Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích tình hình kinh tế của huyện Cư M gar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.48 KB, 4 trang )

KINH TẾ HUYỆN CƯMGAR
Cư M'gar là một huyện của tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam. phía đông giáp huyện Krông Búk, phía tây và
Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía bắc giáp
huyện Ea HLeo.Do đó huyện Cumgar có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hôi.

Vị trí trung tâm của huyện Cư M gar trong toàn tỉnh.

Cơ cấu kinh tế bao gồm:
-

Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ


Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể ở huyện CưMgar luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương
đặc biệt quan tâm.
I. NÔNG NGHIỆP

Thuận lợi: Đến thời điểm hiện nay, huyện CưMgar đã cơ bản giải quyết xong các hợp tác xã hoạt
động kém hiệu quả, đồng thời xúc tiến thành lập được 11 hợp tác xã và 23 tổ hợp tác sản xuất. Kinh
tế trang trại trên địa bàn huyện cũng được khuyến khích đầu tư mở rộng.

Hiện tại toàn huyện có trên 220 trang trại và phần lớn được phát triển theo mô hình nông-lâm kết hợp
với chăn nuôi. Nhờ đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT-công nghệ vào sản xuất, nên hàng năm các
thành phần kinh tế này trên địa bàn huyện đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn có giá trị kinh tế cao,
đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đồng thời giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động khu
vực nông thôn. Song song với sự phát triển mạnh và ổn định của nền kinh tế, số lượng và quy mô các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng phát triển khá đa dạng.


Đến nay toàn huyện có 13 doanh nghiệp Nhà nước và trên 140 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều
doanh nghiệp đã có sự đổi mới và đầu tư mạnh mẽ để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh theo
nhu cầu thị trường. Được biết, từ khi triển khai thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới (năm
2011) đến nay, các hợp tác xã, các tổ hợp tác và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tham gia
đóng góp trên 28 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn .


Khó khăn: Thiếu nước sản xuất cũng như sinh hoạt đang trở thành gánh nặng cho nền nông nghiệp
huyện nhà nói riêng, toàn Tây Nguyên nói chung. Tình trạng khoan thăm dò thiếu quản lí đang làm suy
giảm trữ lượng nước ngầm càng khiến tình trạng thêm trầm trọng. Các doanh nghiệp không ngừng đầu
cơ tích trữ, ép giá, thiếu sự quản lí can thiệp kịp thời từ các cấp dễ gây vỡ nợ( bong bóng kinh tế) như
năm 2000. Ảnh hửơng không nhỏ đến kinh tế xã hội dân sinh. Thiếu các khu công nghiệp tận dụng
nguồn nguyên liệu nông lâm, giúp tăng thu nhập cho người dân và đáp ứng nhu cầu về việc làm.

Tìm nước như tìm vàng
II.LÂM NGHIỆP

Tình trạng phá rừng làm nương rẫy của người dân và khai thác rừng thiếu quản lí trở thành một vấn nạn
đáng báo động, hủy hoại đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Những cánh rừng phòng hộ ven biên
đang ngày đêm rên rĩ, các loài sinh vật mất đi môi trường sống quay về phá hoa màu của người dân.
Thật khó để phân biệt giữa kiểm lâm và lâm tặc.

Ngắm nhìn để suy nghĩ hay chỉ là lời nói suông của chính quyền

III.CÔNG NGHIỆP

Tích cực: Trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế của địa phương đã dần chuyển biến theo hướng tích
cực. Tỉ trọng Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ hàng năm đều tăng. Những tiến



bộ của công nghệ đã được ứng dụng kịp thời vào phục vụ sản xuất và đời sống. Năm 1998, số lượng các
cơ sở Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ rất ít, Sau 10 năm phát triển, hiện nay
đã có 123 cơ sở Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, 651 cơ sở, Thương mại – Dịch vụ với nhiều chủng
loại ngành nghề, đáp ứng các nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, tạo điều
kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tích lũy xã hội.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, từ nay đến năm 2012, thị trấn Quảng Phú phấn đấu đạt được
những mục tiêu cao hơn nữa. Thị trấn tập trung phát triển kinh tế theo cơ cấu Công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
chiếm 42%, nông nghiệp chiếm 21%, Thương mại – Dịch vụ chiếm 37%, mức tăng trưởng bình quân đạt
16%/năm, bình quân thu nhập đầu người đạt 30 triệu đồng. Giảm số hộ nghèo còn 1% và trên 93% số hộ
đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.
Tiêu cực: Nhìn chung công nghiệp phát triển chậm, thiếu điều kiện để thu hút vốn đầu tư, chưa tương
xứng với tiềm năng. Chưa đáp ứng đủ về nhu cầu việc làm.
IV.DỊCH VỤ

Đến thời điểm hiện nay toàn huyện có 7 doanh nghiệp nhà nước, 62 doanh nghiệp thương mại, 25 công
ty trách nhiệm hữu hạn, 03 công ty cổ phần và trên 1.800 hộ kinh doanh cá thể. Để hoạt động thương
mại - dịch vụ phát triển và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, thời gian qua huyện CưMgar đã tập
trung chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các loại hàng hóa ra vào địa bàn huyện, đồng thời quản lý, chống mua
bán kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và tham gia bình ổn giá cả thị trường. Bên cạnh đó huyện
CưMgar còn tập trung tổ chức sắp xếp ổn định hoạt động của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, đặc
biệt là các khu vực chợ trung tâm tại các xã - thị trấn…
Vì vậy hoạt động thương mại - dịch vụ ở huyện CưMgar luôn có sự tăng trưởng và đạt giá trị sản xuất
cao, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng mạnh.
VI. KẾT LUẬN

Bên cạnh những bước phát triển đời sống nhân dân kinh tế xã hội cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên vẫn tồn tại đâu đó những bất cập cần có sự điều tiết hợp lí của các cấp chính quyền, sự hợp
tác đắc lực của người dân. Mong rằng trong tương lai gần đời sống của người dân sẽ được cải thiện các
vấn đề dân sinh cơ bản sẽ được đảm bảo.

By tt4 nsc@@



×