Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bản thể luận trong triết học của descartes tại sao lại đánh giá descartes là nhà triết học nhị nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.01 KB, 14 trang )

Đề bài: Bản thể luận trong triết học của Descartes? Tại sao lại đánh giá Descartes
là nhà triết học nhị nguyên?
MỞ ĐẦU
R. Descartes sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 tại một thị trấn nhỏ tỉnh Tourin
nước Pháp. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XVII người ta đã chứng kiến
cuộc thái bình, thái bình trở lại khiến tư tưởng con người ta cũng thay đổi nhiều.
Trong bối cảnh thái bình ấy, triết học của R. Descartes đã ra đời và phát triển. Triết
học của Descartes giải thích về sự hình thành vạn vật dựa trên cả chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm mà ông coi vật chất và ý thức cùng song song tồn tại. Bản thể
luận trong triết học của Descartes mang những ý nghĩa rất lớn mà đồng thời cũng
mang những hạn chế nhất định. Từ những quan điểm của Descartes về sự hình
thành thế giới mà nhiều nhà khoa học đã coi ông là một nhà triết học nhị nguyên.
NỘI DUNG
I. Bản thể luận trong triết học của Descartes
1. Khái niệm Bản thể luận
1.1.

Định nghĩa

Tên gọi “bản thể luận” xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ XVII, trong “Lexicon
philosophicum” (Bách khoa thư triết học) của triết gia R.Goclenius được xuất bản
tại Phrăngphuốc (Đức) vào năm 1613. Muộn hơn một chút, thuật ngữ này cũng đã
xuất hiện trong các tác phẩm của A.Calovius (xuất bản tại Rostock, năm 1636) và
của J.B. du Hamel (xuất bản tại Paris, năm 1687). Năm 1656, J.Clauberg cũng đã
sử dụng thuật ngữ này trong “Siêu hình học” được xuất bản tại Amsterdam. Thuật
ngữ này được phổ biến rộng rãi trong triết học sau khi C.Vônphơ (C.Wolff) sử
dụng nó để chỉ một bộ phận căn bản của siêu hình học, bên cạnh vũ trụ luận, tâm lý
học và thần học.
1



Bản thể luận (Ontology – Οντολογία, từ Hy Lạp cổ đại do sự kết hợp giữa
oντος: tồn tại và λόγος: học thuyết) là một khuynh hướng chủ đạo của triết học
phương Tây cổ đại, nghiên cứu các khái niệm về thực tại và bản chất của sự tồn
tại.Bản thể luận tìm cách mô tả phạm trù tồn tại và các mối quan hệ của phạm trù
tồn tại để xác định nên thực thể và các kiểu thực thể bên trong khuôn khổ của tồn
tại.
Bản thể luận là một khái niêm căn bản của triết học. Đó là thuật ngữ chỉ rõ quan
điểm của con người nhìn nhận thế giới: Vật chất là khách quan? Vật chất có trước
hay ý thức có trước? Cái nào quyết định cái nào?
Trong triết học trước Mác, bản thể luận là một học thuyết dùng để chỉ sự tồn tại
– những cái đang tồn tại, trong đó bao gồm hai yếu tố là vật chất và tinh thần. Thời
kỳ này người ta hiểu bản thể luận là học thuyết về tồn tại nói chung. Theo ý nghĩa
đó, bản thể luận cùng nghĩa với siêu hình học – một hệ thống những định nghĩa phổ
biến có tính chất tư biện về tồn tại.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản thể luận là chỉ những quy luật
vận động và phát triển của những cái đang tồn tại, nghĩa là bàn tới phạm trù vật
chất và ý thức đang tồn tại, đang diễn ra, đang vận động và phát triển không ngừng.
1.2.

Đặc điểm

Khái niệm bản thể luận có những đặc điểm cơ bản sau đây:
 Vấn đề tồn tại
Nội dung cốt yếu của mỗi bản thể luận là phải lý giải xem cái gì là cái chung
của tất cả những cái thực tồn, cái gì là “tồn tại của những cái thực tồn”. Đây chính
là vấn đề căn bản nhất mà mỗi một bản thể luận đều phải lý giải, đồng thời việc lý
giải ấy cũng tạo nên nội dung và tính đặc thù của bản thể luận nói chung và của
mỗi bản thể luận nói riêng.
 Vấn đề tính tổ hợp.
2



Tổ hợp là những cái thực tồn được cấu tạo bởi những cái thực tồn khác. Bất kỳ
một sự vật nào, với các đặc tính của nó cũng tạo thành một tổ hợp nhất định. Tổ
hợp cũng đồng thời là cái đa. Pácmênít chống lại cái đa vì cho rằng cái đa không
tồn tại thực, chỉ có cái duy nhất, đơn giản mới tồn tại.
Vấn đề nằm ở chỗ, có một mâu thuẫn: tổ hợp vừa thể hiện cái đa lại vừa thể hiện
sự thống nhất. Do ảnh hưởng của Pácmênít mà phần lớn các nhà triết học cổ đại đã
phủ nhận tính tổ hợp. Việc Arixtốt quy tính đa dạng của sự vật về bản chất đơn
giản của sự vật ấy (và do vậy mà bản thể luận Arixtốt còn được gọi là bản thể luận
bản chất) có thể được coi là một giải pháp đối với vấn đề tính tổ hợp.
Tổ hợp được coi là chủ đề chính của các nhà kinh nghiệm Anh và đây chính là
nơi họ chống lại Arixtốt: Tổ hợp cần phải được thế vào chỗ của bản chất. Song,
người ta không thể nói rằng các nhà duy nghiệm Anh đã có một khái niệm mang
tính bản thể luận rõ ràng về tổ hợp.
Phải đến thế kỷ XIX, cùng với việc phát hiện ra phạm trù “sự kiện’
(Sachverhalt) thì vấn đề tính tổ hợp mới được luận giải một cách sâu sắc hơn về
phương diện bản thể luận. Phạm trù này không tương thích với hệ thống phạm trù
của Arixtốt. Bolzano (1781-1848) được coi là người đã vượt qua truyền thống
Arixtốt và đã phát hiện ra phạm trù “sự kiện’ trong việc giải quyết vấn đề này.
Nhưng thực ra, Meinong (1853-1920) mới là người có công lao phát hiện ra “sự
kiện” và đưa nó vào việc giải quyết vấn đề tính tổ hợp, mặc dù ông chưa sử dụng
thuật ngữ “sự kiện” mà mới sử dụng thuật ngữ “cái khách quan”.
Trái lại, Husserl (1859-1938) vẫn kiên quyết bảo vệ truyền thống về các mối
liên hệ bên trong. Còn Wittgenstein (1889-1951) dựa trên các quan điểm của
Russell (1872-1970) đã phác thảo một bản thể luận với “sự kiện” là phạm trù trung
tâm. Đối lập lại với Russell, Wittgenstein cho rằng, các sự vật khi được nối kết với
nhau trong sự kiện thì không cần đến một yếu tố kết nối nào nữa.
3



 Vấn đề cái phổ quát
Thực chất của vấn đề cái phổ quát là ở chỗ cần phải luận chứng từ góc độ bản
thể luận sự giống nhau về chất giữa hai cái đang tồn tại. Về nguyên tắc, có thể có
hai phương án chọn lựa: hoặc sự giống nhau về chất xuất phát từ một cái phổ biến
nào đó có ở cả hai sự vật ấy hoặc nó dựa trên hai cái đơn lẻ (về chất), giữa chúng
có mối liên hệ và trước hết chỉ xuất phát từ mối liên hệ này người ta mới có thể
luận chứng được sự giống nhau. Phương án thứ nhất là phương án của chủ nghĩa
duy thực, còn phương án thứ hai là của chủ nghĩa duy danh.
Các nhà duy danh tuy bác bỏ sự tồn tại của cái phổ quát, nhưng lại thừa nhận
chúng hoặc là những khái niệm chung (tức là có trong ý thức) hoặc chỉ là những tên
gọi chung đơn thuần (trong ngôn ngữ). Chính thuật ngữ “chủ nghĩa duy danh”
(Nominalismus) xuất hiện từ khuynh hướng thừa nhận cái phổ quát trong chừng
mực chỉ là những tên gọi. Còn khuynh hướng thừa nhận sự tồn tại của những khái
niệm chung được gọi là “chủ nghĩa duy khái niệm” (Konzeptualismus), do tên gọi
này có xuất xứ từ thuật ngữ latinh “conceptus” - khái niệm.
 Vấn đề cá thể hóa
Có thể coi vấn đề cá thể hóa là nhiệm vụ cần phải luận giải sự khác biệt về số
lượng, xét trên phương diện bản thể luận. Có hai phương án giải quyết vấn đề này:
phương án cá thể hóa về chất lượng và phương án phi chất lượng. Phương án thứ
nhất quy sự cá thể hóa về sự khác biệt theo chất lượng. Các cách giải quyết vấn để
của Tômát Đacanh và của Suárez được đánh giá là những cách giải quyết thuộc
phương án thứ hai. Người đại diện nổi tiếng cho phương án cá thể hóa về chất
lượng là Leibniz (1646-1716). Ông định nghĩa sự khác biệt về số lượng thông qua
sự khác biệt về chất lượng.
 Vấn đề mối tương quan

4



Theo quan niệm truyền thống thì mối tương quan chỉ xuất hiện khi có hai sự vật
được khảo sát. Quan điểm của Plôtin (205-270) về mối tương quan là gần giống với
quan điểm của Russell khi ông thừa nhận các cái phổ quát nối kết hai sự vật với
nhau. Nhưng khác với Russell, các cái phổ quát của Plôtin không được liên kết với
sự vật thông qua “sự kiện’.
Về cơ bản, Avicenna bảo vệ học thuyết về các mối tương quan của Arixtốt,
nhưng ông đã cố gắng trình bày học thuyết này một cách chính xác hơn, có hệ
thống và rõ ràng hơn. Ngoài ra, ông còn cho rằng các mối tương quan chỉ tồn tại
trong ý thức chứ không hiện thực. Avicenna đã cụ thể hóa một bước sự phân định
của Arixtốt giữa các mối tương quan song phương và đa phương. Mối tương quan
song phương xuất hiện giữa hai tùy thể, còn mối tương quan đa phương chỉ có ở
một tùy thể. Bản thể luận về các mối tương quan của Brentano cũng xoay quanh sự
phân biệt này. Theo ông, chỉ các mối tương quan đa phương mới là các mối tương
quan đích thực và các mối tương quan song phương chỉ được coi là các mối tương
quan so sánh. Brentano xác định các mối tương quan đa phương không đòi hỏi phải
xuất hiện hai sự vật nào đó vì ông đặc biệt quan tâm đến mối tương quan có tính ý
hướng.
 Vấn đề sự đồng nhất
Vấn đề này xuất hiện khi người ta bàn đến quá trình phát triển, liên tục biến đổi
của một sự vật nào đó thì người ta phải giả định rằng sự vật ấy luôn luôn đồng nhất
với chính nó, luôn là nó. Điều này cho thấy vấn đề về sự tồn tại của sự vật có liên
quan mật thiết với vấn đề về sự đồng nhất. Có thể nói, với luận điểm bất hủ: người
ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông, Hêraclít (540-480 tr. CN) dường như
đã bác bỏ vấn đề sự đồng nhất. Đặc biệt là bắt đầu từ Hium (1711-1776) trở đi, rất
nhiều nhà bản thể luận đã phản bác lại sự đồng nhất. Còn những nhà bản thể luận
nào hiểu sự phát triển của sự vật là sự đồng nhất sẽ vấp phải khó khăn trong việc
chỉ ra cái gì là không biến đổi trong bản thân sự vật đang biến đổi. Arixtốt tìm cách
5



lý giải vấn đề này trong việc xác định bản chất (hình dạng) của sự vật. Đồng thời
ông cũng chỉ ra rằng bản chất (hình dạng) của sự vật là không thể tri giác được.
Qua ví dụ nổi tiếng về miếng sáp ong, Đềcáctơ (1596-1650) cũng cho rằng chỉ có
thể nắm bắt được sự vật đang vận động bằng lý trí, tư duy chứ không thể bằng các
giác quan.
Bản thể luận thường được đặt trong mối quan hệ với nhận thức luận. Bản thể
luận khác với nhận thức luận (con người bằng tư duy của mình để nhận thức được
thế giới khách quan). Không phải bất cứ khi nào bản thể luận cũng quyết định nhận
thức luận mà nhận thức luận còn tác động lại bản thể luận. Nếu bản thể luận là bàn
tới tất cả những gì đang tồn tại, đang diễn ra mà sự tồn tại là ở bản thân nó, nó
không cần biết chúng ta có nhận thức được nó hay không mà nó vẫn tồn tại theo
tính quy luật của nó, thì nhận thức luận bàn tới nhận thức của con người về thế giới
khách quan.
2. Khái quát về triết học của Descartes
Trong những năm đầu tiên thế kỷ XVII, triết học của Descartes đã ra đời và phát
triển. Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của
Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với
các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Piere Gassendi và Công chúa
Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức
thuyết phục hơn cho vấn đề tâm – thân (mind – body problem).
Descartes muốn áp dụng phương pháp quy nạp hợp lý của khoa học, nhất là của
toán học vào triết học. Trước đó, triết học bị chi phối bởi phương pháp của phái
Kinh viện, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà
cầm quyền. Descartes được nuôi dạy trong hệ thống triết học Kinh viện, điều đó
khiến ông không thoát được ra khỏi hệ tư tưởng ấy. Chính vì vậy, mặc dù những
suy nghĩ của ông có táo bạo đến đâu, cũng chỉ là táo bạo trong phạm vi do người
xưa đặt sẵn. Do đó, để bảo vệ giá trị khoa học, Descartes chỉ còn biết tin vào
6



Thượng đế. Đề lý giải mọi sự thay đổi, ông viện đến nguyên tắc nhân quả - một
biến thể của luật đồng nhất. Để tìm nguyên nhân vũ trụ, ông đưa ra những ý niệm
về vô hạn.
Mặt khác, bác bỏ phương pháp này, Descartes cũng cho rằng: “Trong khi tìm
kiếm con đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những
gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng
đại số và hình học”. Qua đó ông chỉ ra rằng “không điều gì được xem là đúng cho
đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập”. Sự chắc chắn duy nhất làm
điểm xuất pháp cho các nghiên cứu của ông được bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng:
“Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Từ tiền đề cho rằng ý thức rõ rang về tư duy của ông
chứng minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Chúa, theo triết
học Descartes, đã tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là
chất suy nghĩ, tức tinh thần; loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể.
Trong hệ thống triết học Descartes, chúng ta thấy khởi điểm của phương pháp,
cũng như của siêu hình học là niềm tin không bờ bến vào giá trị của những khoa
học. Hệ thống triết học ấy được Descartes triển khai theo hai khuynh hướng:
khuynh hướng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Gia-tô giáo và khuynh hướng chịu ảnh
hưởng của những phát minh khoa học mới.
Như vậy, có thể nói, triết học của Descartes vừa là siêu hình học, vừa là vật lý
học. Những lập luận có tính xác thực và khoa học của ông luôn pha lẫn với sự diễn
dịch trừu tượng. Vì thế đã có người coi hệ thống triết học của ông là hệ thống đứng
giữa ngã ba đường.
Điều đầu tiên trong hệ thống triết học Descartes là niềm tin vô tận vào lý trí,
khoa học và những phương pháp mới, ông muốn triết học phải rõ ràng và xác thực.
Do chưa phân biệt rõ triết học với các khoa học khác như chúng ta ngày nay nên
ông chủ trương xây dựng một phương pháp chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động
của trí tuệ. Do trình độ khoa học thời bấy giờ, Descartes mới chỉ nhìn thấy vai trò
7



của phương pháp số học. Ông đề cao tính cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng của các lý
thuyết, quy luật số học và cách thức mà nó điều khiển các con số. Và do vậy, ông
hy vọng mở rộng các lý thuyết, quy luật và phương pháp đó sang việc nghiên cứu
những hiện tượng diễn ra trong trời đất và trong tâm lý con người.
Điều thứ hai, Descartes đã để lại cho đời sau những nguyên tắc cơ bản của
phương pháp. Ông chủ trương xây dựng môn "logic dạy cách vận dụng lý tính một
cách tốt nhất nhằm nhận thức những chân lý" mà con người còn chưa tìm ra. Đặc
biệt đề cao vai trò của lý tính, phương pháp luận của ông hướng tới hoàn thiện và
phát triển khả năng trí tuệ của con người, thúc đẩy nhận thức khoa học phát triển.
ông cho rằng một ai đó "dù đi rất chậm, nhưng nếu anh ta đi đường thẳng, vẫn có
thể vượt xa so với những ai mặc dù chạy nhưng lai không đi theo con đường thẳng
ấy".
Điều thứ ba, đó là quan niệm của Descartes về vật chất. Ông cho rằng cái vật
chất đã vượt ra ngoài phạm vi của cái tâm lý. Song, vì chưa thoát ra khỏi ảnh
hưởng của tôn giáo, chưa dám và cũng không thể bác bỏ những giáo lý trong Kinh
thánh để nói rằng cái vật chất có ảnh hưởng đến cái tinh thần, quyết định cái tinh
thần, nên ông chỉ mới phân biệt linh hồn với thể xác. Ông cho rằng thế giới vật chất
là một thế giới riêng biệt và nó chỉ tuân theo những luật của vật chất, và do vậy,
những ai muốn nghiên cứu vũ trụ thì cần phải rời bỏ hết những thành kiến của linh
hồn. Điều đó cho thấy, cơ giới luận theo khuynh hướng duy linh luận của Descartes
có chứa những mầm mống duy vật.
3. Bản thể luận trong triết học của Descartes
Giải thích về sự hình thành của Thế giới, Descartes nói về con người và giới tự
nhiên. Nhưng khi giải thích đến tận cùng, ông đã quy tất cả về “cái hích đầu tiên
của Thượng đế”. Ba yếu tố Thượng đế, giới tự nhiên và con người chính là quan
điểm của ông khi giải thích về căn nguyên của sự hình thành thế giới.
8


 Thượng đế:

Theo Descartes, Thượng đế thực sợ tồn tại. Tất cả mọi người, mọi dân tộc đều
có ý tưởng về Ngài. Khẳng định sự tồn tại của Thượng đế, Descartes đặc biệt nhấn
mạnh tính trí tuệ của Thượng đế. Khát vọng của con người là vô biên, vì vậy phải
có Thượng đến tượng trưng cho sự hoàn hảo và tối cao tuyệt đối. Từ cách chứng
minh sự tồn tại của Thượng đến như vậy, Descartes đi đến khẳng định tự tồn tại của
các sự vật.
Sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự
nhiên cũng như của vạn vật linh hồn trong đó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác
và năng lực nhận thức vô tận của con người. Toàn bộ sự vật thế giới khách quan là
tồn tại hiện thực. Trên thực tế, để xác định được sự tồn tại và bản chất của các sự
vật trên thế giới, con người chỉ có thể dựa trên sự hiểu biết của mình về chúng. Do
đó, Descartes đã thừa nhận “cái hích đầu tiên của Thượng đế”.
 Giới tự nhiên:
Trong học thuyết về tự nhiên, Descartes coi vật chất là một thực thể duy nhất, là
cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật
chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhất vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu
không có quảng tính thì không có vật chất. Chính sai lầm này đã dẫn đến lập trường
nhị nguyên. Vật chất choán đầy vũ trụ, không có không gian trống rỗng. Descartes
thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến vật
khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Descartes về tính không bị tiêu
diệt của vận động được Ph.Ăng-ghen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại.
Descartes đã lý giải thế giới được hình thành trên cơ sở vật lý học dựa trên
những nguyên lý siêu hình học, tức là trên sự tin tưởng vào sự hiện hữu của
Thượng đế. Sự giải thích về mặt vật lý của Descartes vẫn nằm gọn trong khuôn khổ
của vật lý suy niệm chứ không phải vật lý thực nghiệm, cụ thể như sau:
9


Descartes xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Vật chất bao gồm các hạt
nhỏ, mịn, có thể được phân chia đến vô cùng tận. Bản chất của vật chất là quảng

tính. Không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật
thể của vật chất. Vận động của vật thể có nguồn gốc sâu xa từ cái hích ban đầu của
Thượng Đế, sau đó vận động của các vật thể không thể được sinh ra, không thể bị
tiêu diệt. Vận động của vật thể là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của
vật thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật cơ học.
Dựa trên quan niệm này, Descartes đã xây dựng mô hình vũ trụ. Nhờ cái hích đầu
tiên của Thượng Đế, thế giới có được một xung lượng ba đầu. Xung lượng này đưa
vật chất thành đồng nhất nguyên thủy, tạo thành chuyển động xoáy, dẫn tới hình
thành các hạt vật chất lớn dần. Đó là những hạt lửa bao trùm vũ trụ, những hạt
không khí… rồi những hạt đất to nhất tạo thành các hành tinh và các vật cứng khác.
Xung lượng này luôn được bảo toàn trong quá trình chuyển động của vũ trụ. Như
vậy, Descartes là người dầu tiên khám phá ra tính chất sóng của ánh sáng, là tác giả
của giả thuyết gió xoáy, một trong những giả thuyết đầu tiên về sự hình thành của
vũ trụ và thế giới của chúng ta.
Quan điểm vật lý của ông trong việc giải thích sự hình thành thế giới có những
ưu điểm lớn. Thứ nhất, thay vì thứ triết lý thiên nhiên, thứ triết lý vật lý của Kinh
Viện, Descartes đã gắng đưa ra một lý thuyết vật lý duy cơ, vật lý kỹ thuật, nhằm
biến chế thiên nhiên để phục vụ cho những tiện nghi của con người, chứ không
phải chỉ nhằm kiểm tra một lối giải thích suông như trước. Thứ hai, quan điểm này
của ông đã khử trừ những cái mà triết lý của Aristote kêu là “mô thể” và “phẩm
tính”. Với chủ trương coi mọi vật chỉ là trương độ công với chuyển động, Descartes
đã mạnh dạn đưa ra lập trường kỹ thuật, nhằm đi tới một khoa vật lý mới với
“những tri thức rất có lợi ích cho sự sống con người”, từ đó dẫn tới một khoa Y học
có khả năng tránh cho con người vô số những khả năng bệnh tật và sự già yếu.

10


Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, quan điểm này của Descartes cũng có những
hạn chế. Descartes đã mắc một lỗi trầm trọng khi giải thích sự hình thành thế giới

thông qua vật lý học nhưng lại dựa trên những nguyên lý siêu hình. Với Descartes,
ông đã chủ trương quy tất cả các khoa học về một mối duy nhất là Siêu hình học.
Bên cạnh đó, Descartes đã sử dụng một phương pháp không thích ứng đó là
phương pháp suy diễn, tức phương pháp của siêu hình học. Chỉ phương pháp quy
nạp mới dẫn con người từ những sự kiện nhỏ tới chỗ tìm ra những quy luật chi phối
các sự kiện đó.
 Con người:
Theo Descartes, vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực
thể tồn tại độc lập nhau. Đó là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy
nghĩ, tạo mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng và thực thể vật chất phi tinh thần với
quảng tính tạo thành từ các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời
gian. Thực thể theo Descartes là một thế giới hoàn toàn độc lập, không cần và
không liên quan đến cái khác, mà tự nó có thể tồn tại và phát triển được. Ngoài
Thượng đế duy nhất tất cả mọi vật đều thuộc một trong hai thực thể trên. Trong đó,
con người là một thực thể đặc biệt gồm thực thể vật chất (thể xác) và thực thể tinh
thần (linh hồn).
Con người là một sự vật đặc biệt được tạo từ hai thực thể trên, vừa có linh hồn
bất tử, vừa có cơ thể khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng nó có khả năng
đi đến hoàn thiện, là bậc trung gian giữa Thượng đế và hư vô, nên con người vừa
cao siêu không mắc sai lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm. Trong nghiên cứu về
tự nhiên, Descartes là một người duy vật. Thừa nhận tính khách quan của thế giới
vật chất, Descartes cho rằng tất cả các sự vật trong thế giới, kể cả các hành tinh đều
được cấu trúc từ vật chất.
Theo quan điểm nhị nguyên luận, ông hoàn toàn tách biệt thể xác và linh hồn,
coi chúng có nguồn gốc từ hai thực thể tư duy và quảng tính hoàn toàn tách biệt.
11


Ông coi linh hồn con người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy, tồn tại
không cần đến và không phụ thuộc vào bất kỳ một sự vật vật chất nào. Linh hồn là

bất diệt, nó không bị phân hủy khi con người chết. Cơ thể con người là chỗ trú chân
tạm thời của linh hồn khi anh ta sống.
II. Thuyết nhị nguyên trong triết học của Descartes
1. Giới thiệu về thuyết nhị nguyên
Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận
sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là
thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức tạo thành hai nguồn gốc của
thế giới. Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ
nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào.
Sai lầm lớn nhất trong các học thuyết nhị nguyên của các nhà triết học là sự
không thể khẳng định vật chất có trước hay ý thức có trước. Là người đã đứng rữa
ranh giới của chủ nghĩa duy vật và duy tâm, họ muốn dung hòa hai trường phái trên
để dẫn đến một trường phái duy nhất đó là cùng tồn tại. Quan điểm của họ đa phần
là hoài nghi vì thế mà khi giải quyết tiếp mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học họ
đã rơi vào thuyết bất khả tri và dần dần triết học của họ chuyển sang duy tâm.
Điểm quan trọng nhất trong thuyết nhị nguyên là dung hòa được sự đối lập của
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Những nhà triết học sử dụng thuyết nhị
nguyên từ trước đến nay luôn dứng giữa hai chủ nghĩa duy vật và duy tâm để đưa
ra đánh giá, nhận xét rồi trình bày một cách khách quan. Điều này dẫn đến sai lầm
vì duy tâm được hình thành trước duy vật một thời gian rất dài có nhiều điều mà
chủ nghĩa duy vật chưa thể giải quyết được, điều này làm những nhà nghiên cứu
dựa trên thuyết nhị nguyên bị hướng sang chủ nghĩa duy tâm.

12


2. Thuyết nhị nguyên trong triết học của Descartes
Vào thời kỳ cận đại ở Tây Âu, Rene Descartes đã chú ý đến nghiên cứu phương
pháp nhận thức khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật

của giới tự nhiên. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Descartes đã đứng
trên quan điểm nhị nguyên luận mà giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học, tức
vấn đề giữa tư duy và tồn tại. Ông thừa nhận có hai thực thể: thực thể của nhục thể
có thuộc tính là quảng tính và thực thể của linh hồn có thuộc tính là tư duy. Do đó
có hai bản nguyên không lệ thuộc vào nhau: một bản nguyên vật chất, một bản
nguyên tinh thần. Ông cho rằng hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với
nhau nhưng cả hai thực thể này đều phải phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể
tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Descartes biểu hiện tính chất thỏa hiệp
của hệ tư tưởng tư sản.
Descartes đã cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để
giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại song
cuối cùng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm vì ông thừa nhận còn một thế lực thứ ba
nào đó là Thượng đế quyết định đến cả vật chất và tinh thần.
Descartes cho rằng sự tồn tại của vật chất và ý thức là do một thực thể thứ ba là
Thượng đế quyết định. Về mặt vật lý học, Descartes ủng hộ các quan điểm duy vật.
Theo Descartes thì tự nhiên là một khối liên tục gồm những hạt nhỏ vật chất. Đặc
tính của vật chất là quảng tính. Sự vận động của thế giới vật chất quy lại chỉ là sự di
chuyển của những hạt nhỏ vật chất, tức là nguyên tử, trong không gian. Nhưng khi
giải thích đến tận cùng căn nguyên của thế giới dựa trên vật lý học, ông đã không
giải thích được nữa và quy tất cả về sự quyết định của một thế lực tối cao là
Thượng đế - thần linh.
Như vậy, Descartes đã đồng thời thừa nhận cả hai thực thể vật chất và tinh thần
song song tồn tại với nhau, không cái nào sinh ra cái nào, và những thực thể đó đều
có thuộc tính riêng. Do đó, có thể gọi Descartes là nhà triết học nhị nguyên.
13


KẾT LUẬN
Tư tưởng triết học của ông đã giữ vai trò một khời nguyên mới, ông đã có công
đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở

đường cho nền triết học phương Tây ngày nay. Ảnh hưởng của thuyết Descartes rất
lớn lao có thể nói lịch sử triết học gắn liền với lịch sử thuyết Descartes.
Mác đã chỉ rõ rằng: “Trong vật lý học của mình, Descartes đã thừa nhận là vật
chất vốn có sức sáng tạo độc lập của nó và cho rằng vận động cơ giới biểu hiện
sinh mệnh của vật chất. Trong phạm vi vật lý học của Descartes, thì vật chất là thực
thể duy nhất, là căn cứ nhất của sự tồn tại và của nhận thức”. Descartes bác bỏ triết
học thời trung cổ, phủ nhận uy quyền của Giáo hội. Tin tưởng một cách sâu sắc vào
sức mạnh của lý tính con người, ông muốn sáng tạo ra một phương pháp mới, khoa
học, về nhận thức thế giới, đem lý tính và khoa học thay thế cho tín ngưỡng mù
quáng.

14



×