Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Bồi dưỡng "Kỹ năng giao tiếp"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.26 KB, 13 trang )

Ngày nay một hiện trạng hết sức đáng buồn với học sinh THPT đó chính là thiếu “Kỹ năng
giao tiếp” với người khác. Hôm nay nhóm chúng mình sẽ giúp các bạn hiểu được tầm quan
trọng của kỹ năng giao tiếp cũng như cách để nâng cao kỹ năng mềm này.


Xin chào cô và tất cả các bạn

KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Nhóm thực hiện:






Nguyễn Văn Trường – 12A1
Nguyễn Thanh Tùng – 12A1
Hoàng Văn Tiến – 12A1
Nguyễn Phi Tùng – 12A1


KỸ NĂNG GIAO TIẾP

I.

Khái niệm giao tiếp

II.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp


III. Những kỹ năng để giao tiếp tốt


I. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một
tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế
hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao
tiếp.


II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP



Không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn
tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc



Khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của bạn trong mắt người khác tăng lên



Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt đối với bạn bè,
thầy cô


III. N


HỮNG KỸ NĂNG ĐỂ GIAO TIẾP TỐT

-Để có một kỹ năng giao tiếp tốt các bạn cần:



Hiểu thông điệp của mình là gì?



Đối tượng của thông điệp đó là ai?



Thông điệp đó sẽ được lĩnh hội như thế nào?

-Bạn cũng cần phải cân nhắc bối cảnh xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp của mình ví dụ như tình huống thực tế
hay bối cảnh văn hóa.


Vậy chúng ta sẽ học kỹ năng giao tiếp như thế nào?


CÁCH ĐỂ CHÚNG TA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP



Đối với thời đại công nghệ bùng nổ, không quá để chúng ta tham gia các học tại lớp, học trực tuyến, hay là tìm kiếm các
tài liệu về giao tiếp để tham khảo, và đặc biệt là tham gia các khóa học kỹ năng giao tiếp để có cơ hội thực hành và trau
dồi kỹ năng giao tiếp từ chuyên gia.




Nhưng vấn đề quan trọng là bạn cần dành nhiều thời gian để rèn luyện, cải thiện chúng bằng một cách phù hợp nào đó
với chính cá nhân mình.



Có thể bắt đầu cải thiện những cái cơ bản nhất trong giao tiếp như: “luôn chào tạm biệt mọi người trước khi ra về”,
“thay vì nói nhỏ trong miệng, hãy học cách nói to, rõ ràng”


CHÚ Ý NHỮNG RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP

1. Ngoại hình
Ngoại hình luôn là một ưu thế vô hình giúp nhiều người tự tin và ngược lại cũng khiến không ít người tự ti cũng như ngại
tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Để giải quyết vấn đề này thì một cuộc cải tổ lớn cần được tiến hành. Hãy thay đổi phong cách
ăn vận và đầu tóc của mình sao cho hợp lý nhất. Một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền vì vậy đừng nên quá đắn
đo về giá cả. Hãy chọn lựa trang phục với hai tiêu chí. Một là hợp với môi trường học tập của bạn. Hai là hợp với tính cách
của bạn.


CHÚ Ý NHỮNG RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP

2. Ngôn ngữ
Không có khiếu trò chuyện, có quá ít từ ngữ để nói, để trao đổi hoặc nói quá nhiều cũng là một trong những rào cản lớn
khiến việc giao tiếp của bạnkém hiệu quả. Khi một người sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh nói cũng như hoàn
cảnh viết thì hiểu lầm là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, cách tốt nhất là luyện nói trước gương (với những người ít nói) và thi hành
chiến lược “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” (đối với những người nói quá nhiều).



CHÚ Ý NHỮNG RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP

3. Cảm xúc trong giao tiếp
Cảm xúc thường là yếu tố chi phối hành động vì vậy hành động khi cảm xúc không ổn định là hành động “dại dột” nhất trong
những điều “dại dột”. Giao tiếp cũng không nằm ngoài quy luật trên. Thực tế là, rất nhiều bất đồng cũng như thất bại xảy ra
là do con người không kìm chế được cảm xúc. Ngoài ra, những người bị bệnh lo âu, trầm cảm, nóng nảy thường có xu hướng
hiểu sai ý của người khác. Vì vây, cảm xúc cũng là một trong nhứng yếu tố khiến giao tiếp trở nên khó khăn.


CHÚ Ý NHỮNG RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP

4. Thiếu kiến thức
Những người có vốn kiến thức sâu rộng bao giờ cũng “mạnh miệng” hơn những người có vốn kiến thức hạn hẹp. Họ tự tin
để thể hiện mình hoặc phần lớn họ có khả năng nắm bắt được ý đồ cũng như thông điệp của đối tác một cách nhanh chóng.
Trái lại, những người có vốn kiến thức hạn hẹp họ sẽ chia thành hai loại. Một là ngại giao tiếp, hai là giao tiếp nhiều nhưng
thông tin sai lệch hoặc đón nhận thông điệp “lệch lạc” từ phía bạn bè, thầy cô.


Thank you!
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!



×