Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Game online trong cuộc sống ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 32 trang )

Môn : mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông
Giảng viên : Vũ Ngọc Tú
Nhóm sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên

Hà Minh Dương

1301890

Nguyễn Văn Hiếu

1303527

Nguyễn Văn Minh

1306276

Nguyễn Xuân Hòa

1303750

Lương Ngọc Hải

1328110

Đề tài : Game online trong cuộc sống ngày nay

Phần 1: Tổng quan về game online
1.1



Game online là gì?
Khái niệm, đặc điểm :

Trò chơi trực tuyến (tiếng anh: game online hay Online Game) là một dạng trò
chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa
người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ (sever) của trò
chơi trong thời gian thực. Mạng máy tính thông thường là Internet hoặc các công
nghệ tương đương. Tuy nhiên, các trò chơi vẫn luôn sử dụng những công nghệ
hiện hữu: trước thời internet là modem, trước thời của modem là các thiết bị đầu
cuối. Sự phát triển của game online phản ánh sự phát triển của mạng máy tính, từ
những mạng nội bộ cho tới mạng toàn cầu Internet và chính sự tăng trưởng của
Internet. Game online bao gồm nhiều loại game, như game dựa trên mã hóa cho tới
những game lồng ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo mà nhiều game
thủ có thể chơi đồng thời. Rất nhiều game online có gắn với nhữngcộng đồng ảo,
biến nó trở thành một dạng hoạt động xã hội vượt qua khỏi những game một người
chơi thông thường.


Phân loại:

MMORPG (Viết tắt của Massively Multiplayer Online Role Playing Games): là
game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. Đây là thể loại game online phổ biến
nhất và có số lượng người chơi đông đảo nhất. Ví dụ về loại MMO này, bao
gồm: Võ Lâm Truyền Kỳ, Mu Online, TERA, Lineage...


MMOBA (Viết tắt của MMO Battle Arena): Tức là các trò chơi trực tuyến mô
phỏng các trận chiến. Thể loại game online này mới xuất hiện nhưng đã có sức hấp
dẫn không thể "chồi từ". Các đại diện tiêu biểu bao gồm DotA 2, League of

Legends...
MMORTS (Viết tắt của MMO Real Time Strategy Games): Đây là thể loại game
online có lối chơi chiến thuật thời gian thực. Các game "đỉnh" của dòng MMO này
bao gồm Age of Empires, Rise of Nations, War of Legends...
MMOFPS (Viết tắt của MMO First Person Shooter Games): Tức là thể game
online bắn súng trực tuyến. Sau MMORPG thì MMOFPS cũng là dòng game có số
lượng fan đông đảo. Một số trò chơi hấp dẫn bạn nên chơi qua đó là Counter
Strike, Unreal Tournament, Halo, Planetside...
MMOSG (Viết tắt của MMO Sports Games): Các tín đồ của dòng game thể thao
như FIFA, PES...thì nên chơi thể loại game online này.
MMOR (Viết tắt của MMO Racing Games): Tương tự như MMOSG, nếu bạn
thích tốc độ thì hãy đắm mình vào dòng game online đua xe trực tuyến như Need
for Speed, Drift City, Project Torque...
MMORG/MMODG (Viết tắt của MMO Rythm/Music Games hoặc MMO Dancing
Games): Những game online lấy đề tài về âm nhạc và vũ đạo. Các đại diện phổ
biến bao gồm Dance Dance Revolution, Audition Online...
MMOMG (Viết tắt của MMO Management Games): Dòng game online thích hợp
đến những game thủ muốn nâng cao kỹ năng quản lý của mình. Nếu yêu thích thể
loại MMO này thì bạn nên chơi The Sims Online, Monopoly City Streets,
Virtonomics...
MMOSG (Viết tắt của MMO Social Games): Thể loại game online nhấn mạnh đến
yếu tố xã hội. Các "ứng viên" tiêu biểu bạn không thể bỏ qua của dòng MMOG
này là Second Life, Club Caribe, Everquest, Dotsoul, Furcadia...
MMOBBG/MMOBBRPG (Viết tắt của MMO Bulletin Board Games hay MMO
Bulletin Board Role Playing Games): Đây là thể loại game online có lối chơi giống
các trò chơi bảng (Board Game) tại các nước phương Tây. Một số trò chơi nổi bật
như Quest For Magic, BladeMaster...
MMOPG (Viết tắt của MMO Puzzle Games): Thể loại game giải đố trực tuyến như
Three Rings, Puzzle Pirates...



MMOCCG (Viết tắt của MMO Collectible Card Games): Thể loại game đánh bài
như Magic:The Gathering Online, Alteil, Astral Masters, Astral Tournament...
MMOCG ( Casual game )
Các game online thuộc thể loại mô phỏng đời sống thực tai (Ví dụ như Second
Life...)
Các game online thuộc thể loại chiến thuật theo lượt (Ví dụ như Ultracorps,
Darkwind:War on Wheels...)
Thể loại game online mô phỏng như Equilibrium/Arbitrage, The Sims Online,
Jumpgate...
1.2 Lịch sử phát triển của game online
Tính ra, nếu xét tới lịch sử của riêng game online, thì chúng ta sẽ chỉ có thể nói
quanh khoảng 20 năm ngắn ngủi từ 1997, ngày The Realm, một trong những sản
phẩm được coi là game online đầu tiên ra mắt. Thế nhưng nếu xét về lịch sử ứng
dụng mạng internet toàn cầu để chơi game, thì phải nhìn lại từ những năm 80 của
thế kỷ XX:


1980 - 1992: Hệ thống MUD và BBS

Đã xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng chúng ta vẫn nhận thấy sự phổ biến của trường
phái Dungeons & Dragons trong các tựa game RPG ngày nay. Trò chơi Multi User
Dungeons hay MUD là tựa game RPG đầu tiên đi theo thể loại này và không có đồ
hoạ mà chỉ có những đoạn text được tạo hình khá vui nhộn đại diện cho các nhân
vật của người chơi, quái vật, tường, và các cạm bẫy mà người chơi có thể rơi vào.


Một thể loại game nhiều người chơi khác cũng khá phổ biến trong những năm cuối
thập kỷ 80 dựa trên hệ thống dial-up BBS (Bulletin Board System), những máy
tính nội bộ có thể kết nối với nhau với một đường dây điện thoại và một

modem.Những tựa game như Tradewars 2002 và Legend of the Red Dragon cho
phép người chơi sử dụng số lượt trong một ngày để chơi game, tương tác với các
nhân vật khác như buôn bán, giao chiến và cố gắng trở thành nhân vật mạnh mẽ
nhất trong hệ thống BBS.


Dần dần, cùng với việc BS trở nên phổ biến, các tựa game này bắt đầu tôt chức thu
phí và mở rộng đường dây điện thoại để nhiềungười có thể cùng chơi một
lúc.Những dịch vụ trực tuyến như Compuserve và AOL đã ra đời từ ý tưởng của
BBS và dần dần trở thành những dịch vụ phổ biến toàn cầu.


1993 - 1994: DOOM và DWANGO

Hầu hết các máy tính vào đầu thập niên 90 phục vụ cho công việc hơn là để chơi
game, do đó DOOM chính là một cuộc cách mạng đối với rất ít game có một PC
đủ mạnh để chơi nó. Với đồ hoạ 3D và yếu tố hành động nhanh, cuốn hút và đẫm
máu, DOOM không những chỉ dừng lại ở phần chơi đơn mà nó còn tiến bước sang
đấu trường mạng:

Người chơi có thể cùng chơi DOOM qua mạng nội bộ(hay mạng LAN).Cùng lúc
đó, tại Texas, một dịch vụ game mới ra đời có tên là DWANGO cho phép người
chơi tìm được những đối thủ cùng trình độ với mình một cách dễ dàng.Không lâu
sau sự ra đời của DOOM, hàng loạt các tựa game FPS khác lần lượt xuất hiện,
trong đó có một số tên tuổi rất đáng kể đến như Duke Nukem 3D, Heretic, Shadow
Warrior, Blood, DOOM II và tất cả đều có thể chơi qua mạng DWANGO.


Tuy chưa phải là dịch vụ chơi game trực tuyến thực sự, hệ thống DWANGO đã
mang đến cho người chơi những trải nghiệm khá giống với dịch vụ trực tuyến

Xbox Live ngày nay.


1994 - 1996: Sega Channel

Sega là một trong những nhà sản xuất luôn có những bước đột phá xuất sắc trong
thiết kế cũng như sản xuất game.Và một trong những ý tưởng thú vị nhất của họ
chính là Sega Channel, một hệ thống đăng ký cho phép người chơi chơi game trực
tuyến trên hệ máy Genesis với phí hàng tháng khoảng 15$.

Có hơn 50 game trong Sega Channel, ngoài ra Sega còn cung cấp miễn phí các bản
pre-release, mã ăn gian và các mẹo vặt cho người dùng. Chính điều này đã làm
trông Sega Channel mang dáng dấp của một dịch vụ trực tuyến thực sự.Có thể nói,
sự bổ sung của Sega Channel cho hệ máy Genesis cũng mang tính đột phá như các
dịch vụ PlayStation Network của PS3 và Xbox Live của Xbox360.




1996 - 1999: Quake

Sau thành công lớn của seri DOOM, nhà phát triển id Software đã bắt đầu với tựa
game tiếp theo của mình, và lần này là một tựa game 3D đúng nghĩa. Đây cũng là
lần đầu tiên một tựa game trực tuyến bước ra khỏi mạng nội bộ của các trường đại
học và công sở, len lỏi vào máy tình gia đình.Giờ đây, việc chơi game trực tuyến
với bất kỳ ai trên thế giới với một kết nối Internet đã trở thành một khả năng có thể
trở thành sự thực.

Vấn để duy nhất mà người chơi gặp phải là Quake đã sử dụng những hệ thống máy
chủ- máy con mới nên đã gây ra hiện tượng trễ hình giữa thao tác bạn ấn phím và

động tác của nhân vật, mà ngày nay được biết đến với cái tên lag.Không lâu sau,
Quakeworld được phát hành với những cải tiến mới. Đây cũng là lúc mà game trực


tuyến trên PC đúng nghĩa ra đời, cho phép người chơi cùng tham gia vào một
server với một modem và không gặp quá nhiều vấn đề với lag.


1997 - 2000: Bình minh của game online

The Realm được coi là game MMORPG (game RPG trực tuyến nhiều người chơi)
đầu tiên, tuy nhiên chính Ultima Online mới là tựa game đầu tiên có số người đăng
ký chơi lên đến con số hàng trăm nghìn. Đây là một tựa game có góc nhìn từ trên
xuống, cho phép người chơi giết bất kỳ ai trong game, ăn cắp đồ của người khác…

Tiếp theo đó, EverQuest ra đời, mang đến cho người chơi những tương tác nhân
vật thân thiện hơn và những trận đánh coop với quái vật do máy điều khiển.
EverQuest chính là tựa game 3D thực sự đầu tiên, khi mà tất cả các game MMO
trước đó đều được thiết kế theo góc nhìn từ trên xuống và góc nhìn cuộn chuột
ngang.EverQuest nhanh chóng trở thành một tựa game trực tuyến phổ biến rộng rãi
với số người đăng ký lên đến nửa triệu người và những bản mở rộng được phát
hành cứ 6 đến 12 tháng một lần.


Ngay cả những tựa game MMO đầu tiên này, chúng ta vẫn bắt gặp các đặc điểm
của game online hiện đại như thao tác tạo nhân vật và hệ thống điểm kinh nghiệm.
Tuy nhiên, vì giới hạn về phần cứng và kỹ thuật nên phần lớn các game MMO
không thể hiển thị được hàng nghìn người chơi trên màn hình cùng một lúc.



1999 - 2000: Dreamcast, bước chuyển mình của game console

Sega đã rút ra được nhiều điều từ Sega Channel và họ đã quyết định cho ra đời hệ
console cuối cùng của họ, Dreamcast. Đây là hệ console đầu tiên có tích hợp khả
năng kết nối trực tuyến thông qua một modem ở phía sau máy. Thậm chí nó còn có
cả phần mềm dial-up và trình duyệt web.


Một vài tựa game đã tận dụng được ưu thế của chế độ chơi trực tuyến của
Dreamcast như Quake III Arena và tựa game MMORPG rất phổ biến của Sega
Phantasy Star Online, minh chứng đầu tiên cho việc một game MMO có thể thành
công trên hệ console.Tuy nhiên, giấc mộng về một hệ console có khả năng chơi
online đã tan vỡ khi Sega dừng lại dự án Dreamcast chỉ 2 năm sau khi tung nó ra
thị trường.


1998 - 2002: Sự thăng hoa của mạng LAN


Mạng LAN xuất hiện khi một số nhân viên sử dụng những chiếc PC nối mạng của
cơ quan mình để chơi game với nhau. Đây là giai đoạn mà việc chơi game qua
mạng LAN thống trị toàn châu Âu và đã lan sang đến tận châu Mỹ.Mới đây, với sự
ra mắt bản beta của game Enemy Territory:Quake Wars, chúng ta mới thấy được
tầm ảnh hưởng sâu sắc của việc chơi game qua mạng LAN đối với thói quen chơi
game của chúng ta.


2002 - 2004: Những năm đầu của Xbox Live

Xbox Live chính là dịch vụ chơi trực tuyến trên hệ console thành công đầu tiên

trong lịch sử ngành công nghiệp game. Microsoft đã cho ra đời hệ máy Xbox với
một cổng network ở phía sau thân máy, tuy nhiên ban đầu, đó là một tính năng vô
ích.


Tuy nhiên, từ sau khi Halo, tựa game FPS bom tấn, ra đời với tính năng chơi mạng,
người chơi Xbox mới bắt đầu tận dụng được tính năng chơi trực tuyến của máy
Xbox và về sau, rất nhiều game cho hệ Xbox ra đời đều tích hợp phần chơi mạng.
Halo 2 chính là tựa game xuất sắc nhất trong số đó, với số người chơi trực tuyến
lên tới hàng triệu người. Có thể nói, Xbox Live là một trong những lý do lớn nhất
để việc chơi game trực tuyến trở nên phổ biến như ngày nay.


2004: World of Warcraft được phát hành


Với những tựa game thành công trong nhiều năm liền, Blizzard Entertainment
quyết định bước chân sang lĩnh vực MMORPG và tạo ra World of Warcraft. Học
hỏi khá nhiều từ EverQuest, họ đã tạo ra được tựa game RPG trực tuyến hay nhất
từ trước đến bây giờ với số người đăng ký chơi không ngừng tăng lên hàng ngày.
Chính nhờ vào những thay đổi, cập nhật và những nội dung mới mà World of
Warcraft luôn vượt mặt các đối thủ khác và giành vị trí cao nhất trong làng game
online từ hơn 3 năm nay.


2006 - 2007: Youtube xuất hiện và trở nên phổ biến

Hiệu ứng Youtube và những trang web chia sẻ video khác đã góp phần làm cho
ngành công nghiệp game trở nên mạnh mẽ hơn. Giờ đây, văn hoá chơi game online
đã bao gồm cả việc chia sẻ các đoạn video trong game, ngay cả khi các đoạn video

đó không giúp gì cho việc chơi game của họ.


Những tựa game như Skate của EA cho phép người chơi upload trực tiếp các pha
hành động trong game của mình lên trang chủ của EA dưới dạng video, và chia sẻ
với những người cùng chơi và thậm chí cả những người chưa chơi Skate.Cùng với
tính năng chia sẻ video trong game như Halo 3, một cộng đồng chia sẻ mới đang
được hình thành trong đấu trường mạng. Giờ đây, bạn không chỉ chơi game cùng
với bạn bè mà bạn còn có thể lưu lại quá trình chơi của mình và chia sẻ với bạn bè
cũng như với cộng đồng gamer trên toàn thế giới.


2010 - nay: Ranh giới "online" và "offline" đã nhạt nhòa

Nếu như trước đây, việc phân biệt giữa hai thể loại game này là điều vô cùng đơn
giản: Game online (thường được gọi bởi thuật ngữ dài ngoằng Massively
Multiplayer Online Game) cho phép rất nhiều người cùng tham gia game và tương
tác với nhau như giao dịch hay PK, bên cạnh việc tương tác với máy chủ thông qua
việc đánh quái hay làm nhiệm vụ.


Trong khi đó, những game offline (thông thường) là những game AAA bom tấn,
tập trung chủ yếu vào mục chơi đơn và được cộng đồng game thủ toàn cầu mong
chờ. Sở dĩ gọi là game offline một phần chính do những game thủ với sở thích
“dùng hàng chùa” (ví von là dùng crack) để thưởng thức mục chơi campaign vốn
không yêu cầu kết nối internet như mục chơi mạng.
Nếu xếp mọi game PC Console xuất hiện trong tương lai vào thể loại game online
vì tính năng chơi mạng luôn trội hơn phần chơi đơn đang dần bị bó hẹp, thì chẳng
mấy chốc, mọi sản phẩm giải trí tương tác đều sẽ trở thành game online với lối
chơi đa dạng, ngoại trừ những tựa game indie với phần single player lớn, hoặc

những tựa game phiêu lưu chỉ dành cho một người duy nhất khám phá.
1.3 Một số nhà phát triển game online trên thế giới và tại Việt Nam
- Riot game với game liên minh huyền thoại
- vertigo game với black shot
- electronic arts với fifa online 3


- VTC game những sản phẩm đáng chú ý: Cross Fire (Đột Kích), Audition, Phi
Đội...
- VNG với tên tuổi Võ Lâm Truyền Kỳ từng đi sâu vào lòng biết bao thế hệ game
thủ Việt Nam
- Soha game những sản phẩm đáng chú ý: IGà, Mộng Võ Lâm, Cửu Dương Thần
Công...
- ME Corp những sản phẩm ăn khách nhất: Mộng Giang Hồ, Bá Thiên Hạ, Mãnh
Thú
- CMN Online những sản phẩm ăn khách nhất: Touch, Phong Vân Truyền Kỳ,
Bang Bang Mobile
………
tác hại và lợi ích của game online
Tác hại của game online
Rối loạn giấc ngủ và tổn thương não bộ
1.4

-

Việc chơi game thường xuyên khiến bạn phải tiếp xúc trực tiếp với màn hình máy
tính hoặc điện thoại với ánh sáng yếu, phản quang sắc xanh liên tục trong nhiều
giờ. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể hạn chế tiết ra chất melatonin - một hoócmôn quan trọng có tác dụng điều hòa chu kỳ sinh học của con người và tác động
đến giấc ngủ của con người vào ban đêm.
Thường xuyên chơi game và tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính sẽ

khiến bạn không có giấc ngủ ổn định, ngủ không sâu, dễ bị gián đoạn giấc ngủ.
Hơn thế nữa, việc thường xuyên chơi game sẽ làm giảm thời gian bạn giành cho
việc ngủ, ngủ không đủ giấc dẫn đến mệt mỏi, mất sức.
Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ, nếu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm, cơ thể
rất dễ bị suy nhược, không tập trung. Thường xuyên kéo dài tình trạng này sẽ khiến
bạn bị suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến làm tổn thương não bộ.
-

Ảnh hưởng đến cột sống và khả năng vận động

Do việc chơi game thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ với một tư thế khiến cơ bắp
dễ bị tổn thương.
Việc ngồi quá lâu trước máy tính để chơi game sẽ khiến cơ thể không được vận
động, làm giảm quá trình lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể.


Không những thế, việc ngồi sai tư thế, ngồi nghiêng người trong thời gian dài liên
tục có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Lâu dài, sẽ dẫn đến đau
lưng mãn tính và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
-

Vô sinh

Ngồi lâu một chỗ với một tư thế duy nhất khiến các cơ quan sinh dục bị chèn ép,
không thể giải nhiệt được. Điều này rất có hại với cơ quan sinh dục, nhất là
với nam giới. Ngồi quá lâu sẽ khiến cơ quan sinh dục bị hủy hoại, giảm lượng tinh
trùng và dẫn đến nguy cơ vô sinh cao hơn.
-

Trí nhớ suy giảm


Chơi game liên tục kéo dài sẽ khiến cơ thể kém linh động và nhanh nhẹn. Điều này
làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin và lưu giữ thông tin một cách hiệu quả.
Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là tình trạng hay quên, mất trí nhớ tạm thời.
-

Mất tập trung

Dành thời gian chơi game quá nhiều sẽ khiến bạn ít tập trung cho những công việc
bình thường khác. Với những người nghiện game thì sự tập trung của họ chỉ dành
hết cho cuộc sống ảo trong game mà quên đi cuộc sống thường nhật. Điều này
khiến họ không thể tập trung làm việc hay học tập.

-

Về mặt tinh thần

Chứng nghiện game được so sánh tương tự như việc nghiện thuốc phiện. Các game
thủ sau thời gian dài chơi game, quen với cuộc sống ảo rất dễ quên đi cuộc sống
thật sự. Mọi sinh hoạt và hành động bị chi phối và ảnh hưởng từ game online.
-

Hạn chế các mối quan hệ

Vì chỉ tập trung với các mối quan hệ ảo trong game, ít dành thời gian cho những
người xung quanh nên những game thủ rất dễ rơi vào tình trạng bị cô lập do hạn
chế các mối quan hệ ngoài đời thật.
-

Rối loạn tâm lý


Các game thủ sau thời gian mải mê sống ảo rất dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Một phần
là do tác dụng giải trí quá đà của game dẫn đến tình trạng hưng phấn quá mức hoặc


tiêu cực quá mức khi chơi game. Một phần khác là do bị ảnh hưởng bởi game nên
dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực.


Lợi ích của chơi game online

- Dĩ nhiên là việc gì cũng có 2 mặt, mặc dù nếu lạm dụng sẽ mang lại những tác
hại khôn lường nhưng nếu được quản lý và sử dụng một cách hợp lý game online
cũng mang lại nhiều lợi ích:
-

Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn

Các nghiên cứu mới đây cho hay khi chơi game nhất là những trò chơi nhập vai có
các pha hành động cường độ cao có thể cải thiện khả năng phản xạ của người chơi.
Việc bạn phải xử lý những tình huống đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy
khi tương tác giữa người chơi và game còn giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn
tay linh hoạt hơn.
-

Cải thiện tư duy, rất tốt cho người đi làm hay lên kế hoạch, chiến lược

Đối với các trò chơi điện tử luôn đưa ra các thử thách từ dễ như ăn cháo đến khó
cùng cực, yêu cầu người chơi phải tư duy bằng cả bộ óc nhạy bén của mình. Và từ
đó vạch ra những chiến lược và kế hoạch hợp lý, 'hạ gục' mọi khó khăn của trò

chơi. Trong thực tế điều này cũng sẽ hỗ trợ bạn trong công việc, nâng cao kỹ năng
tư duy, hoạch định các chiến lược đúng đắn và tạo ra thành công.
Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên bạn khi chơi các môn thể thao ngoài trời
hay xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế hàng
ngày.
-

Bạn sẽ kiên trì hơn, biết cách phối hợp trong làm việc nhóm

Đa số các trò chơi, ngoại trừ các thể loại siêu đơn giản, thì đều không hề dễ dàng
cho người chơi 'phá đảo'. Tuy nhiên cũng có không ít trò chơi đề cao sự phối hợp
giữa người chơi và bạn bè cùng chơi của mình nếu muốn giành chiến thắng. Điều
đó dĩ nhiên cũng sẽ khiến cho khả năng làm việc nhóm của bạn ngày càng tốt hơn.
Cùng bàn luận và cùng hợp tác thì vấn đề cũng có thể mau chóng được giải quyết
hơn. Game càng khó chơi thì càng hấp dẫn và hầu hết game thủ đều muốn vậy.
Chính vì thế mà các nhà làm cũng dần chuyển sang xu hướng tạo các những trò
chơi với hệ thống nhiệm vụ vô cùng 'khó nhai'. Từ đó nếu muốn vượt qua hết các
nhiệm vụ của những game siêu khó thì việc hợp tác với bạn bè ở chế độ co-op thực
sự vẫn chưa chắc thành công.


Điều này đồng nghĩa với việc các game thủ cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ này
nhiều lần, phối hợp với những chiến lược và kế hoạch khác nhau tới khi nào thành
công thì thôi. Và đây chính là lợi ích tạo ra sự kiên trì nơi người chơi. Tin tôi đi,
cảm giác hoàn thành 1 nhiệm vụ cực khó trong game sẽ sung sướng biết chừng nào
-

Chơi game nhiều, bạn sẽ trở nên quyết đoán hơn

Đặc biệt với các trò game có nhịp độ cao, đòi hỏi sự tương tác và phản ứng nhanh

từ phía người chơi có thể hình thành nên 1 thói quen. Điều này ảnh hưởng nhiều
tới sự quyết đoán của game thủ khi tham gia các hoạt động ngoài đời thực, họ sẽ
luôn chuẩn bị sẵn cho mình 1 kế hoạch và sẵn sàng áp dụng nó khi cần thiết.
Nhà nghiên cứu Daphne Bavelier cho hay: 'Các game thủ sẽ đưa ra nhiều lựa chọn
đúng đắn hơn trong cùng 1 thời gian. Nếu bạn là bác sĩ phẫu thuật hay quân nhân
chiến đấu thì sự quyết đoán đôi khi có thể đánh đổi cả mạng sống của chính bạn và
người khác.'
Thị trường game online là một thị trường màu mỡ và nhiều tiềm năng phát triển
cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp phát triển nền kinh tế nước nhà
vững mạnh hơn. Tuy nhiên để khai thác được lợi ích kinh tế từ game online thì
cũng cần phải có sự quản lý tốt và chặt chẽ từ đất nước. Sau đây là trích từ báo
Hanoimoi.com.vn :
Cuối năm 2010, do sức ép từ dư luận xã hội, Bộ TT-TT đã ngừng cấp phép game
online. Mặc dù đã ngừng cấp phép gần 3 năm, nhưng thị trường game vẫn sôi
động. Vì thực tế ngoài con số gần 70 game do các DN trong nước phát hành được
cấp phép từ trước, người chơi trong nước được tiếp cận tới hơn 200 game trên
mạng internet, chưa kể đến hàng nghìn game có sẵn trên các mạng xã hội,
smartphone… Có thể thấy việc ngừng cấp phép không có tác dụng ngăn chặn
nhưng lại đẩy các DN "nội" vào tình trạng phát hành game không phép. Chỉ tính
riêng năm 2011 và 2012, đã có 14 DN bị xử phạt hành chính với số tiền 577 triệu
đồng, với vi phạm phổ biến là phát hành game chưa được cấp phép. Như vậy, với
sự phát triển mạnh của công nghệ, người chơi dễ tiếp cận với các loại hình giải trí,
nên cho dù cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp ngăn chặn thì họ vẫn dễ
dàng chọn game cho mình. Cách làm này không chỉ khiến DN "nội" thiệt hại mà
Nhà nước thất thu thuế. Nắm được cơ hội này, nhiều DN nước ngoài chọn hình
thức cấu kết với các cá nhân trong nước phát hành game lậu vào thị trường Việt
Nam... Trong khi đó, thống kê cho thấy ngành game đem lại doanh thu lớn, năm


2012 ước đạt 5.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 7.500 người lao động và gián

tiếp đem lại doanh thu tới 20.000 tỷ đồng cho dịch vụ giải khát, các nhà cung cấp
máy tính, điện thoại… Từ thực tế này, mới đây Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý
Doãn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm cấp phép cho 70 hồ sơ game của DN
đang xin thẩm định, theo đó Bộ sẽ ưu tiên cấp phép sớm cho những game có nội
dung "sạch"…
Trở lại nội dung của hội thảo vừa qua. Hiếm có cuộc họp nào mà đa số các DN
tham dự lại xin được quản lý như các DN kinh doanh game online. Có lẽ họ đã
"ngấm" khi gần 3 năm qua không được cấp phép thẩm định nội dung game và để
tồn tại họ buộc phải vi phạm, từ đó kéo theo không ít hệ lụy cho hoạt động của
DN. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý hoạt động này thế nào? Lãnh đạo Hội
Truyền thông số, FPT Online, VTC Online và nhiều DN tham gia hội thảo đều đề
xuất cơ quan quản lý cần sớm ban hành nghị định quản lý trò chơi trực tuyến, cấp
phép trở lại với game online để DN phát triển. Một ý kiến
rất đáng chú ý là của đại diện Vinagame cho rằng, dịch vụ game Việt Nam ra đời
sau so với thế giới, do đó nên học tập theo mô hình quản lý ở nhiều nước đang áp
dụng, trong đó có cả các quốc gia đạo Hồi - vốn rất đề cao chuẩn mực về đạo đức,
đó là bỏ việc cấp phép thẩm định nội dung game mà quản lý theo chuẩn tự nguyện,
tức là đề ra quy định cấm game ra thị trường có các nội dung nhạy cảm như chính
trị, tôn giáo, bạo lực... giúp DN kinh doanh biết trước để không bỏ tiền nhập khẩu
hoặc sản xuất. Thị trường trong nước hiện có hàng nghìn game tồn tại/năm, nhưng
nếu chỉ cấp phép được 100 game thì đó là bất hợp lý, vì vậy cơ quan quản lý nhà
nước nên đề ra các quy định cụ thể như kinh nghiệm của nước ngoài.
Cùng quan điểm này, đại diện các hiệp hội, DN cho rằng, về lâu dài Bộ nên nghiên
cứu và áp dụng hình thức quản lý bỏ giấy phép mà đưa ra các quy định để DN kinh
doanh game được và không được làm gì, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ này phát
triển, đem lại lợi nhuận, việc làm cho người lao động.
Qua đây ta đã thấy được những mặt lợi và hại của game online, từ đó ta thấy việc
quản lý game online là vô cùng cần thiết và cấp bách.

phần 2 : Vấn đề quản lý game online

2.1.Quản lý game online là gì ?
Để hiểu rõ quản lý game online là gì chúng ta cùng tìm hiểu quản lý là gì?


Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời
không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được
giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự
khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì
có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý.
Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của
việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học.
Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ
trách một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên
quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của
phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì
sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt.


Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài
nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm
về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định
nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú
ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính

phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh
và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và
kiểm soát ấy”.
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người
hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
Tư tưởng triết học về quản lý của Peter F. Dalark
Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực tế làm
nguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm cốt lõi".


Dựa trên tác dụng, vai trò của những yếu tố trong quản lý kể trên và quan hệ lôgic
giữa chúng, có thể khái quát ý nghĩa cơ bản của quản lý. Thông thường mà nói,
quản lý là hành vi mà những thành viên trong tổ chức thực hiện ở một môi trường
nhất định nhằm nâng cao năng suất công việc, để đạt được mục đích của tổ chức.
Vậy chúng ta có thể khái quát quản lý game online là công việc của những nhà
lãnh đạo thực hiện nhằm điều hành các hoạt động phân phối và phát hành game
online trong nước của các doanh nghiệp. Đồng thời kiểm soát, thúc đẩy các mặt
tích cực, những lợi ích mà game online mang lại.Hạn chế, xóa bỏ những mặt tiêu
cực mà game online tạo ra. Ngoài ra còn kiểm soát người dung, người sử dụng
game online, hướng họ tới việc dung game online cho mục đích tốt, tránh lạm
dụng, lợi dụng game online để truyền bá tư tưởng xấu, bạo lực,……
2.2.Tại sao phải quản lý game online
Game online là một hình thức giải trí khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Nó có
tính giải trí cao, nhưng nếu không sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại hậu quả vô
cùng nghiêm trọng chính vì vậy việc quản lý game online là vô cùng cần thiết.
Đã có rất nhiều những bài báo nói về hệ lụy của việc nghiện game online, những
game có xu hướng bạo lực cao, làm cho người chơi chìm đắm vào thế giới game,
thúc đẩy bạo lực, nhồi nhét những ý tưởng điên rồ. Đặc biệt với các đối tượng là
trẻ nhỏ đang trong thời gian phát triển và hình thành nhân cách.
2.3 tình hình quản lý game online hiện nay



Hoạt động quản lý của nhà nước

Những quy định chung của nhà nước với nhà phát hành game online
+ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet,
thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an
ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo
đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin
+ Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước
ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch


vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông
tin và an ninh thông tin.
+ Điều 4. Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng
1. Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng
năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng
đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh,
hữu ích lên Internet.
3. Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên
cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập Internet công
cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.

4. Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định
của pháp luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động
tiêu cực của Internet.
5. Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được
truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.
6. Khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam
“.vn”, tên miền tiếng Việt và chuyển đổi sang công nghệ địa chỉ Internet IPv6 (gọi
tắt là công nghệ IPv6).
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Các hành vi bị cấm được quy định tại điều 5 nghị định 72
Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm
mục đích:


a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên
truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn
giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị
đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí
mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và
nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm
báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật
xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung
cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt
Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng,
thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo,
cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm
quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
- Mẫu đề nghị cấp giấy chứng nhận


24 /2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chi tiết hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng trò chơi điện tử trên mạng.
Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số

(TÊN DOANH
NGHIỆP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ………..

… , ngày … tháng … năm …


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG
Kính gửi: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
1.Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa) …….
- Tên giao dịch quốc tế:
- Tên viết tắt:
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ văn phòng giao dịch:
Điện thoại: …………………. Fax:

………… Website …………………..

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số: …. do
…. cấp ngày … tháng … năm … tại …
4. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Chức vụ:

Số điện thoại liên lạc:

5. Thời hạn đăng ký cung cấp dịch vụ: (tối đa không quá 10 năm)
6. Thể loại trò chơi điện tử cung cấp trên mạng (G2, G3, G4):
7. Phạm vi, phương thức cung cấp dịch vụ (internet, viễn thông di động).
8. Địa chỉ đặt máy chủ tại Việt Nam (thông tin chi tiết):
9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet:
10. Tài liệu kèm theo (quy định tại Điều 23, Thông tư số ......)

.



×