Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các quan điểm triết học về con người trong lịch sử triết học phương đông và lịch sử triết học phương tây trước mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.43 KB, 13 trang )

Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

MỤC LỤC

1


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

I.

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử tư tưởng triết học, con người là một vấn đề triết học được đặt
ra từ rất sớm. Bản chất của con người là gì? Tiếp cận vấn đề bản chất của con
người như thế nào? Các trường phái triết học, các hệ thống triết học khác nhau có
những quan điểm khác nhau về vấn đề con người. Bài nhóm sau sẽ đi vào “Phân
tích các quan điểm triết học về con người trong lịch sử triết học phương Đông và
lịch sử triết học phương Tây trước Mác”.
II.

NỘI DUNG

1. Quan điểm triết học về con người trong lịch sử triết học phương Đông
1.1.

Về nguồn gốc con người



Từ buổi sơ khai của mình, do hạn chế về nhận thức, con người đã không
hiểu được sức mạnh của thiên nhiên. Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng con người
nhưng cũng thường xuyên gây ra những nỗi sợ hãi cho con người như sấm sét,
bão lụt. Sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên đã dẫn con người đến việc thờ trời,
thờ đất, thờ núi sông, muông thú, thậm chí còn coi những thứ đó là nguồn gốc, tổ
tiên của mình. Nhiều dân tộc và tộc người trên thế giới đã nhận một con vật nào
đó là tổ tiên của mình và thờ cúng con vật đó (totem). Con người bắt đầu tìm hiểu
về nguồn gốc của mình và có những nhận thức, ý thức ban đầu về sức mạnh của
chính bản thân mình vào thời kỳ cuối xã hội nguyên thủy, đầu xã hội cổ đại.
Người Ấn Độ đã sáng tạo nên một thế giới các vị thần có tính chất tự nhiên
để giải thích thế giới hiện thực chứa bao điều bí ẩn, nơi nuôi dưỡng con người
nhưng cũng gây cho đời sống con người biết bao tai họa, bất trắc khôn lường. Các

2


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

vị thần đầu tiên xuất hiện trong các kinh Veda 1, tượng trưng cho các sức mạnh
của các lực lượng, các sự vật tự nhiên mà người Ấn Độ thờ phụng như trời, đất,
mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ánh sáng, gió, mưa, rạng đông và cả sinh thực khí. Về
sau, Người Ấn Độ lại sáng tạo ra biểu tượng các vị thần mới để lý giải các hiện
tượng trong lĩnh vực đạo đức, luân lí xã hội, như thần ác, thần thiện, pháp thần,
thần công lý. Đặc biệt về sau, trong tư tưởng tôn giáo triết học Ấn Độ cổ đại chỉ
tôn sùng một vị thần, đó là “Thần sáng tạo tối cao” - Brahman và một nguyên lý
của vũ trụ “Tinh thần sáng tạo vũ trũ tối cao”. Triết lý Upanishad lý giải:
Brahman là tinh thần vũ trụ, là đấng sáng tạo duy nhất, là đại ngã, đại đinh, là vũ

trụ xung quanh cái tồn tại thực sự, là khách thể; còn Atman là linh hồn con người,
là cái có thể mô hình hoá, là chủ thể và chẳng qua chỉ là linh hồn vũ trụ
(Brahman) cư trú trong con người mà thôi; Atman chẳng qua là cơ trú trong thể
xác con người mà thôi.
Trong triết học Trung Quốc lại tồn tại quan điểm "thiên nhân hợp nhất",
“con người được xem như là một vũ trụ thu nhỏ”. Trang Tử cho rằng trời đất với
ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Mạnh Tử cho rằng, vạn vật đều đầy đủ trong
ta, chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không còn
gì vui thú hơn. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những
điều huyền bí của vũ trụ. Khuynh hướng duy tâm trong triết học Trung Quốc cổ
đại còn thể hiện ở quan điểm của Khổng Tử khi cho rằng “Sống chết có mệnh,
giàu sang bởi trời” (Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên), số mệnh của con
người là do trời định.

1 Trong một bài ca của Rig-Veda có đưa ra quan nịêm về “Đấng sáng tạo vũ trụ” rằng Purusha - Thần ngã - thuỷ
tổ của con người… Ngài thấm nhuần và hiện hữu trong tất cả vạn vật. Ngài phân thân ra cùng khắp không gian bao
la. Toàn thể vũ trụ chỉ là một phần tư bản thể của Ngài. Ba phần tư còn lại là bất tử và ở thiên giới. Purusha được
mệnh danh là “Đấng duy nhất” (Tad Ekam). Duy nhất nên không có gì sinh ra trước, không có gì ở sau. Ngài vừa
là quá khứ, vừa là tương lai. Ngài là chúa của trường sinh bất tử và không chịu kết quả của hành động (karma). Tất
cả những gì biểu hiện đều là biểu thị cho thế lực của ngài. Từ miệng ngài sinh ra người Balamôn, từ hai tay ngài
sinh ra đẳng cấp võ sĩ Kshatriya, từ hai đùi Ngài sinh ra thứ dân Vaishya và từ bàn chân Ngài sinh ra bầy nô lệ
Shudra. Từ tâm trạng Purusha sinh ra mặt trăng. Từ cặp mắt Ngài sinh ra mặt trời và từ miệng Ngài sinh ra thần
Indra, hơi thở của Ngài sinh ra cõi trời, chân làm cõi đất…

3


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23


Như vậy, ngay từ thời cổ đại, triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống
nhất trong mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, lý giải nguồn gốc con người
bằng cách gắn con người với vũ trụ. Trong triết học phương Đông cổ đại đã có
hai trường phái triết học quan nhiệm khác nhau về nguồn gốc con người. Theo
các quan điểm duy tâm tôn giáo, con người do thần thánh, do lực lượng siêu nhiên
tạo ra, cuộc sống con người do Trời, thần sắp đặt, điều khiển. Còn theo các quan
điểm duy vật thì không thừa nhận thượng thế tạo ra con người, con người do luật
nhân quả sinh ra chết đi luân hồi, các quan niệm duy vật về con người tuy có
nhưng còn mộc mạc, ngây thơ, chưa có cơ sở khoa học vững chắc.
1.2.

Bản chất con người trong triết học Đạo giáo, Phật giáo và Nho
giáo

Trong triết học phương Đông, vấn đề bản chất, bản tính của con người
cũng được đề cập và có những quan điểm khác nhau. Vào thời đó, bản tính con
người được nhiều nhà tư tưởng xem như là bẩm sinh, có sẵn, tự nhiên ở con
người. Sự khác nhau ở mỗi người là do tác động của môi trường, do giáo hóa và
tập nhiễm. Trong thuyết lý tính, Khổng Tử có viết: “Tính tương cận dã tập tương
viễn dã”, tức là “tính của người ta vốn gần với nhau, vì tập nhiễm mà thành xa
nhau vậy”. Các môn đệ của ông như Mạnh Tử khẳng định tính của người ta là
thiện, còn Tuân Tử lại cho rằng tính của người ta là ác. Sự hướng tới cái thiện và
gạt bỏ cái ác là một trong những triết lý sớm nhất trong tư tưởng về con người của
triết học phương Đông.
Trong Đạo giáo: Lão Tử, người mở đầu cho trường phái Đạo gia, cho rằng
con người sinh ra từ “Đạo”. Do vậy, con người phải sống “vô vi”, theo lẽ tự
nhiên, thuần phát, không hành động một cách giả tạo, gò ép, trái với tự nhiên. “Vô
vi” có nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên, thuần phác vốn có của vạn vật,
không ý chí, dục vọng, không ham muốn những gì trái với bản tính tự nhiên của

mình và của vật.
4


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

Trong Phật giáo: Phật giáo là một trong chín trường phái triết học của Ấn
Độ thời cổ đại, là một trong ba trường phái triết học lớn chống lại sự thống trị về
tư tưởng của đạo Bàlamôn. Vì vậy, Phật giáo có nhiều tư tưởng triết học tiến bộ,
trong đó có tư tưởng về con người. Khi bàn tới nguồn gốc con người, Phật giáo
phủ nhận quan điểm con người là sản phần của Đấng sáng tạo và là nguyên nhân
của chính mình: con người quá khứ là nguyên nhận của con người hiện tại, con
người hiện tại là nguyên nhân của con người tương lai. Phật giáo cho rằng, con
người có hai phần: sinh lý và tâm lý, hình chất và tâm thần. Cái tôi tâm lý, tinh
thần tức là danh (gồm thụ, tưởng, hành, thức). Hai thành phần nêu trên được tạo
nên từ ngũ uẩn, do nhân duyên hợp thành. Do thế giới là “vô thường” sự hội tụ
các thành phần tạo nên con người chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định, vì
vậy, không có cái tôi vĩnh hằng. Trong cuốc sống, do “vô minh”, con người cứ
khát ái, tham dục nên dẫn đến những hành động chiếm đoạt tạo nên nỗi khổ triền
miên từ kiếp này sang kiếp khác. Để diệt trừ cái khổ, con người phải giải thoát.
Để đạt tới giải thoát, con người phải dày công tu luyện, hành động đạo đức theo
giới, luật, tu luyện trí tuệ, trực giác thực nghiệm tâm linh, chiêm nghiệm nội tâm
lâu dài. Với quan niệm này, Phật giáo thừa nhận bản tính con người vừa thiện vừa
ác.
Trong Nho giáo: Nho giáo cho rằng, muôn vật do trời đất sinh ra thì con
người cũng do trời đất sinh ra. Nho giáo cho rằng, con người sau khi do trời đất
sinh ra thì cùng với đất hợp thành ba ngôi tiêu biểu cho sự vật trong thế giới vật
chất và tinh thần. Kinh dịch chỉ rõ trời, đất, người là “tam tài”. Theo đó, khi bàn

tới quan hệ người với trời, đất, Nho giáo cho rằng, trời là gốc của người, trời với
người là một, do đó chủ trương “thiên nhân hợp nhất”, thuyết này cho rằng trời và
người tác động lẫn nhau theo cùng một tính chất.

5


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

2. Quan điểm triết học về con người trong lịch sử triết học phương Tây
trước Mác
Thực tế lịch sử đã cho thấy góc độ tiếp cận giải quyết các vấn đề triết học
về con người trong nền triết học phương Tây có nhiều điểm khác biệt với nền triết
học phương Đông. Quan điểm của triết học phương Tây trước Mác về con người
có sự khác nhau ttheo từng thời kì cụ thể:
2.1.

Thời kì cổ đại

Cả triết học duy vật và duy tâm đều có quan điểm khác nhau về con người.
Nhìn chung, các nhà triết học theo lập trường duy vật đã lựa chọn góc độ khoa
học tự nhiên để lí giải về bản chất con người. Các nhà triết học duy vật cổ đại coi
con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì là thần bí, đều được
cấu tạo từ vật chất. Hay nói cách khác, con người là một bộ phận cấu thành của
tồn tại, của thế giới, là một bản nguyên vật chất xác định. Phái nguyên tử luận,
tiêu biểu là Democritus cho rằng mọi sinh vật đều cấu tạo từ nguyên tử, linh hồn
con người cũng là vật chất, được cấu tạo từ nguyên tử. Democritus thể hiện rõ
quan điểm của mình về nguồn gốc của con người không phải do thần thánh tạo ra

mà là kết quả của quá trình biến đổi tự nhiên.
Chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại cũng có những quan niệm khác nhau về bản
chất, nguồn gốc của con người.
Theo Pitago (khoảng 580 – 500 TCN), mọi vật và con người có nguồn gốc
từ con số, con người có thể xác và linh hồn, trong đó linh hồn là bất tử. Cụ thể,
ông cho rằng cuộc sống con người trần thế, trong đó có khoái cảm, cái đẹp, cái lợi
ích, sự thỏa mãn; linh hồn là bất tử tạm trú vào các linh hồn hữu tử và sau khi con
người chết thì linh hồn sẽ được nhập vào một cá thể khác để thực hiện một cuộc
tái sinh.
Theo quan niệm của Plato, ông quan điểm trong con người có hai phần là
phần thể xác và phần linh hồn. Phần linh hồn được xem như là một thực thể độc
lập, không phụ thuộc vào thể xác, hơn thế nữa nó còn chi phối thể xác. Linh hồn
6


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

làm cho thể xác hoạt động, limh hồn điều khiển thể xác. Linh hồn tồn tại độc lập
với thể xác con người, linh hồn bất tử, ý niệm tồn tại bất biến và vĩnh hằng, linh
hồn thuộc thế giới ý niệm nên linh hồn bất tử. Ông coi thể xác chỉ là nơi trú ngụ
tạm thời của linh hồn. Thể xác con người theo Platon được cấu thành từ đất, nước,
lửa, không khí, do vậy không thể bất diệt còn linh hồn là sản phẩm của linh hồn
vũ trụ gồm 3 phần: Lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính trong đó phần lý tính
thì bất diệt còn 2 phần sau thì chết cùng thể xác. Bản thân số lượng linh hồn
không thay đổi bởi chúng được tạo ra bởi Thượng đế, bởi linh hồn vũ trụ cách đây
đã lâu.
Theo quan điểm của Socrat, ông xem con người là một con vật có lý trí, xã
hội tính, có xác và hồn là một tổng thể thống nhất, ông tin có thượng đế là thần

minh thấu suốt những điều tốt điều xấu và vì thế ông là người đầu tiên đề ra
chuẩn mực đạo đức cho triết học về con người.Ông cũng nói rõ thêm, có hai dạng
người đối lập, trong đó chỉ có quý tộc là có đạo đức chân chính, còn nô lệ không
có đạo đức.
Aristotle được xem là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại" cho rằng con
người được cấu thành từ hình dạng và vật chất. Ông khẳng định sự gắn bó hữu cơ
giữa chúng mặc dù trong con người thì linh hồn giữ vai trò chủ đạo. Cũng theo
Aristole, con người là sinh vật xã hội được củng cố trong một cộng đồng người,
trong một xã hội nhất định. Gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Trong xã hội,
mỗi công dân phải có nghĩa vụ thực hiện tốt đạo đức, làm tròn nghĩa vụ của mình.
Tóm lại, các nhà triết học thời kì Hy Lạp cổ đại đề cập tới vấn đề con người
và số phận con người, đều cho mục tiêu cao quý của con người là chinh phục tự
nhiên để phục vụ cho mình. Con người trong quan hệ với thiên nhiên nhìn chung
là tích cực, thể hiện tinh thần vươn lên làm chủ tự nhiên của người Hy Lạp. Điều
này cũng khác với triết học phương Đông – thường đề cập đến con người chính trị
- xã hội, con người với những số phận khác nhau, con người trong quan hệ hài
hòa với tự nhiên.
7


Môn: Triết học

2.2.

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

Thời kì trung cổ

Triết học thời kì trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và tôn
giáo của thiên chúa giáo. Triết học thời kì này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết

các nhà triết học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh
sự tồn tại của thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ.
Triết học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học thời
trung cổ là vấn đề niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm
tin tôn giáo giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ lý trí.
Có thể làm rõ nhận định trên dựa theo quan điểm của một số nhà triết học
tiêu biểu thời kì này. Theo nhà thần học Augustine cho rằng Chúa là lực lượng
siêu tự nhiên, định đoạt mội số phận của con người, ban phước hoặc trừng phạt
con người. Theo Thomas Aquinas, Chúa trời sinh ra giới tự nhiên và con người,
con người là hình ảnh của Chúa, linh hồn con người được tạo ra cùng lúc Chua
tạo ra con người. Trật tự các sự vật do Chúa sắp xếp: Chúa trời – thần thánh – con
người – các sự vật không có linh hồn. Theo quan điểm của Đacanh, thượng đế là
động lực ban đầu, là mục đích tối cao, nguyên nhân cuối cùng, quy luật vĩnh cửu,
là hình thức thuần túy, là cái tất nhiên – hoàn thiện tuyệt đối, là cái siêu lí tạo ra
mọi cái hợp lý trên thế giới. Ông cho rằng, con người là do Chúa trời tạo nên.
Theo giáo Kito, con người do chúa sáng tạo ra, con người có thể xác và linh hồn,
thể xác mất đi, linh hồn sẽ còn lại. Thể xác và linh hồn đối lập nhau như cái thấp
hèn và cái cao thượng. Con người phải cứu vớt linh hồn, chăm lo cho linh hồn.
2.3.

Thời kì Phục hưng – Cận đại

Con người là một thực thể có trí tuệ, đề cao trí tuệ, lý tính của con người.
Trí tuệ là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con người khỏi mọi
gông cuồng chật hẹp mà chủ nghĩa thần học thời trung cổ đã áp đặt cho con
người. Tuy nhiên để nhận thức đầy đủ bản chất của con người cả về mặt sinh học
và xã hội thì chưa có trường phái nào đạt được. Con người mới chỉ được nhấn
mạnh về mặt cá thể mà xem nhẹ mặt xã hội. Đây là thời kỳ đầu tiên phát hiện ra
8



Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

con người trong thế giới và cả thế giới trong con người. Ở thời kì này quan niệm
về con người có bước phát triển. Đây là thời kì nhận thức về nguồn gốc, bản chất
của con người có bước tiến đáng kể phán ánh những vấn đề do khoa học và thực
tiễn đặt ra. Các nhà triết học duy vật, dựa trên những thành tựu khoa học tự nhiên
đã phản ánh mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo về vấn đề con người.
Theo Bêcơn, con người là sản phẩm của tạo hóa, do vậy khoa học về con
người là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtotle về con người,
Bêcơn chia linh hồn thành các dạng “linh hồn thực vật” và “linh hồn động vật”,
“linh hồn lý tính”. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính có cả ở động vật và
thực vật. Trong con người, linh hôn cảm tính là một dạng chất lỏng, pha loãng
vào cơ thể. Bộ phận linh hồn này có thể bị hủy hoại cùng cơ thể khi con người
chết đi. Theo Hôpxơ, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể
đạo đức và tinh thần. Ông cho rằng, con người là một thực thể thống nhất giữa
tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản tính tự nhiên, mọi người khi sinh ra đều như
nhau, sự khác nhau nhất định giữa họ không lớn. Nhưng con người ai cũng có
khát vọng và nhu cầu riêng của mình, đây là tiền đề để con người làm điều ác.
Theo Đêcác, ông khẳng định con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác.
Ông coi linh hồn con người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy, tồn tại
không phụ thuộc vào bất kì một sự vật nào. Linh hồn bà bất diệt, nó không bị
phân hủy khi con người chết. Cơ thể là chỗ trú chân tạm thời của con người khi
anh ra sống. Cũng có chung quan điểm, Becơli quan niệm con người bao gồm
linh hồn và thể xác, linh hồn là cái quyết định. Thể xác thuộc về vật chất tự nhiên,
tức các cảm giác. Thể xác tồn tại được là nhờ linh hồn cảm nhận nó. Thể xác phải
tuân theo sự chỉ huy của linh hồn. Nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận
được các sự vật khác mà trước hết là cảm nhận thân xác con người. Theo Điđrô,

công cũng khẳng định con người bao gồm thể xác là linh hồn. Linh hồn không có
nguồn gốc từ Chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâm lí. Ông viết: “Không có
9


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

cơ thể con người thì nó (tức là linh hồn) không là cái gì cả”. Tôi khẳng định
không có cơ thể con người thì không thể giải thích được cái gì cả”.
Tóm lại, thời kì Phục hưng – Cận đại là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy
vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần. Chủ
nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy
móc. Đây là thời kì xuất hiện quan điểm tiến bộ về con người, nhưng nhìn chung
vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội con người và
lịch sử.
2.4.

Triết học cổ điển Đức

Trong triết học cổ điển Đức, quan niệm về con người đã phát triển mạnh
mẽ cả hai hướng duy tâm và duy vật. Theo Cantơ, nhận thức con người không chỉ
biết được hiện tượng bề ngoài mà không xâm nhập vào được bản chất đích thực
của sự vật, không phán xét gì được sự vật như chúng tự thân tồn tại. Với Hegel,
đại biểu vĩ đại của chủ nghĩa duy tâm khách quan, cho rằng chính sự vận động
theo những qui luật khách quan của “ý niệm tuyệt đối” đến mức độ nhất định nó
sẽ tha hoá thành giới tự nhiên và con người. Vì vậy, con người chính là hiện thân
của ý niệm tuyệt đối. Bước “diễu hành” của “ý niệm tuyệt đối” thông qua trình tự
ý thức của con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh thần, giá trị bản thân

và cao nhất trong đời sống của con người. Hêghen cũng là người trình bày một
cách có hệ thống về các quy luật của quá trình tư duy của con người, chỉ rõ cơ chế
của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Dù nhìn nhận
con người từ góc độ duy tâm khách quan nhưng Hêghen đã khẳng định vai trò
chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời là kết quả của sự phát triển lịch
sử.
Phoiơbắc là nhà duy vật lớn nhất trong triết học cổ điển đức – đã phê phán
mạnh mẽ quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc, bản chất của con người.
Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần và
thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra. Trái với các quan niệm
10


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định chính
con người tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói về sự tha hoá của ý niệm tuyệt
đối. Phoiơbắc nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập
luận rằng bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện
nghĩa là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người,
nhưng trong thực tế những cái đó co người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả
ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó ông phủ nhận mọi thứ tôn
giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người,
chi phối cuộc sống con người.
Công lao to lớn của Phoiơbắc là ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm mà còn đáu tranh chống lại những người duy vật tầm thường. Ông
đã có quan niệm đúng đắn là, không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá
trình lý – hoá; công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy

nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Khi ông đòi
hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời đã
đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng
thuộc về con người và xã hội. Con người trong quan niệm của Phoiơbắc là con
người trừu tượng, phi xã hội, mang những đặc tính sinh học bẩm sinh.
Nhìn chung, các quan niệm về con người trong thời kỳ triết học phương
Tây trước C.Mác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên hay
duy vật siêu hình đền không phản ánh toàn diện về bản chất con người, các quan
niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, hoặc là tuyệt đối hoá mặt
tinh thần, hoặc là tuyệt đối hoá mặt thể xác của con người, tuyệt đối hoá mặt tự
nhiên – sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người.
III.

KẾT LUẬN

Như vậy quan điểm về con người có sự khác nhau giữa mỗi trường phái,
tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại, với thế giới quan cũng như quan điểm
chính trị khác nhau của mỗi triết gia. Cách tiếp cận giải quyết các vấn đề triết học
11


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

về con người trong nền triết học phương Đông có điểm khác với nền triết học
phương Tây. Các nhà triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để
lý giải về con người trong khi các nhà triết học duy tâm chú trọng đến hoạt động
lý tính của con người. Dù có những hạn chế nhưng những quan điểm trên đều có
giá trị lịch sử, là nền tảng cho các khoa học nghiên cứu con người về sau này.


12


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học
và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Đại

2.

học sư phạm.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị

3.

quốc gia;
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình
triết học Mác – Lê nin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013

13




×