Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chủ nghĩa lý tưởng về chính trị, vai trò của nó trong bối cảnh quốc tế hiện nay và lấy các ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.17 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa lý tưởng về chính trị được gọi là “thách thức hiện tại mạnh mẽ nhất
đối với chủ nghĩa hiện thực” (Caporaso 1993). Giống như chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa tự do có một phả hệ riêng với nguồn gốc triết học xuất phát từ tư tưởng chính trị
của John Locke, Immanuel Kant và Adam Smith. Chủ nghĩa tự do xứng đáng với quan
tâm của chúng ta vì nó nêu lên những vấn đề mà chủ nghĩa hiện thực không đề cập tới,
bao gồm ảnh hưởng của chính trị trong nước đến hành vi của quốc gia, tác động của sự
phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, và vai trò của các quy chuẩn và thể chế quốc tế đối với
việc hỗ trợ hợp tác quốc tế. Chính vì vậy nhóm 02 dân sự lựa chọn phân tích đề tài “chủ
nghĩa lý tưởng về chính trị, vai trò của nó trong bối cảnh quốc tế hiện nay và lấy các ví
dụ minh họa”.
NỘI DUNG:
I. Phân tích chủ nghĩa lý tưởng về chính trị ( hay còn gọi là chủ nghĩa tự do)
1. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa lý tưởng
Chủ nghĩa lý tưởng hay còn gọi là chủ nghĩa duy tâm chính trị (Idealism), chủ
nghĩa tự do (Liberalism), chủ nghĩa lý tưởng tự do (Liberal Idealism), chủ nghĩa toàn
cầu (Globalism)…được bắt nguồn từ quan điểm của các nhà tư tưởng thời kỳ cải cách
tôn giáo thế kỷ 16 ở Châu Âu với những ý tưởng đầu tiên trong truyền thống tư duy tự
do như: Immanuel Kant (1724-1804), Thomas Jefferson (1743-1826), James Madison
(1751-1836), John Locke (1632-1704), David Hume (1711-1776), Adam Smith (17231790),…
Theo Kant, chủ nghĩa lý tưởng (chủ nghĩa tự do) là một biểu hiện của một dạng
chủ nghĩa lạc quan bi kịch về quan hệ quốc tế. Sau nhiều thế kỷ chiến tranh đẫm máu,
cuối cùng thì lý trí loài người cũng phải thức tỉnh, cũng phải nhận ra rằng chiến tranh là
những giải pháp hoàn toàn sai lầm. Từ đó, các nhà lý tưởng sau này cũng tin rằng nhân
loại từ những bài học lịch sử đau thương sẽ kết hợp với nhau để xây dựng một xã hội
hòa bình và hợp tác.
Các tư tưởng của chủ nghĩa tự do bắt đầu phát triển từ thế kỷ XVIII và XIX.
Chúng thực sự phát triển mạnh cùng với chủ nghĩa tự do trong kinh tế của Adam Smith
và Ricardo và được cổ vũ bởi tư tưởng tự do con người trong cuộc Cách mạng Tư sản
Pháp năm 1789.


1


Sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa này đã được phát triển thêm bởi Arnold Toynbee,
Norman Angell, Alfred Zimmern và nhà thực hành nổi tiếng là Woodrow Wilson. Chủ
nghĩa tự do đã chiếm ưu thế sau khi Thế chiến I kết thúc với con số thương vong lên
đến gần 20 triệu người. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson gọi Thế chiến I là “cuộc chiến
tranh để kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh”. Cho rằng một cuộc chiến tranh khủng
khiếp khác sẽ xảy ra nếu các quốc gia tiếp tục thực hiện chính trị quyền lực trở lại, các
nhà chủ nghĩa tự do bắt đầu cải tổ hệ thống quốc tế theo ba nhóm chính:
+ Nhóm thứ nhất ủng hộ việc tạo ra các thể chế quốc tế để giảm nhẹ những cuộc đấu
tranh quyền lực khốc liệt giữa các quốc gia ích kỷ và nghi ngờ lẫn nhau mà Hội Quốc
Liên là hiện thân của dòng suy nghĩ tự do này.
+ Nhóm thứ hai kêu gọi việc sử dụng các thủ tục pháp lý để xét xử các cuộc tranh chấp
trước khi chúng leo thang thành xung đột vũ trang với sự ra đời của Tòa Án Công lý
Quốc tế Thường trực (PCIJ) đã tổ chức cuộc họp ra mắt công chúng vào đầu năm 1922
và đưa ra phán xét đầu tiên trong một trường hợp tranh chấp vào năm sau đó.
+ Nhóm thứ ba của các nhà tự do đi theo lời răn trong Kinh thánh cho rằng các quốc gia
nên chuyển gươm đao thành lưỡi cày và tìm kiếm sự giải trừ quân bị như là phương tiện
để tránh chiến tranh nhằm làm giảm căng thẳng quốc tế, kết quả là dẫn đến được việc
triệu tập Hội nghị Giải trừ quân bị tại Geneva năm 1932.
Mặc dù giọng điệu của chủ nghĩa lý tưởng chiếm ưu thế trong luận điệu chính
sách và các tranh luận học thuật trong suốt thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh nhưng có
rất ít chương trình cải cách tự do được thực hiện nghiêm túc, và thậm chí càng ít
chương trình hơn nữa thành công. Khi mối đe dọa chiến tranh bất đầu xuất hiện lại ở
Châu Âu và Châu Á vào cuối những năm 1930 thì sự nhiệt tình đối với chủ nghĩa lý
tưởng tự do cũng dần bị lu mờ đi.
Làn sóng tiếp theo của chủ nghĩa tự do xuất hiện nhiều thập kỷ sau đó để đáp lại
sự thờ ơ của chủ nghĩa hiện thực đối với quan hệ xuyên quốc gia. Mặc dù các nhà hiện
thực tiếp tục tập trung vào các quốc gia nhưng các sự kiện xoay quanh cuộc Khủng

hoảng dầu mỏ 1973 cho thấy rằng các chủ thể phi quốc gia cũng ảnh hưởng đến chiều
hướng của các sự kiện quốc tế, và thỉnh thoảng cạnh tranh với các quốc gia. Sự nhìn
nhận này dẫn đến việc phát hiện ra rằng sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp thường đưa ra
nhiều miêu tả tốt hơn về chính trị thế giới hơn là chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt đối với
vấn đề môi trường và kinh tế quốc tế. Các quốc gia trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn
nhau; đó chính là sự phụ thuộc, nhạy cảm và dễ bị tổn thương vì bên kia. Mối liên hệ
giữa các nước thay vì chỉ giới hạn trong các quan chức cấp cao của chính phủ thì nên
2


được mở ra trên nhiều kênh giao tiếp khác nhau để kết nối xã hội. Từ nhu cầu hợp tác
giữa các quốc gia, nhiều loại thiết chế đã được đưa ra để quản trị các hành vi trong
thương mại và vấn đề tiền tệ, cũng như quản lý cách tiếp cận các nguồn tài nguyên
chung như đánh cá và nguồn nước sông, đặc biệt là vào đầu thế kỷ XXI, khi các vấn đề
môi trường và kinh tế cấp thiết luôn xuất hiện đầy trên các chương trình nghị sự quốc
gia.
Gần đây, các nhà tự do mới đã tìm hiểu tình huống tiến thoái lưỡng nan của rủi ro
đạo đức khi các quốc gia hành xử theo cách làm trầm trọng thêm các vấn đề cấp thiết
bởi họ mong rằng các thể chế quốc tế sẽ bảo lãnh cho họ. Chẳng hạn như một quốc gia
không thể thanh toán những khoản dư nợ có thể tiếp tục mượn thêm tiền dưới giả định
rằng một thể chế như Qũy Tiền tệ Quốc tế sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho họ. Các
nghiên cứu về tình trạng lưỡng nan này giúp các nhà tự do mới có được cái nhìn sâu sắc
hơn về việc làm thế nào mà các thể chế quốc tế thỉnh thoảng lại có đủ quyền tự trị để
theo đuổi chương trình riêng của họ mặc cho áp lực phải đáp lại mong muốn của các
quốc gia quyền lực nhất.
2. Chủ trương của chủ nghĩa lý tưởng
Có nhiều trường phái tư tưởng riêng biệt trong truyền thống của chủ nghĩa lý
tưởng. Đưa ra kết luận chung từ một tập hợp lý thuyết quá đa dạng như vậy sẽ có nguy
cơ diễn dịch sai ý của bất cứ tác giả nào. Tuy nhiên, vẫn có đủ một số nét tương đồng để
có thể tóm tắt thành một vài chủ đề chung. Trọng tâm của chủ nghĩa lý tưởng là niềm

tin vào lý trí, đạo đức và khả năng tiến bộ. Các nhà chủ nghĩa lý tưởng xem cá nhân là
trung tâm của các giá trị đạo đức và cho rằng con người nên được đối xử như là kết quả
thay vì phương tiện. Trong khi các nhà hiện thực khuyên bảo những nhà làm chính sách
nên tìm kiếm một điều ít xấu xa hơn thay vì một sự tốt đẹp tuyệt đối thì những nhà tự
do nhấn mạnh vào nguyên tắc đạo đức thay vì theo đuổi quyền lực, vào các thể chế thay
vì khả năng quân sự. Chính trị ở cấp độ quốc tế là cuộc đấu tranh vì sự đồng thuận và
lợi ích chung hơn là cuộc đấu tranh vì quyền lực và danh thế. Dưới đây là một số quan
điểm chung nhất của các học giả thuộc chủ nghĩa lý tưởng:
Thứ nhất, chủ nghĩa lý tưởng đề cao vai trò của dân chủ tự do (Liberal
Democracy) như phương cách quan trọng thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì
hòa bình trong QHQT. Đây là quan điểm được thể hiện rõ nhất trong thời kỳ đầu của lý
thuyết này với trường phái Chủ nghĩa quốc tế Tự do. Luận điểm này có thể diễn giải
một cách sơ lược như sau: Khi nhân dân được hưởng các quyền tự do dân chủ trong nền
cộng hòa, nhân dân sẽ bầu ra được một chính phủ đúng với ý nguyện của mình. Nhân
3


dân vốn yêu hòa bình nên chính phủ đó sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình. Khi
nhân dân thế giới đều được hưởng quyền tự do cộng hòa, chính phủ các nước trên thế
giới đều sẽ thi hình chính sách đối ngoại hòa bình. Khi đó, thế giới sẽ đạt được nền “hòa
bình vĩnh viễn” theo như tinh thần của Immanuel Kant. Tất nhiên trong thực tiễn, không
phải bao giờ chính phủ cũng thực hiện đúng ý nguyện hòa bình của nhân dân, nhưng
nhân dân với các quyền tự do của mình sẽ can thiệp vào chính sách của chính phủ bằng
nhiều cách thức hợp pháp trong nền cộng hòa như công luận chẳng hạn.
Các lý tưởng gia cho rằng cải tổ được những điều kiện sống của cá nhân sẽ tăng
cường triển vọng hòa bình mà yếu tố đầu tiên phổ biến nhấn mạnh việc thực hiện cải
cách chính trị để tạo ra nền dân chủ ổn định. Ví dụ như Woodrow Wilson đã tuyên bố
rằng “chính phủ dân chủ sẽ làm cho chiến tranh ít có khả năng xảy ra”. Sau đó Franklin
Roosevelt cũng đã phản ánh lại quan điểm này khi ông cho rằng “Sự tăng cường và duy
trì liên tục nền dân chủ sẽ tạo ra một sự đảm bảo quan trọng cho hòa bình quốc tế”. Dựa

trên sự khoan dung, chung sống và các quyền về quy trình, văn hóa chính trị dân chủ
được cho là luôn tránh xa những vũ lực gây ra thương vong như là phương tiện phải
quyết xung đột. Các nhà lãnh đạo tương tác với nhau qua các nền văn hóa dân chủ có
cái nhìn giống nhau. Xung đột với các chính phủ tương tự rất hiếm khi leo thang thành
chiến tranh vì mỗi bên chấp nhận tính chính đáng của bên còn lại và hy vọng giải quyết
xung đột theo cách hòa bình. Những hy vọng này được củng cố nhờ bản chất minh bạch
của chế độ dân chủ.
Thứ hai, chủ nghĩa lý tưởng nhấn mạnh tự do thương mại. Ý tưởng về việc
thương mại giúp thúc đẩy các giải pháp giải quyết xung đột có nguồn gốc từ nghiên cứu
của Montesquieu, Adam Smith và một số nhà tư tưởng của thời kỳ Khai sáng. Nhà triết
học David Hume (1817) cho rằng “không gì thuận lợi hơn cho việc nâng cao học hỏi và
sự lịch thiệp bằng liên kết bằng thương mại giữa một số nước láng giềng độc lập”. Quan
điểm này sau đó được Trường phái kinh tế chính trị Manchester áp dụng và tạo thành cơ
sở cho sự bác bỏ nổi tiếng của Norman Angell (1910) đối với nhận định rằng việc chinh
phục quân sự mang lại sự giàu có về kinh tế.
Học thuyết cho rằng thương mại tự do giúp ngăn chặn các cuộc xung đột leo
thang thành chiến tranh dựa trên một số mệnh đề. Thứ nhất, trao đổi thương mại tạo ra
động lực về mặt vật chất để giải quyết xung đột một cách hòa bình: Chiến tranh làm
giảm lợi nhuận vì làm gián đoạn các trao đổi kinh tế quan trọng. Thứ hai, các trao đổi
thương mại sẽ giúp giải quyết các bất đồng vì nó sẽ tạo thành một nhóm lợi ích xuyên
quốc gia. Thứ ba, mạng lưới thương mại giữa các quốc gia sẽ tăng cường thông tin liên
4


lạc, làm xói mòn chủ nghĩa hẹp hòi và khuyến khích hai phía tránh những va chạm tai
hại.
Điểm chung thứ ba trong lý thuyết lý tưởng là sự ủng hộ và đề cao vai trò của
các thể chế quốc tế, đặc biệt là những tư tưởng của Chủ nghĩa Tự do Mới. Chính sự đề
cao vai trò của thể chế đã khiến Chủ nghĩa Tự do Mới còn được gọi là Chủ nghĩa Thể
chế Tự do Mới (Neoliberal Institutionalism). Thể chế có thể tồn tại lâu dài và phát triển

bởi những chức năng tích cực của nó có thể khiến chúng “trở nên không thể thiếu đối
với các nước thành viên”. Theo Chủ nghĩa Tự do Mới, thể chế đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì hòa bình, quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác và hội nhập theo ít nhất
một số đường hướng sau: Thứ nhất, tham gia vào các thể chế quốc tế chính là giúp thúc
đẩy hợp tác bởi các thể chế được lập ra với tôn chỉ mục đích phù hợp với lợi ích của các
nước và các nước tự nguyện tham gia là để nhằm thực hiện các lợi ích đó. Thể chế giúp
các nước hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, lòng tin nhiều hơn và cơ hội hợp tác theo đó
cũng tăng lên. Thứ hai, hoạt động trong khuôn khổ thể chế giúp ngăn ngừa và giảm
thiểu xung đột khi có các nguyên tắc và quy định bên trong thể chế giúp điều chỉnh
quan hệ giữa các thành viên, giúp hạn chế một số hành vi có thể gây xung đột. Đồng
thời, nhiều thể chế có cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ giúp giải quyết xung đột nếu có
giữa các thành viên. Thứ ba, sự tồn tại của các thể chế quốc tế giúp làm giảm tính vô
chính phủ của môi trường quốc tế khi góp phần buộc các thành viên giảm bớt những
động thái không phù hợp với thể chế và những thành viên khác. Hoạt động của các thể
chế quốc tế giúp triển khai và thực thi luật pháp quốc tế thông qua các nguyên tắc hoạt
động và những quy định điều chỉnh quan hệ bên trong thể chế. Thứ tư, thể chế giúp
quản lý rất nhiều vấn đề như sự phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác và hội nhập,… nhằm phát
huy mặt tiêu cực và hạn chế khía cạnh tiêu cực của các vấn đề này.
Ngoài ra, chủ nghĩa lý tưởng cũng đề cập đến vai trò của luật pháp quốc tế
(International Law) như phương cách khác dù không quá đề cao như dân chủ tự do,
kinh tế thị trường hay thể chế quốc tế. Luận điểm này xuất phát từ vai trò của luật pháp
nói chung. Luật pháp giúp điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng ngăn chặn xung
đột và hợp tác thực hiện các vấn đề chung. Trong QHQT, luật pháp cũng có thể phát
huy vai trò gần được như vậy dù tính hiệu lực kém hơn nhiều khi ít có khả năng chế tài
thông qua bộ máy tư pháp quốc gia như tòa án, cảnh sát, nhà tù,… Tuy nhiên, tính hiệu
lực của luật pháp quốc tế vẫn có thể có được phần nào thông qua nguyên tắc tự nguyện
thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda), qua sự phát triển của nhận thức
con người, qua sự mở rộng của xã hội dân sự,… Dù có thể có hiệu lực không cao nhưng
luật pháp quốc tế cũng giúp làm giảm tình trạng vô chính phủ trong môi trường quốc tế
5



và vì thế cũng được coi như một phương cách nhằm ngăn chặn xung đột và thúc đẩy
hợp tác trong QHQT.
3. Những hạn chế của chủ nghĩa lý tưởng về chính trị
Mặc dù chủ nghĩa lý tưởng có ảnh hưởng tới ngôn ngữ trong chính sách và trong
các thảo luận ở thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, và với sự chấp thuận của
Hội quốc liên và các Hiệp định Giải giáp hải quân Oashington, nhưng rất ít chương
trình của chủ nghĩa này được thực hiện và thực hiện thành công. Khi bối cảnh quốc tế
thay đổi, và khi phe Trục phát xít tiến hành xâm lược tạo ra Thế chiến thứ Hai thì những
nhiệt huyết cho chủ nghĩa lý tưởng phai nhạt dần. Các nhà chủ nghĩa hiện thực cho rằng
giống như Hội Quốc Liên và Tòa án Công lý Quốc tế Thường trực, các thể chế ngày
nay chỉ có ảnh hưởng tối thiểu đến hành vi của quốc gia. Các tổ chức quốc tế không thể
ngăn nổi các quốc gia hành động theo logic của cân bằng quyền lực, tính toán mỗi bước
đi của họ ảnh hưởng thế nào đến vị trí tương đối của mình trong thế giới cạnh tranh liên
tục này.
Các phê phán đối với chủ nghĩa lý tưởng còn cho rằng hầu hết các nghiên cứu
khuyến khích thể chế quốc tế, như các lý thuyết gia lý tưởng chủ nghĩa theo đuổi, chỉ
nằm ở lĩnh vực chính trị học thứ cấp là vũ đài của quan hệ tài chính, thương mại và môi
trường, chứ không nằm ở lĩnh vực chính trị học cao cấp là vũ đài an ninh quốc tế. Dù
rất khó để xác định ranh giới rõ ràng giữa các vấn đề kinh tế và an ninh nhưng một vài
học giả cho rằng các sắp xếp thể chế khác nhau tồn tại trong từng lĩnh vực và triển vọng
hợp tác giữa các quốc gia lớn hơn trong lĩnh vực kinh tế so với lĩnh vực an ninh. Chủ
nghĩa hiện thực khẳng định rằng sự tồn tại của quốc gia phụ thuộc vào việc quản lý hiệu
quả các vấn đề an ninh. Các tổ chức an ninh tập thể ngây thơ cho rằng tất cả các thành
viên nhận thức về mối đe dọa theo cách giống nhau, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chi
trả phí tổn cho việc chống lại những mối đe dọa này. Bởi vì các quốc gia tư lợi không
nhìn nhận lợi ích thiết yếu của mình theo hướng này nên các tổ chức quốc tế không thể
đưa ra phản ứng kịp thời và cứng rắn đối với các cuộc xâm lược. Các nhà hiện thực kết
luận rằng đối với các vấn đề an ninh thì các quốc gia sẽ tin tưởng vào sức mạnh của

chính mình chứ không phải là những lời hứa của các tổ chức quốc tế.
Một lời phàn nàn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực dành cho chủ nghĩa tự do là
khuynh hướng được cho là biến chính sách đối ngoại thành một cuộc vận động đạo đức.
Trong khi các nhà hiện thực cho rằng người đứng đầu quốc gia bị chi phối bởi những
đòi hỏi chiến lược thì nhiều nhà lý tưởng tin rằng các đòi hỏi đạo đức áp đặt mệnh lệnh
tuyệt đối lên các lãnh đạo. Các nhà chủ nghĩa hiện thực luôn chỉ trích các nhà chủ nghĩa
6


lý tưởng về vấn đề kêu gọi đạo đức. Một mặt, họ phủ nhận việc chấp thuận bất kỳ một
chuẩn mực đạo đức phổ quát nào trong một thế giới đa văn hóa. Mặt khác họ còn lo
rằng chấp nhận một chuẩn mực sẽ dẫn đến chính sách đối ngoại mà tự cho là mình
đúng, là cứu tinh.
II. Vai trò của chủ nghĩa lý tưởng trong bối cảnh quốc tế hiện nay
Chủ nghĩa lý tưởng có sự bổ sung từ nhiều lý thuyết thuộc các ngành học khác
cũng như từ những thay đổi của thực tiễn QHQT trong thời hiện đại. Nhìn chung, Chủ
nghĩa lý tưởng có nhiều đóng góp vào kho tàng lý luận QHQT. Các đóng góp chính này
là:
- Phát triển lý luận về chủ thể QHQT như sự nổi lên và vai trò của các chủ thể
phi quốc gia, mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể này với quốc gia và từ đó là những
thay đổi trongvai trò của quốc gia trong QHQT. Cho dù vẫn còn những ý kiến tranh
luận về sự thay đổi vai trò của từng loại chủ thể nhưng việc ghi nhận sự tồn tại của
nhiều loại hình chủ thể QHQT khác nhau đã phản ánh đúng thực tế mới của QHQT.
Chính sự gia tăng hoạt động của các chủ thể phi quốc gia đang góp phần làm thay đổi
QHQT và là đặc điểm mới của QHQT thời hiện đại.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hợp tác và hội nhập trong QHQT như
chỉ ra khả năng hợp tác quốc tế trong môi trường vô chính phủ, xung đột không phải là
hình thái quan hệ và thực tế duy nhất, các yếu tố quy định và thúc đẩy xu hướng hợp tác
quốc tế, vai trò của lợi ích tuyệt đối... Bên cạnh đó, Chủ nghĩa lý tưởng còn đề ra nhiều
phương án và cách thức thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế như xây dựng an ninh tập

thể, thúc đẩy tự do dân chủ, phát triển kinh tế thị trường, luật pháp quốc tế và thể chế
quốc tế…
Ngày nay, với sự triển củanền kinh tế thị trường đã làm tăng sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các chủ thể.Với quan điểm đề cao sự phụ thuộc lẫn nhau được xem là một
cách thức ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy cao sự hợp tác và hội nhập.Sự phụ thuộc
không chỉ giữa các quốc gia với nhau, mà còn giữa các doanh nghiệp, các tầng lớp xã
hội vì chúng là những bộ phận của nền kinh tế thị trường.Phụ thuộc không chỉ dừng lại
ở kinh tế mà còn trên nhiều lĩnh vực khác.Chính sự phụ thuộc tạo nên sự hiểu biết lẫn
nhau để tạo điều kiện cho sự hợp tác. Nó không chỉ buộc các chủ thể tham gia QHQT
phải hợp tác lẫn nhau mà còn mang lại tác dụng lớn cho hòa bình và an ninh. "Nó khiến
cái giá phải trả cho xung đột còn lớn hơn tất cả các bên khi đang phụ thuộc lẫn nhau" vì
thế, nó hạn chế tối đa nguy cơ sử dụng vũ lực trong QHQT.
7


- Bổ sung thêm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và vận động của
QHQT như tác động của các yếu tố đối nội, tính chất đa lợi ích và đa lĩnh vực của
QHQT, vai trò của kinh tế và sự tương tác giữa kinh tế và chính trị,… Trong đó đáng
chú ý là các yếu tố tích cực thuộc về bản chất và nhận thức chủ quan của con người. Vai
trò của nhận thức chủ quan con người đã được ghi nhận như một yếu tố đòi hỏi phải
tính đến trong nghiên cứu QHQT.
- Đóng góp cho phương pháp luận và nhận thức luận nghiên cứu QHQT như bổ
sung cấp độ phân tích trong nước bên cạnh các cấp độ khác, kết hợp chủ nghĩa duy vật
và duy tâm chủquan, phương pháp liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu QHQT…
Trong đó, có điểm đáng lưu ý là khác với Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa lý tưởng đã
có sự gắn kết nhiều hơn giữa môi trường trong nước với môi trường quốc tế, giữa chính
sách đối nội và đối ngoại, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa chính trị và kinh
tế…
- Đem lại niềm tin về khả năng thay đổi QHQT thế giới theo hướng tích cực hơn
và lạc quan hơn. Không chỉ niềm tin, Chủ nghĩa lý tưởng còn có những đóng góp cho

an ninh, hợp tác và hòa bình một cách thực tiễn khi đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy hợp
tác, bảo đảm an ninh và duy trì hòa bình mà trên đã kể ra.Chủ nghĩa lý tưởng đề cao vai
trò của chủ thể quốc tế.Khi tham gia vào chủ thể quốc tế góp phần thúc đẩy sự hợp tác
bởi các thể chế được lập ra. Thể chế điều chỉnh quan hệ của các thành viên, tránh xảy ra
các hành vi xung đột. Chẳng hạn như khi gia nhập vào tổ chức ASEAN thì phải tôn
trọng chủ quyền, hòa bình hợp tác, tránh xen vào việc nội bộ của nhau. Môi trường
quốc tế theo chủ nghĩa lý tưởng là vô chính phủ. Trong môi trường vô chính phủ, xung
đột là điều tất yếu.Thế nhưng, đó không phải là hình thái duy nhất.Trong môi trường vô
chính phủ vẫn tồn tại sự hợp tác.Chính hai hình thái xung đột và hợp tác này mới đánh
giá đúng bản chất và sự vận động của QHQT.
Tóm lại, chủ nghĩa lý tưởng với những luận điểm chính của mình, tuy còn một
sốhạn chế nhỏ nhưng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiên cứu QHQT, mang lạiniềm tin
vào sự thay đổi QHQT thế giới theo hướng tích cực hơn. Hơn thế nữa,chủ nghĩa lý
tưởng còn đóng góp rất nhiều vào vấn đề an ninh, hòa bình và hợp tác.Chủ nghĩa lý
tưởng đã tìm được câu trả lời cho chính câu hỏi mà nó đặt ra, đó là biệnpháp khắc phục,
ngăn chặn chiến tranh. Tạo môi trường ổn định, hội nhập, hợptác, hòa bĩnh hữu nghị
trong QHQT không chỉ ở hiện tại mà còn cá tương lai.

III. Một số ví dụ trong nước và quốc tế
8




Liên Hợp Quốc và công cuộc gìn giữ hòa bình

Ngày 24.10.1945 Liên Hợp Quốc chính thức được thành lập thay thế cho Hội
Quốc Liên đã bị giải thể hoạt động hiệu quả hơn so với Hội Quốc Liên trước kia.
Giống như Hội Quốc Liên, Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm thúc đẩy hòa bình và
an ninh toàn cầu sau một cuộc thế chiến tàn khốc. Điều 1(1) của Hiến chương Liên

Hợp Quốc quy định tổ chức này sẽ thực hiện “các biện pháp tập thể hiệu quả nhằm
ngăn chặn và loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh quốc tế.” Ở Điều 2, các thành
viên được kêu gọi “kiềm chế sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” (đoạn 4) và “giải
quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp hòa bình” (đoạn 3).
Sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh đã khiến Liên Hợp Quốc không thể phát huy
được vai trò của mình như các nhà sáng lập mong muốn. Từ sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc thì đã loại bỏ nhiều trở ngại đối với khả năng gìn giữ an ninh quốc tế của Liên
Hợp Quốc. Tiềm năng đóng vai trò an ninh tích cực đã được chứng minh vào năm
1990 khi Iraq xâm lược Kuwait. Hội động Bảo an đã nhanh chóng thông qua nghị
quyết 678, cho phép các nước thành viên “sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết” để
đánh bật lực lượng Iraq ra khỏi Kuwait. Theo thẩm quyền của nghị quyết này, ngày 17
tháng 1 năm 1991, một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã phát động các hoạt động quân sự
chống lại lực lượng vũ trang của Iraq, lực lượng quân sự lớn thứ tư trên thế giới. 43
ngày sau đó, Iraq chấp nhận ngừng bắn và rút khỏi Kuwait. Được ủng hộ bởi thành
công này, sự lạc quan về vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc thúc đầy hoà bình bắt
đầu phát triển.
Sau năm 1990, Liên Hợp Quốc đã phát động nhiều gấp năm lần các sứ mạng gìn
giữ hoà bình so với bốn mươi năm tồn tại trước đó. Kể từ đó, nó đã quản lý trung bình
17 chiến dịch mỗi năm. Mặc dù sự gia tăng này xảy ra sau Chiến tranh lạnh nhưng các
sứ mạng gìn giữ hoà bình đã cho thấy nhiều kết quả khác nhau, trong đó thất bại gần
một nửa trường hợp và làm cạn kiệt ngân sách của Liên Hợp Quốc. Đối với các sứ
mạng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc từ năm 1948, tổng chi phí là hơn 53 tỉ đô la,
nhưng chỉ trong thời kỳ từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, chi phí hỗ trợ
82.868 nhân viên gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc đã là 5,3 tỉ đô la. Do vấn đề chi
phí, Liên Hợp Quốc đã tìm cách để triển khai các sứ mạng của họ cùng với các lực
lượng ngoài Liên Hợp Quốc, và đôi khi đã yêu cầu các tổ chức khu vực hoặc các liên
minh đa quốc gia đóng vai trò thay thế cho Liên Hợp Quốc.
Năm 2008, các tổ chức khu vực và liên minh các quốc gia được Liên Hợp Quốc
phê chuẩn đã thực hiện hơn 59 sứ mệnh hoà bình với tổng số 167.630 nhân viên quân
9



sự và dân sự. Do số lượng ngày càng tăng của hoạt động gìn giữ hoà bình trong những
năm gần đây liên quan đến các tổ chức an ninh khu vực, hầu hết những nhà quan sát
đều hy vọng các tổ chức này sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tương lai.
Xuất phát từ nhà triết học Immanuel Kant, các nhà lý thuyết tự do đã lập luận rằng sự
dân chủ hoá làm tăng triển vọng hoà bình giữa các quốc gia. Một nền dân chủ vững
chắc được đảm bảo thông qua hiến pháp sẽ hiếm khi gây chiến tranh với các quốc gia
khác và chúng tạo thành các liên minh hoà bình và bền vững nhất. Bài học này vẫn có
giá trị đối với các nhà lãnh đạo của các nước dân chủ, những người đang tìm kiếm một
nguyên tắc để làm cơ sở cho chính sách an ninh của họ. NATO và Liên minh châu Âu
đã khẳng định dân chủ là điều kiện để trở thành thành viên của họ. Các tổ chức quốc tế
lớn từ Ngân hàng Thế giới đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đẩy mạnh dân chủ như một
chính sách ưu tiên. Do các quốc gia dân chủ có xu hướng sử dụng các biện phảp giải
quyết tranh chấp ràng buộc về pháp lý và hoà giải nhiều hơn so với các loại hình quốc
gia khác nên những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng mở rộng cộng đồng các quốc
gia dân chủ sẽ giúp gia tăng hòa bình trong nền chính trị thế giới.


Trong nước, Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định WTO

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản – chính đảng duy nhất,nền chính trị Việt
Nam luôn ổn định từ đó giúp nền kinh tế ngày càng phát triển. Chiến tranh đi qua,
công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính
sách đối nội, đối ngoại của quốc gia. Theo chủ nghĩa lý tưởng, hướng tới nền hòa bình
quốc tế và khu vực, Việt Nam luôn không ngừng hội nhập. Mốc đánh dấu quan trọng
cho sự hội nhập đó là việc tham gia trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Quốc tế (WTO) vào tháng 1/2007.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì trước hết về mặt kinh tế sẽ
góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xuất khẩu, tăng cường thu hút FDI. Cụ thể là

biểu hiện của cán cân thương mại xuất nhập khẩu cân bằng hơn với kết quả nổi bật
nhất về mặt kinh tế là xuất khẩu. Từ năm 2007 đến nay, nước ta đã tăng trưởng xuất
khẩu từ con số 48 tỷ USD lên trên 130 tỷ USD (ước lượng) của năm 2013, tốc độ tăng
trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Cùng với tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu,
Việt Nam cũng giảm dần tỷ lệ nhập siêu với mức giảm rất nhanh từ mức 30% so với
kim ngạch xuất khẩu của năm 2007, đến năm 2013 khả năng chỉ còn 0,48%.
Bên cạnh đó, về mặt thể chế, thông qua các cam kết WTO, Việt Nam đã từng
bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh tế, thương mại và các hoạt
động liên quan.
10


Cùng với đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn
các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế liên
kết kinh tế khu vực, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đem lại, từ đó sẽ
giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh
tế Việt Nam. Về mặt chính trị, việc tham gia TPP sẽ góp phần nâng cao hơn vị thế của
Việt Nam trên chính trường khu vực và thế giới. Đó chính là những mặt tích cực và sẽ
đạt được khi Việt Nam tham gia TPP. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sẽ không tránh khỏi
những mặt hạn chế ảnh hưởng mà chúng ta phải dự báo trước, đề phòng trước để có
những ứng phó kịp thời, nhất là vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích về chủ nghĩa lý tưởng về chính trị, chỉ ra vai trò của chủ
nghĩa lý tưởng về chính trị trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đồng thời thông qua các ví
dụ trong nước và quốc tế có thể nhận định rằng: cho dù đôi lúc chủ nghĩa lý tưởng chịu
“lép vế” trước chủ nghĩa hiện thực, nhưng chủ nghĩa lý tưởng vẫn là lời kêu gọi và là
mục tiêu tối thược cho các nhà hoạt động vì hòa bình, vì công lý và những nhà lãnh
đọa có lương tri. Thế giới đã bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, các quốc gia như đang
được tập hợp lợi trong một ngôi làng nhỏ, lợi ích chung của toàn nhân loại xuất hiện
ngày càng nhiều. Những hứa hẹn chiến thắng cho chủ nghĩa lý tưởng đang xuất hiên ở

nơi này, nơi kia. Tuy nhiên, điểm cuối cùng mà những người theo chủ nghĩa lý tưởng
mong đợi vẫn chưa thể “đến” trong ngày một ngày hai được. Nhân loại có lý trí vẫn
phải chờ đợi tương lai đó trong khi đứng chân trên mảnh đất “hiện thực”.

11


MỤC LỤC

12



×