SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC
TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT
Người thực hiện :Vũ Thị Hằng
Chức vụ :Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử
THANH HOÁ NĂM 2012-2013
1
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử là khoa học nghiên cứu,tái hiện một cách chân thực quá khứ xã hội
loài người.Trong phạm vi trường THPT,lịch sử có tác dụng giáo dục đạo
đức,truyền thống của dân tộc cho học sinh,hơn nữa là sự biết ơn ,kính trọng đối
với tổ tiên,với những người có công với Tổ quốc.
Do đặc trưng môn lịch sử khác với các môn học khác trong chương trình phổ
thông đó là:không được trực tiếp chứng kiến sự kiện lịch sử,vì lịch sử không lặp
lại,không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm.Nhận thức lịch sử có sắc thái
riêng:Nhận thức các sự kiện,hiện tượng lịch sử phải tuân theo lô gic,sự thật
khách quan,không phải tùy theo sự tưởng tượng của mỗi người.Mặt khác mỗi
tác động của giáo viên trong dạy học lịch sử đều ảnh hưởng không nhỏ đến nhận
thức của học sinh.
Dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông,nhất là chương trình lớp 10 là
một quá trình phức tạp, đa dạng.Thực tế đã có nhiều giáo viên biến bài lịch sử
thành bài chính trị,lí luận khô khan trống rỗng,cứng nhắc.Để tránh việc dạy
chay,đọc chép áp đặt biến giờ học Lịch sử trở nên nhàm chán đối với học sinh
THPT đang tuổi hiếu kỳ,ham thích yếu tố mới lạ.Vì vậy để dạy môn lịch sử
người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của
trường,của giờ học và đối tượng học sinh,để từ đó tác động đúng quy luật nhận
thức giúp học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức truyền tải,từ đó biết nhận định
đánh giá sự kiện,hiện tượng lịch sử và chủ động lĩnh hội kiến thức,để phát huy
khả năng sáng tạo của mình.Học sinh đóng vai trò là trung tâm của giờ học,thầy
giáo đóng vai trò hướng dẫn,định hướng,chắc rằng giờ học lịch sử sẽ không còn
nặng nề áp đặt với cả thầy và trò.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội hiện đại,sự bùng nổ của các phương
tiện thông tin học sinh có thể tiếp cận các tri thức khoa học nói chung và tri
thức lịch sử nói riêng qua nhiều kênh khác nhau.Vì vậy phải có phương pháp
dạy học phù hợp .
Chương trình sách giáo khoa mới và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
đã được thực hiện trong một thời gian,năm học 2011-2012 đã thực hiện giảm tải
chương trình cho phù hợp với thời lượng và nhận thức của học sinh.Năm học
2012-2013 Bộ giáo dục và Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá đã triển khai đến các
trường THPT về việc đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng
các kĩ thuật dạy học tiên tiến như:kĩ thuật dạy học mảnh ghép,sơ đồ tư
duy nhiều trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói chung và trường THPT Lê
Lợi đã tích cực thực hiện những đổi mới này,bước đầu đã đạt được những kết
quả đáng kể.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói
chung ở lớp 10 nói riêng -đầu cấp học (cấp 3),làm quen với phương pháp học
mới vượt cấp còn gặp nhiều khó khăn,đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực lớn của thầy và
trò cũng như sự trợ giúp của ban giám hiệu và các ban ngành liên quan.
2
Môn lịch sử đòi hỏi học sinh phải nắm được một số sự kiện cơ bản của một
bài,một chương,một giai đoạn lịch sử.Kiến thức quá nhiều trong thời lượng một
tiết học.Mặt khác trong thực tế tư tưởng của phụ huynh học sinh,đâu đó trong xã
hội xem lịch sử là “môn phụ”,chỉ cần học thuộc,không dành thời gian để tâm
học và tìm hiểu.
Phương tiện dạy học,đồ dùng dạy học còn thiếu,nhất là sử dụng giáo án điện
tử trong dạy học lịch sử còn khó khăn về phòng máy chưa phát huy được hiệu
quả thực sự.
Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và hoc môn lịch sử THPT nói
chung và lịch sử lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi nói riêng. Để nâng cao hiệu quả
dạy bộ môn lịch sử,phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh và góp phần
gây hứng thú tìm hiểu lịch sử.Vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử đề tài
Thiết kế và sử dụng sơ đồ,biểu bảng trong dạy học các môn xã hội nói chung
và môn lịch sử nói riêng nhiều người đã và đang làm.Vậy tôi xin đưa ra một số
biện pháp,ý kiến của cá nhân để cùng tham khảo,góp ý.
Phần II:Các giải pháp cải tiến
I.Nội dung
1.Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn lịch sử một số bài cụ thể lớp 10
2.Thiết kế và sử dụng bảng biểu trong dạy học môn lịch sử một số bài cụ thể lớp
10.
3. Thiết kế và sử dụng sơ đồ,bảng biểu ở một số bài cụ thể trong chương trình
lịch sử lớp 10.
II.Phương pháp
Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa,nắm chắc kiến thức cơ bản,từ đó tổng
hợp,hệ thống hóa kiến thức một cách khái quát,khoa học,đầy đủ,giúp học sinh
hiểu,nhớ và học, từ đó gây hứng thú trong giờ học,các em chủ động tìm hiểu
lịch sử ở nhiều kênh thông tin khác nhau.
Để giờ học lịch sử có hiệu quả đòi hỏi giáo viên có phương pháp giảng dạy
phù hợp cho từng đối tượng học sinh ở từng lớp và đối với từng tiết học.Trường
THPT Lê Lợi có truyền thống dạy và học,luôn đạt được những thành tích
cao.Tuy nhiên phần lớn các em học sinh của trường không theo ban khoa học-xã
hội nhân văn,nên gặp không ít khó khăn trong dạy và học môn lịch sử.Vì vậy
lượng kiến thức phù hợp sử dụng trong sơ đồ và biểu đồ là rất cần thiêt.
III.Cách thức thực hiện
Việc thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu hầu như bài nào cũng phải làm
song đề tài này chỉ giới hạn một số bài trong chương trình lớp 10 THPT
Sơ đồ là dạng đồ dùng trực quan rất quen thuộc,là kiến thức từ dạng kênh
chữ sang dạng sơ đồ nhằm cụ thể hóa nội dung bằng những mô hình,hình học
đơn giản,diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội,một chế độ chính trị ,mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử. bảng biểu(bao gồm biểu bảng,bảng thống kê ).Đây là
3
dạng đồ dùng trực quan đơn giản ,phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện
thực tế trường THPT Lê Lợi .
Trên cơ sở kiến thức trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm các tài liệu tham
khảo để trình bày thành sơ đồ,biểu bảng.
1. Thiết kế và sử dụng sơ đồ
Sơ đồ là dạng đồ dùng trực quan rất quen thuộc,là kiến thức từ dạng kênh
chữ sang dạng sơ đồ nhằm cụ thể hóa nội dung bằng những mô hình,hình học
đơn giản,diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội,một chế độ chính trị,mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử.
1.1 Dạng sơ đồ thể hiện sự chuyển biến
Ví dụ 1: Để trình bày quá trình tiến hóa của loài người,bài 1”Sự xuất hiện
loài người và bầy người nguyên thủy” .
Thời gian 6tr.năm 4tr.năm 4vạn.năm 1vạn.năm
(Vượn cổ) (Người tối cổ) (Người tinh khôn) (Đá mới)
Với sơ đồ này sẽ nhanh chóng hiểu về quá trình tiến hóa của loài người
Ví dụ 2: Để trình bày quá trình chuyển biến công cụ kim khí,bài 2”Xã hội
nguyên thủy”.
1vạn.năm 5500.năm 4000.năm 3000.năm
(Đá mới) (Đồng đỏ) (Đồng thau) (Sắt)
Với sơ đồ này học sinh sẽ nhanh chóng hiểu về quá trình chuyển hóa công
cụ kim khí từ đó thấy sự tiến hóa của loài người.Qua sơ đồ này cùng với gợi ý
của giáo viên,học sinh thấy được phát minh ra công cụ bằng kim khí có ý nghĩa
quan trọng,sự ra đời của đồng thau và sự hạn chế đồng thau:sắt và khả năng của
sắt.Qua sơ đồ này giáo viên có thể gợi sự chú ý đến 3 mốc thời gian (5500
năm;4000 năm và 3000 năm trước đây).Vì sao cách xa nhau như thế.Qua đó học
sinh dễ dàng tìm hiểu hệ quả kinh tế của các phát minh ra công cụ kim khí.
Ví dụ 3 : Để trình bày qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
(bài 5”Trung Quốc thời Tần - Hán”(Có sẵn trong sách giáo viên).
Với sơ đồ đồ này học sinh hiểu nhanh và rõ về sự phân hóa,chuyển biến từ xã
hội cổ đại lên xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
4
Trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 có nhiều bài có nội dung có
thể trình bày ở dạng sơ đồ này như bài 13 “Sự hình thành các quốc gia phong
kiến Tây Âu”(Quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu)
1.2 . Dạng sơ đồ thể hiện tổ chức bộ máy nhà nước
Ví dụ 1:Trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần -
Hán ở Trung ương và địa phương .
Kèm theo sơ đồ này giáo viên có thể thuyết minh về sơ đồ như sau :
Đứng đấu nhà nước là Hoàng đế có quyền lực tối cao
Dưới Hoàng đế gồm Thừa tướng và Thái úy
Quý Tộc
Quan lại
địa chủ
Nông dân
công xã
Nông dân giàu
Nông dân tự canh
Nông dân nghèo
Nông dân
lĩnh canh
5
Hoàng đế
Thừa tướng Thái uý
Các
chức
quan
Các
chức
quan
Các
quan
võ
Các
chức
quan
Quận Quận
Huyện Huyện Huyện Huyện
Ví dụ 2 :Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, tiền Lê chính quyền
trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.
Kèm theo sơ đồ này ta có thể thuyết minh như sau:
Tổ chức bộ máy nhà nước sơ khai thời Đinh,tiền Lê chính quyền trung ương
có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.
Ví dụ 3 : Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập
nhà Lê (Lê sơ).
Những năm 60 của thế kỷ XV,Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách
hành chính lớn.
- Chính quyền trung ương
Ví dụ 4: Giáo viên trên cơ sở nghiên cứu tư liệu và kiến thức sách giáo
khoa để trình bày tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nhà Nguyễn( thời
Minh Mạng).
Kèm theo sơ đồ này giáo viên có thể thuyết minh
Đứng đầu nhà nước là vua có quyền tối cao
Dưới vua là các cơ quan :
-Nội các :Giúp vua giải quyết giấy tờ,văn thư và ghi chép.
-Viện cơ mật :Lo việc quân quốc trọng sự.
-Tôn nhân phủ :Phụ trách các việc của Hoàng gia
Bên dưới nữa là các cơ quan
-Hàn lâm viện :Phụ trách công văn
-Đô sát viện :Phụ trách thanh tra quan lại.
-Ngũ quân đô thống:Phụ trách quân đội.
-6 bộ (Lễ,Bình,Hình,Công,Lại,Hộ) :Chịu trách nhiệm các công việc chung
của nhà nước.
-Phủ nội vụ :Phụ trách kho tàng .
-5 tự :Phụ trách một số công tác
-Quốc tử giám :phụ trách giáo dục.
6
Vua
Ban văn
Ban võ
Tăng ban
Vua
6 Bộ
Ngự sử
đài
Hàn lâm
viện
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời nhà Nguyễn giúp học sinh dễ tiếp thu kiến
thức và giáo viên tiết kiệm được thời gian.
1.3 Dạng sơ đồ thể hiện giai cấp,tầng lớp
Ví dụ 1:Sơ đồ xã hội cổ đại phương Đông bài 3”Các quốc gia cổ đại phương
Đông”.
Kèm theo sơ đồ này giáo viên có thể thuyết minh
Đứng đầu nhà nước là vua có quyền tối cao
Dưới vua là các tầng lớp: quí tộc,nông dân công xã,nô lệ.
7
Quí tộc
Nông dân
Công xã
Nô lệ
Vua
Ví dụ 2: Sơ đồ sự phân chia đẳng cấp ở Pháp,bài 31”Cách mạng Tư sản Pháp
cuối thế kỉ XVIII).
Là những đẳng cấp có đặc quyền,
không phải nộp thuế
Đại tư sản
Tư sản công
thương
Tư sản nhỏ
2.Thiết kế và sử dụng bảng biểu
Bảng biểu là hình thức tổng hợp,khái quát nội dung kiến thức cơ bản của
một bài ,một chương,một vấn đề nào đó Niên biểu có các loại như niên biểu
tổng hợp,niên biểu chuyên đề,niên biểu so sánh.Giáo viên chuẩn bị biểu bảng
trước,giáo viên hoàn toàn có thể chủ động hơn về mặt thời gian,kiến thức trên
lớp.
Ví dụ 1 : Chương V,bài 9 “Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc
Lào”,giáo viên có thể sử dụng bảng biểu dưới đây để hệ thống hoá kiến thức cho
học sinh.
N.dung Campuchia Lào
Sự hình thành Ra đời thế kỷ VI 1353 ,do Pha Ngừm
thống nhất các mường
cổ
Thịnh đạt *Thế kỷ IX đến giữa thế
kỷ XIII
*Biểu hiện :
-Kinh tế :Nông nghiệp và
thủ công nghiệp đều phát
triển.
-Chính trị :Mở rộng xâm
lược ,biến Campuchia trở
thành quốc gia rộng lớn
nhất Đông Nam Á.
*Thế kỷ XVI đến giữa
thế kỷ XVII
*Biểu hiện :
-Kinh tế :Nông nghiệp
và thủ công nghiệp
đều phát triển,sớm có
quan hệ buôn bán với
các nước phương Tây
-Chính trị :Vua có
quyền tối cao ,cả nước
chia thành 7 tỉnh ,quan
hệ gần gũi với các
8
Đẳng cấp thứ nhất
(Tăng lữ)
Đẳng cấp thứ hai
(Quí tộc)
Đẳng cấp thứ ba
Bình dân thành thịNông dân Tư sản
nước xung quanh.
Suy yếu -Cuối kỷ XIII,Campuchia
suy yếu bị người Thái
xâm chiếm.
-Năm 1863 Campuchia bị
Pháp xâm lược,
-Cuối thế kỷ XVIII,L
ào suy yêú do tranh
chấp trong hoàng tộc
do vậy bị Xiêm xâm
lược.
-Năm 1893,Lào bị
Pháp xâm lược
Văn Hóa - Chữ viết:Trên cơ sở chữ
Phạn,người Cam-pu-chia
sáng tạo ra chữ viết riêng
của mình.Văn hóa dân
gian và văn viết phát
triển.
-Kiến trúc :Nhiều công
trình kiến trúc,nổi tiếng là
kiến trúc Ăng - co.
-Chữ viết:Sáng tạo ra
chữ viết riêng trên cơ
sở chữ viết người Mi-
an-ma và Cam-pu-
chia.
-Kiến trúc:Nhiều công
trình phật giáo,tiêu
biẻu là Thạt Luổng ở
Viêng Chăn.
Ví dụ 2 :Bài 16 “Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc”,khi nói khái quát về các cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ 1-đầu thế kỉ
x) ở mục 1,giáo viên có thể sử dụng bảng thống kê sau.
Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn
40
100, 137, 144
157
178, 190
248
542
687
722
776- 791
819- 820
905
938
KN Hai Bà Trưng
KN của ND Nhật Nam
KN của ND Cửu Chân
KN của ND Giao Chỉ
KN Bà Triệu
KN Lý Bí
KN Lý Tự Tiên
KN Mai Thúc Loan
KN Phùng Hưng
KN Dương Thanh
KN Khúc Thừa Dụ
KN Ngô Quyền
Hát Môn
Quận Nhật Nam
Quận Cửu Chân
Quận Giao Chỉ
Ví dụ 3 : Bài 16 “Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc”,khi nói về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giành độc
lập (thế kỉ 1-đầu thế kỉ x) ở mục 2,giáo viên có thể sử dụng bảng thống kê sau.
Cuộc
khởi
nghĩa
Thời
gian
Kẻ
thù
Địa bàn Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa
9
Hai
Bà
Trưng
3 - 40 Nhà
Đông
Hán
Hát Môn
Mê Linh,
Cổ Loa,
Luy Lâu
- Tháng 3 - 40 Hai Bà
Trưng phất cờ khởi
nghĩa được nhân dân
nhiệt liệt hưởng ứng
chiếm được Cổ Loa
buộc thái thú Tô Định
trốn về TQ. KN thắng
lợi, Trưng Trắc lên
làm vua xây dựng
chính quyền tự chủ.
- Năm 42 Nhà Hán
đưa hai vạn quân sang
xâm lược. Hai Bà
Trưng tổ chức kháng
chiến anh dũng nhưng
do chênh lệch về lực
lượng, kháng chiến
thất bại Hai Bà Trưng
hi sinh.
Lý Bí 542 Nhà
Lương
Long
Biên
Tô Lịch
- Năm 542 Lý Bí liên
kết các châu thuộc
miền Bắc khởi nghĩa.
Lật đổ chế độ đô hộ.
- Năm 544 Lý Bí lên
ngôi lập nước Vạn
Xuân.
- Năm 542 nhà Lương
đem quân xâm lược,
Lý Bí trao binh quyền
cho Triệu Quang Phục
tổ chức kháng chiến →
năm 550 thăng lợi.
Triệu Quang Phục lên
ngôi vua.
- Năm 571 Lý Phật Tử
cướp ngôi.
- Năm 603 nhà Tùy
xâm lược, nước Vạn
Xuân thất bại.
Khúc
Thừa
Dụ
905 Đường Tống
Bình
- Năm 905 Khúc Thừa
Dụ được nhân dân ủng
hộ đánh chiếm Tống
Bình, dành quyền tự
- Lật đổ ách
đô hộ của
nhà Đường.
giành độc
10
chut (giành chức Tiết
độ sứ).
- Năm 907 Khúc Hạo
xây dựng chính quyền
độc lập tự chủ.
lập tự chủ.
- Đánh dấu
thắng lợi căn
bản trong
cuộc đấu
tranh giành
độc lập của
nhân dân ta
thời Bắc
thuộc.
Ngô
Quyền
938 Nam
Hán
Sông
Bạch
Đằng
- Năm 938 quân Năm
Hán xâm lược nước ta,
Ngô Quyền lãnh đạo
nhân dân giết chết tên
phản tặc Kiều Công
Tiễn (cầu viện Nam
Hán) và tổ chức đánh
quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, đập
tan âm mưu xâm lược
của nhà Nam Hán.
- Bảo vệ
vững chắc
nền độc lập
tự chủ của
đất nước.
- Mở ra một
thời đại mới
thời đại độc
lập tự chủ
lâu dài cho
dân tộc.
- Kết thúc
vĩnh viễn 1
nghìn năm
đô hộ của
phong kiến
phương Bắc.
Ví dụ 4 :Bài 19”Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ x-
xv,khi nói về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ x-xv .
Tên cuộc đấu
tranh
Vương
triều
Lãnh đạo Kết quả
1.Cuộc kháng
chiến chống Tống
thời tiền Lê (981)
2.Kháng chiến
chống Tống thời
Lý
3.Kháng chiến
chống Mông -
Nguyên (Thế kỷ
XIII)
4.Phong trào đấu
tranh chống quân
Tiền Lê
Thời Lý
Thời Trần
Thời Hồ
- Lê Hoàn
- Lý Thường Kiệt
- Vua Trần (lần I)
- Trần Quốc Tuấn
(Lần II - Lần III)
- Kháng chiến
chống quân Minh
- Thắng lợi nhanh
chóng
- Năm 1077 kết
thúc thắng lợi
- Cả 3 lần kháng
chiến đều giành
thắng lợi.
11
xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam
Sơn 1407 - 1427
5.Kháng chiến
chống quân Xiêm
1785
Kháng chiến
chống quân Thanh
Thời Tây
Sơn
Thời Tây
Sơn
do nhà Hồ lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Lam
Sơn chống ách đô
hộ của nhà Minh so
Lê Lợi - Nguyễn
Trãi lãnh đạo
- Nguyễn Huệ
- Vua Quang Trung
(Nguyễn Huệ)
- Lật đổ ách
thống trị của nhà
Minh giành lại
độc lập
- Đánh tan 5 vạn
quân Xiêm
- Đánh tan 29 vạn
quân Thanh
3.Thiết kế và sử dụng sơ đồ và biểu bảng trong hai bài lịch sử cụ thể ở chương
trình lịch sử lớp 10 THPT.
Ví dụ 1:Chương V,bài 9 “Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc
Lào”,giáo viên có thể kết hợp cả hai mục 1 và 2 trong sách giáo khoa để thiết kế
bài giảng theo cách dưới đây:
Phần 1:Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự hình thành,phát triển
thịnh đạt,suy yếu của hai Vương quốc Cam-pu-chia và Vương Quốc Lào dưới
dạng biểu bảng sau:
N.dung Campuchia Lào
Sự hình thành Ra đời thế kỷ VI 1353,do Pha Ngừm thống nhất
các mường cổ
Thịnh đạt *Thế kỷ IX đến giữa thế
kỷ XIII
*Biểu hiện :
-Kinh tế :Nông nghiệp và
thủ công nghiệp đều phát
triển.
-Chính trị :Mở rộng xâm
lược,biến Campuchia trở
thành quốc gia rộng lớn
nhất Đông Nam Á.
*Thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ
XVII
*Biểu hiện :
-Kinh tế :Nông nghiệp và thủ
công nghiệp đều phát triển,sớm
có quan hệ buôn bán với các
nước phương Tây
-Chính trị :Vua có quyền tối
cao,cả nước chia thành 7 tỉnh
,quan hệ gần gũi với các nước
xung quanh.
Suy yếu -Cuối kỷ XIII,Campuchia
suy yếu bị người Thái
xâm chiếm.
-Năm 1863 Campuchia bị
Pháp xâm lược,
-Cuối thế kỷ XVIII,L ào suy
yêú do tranh chấp trong hoàng
tộc do vậy bị Xiêm xâm lược.
-Năm 1893,Lào bị Pháp xâm
lược.
Qua biểu bảng này học sinh dễ dàng nắm được các giai đoạn phát triển của
hai Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào,đồng thời giúp cho học sinh
thấy được nét tương đồng về lịch sử của ba nước trên bán đảo Đông Dương.
12
Phần 2 về văn hoá giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông qua sơ đồ
sau:
a.Văn hoá Cam-pu-chia
Văn hoá:
b.Văn hoá Lào
Văn hoá:
Ví dụ 2: Phần ba lịch sử thế giới cận đại,chương 1,bài 31:Cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỉ XIII.
Phần I .Nước Pháp trước cách mạng,mục 1:Tình hình kinh tế,xã hội,giáo
viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ sự phân chia đẳng cấp ở Pháp:
13
Cam-pu-chia xây dựng được một
nền văn hoá riêng,hết sức độc
đáo.
Chữ viết
V n h că ọ Ki n trúcế
Văn học dân gian
và văn học viết với
nhiều thể loại
phong phú:Truyện
cười.
Trên cơ sở Phạn,đầu thế
kỉ VII người Khơ-me có
hệ thống chữ viết riêng.
Xây dựng nhiều
công trình kiến
trúc:ĂngcoVát(Hinđ
u).ĂngcoThom(Phật
giáo)
Lào xây dựng được một nền văn
hoá riêng,giàu bản sắc dân tộc.
Đời sống văn hoá của
Lào rất phong
phú,hồn nhiên thích
ca nhạc và ưa múa
hát.
Chữ viết :
Sáng tạo ra chữ viết
riêng trên cơ sở chữ viết
của Cam-pu-chia và
miama.
Kiến trúc :
Xây dựng được một
số công trình Phật
giáo(Thạt Luổng ở
Viêng Chăn).
Đẳng cấp thứ nhất
(Tăng lữ)
Đẳng cấp thứ hai
(Quí tộc)
Là những đẳng cấp có đặc quyền,
không phải nộp thuế
Đại tư sản
Tư sản công
thương
Tư sản nhỏ
Thông qua sơ đồ này học sinh nhanh chóng nắm bắt được,sự tồn tại chế độ
đẳng cấp dựa trên sự đối xử bất bình đẳng giữa hai đẳng cấp có đặc quyền với
đẳng cấp thứ ba.Mặt khác qua sơ đồ này giáo viên giúp học sinh hiểu rõ khái
niệm “Đẳng cấp” và “Giai cấp”
Khi dạy học về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIII ở lớp 10,để kiểm
tra hoạt động nhận thức của học sinh cuối bài (hoặc kiểm tra miệng ở đầu giờ
học sau),giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng,nêu mối quan hệ giữa các sự
kiện với các bài tập nhận thức.Từ đó yêu cầu học sinh suy nghĩ nhanh trả lời câu
hỏi.Làm như vậy trong thời gian ngắn,giáo viên có thể biết được học sinh cả lớp
nắm bài như thế nào,đồng thời rèn luyện khả năng tư duy nhanh,óc phân tích
độc lập và giáo dục tinh thần say mê,chuyên cần trong lao động học tập của các
em.
Bảng thống kê xây dựng như sau:
14
Đẳng cấp thứ ba
Bình dân thành thịNông dân Tư sản
Việc tiến hành giờ
học thông qua lập và sử
dụng bảng trên sẽ thực
hiện được 3 chức năng của
quá trình dạy học:hình
thành,củng cố kiến
thức,giáo dục học sinh và
phát triển năng lực học tập
của các em.
Phần III của bài: Ý
nghĩa của cách mạng tư
sản Pháp cuối thế kỉ XIII
Phần tính chất:Cách
mạng tư sản Pháp là
một cuộc cách mạng dân
chủ tư sản phát triển theo
hướng đi lên mà đỉnh cao là
nền chuyên chính
Giacôbanh,qua đó giáo
viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu vai trò của quần
chúng nhân dân trong Cách
mạng Pháp 1789.Giáo
viên hướng dẫn học sinh vẽ
tiến trình lịch sử Cách mạng
Pháp 1789 như sau:
14-7-1789 10-8-1972
2-6-1793 27-7-1794 10.1795 9-11-1799
Qua sơ đồ trên học sinh nhanh chóng nắm bắt được tiến trình lịch sử và nội
dung của các giai đoạn lich sử Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XIII.
1.Nông nghiệp phong kiến lạc hậu.
2.Công nghiệp đã phát triển nhưng bị chế độ
phong kiến kìm hãm.
3.Nội thương bị kìm hãm bởi hàng rào thuế
quan.
4.Vua có quyền tối thượng vô hạn.
5.Xã hội phân chia thành 3 đắng cấp.
6.Tăng lữ-quý tộc có mọi đặc quyền,không phải
đóng thuế.
7.Đẳng cấp 3(tư sản,nông dân )không có
quyền chính trị,phải đóng thuế,chịu mọi nghĩa
phong kiến.
8.Xuất hiện các nhà “Triết học ánh sáng”
9.Hội nghị ba đẳng cấp.
10.Phá ngục Baxti-mở đầu Cách mạng
Pháp.Đại tư sản tài chính nắm quyền.
11.Quốc hội lập hiến thành lập.
12.Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
13.Hiến Pháp 1791 và nền quân chủ lập hiến .
14.Quốc hội lập Pháp.
15.Phong kiến Áo-Phổ can thiệp vào Pháp.
16.Đại tư sản và chính phủ không kiên quyết
chống giặc.
17.10-8-1792, Giacôbanh kêu gọi nhân dân
khởi nghĩa,nền quân chủ sụp đổ,tư sản công
thương nắm chính quyền.
18.Tuyển cử phổ thông đầu phiếu bầu Quốc
ước.
19.20-9-1792,chiến thắng Vanmi.
20.Quốc ước quyết định thành lập nền cộng
hoà,xử tử vua.
21.1793,Cách mạng lâm vào khủng hoảng.
22.2-6-1793,Rôbexpie lãnh đạo quần chúng
khởi nghĩa Giacôbanh lên nắm quyền.
23.Quốc ước chia đất đai thành mảnh nhỏ bán
cho nông dân.
24.Xoá bỏ các đặc quyền phong kiến.
25.Chiến thắng thù trong giặc ngoài.
26.27-7-1794,đảo chính lật đổ Giacôbanh.
15
Nguyên
nhân
sâu xa
dẫn đến
Cách
mạng
Pháp
bùng nổ
Tại sao
nói
Cách
mạng
Pháp là
cuộc
cách
mạng tư
sản dân
chủ
điển
hình
Tại sao nói
chuyên chính
dân chủ
Giacôbanh là
đỉnh cao của
cách mạng.
Phần ý nghĩa:giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ sau:
PHẦN III:Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
1.Kết quả đạt được
Với việc sử dụng sơ đồ,biểu bảng trong dạy học lịch sử chương trình lớp 10 ở
trường THPT làm cho bài học sinh động hơn,đạt được những kết quả tốt hơn rất
nhiều so với việc dạy chay,đọc chép.Học sinh hứng thú,hăng hái và tích cực học
tập,xây dựng bài và yêu thích bộ môn hơn, đạt kết quả học tập cao hơn.
Cụ thể trong năm học (2011-2012) đạt kết quả như sau :
Lớp HK Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
10A1 1 46 2 16 25 3 0
2 46 4 20 20 2 0
10A7 1 45 4 20 20 1 0
2 45 6 22 17 0 0
10A10
1 46 5 21 19 1 0
2 46 6 23 16 1 0
Trong năm học (2012-2013) kết quả đạt như sau :
Lớp HK Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
10A3 1 46 6 26 14 0 0
2 46 9 30 7 0 0
10A5 1 45 4 25 16 0 0
2 45 10 25 10 0 0
10A6
1 46 6 29 11 0 0
2 46 8 30 8 0 0
Trên đây là kết quả cụ thể của 3 lớp 10(10A1,10A2,10A10) tôi dạy học môn
lịch sử năm học 2011-2012,dạy học chủ yếu theo phương pháp truyền
thống,chưa tích cực sử dụng phương pháp dạy học mới,nhất là việc sử dụng sơ
16
ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
1789
Xoá bỏ tận gốc chế độ
phong kiến Pháp mở
đường phát triển CNTB.
Mở ra thời kì thắng
lợi CNTB trên
phạm vi thế giới.
đồ,biểu bảng trong dạy học,kết quả học tập chưa cao(kết quả học tập trung bình
và yếu còn chiếm tỉ lệ cao).Ở năm học 2012-2013 có 3 lớp
10(10A3,10A5,10A6)là những lớp tôi tích cực thực hiện phương pháp sử dụng
sơ đồ và biểu bảng nhiều nhất.Qua đó có thể thấy tỷ lệ học sinh giỏi,khá tăng lên
đáng kể trong học kì 2 so với học kì 1 và kết quả năm học 2012-2013 cao hơn
kết quả năm học 2011-2012.
2.Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả thu được tôi thấy rằng việc dạy học lịch sử,sử dụng đồ dùng trực
quan nhất là sử dụng sơ đồ,biểu bảng ngay trên bảng đen là việc làm cần thiết và
thiết thực nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học,phù hợp với mọi điều
kiện cơ sở vật chất,cũng như mọi đối tượng học sinh.
Việc chuẩn bị tốt và sử dụng sơ đồ,biểu bảng hợp lí trong một giờ học lịch sử
giúp cho giáo viên thấy tự tin,chủ động,tránh nhầm lẫn,thiếu sót trong quá trình
dạy học.Mục đích cuối cùng làm cho học sinh yêu thích bộ môn lịch sử,hứng thú
và tích cực học tập hơn,đạt kết quả cao hơn.
Sử dụng sơ đồ và biểu bảng trong giờ dạy lịch sử,giáo viên tiết kiệm được
thời gian trên lớp,giành nhiều thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng thực hành
cho học sinh.
Thiết kế và sử dụng sơ đồ,biểu bảng trong một số bài lịch sử lớp 10 ở trường
THPT,đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch
sử ở trường THPT Lê Lợi,hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi
sai sót,rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
3 Kiến nghị đề xuất
- Bổ sung một số buổi học ngoại khóa về lịch sử cho học sinh.
- Bổ sung thêm các đồ dùng trực quan còn thiếu như :tranh ảnh,lựơc đồ,sơ
đồ tương ứng với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa.
Tài liệu tham khảo
1.Sách giáo viên lịch sử lớp 10 chuẩn
2.Câu hỏi và bài tập lịch sử 10
3.Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 chuẩn
4.Một số tài liệu tham khảo khác
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá,ngày 5 tháng 6 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết,không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Hằng
17
18