PHẦN MỞ ĐẦU
Sơ lược về Hoạt động xuất bản & tác động của hoạt động xuất bản với
việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện
nay.
Xuất bản như một ngành khoa học mới được xây dựng ở Việt Nam từ
những năm 80 của thế kỉ XX. Đây là khoa học không chỉ rất mới ở nước ta
mà cũng còn mới đối với thế giới.
Hoạt động xuất bản, theo các tài liệu sử học, đã xuất hiện ngay từ thế
kỉ thứ I trước công nguyên ở Rome, khi truyền thông xã hội phát triển và hoạt
động xuất bản hình thành và phát triển cho đến ngày nay.
Ở Việt Nam, Hoạt động xuất bản (xuất bản sách) xuất hiện ngay từ
thời cổ trung đại. Cơ sở đầu tiên của việc có sách và nghề xuất bản sách là
việc xuất hiện ngôn ngữ và chữ viết. Ở nước ta, chữ Hán là văn tự đầu tiên, du
nhập vào Việt Nam ngay từ thời Triệu Đà ( 207-137 TCN)…
Chữ Hán đã thành phương tiện học tập và ghi chép đối với người Việt
từ đầu công nguyên. Từ thế kỉ thứ VIII thì chữ Hán được sử dụng khá phổ
biến, để soạn thảo kinh phật, viết văn sách…
Cho thế kỉ thứ X nước ta trở thành một quốc gia phong kiến độc lập, đã
xuất hiện của chữ Nôm, một ngôn ngữ được coi là bản địa và đến thế kỉ
XVIII, XIX chữ Nôm phát triển cực thịnh lấn át chữ Hán.. Truyện Kiều,
Chinh phụ ngâm, Hịch Tây sơn là những ví dụ.Từ đó nghề in ra đời đánh dấu
bước phát triển thực sự của việc xuất bản sách ( Hoạt động xuất bản) .
Nghề in, theo truyền thuyết có ở nước ta cũng khá sớm, chủ
yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt ở Hà Nội với làng Bưởi,
làng Láng có nghề làm giấy lâu đời. Có thể đây là nơi in ấn đầu tiên ở nước
ta. Nhưng nghề in nói riêng cũng như xuất bản sách nói chung bị hạn chế
dưới thời phong kiến.
1
Trải qua nhiều thời kì hình thành và phát triền, hiện nay hoạt động xuất
bản đang được xây dựng hoàn thiện toàn diện cùng với sự đổi mới của đất
nước, sự phát triển về kinh tế và văn hóa. Xuất bản có nghĩa là phổ biến rộng
bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác.
Xuất bản là sản phẩm của nền văn minh nhân loại đã phát triển đến một giai
đoạn nhất định. Nó vừa là thành quả, vừa là công cụ thiết yếu thúc đẩy sự
phát triển của văn minh nhân loại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của văn minh.
Như vậy, hoạt động xuất bản là một bộ phận quan trọng thiết yếu của đời
sống văn hóa xã hội, là nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Xuất bản
tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động cũng như đời sống văn hóa. Nhất là trong
thời đại hiện nay, Hoạt động xuất bản có những tác động mạnh mẽ đến việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam.
Tìm hiểu về Hoạt động xuất bản với việc xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đã bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay cần phải có những am hiểu
nhất định về các vấn đề cơ sở lý luận xuất bản và bao quát toàn diện về những
đặc điểm của nền văn hóa hiện đại nước ta hiện nay. Các khái niệm cơ bản..
Hoạt động xuất bản là gì? Xuất bản có những đặc điểm gì? Chức năng gì?
Thực trạng về hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay?
Xuất bản ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, đến việc xây dựng nền văn
hóa Việt Nam hiện đại như thế nào?
Văn hóa là gì?
Như thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc? Nên văn
hóa này có những đặc điểm gì? Có những tác động gì đên hoạt động xuất bản
ở nước ta hiện nay?
Bản chất của công tác xuất bản là hoạt động truyền bá văn hóa. Các
hoạt động sáng tạo văn hóa, các hoạt động
Khác nhau của đời sống văn hóa đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động xuất bản.
2
Suy đến cùng, hai vấn đề quan trọng nhất của một quốc gia là kinh tế
và văn hóa. Không ai có thể phủ nhận chỗ đứng của văn hóa trong đời sống
con người.
Lĩnh vực văn hóa là những hoạt động đặc thù của con người thể hiện ý
thức muốn làm đẹp thêm cuộc sống của mình dưới mọi hình thức phong phú,
đa dạng, ngày càng giàu chất sáng tạo, để biến ý thức làm đẹp đó thành hình
thức cuộc sống.
Muốn lưu giữ được những giá trị văn hóa đó, truyền bá nó rộng rãi
trong xã hội chính là côn việc của xuất bản.
Xuất bản có quan hệ với các bộ phận khác nhau của hoạt động văn hóa
ở Việt Nam hiện nay, Hoạt động xuất bản góp phần xây dựng và bảo tồn phát
triển nền văn hóa Việt Nam hiện đại – tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc. Xuất
bản là một hoạt động văn hóa, là công cụ sáng tạo, truyền bá, lưu trữ, phân
phối và bảo tồn các giá trị văn hóa, là đội quân chủ lực trong việc truyền bá
các sản phẩm văn hóa. Cũng như mọi hoạt động văn hóa, mục tiêu cao cả của
công tác xuất bản là hướng tới hoàn thiện con người, đưa con người vươn tới
cái chân, thiện, mỹ tạo nền tảng tinh thần và động lực cho sự phát triển xã hội.
3
PHẦN I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT BẢN VÀ VĂN HÓA
1. Khái niệm hoạt động xuất bản
- Xuất bản là một từ Hán Việt. Về từ loại là một động từ, có nghĩa là
phổ biến rộng bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh, tạp chí
và các văn bản khác.
Trong ngôn ngữ châu Âu, xuất bản theo tiếng anh là publish, tiếng pháp
là publier, đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là publicare có nghĩa là công bố cho
mọi người biết.
Trong lịch sử văn minh, ngành xuất bản ra đời là sản phẩm của nền văn
minh nhân loại đã phát triển đến 1 giai đoạn nhất định. Nó vừa là thành quả
vừa là công cụ thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại, có vai
trò quan trọng đến sự phát triển của văn minh.
- Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản
là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tạo tinh
thần, vừa là hoạt động sáng tạo vật chất. Nội hàm xuất bản do ba yếu tố tạo
thành ..
+ Hoạt động xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác
phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả.
+ Xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia
công, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định để cung cấp cho độc
giả sử dụng.
+ Xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã
hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản.
Như vậy, Xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giả với độc
giả. Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt là : Chức năng tri thức
(văn hóa) để tuyển chọn, tham gia hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa và phát hiện
4
tài năng sáng tạo văn hóa tinh thần; chức năng mỹ thuật và kỹ thuật để thiết
kế, đồ họa bản in, vật chất hóa các tác phẩm tinh thần thành các xuất bản
phẩm, chức năng thương mại để lưu hành và tiêu thụ.
Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội. Nó không sáng tác ra tác phẩm
mới, mà sử dụng tác phẩm đã có hoặc sẽ có để truyền bá, phổ biến. Xuất bản
là khâu nối tiếp, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến
với quảng đại quần chúng trong xã hội.
Xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một
quá trính nối tiếp, đồng bộ hoàn chỉnh, gồm ba khâu : biên tập, in (nhân bản)
và phát hành các xuất bản phẩm trong xã hội.
2. Các khái niệm văn hóa, nhiệm vụ văn hóa và nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Khái niệm văn hóa:
+ Văn hóa: là thuộc tính bản chất của con người và xã hội loài người.
Văn hóa là thế giới riêng do con người tạo ra có tác dụng làm cho con người
ngày càng hoàn thiện. Văn hóa theo nghĩa rộng là mọi cái do con người sáng
tạo ra, cái gì không phải tự nhiên đều là văn hóa. Theo nghĩa này, văn hóa có
mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người.
Dựa trên các định nghĩa của các nhà văn hóa đi trước, thì văn hóa là
toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực
tiễn trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Văn hóa của
một dân tộc, theo nghĩa căn bản nhất là toàn bộ những cái qua đó một dân tộc
tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp các dân tộc khác nhận biết mình
– văn hóa là “tấm thẻ căn cước” của các dân tộc.
+Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng
và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm
về văn hóa:
-Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ
5
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên xã hội.Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu
cầu đời sống tinh thần, văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học;
-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn
minh;Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử
cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc
điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
+ Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4, “văn hóa: toàn bộ những
hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về
sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước…”
+ Ông F. Mayor, nguyên tổng giám độc UNESCO đưa ra khái niệm
văn hóa vừa có tính khát quát vừa có tính đặc thù:
“ Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong
tục, tập quán, lối sống và lao động.”
Khái niệm này đã đươc cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên
chính phủ về các chính sách văn hóa tại Vơnise năm 1970.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng:
“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
- Hoạt động văn hóa:
Là khái niệm theo nghía hẹp của văn hóa, đó là một lĩnh vực hoạt động
của con người – một lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, khoa học, công nghệ bên
cạnh lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Hoạt động văn hóa là quá trình hoạt động sáng tạo đặc biệt của con
người nhằm sản xuất, phổ biến và tiêu dùng các giá trị, các sản phẩm văn hóa,
6
đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng, xây dựng nền văn hóa đa
dạng của dân tộc và nhân loại.
- Lĩnh vưc văn hóa:
Đó là những hoạt động đặc thù của con người thể hiện ý thức muốn làm
đẹp thêm cho cuộc sống của mình dưới mọi hình thức phong phú, đa dạng,
ngày càng giàu chất sáng tạo, để biến cái ý thức làm đẹp đó thành hiện thực
cuộc sống.
Lĩnh vực đó – hoạt động sáng tạo đó biến những câu hò lao động thành
những bài thơ; những đêm nhày múa bên đống lửa thành nghệ thuật khiêu
vũ… đó là hoạt động văn hóa.
- Đời sống văn hóa:
Đời song văn hóa có những đặc điểm, yêu cầu riêng, có quy luật phát
triển đặc thù: Giao lưu, kế thừa, đứt gãy, không hoàn toàn tương đồng với đời
sống kinh tế. Sự phát triển của văn hóa là khúc khuỷu, quanh co, nhưng duy
cho cùng nó vẫn dao động xoay quanh trục sản xuất vật chất.
- Nhiệm vụ của văn hóa
Văn hóa bao gồm rất nhiều bộ phận hoạt động với các chức năng cụ thể
khác nhau. Song chúng đều thưc hiện bốn nhiệm vụ cơ bản đó là :
+ Sáng tạo ra các giá trị văn hóa: Các giá trị phi vật thể, vật thể; sản
xuất các sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần của con người.
Đó là chức năng của Hội sáng tác văn hóa nghệ thuật, các viện nghiên
cứu khoa học.
+ Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn hóa trong xã hội, biến các
giá trị văn hóa tinh thần thành các vật phẩm để truyền bá bằng các phương
tiện và các công cụ khác nhau… Đó là chức năng của các phương tiện thông
tin đại chúng (báo chí, xuất bản) , nhà tuyên truyền, người biểu diễn nghệ
thuật… người phát hành…v..v..
7
+ Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu văn hóa nhân loại, trao
truyền văn hóa cho các thế hệ sau. Nhiệm vụ này do nhiều cơ qua đảm nhiệm:
bảo tồn, bảo tàng, hệ thống thư viện, du lịch văn hóa…
+ Tổ chức đời sống văn hóa cộng đồng dùng văn hóa, biến các giá trị
văn hóa tinh thần thành hiện thực trong cuộc sống, làm phong phú đời sống
tinh thần xã hội. Đó là chức năng của tất cả các cơ quan văn hóa.
- Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn hóa tiên tến đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có những
phẩm chất ưu tú, thể hiện những đặc trưng tiến bộ nhất của nhân loại trong
thời đại hiện nay. Những phẩm chất ấy đã được khẳng định trong mục tiêu:
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Là nền văn hóa yêu nước, trân trọng đề cao giá trị yêu nước trên tinh
thần chủ nghĩa yêu nước chân chính. Nền văn hóa được xây dựng trên cơ sở
của một hệ tư tưởng tiên tiến là dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác- Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là nền văn hóa Việt Nam hiện đại, tiến bộ và nhân văn, tiếp thu di sản
văn hóa dân tộc và nhân loại. Nền văn hóa kế thừa cội nguồn bản sắc văn hóa
Việt Nam và phát huy, phát triển chúng lên một trình độ mới, với một diện
mạo mới sống động trong đời sống xã hội hiện đại.
8
PHẦN II: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA.
1. Sự ảnh hưởng từ đời sống văn hóa đến hoạt động xuất bản.
Bản chất của công tác xuất bản là tuyên truyền, truyền bá văn hóa. Các
hoạt động sáng tạo văn hóa và các hoạt động khác nhau của đời sống văn hóa
đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản.
- Những tác phẩm văn hóa, khoa học, những sáng tác của các nhà văn,
nghệ sĩ, những sản phẩm của các nhà khoa học hoạt động trên lĩnh vực văn
hóa là nguồn đề tài, là những vật liệu đầu vào quyết định sự phát triển của
hoạt động xuất bản. Bởi xuất bản không phải là sáng tác, xuất bản là hoạt
động gia công biên tập đối với các tác phẩm có sẵn, làm cho nó phù hợp với
nhu cầu tiếp nhận, nhu cầu tiêu dùng tinh thần của độc giả và phục vụ cho
việc truyền bá ra xã hội.
- Trình độ dân trí phát triển theo sự phát triển của đời sống văn hóa
giáo dục có những ảnh hường quan trọng đến nhu cầu học tập kiến thức, giải
trí, nhu cầu về văn hóa đọc cũng tăng lên… ảnh hưởng quan trọng đến xuất
bản.
Xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt các tác phẩm đã được gia
công, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định để cung cấp cho độc
giả sử dụng.
Những sản phẩm được sản xuất, nhân bản và truyền bá rộng rãi. Chính
vì thế, nhu cầu tiếp nhận những tác phẩm đó tăng (nhu cầu đọc sách báo, sử
dụng tài liệu, và sử dụng mọi xuất bản phẩm…) cũng đem lại lợi nhuận và sự
phát triển cho hoạt động xuất bản.
- Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu, quảng cáo xuất bản phẩm,
hướng dẫn dư luận, hướng dẫn sử dụng văn hóa phẩm trên các phương tiện
thông tin đại chúng như báo chí phát thanh, truyền hình, mạng thông tin quốc
9
tế… giới thiệu sách ở thư viện, các hoạt động văn hóa thông tin cơ sở có tác
dụng kích thích, hướng dẫn nhu cầu bạn đọc, tạo thị trường rộng lớn cho hoạt
động xuất bản phát triển.
2. Vai trò của Hoạt động xuất bản với đời sống văn hóa.
Xuất bản là một bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa, thúc đẩy sự
phát triển của các hoạt động văn hóa khác. Bởi lẽ, trong tổng thể các hoạt
động văn hóa, công tác xuất bản có khả năng thực hiện có hiệu quả hầu hết
các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hóa.
- Xuất bản là một hoạt động văn hóa, nó lựa chon, gia công và truyền
bá các tác phẩm văn hóa.
+ Xuất bản là nơi lưu trữ, giữ lại và truyền bá rộng rãi các sáng tạo giá
trị văn hóa của các tác giả nghiên cứu. Xuất bản là điều không thể thiếu được
của sáng tác.
Xuất bản tạo điều kiện, môi trường, điều kiện cho hoạt động sáng tác
nghiên cứu, sáng tác, kích thích giúp đõ hoạt động đó phát triển.
Xuất bản thông qua biên tập đã trực tiếp góp phần hoàn thiện, nâng
cao chất lượng các phẩm văn hóa được xuất bản.
Xuất bản góp phần thúc đẩy và nâng cao trình độ văn hóa của mọi
thành viên trong xã hội. Nó giúp con người tích lũy thành quả văn hóa của
dân tộc, nhân loại, là công cụ giáo dục, nâng cao trình độ tri thức cho bạn đọc.
Hoạt động nghiên cứu khoa học có hai điều kiện cơ bản để tạo ra các
nghiên cứu có giá trị: Đó là kế thừa những thành tựu đã có và được trao đổi,
phản biện giữa những người nghiên cứu. Xuất bản đã góp phần tạo đầy đủ cả
hai điều kiện đó. Tri thức và các thông tin chứa trong xuất bản phẩm được
truyền bá trong xã hội làm cho đông đảo người nghiên cứu sử dụng, kế thừa
các thành tựu chung của nhân loại, tránh sứ trùng lặp trong nghiên cứu, chất
lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học sẽ cao hơn.
10
+ Hoạt động xuất bản là công cụ truyền bá, phân phối, bảo tồn các giá
trị văn hóa có hiệu quả cao. Xuất bản là đội quân chủ lực trong việc truyền bá
các sản phẩm văn hóa.
Xuất bản có thể đưa đến đông đảo quần chúng những tác phẩm có
dung lượng tri thức lớn, những thông tin tri thức phức tạp, sâu sắc, có tác
dụng tích lũy lâu dài, có hiệu quả cao nhất.
+ Xuất bản cung cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học cho
thầy và trò trong giáo dục. Sách – Xuất bản phẩm giúp xây dựng xã hội học
tập, nâng cao dân trí, cung cấp công cụ để học tập suốt đời.
Xuất bản là nơi lưu trữ mọi thông tin tri thức.
+ Sách và hoạt động xuất bản còn có vị trí đáng kể trong việc tổ chức
đời sống văn hóa cộng đồng.
Sách góp phần làm cho cuộc sống tinh thần xã hội thêm vui tươi, lành
mạnh và giàu ý nghĩa.
Qua các cuộc thi sách, triễn lám sách, hội trợ sách, các phong trào đọc
sách… đời sống văn hóa xã hội được phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Sách và các
hoạt động xuất bản, truyền bá sách đã trở thành tiêu chí quan trọng để đánh
giá trình độ phát triển văn hóa, văn minh, của mỗi quốc gia dân tộc.
11
PHẦN III: HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Nền văn hóa tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích
lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Các giá trị
này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội
gìn giữ, trao truyền cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và đặc
tính riêng của mỗi dân tộc.
Định nghĩa này đã cho thấy được các tính chất cơ bản của văn hóa đó là
tính giá trị, tính sáng tạo, tính truyền thống, tính dân tộc.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lức và cũng là mục
tiêu của sự phát triển mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội. Là chuẩn mực để
đánh giá sự phát triển của một quốc gia dân tộc.
Trong những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa có
quan điểm cho rằng .. nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc ?
Với định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa Việt Nam hiện đại phải
là nền văn hóa có những phẩm chất ưu tú, thể hiện những đặc trưng tiến bộ
nhất của nhân loại trong thời điểm hiện nay. Những phẩm chất ấy đã được
khẳng định trong mục tiêu .. xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
• Văn hóa Việt Nam với phẩm chất tiên tiến.
+ Là nền văn hóa yêu nước, trân trọng để cao các giá trị yêu nước trên
tinh thần của chủ nghĩa yêu nước chân chính.
12
Yêu nước là một giá trị nhân loại, hình thành và được khẳng định trong
quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của mọi dân tộc. Hiện nay, cũng với
xu thế toàn cầu hóa à sự thức tỉnh ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, phẩm
chất yêu nước vì vậy lại được đề cao trân trọng.
+Là nên văn hóa được xây dựng trên cơ sở của một hệ tư tưởng tiên
tiến. Trong lịch sử nhân loại, bất kì nền văn hóa tiến bộ nào cũng được xây
dựng trên cơ sở một hệ tư tưởng tiên tiến nhất so với thời đại. Nền văn hóa
Việt Nam hiện nay phải dựa trên nền tảng của chũ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
+Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một bộ phận không thể tách rời
của chế độ xã hội tiên tiến , đồng thời là mục tiêu và động lực xây dựng xã
hội ấy.
+ Là nền văn hóa hiện đại, tiến bộ và nhân văn; vì hạnh phúc và phẩm
giá con người; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
+ Tính chất tiên tiến của nền văn hóa cũng bao hàm một thái độ trân
trọng, một năng lực làm chủ, năng nực tiếp thi tinh hoa văn hóa dân tộc và
nhân loại. Thái độ và năng lực này biểu hiện trong chính sách văn hóa của
một quốc gia, trong nhận thứa và hành vi ứng xử của con người trong xã hội
ấy.
• Bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam
+ Cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam:
Nền văn hóa Việt Nam có bề dày lịch sử, có quá trình sáng tạo, tích lũy
sang lọc, thử thách lâu dài trong lịch sử, trở thành một nền văn hóa giàu bản
sắc riêng.
+ Nền văn hóa Việt Nam không chỉ gìn giữ, bảo tồn tinh hoa văn hóa
dân tộc mà còn phát triển chúng lên một trình độ mới, với một diện mạo mới
sống động trong đời sống xã hội hiện đại.
13
Sau đây là hệ giá trị tiêu biểu của bản sắc văn hóa Việt Nam hiện nay:
-Đó là lòng yêu nước sâu sắc nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc;
-Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết các nhân – gia đình –
làng xã – tổ quốc;
-Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý;
-Cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất;
-Tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống;
• Tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc là hai nội dung của một nền
văn hóa Việt Nam thống nhất không thể tách rời. Tính chất tiên tiến hàm chứa
trong lòng nó những giá trị dân tộc, những thái độ đúng đắn, khoa học đối với
di sản văn hóa truyền thống; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng
có nghĩa là làm cho nó trở nên sống động trong xã hội mới, phục vụ cho sự
phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay.
2. Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở
Việt Nam hiện nay.
- Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
văn hóa.
+ Quan điểm thứ nhất: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
+ Quan điểm thứ hai:: Nền văn hóa là Việt Nam xây dựng là nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Quan điểm thứ ba : Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống
nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
+ Quan điểm thứ tư: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của
toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức đóng vai trò quan trọng.
+Quan điểm thứ năm: Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển
văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng
và sư kiên trì thận trọng.
14
Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện
đại là nền văn hóa tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc.
- Nhiệm vụ cụ thể trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với
những đức tính sau:
-Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc
hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
-Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
-Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,
nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
-Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
-Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực.
+ Xây dựng môi trường văn hoá
Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể,
cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội..., các
vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp
ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng
lớp nhân dân.
Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu
cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình. Xây
dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
15
Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hoá, nâng cao
tính tự quản của cộng động dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn
minh.
Thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hoá giữa các trung tâm đô thị
và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa,
vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân.
Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết
chế văn hoá ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá trọng điểm
tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hoá, nghệ thuật
chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hoá, nghệ
thuật.
+ Phát triển sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật
+ Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá
Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể
và phi vật thể.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha
ông để lại.
+ Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ
Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về giáo
dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý
thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yếu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
đạo đức, lối sống, nếp sống văn hoá, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí
vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước, bồi dưỡng ý
thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá
nhân loại.
+ Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số
16
"Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng,
phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc
thiểu số.
Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với
việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc
đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo, tiếng
nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng
tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu
số.
Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các
tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng
bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số
trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân.
Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị
văn hoá, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới
thông tin ở vùng dân tộc thiểu số.
Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu
số, sớm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xoá mù chữ,
nâng cao dân trí, xoá bỏ hủ tục.
3. Hoạt động xuất bản với việc xây dựng nên văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Hoạt động xuất bản giúp tích lũy, lưu giữ và truyền bá bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam.
• Xuất bản giúp tích lũy lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Trải hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rèn đúc, tôi luyện
cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy
độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm; sự hình thành một hệ
giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự
17
cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình
– làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấy
nhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng nhà – làng –
nước; trọng dân, đề cao dân, lấy dân làm gốc; hòa hợp đề hòa đồng, cần cù,
khiêm tốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhân cách của con người
và được nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách của dân tộc Việt Nam biểu
hiện của nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó
không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới
được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn
hóa.
Bản sắc văn hóa dân tộc ấy cần được gìn giữ và truyền lại cho mỗi con
người Việt Nam để xây dựng được một nền văn hóa hiện đại nhưng vẫn
không mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Xuất bản giúp lưu giữ lại các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa dân dân
tộc quý báu ấy qua các xuất bản phẩm như : tranh, ảnh, sách,báo… đó là
những công cụ để giáo dục, nâng cao tri thức về văn hóa cho mỗi người.
Rất nhiều các tác phẩm đã được xuất bản với chủ đề văn hóa, với
những đặc điểm của bản sắc văn hóa dân tộc như: “ Cội nguồn và bản sắc văn
hóa Việt Nam” – tiến sĩ sử học Huỳnh Công Bá, “ Hỏi đáp về làng cổ Việt
Nam” – NXB công an nhân dân, “ Từ điển văn hóa và phong tục cổ truyền
Việt Nam” – NXB giáo dục Viêt Nam, “ Chùa Việt Nam” – NXB thế giới…
và rất nhiều các tranh ảnh sách báo khác.
Qua đó, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như: Những
phong tục tập quán, ngôn ngữ dân tộc, truyền thống đạo đức, lối sống, văn
hóa đời sống, tôn giáo truyền thông… được gìn giữ cẩn thận, không bị mai
mòn. Từ đó truyền từ đời này sang đời khác, được nuôi giữ, tiếp biến, phát
18
triển một cách phù hợp nhất, khoa học nhất để phát triển nền văn hóa Việt
Nam hiện đại.
• Xuất bản là công cụ truyền bá, phân phối bảo tồn bản sắc văn hóa
dân tộc.
+ Hệ giá trị trong bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay không
phải chỉ là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam từ
ngày đổi mới, đây là những phẩm chất tốt đẹp đã kết tinh thành tinh hoa dân
tộc, trường tồn cùng sông núi ngàn năm, được thử thách và tôi luyện để trở
thành chuẩn mực, vừa có sức mạnh liên kết cộng đồng vừa điều chỉnh hành vi
lối sống của cá nhân, vừa không ngừng dung hoá để đổi mới vừa luôn ý thức
giữ gìn bản sắc để sinh tồn.
Chính vì thế việc truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống quý báu ấy
của dân tộc vào cộng đồng, đến với mỗi con người Việt Nam, khiến nó tồn tại
mãi mãi và không mất đi theo thời gian, theo lịch sử chính là việc hết sức
quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Xuất bản là đội quân chủ lực trong việc truyền bá các sản phẩm văn
hóa. Xuất bản có thể đưa đến đông đảo quần chúng những tác phẩm có dung
lượng tri thức lớn, mang lượng thông tin lớn, sâu sắc, có tác dụng tích lũy tri
thức lâu dài, có hiệu quả cao nhất. Qua đó, nội dung văn hóa của các sản
phẩm văn hóa ấy được truyền tải đến với công chúng bằng nhiều phương thức
khác nhau của hoạt động xuất bản.
+ Xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng khác như phát
thanh, truyền hình, báo chí ngày càng gắn bó với nhau, là điều kiện của nhau,
hỗ trợ cho nhau. Chính vì thế hoạt động truyền bá các sản phẩm văn hóa trở
nên dễ dàng hơn, thông tin được truyền tải nhanh chóng hơn, rộng rãi hơn và
đi xa hơn dễ dàng mang đến cho mỗi người tiếp nhận những thông tin về văn
hóa, cũng như những nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa Việt Nam & bản
sắc văn hóa dân tộc.
19
+ Hoạt động xuất bản có chức năng cơ bản đó là chức năng truyền
thông đại chúng và thực hiện chức năng ấy công tác xuất bản và xuất bản
phẩm đã trở thành phương tiện nhận thức cơ bản của con người. Sách và xuất
bản đã trở thành “người khai sáng”, người giữ gìn và truyền bá “ngọn đuốc trí
tuệ” của nhân loại.
Chức năng này của xuất bản đáp ứng được một trong những giải pháp
cấp thiết để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đó là cần
tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng
đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó
hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích
cực và tự giác.
- Hoạt động xuất bản giúp giữ vững và phát triển những phẩm chất
tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
• Hoạt động xuất bản trực tiệp tham gia vào công việc xây dựng văn
hóa yêu nước.
+ Lòng yêu nước là phẩm chất hàng đầu, là giá trị thiêng liêng nhất
trong bảng giá trị của văn hoá Việt Nam. Yêu nước là chuẩn mực giá trị, là lẽ
sống và đạo đức bởi đối với người Việt Nam, ý thức dân tộc phát triển từ rất
sớm. Yêu nước găn liền với yêu nhà, Tổ quốc là đại gia đình bởi các dân tộc
Việt Nam đều là “con một cha, nhà một nóc” có chung ngày giỗ tổ Hùng
vương, chung dòng máu lạc Hồng. Người Việt Nam là đồng bào nghĩa là sinh
ra từ một bọc trứng, tư truyền thuyết rất giàu tính triết lý Lạc Long Quân và
Âu Cơ. Từ lòng yêu nước đã kết tinh thành sức mạnh và giá trị của văn hoá
Việt Nam.
Trải qua hàng nghàn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử dân tộc ta là
các cuộc chiến tranh giành độc lập tự do, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chính vì
thế lòng yêu nước đã có từ rất sớm, len lỏi sâu trong ý thức của mỗi người
dân Việt Nam và trở thành một nét văn hóa của dân tộc.
20
Nhưng tiên tiến ở chỗ, nền văn hóa yêu nước là đề cao trân trọng giá
trị yêu nước trên tinh thần của chủ nghĩa yêu nước chân chính, không chỉ ở
Việt Nam mà tinh thần yêu nước là mang giá trị nhân loại, hình thành và được
khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của mọi dân tộc trên
thế giới. Hiện nay cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là sự thức tỉnh
mọi người về ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, phẩm chất yêu nước vì vậy
lại càng được đề cao chân trọng.
Hoạt động xuất bản ra đời từ khá sớm ở Việt Nam, trưởng thành và
phát triển cùng với những thăng trầm lịch sử dân tộc.
Xuất bản vừa là nơi lưu giữ lại minh chứng cho lòng yêu nước, vừa là
công cụ tuyên truyền, kêu gọi, truyền bá chủ nghĩa yêu nước đến với mọi
người.
Xuất bản đó là những cuốn sách, những tờ báo, những tờ đơn, những
tranh ảnh…. Cổ vũ trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Xuất bản
chính là công cụ gìn giữ những giá trị yêu nước tốt đẹp ấy và truyền lại đến
sau này.
Xuất bản đóng vai trò như một mặt trận trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa
của dân tộc, hoạt động xuất bản có khả năng thực hiện có hiệu quả hầu hết các
nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hóa. Đó là tuyên truyền, khơi dậy ý thức
về chủ quyền quốc gia dân tộc, yêu nước là đâu tranh một cách lành mạnh có
cơ sở khoa học.
• Hoạt động xuất bản đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh, là hệ tư tưởng tiên tiến để xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến trên chế độ xã hội tiên tiến.
+ Nền văn hóa Việt Nam hiện nay được xây dựng dựa trên nền tảng tư
tưởng tiên tiến nhất so với thời đại là chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Xuất bản chính là cấu nối để đưa chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt
Nam qua các xuất bản phẩm là các cuốn sách. Sách, xuất bản phẩm là một
21
kênh quan trọng có hiệu của nhất trong việc giáo dục và truyền tải tri thức
nhân loại. Cùng với chức năng thông tin đại chúng, xuất bản là phương tiện
trao đổi tri thức và truyền bá tri thức ấy đến với cộng đồng. Hiện nay có rất
nhiều xuất bản phẩm với đề tài là chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, với những bộ sách khổng lổ được xuất bản.
Xuất bản chính là công cụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh và đưa nó đến với xã hội Việt Nam và trở thành nền tảng
tư tưởng sáng suốt tiên tiến của Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp cho Đảng
lãnh đạo đất nước giành được độc lập và đổi mới, phát triển.
Từ đó, Xuất bản là một hoạt động không thể thiếu đối với việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến. Bời nó là công cụ tích lũy tri thức lâu dài, có hiệu
quả cao nhất, nó đưa những tri thức ấy đến với đông đảo công chúng giúp
nâng cao nhận thức của mỗi người. Hơn nưa xuất bản còn là công cụ phân
phối, bảo tồn các giá trị văn hóa tiên tiến ấy, các tri thức quý báu quan trọng
ấy. Đây là vai trò quan trọng của hoạt động xuất bản mà không có hoạt động
nào khác có thể thay thế được.
• Hoạt động xuất bản góp phần trong việc tiếp thu tinh hoa di sản văn
hóa dân tộc và nhân loại để xây dựng nền văn hóa tiên tiến.
+ Xuất bản góp phần thúc đẩy và nâng cao trình độ văn hóa của mọi
thành viên trong xã hội. Nó giúp con người tích lũy mọi thành quả văn hóa
truyền thống của dân tộc và nhân loại, là công cụ giáo dục nâng cao trình độ
tri thức cho bạn đọc.
Tri thức và các thông tin chứa trong xuất bản phẩm được truyền bá
trong xã hội làm cho đông đảo người sử dụng, kế thừa các thành tựu chung
của nhân loại, giúp loại bỏ đi những điều không phù hợp tiếp thu những cái
mới tiên tiến, hiện đại, có chất lượng.
Xuất bản lựa chọn các đề tài, các chủ đề tiêu biểu về văn hóa, nổi bật
trong nền văn hóa nhân loại tiến bộ để biên tập, sản xuất, nhân bản và truyền
bá rộng rãi đến với mọi người. Từ đó, con người biết tiếp thu những giá trị
22
văn hóa tiên tiến, mới mẻ giúp ích cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam
hiện đại.
Xuất bản nói một cách khái quát chính là cầu nối giữa những nền văn
hóa khác nhau trên thế giới, xuất bản nâng cao các giá trị văn hóa tiên tiến,
nhân rộng bằng các xuất bản phẩm là các tư liệu về văn hóa và mang chúng
đến với quảng đại quần chúng giúp mọi người nâng cao được năng lực làm
chủ, năng lực tiếp thu tri thức, tiếp thu cái mới sáng tạo sao cho phù hợp với
nền văn hóa dân tộc.
- Như vậy, Hoạt động xuất bản đã đóng một vai trong khá quan trọng
trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam
hiện nay.
Xuất bản cũng là một hoạt động văn hóa. Xuất bả là một bộ phận thiết
yếu của đời sống văn hóa. Công tác xuất bản có khả năng thực hiện hiệu quả
hầu hết các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hóa.
Xuất bản giúp lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa
dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại tiến bộ, góp phần nâng cao dân trí, giáo
dục con người hướng tới hoàn thiện con người, đưa con người vươn tới cái
chân, thiện, mỹ, tạo nền tảng tinh thần và động lực cho sự phát triển văn hóa –
xã hội.
4. Nền văn hóa hiện nay tác động đến hoạt động xuất bản
Văn hóa vừa là động lực, mục tiêu của sự phát triển, vừa là nền tảng
tinh thần của xã hội.
Văn hóa Việt Nam hiện đại là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc .
Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần mở rộng và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế về văn hóa, đổi mới tăng cường việc giới thiệu và truyền
bá văn hóa, văn học nghệ thuật, đất nước con người Việt Nam với thế giới,
khuyến khích cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn, quảng bá văn hóa
23
Việt Nam, tham gia tích cực vào xây dựng, phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc
dân tộc, góp phần xây dựng đất nước
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, trong thời
đại hội nhập và mở cửa có những cơ hội và những thách thức đối với nền văn
hóa Việt Nam và hoạt động xuất bản cũng có nhưng tác dộng đáng kể.
- Những tác động tích cực từ nền văn hóa Việt Nam hiện đại với hoạt
động xuất bản.
+ Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã có
những thành tựu nổi bật, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
+ Hoạt động sáng tác nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo,
nghệ sĩ và các nhà khoa học sôi nổi, xuất hiện nhiều nhà văn mới đấy triển
vọng.
Các tác phẩm mà họ sáng tạo ra về mọi mặt khoa học, văn hóa là nguồn
đề tài, là những vật liệu quyết định của hoạt động xuất bản.
Những đề tài về văn hóa dân tộc, truyền thống dân tộc, về những tinh
hoa văn hóa nhân loại, … đã làm phong phú thêm cho “nguồn vật liệu” ấy của
xuất bản.
+ Nội dung cũng như hình thức của các xuất bản phẩm cũng được đổi
mới và phát triền đa dạng.
Ngành in phát triển, cũng với sự ra đời của rất nhiều nhà xuất bản như:
NXB giáo dục, NXB chính trị - quốc gia, NXB văn học, NXB trẻ, NXB lao
động, NXB Kim Đồng, NXB công an nhân dân…
Thêm vào đó là các công ty sách như: Công ty sách Nhã Nam, Thái Hà
books… chứng tỏ ngành xuất bản hoạt động sôi nổi và phát triển.
Do cơ chế hội nhập mới, nền văn hóa nước ta giao lưu với rất nhiều
nền văn hóa khác nhau trên thế giới, chính vì vậy nội dung của các xuất bản
phẩm càng thêm đa dạng, độc đáo, có những nét mới, nét lạ …
24
Ngày nay, khoa học kĩ thuật cũng phát triển, nên hình thức của các
xuất bản phẩm cũng phong phú và tiên tiến hơn như: băng, đĩa, đĩa âm thanh,
đĩa hình, các sách điện tử, sách trên mạng, các xuất bản phẩm điện tử…
+ Các hoạt động văn hóa truyền thông, các hoạt động tuyên truyền giới
thiệu, quảng cáo xuất bản, hướng dẫn sử dụng văn hóa phẩm trên các phương
tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet…
Các buổi giới thiệu sách, quảng cáo sách như: Ngày hội đọc sách, ra
mắt sách mới, kí tặng sách của các tác giả… có tác dụng kích thích nhu cầu
độc giả, tạo thị trường rộng lớn cho xuất bản phát triển, đem lại nhiều lợi ích
cho xuất bản.
+ Văn hóa phát triển tiên tiến hơn nhưng không mai một mất đi bản
sắc dân tộc Việt Nam. Đất nước ngày càng phát triển, trình độ dân trí cũng
dần được nâng cao, giáo dục ngày càng phát triển đã ảnh hưởng tích cực đến
nhu cầu học tập, nhu cầu tìm hiểu, tìm kiếm tri thức, nhu cầu đọc sách tăng
cao, văn hóa đọc phát triển… đã có những ảnh hưởng quan trọng đến hoạt
động xuất bản.
Xuất bản cần phát triển cả về hình thức lần nội dung để phù hợp với
trình độ của xa hội, đáp ứng đủ nhu cầu của con người.
Xuất bản phẩm ngày càng có nội dung phong phú, hình thức ngày càng
bắt mắt.. số lượng bản in nhiều, thị trường mở rộng.
+ Văn hóa phát triển cũng giúp cho hoạt động xuất bản Việt Nam vươn
cao hơn, xa hơn đến với thế giới. Rất nhiều các tác phẩm đã đến được với
công chúng ngoài nước và được xuất bản ở nhiều các quốc gia trên thế giới.
- Một số tác động tiêu cực từ nền văn hóa Việt Nam hiện đại đến hoạt
động xuất bản.
+ Bên cạnh nhưng tinh hoa văn hóa tiến bộ còn có những văn hóa xấu
từ thế giới du nhập vào đời sống văn hóa Việt Nam, làm tha hóa đi một bộ
phận người trong cộng đồng và ảnh hường đến xuất bản.
25