Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

tiểu luận Huy động sự tham gia đông đảo các nhóm đối tượng tham gia vào luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.49 KB, 49 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuốc lá đã được con người biết đến và sử dụng từ cách đây hàng nghìn
năm. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tìm mua những bao thuốc lá trong các của
hàng tạp hóa, siêu thị hay tại các quán nước. Thuốc lá được biết đến như một loại
thuốc độc, nó gây ra cho con người rất nhiều loại bệnh về đường hô hấp, phổi và
một số bệnh liên quan khác. Thuốc lá không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng mà nó còn có tác động mạnh đến sức khỏe những người xung
quanh, những người hút thuốc lá thụ động. Hiện nay để giảm thiểu ảnh hưởng tới
sức khỏe của người hút thuốc là thụ động, nhà nước ta đã đưa ra một số quy định
về việc không hút thuốc lá ở nơi công cộng và nơi làm việc tuy nhiên đa số những
người hút thuốc vẫn chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định này.
Theo kết quả của cuộc Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng
thành năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy tỷ lệ hút thuốc chung của
những người đang hút thuốc lá là 23,8%. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nam giới 47,4%
so với nữ giới chỉ có 1,4%. Trong những người đang hút thuốc, 19,5% là người hút
thuốc hàng ngày (38,7% ở nam và 1,2% ở nữ) và 4,3% là người hút thuốc không
thường xuyên (8,7% ở nam và 0,2% ở nữ). Ước tính số người trưởng thành hút
thuốc ở Việt Nam vào khoảng 15,3 triệu (trong đó 14,8 triệu người hút thuốc lá
nam giới và 477.000 là nữ giới). Số người hút thuốc hàng ngày vào khoảng 12,5
triệu (trong đó 12,1 triệu là nam và 403.000 là nữ). 1 Theo như công bố này của
WHO thì hiện nay nước ta là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá lớn nhất thế
giới.
Tuy thuốc lá không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng
công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn là ngành sản xuất “hái ra tiền” ở nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Xã hội học và
Trường ĐH Thương mại, trong một năm, người hút thuốc chi cho thuốc lá cao hơn
3,6 lần so với chi cho giáo dục; 2,5 lần so với quần áo và 1,9 lần chi cho chăm sóc
1

WHO Report on the Global Tobacco Epidemic, 2011, Country Profile Vietnam



3


sức khỏe. Tổng chi cho thuốc lá tại Việt Nam trong năm 1998 là 6,6 nghìn tỉ đồng
(khoảng 10,65 triệu người hút thuốc, trung bình mỗi người chi 616.000 đồng).
Năm 2002, số chi cho thuốc lá đã lên tới 8,213 ngàn tỉ đồng/năm, mức chi tăng lên
682.000đ/người với hơn 12 triệu người hút thuốc. Số tiền mà thuốc lá "đốt" có thể
mua được 1,6 triệu tấn gạo, đủ nuôi 10,6 triệu người/năm. 2Năm 2007, số tiền
người dân chi cho mua thuốc lá tăng lên là 14.000 tỷ đồng. Hiện nay nước ta có
khoảng 15,3 triệu người hút thuốc lá.3

Hiện nay, sản xuất thuốc lá vẫn là một ngành công nghiệp “hái ra tiền”

Như chúng ta đã biết, trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất.
Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các
chất gây độc. Đặc biệt, trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các
hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Hút thuốc
lá gây ra 6 loại ung thư phổ biến sau: ung thư phổi, ung thư các bộ phận thuộc đầu
và cổ (như ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư mũi,...), ung thư thận và
bang quang, ung thư tuyến tụy, ung thư bộ phận sinh dục, ung thư hậu môn và đại
trực tràng.4

2

/>3
/>4
Hút thuốc và các bệnh ung thư, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia

4



Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết mỗi năm, thế giới có gần 6 triệu
người chết vì thuốc lá, trong đó có khoảng 600 nghìn người hút thuốc thụ
động.5Hàng năm tại Việt Nam, thuốc lá nguyên nhân tử vong của hơn 40.000
người (con số này cao gấp 4 lần so với các ca tử vong vì tai nạn giao thông) 6. Ước
tính đến năm 2030 số người tử vong do thuốc lá sẽ tăng lên tới 70.000 mỗi năm
nếu chúng ta không thực hiện những biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ hút thuốc.
Bên cạnh đó,trên 33 triệu người lớn không hút thuốc và trên 2/3 số trẻ em Việt
Nam phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động trong gia đình,
nơi làm việc và các nơi công cộng.7

Hút thuốc lá thụ động rất nguy hiểm cho trẻ

Ngày 11/11/2004, Việt Nam đã trở thành 1 trong 57 nước phê chuẩn Công
ước Khung về Kiểm soát thuốc lá(Framework Convention on Tobacco Control FCTC) của Tổ chức Y tế thế giới, Công ước đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày
17/3/2005.Mục tiêu của Công ước khung là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và
tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của
việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc. 8 Bên cạnh việc phê chuẩn
Công ước Khung, trong quy chế Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước(Ban hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày02
5

/> />7
/>8
Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, />6

5



tháng8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)cũng đã quy định về cấm hút thuốc lá
trong phòng làm việc. Đến ngày 21 tháng 08 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Quyết định 1315/QĐ-TTg cấm hút thuốc nơi công cộng và bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 1-1-2010. Theo đó, người có hành vi hút thuốc nơi công cộng sẽ
bị xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến phạt tiền 50.000-100.000 đồng cho mỗi lần vi
phạm...Tuy nghiên sau khi những quy định này được đưa ra thì tình hình hút thuốc
lá ở nơi cộng cộng và nơi làm việc ở Việt Nam vẫn không có nhiều thay đổi, việc
hút thuốc lá tại những nơi công cộng như bệnh viện, trước cổng trường học,...vẫn
diễn ra rất phổ biến.

Mặc dù biển “Không hút thuốc lá trong bệnh viện” được ghi rất rõ ràng nhưng
rất nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc như không hề biết đến quy định này

Trước những thực trạng đáng lo ngại này về tình hình hút thuốc lá tại Việt
Nam hiện nay, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Vận động dư luận
về vấn đề không hút thuốc lá ở nơi công cộng và nơi làm việc”với mục đích tăng
cường hiểu biết của mọi người về tác hại của thuốc lá và huy động sự tham gia
đông đảo của các nhóm đối tượng vào các quy định không hút thuốc lá ở nơi công
cộng và nơi làm việc.
6


2. Mục đích nghiên cứu
Vận động dư luận: Huy động sự tham gia đông đảo các nhóm đối tượng
tham gia vào luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc.
3. Mục tiêu tuyên truyền vận động
Huy động sự tham gia đông đảo tầng lớp xã hội và giới truyền thông vào
việc thực hiện
Vận động người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại nơi công cộng và nơi
làm việc.

4. Cấp độ vận động
Cấp độ 2: Tại địa bàn Thành Phố Hà Nội nhằm giúp người hút thuốc lá thay
đổi hành vi hút thuốc ở nơi công cộng và nơi làm việc.
5. Phương pháp nghiên cứu vấn đề
Sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tọa đàm truyền
hình, vận động hành lang, hội nghị, hội thảo để góp phần nâng cao nhận thức và
tạo được sự ủng hộ của dư luận đối với vấn đề không hút thuốc lá nơi công cộng và
nơi làm việc.
6. Kết quả mong đợi
- Vận động dư luận đưa ra các kiến nghị và nhóm đưa ra quyết định nhận
được các kiến nghị đó
- Nhóm hưởng thụ nhận thức được rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong
thực hiện không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc.
- Nhóm hút thuốc lá đưa ra hành động không hút thuốc lá nơi công cộng và
nơi làm việc. Qua đó tạo một môi trường làm việc và cộng đồng không có khói
thuốc.
- Nhóm đối tác kết hợp đưa ra hành động góp phần tuyên truyền nâng cao
hiểu biết của các nhóm khác như nhóm hưởng lợi, nhóm chống đối từ đó tạo được
sự ủng hộ và cùng tham gia hành động.
7


7. Nội dung nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu các nhóm đối tượng
 Đối tượng trực tiếp:
- Nhóm ra quyết định:
Cán bộ quản lý cấp tỉnh thành, các sở ban ngành liên quan, người đứng đầu các
cơ quan làm việc, lãnh đạo có uy tín trong xã hội (tổ trưởng dân phố, giám đốc hay
tổng giám đốc cơ quan làm việc,…)
 Đối tượng gián tiếp

- Nhóm hưởng thụ: những người không hút thuốc (phụ nữ, người đang mang
thai, người già, trẻ em, nam giới không hút thuốc…)
- Nhóm đối tác: Hội phụ nữ, công đoàn trong các cơ quan đoàn thể, hội người
cao tuổi, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, đại diện các cơ quan báo đài trung
ương địa phương.
- Nhóm chống đối: Những người hút thuốc lá, những người kinh doanh thuốc
lá( nhà sản xuất, người bán thuốc lá)
7.2. Mô tả các nhóm đối tượng
Đối tượng

Mức độ hiểu biết

Nguyện vọng đối

Kiến nghị/giải pháp

đối với vấn đề
với vấn đề
đối với vấn đề
- Có hiểu biết chung -Muốn luật không -Nhà nước đầu tư
về vấn đề hút thuốc hút thuốc lá nơi kinh phí cho việc
lá và tác hại của công cộng và nơi thực hiện luật như
việc hút thuốc lá làm việc được mọi xây
Nhóm ra
quyết định

(hút thuốc là có thể người

khu


các cơ quan, trường

phổi, ảnh hưởng tới - Xây dựng được học,…
quanh…)

xung môi
việc

trường

làm

trong

lành,

văn minh, nâng cao
hiệu quả làm việc
8

hút

thực hiện thuốc lá riêng trong

dẫn tới ung thư nghiêm túc
người

vực



- Có hiểu biết chung - Được làm việc - Đưa ra một bộ luật
về vấn đề hút thuốc trong

một

môi cụ thể quy định về

lá và tác hại của trường trong lành hành vi không hút
việc hút thuốc lá đảm bảo sức khỏe thuốc lá ở nơi công
Nhóm

(hút thuốc là có thể hơn.

cộng và nơi làm việc,

hưởng thụ

dẫn tới ung thư

tăng mức phạt đối với

phổi, ảnh hưởng tới

các trường hợp vi

người

phạm và quy định rõ

xung


quanh…)

các đối tượng xử lý vi

phạm đó.
- Có hiểu biết chung - Tăng cường hiểu - Đề ra kế hoạch thực
về vấn đề hút thuốc biết của các thành hiện cụ thể, có sự
lá và tác hại của viên trong tổ chức phối hợp tổ chức thực
việc hút thuốc lá đoàn thể về vấn đề hiện giữa đoàn trường
(hút thuốc là có thể không hút thuốc lá và nhóm đề tài.
Nhóm đối
tác

dẫn tới ung thư nơi công cộng và - Tổ chức nhiều cuộc
phổi, ảnh hưởng tới nơi làm việc.

hội thảo khác nhau để

người

đảm bảo thông tin

xung

quanh…).

đến được với mọi

- Biết các quy định


nhóm đối tượng.

về không hút thuốc
lá ở nơi công cộng
Nhóm

và nơi làm việc.
- Có hiểu biết chung - Muốn có khu vực - Nhà nước đầu tư

chống đối

về vấn đề hút thuốc dành

riêng

cho kinh phí xây dựng

lá và tác hại của người hút thuốc lá khu vực hút thuốc lá
việc hút thuốc lá tại nơi công cộng tại những nơi công
(hút thuốc là có thể và nơi làm việc để cộng và nơi làm việc.
dẫn tới ung thư không
9

làm

ảnh


phổi, ảnh hưởng tới hưởng đến những

người

xung người xung quanh.

quanh…)
7.3. Các phương pháp tuyên truyền vận động
 Nhóm hưởng thụ và nhóm đối tác:
- Nâng cao nhận thức: tổ chức hội thảo khoa học, đưa ra tác hại hay quyền lợi
họ nhận được trong việc TTVĐ không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm
việc
- Huy động sự ủng hộ của họ: huy động họ tham gia cuộc vận động của mình,
nhờ họ tuyên truyền tới người xung quanh
 Nhóm chống đối:
- Tìm hiểu tại sao họ lại chống đối lại mình
- Nâng cao nhận thức: tổ chức hội thảo khoa học, quyền lợi được hưởng từ cuộc
TTVĐ
- Thảo luận: thuyết phục họ tham gia các cuộc thảo luận, trao đổi về lý do tại
sao họ không tuân theo luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
 Nhóm ra quyết định:
- Tìm hiểu thực trạng hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc ảnh hưởng thế
nào tới cơ quan, đoàn thể của họ
- Nâng cao nhận thức: tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm, trao đổi về
thực trạng, tác hại của việc hút thuốc lá
- Đối thoại: trình bày thực trạng hút thuốc, nêu tác hại của việc hút thuốc ảnh
hưởng tới nơi công cộng và nơi làm việc, lợi ích của việc ra quyết định…
- Gây áp lực: vợ, chồng, con cái…của các cán bộ cấp cao có thể bị ảnh hưởng
7.4. Kết quả mong đợi
 Nhóm ra quyết định:
- Muốn họ hiểu đc tác hại của hút thuốc lá


10


- Hiểu được lợi ích của việc thực hiện việc không hút thuốc lá nơi công cộng và
nơi làm việc
- Đồng tình, ủng hộ các chương trình vận động về không hút thuốc lá nơi cộng
cộng và nơi làm việc
- Cùng chương trình lên kế hoạch vận động, góp 1 chút kinh phí cho kế hoạch
- Đưa ra quy định về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
 Nhóm hưởng lợi và nhóm đối tác:
- Hiểu đc tác hại của việc hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
- Thấy được lợi ích của việc không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
sẽ làm đẹp cho mỹ quan và không ảnh hưởng tới sức khỏe người xung quanh
- Mọi ng tính nguyện TTVĐ cho các nhóm khác để vấn đề thực hiện đc hiệu
quả
- Có khả năng giúp đỡ về nhân lực và vật lực cho chương trình vận động không
hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
- Tham gia đóng góp ý kiến cho kế hoạch vận động thêm sôi động, đầy thiết
thực và ý nghĩa
 Nhóm chống đối:
- Họ hiểu đc tác hại của hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc ảnh hưởng
tới mỹ quan và sức khỏe con ng như thế nào
- Thấy được lợi ích của việc không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
- Hạn chế việc họ sẽ hút thuốc lá ở nơi công cộng và nơi làm vệc
- Đồng tình và có thể là nguồn nhân lực hữu ích cho chương trình vận động
7.5. Phương pháp tiếp cận các nhóm đối tượng
Để thuận tiện cho nghiên cứu và thực hiện kế hoạch tuyên truyền vận động,
nhóm đã lên kế hoạch tiếp cận các nhóm đối tượng cụ thể tại học viện Báo chí
và Tuyên truyền
 Nhóm ra quyết định

- Lên kế hoạch gặp Ông Lương Khắc Hiếu - Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
11


- Trong các mối quan hệ mà nhóm có thì nhóm nhận thấy rằng thầy Lưu Hồng
Minh - trưởng khoa Xã hội học là người có khả năng cao nhất giúp nhóm
liên hệ được với Giám đốc học viện.
+ Nếu thầy Minh đồng ý giúp đỡ: Nhờ thầy liên hệ và giới thiệu nhóm với
Giám đốc học viện
• Giám đốc đồng ý: liên hệ lịch gặp mặt, chuẩn bị kịch bản phỏng vấn
• Giám đốc không đồng ý (hoặc do bận không gặp được): thuyết phục
tiếp 2 lần, nếu tiếp tục chưa đồng ý thì nhóm chuyển đối tượng sang
vận động hành lang thông qua gia đình.
+ Nếu thầy Minh không đồng ý giúp đỡ:
• Xem các mối quan hệ khác để nhờ sự giúp đỡ: nhóm chọn cô Phạm
Hương Trà phó khoa Xã hội học hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp.(các
bước thực hiện như trên)
• Nếu không nhờ được mối quan hệ nào thì nhóm trực tiếp hẹn gặp
thông qua lịch tiếp sinh viên của trường.(việc gặp trực tiếp sẽ gặp
nhiều khó khăn, cho nên nhóm sẽ cố gắng kiên trì thuyết phục)
 Nhóm đối tác
- Tiếp cận với thầy Vũ Thanh Vân – Ủy viên ban chấp hành Đoàn Học viện
Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Đoàn Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
- Do là sinh viên trong nhóm có quen biết từ trước và một thành viên trong
nhóm là bí thư liên chi Xã hội học nên dễ tiếp cận và nhờ sự giúp đỡ.
- Do đặc điểm của nhóm này là cán bộ Đoàn, luôn nhiệt tình với các hoạt
động xã hội, gần gũi với sinh viên nên dễ tiếp cận hơn các nhóm khác.
 Nhóm hưởng lợi

- Nhóm xác định trong học viện Báo chí và Tuyên truyền nhóm hưởng lợi là
những nhóm sau: Sinh viên không hút thuốc lá, những giảng viên không hút
thuốc lá,…
- Tiếp cận với nhóm hưởng lợi dễ dàng tiếp cận hơn so với các nhóm khác do
đặc điểm của nhóm bao gồm sinh viên và giảng viên trong trường. Để tiếp
cận nhóm đã đến từng lớp để lấy ý kiến của các bạn sinh viên và gặp các
thầy cô giảng viên không hút thuốc lá trong trường bằng nhiều cách có thể
12


kể đến như trực tiếp gặp sau giờ lên lớp và gặp tại phòng nghỉ giáo viên, lên
trên văn phòng khoa gặp trực tiếp.
 Nhóm chống đối
- Phỏng vấn anh Trịnh Quang Long, sinh viên lớp Xã hội học K29, là một
người đã hút thuốc.
- Đặc điểm của nhóm này là những người không đồng tình với vấn đề không
hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc. Nhóm tiếp cận với bạn Trịnh
Quang Long là sinh viên trong lớp đang hút thuốc, do đã có quan hệ bạn bè
từ trước nên quá trình tiếp cận cũng gặp nhiều thuận lợi.
7.6. Thông điệp TTVĐ
“Hãy chung tay vì cộng đồng không khói thuốc”
 Nhóm chống đối
- Hãy vứt bỏ điếu thuốc đang cháy trong tay bạn vì hạnh phúc của chính
chúng ta và thế hệ mai sau.
 Nhóm hưởng lợi
- Vì một môi trường không khói thuốc, hãy hành động để bảo vệ sức khỏe
của bạn và những người xung quanh.
 Nhóm đối tác
- Ngay bây giờ, chúng ta cần hành động quyết liệt hơn vì môi trường không
khói thuốc.

 Nhóm ra quyết định
- Quyết định không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc để bảo vệ
sức khỏe cho chính bạn và đồng nghiệp.

B. XÂY DỰNG KỊCH BẢN TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG
Tên chiến dịch:
VẬN ĐỘNG DƯ LUẬN KHÔNG HÚT THUỐC LÁ
NƠI CÔNG CỘNG VÀ NƠI LÀM VIỆC.
(Tiến hành vận động tại học viện Báo chí và Tuyên truyền.)
13


I. Kịch bản tiếp cận hành lang đối với người ra quyết định.
1. Phương pháp tiến hành: Vận động hành lang
Nhóm liên quan
Đối tượng

- Nhóm gia quyết định
- GS. Lương Khắc Hiếu giám đốc học viện Báo chí

và Tuyên truyền
Kích cỡ và đặc điểm
- Kích cỡ: 1 người
nhóm

Đặc điểm
- Là người có thẩm quyền trong việc điểu chỉnh, bổ
sung, ban hành các quy định trong học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
- Có trình độ học vấn cao

- Đối tượng tương đối khó tiếp cận vì đây là đối
tượng có quyền hạn cao. Họ rất bận rộn, với lịch làm việc
dày đặc nên tiếp cận trong giờ hành chính là khá khó khăn,
vậy nên cần có cách tiếp cận hành lang ngoài giờ làm việc

hoặc giờ nghỉ giữa các buổi thảo luận…
Kiến thức, thái độ về vấn
- Đây là nhóm đối tượng có hiểu biết
đề
Dự kiến về hiệu quả
tác động tuyên truyền

- Đối tượng biết đến và hiểu mục đích của chiến dịch
vận động
- Có thái độ ủng hộ, quan tâm từ đó tạo môi trường
chính sách thuận lợi hơn giúp cho cuộc vận động đến
được đích

2. Cách thức tiếp cận
Tiếp cận trực tiếp:
Khi biết được lịch trình của nhóm này thì cách thức tiếp cận trực tiếp đó là :
gặp tại cơ quan, gặp gỡ tại nhà riêng, hay gặp tại các hoạt động thể thao, văn nghệ
Tiếp cận gián tiếp:
14


- Thông qua sự giới thiệu của TS. Lưu Hồng Minh trưởng khoa Xã hội học
hoặc qua sự giới thiệu của TS. Phạm Hương Trà hoặc thầy Chủ nhiệm lớp
- Khi trình bày được quan điểm, ý nghĩa, mục tiêu của cuộc vận động người
tiếp cận thăm dò ý kiến quan điểm giám đốc học viện về vấn đề. Khi thấy được

thái độ đồng thuận thì ta có thể thông qua thầy kiến nghị đưa ra quyết định ủng hộ
vấn đề trước hội đồng nhà trường và thực thi quyết định trong trường.
3. Nội dung kịch bản phỏng vấn
- Xin chào thầy. Em là sinh viên khoa XHH lớp K29. Chúng em đang thực hiện
một đề tài môn TTVĐ về vấn đề ko hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc.
Em muốn phỏng vấn thầy nhờ sự giúp đỡ của thầy để bọn em hoàn thành bài tập
được tốt hơn.
- Trình bày thực trạng (Tìm hiểu thực trạng số giáo viên hút thuốc/tổng số giáo
viên của từng khoa trong trường, tỉ lệ nam nữ, độ tuổi (nếu có), theo khối ngành (lí
luận & nghiệp vụ))
- Thầy có hút thuốc không?
- Nếu “có”
+ Thường hút khi nào? ở đâu?
+ Có hút ở trường ko?
+ Có hút ở nhà ko?
+ Có biết tác hại của hút thuốc lá ko?
+ Tác hại đối với bản thân như thế nào?
+ Có hại đối với những người xung quanh như thế nào? (những ng` HTL thụ động)
+ Biết thông tin đó qua những nguồn nào? (hỏi cụ thể phương tiện nào)

15


+ Kể từ khi hút thuốc, sức khỏe có thay đổi gì ko?
+ Trong gia đình, ngoài thầy còn ai HTL nữa ko?
+ Các thành viên trong gia đình có mắc các bệnh về đường hô hấp và phổi ko?
• Nếu không: Thế theo thầy các bệnh về đường hô hấp và phổi có phải là do
việc HTL thụ động gây nên k? (hình ảnh Các bà mẹ và trẻ em ở bệnh viện,
bên cạnh có ng HTL …)
• Nếu có: Nguyên nhân cụ thể khiến các thành viên trong gia đình bị mắc các

bệnh về đường hô hấp và phổi là gì?
+Đưa thầy số liệu về thực trạng HTL của giáo viên trong trường, thầy có suy nghĩ
gì về những con số này?
+ Hiện nay các giáo viên thường HTL trong phòng chờ của GV, ở sân trường hay
căng tin, vậy vấn đề đó theo thầy có ảnh hưởng tới những ng xung quanh như thế
nào?
+ Hiện nay Bộ GD & ĐT từ 2010 cấm HTL tại cơ quan đào tạo, các trường, lớp.
Vậy thì trường mình đã có quy định gì về không HTL nơi làm viêc hay chưa?
+ Theo thầy, trường mình có nên đưa ra 1 văn bản quy định về không HTL tại cơ
quan (trong lớp học, phòng chờ, căng tin) hay không?
• Nếu không: tại sao? (Bộ GD&ĐT quy định như vậy mà tại sao chúng ta k
làm theo? Nếu làm thì sẽ góp phần cải thiện được môi trường làm việc, học
tập lành mạnh, sức khỏe được đảm bảo, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao
hình ảnh của trường để thu hút nhiều sinh viên…)
• Nếu có: biện pháp cụ thể để thực hiện văn bản quy định đó như thế nào?(xây
1 khu vực riêng cho ng HTL như hiện nay đã có ở 1 số cơ quan như bệnh
viện Việt Đức, Bạch Mai…hay k?)
+ Trước mắt là cần đưa ra quy định không HTL tại các phòng học, hành lang,
phòng chờ Giáo viên, căng tin, các khu vực văn phòng làm việc của các khoa để
16


mọi người tuân theo. Từ đó hình thành thói quen, ý thức không HTl tại nơi làm
việc và công cộng.
+ Qua những vấn đề mà chúng em vừa trao đổi với thầy thì thầy có góp ý gì đối
với vấn đề không hút thuốc lá ở nơi làm việc và nơi công cộng hay không? (đưa ra
một số mong muốn/kiến nghị/giải pháp)
+ Vậy trong thời gian tới, cá nhân thầy cũng như tập thể giáo viên trong trường có
thể thống nhất đưa ra quyết định về việc không HTL tại cơ quan và nơi làm việc
trong khuôn viên của Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền? để có sự ủng hộ cho

việc thực hiện quyết định này, thầy có thể đưa vấn đề trong cuộc họp giao ban sắp
tới để cùng trao đổi và có được sự góp ý của mọi người, từ đó thống nhất đưa ra 1
quyết định cụ thể ạ.
Em rất cảm ơn thầy vì đã bớt chút thời gian giúp đỡ chúng em, chúc thầy sức khỏe
và có 1 ngày làm việc hiệu quả.
4. Dự kiến kết quả của hoạt động
Đối tượng được vận động nắm được những ý tưởng chính của nhà vận động
để từ đó:
- Bổ sung quy định, trong cơ quan nhằm làm rõ trách nhiệm của các thành viên
trong cơ quan
- Tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách của nhà nước về không
hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc.
II. Kịch bản cho phỏng vấn sâu, tổ chức hội thảo với nhóm đối tác
1. Phương pháp tiếp cận: Vận động nhóm, vận động xã hội
Nhóm liên

- Nhóm đối tác

quan

17


Nhóm nhỏ

- Nhóm truyền thông: đại diện cho các cơ quan báo đài
trung ương, địa phương
- Nhóm cơ quan đoàn thể: đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc


Kích cỡ và đặc

Kích cỡ: Nhóm truyền thông: tổ chức hội thảo 8 người

điểm nhóm

- Báo, tạp chí (3 người): các thông tin liên quan đến quá
trình vận động có thể đưa đến bạn đọc dưới hình thức: tin tức,
xã luận, phóng sự, phỏng vấn…
- Phát thanh: (2 người): thông tin được đưa dưới dạng: tin
tức, tọa đàm phát thanh, phóng sự phát thanh: VOV, đài phát
thanh – TH HN
- Truyền hình (3 người): truyền hình TƯ, HN, VTC: thông
tin được đưa ra dưới hình thức: tin tức, tọa đàm truyền hình,
phóng sự…
Đặc điểm nhóm truyền thông:
- Nhóm này là nhóm có ảnh hưởng khá rộng đến toàn thể
nhân dân cũng như các nhà hoạch định chính sách(khả năng tạo
chương trình nghị sự)
- Tuy nhiên nhiều khi truyền thông quá nhanh, quá nhiều
nhưng không trúng trọng tâm vấn đề, dễ gây những phản ứng
trái chiều
Nhóm cơ quan đoàn thể:
- Đặc điểm: nhóm này có ảnh hưởng khá lớn đến việc
tuyên truyền và tăng cường nhận thức của mọi người về
không hút thuốc lá
- Nhóm hiểu được mặt tốt của vấn đề nhưng nếu không có
tác động và yêu cầu thì cũng không đẩy mạnh việc tuyên
truyền ra toàn thể cộng đồng một cách có quy mô
18



Kiến thức, thái

Nhóm truyền thông

độ về vấn đề

- Là nhóm có trình độ học vấn, có khả năng hoạt động
truyền thông ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên kiến thức riêng về
hút thuốc lá cũng có
- Thái độ: cộng tác
Nhóm cơ quan đoàn thể:
- Là nhóm có trình độ học vấn và có hiểu biết về mặt lợi
của việc không hút thuốc lá
- Thái độ: hợp tác
Nhà truyền thông:

Dự kiến về
hiệu quả tác
động tuyên

- Truyền tải được thông tin chính xác, rộng rãi trong cộng
đồng

truyền

- Thúc đẩy sự quan tâm của xã hội cũng như nhà hoạch
định chính sách
Nhóm cơ quan đoàn thể:

Nhận thức một cách rõ ràng đối với lợi ích của việc không
hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc từ đó kêu gọi và huy
động ủng hộ của cộng đồng những thành viên trong nhóm của
mình ủng hộ và làm theo

2. Cách thức tiếp cận
Nhà truyền thông:
- Cần xây dựng mối quan hệ lâu dài đối với các cơ quan báo đài.
- Gửi giấy mời đến các cơ quan báo truyền thông, thông báo thời gian địa điểm
diễn ra hội thảo.
Nhóm cơ quan đoàn thể:

19


- Liên hệ trực tiếp: liên lạc trực tiếp với lãnh đạo các cơ quan đoàn thể như : đoàn
thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc. Đối với việc tuyên
truyền vận động trong phạm vi học viện Báo chí và Tuyên truyền nhóm xác định
liên hệ trực tiếp với lãnh đạo đoàn
- Liên hệ gián tiếp: thông qua thư ký, mối quan hệ quen biết mà có thể gặp mặt và
đề xuất ý kiến của mình kêu gọi ủng hộ của họ.
3. Nội dung kịch bản phỏng vấn sâu:
PHỎNG VẤN SÂU NHÓM ĐỐI TÁC
NPV: Em xin chào thầy ạ. Em là sinh viên xã hội học 29. Hiện nay chúng em đang
thực hiện một đề tài tuyên truyền vận động về vấn đề không hút thuốc lá ở nơi
công cộng và nơi làm việc. Và bọn em muốn phỏng vấn thầy và nhận được sự giúp
đỡ của thầy để bọn em có thể hoàn thành bài tập của mình tốt hơn được không ạ.
NTL: Đồng ý!
NPV: Em xin hỏi thầy ạ. Em xin hỏi thầy câu hỏi đầu tiên là thầy có biết thực trạng
hút thuốc lá của giảng viên và sinh viên học viện hiện nay như thế nào không ạ.

NTL: Ở trong học viện thì cũng có một số thầy cô hút thuốc còn sinh viên thì cũng
hút thuốc. Cái này thì thấy rất rõ vì hiện tại vào giờ ra chơi ta đi qua các căng tin
hoặc quán trà đá ngoài cổng ta thấy rất rõ là sinh viên ngồi hút thuốc rất là nhiều.
Thực ra là chuyện này xảy ra lâu rồi.
NPV: Thầy suy nghĩ gì về thực trạng này không?
NTL: Thực ra thì chuyện hút thuốc lá là không tốt cho sức khỏe, ai cũng biết cái
điều đấy rồi. Thứ hai là pháp luật Việt Nam cũng quy định là không được phép hút
thuốc ở những nơi công cộng. Tuy nhiên thì bây giờ mình các cái quy định mặc dù
có quy định nhưng cơ chế kiểm tra giám sát chưa đủ mạnh nên là việc xử phạt,
ngăn chặn hành vi đấy nó còn hạn chế.
NPV: Em xin hỏi thầy là hiện nay thầy có hút thuốc lá không ạ?
NTL: Thỉnh thoảng thì thầy hút.
NPV: Thế trong gia đình của thầy có ai hút thuốc không ạ?
20


NTL: Trong gia đình thầy thì trước đây có ông ngoại thầy hút, nhưng ông ngoại
thầy mất rồi bây giờ thì không có ai hút thuốc cả. Bố vợ của thầy trước đây cũng là
người hút thuốc nhưng mà sau này bố thầy cũng đã cai được thuốc lá.
NPV: Thế trong gia đình của thầy có ai mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
không?
NTL: Hiện nay thì không có ai cả. Vì là nếu mà hút thuốc lá để có các bệnh về hô
hấp thì không có ai cả.
NPV: Vâng ạ. Nhắc lại cái việc thực trạng tại học viện của mình thì em muốn hỏi
sâu thêm vấn đề thứ nhất là thầy có biết quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc cấm hút thuốc lá ở trường học không ạ?
NTL: Thầy biết một quy định của chính phủ về không hút thuốc lá ở nơi công cộng
vì bản thân thầy cũng đã đi dự cái hội thảo triển khai cái quy định đấy. Trong hội
thảo đấy mọi người cũng nói rất nhiều tác hại của hút thuốc lá rồi sự cần thiết phải
đưa ra một quy định như thế. Vì môi trường chung cần phải được giữ gìn rất trong

sạch vì lợi ích chung của tất cả mọi người. Tất nhiên là không thể cấm hoàn toàn
những người hút thuốc lá được nhưng mà họ phải hút đúng lúc, đúng nơi, đúng
chỗ.
NPV: Vâng ạ. Thì tại học viện của mình ạ, học viện của mình có thực hiện cái quy
định đấy không?
NTL: Thực ra thì theo quy định chung của pháp luật Việt Nam thì học viện cũng
có chủ trương, quy định xây dựng môi trường học viện không có khói thuốc lá. Ta
có thể thấy là các biển hiệu không hút thuốc lá đã được gắn ở các giảng đường rồi
các khu làm việc rồi. Cái này cũng đã triển khai ở học viện ta rồi.
NPV: Nhưng mà với cái vấn đề triển khai như vậy, vừa rồi thầy cũng nói về thực
trạng của sinh viên trường mình vẫn có hiện tượng hút thuốc lá tại nơi làm việc
đúng không ạ. Vậy thì thầy có nghĩ là học viện mình nên đưa ra quy định nào nữa
để ngăn chặn cái việc hút thuốc lá tại học viện mình không?
NTL: Việc cấm hút thuốc lá ở nơi cộng cộng rồi thì ở trong cái môi trường làm
việc là cần thiết thế nhưng đôi khi nó cũng không thể thực hiện được ngay bởi vì
21


có một số những người hiện thuốc họ chưa thể bỏ ngay đi được. Cái việc mà đưa ra
thêm quy định là không cần thiết. Pháp luật đã có quy định rồi, bây giờ cái việc
của chúng ta là làm sao mà triển khai cho nó tốt. Một là có cơ chế giám sát chính
cái cám bộ sinh viên của mình, phải có biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài cái các
biện pháp xử lý như vậy ra phải tăng cường giáo dục và thứ ba là phải kiên nhẫn để
cho những người hút thuốc họ có thời gian để họ cai nghiện thuốc lá. Chúng ta
cũng không thể thực hiện ngay là xong được.
NPV: Thực ra nhóm bọn em đang thực hiện đề tài là vận động, tuyên truyền vận
động không hút thuốc lá ở nơi làm việc và đặc biệt là đang triển khai ở học viện
mình ý ạ. Và để thực hiện cái đề tài này nó được tốt, nhóm chúng em cần được sự
giúp đỡ và phối hợp của Đoàn Thanh niên học viện và bọn em rất cần sự giúp đỡ
của thầy. Được biết thầy đang là cán bộ, Phó Bí thư Đoàn trường ạ.

NTL: Bây giờ vẫn là Phó Bí thư.
NPV: Vâng thầy có sẵn lòng, theo quan điểm của thầy, thầy có sẵn lòng giúp đỡ
chúng em để thực hiện chương trình này không và tất nhiên là các hoạt động của
chương trình này thì bọn em cũng sẽ lên một kế hoạch, chương trình cụ thể ví dụ
như là hội thảo chuyên đề về tác hại của hút thuốc lá, tác hại của hút thuốc lá ở nơi
công cộng và nơi làm việc, tổ chức các chương trình tìm hiểu về tác hại hút thuốc
lá trong sinh viên của học viện mình để đề ra một số giải pháp nâng cao hiểu biết
của sinh viên về vấn đề không hút thuốc lá. Và theo chúng em đây là những hoạt
động rất là có ích, nó vừa tạo ra nhiều hoạt động phong trào có ích cho sinh viên và
cán bộ học viện đồng thời nó cũng tạo một môi trường học tập, làm việc trong
lành. Chúng em rất mong nhận được sự hợp tác của cá nhân thầy cũng như Đoàn
trường để thực hiện đề tài của chúng em đạt kết quả hơn ạ. Vậy thầy có sẵn sàng
cam kết giúp đỡ chúng em để thực hiện chương trình này không ạ?
NTL: Bây giờ cái việc mà hạn chế, nói một cách thực tế là hạn chế thôi chứ không
thể loại bỏ hoàn toàn được cái việc hút thuốc lá ở giảng đường, ở các nơi công
cộng rất là cần thiết. Vì như thầy có nói đấy, một là ngoài các biện pháp như là xử
lý, cũng như tăng cường kiểm tra để xử lý các trường hợp vi phạm thì cái việc mà
22


tuyên truyền vận động để mọi người tự giác, tự nguyện bỏ việc hút thuốc lá rất là
quan trọng. Đây là biện pháp lâu dài và với tư cách là một người không hút thuốc,
về cơ bản là không hút thuốc thì thầy rất là ủng hộ cái sáng kiến như vậy. Còn về
vai trò là với tư cách là đại diện cho Đoàn trường thì thầy rất là sẵn lòng ủng hộ
hoạt động cụ thể trong việc nâng cao nhận thức cho mọi người đặc biệt là sinh viên
tác hại của việc hút thuốc lá. Thế thì sẵn sàng ủng hộ thôi, tất nhiên là phải có
những điều kiện nhất định chẳng hạn như chúng ta phải có một kế hoạch cụ thể,
chúng ta phải có kế hoạch đề ra trong đấy tổ chức những hoạt động gì. Ví dụ như
hoạt động hội thảo mặc dù cần thiết thế nhưng mà nó chỉ ở một thời điểm đấy thôi
và nó cũng chỉ thu hút đươc một số những cái sinh viên nào đấy thôi còn về lâu dài

chúng ta phải tính đến những hoạt động khác nữa thì nó mới dài hơi được. Cái việc
giáo dục ý thức cho mọi người mất thời gian, lâu dài nên phải có nhiều hoạt động
khác nhau tiếp nối. Còn nếu mà chỉ thông qua một hoạt động thôi thì không thể
làm được.
NPV: Vâng ạ. Em cảm ơn thầy. Trong thời gian tiếp theo bọn em sẽ xây dựng một
kế hoạch chương trình cụ thể về vấn đề phòng chống, không hút thuốc lá tại nơi
làm việc và sẽ đưa kế hoạch cụ thể cho thầy để mong thầy từ bản kế hoạch chi tiết
đấy thầy sẽ đưa lên Ban chấp hành Đoàn để Đoàn trường mình có thể xem xét và
thực hiện chiến dịch tuyên truyền vận động này được hiệu quả. Vâng em xin cảm
ơn thầy và chúc thầy một ngày may mắn và thành công!

III. Kịch bản cho tọa đàm truyền hình nhóm hưởng lợi và nhóm chống đối
1. Phương pháp tiếp cận: tọa đàm truyền hình với nhóm hưởng lợi và nhóm
chống đối có sự tham dự của chuyên gia
2. Cách thức tiếp cận
- Liên hệ với các tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín ở xã, phường
- Gặp gỡ, trình bày nội dung, mục đích của vấn đề đang vận động

23


- Hẹn gặp các đối tượng cần cho tọa đàm truyền hình và sau đó tổ chức thông
báo thời gian địa điểm tiến hành tọa đàm truyền hình
3. Nội dung thảo luận nhóm hưởng lợi và nhóm chống đối
KỊCH BẢN TỌA ĐÀM TRUYỀN HÌNH



-


Tên chương trình: SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Chủ đề: Không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc
Giới thiệu chương trình:
Giới thiệu khách mời:

+ MC:
+ Nhóm hưởng thụ: phụ nữ đang mang thai đc 8 tuần, làm tại Ngân hàng
vietcombank, sống tại phố Nguyễn Trãi
+ Nhóm chống đối + ra quyết định: Giám đốc công ty là người hút thuốc lá
+ Mời 1 chuyên gia: Bác sĩ chuyên khoa
• Nội dung chính:
1. Chiếu clip về hút thuốc lá
MC: Hỏi nhóm hưởng lợi: chị Huyền được biết chị đang ở gần nhà máy thuốc
lá Thăng Long và cũng là người có những …. Vậy chị có suy nghĩ gì khi xem
những hình ảnh trên
Nhóm hưởng lợi: bản thân tôi là người không hút thuốc lá, từ nhỏ tôi đã bị
bệnh về đường hô hấp nên mỗi khi có mùi thuốc lá là tôi lại ho và khó chịu. Vì thế
khi mà thấy ai hút thuốc lá tôi đều tìm cách bỏ đi chỗ khác tránh hít phải khói
thuốc. và khi xem những hình ảnh trên thì tôi thấy rất bức xúc, theo như những
hình ảnh đưa ra thì đây là những người rất thiếu ý thức họ có thể hút thuốc lá ngay
tại cơ quan , tại bệnh viện, mà bệnh viện là nơi mà dành cho những người đang cần
đến sự chăm sóc của bác sĩ, nếu mà làm như vậy sẽ đem lại những ảnh hưởng
không tốt đến người bệnh cũng như là ảnh hưởng đến cảnh quan của bệnh viện.
MC: dạ vâng, cảm ơn những chia sẻ của chị Huyền, nhân tiện đây chúng tôi có
mời đến trường quay ông (bà)…. Là giám đốc của nhà máy ….. vậy thì, thưa ông

24


khi xem những hình ảnh trên thì ông có suy nghĩ gì? cảm nhận của ông như thế

nào ạ?
GD: theo bản thân tôi khi xem những hình ảnh trên thì tôi thấy đây là một
chuyện cũng không phải là hiếm hiện nay, mỗi khi chúng ta ra đường đều có thể
thấy được hình ảnh của người hút thuốc lá, quả thật mà nói thì tôi cũng là người
đang hút thuốc lá. Nhưng tôi cũng rất là không đồng tình với hành động của một số
anh chị trên đây là hút thuốc lá tại nơi công cộng như bệnh viện như vậy, như vậy
là thiếu hiểu biết và cũng làm ảnh hưởng tới cộng đồng. Như bản thân tôi, khi mà
tôi hút thuốc tôi đều ngồi một mình trong phòng làm việc, còn nếu như bình
thường cùng lắm tôi cũng chỉ ngồi hút với một số bạn của tôi thôi, nhưng những
người đấy đều là những người hút thuốc, nên thật ra mà nói thì vấn đề này cũng
không ảnh hưởng là mấy. Tôi chỉ nhấn mạnh một điều là những anh chị nào mà hút
thuốc thì mình cũng nên có ý chút, đừng hút những nơi mà có biển cấm như là
bệnh viện hay trường học, hay là trạm xăng, vì giả sử như nếu mà hút ở trạm xăng
thì nguy cơ gây cháy nổ là rất cao, ảnh hưởng đến không chỉ họ mà còn gây mất an
toàn cho mọi người, đó là ý kiến của tôi
MC: dạ vâng, theo ý kiến của ông thì ông có một chú ý cho những người hút
thuốc lá đúng không ạ
GĐ: đúng, nếu anh chị có hút thuốc lá thì tốt nhất đừng hút trong bệnh viện,
hay chỗ cấm, thiếu gì chỗ hút ngoài quán xá, có cấm đâu, anh chị có thể ngồi đó
vừa nói chuyện vừa hút vừa không gây ảnh hưởng tới ai mà lại có thể nói chuyện
được với mọi người, chia sẻ .v.v..
MC: dạ vâng, đến với cuộc nói chuyện của chúng ta thì chúng tôi cũng có mời
đến đây bác sĩ A là bác sĩ chuyên khoa phổi của bệnh viện K. Là người có nhiều
đóng góp cho công cuộc chống bệnh lao phổi cũng như các bệnh liên quan đến
phổi hiện nay. Vậy thì theo bác sĩ thì những cái quan điểm của bác sĩ như thế nào
về vấn đề mà chúng ta đang nói đến
BS: đầu tiên tôi xin chào quý vị khan giả, chào tất cả mọi người, vâng, bản thân
tôi là một bác sĩ khoa phổi tôi cũng có một vài suy nghĩ như thế này: thứ nhất thì
25



những hình ảnh mà chúng ta đã xem ở trên thì tất cả đó là những hành vi không tốt
gây ảnh hưởng đến cộng đồng, nhất là hành vi hút thuốc lá tại bệnh viện mà không
chỉ là mỗi có bệnh viện mà còn là tại các cơ sở trường học gây ảnh hưởng tới các
em học sinh, Nhưng chúng ta phải chú ý đến một vấn đề ở đây đó là không phải
chỉ việc hút thuốc lá tại bệnh viện hay trường học mới gây ảnh hưởng tới mọi
người mà hút ở bất cứ đâu cũng thế thôi, tất cả đều tạo ra những ảnh hưởng lớn,
nhỏ đến cộng đồng. HTL ở đâu cũng sẽ gây ảnh hưởng tới người xung quanh, mà
không chỉ người xung quanh mà chính bản thân người hút thuốc cũng bị ảnh
hưởng, bản thân họ, không chỉ là người tạo ra khói thuốc mà còn bị ảnh hưởng bởi
khói thuốc của người khác nữa. Như vậy mức độ ảnh hưởng của họ cũng không hề
nhỏ, chính vì vậy theo như thống kê của chúng tôi có được thì hiện nay tỷ lệ người
hút thuốc lá mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp là rất cao, một người hút
thuốc lá sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi gấp từ 5 đến 10 lần so với người không hút
thuốc lá. Thuốc lá là nguyên nhân của trên 80% ca ung thư phổi tại các nước đang
phát triển. Tại Ấn độ, có khoảng 2/3 các bệnh nhân bị ung thư phổi là những người
hút thuốc lá. Còn ở Trung Quốc, khoảng một triệu ca tử vong tại đây thì những
trường hợp chết vì ung thư phổi rơi vào những người hút thuốc lá từ hai đến bốn
lần so với những người không hút thuốc lá. Thống kê củaTổ chức Y tế Thế giới
cho thấy, trung bình cứ 10 giây thì có một người chết do thuốc lá. Hậu quả của hút
thuốc lá là rất lớn.
MC: dạ vâng, những thông tin mà bác sĩ đã cung cấp cho chúng ta quả rất bổ
ích ạ.
BS: nhân đây thì tôi có thêm một số khuyến cáo cho các chị em và những người
đang hút thuốc lá đó là khói thuốc lá là thứ vô cùng độc hại, khói thuốc lá chưá
khoảng 7.000 chất độc hoá học thay vì 4.000 chất được công bố trước đây, trong số
những độc chất này có hàng trăm chất cực độc và ít nhất là 70 chất có thể gây ung
thư. Những chất độc hại này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần
kinh, mạch máu, và nội tiết, gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và nhất là
các bệnh ung thư.

26


MC: với những thông tin và con số nói về tác hại và hậu quả của thuốc lá mà
BS vừa đưa ra, vậy GĐ có suy nghĩ gì?
GĐ: vâng, nghe những chia sẻ của bác sĩ thì đúng là khói thuốc rất có hại
nhưng bản thân tôi lại nghĩ rằng, nếu HTL những nơi không có người, thì không
ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Hưởng lợi: Tôi thì nghĩ rằng, khi HTL, khói thuốc bay vào không khí,nó cũng
ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta,
MC: Vâng BS có ý kiến gì không ạ?
BS: NHư chúng ta đã biết, trong khói thuốc chứa nhiều chất độc hại, khi thả
vào không khí, nó sẽ bay lơ lửng và lan tỏa trong không khí, cộng thêm khói ô tô,
xe máy, rác thải, chất thải công nghiệp… sẽ làm cho nguy cơ mắc các bệnh về ung
thư rất cao. ảnh hưởng tới toàn cộng đồng.
MC: Như tôi đã giới thiệu từ đầu chương trình thì chị hưởng lợi hiện nay đang
mang thai 8 tuần. vậy thì việc hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người
mẹ mà còn có tác động tới thai nhi. Vậy xin hỏi bác sỹ việc hút thuốc lá có ảnh
hưởng như thế nào đối với phụ nữ đang thai?
MC: Vâng, xin đc hỏi (nhóm hưởng lợi) là tai cơ quan chị làm việc có nhiều
nhân viên HTL hay không?
Hưởng lợi: Cơ quan của tôi làm việc có rất nhiều nhân viên, chủ yếu là Nam
HTL, và họ thường hút sau giờ ăn sáng hay ăn trưa.
MC: Còn GĐ và BS thì sao ạ?
BS: thường thì người nhà bệnh nhân tới bệnh viện hay hút, các BS cũng có ng
hút, có ng không, đa phần là BS Nam, nữ thì không bao giờ hút cả. Nhưng theo tôi
thấy thì số lượng ít hơn so với các cơ quan khác.
GĐ: cơ quan tôi thì hầu như là nhân viên nam ai cũng hút, nữ thì ít.
MC: Vâng, theo tôi đc biết khói thuốc lá sẽ khiến cho mọi người xung quanh
có cảm giác khó chịu, và mất tập trung trong công việc. còn theo suy nghĩ của anh(

chị) về vấn đề này như thế nào?. Xin hỏi GĐ trước ạ.

27


×