những nhận xét cơ bản. (ii) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: đề
tài sử dụng mô hình “Hệ thống hàm cầu gần như lý tưởng AIDS”, các hệ số hồi quy
trong mô hình được ước lượng bằng phương pháp SUR- Kỹ thuật hồi quy dường
như không liên quan. Mô hình cho thấy, các hộ gia đình trên phạm vi cả nước đều
chú trọng và chi tiêu mạnh trong các dịp lễ, tết. Đồng thời, các hộ gia đình Việt
Nam cũng có mức tiêu dùng các thực phẩm tự túc xấp xỉ bằng nhau so với mức tiêu
dùng các thực phẩm mua bán trao đổi. Mô hình tiêu dùng thực phẩm ở Việt Nam
theo kết quả ước lượng cho thấy nhóm thực phẩm chính đối với các hộ gia đình Việt
Nam bao gồm: gạo, thịt và ăn uống bên ngoài. Tuy nhiên các nhóm thực phẩm rau
quả, đồ uống ngày càng chiếm tỷ trọng cao dần trong tổng chi tiêu thực phẩm. Theo
đặc tính của hộ các biến như vùng, khu vực, quy mô hộ, giới tính của chủ hộ đều có
tác động đáng kể đến quyết định chi tiêu thực phẩm của hộ. Xét về mức độ tác động
của sự thay đổi giá theo thu nhập của hộ, các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập cao
chịu tác động về sự thay đổi giá cả thực phẩm mạnh hơn so với các nhóm có thu
nhập thấp.
Trần Quang Văn (2004) đã nghiên cứu tác động của thu nhập lên chi tiêu cho
các yếu tố như: Thực phẩm, quần áo, nhà ở và giáo dục thông qua dữ liệu của cuộc
Khảo sát mức sống dân cư năm 1997-1998 của 5.999 hộ gia đình ở tất cả các khu
vực của đất nước Việt Nam, trong đó có 4.269 hộ ở nông thôn và 1.730 hộ ở thành
thị.

Hai phương pháp: thống kê mô tả và kinh tế lượng được dùng để phục vụ
cho nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác
động nghịch biến với chi tiêu cho thực phẩm, quần áo và nhà ở, trong khi đó lại có
tác dụng tích cực đến chi tiêu cho giáo dục. Thêm vào đó, tác giả cũng cho thấy
15


rằng quy mô, cấu trúc và đặc điểm của hộ có ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu.
Các nhà nghiên cứu trong nước cho rằng, thu nhập hộ gia đình tăng lên ngân
sách dành cho những mặt hàng thiết yếu trong đó có chi tiêu cho thực phẩm tăng,
tuy nhiên tỷ trọng giảm dần. Các yếu tố vùng, khu vực sinh sống, quy mô hộ và
trình độ học vấn của chủ hộ tác động đáng kể đến chi tiêu cho thực phẩm.

16


×