1. Tên sáng kiến: Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử
lớp 10 THPT
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn lịch sử lớp 10 THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 20 14-2015
4. Tác giả
Họ và tên: Mai Thị Thùy Dương
Năm sinh: 1984
Nơi thường trú: Yên Nghĩa – Ý Yên – Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Tho – Ý Yên – Nam Định
Điện thoại: 01649.86.86.68
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:
5. Đồng tác giả: Không có.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Tho
Địa chỉ: Ý Yên – Nam Định
Điện thoại:
1
CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
3
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
6
1. Thực trạng của việc dạy học lịch sử bằng sơ đồ hiện nay
6
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
9
3. Các giải pháp thực hiện
9
3.1. Cơ sở lí luận về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử
THPT
9
3.1.1. Khái niệm sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử
9
3.1.1.1. Quan niệm về sơ đồ và sơ đồ hóa
9
3.1.1.2. Các loại sơ đồ cơ bản trong dạy học lịch sử
13
3.2. Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT
17
3.2.1. Vị trí, nội dung cơ bản và đặc điểm kiến thức lịch sử chương trình lớp
10 THPT
17
3.2.1.1. Vị trí, ý nghĩa của chương trình lịch sử chương trình lớp
3.2.1.2. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử lớp 10 THPT.
3.2.1.3. Đặc điểm kiến thức lịch sử chương trình lớp 10 THPT
17
18
22
3.2.2. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử lớp 10
THPT
23
3.2.2.1. Các bước sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử.
23
3.2.2.1. Những điều cần lưu ý
26
3.2.2.2. Phương pháp sử dụng
28
3.3. Thực nghiệm sư phạm
42
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
48
KẾT LUẬN
52
PHỤ LỤC
54
2
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Bất cứ một nền giáo dục nào, theo nghĩa rộng nhất của nó, không chỉ dừng
lại ở chỗ trang bị cho người học những tri thức, kinh nghiệm thuần túy mà quan
trọng hơn là rèn luyện cho người học cách thức tiếp cận tri thức, kinh nghiệm,
làm cho họ phát huy cao nhất trí lực và có khả năng tự lực giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tri thức ngày càng
phong phú, đa dạng trong khi quỹ thời gian hoạt động nói chung và thời gian học
tập của con người là hữu hạn; cho nên, trong dạy học, cần thiết phải tìm ra những
phương pháp tạo thuận lợi cho người học chiếm lĩnh tri thức tốt nhất trong thời
gian ngắn nhất và quan trọng hơn là dạy cho người học phương pháp xử lí thông
tin hiện đại có khả năng ứng dụng rộng rãi.
Ở nước ta, nếu giải quyết được yêu cầu trên sẽ là động lực quan trọng để
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội vì công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại
hóa hiện nay rất cần có nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, có năng
lực sáng tạo và khả năng thích nghi cao mà nền giáo dục nước nhà lại chưa thể
đáp ứng được. Giáo dục nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập: nội dung sáo
mòn, thiếu thực tế, chậm đổi mới về phương pháp, vẫn giữ lối giáo dục nhồi nhét,
công thức, giáo điều, không khai thác được tiềm năng sáng tạo, tự học của học
sinh, biến các em trở thành những con người thụ động, ỷ lại, không có khả năng
tự khẳng định mình.
Tìm kiếm và ứng dụng các phương pháp dạy học mới, có khả năng khác
phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống, làm tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh chính
là việc cần làm thường xuyên, là lương tâm trách nhiệm của mọi nhà giáo dục.
Trong những thập kỉ gần đây, các nhà giáo dục và các nhà tâm lí học trên
thế giới và ở nước ta đã và đang cố gắng tìm kiếm những phương pháp dạy học
3
mới hoặc thay đổi cách thức thực hiện của các phương pháp dạy học truyền thống
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, mà xu thế chủ yếu là
tiếp cận và chuyển hóa các phương pháp nghiên cứu khoa học kĩ thuật hiện đại
thành các phương pháp dạy học trong nhà trường thông qua xử lí sư phạm. Kết
quả là đã tạo ra được một hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại bao gồm
dạy học bằng máy tính và các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, dạy học
nêu vấn đề, dạy học chương trình hóa, phương pháp Graph dạy học...Phương
pháp sơ đồ hóa kiến thức – một bộ phận của phương pháp Graph dạy học mà tôi
sẽ đề cập trong báo cáo này là một phương pháp dạy học có giá trị thực tiễn nhất
định trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy năng lực
sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.
Thực tế dạy học ở phương Tây, trong đó có dạy học lịch sử, việc sử dụng
phương pháp sơ đồ hóa kiến thức đã phổ biến từ lâu và trở thành một phương
pháp không thể thiếu, giúp ích đắc lực trong quá trình dạy học của giáo viên và
quá trình tự học của học sinh.
Phương pháp sơ đồ hóa đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
tư duy của học sinh đồng thời trang bị cho các em phương pháp tiếp cận và xử lí
thông tin, vì để thiết lập được một sơ đồ, tức là sơ đồ hóa một nội dung kiến thức,
đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức, hiểu được mối liên hệ bản chất giữa
các kiến thức đó và có khả năng tư duy khái quát, mô hình cao. Sử dụng thường
xuyên phương pháp này sẽ giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, các thao tác tư duy và hình thành những phẩm chất cần thiết cho học tập và
công việc. Phương pháp này tiến hành không khó, không tốn kém, bất kì giáo
viên nào nếu có sự đầu tư trí óc và công sức tìm tòi đều có thể thiết kế được
những dạng sơ đồ và những cách thức sử dụng hữu ích trong dạy học. Còn học
sinh, nếu được thường xuyên hướng dẫn xây dựng và sử dụng các dạng sơ đồ sẽ
tự trang bị được cho mình một phương pháp tự học hiệu quả, các kĩ năng thao tác
tư duy được bồi dưỡng liên tục, không bị gián đoạn.
4
Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử là phù hợp
và cần thiết vì nền tảng của học tập lịch sử là nắm vững kiến thức; kiến thức lịch
sử lại phức tạp với những mối liên hệ chằng chịt và nhiều vấn đề trừu tượng mà
nếu giáo viên không sử dụng những phương pháp thích hợp sẽ dẫn đến việc học
sinh không nhớ được các kiến thức cơ bản, không có biểu tượng chính xác về sự
kiện, không nắm được bản chất và mối liên hệ giữa các kiến thức đó, ngay cả khi
dùng đồ dùng trực quan mô tả hiện vật cũng không thể có một hiệu quả như ý
muốn.
Dạy học lịch sử cần thiết phải tạo ra hình ảnh sinh động và xúc cảm lịch sử
cho học sinh. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa có ưu thế trong việc hệ thống hóa,
khái quát hóa kiến thức nhưng lại thiếu hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng.
Vậy liệu sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử có mâu
thuẫn với nhiệm vụ trên không? Biện pháp nào để vừa cung cấp kiến thức và rèn
luyện kĩ năng có hiệu quả cho học sinh, vừa giúp cho học sinh có những hình ảnh
lich sử cụ thể, sinh động và giàu xúc cảm khi sử dụng phương pháp sơ đồ hóa?
Trong dạy học lịch sử hiện nay, việc sử dụng sơ đồ hóa đã có nhưng không
nhiều và nhất là chỉ dừng lại ở việc sử dụng sơ đồ như một phương tiện dạy học
chứ chưa sử dụng như một phương pháp dạy học thực thụ, có khả năng củng cố
kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh trên đây, tôi quyết định chọn đề tài
phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT để
nghiên cứu và thực nghiệm với hy vọng sẽ đóng góp thêm một phương pháp hữu
ích trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Đề tài nghiên cứu của tôi không thể tránh khỏi những hạn chế, và nhất là
trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không thể đề cập tới toàn bộ những
vấn đề có liên quan đến phương pháp sơ đồ hóa mà chỉ đề cập đến một số mặt cơ
bản, cần thiết trước hết trong dạy học lịch sử. Phạm vi của phương pháp sơ đồ
5
hóa rất rộng, mà hiện nay các bộ môn tự nhiên đã sử dụng để soạn giáo án và
thực hiện các khâu dạy học trên lớp. Trong báo cáo này, tôi sẽ chỉ đề cập tới cơ
sở lí luận, cách thức sơ đồ hóa và phương pháp sử dụng các sơ đồ kiến thức lịch
sử chứ không mở rộng đến việc nghiên cứu phương pháp sơ đồ hóa bài giảng.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng của việc dạy học lịch sử bằng sơ đồ hiện nay
Thực tiễn này được đúc kết bằng phương pháp quan sát, điều tra thực tiễn
thông qua trò chuyện với giáo viên bộ môn và tập thể học sinh, và nhất là trong
quá trình học tập môn lịch sử của bản thân trong nhiều năm qua, kể cả thời gian
học tập trong môi trường đại học.
Trước hết, về quan niệm sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học
lịch sử: Từ trước đến nay, trong dạy học lịch sử, đã sử dụng không ít các loại sơ
đồ dạy học, phổ biến là sơ đồ cấu trúc xã hội, cơ cấu, tổ chức chính quyền…
Trong chương trình lớp 10 sách giáo viên cũng đưa ra 9 sơ đồ, yêu cầu giáo viên
tham khảo, có thể phóng to để sử dụng trong dạy học.
Lí luận phương pháp dạy học lịch sử xem sơ đồ là một phương tiện trực
quan quy ước, khẳng định sơ đồ không tạo được biểu tượng rõ ràng về sự kiện
lịch sử nhưng lại có ưu thế lớn trong việc phân tích các đặc trưng, thể hiện mối
quan hệ nhân quả của các sự kiện, hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm cho
học sinh.
Trong thực tiễn dạy học, sơ đồ cũng được các giáo viên sử dụng khá
thường xuyên vì nhiều khi các nội dung kiến thức kế tiếp nhau đều cần có một sơ
đồ để thể hiện. Ví dụ trong khóa trình lịch sử thế giới cổ trung đại, qua các bài
Xã hội nguyên thủy (2 tiết), Xã hội cổ đại (4 tiết)… giáo viên phải liên tục sử
dụng sơ đồ về quá trình phát triển của con người trong xã hội nguyên thủy qua
các thời kì, sơ đồ về cấu trúc xã hội cổ đại phương Đông, xã hội chiếm nô
phương Tây, sơ đồ so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia
chiếm nô Địa Trung Hải, sơ đồ các thành tựu văn hóa cổ đại…
6
Về phía học sinh, việc sử dụng sơ đồ không hoàn toàn mới lạ vì thường
xuyên phải làm dàn ý đại cương để ôn thi, dẫn đến cần thiết lập một số sơ đồ khái
quát hóa, hệ thống hóa kiến thức. Đây là một cách học khoa học và có hiệu quả
cao, song về cơ bản vẫn là những kinh nghiệm cá nhân, không phổ biến.
Tôi cho rằng thực tiễn sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử như trên chưa
khai thác được đúng chức năng và tác dụng to lớn của sơ đồ, nhất là trong việc
phát triển tư duy và năng lực tự học của học sinh. Theo tôi, thực tiễn này tồn tại
hai khuyết điểm sau đây:
Thứ nhất về nội dung: hệ thống sơ đồ sử dụng trong dạy học lịch sử hiện
nay nghèo nàn về nội dung, thiếu hấp dẫn về hình thức và kém phong phú về loại
hình, chưa kể đến một số sơ đồ chưa diễn đạt được đầy đủ, rõ ràng nội dung kiến
thức. 9 sơ đồ mà sách giáo viên đề cập tới trong tổng số 52 tiết học của chương
trình lớp 10 là ít.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sự áp dụng máy móc những chỉ dẫn
của sách giáo viên. Sách giáo viên đưa ra một số dạng sơ đồ mang tính gợi mở để
giáo viên tham khảo sử dụng, nhưng nhiều giáo viên lại sử dụng lại hoàn toàn hệ
thống sơ đồ đó như là một khuôn mẫu mà không có sự gia công hay cố gắng tìm
tòi, sáng tạo ra những dạng sơ đồ mới. Điều này thể hiện nhận thức của đa số
giáo viên về vai trò, tác dụng của việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy
học lịch sử còn chưa cao.
Ví dụ: Khi tái hiện lại tình hình nước Pháp trước năm 1789, tất cả các giáo
viên thường đưa ra sơ đồ vẽ sẵn trên giấy hoặc vẽ trực tiếp lên bảng để giảng giải
hoặc minh họa cho học sinh về chế độ ba đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lòng xã
hội Pháp. Việc làm này năm nào cũng lặp lại như thế, ở giáo viên nào cũng sử
dụng như thế.
Thứ hai về phương pháp: Phần lớn sơ đồ đều được sự dụng như một
phương tiện minh họa cho nội dung kiến thức. Cách sử dụng này thuộc mức độ
sử dụng thấp nhất trong hệ thống phương pháp sử dụng sơ đồ hóa mà tôi đề cập
7
tới trong báo cáo này. Nó chỉ có tác dụng về mặt hệ thống hóa kiến thức mà
không có tác dụng kích thích tinh thần học tập của học sinh, không phát triển
được tư duy và năng lực tự học của học sinh. Bởi vì, với cách sử dụng này, giáo
viên đưa ra những sơ đồ đã được dựng sẵn, rồi tự mình giảng giải cấu trúc và nội
dung của sơ đồ, học sinh lắng nghe rồi vẽ lại sơ đồ vào trong vở, có thể ghi hoặc
không ghi lời giảng của giáo viên. Hậu quả của cách sử dụng này là học sinh (kể
cả các em chú ý nhất) không thể nắm vững bản chất vấn đề, lại không tạo ra một
sự hứng thú nào, một tác động kích thích nào cho không khí lớp học trở nên sôi
nổi. Học sinh không được làm việc như một chủ thể trung tâm, các em mất đi
nhiều cơ hội tự học và tự khẳng định mình. Rõ ràng là hiệu quả giáo dục và phát
triển đạt được không lớn.
Ví dụ: Khi giảng về Nhà nước Mĩ theo Hiến pháp năm 1787, giáo viên
thường sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn hoặc tự vạch ra trong khi giảng, cách làm
này chỉ có thể giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức mà không có tác dụng phát
triển tư duy và các hoạt động tự lực của học sinh.
Qua thực tiễn đó, chúng ta thấy sơ đồ đã được sử dụng trong dạy học lịch
sử song còn ít và thiếu một phương pháp sử dụng đúng đắn. Nguyên nhân của
tình trạng này là do các giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của phương
pháp, chưa có tinh thần tìm kiếm, đổi mới phương pháp dạy học. Trong báo cáo
này tôi sẽ đề cập tới vấn đề này và vận dụng vào chương trình lịch sử lớp 10
THPT
8
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu, hoàn thiện lí luận về phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử.
- Đề xuất cách xây dựng và sử dụng hiệu quả phương pháp đó trong dạy học của
giáo viên và tự học của học sinh (thông qua việc vận dụng vào chương trình lịch
sử lớp 10 THPT)
- Có cơ sở lý luận để tiến hành thực nghiệm và ứng dụng trong thực tiễn đem lại
hiệu quả giáo dục cao, giúp giáo viên và học sinh có phương pháp dạy – học tốt.
2.2. Nhiệm vụ
- Điều tra thực tế phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử hiện nay.
- Nghiên cứu lý luận về phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học trong trường phổ
thông, phân tích và chứng minh khả năng vận dụng vào dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu, xây dựng lí luận về phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử.
- Thống kê và thiết lập mới các dạng sơ đồ, đề xuất lý thuyết sơ đồ hóa và
phương pháp sử dụng sơ đồ trong những tình huống cụ thể.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Cơ sở lí luận về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học
lịch sử THPT
3.1.1. Khái niệm sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử
3.1.1.1. Quan niệm về sơ đồ và sơ đồ hóa
a. Sơ đồ
Sử dụng thuật ngữ sơ đồ và vẽ sơ đồ diễn ra thường xuyên trong thực tế
cuộc sống như: sơ đồ chỉ đường, sơ đồ một lớp học, sơ đồ công viên... Trong dạy
học cũng sử dụng nhiều dạng sơ đồ như: sơ đồ mạch điện, sơ đồ giải toán, sơ đồ
vòng tuần hoàn của nước, sơ đồ tiến hóa của loài người, sơ đồ tổ chức Liên hợp
quốc, sơ đồ chuyển hóa chất, sơ đồ cấu trúc phân tử... Vậy chúng ta hiểu sơ đồ là
gì?
9
Từ đồ theo nghĩa Hán – Việt nghĩa là bản vẽ, hình vẽ, sơ hiểu theo nghĩa là
sơ lược, có nghĩa là chỉ trên những nét chính, nét lớn, bỏ qua những nét chi tiết.
Như vậy sơ đồ hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hình vẽ thể hiện những nét chính
của đối tượng nào đó.
“Từ điển tiếng Việt” - 2004 (Viện ngôn ngữ học) định nghĩa: “Sơ đồ là
hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của sự vật hay một
quá trình nào đó”.
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt – tường giải và liên tưởng”- tác giả
Nguyễn Văn Đạm khẳng định: “Sơ đồ là hình vẽ đơn giản của từng phần thuộc
một tổng thể, trong mối tương quan các phần với nhau”.
Các cách định nghĩa trên đây đều có những điểm chung: khẳng định sơ đồ
là hình vẽ nhưng đơn giản, sơ lược, chỉ vẽ những nét chính, nét chủ yếu; mang
tính quy ước, mô tả đặc trưng của sự vật hay quá trình, hoặc biểu diễn từng phần
của một tổng thể trong mối tương quan giữa các phần với nhau. Như vậy, ngoài
yếu tố đối tượng phản ánh của sơ đồ, thì điểm đặc trưng lớn nhất của một sơ đồ là
các quan hệ - có thể là quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên một hệ thống
(quan hệ thành phần, quan hệ tương đương) như sơ đồ tổ chức một chính quyền,
hay có thể là quan hệ nhân quả, chuyển tiếp giữa các sự kiện như sơ đồ đi lên của
cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 (Xem phụ lục – Sơ đồ 30)
Ngành toán học – nơi khởi điểm của lí thuyết sơ đồ định nghĩa : sơ đồ là
một tập hợp rỗng các điểm và tập các đoạn mà các đầu mút của chúng thuộc tập
các điểm đã cho (điểm còn gọi là đỉnh, đoạn còn gọi là cung hay cạnh). Định
nghĩa này đã xác định chính xác cấu trúc cơ bản của một sơ đồ gồm hai thành tố:
đỉnh và cạnh.
Trong dạy học lịch sử, sơ đồ được coi là đồ dùng trực quan quy ước nhằm
cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử bằng những mô hình hình học đơn giản, diễn
tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện
10
lịch sử... như sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 (sơ đồ
26)
Theo định hướng nghiên cứu của báo cáo, chúng tôi quan niệm sơ đồ dạy
học là hình thức thể hiện, diễn giải quy ước các kiến thức dựa trên mối liên hệ
giữa các kiến thức hoặc giữa các thành phần của kiến thức một cách khái quát ,
hệ thống và trực quan.
Quan niệm này cho biết cấu trúc của một sơ đồ gồm hai thành tố:
1. Các kiến thức: gồm kiến thức cơ bản (biểu diễn trong các đỉnh) và kiến
thức phụ chú (diễn giải kiến thức cơ bản hoặc mối liên hệ giữa các kiến thức)
2. Mối liên hệ giữa các kiến thức hoặc giữa các thành phần của kiến thức
được biểu diễn quy ước bằng các cạnh, mũi tên hoặc đường kẻ.
Giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại những mối liên hệ
phổ biến (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho nên bất kì nội dung kiến thức nào cũng có
thể sơ đồ hóa. Đó chính là ưu thế của phương pháp này.
Ví dụ: Trong sơ đồ Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 (xem phụ lục –
sơ đồ 26) thì kiến thức là chức vụ, cơ quan trong bộ máy chính quyền như Tổng
thống, Thượng viện, Hạ viện, Tòa án tối cao...còn mối liên hệ giữa các kiến thức
thể hiện ở chỗ cử tri bầu ra Hạ viện, Thượng viện và Đại cử tri; Đại cử tri sẽ bầu
ra Tổng thống, còn Tổng thống chỉ định các chức Bộ trưởng trong chính quyền
và các quan tòa của Tòa án tối cao...
Quan niệm trên đây còn thể hiện đầy đủ những đặc trưng của một sơ đồ:
(1) Tính quy ước
Sơ đồ không phản ánh chính xác về đối tượng đúng như nó tồn tại, mà chỉ
biểu diễn một cách tượng trưng những mối liên hệ bên trong, bản chất của các đối
tượng đó. Trong dạy học lịch sử, tính quy ước này khiến cho sơ đồ thiếu khả
năng hình thành biểu tượng đầy đủ nhưng lại có khả năng cụ thể hóa sự kiện và là
cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh.
11
(2) Tính khái quát
Sơ đồ thể hiện những dấu hiệu bản chất nhất của kiến thức bằng hệ thống
các kí hiệu, kí tự đã được mã hóa hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng lại chuyển tải
được lượng kiến thức rất lớn. Có thể khẳng định sơ đồ như là một thứ ngôn ngữ
lời ít, ý nhiều. Có điều là kiến thức mà sơ đồ đem lại cũng rất cụ thể và trực quan.
(3) Tính hệ thống
Cấu trúc của sơ đồ là một chuỗi các đỉnh kiến thức nối tiếp nhau theo một
trình tự hợp lí, phản ánh logic phát triển và sự gắn bó chặt chẽ giữa các kiến thức
đơn vị. Việc thiết lập một sơ đồ yêu cầu người lập phải rất chú ý đến các tầng
bậc, thứ tự trên dưới, trái phải, trước sau của các đỉnh kiến thức. Vì một sự sắp
xếp thứ tự thiếu chính xác rất có thể dẫn đến việc phản ánh sai bản chất của kiến
thức.
(4) Tính trực quan
Sơ đồ phản ánh trực quan, cụ thể hóa cùng lúc mặt tĩnh và mặt động của
đối tượng bằng các mô hình, hình vẽ khái quát, quy ước được sắp xếp theo hệ
thống chặt chẽ, có tác động mạnh đến nhận thức cảm tính, kích thích hứng thú tri
giác của người học. Vì lẽ đó, trong dạy học lịch sử, sơ đồ được xếp vào nhóm đồ
dùng trực quan quy ước.
b. Sơ đồ hóa kiến thức
Nếu ở trên chúng ta quan niệm sơ đồ là một hình thức, tức là một danh từ
thì sơ đồ hóa là một động từ, hiểu theo nghĩa là một hành động, một việc làm,
một cách thức; Sơ đồ hóa kiến thức là việc làm cho những kiến thức ấy có những
tính chất của một sơ đồ hay là được thể hiện dưới dạng một sơ đồ.
Theo tôi, sơ đồ hóa kiến thức là cách thức cấu trúc hóa, mô hình hóa một
cách trực quan, khái quát và hệ thống các kiến thức theo những mối liên hệ đặc
trưng của các kiến thức đó.
Ví dụ: Với sơ đồ Các mũi tấn công của ta và hướng điều động của địch
trong Đông – Xuân 1953-1954 (Xem phụ lục – sơ đồ 34), học sinh có thể dễ dàng
12
nắm nhanh, nắm chắc các hướng tiến công chiến lược của ta và các hoạt động
quân sự bị động của địch. Ngay lúc đó, các em sẽ nhận ra sự phá sản của kế
hoạch Nava, khi chúng buộc phải phân tán lực lượng trên toàn chiến trường Đông
Dương. Từ đó, học sinh sẽ cảm nhận được sự tài tình về chiến lược quân sự của
Đảng, sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam, có thể chiến đấu trên một địa
bàn rất rộng (toàn chiến trường Đông Dương) và tình đoàn kết hữu nghị Việt –
Lào trong chiến đấu.
Sơ đồ hóa kiến thức rất đa dạng: toàn bài giảng có thể là một sơ đồ, một
đoạn ngắn kiến thức cũng có thể tạo ra một hoặc hai sơ đồ, thậm chí một chương
cũng có thể khái quát thành một chuỗi sơ đồ với những mối liên hệ chặt chẽ.
Điều này tùy thuộc vào khả năng sáng tạo, vận dụng của thầy, và nhận thức, tinh
thần ham học của trò.
Nhiều người nghĩ rằng sơ đồ hóa đơn giản chỉ là cách thiết lập một sơ đồ
để sử dụng trong dạy học như một đồ dùng tực quan, một phương tiện dạy học.
Trong báo cáo này, tôi sẽ chứng minh sơ đồ hóa không chỉ là một phương tiện
dạy học mà còn là một phương pháp dạy học – phương pháp sơ đồ hóa, vì nó
“thể hiện cách thức, chỉ ra con đường tiếp cận đối tượng, là tổ hợp bước đi mà
trí tuệ phải theo để tìm ra chân lý, để nhận thức hiện thực khách quan”. Và chỉ
khi nào sử dụng sơ đồ hóa như một phương pháp dạy – học thực thụ mới có thể
khai thác, phát huy được hết những thế mạnh của nó trong việc phát triển tư duy
của học sinh và nâng cao chất lượng dạy – học.
3.1.1.2. Các loại sơ đồ cơ bản trong dạy học lịch sử
a. Căn cứ vào quan hệ được phản ánh trong sơ đồ
Có 3 loại sơ đồ: Sơ đồ định hướng, sơ đồ vô hướng và sơ đồ hỗn hợp.
Sơ đồ định hướng: Là sơ đồ có sự xác định rõ chiều liên hệ, chiều vận
động của các đối tượng (thể hiện bằng những mũi tên) để biểu thị mối quan hệ
động, quan hệ trong sự phát triển của các đối tượng. Ví dụ: Sơ đồ về sự xuất hiện
13
xã hội có giai cấp (Xem phụ lục – Sơ đồ 3), Sơ đồ về cơ sở hình thành các quốc
gia cổ đại phương Đông (Xem phụ lục – Sơ đồ 5)
Sơ đồ vô hướng: là sơ đồ không chỉ rõ chiều liên hệ, chiều vận động của
các đối tượng (thể hiện bằng những đoạn thẳng) để biểu thị mối quan hệ tĩnh,
quan hệ cấu trúc giữa các đối tượng. Ví dụ: Sơ đồ những hình thức đấu tranh đầu
tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến (Xem phụ lục – Sơ đồ 12)
Sơ đồ hỗn hợp: Là sơ đồ chứa tất cả hai đặc tính có hướng và vô hướng để
biểu thị đồng thời quan hệ tĩnh và động của các đối tượng. Ví dụ: Sơ đồ xã hội
nguyên thủy, cổ đại, trung đại (Xem phụ lục – Sơ đồ 13)
b. Căn cứ vào cách thức phản ánh của sơ đồ
Có hai loại: Hình vẽ lược đồ và sơ đồ nội dung.
Hình vẽ lược đồ: là sơ đồ phản ánh đối tượng dưới dạng mô hình khái quát
hoặc hình ảnh tượng trưng của chính đối tượng, nhằm cụ thể hóa hình dạng, hiện
trạng, cấu trúc của đối tượng. Ví dụ: Sơ đồ cấu trúc kim tự tháp (Xem phụ lục –
Sơ đồ 6)
Sơ đồ nội dung: là sơ đồ phản ánh đối tượng bằng những kí tự, kí hiệu đã
được mã hóa nhằm thể hiện dung lượng tri thức, bản chất và các mối liên hệ đặc
trưng của đối tượng. Phần lớn sơ đồ được sử dụng là sơ đồ nội dung. Sơ đồ nội
dung bao gồm sơ đồ, đồ thị, biểu đồ, bảng biểu...
c. Căn cứ vào cấu trúc của sơ đồ
Có 3 loại sơ đồ: Sơ đồ xích, sơ đồ lưới, sơ đồ cây.
Sơ đồ xích: là sơ đồ trong đó mọi cặp đỉnh đều có quan hệ liên thông với
nhau và đỉnh đầu trùng với đỉnh cuối (còn gọi là sơ đồ vòng), dùng để biểu diễn
mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự chuyển đổi, tuần hoàn, tạo ra một chu trình
khép kín. Ví dụ: Sơ đồ về những mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945) (Xem phụ lục – Sơ đồ 33)
Sơ đồ cây: (còn gọi là sơ đồ phân nhánh cành cây) là sơ đồ trong đó không
phải tất cả các đỉnh đều có quan hệ liên thông với nhau, có ít nhất hai đỉnh treo,
14
dùng để biểu diễn mối quan hệ bao hàm, quan hệ phân chia hoặc quan hệ mang
tính chất tầng bậc. Ví dụ: Sơ đồ thủ công nghiệp Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII (Xem
phụ lục – Sơ đồ 21)
Sơ đồ lưới là sự kết hợp sơ đồ cây và sơ đồ xích
d. Căn cứ vào mức độ hoàn thiện của sơ đồ
Có 4 loại sơ đồ: sơ đồ đầy đủ, sơ đồ khuyết thiếu, sơ đồ câm và sơ đồ bất
hợp lý.
Sơ đồ đầy đủ: là sơ đồ mà tất cả các đỉnh của nó đều được lấp đầy bởi nội
dung kiến thức, không thiếu một đỉnh nào, thường dùng như một phương tiện
giảng giải, minh họa hay hệ thống hóa, củng cố nội dung kiến thức.
Sơ đồ khuyết thiếu: là sơ đồ trong đó có một hoặc một số đỉnh rỗng, không
có kiến thức, thường dùng để giao bài tập và kiểm tra trình độ lĩnh hội kiến thức
của học sinh.
Sơ đồ câm: là sơ đồ mà tất cả các đỉnh của nó đều rỗng, không có bất kỳ
một sự lấp đầy nào bằng ngôn ngữ hay kí hiệu, thường dùng để hướng dẫn học
sinh cách thiết lập một sơ đồ hoặc kiểm tra trình độ lĩnh hội kiến thức của học
sinh.
Sơ đồ bất hợp lí: là sơ đồ có một số đỉnh kiến thức không chính xác về nội
dung, vị trí và chưa đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ, yêu cầu phải sửa lại. Loại
này thường dùng để giao bài tập rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ cho học sinh.
e. Căn cứ vào nội dung được phản ánh của sơ đồ
Có 2 loại sơ đồ: Sơ đồ cơ cấu – cấu trúc, Sơ đồ cơ chế - diễn tiến.
Sơ đồ cơ cấu – cấu trúc là sơ đồ thể hiện cách tổ chức, sắp xếp và các quan
hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên chỉnh thể đối tượng được phản ánh. Ví
dụ như Sơ đồ cơ cấu xã hội phong kiến Trung Quốc thời phong kiến (Xem phụ
lục – Sơ đồ 7).
Sơ đồ cơ chế - diễn tiến là sơ đồ thể hiện cách thức vận động, phát triển
của đối tượng được phản ánh. Ví dụ: Sơ đồ điều kiện hình thành của nhà nước
15
Văn Lang – Âu Lạc (Xem phụ lục – Sơ đồ 15), Sơ đồ về sự xuất hiện xã hội có
giai cấp (Xem phụ lục – Sơ đồ 3)
f. Căn cứ vào mục tiêu của lí luận dạy học
Có 3 loại sơ đồ: Sơ đồ dùng để nghiên cứu kiến thức mới, sơ đồ dùng để
củng cố, hoàn thiện kiến thức và sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức.
Sơ đồ dùng để nghiên cứu kiến thức mới thường là sơ đồ hệ thống hóa kiến
thức của một mục, một bài học, có khi chỉ là một nội dung nhỏ trong bài giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách vững chắc và sâu sắc.
Sơ đồ dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức thường là sơ đồ hệ thông báo
kiến thức của một chương, một khóa trình hoặc của một bài vừa học để củng cố
hoạt động nhận thức của học sinh vào cuối giờ học.
Sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức là tất cả các dạng sơ đồ trên
nhưng được dùng trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức
như bổ sung, sửa chữa các lỗi bất hợp lý hoặc thiết lập một sơ đồ mới.
g. Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện kĩ năng cho học sinh
Có 4 loại sơ đồ: Sơ đồ rèn kĩ năng phân tích – tổng hợp, sơ đồ luyện kĩ
năng khái quát hóa, sơ đồ rèn kĩ năng hệ thống hóa, sơ đồ rèn kĩ năng thực hành.
Trên thực tế, khi sơ đồ hóa kiến thức, học sinh sẽ được rèn luyện đồng thời
rất nhiều kĩ năng, song giáo viên phải có nhiệm vụ định hướng phát triển kĩ năng
chủ yếu nhất và lựa chọn hình thức sơ đồ phù hợp nhất. Ví dụ khi học bài Cách
mạng tư sản Pháp để rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức
cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày nguyên nhân của cách mạng tư
sản Pháp bằng ngôn ngữ sơ đồ (Xem phụ lục – Sơ đồ 27). Các em sẽ tiến hành
nghiên cứu tài liệu, lựa chọn những kiến thức cơ bản, mã hóa chúng và đưa vào
các đỉnh sơ đồ rồi sắp xếp theo đúng thứ tự. Làm đúng các thao tác đó là học sinh
sẽ được củng cố vững hơn về kĩ năng.
Có điều là, các cách phân loại trên chỉ là mang tính chất tương đối, vì thực
tế, các loại sơ đồ đều có sự thâm nhập lẫn nhau. Chẳng hạn, tất cả các loại sơ đồ,
16
dù là căn cứ theo tiêu chí nào thì cũng đều thuộc hai loại sơ đồ: sơ đồ có hướng
hoặc vô hướng; hoặc như các loại sơ đồ phân loại theo mục đích lí luận dạy học
đề có chức năng rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Vấn đề là ở chỗ, nếu
phân biệt rạch ròi, giáo viên và học sinh sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình xây
dựng và sử dụng sơ đồ, có thể lựa chọn các kiểu sơ đồ phù hợp với nội dung kiến
thức, vì không phải kiến thức nào cũng có thể sơ đồ hóa tùy ý hay gượng ép mà
phải có sự lựa chọn cẩn trọng sao cho hình thức sơ đồ ấy có khả năng tái hiện
chính xác nhất, trực quan nhất bản chất của kiến thức.
3.2. Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử lớp 10
THPT
3.2.1. Vị trí, nội dung cơ bản và đặc điểm kiến thức lịch sử chương
trình lớp 10 THPT
3.2.1.1. Vị trí, ý nghĩa của chương trình lịch sử chương trình lớp
10 THPT
Chương trình lịch sử chương trình lớp 10 THPT giới thiệu các thời kì phát
triển của lịch sử xã hội loại người từ nguyên thủy đến đề thế kỉ XX và lịch sử
Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, với thời lượng theo phân phối
chương trình là 52 tiết. Chương trình có vị trí to lớn trong việc thực hiện các mục
tiêu dạy học của bộ môn.
a. Về kiến thức
Chương trình cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, dựng nên bức
tranh sinh động của lịch sử thế giới từ xã hội nguyên thủy đến thời kì đầu của xã
hội tư bản, giúp các em hiểu được trên mỗi chặng đường phát triển, với thời gian
dài ngắn khác nhau, loài người đã không ngừng cải tiến các điều kiện lao động để
chinh phục thiên nhiên, nâng cao đời sống, đã sáng tạo và giành được những
thành tựu văn minh rực rỡ. Từ đó, học sinh sẽ rút ra được quy luật phát triển của
xã hội loài người là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội; là sự phù hợp tất
yếu giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; là tính chất quyết định của vật
17
chất – kinh tế đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời cung cấp cho
học sinh kiến thức về những chặng đường dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam từ khi hình thành đến giữa thế kỉ XIX. Qua đó, các em thấy được để có
được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay cha ông ta đã phải đổ biết bao
mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ.
b. Về tư tưởng, tình cảm
Được trang bị thế giới quan duy vật biện chứng và khoa học, học sinh có
thể nhận thức được đúng con đường mà loài người đã và sẽ đi qua, từ đó tin
tưởng vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, tin tưởng vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc; hình thành tình cảm yêu nước, ý thức
được trách nhiệm của mình đối với đất nước và xã hội. Các em sẽ hiểu được lịch
sử là bức tranh tuyệt đẹp về lao động và sáng tạo, từ đó giáo dục cho các em tinh
thần yêu lao động, biết tôn trọng những người dân cần cù lao động, hứng thú, say
mê lao động, không ngừng cải tiến điều kiện lao động để nâng cao chất lượng
cuộc sống…
c. Về kĩ năng
Chương trình góp phần bồi dưỡng, phát triển cho học sinh năng lực tư duy
nói chung và tư duy lịch sử nói riêng thông qua các thao tác so sánh, đối chiếu,
phân tích, đánh giá, nhận định…các sự kiện lịch sử, rèn luyện phát triển ở các em
năng lực thực hành như đọc,vẽ bản đồ, sơ đồ… và năng lực hành động trong thực
tế cuộc sống.
3.2.1.2. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử lớp 10 THPT.
Chương trình lịch sử lớp 10 giới thiệu về 4 thời kì lịch sử - 4 nấc thang
phát triển của xã hội loài người: Nguyên thủy – cổ đại – phong kiến – thời kì đầu
của chủ nghĩa tư bản, đồng thời giới thiệu những nét khái quát về lịch sử dân tộc
trải qua các thời kì nguyên thủy – cổ đại phong kiến. Nội dung của chương trình
tập trung vào các vấn đề sau đây:
18
- Cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên của con người để cải tiến điều kiện lao
động và kỹ thuật, không ngừng nâng cao đời sống của mình đã diễn ra như thế
nào?
- Con người đã sáng tạo và đạt tới những thành tựu văn minh như thế nào?
- Con người đã tiến hành cuộc đấu tranh xã hội – đấu tranh giai cấp quyết liệt để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy xã hội
phát triển như thế nào?
- Cha ông ta đã dựng nước và giữ nước như thế nào?
- Những thành tựu về kinh tế và văn hóa qua các thời kì được biểu hiện như thế
nào?
- Qua các nội dung trên, ta thấy lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được phát triển
theo quy luật thế nào?
Những nội dung này được thể hiện trong nội dung của từng bài học, từng
chương mà giáo viên phải giúp học sinh nắm vững những nội dung đó.
a. Xã hội nguyên thủy
Thời kì xã hội nguyên thủy hay công xã nguyên thủy là thời kì lịch sử đầu
tiên và dài nhất của lịch sử xã hội loài người (hàng triệu năm) mà tất cả các dân
tộc đều phải trải qua. Chương này cung cấp những kiến thức về sự hình thành con
người và xã hội loài người. Để tồn tại, con người phải tìm kiếm, chế tạo và sử
dụng công cụ lao động để khai phá thiên nhiên. Chính điều đó đã tạo nên động
lực phát triển của xã hội. Con người đã có những phát minh đầu tiên (lửa, cung
tên, các công cụ…) nhưng trình độ vẫn còn rất thấp kém. Đặc trưng của xã hội
thời kỳ này là không có giai cấp, không có áp bức, bóc lột, mọi người đều bình
đẳng và sinh hoạt trong cộng đồng thị tộc. Mối quan hệ giữa con người với con
người dựa trên nguyên tắc vàng là cùng làm, cùng hưởng, công bằng và bình
đẳng. Qua đó, giúp học sinh bước đầu nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của
lịch sử.
19
b. Xã hội cổ đại
Là bước phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bắt đầu có sự xuất hiện
giai cấp, nhà nước và các nền văn minh. Có sự khác biệt rõ nét giữa các quốc gia
cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải về kinh tế, chính trị,
xã hội… do chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên khác nhau. Những
cuộc đấu tranh giai cấp đầu tiên đã nổ ra quyết liệt, nhất là những cuộc đấu tranh
của nô lệ chống lại chủ nô ở các quốc gia Địa Trung Hải, mở đầu cho quy luật có
áp bức có đấu tranh trong sự phát triển của xã hội loài người. Ngoài ra, thời kì
này đã đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hóa mà mỗi thành tựu đều gắn với
một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và đều là sản phẩm của sự sáng tạo vĩ đại
của con người.
c. Xã hội phong kiến
Là hình thái kinh tế - xã hội thứ ba trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Nó phát triển cao hơn hai hình thái kinh tế - xã hội trước, tồn tại hai giai
cấp cơ bản là địa chủ và nông dân với đặc trưng là chế độ sở hữu ruộng đất
phong kiến và mối quan hệ bóc lột địa tô phong kiến. Mâu thuẫn giữa nông dân
với địa chủ đã hết sức gay gắt, dẫn đến những cuộc đấu tranh liên tục của nông
dân chống lại địa chủ, làm cho xã hội phong kiến suy tàn dần và tạo điều kiện
cho chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng xã hội phong kiến, điển hình là ở phương
Tây. Ở phương Đông, chế độ phong kiến tồn tại dai dẳng đã kéo lùi sự phát triển
của các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược
và biến những nước này thành thuộc địa. Thời kì này nhân loại cũng đạt được
những thành tựu rực rỡ về văn hóa, là tời kì hình thành nền văn hóa mang bản sắc
riêng của mỗi dân tôc.
d. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
Phần này học sinh được tìm hiểu về chặng đường dài của lịch sử Việt Nam
từ nguồn gốc đến khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu (giữa thế
kỉ XIX). Kiến thức của phần này vô cùng phong phú, phản ánh những nấc thang
20
phát triển của lịch sử dân tộc từ thời nguyên thủy đến thời cổ đại, thời phong
kiến. Học sinh có thể vận dụng những kiến thức của phần lịch sử thế giới đã học
để hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu lịch sử dân tộc,
các em sẽ nhận thức được đặc trưng của lịch sử nước ta là quá trình dựng nước
luôn gắn liền với quá trình giữ nước. Những chiến công hiển hách trong lịch sử
đã tô điểm thêm cho truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc.
e. Thời kì thứ nhất của lịch sử thế giới cận đại
Chủ nghĩa tư bản là hình thái kinh tế - xã hội thứ tư, đánh dấu bước ngoặt
vĩ đại trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa tư bản được xác
lập trên phạm vi toàn thế giới nhờ sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, trở
thành phương thức sản xuất chủ đạo của thời kì cận đại. Chủ nghĩa tư bản đã đưa
loài người phát triển với tốc độ chưa từng có, tạo ra lượng sản phẩm xã hội bằng
tất cả các thế kỉ trước cộng lại, làm thay đổi diện mạo của toàn thế giới. Nhưng
chủ nghĩa tư bản không hề lí tưởng, vì nó vẫn duy trì áp bức, bất công, bóc lột
nặng nề người lao động và nuôi dưỡng những cuộc chiến tranh xâm lược đẫm
máu cùng với đó là sự thống trị tàn bạo đối với nhân dân các thuộc địa trên thế
giới. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân – đế quốc vì thế
đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, nhưng chưa giành được thắng lợi. Tuy nhiên, sự
ra đời của học thuyết tiên tiến nhất thời đại – chủ nghĩa xã hội khoa học – đã tiên
đoán về sự thắng lợi tất yếu của các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải
phóng toàn nhân loại khỏi mọi ách áp bức bóc lột giai cấp bất công. Đồng thời,
thời kì này cũng đánh dấu sự phát triển vô cùng rực rỡ, phong phú và đa dạng của
nền văn hóa – nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật, chứng tỏ tiềm năng sáng tạo to
lớn của con người.
21
3.2.1.3. Đặc điểm kiến thức lịch sử chương trình lớp 10 THPT
Tại sao phải xác định đặc điểm kiến thức chương trình? Vì khi hiểu được
đặc điểm kiến thức, chúng ta sẽ tìm ra được biện pháp để chuyển tải những kiến
thức theo cách phù hợp nhất và có hiệu quả cao nhất.
Trước hết, kiến thức lịch sử lớp 10 mang đầy đủ những đặc điểm của tri
thức lịch sử nói chung. Đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ
thống và tính thống nhất giữa sử và luận. Những đặc điểm này đặt ra những yêu
cầu lớn đối với việc giảng dạy, làm sao để tái hiện chính xác, sinh động sự kiện
lịch sử giống như nó đã diễn ra, giúp cho học sinh không chỉ biết, nhớ mà còn
hiểu rõ bản chất và mối liên hệ phức tạp giữa các sự kiện, nhận thức được các
quy luật phát triển, rút ra được những bài học lịch sử cần thiết để vận dụng trong
thực tiễn cuộc sống. Cần phải có biện pháp giúp học sinh lĩnh hội tri thức một
cách tích cực nhất.
Ngoài ra, chương trình lịch sử lớp 10 có một số đặc trưng riêng như sau:
- Nội dung kiến thức phong phú vì nó bao hàm cả lịch sử thế giới và lịch sử dân
tộc. Không chỉ phản ánh sự phát triển về các hình thái nhà nước mà còn đề cập
tới các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Hoặc mỗi giai đoạn lại có những khu vực phát
triển với những đặc trưng riêng biệt. Điều đó khiến cho học sinh cảm thấy khó
tiếp thu và sắp xếp kiến thức một cách logic.
- Nội dung kiến thức đặc biệt phức tạp vì phản ánh thời kì lịch sử quá xa xôi, có
nhiều khái niệm trừu tượng, liên quan đến nhiều lĩnh vức khác nhau của đời sống
xã hội. Trong đó, khó nhất là kiến thức chính trị - xã hội. Có những vấn đề (nhất
là vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa các sự kiện) rất khó dạy, ngay cả đồ dùng
trực quan đôi khi cũng không thể làm cho học sinh nhận thức đúng hướng.
- Nội dung kiến thức tương đối khái quát vì phản ánh phần lớn thời gian phát
triển của lịch sử loài người nhưng lại chỉ được giảng dạy trong 52 tiết học, thiếu
những chi tiết cụ thể và hình ảnh trực quan và cũng thiếu thời gian để có thể đầu
22
tư nhiều hơn cho giờ học. Điều này sẽ khó cho cả việc học của học sinh và cả
việc dạy của giáo viên.
Với những đặc điểm trên, chương trình lịch sử lớp 10 có thể ứng dụng rộng
rãi phương pháp sơ đồ hóa vì như thế kiến thức sẽ được cụ thể hóa, hệ thống hóa,
kết hợp với lời giảng của giáo viên và thái độ tích cực học tập của học sinh sẽ
giúp các em dễ hiểu, tiếp thu nhanh, có biểu tượng vững chắc về các tri thức lịch
sử.
3.2.2. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử
lớp 10 THPT
3.2.2.1. Các bước sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử.
Một sơ đồ có thể được thiết lập bởi hoạt động riêng rẽ của giáo viên hoặc
học sinh, cũng có thể là hoạt động hợp tác của giáo viên và học sinh. Dù là hoạt
động của chủ thể nào thì việc sơ đồ hóa kiến thức phải tuân theo quy trình nhất
định, bao gồm ba công việc cơ bản sau:
(1) Thiết lập đỉnh sơ đồ:
Thực chất là nghiên cứu, chọn lọc các đơn vị kiến thức cơ bản, rồi mã hóa
cho thật súc tích để đảm bảo trực quan và thẩm mỹ. Có thể mã hóa kiến thức
bằng rút gọn ý, viết tắt hoặc các biểu tượng… nhưng phải đảm bảo phổ thông, dễ
học và dễ hiểu.
Ví dụ: Để thiết lập sơ đồ Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 (Xem phụ
lục – Sơ đồ 26), trước hết phải tìm hiểu Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787
gồm những cơ quan, chức vụ chủ yếu nào. Tài liệu giáo khoa cho biết chức Tổng
thống, Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) và Tòa án Liên bang. Tổng thống
do Đại cử tri bầu ra, Đại cử tri lại do cử tri bầu ra. Nhưng phụ nữ, nô lệ và
người da đỏ không được bầu cử, họ không nằm trong số cử tri nên cũng phải
được thể hiện trên sơ đồ.
23
(2) Xếp đỉnh và thiết lập cung
Thực chất là xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức, tức là xem xét
cái nào chính, cái nào phụ, cái nào trước, cái nào sau, cái nào quy định cái nào,
cái nào phụ thuộc cái nào, có quan hệ tương đương hay hỗ trợ ra sao… để từ đó,
xếp các đỉnh theo đúng trật tự, hợp lí và nối các đỉnh theo đúng mối liên hệ của
nó bằng mũi tên nếu là quan hệ chi phối và đoạn thẳng nếu là quan hệ cơ cấu, bộ
phận.
Ví dụ: Trong sơ đồ Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 (xem phụ lục –
sơ đồ 26), chúng ta xác định đặc trưng của Nhà nước Mĩ là vận hành theo nguyên
tắc Tam quyền phân lập, tức là các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp làm
việc độc lập với nhau nhưng lại kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau; trong đó, Tổng
thống đứng đầu cơ quan hành pháp, là người có quyền lực lớn nhất (chế độ Tổng
thống), vì vậy đỉnh Tổng thống được xếp hàng đầu tiên và ở trung tâm. Hai đỉnh
Quốc Hội (cơ quan lập pháp cao nhất) và Tòa án Liên bang (cơ quan tư pháp cao
nhất) xếp hai bên. Giữa các đỉnh này sử dụng mũi tên hai chiều để thể hiện quan
hệ kiểm soát lẫn nhau. Ngoài ra lập thêm hai đỉnh Đại cử tri và cử tri vì đó là
những người bầu ra các cơ quan trong Nhà nước. Đại cử tri và cử tri về bản chất
không khác nhau về thứ bậc nên được xếp ngang hàng nhau. Dưới cùng là đỉnh
phụ nữ, nô lệ và người da đỏ. Tổng thống do Đại cử tri bầu nên sẽ vẽ mũi tên đi
từ đỉnh Đại cử tri đến đỉnh Tổng thống, cử tri bầu ra Đại cử tri, Thượng viện và
hạ viện nên sẽ vẽ mũi tên đi từ đỉnh cử tri đến những đỉnh đó. Phụ nữ, nô lệ và
người da đỏ không được bầu cử, vì vậy chúng ta dùng một gạch ngang lớn chia
các đỉnh này với các đỉnh trên để thể hiện họ không được tham gia vào đời sống
chính trị của nước Mĩ.
(3) Hoàn thiện sơ đồ
Trước hết phải bổ sung các kiến thức thành phần (kiến thức phụ chú) để cụ
thể hóa các kiến thức cơ bản thuộc các đỉnh.
24
Ví dụ: Cũng ví dụ trên, sau khi lập khung sườn sơ đồ Nhà nước Mĩ theo
Hiến pháp năm 1787, phải chú ý bổ sung thêm các thuật ngữ: bầu cử dọc theo
các mũi tên đi từ đỉnh Cử tri và Đại cử tri, bổ sung thêm chức năng hành pháp
trong đỉnh Tổng thống, Lập pháp trong đỉnh Thượng viện và Hạ viện, Tư pháp
trong đỉnh Tòa án Liên bang để làm rõ nguyên tắc Tam quyền phân lập trong bộ
máy tổ chức chính quyền của nước Mĩ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phụ chú
Không có quyền bầu cử trên đỉnh phụ nữ và không có quyền công dân trên đỉnh
nô lệ và người da đỏ để thể hiện rõ tại sao họ không có quyền bầu cử và thể hiện
sâu sắc bản chất của Nhà nước Mĩ cũng như thấy được sự hạn chế của cuộc cách
mạng tư sản Bắc Mĩ ở thế kỉ XVIII.
Thứ hai, phải kiểm tra lại toàn bộ sơ đồ sao cho chính xác, trực quan và
thẩm mỹ đạt được ở mức độ cao nhất. Đặt sơ đồ ngang hay dọc, cần không gian
nhiều hay ít, dùng dạng chuỗi, dạng mạch hay dạng nhánh; khung bao đỉnh kiến
thức vuông hay tròn, lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt màu; cùng thể hiện bằng đường
thẳng hay đường gấp khúc hay đường cong; có cần phải thể hiện các điểm cần
chú ý bằng màu khác nhau, lớn hay nhỏ, nghiêng hay đứng, đậm hay nhạt, in hay
thường… Đây là công việc hết sức quan trọng để khai thác tối đa hiệu quả của sơ
đồ trong dạy học. Việc làm này thể hiện đồng thời cả hai mặt khoa học và nghệ
thuật trong phương pháp sơ đồ hóa kiến thức.
Như vậy, khi lập sơ đồ dạy học, ngoài việc đảm bảo những đặc trưng của
sơ đồ, ta phải thực hiện một số yêu cầu sau:
* Phải đảm bảo tính khoa học: tức là sơ đồ phải thể hiện được những kiến
thức cơ bản nhất, chính xác nhất, có thể giúp cho học sinh hiểu sâu bản chất của
đối tượng được nghiên cứu.
* Phải đảm bảo tính sư phạm: Tức là sơ đồ phải trực quan, dễ đọc, dễ hiểu,
tạo điều kiện cho học sinh dễ tiếp thu và dễ tái lập.
* Phải đảm bảo tính thẩm mỹ: tức là làm cho sơ đồ trở nên sáng sủa, dễ
nhìn và nhất là có khả năng thu hút sự chú ý của học sinh.
25