PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Đức, ngày 19 tháng 09 năm 2014
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2014-2015
I. Thông tin cá nhân:
Họ và tên : Lê Thị Hiền
Chức vụ : Giáo viên
Trình độ chuyên môn: THSP
Tổ : 2
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên
Đơn vị: Trường TH Hoà Bình
II. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Trường tiểu học Hòa Bình trong những năm qua trường đã không ngừng phát triển đi lên,
đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, cở sở vật chất dần dần đang được hiện đại hoá. Chất
lượng học tập của học sinh cũng không ngừng vươn lên.
- Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong
công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị,
nghiệp vụ chuyên môn.
- Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần ham học hỏi, tự tìm tòi
trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác.
- Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao.
2. Khó khăn:
- Phần lớn phụ huynh đi làm ăn xa nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em.
- Độ tuổi học sinh trong lớp chưa được đồng đều.
III. Kế hoạch BDTX:
Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-PGD&ĐT, ngày 24/7/2014 của phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Đầm Dơi về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục
thường xuyên năm học 2014-2015;
Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 2014-2015 của trường
Tiểu học Hòa Bình xây dựng ngày 3/12/2014. Cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên của các nhân năm học 2014-2015 như sau:
1. Mục tiêu:
- Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế-xã hội, bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và
những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học,
cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả
BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
2. Kế hoạch cụ thể:
2.1. Khối kiến thức bắt buộc:
a)
Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết/năm học).
- Nội dung :
+Bồi dưỡng chính trị đầu năm học: Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục nhăm đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
+Nghị quyết TW 9 về văn hóa giáo dục.
-
Hình thức:
+ Tham gia lớp học chính trị do PGD tổ chức ngày 6/8/2014.
+ Tự học, thảo luận ở tổ chuyên môn.
- Thời gian: Tháng 6-7/8/2014.
- Tài liệu: Đã tập huấn và giáo viên tự sưu tầm ở sách báo, báo mạng Iternet
b)Nội dung bồi dưỡng 2: (30 tiết/năm học)
- Nội dung: Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học thông tư 30.
- Hình thức:
+ Giáo viên tự nghin cứu qua thông tư 30.
+ Sinh hoạt chuyên đề do nhà trường tổ chức
- Thời gian: Trước khi Bộ tập huấn trên diễn đàn, trong tháng 9 GV tự học tập qua các tài liệu
liên quan ở thư viện trường. Báo mạng Iternet…
2.2. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết /năm).
Một số phương pháp, Kĩ thuật dạy học tích cực và sử dụng, lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học
ở trường tiểu học gồm các mã mô đun:
- TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
- TH 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
- TH 17: Sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học
- TH 18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở trường tiểu học
2.3. Kế hoạch bồi dưỡng cụ thể:
TT
Nội dung
ND bồi dưỡng 1(30 tiết)
1 - Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục nhăm
Số tiết
Kiểm tra, đánh giá Ghi chú
Hình
Tự Tập Thời gian
thức,đơn vị
học trung (tháng)
KT
6
4
7/8
đáp ưng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội
trong giai đoạn mới.
2 - Nghị quyết TW 9 về văn hóa giáo dục.
3 - Nhiệm vụ năm học.
Viết thu
hoạch
6
8
4
2
7/8
Viết thu
9
hoạch
Viết thu
hoạch
ND bồi dưỡng 2 ( 30 tiết)
1 - Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học thông 18
tư 30
ND bồi dưỡng 3 (60 tiết)
1 - TH 15: Một số phương pháp dạy học tích 15
12
Viết thu
13/10
hoạch
11
Viết thu
cực ở tiểu học
2 - TH 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực
hoạch
15
11
ở tiểu học
3 - TH 17: Sử dụng thiết bị dạy học ở trường 15
tiểu học
Viết thu
hoạch
11
Viết thu
hoạch
4 -TH 18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học 15
11
ở trường tiểu học
IV. Chỉ tiêu phấn đấu:
Viết thu
hoạch
Đạt kết quả hoàn thành kế hoạch loại khá trở lên.
V. Biên pháp thực hiện:
- Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet),
kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời tham gia đầy đủ các buổi học
tập trung do các cấp tổ chức, nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng
nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề các buổi học tập trung do trường hay Phòng Giáo dục và
Đào tạo tổ chức.
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương
pháp của đồng nghiệp, ưu tiên hàng đầu dự giờ đúng chuyên môn đào tạo.
- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi module bài học.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân, kính trình lãnh đạo xem xét và
duyệt.
Tân Đức, ngày 19 tháng 09 năm 2014
HIỆU TRƯỞNG
TỔ TRƯỞNG
GIÁO VIÊN
Lê Thị Hiền
PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Đức, ngày 19 tháng 09 năm 2014
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN NĂM HỌC 2014-2015
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: THSP
Tổ: 2
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chuyên âm nhạc
Đơn vị: Trường TH Hoà Bình
II. TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX:
1. NỘI DUNG 1:
1.1. Nội dung bồi dưỡng:
+Bồi dưỡng chính trị đầu năm học: Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục nhăm đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
+Nghị quyết TW 9 về văn hóa giáo dục.
1.2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 06 tháng 08 năm 2014 đến ngày 07 tháng 08 năm 2014
1.3. Hình thức bồi dưỡng
+ Tham gia lớp học chính trị do PGD tổ chức ngày 6/8/2014.
+ Tự học, thảo luận ở tổ chuyên môn.
1.4. Kết quả đạt được: Bản thân tôi đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức:
- Chuyên đề Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI)
"Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" và kết luận 94-KL/TW, ngày
28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong
hệ thống giáo dục quốc dân";
- Những nội dung cơ bản và mới của bản Hiến Pháp nước cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được quốc Hội thông qua năm 2013.
- Chuyên đề Hội nghị lần thứ Chín của Ban Chấp hành trung ương Đảng (Khóa XI) "Xây
dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững đất
nước".
- Chuyên đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh Năm 2014 về "Nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm";
- Luật khiếu nại tố cáo và tình hình biển Đông.
- Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
1.5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục học sinh
tại đơn vị:
- Những nội dung cơ bản và mới của bản Hiến Pháp nước cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được quốc Hội thông qua năm 2013. Tôi luôn chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước
- Chuyên đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh Năm 2014 về "Nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm". Bản thân tôi luôn học tập và
làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn phê và tự phê, nêu cao tinh thần trách nhiệm vì
mầm non của đất nước.
- Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Tuyên truyền cho các em học sinh ăn
uống vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
1.6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải
quyết những nội dung khó này
1.7. Tự đánh bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công
tác được 90 % so với yêu cầu và kế hoạch.
2.NỘI DUNG 2:
2.1. Nội dung bồi dưỡng: Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học thông tư 30 .
2.2. Thời gian bồi dưỡng: Trước khi Bộ tập huấn trên diễn đàn, trong tháng 9 GV tự học tập
qua các tài liệu liên quan ở thư viện trường.
2.3. Hình thức bồi dưỡng:
+ Giáo viên tự nghiên cứu qua thông tư 30.
+ Sinh hoạt chuyên đề do nhà trường tổ chức
2.4. Kết quả đạt được: Bản thân tôi đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức:
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015.
- Tập huấn và hướng dẫn thực hiện Thông tư 30/2014-BGDĐT quy định đánh giá học sinh
tiểu học.
- Điều chỉnh nội dung dạy học đối với các môn học ở tiểu học.
- Thực hiện nội dung, hình thức hoạt động GDNGLL, tổ chức trò chơi dân gian.
- Tham gia chuyên đề và bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
2.5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục học
sinh tại đơn vị:
- Tập huấn và hướng dẫn thực hiện Thông tư 30. Tôi đã được tập huấn thực hiện thông tư
30/2014-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học và đã vận dụng vào nhận xét đánh giá học
sinh bằng lời và nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
-Tôi đã điều chỉnh nội dung dạy học đối với môn học âm nhạc ở tiểu học và đã áp dụng
vào soạn giảng các bài giáo án.
2.6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải
quyết những nội dung khó này
2.7. Tự đánh giá sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác
được bao nhiêu 95% so với yêu cầu và kế hoạch.
3.NỘI DUNG 3:
3.1. Nội dung bồi dưỡng: Một số phương pháp, Kĩ thuật dạy học tích cực và sử dụng, lắp
đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở trường tiểu học
3.2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 19 tháng 11 năm 2014 đến ngày15 tháng 05 năm 2015
3.3. Hình thức bồi dưỡng: Tự học, thảo luận ở tổ chuyên môn.
3.4. Kết quả đạt được:
3.4.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?
a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
b. Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực
nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa
trình chiếm lĩnh tri thức. tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước
hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác.
Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy
độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Tính tích học tập biểu hiện ở những
dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn,
thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích
cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận
thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập,
không nản trước những tình huống khó khăn…
c. Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được
dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực
của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy
nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
phương pháp thụ động.
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp
nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
d. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập
trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các
thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh
trong qúa trình dạy học.
Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải
biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay
cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có
phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải
phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung
tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo
dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến
phương pháp dạy và học.
3.4.2. Kĩ thuật dạy học tích cực
a. KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh.
KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực, là thể hiện QĐDH phát huy tính tích cực
của HS.
b. Các KTDH tích cực:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật mảnh gép
- Kĩ thuật KWL
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Kĩ thuật trình bày một phút
3.4.3. Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và những phương tiện kĩ thuật được GV và
HS sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thược hiện mục đích dạy học.
a. các chức năng cơ bản của thiết bị dạy học:
- Chức năng cơ bản và quan trọng nhất của thiết bị dạy học là chức năng thong tin.
-TBDH có chức năng phản ánh
-TBDH có chức năng giáo dục
-TBDH có chức năng phục vụ
b. Vị trí của TBDH
TBDH có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Trong quá trình dạy học, TBDH chịu sự chi
phối của nội dung và PPDH
c. Vai trò của thiết bị dạy học đối với phương pháp dạy học.
d. Hệ thống của thiết bị dạy học ở trường học.
3.4.4.Lắp đặt bảo quản thiết bị dạy học:
a. Quy trình cơ bản về bảo quản TBDH theo quy định
- Phân loại TBDH
- Sắp xếp khoa học, hợp lý
- Đảm bảo trật tự, vệ sinh, sạch sẽ phòng thiết bị
- Khi các TBDH có những hư hỏng bất thường, cán bộ làm công tác TBDH cần lập biên
bảng báo cáo và đề xuát hướng sửa chữa, khắc phục ngay để kịp thời phục vụ dạy học
- Không để lẫn hoá chất với các dụng cụ kim loại, quang học và điện tử
- Phải có bảng hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị, máy móc, dụng cụ. Bảng hướng dẫn này phải
được phổ biến cụ thể và thường xuyên đối với GV và HS.
3.5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục học
sinh tại đơn vị:
* Phương pháp dạy học tích cực là gì?
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận
thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình
chiếm lĩnh tri thức. tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với
động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú
và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy
nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Tính tích học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như:
hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý
kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn
đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập
trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những
tình huống khó khăn…
- Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được
dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực
của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy
nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
phương pháp thụ động.
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp
nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
- Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập
trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các
thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh
trong qúa trình dạy học.
Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải
biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay
cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có
phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải
phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung
tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo
dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến
phương pháp dạy và học.
→Bản thân tôi đã hiểu như thế nào là dạy học tích cực và đã áp dụng vào các bài dạy trên
lớp lấy học sinh là trung tâm để học sinh phát huy tính tích cực.
* Các KTDH tích cực:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật mảnh gép
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Kĩ thuật trình bày một phút
→Bản thân tôi đã áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào kế hoạch dạy học để soạn
giảng các bài dạy trên lớp.
* Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và những phương tiện kĩ thuật được GV và HS
sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thược hiện mục đích dạy học.
- Các chức năng cơ bản của thiết bị dạy học:
+ Chức năng cơ bản và quan trọng nhất của thiết bị dạy học là chức năng thông tin.
+ TBDH có chức năng phản ánh
+ TBDH có chức năng giáo dục
+ TBDH có chức năng phục vụ
- Vị trí của TBDH
TBDH có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Trong quá trình dạy học, TBDH chịu sự chi
phối của nội dung và PPDH
- Vai trò của thiết bị dạy học đối với phương pháp dạy học.
- Hệ thống của thiết bị dạy học ở trường học.
→Bản thân đã vận dụng các thiết bị dạy học như tranh ảnh, đàn, thanh phách, … để thực
hiện các tiết dạy trên lớp nhằm đạt hiệu quả cao trong qua trình dạy học tích cực giúp học sinh
hiểu bài nhanh và nắm chắc được kiến thức tốt .
* Lắp đặt bảo quản thiết bị dạy học:
Quy trình cơ bản về bảo quản TBDH theo quy định
- Phân loại TBDH
- Sắp xếp khoa học, hợp lý
- Đảm bảo trật tự, vệ sinh, sạch sẽ phòng thiết bị
- Khi các TBDH có những hư hỏng bất thường, cán bộ làm công tác TBDH cần lập biên
bảng báo cáo và đề xuất hướng sửa chữa, khắc phục ngay để kịp thời phục vụ dạy học
- Không để lẫn hoá chất với các dụng cụ kim loại, quang học và điện tử
- Phải có bảng hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị, máy móc, dụng cụ. Bảng hướng dẫn
này phải được phổ biến cụ thể và thường xuyên đối với GV và HS.
→Bản thân đã biết phân loại thiết bị dạy học và đã vận dụng phân loại bảo quản thiết bị
như tranh ảnh treo trên giá nếu có nẹp và tranh ảnh không có nẹp thì cuộn lại sếp ngay ngắn trong
thùng.
Các thiết bị khác như đàn,… đã biết lắp ráp và sử dụng vào giảng dạy trên lớp.
3.6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải
quyết những nội dung khó này
3.7. Tự đánh giá sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác
được 95% so với yêu cầu và kế hoạch
III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX:
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học: (Ghi vào trang cuối cùng)
Theo 3 mức ( G; K, TB).
ND1
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
Giáo viên ký tên
Lê Thị Hiền
7
ND2
9
Kết quả BDTX
ND3
Tổng
8
điểm
24
ĐTB
XL
8
Khá
HIỆU TRƯỞNG