Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh của công ty HONDA VIỆT NAM hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.33 KB, 11 trang )

1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM.
Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu Honda ở Việt Nam được hiểu đồng nghĩa là xe gắn máy
bởi độ bền, chất lượng xe cũng như mọi đặc điểm khác đều đã được kiểm chứng từ lâu qua thực
tế sử dụng. Nắm bắt được tình hình đó, ngay sau khi Đảng và Nhà nước áp dụng chính sách mở
cửa nền kinh tế, tập đoàn Honda Nhật Bản đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam chính thức từ
năm 1993 nhằm mục tiêu nghiên cứu và tiếp cận thị trường phục vụ cho quá trình kinh doanh sau
này.
Sau một quãng thời gian dài cân nhắc và tìm kiếm đối tác, Công ty Honda Việt nam, tên
giao dịch đối ngoại "Honda Vietnam Company Ltd." chính thức được thành lập theo giấy phép
đầu tư số 1521/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp vào ngày 22 tháng 3 năm 1996 gồm ba bên:
* Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam (VEAM), trụ sở đặt tại số 2 phố
Triệu Quốc Đạt, Hà Nội
* Công ty Honda Motor Ltd., trụ sở đặt tại 1-1,2 Chome, Minamiaoyama, Minato-Ku, Tokyo
107, Nhật Bản
* Công ty Asian Honda Motor. Ltd., trụ sở đặt tại tầng 14, toà nhà Thai Obayashi, Rajdamri
road, Bangkok 10330, Thái Lan
Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Phúc Thắng, huyện Mê linh, tỉnh Vĩnh phúc. Công ty
có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng vốn đầu tư theo giấy phép là 104.003.000 USD và vốn pháp định là 31.200.000 USD,
trong đó:
* Bên Việt nam góp 9.360.000 USD bằng quyền sử dụng 20 ha đất trong 40 năm tại xã Phúc
Thắng, chiếm 30%.
* Honda Motor góp 13.104.000 USD, chiếm 42%.
* Asian Honda góp 8.736.000 USD chiếm 28%
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp xe gắn máy nhãn hiệu Honda, phụ tùng xe gắn máy và
cung cấp các dịch vụ bảo hành sửa chữa xe gắn máy. Thời hạn hoạt động trong 40 năm
1.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
- Sản phẩm chính mà Công ty sản xuất và kinh doanh là xe gắn máy và phụ tùng xe gắn
máy.
- Ngày 24 tháng 12 năm 1997, Công ty chính thức sản xuất chiếc xe "Super Dream" đầu
tiên và bắt đầu từ tháng 2 năm 1998, nhãn hiệu "Siêu giấc mơ" này đã được tung ra thị trường và


nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đây thực sự là một hiện tượng của thị
trường xe máy nói riêng và thị trường hàng tiêu dùng nói chung khi người mua xe phải xếp hàng
đến một tháng để chờ đến lượt mình mua.
- 1 -
- Song song với loại xe này, bắt đầu từ tháng 10 năm 1999, Công ty đã giới thiệu ra thị
trường mẫu xe thứ hai mang tên "Future" với kiểu dáng thể thao đặc biệt thích hợp với tầng lớp
thanh niên thành thị.
Và kết quả đem lại thậm chí còn vượt quá mong đợi của Công ty cũng như của toàn bộ
thị trường xe gắn máy nói chung ở Việt Nam. Số ngưòi muốn mua xe vượt quá nhiều lần số xe
có thể cung ứng ra thị trường. Khách hàng phải đặt tiền trước từ 10 đến 20 ngày để có thể mua
hàng cho dù Công ty và các nhà sản xuất phụ tùng đã dồn hết nhân lực và máy móc tập trung vào
đời xe mới này. Hơn thế nữa, sản phẩm "truyền thống" của Công ty là xe "Super Dream" vẫn
chiếm được lòng tin tuyệt đối của khách hàng khi số lượng xe bán được tiếp tục ổn định ở mức
cao như trước khi đời xe thứ hai này ra đời.
- Không dừng lại ở đó, Công ty hiện đang nghiên cứu, điều tra tiếp thị để cho ra đời
các loại xe khác nữa như xe chuyên dùng cho nam giới hay loại xe Scooter (xe tay ga, không số)
để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo người tiêu dùng.
Bên cạnh sản phẩm chủ yếu là xe máy, Công ty còn kinh doanh phụ tùng và dầu nhớt chính hiệu
Honda với mục đích chính nhằm phục vụ tốt hơn nữa người tiêu dùng Việt Nam, tạo điều kiện
cho việc duy trì cũng như khuếch trương hình ảnh của công ty đối với đông đảo người tiêu dùng
thuộc mọi thành phần.
1.2. Đặc điểm về thị trường của Công ty
- Là một công ty sản xuất, Công ty Honda Việt Nam dồn nhiều công sức vào việc nâng
cao chất lượng sản phẩm hơn cả. Tuy nhiên, việc bán hàng cũng thu hút không kém sự quan tâm
của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên.
- Với đặc thù của mình, Công ty Honda Việt Nam không có tham vọng trực tiếp phục vụ
tới người tiêu dùng cuối cùng mà Công ty chỉ duy trì mạng lưới bán hàng tới các đại lý ủy nhiệm
độc quyền (sau đây gọi tắt là HEAD).
Do các sản phẩm của Công ty là xe máy có giá trị lớn và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ càng
hơn nên Công ty yêu cầu các HEAD của mình những điều kiện tương đối khắt khe:

Thứ nhất, các HEAD phải có một vị trí kinh doanh thích hợp, nghĩa là có mặt tiền và diện tích
đạt được tiêu chuẩn nhất định và ở những khu vực thuận lợi cho việc mua bán, đặc biệt là
khoảng cách giữa các HEAD không quá gần nhau.
Thứ hai, HEAD phải có khả năng tài chính thực sự chắc chắn để có thể ứng trước một khoản tiền
thường là rất lớn cho việc trả tiền mua xe, đặt cọc tiền phụ tùng cũng như đầu tư vào tài sản cố
định ban đầu.
Thứ ba, các HEAD phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, đủ để bảo hành và giải
quyết trục trặc nếu có cho khách hàng. Đây quả thực là những yêu cầu tương đối khó đối với
đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể mặt tiền một cửa hàng phải rộng tối thiểu là 8m
- 2 -
hay doanh nghiệp phải có vốn lưu động ít nhất là 100.000 USD . Với một số vốn lớn như vậy,
nếu để tồn đọng trong thời gian dài sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho cửa hàng. Nhưng như thế
không có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam không thể và không muốn trở thành cửa hàng đại
lý ủy nhiệm độc quyền của Công ty Honda Việt Nam mà ngược lại.
Điều này có thể giải thích qua các ưu đãi mà Công ty dành cho các cửa hàng của mình
cũng như khả năng thu lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh xe máy.
Trước hết, các cửa hàng ủy nhiệm độc quyền của Honda sẽ được Công ty chi trả cho toàn
bộ chi phí về bảng hiệu và 50% chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho
việc thành lập cửa hàng. Mặt khác, các cửa hàng có thể thu được một khoản lợi nhuận đáng kể
trong việc bán xe máy khi được hưởng một khoản hoa hồng khá hợp lý cũng như lợi nhuận thu
được từ việc sửa chữa, bảo dưỡng các loại xe trong tương lai. Bên cạnh đó, Công ty Honda Việt
Nam cũng có các chính sách đào tạo thợ kỹ thuật cho các cửa hàng. Hàng năm, Công ty đều tổ
chức các lớp đào tạo lần lượt cho thợ bảo dưỡng của tất cả các HEAD cũng như các cửa hàng để
có thể tiếp cận với mọi công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng tân tiến nhất do chính các chuyên gia
nước ngoài vào hướng dẫn đào tạo.
Vì những lẽ đó, hiện tại Công ty Honda Việt Nam có khoảng hơn 120 cửa hàng bán xe và
con số này đã lên tới 150 trong năm 2000. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi
tập trung nhiều nhất mạng lưới các cửa hàng (mỗi thành phố có trên dưới 30 cửa hàng) và số còn
lại nằm rãi rác ở hầu hết các tỉnh thành phố trên toàn quốc. Công ty duy trì liên lạc khá chặt chẽ
với các cửa hàng thông qua việc giám sát và kiểm tra tình hình thực tế của các nhân viên phòng

bán hàng. Do vậy, Công ty có thể nắm bắt được một cách chính xác nhất nhu cầu, thị hiếu cũng
như tình hình biến động hàng ngày của khách hàng cũng như của thị trường xe gắn máy nói
riêng và thị trường hàng hóa nói chung.
1.3. Đặc điểm về lao động của Công ty
Khác với các liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung sẵn có của bên Việt
Nam, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Honda Việt Nam được xây dựng hoàn toàn
mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và hết sức công bằng. Do vậy, đội ngũ nhân viên của
Công ty nhìn chung có trình độ và năng lực thực sự, và đặc biệt là rất trẻ với độ tuổi trung bình
là 21 đối với công nhân và 26 đối với kỹ sư và nhân viên văn phòng.
2. Tác động của các nhân tố môi trường Marketing vĩ mô và vi mô đến công ty Honda
Việt Nam.
2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Yếu tố dân số.
- 3 -
Dân số là một yếu tố rất được các nhà làm Marketing quan tâm, bởi thị trường là do con
người hợp lại mà thành. Honda dựa trên các đặc điểm phân bố dân cư và thu nhập để phân phối
các sản phẩm của mình sao cho phù hợp.
Như ta đã biết đất nuớc chúng ta có 87 triệu người và GDP bình quân của chúng ta là
khoảng 1.300 USD/người. Từ con số này chúng ta dễ hiểu một điều là thu nhập của người dân
Việt Nam còn thấp. Với sự phát triển cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thói quen đi lại của người dân
và khả năng tài chính eo hẹp đó chính là nguyên nhân đa số người dân sử dụng xe máy làm
phương tiện đi lại thông dụng nhất. Do đó việc kinh doanh xe máy ở Việt Nam rất tiềm năng và
là địa điểm ưu tiên của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa kịp phát triển kịp
cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Điển hình như 2 thành phố lớn của VN là HN và TPHCM
việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu lưu thông của các phương tiện giao thông còn
nhiều bất cập, tắc trách và thiếu hiểu biết dẫn đến hàng loạt công trình chồng chéo, hư hỏng và
quy hoạch xây dựng xong lại phá do không hợp lý. Thêm vào đó thì người dân VN có thói quen
tham gia giao thông bằng xe máy (hầu hết tất cả các hộ gia đình đều có xe máy).
Ở khu vực thành thị: Công ty thường phân phối các sản phẩm xe tay ga, xe số đắt tiền
hay các sản phẩm ô tô, bởi vì người dân ở thành thị có thu nhập cao cho nên họ cũng có nhu cầu

cao về các sản phẩm này của Honda.
Ở khu vực nông thôn: Với điều kiện sống, thu nhập thấp do làm nông nghiệp nên người
dân nông thôn luôn mong muốn có một phương tiện đị lại để thay cho chiếc xe đạp cà tàng cũng
là một điều lớn rồi. Với khoảng 70% dân số ở nông thôn thì dĩ nhiên xe máy là ưu tiên số một
cho thị trường này. Nó cũng là lựa chọn tối ưu của người dân. Bởi lẽ không mua xe máy thì còn
mua được gì hơn? Từ đó cho ta thấy mặc dù số lượng xe máy của chúng ta đã nhiều song về cầu
của nó còn rất lớn vì thế việc khai thác tốt nhu cầu này của người dân sẽ đem lại hiệu quả cao
cho các doanh nghiệp kinh doanh xe máy.
2.1.2. Yếu tố kinh tế.
Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập của người dân hiện nay là do các nguồn:
tiền lương, thu nhập ngoài lương, thu nhập từ lãi suất tiền gửi. Thu nhập của người
dân tăng nhanh trong những năm gần đây (năm2010 thu nhập bình quân đầu người trên
1168 USD, năm2011 thu nhập bình quân đầu người trên 1300 USD trong khi đó năm 2007 là
835USD), điều này làm thay đổi cơ cấu chi tiêu cho các sản phẩm. Sự phát triển đa
dạng các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ của hàng sản xuất và hàng tiêu
dùng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để hãng xe Honda phát triển sản xuất và kinh doanh
xe máy tay ga.
- 4 -
Tuy nhiên, vào đầu năm 2012 gia xăng dầu có nhiều biến động và nhìn chung khá cao
( 23.650đ/lít đối với xăng A92) nên hiện nay người dân đang có xu hướng chọn các loại xe tiết
kiệm nhiên liệu.
2.1.3. Yếu tố chính trị, pháp luật.
- Có thể nói, một đơn vị sản xuất kinh doanh chịu tác động rất lớn của hình thức chính trị
luật pháp. Mỗi quyết định mở rộng quy mô, tiêu thụ, giá cả đều bị chi phối bởi chính sách của
các cơ quan quản lý nhà nước. Nghành sản xuất xe máy cũng vậy, nó chịu tác động của thuế, luật
thương mại, luật kinh doanh,… Honda Việt Nam được thừa hưởng công nghệ của Honda Nhật
Bản, vì thế nó phải đáp ứng những tiêu chí và luật sở hữu trí tuệ, luật bản quyền trong quá trình
chuyển giao công nghệ.
- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ. Vì thế cần có
chất lượng, giá cả và hệ thống phân phối để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong

và ngoài nước, đồng thời tránh những vi phạm pháp luật và các điều khoản về tự do thương mại.
- Liên quan tới vấn đề nội địa hóa, trong khi chiếc xe máy được nhập nguyên chiếc từ
nước ngoài phải chịu thuế suất 30-40% , những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong nước
cũng phải chịu thuế suất 20-25% thì rõ ràng, những chiếc xe nội địa hóa sẽ có ưu thế lớn trong
cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những dòng xe có giá vừa phải.
2.1.4. Yếu tố văn hóa, xã hội.
- Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, và có thể nói, xe máy là một nét văn
hóa của người Việt. Ở Việt Nam, xe máy dường như là một thành viên trong gia đình, là phương
tiện kiếm sống, phương tiện hẹn hò yêu đương của giới trẻ,… Nhu cầu về xe máy ở Việt Nam là
rất lớn.
- Bên cạnh đó, vấn đề giao thông ở Việt Nam thực sự là một bài toán khó khi sự phát
triển không cân xứng giữa dân số và cơ sở hạ tầng, đường sá. Tình trạng tắc đường cục bộ đặc
biệt là vào những dịp lễ tết và hiện tại là dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long– Hà Nội hiện nay,
đòi hỏi phải có một phương tiện giao thông cơ động, phù hợp hơn. Vì thế, xe máy dường như là
lựa chọn tối ưu khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay.
- Mặc dù là một phương tiện cơ động, phù hợp với điều kiện Việt Nam song vấn đề an
toàn khi lưu thông bằng xe máy lại thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi
ngày nước ta có hàng trăm vụ tai nạn giao thông và phần lớn trong số đó là tai nạn xe máy. Hậu
quả về người và của sau mỗi tai nạn là không thể tính được. Vấn đề đặt ra là làm sao việc
sử dụng xe máy nói chung và xe máy Honda nói riêng an toàn và thực sự hữu ích. Từ đấy
Honda đã có chương trình dạy lái xe an toàn mang tên “ Tôi yêu Việt Nam “. Chương trình này
thực sự là một phương pháp truyền thông hiệu quả cho các sản phẩm của Honda.
- 5 -
- Ngoài ra Honda cũng tích cực tham gia các chương trình văn hóa, xã hội như tài trợ cho
giải bóng đá U21, Sao Mai điểm hẹn, Con đường âm nhạc,… Qua các chương trình này, tên tuổi
và sản phẩm của Honda đã trở nên gần gũi với người Việt Nam.
2.1.5. Yếu tố khoa học công nghệ.
Công nghệ là nhân tố mà bất kì doanh nghiệp kinh doanh cũng không thể bỏ qua, đặc biệt
là hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng.Việc phát minh ra các
thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Việc

nhận biết, áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất , quản lý bán hàng giúp các doanh nghiệp tạo
lợi thế riêng cho mình. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những
yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có bí quyết công
nghệ máy móc thiết bị hiện đại được áp dụng trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tạo
ra các sản phẩm khác biệt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng
của khoa học công nghệ,công ty Honda Việt Nam không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng
như áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất để áp dụng vào sản xuất các sản
phẩm của mình.
Áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình sản xuất, giúp Honda tăng năng suất chất
lượng sản phẩm giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản suất lắp ráp sản phẩm. Những công
nghệ tiên tiến nhất được Honda Việt Nam tích cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm
hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết
kiệm trong việc tái chế chất thải. Chế tạo các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện tại
Honda Việt Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế toàn bộ
Cr6+ bằng Cr3+. Tại Honda Việt Nam, chất amiăng không được sử dụng để chế tạo má
phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư phổi. Công ty cũng đã đầu tư và ứng dụng các công
nghệ môi trường tiên tiến, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường ví dụ như: ống xả xe
máy do Công ty sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn Honda toàn cầu đảm bảo qui chuẩn
cho phép về lượng khí thải, đặc biệt khí thải của xe máy không gây tác hại cho
những người đi phía sau.Trong năm 2006, Công ty đã giới thiệu một kiểu xe máy
mới rất thân thiệnvới môi trường mang tên CLICK được trang bị động cơ mới 108cc làm
mát bằng dung dịch có bộ tản nhiệt tích hợp với lượng khí thải Nox, HC và CO2 còn thấp hơn
cả tiêu chuẩn Euro-2
2.1.6. Yếu tố môi trường.
Ngày nay môi trường tự nhiên đang là yếu tố quan tâm hàng đầu của các quốc gia
nhăm bảo vệ và giữ gìn môi trường,tránh tình trạng ô nhiễm gây tổn hại đến sức khỏe
con người. Vì vậy, Honda việt nam đã đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường, cũng như các cam
kết về lượng khí thải cho phép ra môi trường.
- 6 -
Năm 1992 Honda đưa ra Tuyên bố Môi trường; theo đó, tất cả các thành viên nỗ lực hết sức

mình để làm cho các hoạt động hàng ngày đạt được những cam kết sau đây:
1. Nỗ lực tái chế các loại vật liệu, tiết kiệm nguồn lực và năng lượng trong từng công đoạn
của từng giai đoạn nghiên cứu, phát triển, bán hàng, dịch vụ và loại thải hàng hóa.
2. Nỗ lực để hạn chế tối thiểu rác thải và xử lý thích hợp các loại rác thải cũng như các chất
gây ô nhiễm tạo ra trong từng giai đoạn tồn tại của hàng hóa.
3. Với tư cách là một hội viên kinh doanh, đồng thời là một thành viên của xã hội, Honda
Việt Nam nhận thấy nỗ lực bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường toàn cầu là một việc
quan trọng và chúng tôi sẽ tích cực hành động để thực hiện điều đó.
4. Honda Việt Nam nhận thức được tầm ảnh hưởng của các hoạt động của công ty, từ khi
được thành lập, đối với sức khỏe, môi trường và xã hội loài người trên các khu vực liên quan và
sẽ cố gắng để nhận được sự đánh giá cao từ phía xã hội.
2.2. Môi trường vi mô
2.2.1. Yếu tố khách hàng.
Việt Nam là quốc gia có dân số đông, kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động
chiếm tỷ trọng lớn, phương tiện chủ yếu là xe đạp và xe máy. Tuy nhiên những năm gần đây đời
sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về phương tiện đi lại càng gia tăng đặc biệt là
tầng lớp trẻ. Trình độ học vấn của người dân ngày càng nâng cao số người có trình độ đại học và
cao đẳng chiếm tỷ trọng càng lớn. Thu nhập của người dân ngày càng tăng. Chính những hiểu
biết và thu nhập hiện tại làm họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt và hợp
thời trang vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm phục vụ nhu
cầu dân chúng.
Honda luôn quan tâm nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình để qua đó có thể đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của họ.Chính vì vậy Honda luôn có các sản phẩm phù hợp với từng đối
tượng khách hàng.
Ví dụ: đối với các khách hàng có thu nhập thấp hoặc trung bình công ty đưa ra các sản phẩm xe
máy bình dân. phù hợp với túi tiền của họ, như các sản phẩm xe máy WAVE anpha,wave
Rs,click…
Các khách hàng có thu nhập cao thì công ty đưa ra các sản phẩm xe tayga, xe hơi đắt tiền như:
SH, Dylan, PS…Các sản phẩm xe hơi như: Civic, CR-V…Hay sản phẩm xe hơi cao cấp phục vụ
cho những người giàu như: accord với giá 1,7 tỷ đồng việt nam.

Việc nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp là
điều vô cùng quan trọng, quyết đinh thành công của doanh nghiệp trên thị trường.vì vậy trước
- 7 -
khi tung ra 1 sản phẩm mới Honda luôn tổ chức các chương trình thăm dò ý kiến khách hàng và
nghiên cứu thị trường cẩn thận, việc lắm bắt được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp công ty thành
công và qua đó cũng góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Honda so với các đối thủ trên thị
trương.
2.2.2. Yếu tố đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất
kỳ một doanh nghiệp nào. Cho dù doanh nghiệp đó đang tiến hành kinh doanh ở bất kỳ một lĩnh
vực nào thì vấn đề cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
Đối với thị trường xe máy Việt Nam cũng vậy. Trong những năm gần đây, trên thị trường xe
máy Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp. Họ có những điểm mạnh của riêng mình và đang từng
bước khắc họa, khẳng định uy tín của mình trên thị trường xe máy Việt Nam. Tiêu biểu đó là sự
ra đời của các công ty liên doanh xe máy. Sản phẩm của các công ty liên doanh này rất đa dạng
và phong phú. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Honda Việt Nam trên thị trường xe máy là
Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggo
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp – Yamaha
Yamaha gia nhập thị trường xe máy sau HVN một năm, với lợi thế quy mô và vốn đầu
tư lớn. Yamaha luôn cạnh tranh quyết liệt và giành giật thị phần của HVN. Tuy là kẻ đến sau
nhưng Yamaha đã chiếm được vị trí tương đối vững chắc trong thị trường xe máy Việt Nam.
Yamaha tung ra thị trường với nhiều loại xe từ xe số, xe phanh đĩa, xe ga với kiểu dáng màu sắc
rất trẻ trung và đa dạng. Mặc dù không thể cạnh tranh với Honda (Honda Việt Nam) về chất
lượng: độ bền , tiết kiệm nhiên liệu nhưng yamaha lại có lợi thế hơn Honda Việt Nam về chủng
loại
+ Các đối thủ cạnh tranh theo sau – SYM, Suzuki, Piaggo
Piaggo vào khá muộn so với các hãng trên nhưng hãng xe này tập trung vào phân khúc
thị trường xe tay ga cao cấp với các dòng xe kiểu dáng đẹp, sang trọng mang vẻ đẹp Italia đã
nhanh chóng chính lĩnh thị phần thị trường xe tay ga nói riêng, thị phần xe máy nói chung, là đối
thủ thách thức của Honda trên phân khúc này

Ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh khác như SYM, Suzuki,…
2.2.3. Yếu tố nhà cung ứng các yếu tố sản xuất.
Những nhà cứng là những công ty kinh doanh và những người có thể cung cấp cho công
ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thẻ hay
dịch vụ nhất định. Để có thể sản xuất ra các sản phẩm xe máy, ô tô, công ty Honda đã phải mua
thép, nhôm, vỏ xe….và các vật tư khác. Ngoài ra công ty còn phải mua sức lao động, thiết bị
nhiên liệu, điện năng, máy tính…cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Công ty Honda Việt Nam đã
nhập phụ tùng từ các nước như: Nhật bản, Thái Lan, Trung Quốc… Để có thể đáp ứng nhu
- 8 -
cầu về chất lượng, các nhà quản trị marketing luôn chú trọng đến những sự kiện xảy ra trong môi
trường “người cung ứng”, bởi vì những sự kiện đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động marketing
của công ty. Công ty luôn phải chú trọng đến các biện pháp đề phòng rủi ro từ các nhà cung ứng,
cụ thể chúng ta có thể xem xét đến rủi ro động đất ở nhật bản , đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
ngành công nghiệp ô tô nước này và đồng thời làm ảnh hưởng tới việc cung cấp phụ tùng của các
công ty nhật bản cho công ty Honda Việt nam. Tuy nhiên vè phía các nhà lãnh đạo công ty
Honda việt nam khẳng định, họđã có phương án dự phòng.
Tại thời điểm này, Honda Nhật Bản đang phải ngừng việc xuất khẩu phụ tùng
từ một số nhà máy nhưng đại diện Honda Việt Nam khẳng định điều đó không ảnh hưởng đến
việc sản xuất của liên doanh này “vì chúng tôi có đủ lượng hàng dự trữ và trong trường
hợp cần thiết chúng tôi cũng sẽ cân nhắc đến việc tìm nhà cung cấp khác để duy trì sản xuất”.
Đại diện một đại lý của Honda Việt Nam cũng khẳng định, lượng phụ tùng thay thế tại đại lý
hiện không thiếu do các đại lý của Honda đã lên kế hoạch nhập phụ tùng cho cả năm nên lượng
phụ tùng trong kho “vẫn đủ dùng” bất chấp nguồn cung từ Nhật bị ngừng trệ một thời gian khá
dài. Ngoài ra bộ phận marketing của Honda việt nam luôn chú trọng và sát saotrong việc theo dõi
giá cả các mặt hàng từ các nhà cung ứng cung cấp,bởi vì việc tăng giá những vật tư mua về có
thể khiến công ty tăng giá các mặt hàng ô tô, xe máy; điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến vị thế
cạnh tranh củacông ty trên thị trường. Công ty Honda Việt Nam tạo ra các mối quan hệ tốt với
các nhà cung ứng để có thể nhập hàng với giá ưu đãi.
3. Sử dụng mô hình SWOT định hướng chiến lược cho Công ty Honda Việt Nam
3.1. Điểm mạnh của công ty Honda Việt Nam:

- Thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới;
- Thị trường tiêu thụ của Honda rộng lớn;
- Được thừa hưởng công nghệ hiện đại của Hoanda Nhật Bản;
- Có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt, chuyên nghiệp;
- Áp dụng thành tựu khoa học để cải biến chất lượng và mẫu mã sản phẩm đa dạng;
- Hiện nay, Honda vẫn đang dẫn đầu về thị phần xe máy;
- Ngày 19/12/2011, khởi công xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy thứ 3 tại Hà
Nam. Và dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối năm 2012.
3.2. Điểm yếu của công ty Honda Việt Nam
- Quản lý các kênh phân phối chưa tốt, nên giá ở các đại thường cao hơn so với giá trị
thực của sản phẩm;
- Giá thành của sản phẩm còn cao do Honda Việt Nam phải nhập khẩu phụ tùng từ các
nước như: Nhật Bản, Thái Lan…;
- 9 -
- Có sự gần giống nhau ở một số sản phẩm. Chính điều này đôi khi làm cho người tiêu
dùng dễ bị nhầm lẫn trong việc chọn lựa sản phẩm cho mình. Ví dụ điển hình đó là xe Wave RS,
Anpha, S… làm người tiêu dùng khó phân biệt những loại xe Wave này với nhau;
- Nhiều vụ cháy xe từ các sản phẩm của công ty đã xảy ra, đặc biệt là sản phẩm Honda
Air Blade. Tạo tâm lý bất ôn cho người tiêu dùng.
3.3. Cơ hội của công ty Honda Việt Nam
- Việt Nam được cho là thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia.
- Theo nhận định của một số chuyên giá thì 10 năm nữa thị trường xe máy Việt Nam
mới bảo hòa ( khi lượng xe máy tại Việt Nam đạt tới con số 30 triệu chiếc)
- Dù tình hình kinh tế khó khăn trong cả năm 2011 và đầu năm 2012, nhưng nhận thấy
như cầu sử dụng xe máy vẫn còn cao.
- Bắt đầu từ giữa năm 2012, các doanh nghiệp sản xuất xe máy bắt đầu chuyển hướng
sang tăng tỷ lệ nội địa hóa (tức là sản xuất và lắp ráp ngay tại chỗ). Như vậy, sẽ không phải chịu
quá nhiều chi phí cho việc nhập khẩu linh kiện, và tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ tại thị
trường Việt Nam, giảm được đáng kể chi phí lên một chiếc xe mà chất luongj không giảm đi bao

nhiêu.
3.4. Thách thức của công ty Honda Việt Nam:
- Thương hiệu dễ bị bắt chước và làm nhái  làm giảm giá trị thương hiệu
- Sự giá nhập của các dòng xe máy giá rẻ của Trung Quốc và sự cạnh tranh khốc liệt của
các đối thủ cạnh tranh như Piaggio, Yamaha, Suzuki, SYM  Nguy cơ phải chia bớt thị phần
của Honda
- Do anh hưởng của lạm phát hay tình trạng bất ổn của giá xăng dầu  Sức mua của thị
trường giảm
3.5. Phân tích mô hình SWO và đưa ra các định hướng Marketing cho Công ty Honda
Việt Nam
3.5.1. Kết hợp SO - Chiến lược khai thác tối đa các cơ hội hiện có
- Cùng với việc xây dụng thêm nhà máy sản xuất thứ 3 và nâng cao năng suất  tăng
lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường.
- Tận dựng tối đa các nguồn lực, nguồn nhân lực chất lượng cao để dần dần nội đại hóa
các sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam.
Honda Việt Nam mở đầu “ chiến dịch nội địa hóa” bằng việc ra mắt mẫu SH “ nội” có tỷ
lệ nội địa hóa lên tới 93%, nới giá bán bất ngờ. Cụ thể, SH 125i có giá 66 trđ và SH 150i có giá
80 trđ, thấp hơn 50 trđ so với phiên bản cũ
- Tận dụng tiềm lực tài chính mạnh của công ty để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- 10 -
- Quảng cáo các sản phẩm mới của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay
tài trợ cho các chương trình vì cộng đồng, các chương trình ca nhạc để khác hàng biết nhiều hơn
về nhãn hiệu của công ty
3.5.2. Kết hợp ST - Dùng sức mạnh để vượt qua nguy cơ, đe dọa
- Tận dụng uy tín, thương hiệu của mình và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách
hàng để thuyết phục khách hàng trung thành với công ty.
- Honda Việt Nam đã sử dụng đội ngũ nguồn nhân lục chất lượng cao, tích cực ứng dụng
KHCN tạo ra những điểm riêng biệt cho mẫu mã, chất lượng sản phẩm để hạn chế tối đa các sản
phẩm nhái của các công ty khác.
- Nghiên cứu và sản xuất các phụ tùng có tính năng tiết kiệm xăng.

3.5.3. Kết hợp WO - Tranh thủ cơ hội và nắm lấy cơ hội nếu có
- Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ để hạ giá thành sản phẩm và hiện
nay đang hướng tới tự sản xuất các phụ tùng lắp ráp.
- Các HEAD tuy treo biển là cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda uỷ nhiệm, nhưng
quan hệ giữa cửa hàng và Honda Việt Nam là quan hệ khách hàng “mua đứt bán đoạn”. Khi mở
rộng thị trường tiêu thụ, HVN cần có nhiều chính sách hỗ trợ các HEAD và quản lý tốt giá sản
phẩm ở các chi nhánh, các đại lý bán hàng.
- Mỗi chiếc xe của Honda Việt Nam cần có một điểm khác biệt so với những chiếc trong
cùng một dòng xe. Ví dụ , mỗi chiếc Wave cần có điểm khác nhau, Wave Anpha kiểu dáng đơn
giản , thì khi cho ra đời Wave S kiểu dáng phải mạnh mẽ, có điểm nổi bật hơn như tiết kiệm
xăng hơn…
3.5.4. Kết hợp WT - Áp dụng chính sách phòng thủ tối đa để hạn chế các nguy cơ,
đe dọa.
- Tiến hành điều tra về các nguyên nhân gây ra các vụ cháy xe trong thời gian qua và có
các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng xe máy để tạo sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm của khách
hành.
- Đăng ký bản quyền tác giả cho các sản phẩm của công ty để tránh việc bị làm nhái.
- Tổ chức dịch vụ hậu mãi tốt, nâng cao các hệ thống trạm bảo hành rộng rãi trên toàn
quốc.
- 11 -

×