Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng di sản trong dạy và học môn địa lí lớp 12”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.03 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Sáng kiến dự thi)
SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY VÀ HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 12
Tác giả : Đoàn Thị Vân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Chức vụ: Giáo viên Địa lí
Nơi công tác: Trường THPT Tống Văn Trân

Nam Định, tháng 5 năm 2015

1


1.
2.
3.

4.

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Sử dụng di sản trong dạy và học môn Địa lí lớp 12”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh THPT
Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 30/8/2014 đến 20/4/2015
Tác giả:
- Họ và tên: Đoàn Thị Vân
- Năm sinh: 1990
- Nơi thường trú: Thị trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định


- Trình độ chuyên môn: Cử nhân
- Chức vụ công tác: Giáo viên Địa Lí
- Nơi làm việc: Trường THPT Tống Văn Trân – Ý Yên – Nam Định
- Địa chỉ liên hệ: Tổ 8 – Khu E - Thị trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
- Điện thoại: 0973 474 876
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THPT Tống Văn Trân
- Địa chỉ: Ý Yên – Nam Định
- Điện thoại: 03503.823. 138

2


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Sử dụng di sản trong dạy học là một trong những hướng đi mới trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy và học để tiến tới việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện
nay. Đưa di sản vào trong nội dung giảng dạy không những làm cho học sinh hứng thú hơn
với bài học, tiếp nhận kiến thức từ sách vở một cách chủ động hơn mà còn giúp bồi dưỡng
tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện giáo dục, dạy học hiện nay, nhìn chung các tài liệu về lí luận dạy
học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lí luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập
đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hoá. Gần đây trong phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ
chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của
địa phương. Việc khai thác các di sản văn hoá ở địa phương như là nguồn tri thức , là
phương tiện dạy học giáo dục rất ít được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì
vậy vai trò, thế mạnh của những di sản văn hoá đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương
gần như chưa được biết đến và tận dụng.

Để giúp học sinh hiểu biết về giá trị của các di sản, qua đó giáo dục các em ý thức gìn
giữ, bảo vệ các di sản, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực
hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số: 73 /HD BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/1/2013 về việc chủ trương sử dụng di sản trong dạy học ở
trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Nội dung công văn đã nêu rõ mục đích,
yêu cầu, các phương pháp thực hiện để có thể từng bước đưa việc sử dụng di sản trong dạy
học trở thành một phương pháp, một hình thức dạy học tích cực, góp phần thay đổi phương
pháp dạy và học hiện nay đồng thời tiến tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,
phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh.
Môn Địa lí nói chung và chương trình Địa lí lớp 12 nói riêng là môn học rất thuận lợi
cho việc sử dụng di sản trong dạy và học. Vì vậy, sáng kiến của tôi đề cập đến vấn đề “Sử
dụng di sản trong dạy và học địa lí lớp 12” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
trong quá trình đưa di sản vào nội dung dạy học ở các trường THPT, đáp ứng được nhu cầu
của việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trước đây, trong nội dung giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng
ở bậc trung học phổ thông, vấn đề di sản hầu như không được đề cập đến. Có chăng chỉ là
giáo viên lướt qua tên một vài di sản của đất nước trong các bài có nội dung về du lịch. Di
3


sản chưa trở thành một công cụ hữu hiệu trong giảng dạy và nhiều giáo viên còn chưa nhận
thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề này.
Trường THPT Tống Văn Trân là một trong những trường có bề dày thành tích trong
dạy và học. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc học những môn như Địa lí, Lịch Sử, Giáo
dục công dân chưa thực sự được học sinh coi trọng, một phần vì quan niệm của các em coi
đây là những “môn phụ”. Nhưng theo tôi, một trong những nguyên nhân rất quan trọng của
tình trạng trên đó là phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự lôi cuốn học sinh,
làm học sinh hứng thú với bài học, môn học. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng trên?
Theo tôi, trước hết cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. Các phương pháp dạy học

truyền thống trước đây mà nhiều giáo viên vẫn đang sử dụng như đọc – chép, thầy nói gì trò
biết đấy… khiến học sinh dễ bị nhàm chán, không phát huy được sự sáng tạo và tính chủ
động trong học tập của các em.
Hiện nay, trong nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành giáo dục là đổi mới căn bản và
toàn diện, việc đưa di sản vào dạy học trong chương trình giáo dục THPT là một hướng đi
rất phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của cả người dạy và người học. Sử dụng di sản trong dạy
học sẽ làm cho bài học trở nên phong phú hơn, học sinh được trải nghiệm, được biết thêm
nhiều vẻ đẹp của quê hương đất nước từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tự hào dân
tộc. Vì vậy, theo tôi đưa di sản vào dạy học trong chương trình giáo dục THPT nói chung và
môn Địa lí nói riêng là một việc làm đúng đắn và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Khái quát chung về di sản
2.1.1 Khái niệm:
Di sản văn hoá Việt Nam bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể
(bao gồm di sản văn hoá và di sản thiên nhiên) và sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2.2.2 Phân loại
Di sản văn hoá Việt Nam được chia thành hai loại: di sản văn hoá vật thể và di sản văn
hoá phi vật thể.
- Di sản văn hoá vật thể: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm có giá trị vật chất có giá trị
lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật quốc gia.
Di sản văn hoá vật thể bao gồm:
+ Di tích lịch sử - văn hoá: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục.

4


+ Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa

điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên vời công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm
mỹ, khoa học.
+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu lịch sự, văn hoá, khoa
học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu
biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Di sản văn hoá phi vật thể: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với
cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề và các hình thức khác.
Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết của của các dân tộc Việt Nam: Ngữ văn dân gian, bao gồm sử
thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện
ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ
viết;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình
thức trình diễn dân gian khác;
+ Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các
phong tục khác.
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.
2.2 Sử dụng di sản trong dạy và học môn Địa lí lớp 12
2.2.1 Ý nghĩa của việc sử dụng di sản trong dạy và học môn Địa lí lớp 12
Sử dụng di sản trong dạy học là một trong những phương pháp dạy học mới, tích cực,
giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và
hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
Vì vậy, việc sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 nói riêng và trong dạy học chương
trình THPT nói chung sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa:

- Giúp học sinh phát triển về trí tuệ: Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết
tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em. Trải qua một quá trình lịch sử
lâu đời, các di sản được kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức
tranh văn hoá đa dạng. Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát
triển toàn diện cho học sinh vì vậy những hiểu biết về di sản văn hóa sẽ làm dầy thêm vồn
5


kiến thức của các em và đặc biệt giúp học sinh phát triển về trí tuệ. Di sản văn hóa chính là
một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là
những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm,
đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa
trong các di sản và chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được những giá trị
đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có
cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.
- Học sinh được trải nghiệm thực tế: Việc khai thác các di sản văn hóa trên địa bàn
nhà trường đóng vai trò như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục đáp ứng nhu
cầu nâng cao hiểu biết về di sản văn hóa cho học sinh. Hiện nay nhiều trường học đã tận
dụng những thế mạnh về di sản của địa phương mình để giúp học sinh nâng cao tri thức.
- Giáo dục trách nhiệm với đất nước: thông qua nội dung bài học có tích hợp với di
sản, học sinh sẽ hiểu hơn về ý nghĩa, các giá trị văn hóa, lịch sử cha ông đã để lại qua các di
sản từ đó sẽ hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của bản thân
cũng như thế hệ trẻ hiện nay trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần đó.
- Góp phần phát triển một số kỹ năng sống: Trong quá trình học tập với di sản, học
sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, mong muốn, cảm xúc của
bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa
giao tiếp. Đồng thời các em cũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi
bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp học sinh có mối quan hệ tích cực với nguời khác,
đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới. Làm việc với di sản, học sinh có
được môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học mà cả với

những đối tượng khác mà các em gặp gỡ. Trong quá trình tiếp cận với di sản, giáo viên lưu ý
cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng
sống cần thiết.
- Giúp cho học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn
hoá là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kĩ năng học tập như kĩ năng quan
sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu
được trong quá trình tiếp cận với di sản; kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích
những hiện tượng , sự vật có trong các di sản văn hoá.
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong
những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong quá
trình tiếp cận với di sản văn hoá theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các
giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ giúp các em tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm, từ đó các em
có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới
cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.
6


- Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hoá là một trong những phương tiện dạy
học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên có khả năng tác động mạnh tới tình
cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa
trong các di sản, chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được các giá trị đó,
giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận
thức thế giới xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một
cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản. Tiến hành nghiên cứu di sản một
cách nghiêm túc, kĩ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc nghiêm túc,
khoa học
- Dạy học với di sản sẽ tạo điều kiện tổ chức các hoạt động của giáo viên và học
sinh một cách hợp lí: Khi làm việc tại nơi có di sản, giáo viên và học sinh phải gia tăng
cường độ làm việc. Giáo viên không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà

cần hướng dẫn học sinh tự quan sát , thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lí các
thông tin, tìm hiểu về di sản để trình bày các hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Môi trường
làm việc thay đổi đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học
phù hợp, sao cho tập thể học sinh được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản,
đòi hỏi từng học sinh phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
2.2.2 Khả năng áp dụng việc sử dụng di sản trong dạy và học môn Địa lí lớp 12
Nếu như chương trình Địa Lí lớp 10, 11 tập trung vào phần đại cương về tự nhiên, dân cư,
kinh tế hay địa lí các khu vực, các quốc gia trên thế giới thì nội dung sách giáo khoa Địa lí
lớp 12 lại cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích nhất về đặc điểm tự nhiên, dân cư
và kinh tế xã hội của Việt Nam. Những kiến thức rất thực tế, gần gũi với các em nên việc
tích hợp sử dụng di sản trong dạy và học ở chương trình Địa lí lớp 12 là rất khả quan, thuận
lợi và mang nhiều ý nghĩa.
- Trong phần địa lí tự nhiên, sách giáo khoa cung cấp cho học sinh những kiến thức khái
quát nhất về đặc điểm tự nhiên Việt Nam như vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; đất nước nhiều
đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa hay
thiên nhiên phân hóa đa dạng… Có rất nhiều bài, nhiều phần nội dung nhỏ giáo viên có thể
tích hợp dạy học di sản trong đó để kích thích hứng thú tìm hiểu, nghe giảng và cung cấp
thêm những kiến thức thực tế bổ ích cho các em.
Ví dụ: Trong bài 8: “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” mục 2 phần b
“Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển” giáo viên có thể tích hợp thêm kiến thức về di
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (năm được công nhận, tiêu chí được công nhận, giới
thiệu qua về vẻ đẹp của vịnh…) để khắc sâu thêm kiến thức về sự đa dạng của địa hình ven
7


biển nước ta. Hay nói về sự đa dạng và giàu có của các hệ sinh thái ven biển giáo viên có thể
giới thiệu đồng thời chỉ trên Atlat cho học sinh về các khu dự trữ sinh quyển thế giới của
Việt Nam như khu dự trữ sinh quyển thế giới đảo Cát Bà – Hải Phòng, Cù Lao Chàm –
Quảng Nam, Cát Tiên – Đồng Nai, mũi Cà Mau…

Trong bài 10: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” tiết 2 mục 2 phần a “Địa
hình”, khi giảng về biểu hiện xâm thực mạnh ở vùng đồi núi với kết quả là hình thành dạng
địa hình caxto, giáo viên hoàn toàn có thể liên hệ đến di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc
gia Phong Nha – Kẻ Bàng hay di sản thế giới mới được công nhận ở rất gần với Nam Định
là quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình. Học sinh đã được đến, được tận mắt trải
nghiệm sẽ giúp giáo viên mô tả lại đặc điểm dạng địa hình caxto cho các học sinh khác trong
lớp từ đó sẽ tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực trong lớp đồng thời giúp học sinh
khắc sâu hơn nội dung kiến thức bài học…
- Trong phần địa lí các ngành kinh tế có bài rất thích hợp cho việc sử dụng di sản trong
dạy học đó là bài 31: “ Vấn đề phát triển thương mại và du lịch”. Trong bài này có riêng
phần Du lịch có thể cho tích hợp dạy học rất nhiều di sản. Từ các di sản thiên nhiên thế giới
(Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng), các di sản văn hóa thế giới (Thánh địa Mỹ Sơn,
Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Phố cổ Hội An, quần thể di tích cố đô Huế…) cho
đến các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh nôi tiếng của đất nước, của địa phương đều
có thể đưa vào bài giảng một cách tự nhiên, dể hiểu giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về
tiềm năng phát triển du lịch của đất nước cũng như của địa phương mình.
- Trong phần địa lí các vùng kinh tế, khi dạy đến mỗi vùng giáo viên cũng hoàn toàn có
thể liên hệ đến các di sản nổi bật của vùng để học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm
của mỗi vùng kinh tế mà các em được tìm hiểu.
- Phần cuối cùng trong chương trình địa lớp 12 đó là phần “Địa lí địa phương”. Đây là
phần nội dung mở nên giáo viên có rất nhiều phương pháp, hình thức để tích hợp việc sử
dụng di sản trong dạy học như dạy học trên lớp, dạy học ngoài thực địa hay dạy học theo dự
án… Bên cạnh việc tạo hứng thú trong học tập cho các em, việc sử dụng di sản trong dạy
học phần địa lí địa phương sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn hóa, xã hội địa phương
nơi mình sinh sống từ đó giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào
dân tộc
Như vây, có thể nói chương trình địa lí lớp 12 có rất nhiều thuận lợi cho việc tích hợp
sử dụng dạy học di sản cho học sinh. Giáo viên cần nắm bắt những thuận lợi này để thay đổi
phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới toàn diện trong giáo dục hiện
nay đồng thời làm cho học sinh ngày càng yêu thích và hứng thú với môn Địa lí nhiều hơn.

2.2.3 Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học di sản trong môn Địa lí lớp 12
8


Để tiến hành dạy học di sản trong chương trình THPT nói chung và trong môn Địa lí nói
riêng có rất nhiều hình thức tổ chức. Trong đó, một số hình thức thường được sử dụng như:
- Lồng ghép vào nội dung một bài học trên lớp: đây là hình thức tổ chức dạy học khá phổ
biến, nội dung về di sản sẽ được giáo viên đưa vào bài học một cách tự nhiên góp phần tăng
tính hứng thú trong học tập của học sinh đồng thời giúp khắc sâu hơn nội dung của bài học.
Tuy nhiên, trong quá trình lồng ghép nội dung di sản giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+ Giáo viên cần rà soát chương trình sách giao khoa để tìm các địa chỉ lồng ghép phù hợp
+ Xác định mức độ tích hợp, nội dung lồng ghép không để bài học trên lớp biến thành
một bài giảng về di sản
+ Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri
thức, tránh tình trạng nhồi nhét khiến học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức
+ Nghiên cứu để đưa nội dung di sản cả vào phần kiểm tra, đánh giá cuối bài học
- Lồng ghép dạy học theo chủ đề địa lí địa phương: nội dung sách giáo khoa Địa lí 12 có
2 tiết cuối cùng dành cho phần địa lí địa phương. Đây là thuận lợi rất lớn cho việc xây dựng
kế hoạch nội dung bài dạy hướng về di sản của địa phương, mà cụ thể ở đây là di sản của
Nam Định.
- Dạy học ngoài thực địa: có thể tiến hành bài học ngoại khóa cho học sinh về di sản của
địa phương bằng cách cho học sinh trải nghiệm thực tế ngay tại nơi có di sản. Bài học tại
thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh về cả 3 mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Bởi vì
ngoài thực địa - nơi có di sản là những dấu vết, mảnh vụn của quá khứ còn sót lại để bổ
sung, cụ thể hóa những kiến thức các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí
tưởng tượng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến hành học
tại thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu
biết về kiến thức môn học, về văn hóa – giáo dục, long yêu quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ
cho các em. Để tiến hành dạy học ngoài thực địa cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Cần rà soát chương trình sách giáo khoa để lựa chọn nội dung , chủ đề dạy học

thích hợp với việc dạy học ngoài thực địa
+ Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết
+ Sau buổi dạy học, giáo viên cần đánh giá học sinh thông qua các bài báo cáo về di
sản học sinh đã hoàn thành sau buổi thăm quan học tập
- Tổ chức dạy học theo dự án: hình thức này giúp rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh, năng lực làm việc theo nhóm. Giáo viên rà soát nội dung chương trình, lựa chọn nội
dung tích hợp di sản cho phù hợp rồi tiến hành xây dựng kế hoạch dự án dạy học, đặc biệt cần
lưu ý lien hệ với thực tế đời sống, xã hội để lựa chọn chủ đề tích hợp cho hợp lí.

9


- Sử dụng di sản văn hóa để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác: giáo viên có thể khai
thác nội dung tích hợp di sản thông qua các hoạt động ngoại khóa của học sinh như: thi kể
chuyện về di sản, thi tìm hiểu về di sản, làm tập san, ra báo học tập…
- Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện: giáo viên có thể sử
dụng các phương tiện dạy học trực quan trong quá trình sử dụng di sản trong dạy học như
tranh ảnh, mô hình, video… để tăng hứng thú học tập của học sinh đồng thời giúp học sinh
dễ tiếp cận,tiếp thu các kiến thức trong bài học. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các
phương tiện trực quan giáo viên cần lưu ý: phương tiện cần đảm bảo tính trực quan, mục tiêu
giáo dục, nội dung bài học, không nên lạm dụng để biến bài học thành bài “trình diễn hình
ảnh”
2.3 Một số ví dụ minh họa về việc sử dụng di sản trong dạy và học môn Địa lí lớp 12
Ví dụ 1:
Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiết 2)
(Địa lí lớp 12 ban cơ bản)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1.1 Kiến thức:
- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên

khác và cảnh quan thiên nhiên.
- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự
nhiên: địa hình,khí hậu,sông ngòi, đất, hệ sinh thái rừng …
- Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt động
SX và đời sống.
- Hiểu được tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến việc hình thành các di
sản thiên nhiên thế giới và các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển ở nước ta.
1.2. Kĩ năng
- Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất
của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khai thác các kiến thức từ bản đồ địa lý Việt Nam.
- Liên hệ thực tế
1.3. Thái độ
- Nhận thức được điều kiện hình thành các di sản thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh,
vườn quốc gia ở nước ta từ đó có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy các di sản
đó
10


- Biết thông cảm và chia sẻ với nhứng người dân ở ven biển thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai do biển mang lại
1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực liên hệ thực tế
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng tranh ảnh địa lí,
video clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học:
+ Bản đồ Tự nhiên Việt Nam

+ Átlat Địa lí Việt Nam
- Học liệu: SGK, SGV, Địa lí Tự nhiên
2.2 Chuẩn bị của HS
- SGK, Atlat…
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
3.1 Ổn định tổ chức lớp
3.2. Kiểm tra bài cũ:
CH: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? Chứng minh tính chất nhiệt đới
ẩm của khí hậu nước ta?
3.3. Tiến trình bài học.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành
phần khác của tự nhiên khác (30’)
Hình thức: Cặp/ Nhóm.
- B1: GV chia lớp làm 4 nhóm, các
nhóm dựa vào SGK và Atlat trả lời các
câu hỏi
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình:
Biểu hiện, vì sao địa hình đồi núi nước
ta bị xâm thực mạnh? Hãy nêu những
ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ
mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về sông ngòi.
Đặc điểm? Vì sao sông ngòi nước ta lại

Nội dung chính
2. Các thành phần khác của tự nhiên.
a. Địa hình: xâm thực, bồi tụ.
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt

xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi……
+ Ở vùng núi đá vôi hình địa hình cacxtơ
với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô
và các đồi đá vôi sót.
+Trên các vùng đồi thềm phù sa cổ: lớp đất
bị bào mòn, rửa trôi=> đất xám bạc mầu.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
b. Sông ngòi.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
11


có các đặc điểm như trên?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về đất:
Đất feralit có đặc tính gì ?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về sinh vật.
- B2: Đại diện các nhóm trình bày. Các
nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến.
Trong phần địa hình GV yêu cầu HS
kể tên các khu vực có dạng địa hình
caxto ở nước ta. Liên hệ di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Phong
Nha – Kẻ Bàng, Tam Cốc – Bích Động,
Tràng An… GV gọi những HS đã từng
được thăm quan những di sản trên miêu
tả lại đặc điểm, hình dáng của dạng địa
hình caxto. Từ đó GV khái quát lại
nguyên nhân hình thành, ý nghĩa của
những di sản đó => cho HS thấy được
sự đa dạng và vẻ đẹp bất tận của thiên

nhiên Việt Nam
Trong phần sinh vật, GV liên hệ các
rừng quốc gia, khu dự trữ sinh quyển
của Việt Nam để thấy được đặc điểm
cảnh quan tiêu biểu của nước ta (hướng
dẫn HS khai thác trên Atlat). GV lấy ví
dụ về vườn quốc gia Cúc Phương – đại
diện tiêu biểu cho cảnh quan HST rừng
nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến
thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng
của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
(10’)
Hình thức: Cá nhân/ Cả lớp.
- B1: TNNĐ ẩm gió mùa có ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống như thế nào?
- B2: HS đọc sgk, phát biểu ý kiến. Các

+ Có 2360 con sông có chiều dài trên
10km.
+ Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa
sông.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m³/ năm
+ Tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn/ năm.
- Chế độ nước theo mùa:
+ Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn
trùng với mùa khô.
+ Chế độ mưa thất thường => chế độ dòng

chảy thất thường.
c. Đất.
- Quá trình Feralit diễn ra mạnh
- Rửa trôi ion Ca2+, Mg2+ K+ ... => đất chua
- Tích tụ Al2O3, Fe2O3 => đất có màu đỏ
vàng.
d. Sinh vật.
- HST rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng
rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- HST rừng nhiệt đới phát triển trên đất
feralit là cảnh quan tiêu biểu.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời
sống.
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Tạo điều kiện phát triển nền NN lúa nước,
đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
- Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, …..
12


HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- B3: GV chuẩn kiến thức.

b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất
khác và đời sống.
- Các hoạt động GTVT, du lịch….. chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự phân mùa của khí

hậu, mùa nước sông.
- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản
máy móc, thiết bị và nông sản.
- Thiên tai hàng năm gây tổn thất cho sản
xuất và đời sống của người dân.
- Các hiện tượng bất thường => ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống.
- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1 Tổng kết
- Dạng địa hình caxto được hình thành như thế nào? Ý nghĩa của dạng địa hình này
đối với việc phát triển ngành du lịch nước ta hiện nay?
4.2 Hướng dẫn học tập
- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Đọc và tìm các tư liệu cho tiết sau.
Ví dụ 2:
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
(Địa lí lớp 12 ban cơ bản)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại
thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, và sự phân bố của nó; mối quan
hệ giữa du lịch và bảo vệ môi trường.
- Phân tích được mối quan hệ giữa việc giữ gìn,phục hồi các di sản với phát triển du lịch
1.2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích sự phân bố của các TT thương mại, du lịch ở

nước ta.
13


- Nhận biết một số di sản thông qua tranh ảnh. Quan sát, nhận xét những di sản qua tài liệu,
qua thực tế
1.3 Thái độ
- Củng cố tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao niềm tự hào dân tộc
- Biết trân trọng, giữ gìn những di sản của địa phương, đất nước
1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu
thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học:
+ Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
+ Bản đồ du lịch, Atlat Địa lí Việt Nam
+ Tranh ảnh, thông tin về một số điểm du lịch của đất nước
+ Các đoạn video về một số di sản
+ Máy tính, máy chiếu
- Học liệu: SGK, SGV, Atlat Việt Nam
2.2 Chuẩn bị của HS
Atlat Việt Nam, thông tin sưu tầm về một số loại hình di sản có ở địa phương hoặc một số
di sản mà học sinh đã biết, đã được thăm quan
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
3.1 Ổn định tổ chức lớp
3.2 Kiểm tra bài cũ:
CH: - Vai trò và hiện trạng giao thông vận tải đường bộ?
3.3 Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV và HS
- GV: giới thiệu cấu trúc bài học bao gồm 2 nội
dung chính:
+ Ngành thương mại: nội thương, ngoại
thương
+ Ngành du lịch
HĐ 1: Tìm hiểu ngành thương mại
- Thời gian: 20’
- Hình thức: cá nhân
14

Nội dung chính
1. Thương mại
a. Nội thương
- Sau đổi mới cả nước đã:
+ Hình thành được thị trường thống nhất
+ Hàng hóa phong phú đa dạng
+ Thu hút sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế
- Tình hình phát triển: tổng mức bán lẻ


- B1: Tìm hiểu ngành nội thương
- GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết từ sau khi
đất nước bước vào công cuộc đổi mới, ngành
nội thương nước ta có những điều kiện thuận
lợi gì để phát triển?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- GV: Dựa vào hình 31.1 trong SGK em hãy
nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu tổng

mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phân
theo thành phần kinh tế của nước ta từ nam
1995 đến 2005?
GV: em có nhận xét gì về sự chuyển dịch này?
HS trả lời. HS khác bổ sung
GV chuẩn kiến thức.
- GV: Dựa vào atlat em hãy nhận xét sự phân
hóa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng của nước ta?
HS trả lời. HS khác bổ sung
GV chuẩn kiến thức.
- B2: Tìm hiểu ngành ngoại thương
- GV: Dựa vào hình 31.3 SGK kết hợp biểu đồ
xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm trong
atlats em hãy nhận xét về kim ngạch xuất nhập
khẩu của nước ta qua các năm?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
GV lưu ý cho HS:
+ Năm 1996 – 1998: giá trị xuát nhập khẩu
tăng chậm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế Châu Á.
+ Năm 1992 nước ta lần đầu tiên xuất siêu
đó là do giá dầu mỏ trên thế giới năm đó tăng
đột biến và giai đoạn đó nước ta xuất khẩu dầu
mỏ rất nhiều.
- GV: Dựa vào biểu đồ 31.2 em hãy nhận xét
về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta từ
năm 1992 đến 2005?
15


hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
phân theo thành phần kinh tế của nước ta
tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm
(tăng 6.2 lần trong 12 năm), tăng nhanh
nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu: nhiều thành phần kinh tế
+ Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ
trọng lớn nhất và liên tục tăng
+ Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng
cao thứ 2 nhưng có xu hướng giảm nhanh
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng
tăng
=> Sự chuyển dịch mang tính tích cực, phù
hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước.

b. Ngoại thương
* Tình hình chung:
- Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng
theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước
ta liên tục tăng và tăng nhanh
+ Kim ngạch XK, NK đều tăng. NK
tăng nhanh hơn.
- Cán cân XNK thay đổi: 1990 nhập siêu
0,4 tỉ USD, 1992 xuất siêu 0,1 tỉ USD, 2005
nhập siêu 4,4 tỉ USD.
- Cơ cấu XNK 2005: NK 53,1%, XK
46,9%.
- Sản phẩm XNK:

+ XK: SP công nghiệp, khoáng sản, nông
sản tuy nhiên tỉ lệ gia công cao.(90-95%
hàng dệt may).
+ NK: tư liệu SX (chủ yếu), hàng tiêu
dùng.


GV nhấn mạnh cho HS: bản chất của việc nhập
siêu của nước ta trước đây là để đáp ứng cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước còn hiện nay là
để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước
- GV: Dựa vào Atlat Việt Nam em hãy nhận xét
về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của nước ta?
+ Nhìn vào cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của
nước ta em có thể rút ra đặc điểm của nước ta
là một nước như thế nào?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV: Dựa vào Atlat Việt Nam hãy cho biết các
thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu hiện nay
của nước ta là gì?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV cho HS liên hệ với các mặt hàng xuất
khẩu tiểu thủ công nghiệp ở địa phương em
hiện nay (đồ gỗ - Yên Ninh, mây tre đan – Yên
Tiến, đúc đồng – Tống Xá…). Theo em, hiện
nay chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát triển
các làng nghề truyền thống này một cách bền
vững?
HĐ 2: Tìm hiểu ngành du lịch
- Thời gian: 20’

- Hình thức: cặp – nhóm, cá nhân
- B1: GV: Dựa vào SGK em hãy trình bày khái
niệm tài nguyên du lịch?
- B2: Gv chia lớp làm 4 nhóm dựa vào Atlat
Việt Nam trang Du lịch kết hợp với kiến thức
thực tế lần lượt trả lời các vấn đề sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự
nhiên, lấy dẫn chững cụ thể
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch
nhân văn, lấy dẫn chứng cụ thể
+ Nhóm 3: Theo em, các tài nguyên để phát
triển du lịch trên có được coi là di sản không?
Tại sao? Liên hệ với các di sản ở địa phương
16

- Thị trường XNK:
+ XK: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
+ NK: Châu Á – TBD, châu Âu.

2. Du lịch
a. Tài nguyên du lịch
- Khái niệm: tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch,
khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
- Phân loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình: nhiều bãi biển đẹp
+ 2 di sản thiên nhiên thế giới: vịnh
Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng.
+ 200 hang động đẹp


em có thể khai thác để phát triển du lịch?
+ Nhóm 4: Em hãy cho biết phát triển du lịch
có ý nghĩa như thế nào đối với việc giữ gìn các
di sản? Nêu một số biện pháp cần làm hiện nay
để phát triển du lịch một cách bền vững?
- B3: Các nhóm làm việc trong thời gian 3’ và
cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác bổ
sung
- B4: GV bổ sung, chuẩn kiến thức
- B5: GV cho HS quan sát, xem thêm hình ảnh,
video về các điểm di sản, các điểm du lịch ở địa
phương và cả nước (Vịnh Hạ Long, Phong Nha
– Kẻ Bàng; quần thể danh thắng Tràng An, phố
cổ Hội An…) để HS khắc sâu hơn vẻ đẹp của
quê hương, đất nước
- B6: GV: Dựa vào Atlat em hãy nhận xét về cơ
cấu và sự thay đổi cơ cấu khách du lịch quốc tế
phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ của
nước ta giai đoạn 2000 – 2007?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- B7: GV: Dựa vào Atlat và SGK em hãy cho
biết nước ta có mấy vùng du lịch? Kể tên các
trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta?

HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- Khí hậu: đa dạng, có sự phân hóa
- Nước: + mạng lưới sông, hồ dày đặc.
+ Các suối nước khoáng, nước nóng
- Sinh vật: + hơn 30 vườn quốc gia
+ Nhiều động vật hoang dã, thủy hải
sản…
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích: + 4 vạn di tích trong đó có 2,6
nghìn di tích được xếp hạng
+ 5 di sản văn hóa
- Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung nhiều
nhất vào mùa xuân
- Các tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ
dân gian, ẩm thực…
b. Tình hình phát triển và các trung tâm
du lịch chủ yếu
- Tình hình phát triển:
+ Tổng lượt khách du lịch tăng nhanh
và tăng liên tục từ năm 1991 đến năm 2005
( tăng 10.4 lần). Trong đó:
- Khách nội địa chiếm đa số và tăng
nhanh ( 10,7 lần
- Khách quốc tế cũng tăng khá
nhanh (khoảng 11.7 lần) Tuy nhiên, tỉ trọng
khách du lịch trong cơ cấu khách du lịch
nước ta còn thấp
+ Doanh thu từ du lịch
tăng nhanh và liên tục (tăng 37.9 lần).

- Phân bố: Nước ta chia làm 3 vùng du
lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ
và Nam Bộ
+ Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, cố
đô Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (3’)
4.1 Tổng kết
- Tại sao từ khi Đổi mới, ngoại thương lại phát triển mạnh?
17


- Nêu mối quan hệ giữa việc giữ gìn, phục hồi và phát huy các di sản đối với sự phát triển
du lịch nước ta hiện nay?
4.2 Hướng dẫn học tập
- Bài 1 trang 143 SGK.
- Nhắc HS ôn tập.
Ví dụ 3: Dạy học ngoài thực địa – Bài học tại di sản
BÀI 44: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ TỈNH, THÀNH PHỐ
Thăm quan, tìm hiểu về làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên
Yên Ninh – Ý Yên – Nam Định
I. Mục tiêu bài học
1.1. Kiến thức
- Biết được vị trí, phạm vi của làng nghề La Xuyên
- Biết được quá trình hình thành, phát triển, các sản phẩm nổi tiếng của làng nghề La
Xuyên
- Hiểu được giá trị văn hóa, lịch sử của làng nghề truyền thống của huyện
1.2. Kĩ năng
- Làm việc tại thực địa, kĩ năng làm việc nhóm, thu thập, xử lí thông tin...
1.3 Thái độ

Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những di sản truyền thống của địa phương
1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu
thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Xây dựng kế hoạch buổi thăm quan, tìm hiểu, thông qua tổ nhóm chuyên môn, lãnh đạo
nhà trường và nhất trí với phụ huynh học sinh
- Xác định rõ mục tiêu, nội dung, tìm hiểu kĩ lưỡng địa điểm dạy học (lãng nghề La
Xuyên)
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học cho HS từ buổi trước, giới thiệu cho HS về nội dung bài
học tại thực địa, thống nhất thời gian, địa điểm, phương tiện di chuyển
2.2 Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu, tìm hiểu trước về làng nghề La Xuyên theo hướng dẫn của GV
- Chuẩn bị phương tiện, trang phục phù hợp với buổi học tại thực địa
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
18


3.1 Ổn định tổ chức lớp
Đúng thời gian quy định GV tập trung HS tại cổng làng La Xuyên, điểm danh, ổn định tổ
chức và quán triệt những yêu cầu phải tuân thủ trong suốt buổi học.
3.2 Tiến trình dạy học
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (30’)
- Bước 1: GV giới thiệu khái quát cho HS về nội dung buổi học thực địa, những nhiệm
vụ, vấn đề các em cần thực hiện
- Bước 2: GV giới thiệu một nghệ nhân của làng nghề là ông Ninh Văn Quang 73 tuổi,
là người đã gắn bó với làng nghề từ nhiều chục năm nay. Ông sẽ là người cung cấp cho các
em những thông tin bổ ích về làng nghề La Xuyên: vị trí, phạm vi, dân số, quá trình hình

thành và phát triển của làng nghề.
- Bước 3: HS tập trung lắng nghe, ghi chép, có thể đưa câu hỏi
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (90’)
- Bước 1: Sau khi nghe giới thiệu, GV hướng dẫn HS các địa điểm thăm quan, tìm hiểu
đó là các xưởng làm đồ gỗ, các hộ gia đình nghệ nhân điển hình trong làng nghề.
- Bước 2: Gv và nghệ nhân Ninh Văn Quang đưa HS đến thăm quan từng địa điểm theo
kế hoạch.
- Bước 3: Các nhóm đã được phân công sẽ làm việc cùng nhau, phân công công việc ghi
chép, tìm hiểu cụ thể để thu thập đầy đủ thông tin cho bài báo cáo. Ở mỗi địa điểm các nhóm
sẽ tìm hiểu các nội dung: tên xưởng (tên công ty, nghệ nhân…), các sản phẩm nổi tiếng, nơi
xuất các sản phẩm…
* Hoạt động 3: Tổng kết (15’)
- GV tập trung HS tổng kết buổi thăm quan học tập
- Gv nhận xét, đánh giá về kết quả của buổi thăm quan, thái độ, tinh thần làm việc của
HS.
- GV yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện bài báo cáo về làng nghề La Xuyên dựa trên
những thông tin các em đã thu thập được sau buổi thăm quan để tiết sau báo cáo trước lớp.
Nội dung bài báo cáo gồm những vấn đề sau:
+ Giới thiệu về làng nghề La Xuyên (vị trí, phạm vi, dân số…)
+ Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của làng nghề
+ Giới thiệu về một số sản phẩm nổi tiếng của làng nghề
+ Những giá trị về văn hóa, tinh thần của làng nghề La Xuyên? Theo em, có thể khai
thác làng nghề La Xuyên để phát triển du lịch không? Tại sao?
+ Theo em, hiện nay trong quá trình phát triển, làng nghề La Xuyên đang gặp phải
những khó khăn gì? Hãy nêu các biện pháp để phát triển làng nghề La Xuyên nói riêng và
các làng nghề truyền thống nói chung một cách bền vững trong giai đoạn hiện nay?
19


+ Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống của các làng nghề truyền thống nơi em đang sinh sống?
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1 Tổng kết
GV tổng kết nội dung buổi thăm quan học tập
4.2 Hướng dẫn học tập
Dặn dò HS về nhà hoàn thiện báo cáo tiết sau trình bày
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Sau một năm áp dụng việc sử dụng di sản trong dạy và học Địa lí 12 ở các lớp tôi giảng
dạy, tôi đã thu lại được một số những hiệu quả tích cực sau:
- Tiết học của tôi trở nên sôi nổi, hứng thú hơn. Học sinh tham gia đóng góp bài học rất
tích cực đặc biệt ở những mục tôi cho tích hợp di sản. Học sinh tự tìm hiểu tư liệu về những
di sản ngay tại địa phương mình đang sống rồi trình bày trước cả lớp tạo ra một môi trường
học tập rất sôi nổi, thu hút tất cả các học sinh tham gia. Giờ học Địa dần trở thành giờ học
được các em mong đợi, không còn nặng nề như trước đây nữa. Các em được học, được trải
nghiệm, được biết thêm nhiều kiến thức mới về di sản của quê hương, đất nước trong khi nội
dung bài học vẫn được đảm bảo. Theo tôi, đây chính là hiệu quả tích cực nhất mà tôi đã đạt
được trong năm học vừa qua.
- Sau những tiết học Địa lí có tích hợp di sản, học sinh của tôi dần hoàn thiện hơn về
nhiều kĩ năng sống: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng xây dựng, kĩ năng giao tiếp, làm việc
nhóm… thông qua chính những hoạt động các em tiến hành trên lớp. Có nhiều em hồi đầu
năm rất nhút nhát, ít khi phát biểu nhưng sau những lần làm việc nhóm, tham gia thảo luận
xây dựng nội dung công việc của nhóm mình (như tìm hiểu về di sản ở địa phương mình)
các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân. Và dần
những khả năng tiềm tàng của bản thân các em dần được phát hiện khiến không chỉ các bạn
trong lớp mà ngay chính các em cũng bất ngờ. Đó cũng là một thành công nhỏ mà môn Địa
lí đã làm được.
- Hiệu quả về chất lượng giảng dạy của tôi cũng tăng cao hơn hẳn các năm trước khi
tôi chưa đưa di sản vào trong nội dung bài học một cách có bài bản. Sau mỗi tiết học có tích
hợp di sản hoặc trong các bài kiểm tra 1 tiết tôi thường có những dạng câu hỏi mở liên quan
đến các vấn đề về di sản (những câu hỏi này thường chiếm 20-30% tổng số điểm) đồng thời

kích thích tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của các em. Ví dụ: Theo em, phát triển
du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với việc giữ gìn các di sản? Nêu một số biện pháp cần
làm hiện nay để phát triển du lịch một cách bền vững? Kể tên các di sản ở địa phương em
đang sinh sống, theo em, để bảo tồn và phát huy các di sản này trong thời gian tới địa
20


phương em cần có những biện pháp gì?.... Hầu hết các em đều rất hứng thú với những câu
hỏi dạng này và đưa ra những câu trả lời rất sáng tạo, đề xuất những ý tưởng rất hay, rất độc
đáo. Chất lượng điểm cao hơn hẳn và có tính phân hóa rất rõ rệt.
- Thông qua những bài học gần gũi, thực tế về di sản tình yêu quê hương, đất nước, niềm
tự hào dân tộc trong các em dần được hình thành. Các em tự nhận thấy được trách nhiệm của
bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những di sản đó. Những điều này không dễ
nhận thấy bởi nó không được thể hiện trực tiếp qua lời nói của các em mà các em thể hiện nó
bằng hành động. Trong phiếu điều tra cơ bản tôi làm cuối học kì, có câu hỏi “Nghề nghiệp sau
này em muốn làm là gì?” có một học sinh đã trả lời rằng: ”Em muốn trở thành một nhà
nghiên cứu về du lịch di sản sau đó quay về tìm hướng phát triển du lịch cho quê hương Ý Yên
mình vì em thấy quê mình có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác đặc biệt là làng
nghề truyền thống Yên Ninh quê em”. Một câu trả lời ngắn gọn nhưng đã nói lên được nhiều
điều. Tôi thấy tự hào khi mình là một giáo viên dạy Địa lí!
Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi trong vấn đề sử dụng di
sản trong dạy và học Địa lí lớp 12. Do thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi
những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và đồng
nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan sáng kiến của tôi không sao chép và vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi
xin chịu mọi hình thức kỉ luật.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Xác nhận)


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Kí tên)

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên tác giả: Đoàn Thị Vân
2. Chức vụ, nơi công tác: Giáo viên trường THPT Tống Văn Trân
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 12”
21


3. Lĩnh vực (môn) áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí lớp 12
PHẦN CHO ĐIỂM
I
II
III
Trình bày sáng Tính mới của Phạm
kiến
giải pháp, sáng dụng
kiến
…./ 5 điểm

…./ 20 điểm

IV
V
vi áp Hiệu quả kinh Tổng điểm
tế xã hội mà
sáng kiến đem

lại
…./ 15 điểm
…./ 60 điểm
…./ 100 điểm

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………..
Ngày…..tháng…..năm 2015
GIÁM KHẢO 2
(Kí, ghi rõ họ tên)

GIÁM KHẢO 1
(Kí, ghi rõ họ tên)

22



×