Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích về những đặc điểm cơ bản của triết học hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.26 KB, 14 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên
thủy được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong
lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại,
Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.
Triết học được xem là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những
nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với
thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học Phương Tây cổ đại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết
học thế giới. Đối tượng của triết học phương Tây nói chung ngoài phần siêu hình
học bàn về những ý niệm trừu tượng như bản thể, ý thức, hư vô, còn lại là những
hành trình vào các vấn đề cụ thể có liên quan tới con người như cảm giác, nhận
thức, ký ức, hạnh phúc, đạo đức. Các vấn đề về con người như con người tri thức
thế giới xung quanh như thế nào, vai trò của con người trong quá trình nhận thức
như thế nào hay những vấn đề và xã hội như quan hệ giữa các nhân và xã hội, ai
quan trọng hơn, đạo đức là vấn đề xã hội hay vấn đề cá nhân, quan hệ giữa cá
nhân và nhà nước… là trọng tâm trong quan điểm của các triết gia phương Tây,
trong đó triết học của nhà nước Hy Lạp cổ đại là tiêu biểu cho triết học phương
Tây thời điểm đó.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích về những đặc điểm cơ
bản của triết học Hy Lạp cổ đại, nhằm hướng tới tìm hiểu một cách khái quát về
triết học phương Tây cổ đại.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hoàn cảnh ra đời của nền triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại
1.1. Về điều kiện tự nhiên, địa lý
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền
Nam bán đảo Ban Căng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền


Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành
phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng
lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo
Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát
triển. Các đảo trên biển Egee là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa
Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao
thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông… Yếu tố tự nhiên thuận lợi đã tạo
điều kiện cơ bản để Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có
một nền công thương nghiệp và thủ công nghiệp phát triển phát triển rất sớm.
Cũng từ đó, tại Hy Lạp đã tồn tại một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng,
nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.
1.2. Về kinh tế
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả
và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy
bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ VI TCN là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử
Hy Lạp cổ đại, cũng chính là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang
thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng
nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này
đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa ngành trồng trọt và
ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày
càng rõ nét, sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động chân
2


tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên nghiệp chuyên
nghiên cứu về khoa học, triết học…
1.3. Về chính trị - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân

hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa
thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều
nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen
là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho đất nước Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều
kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp
cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế,
văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát
triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì
thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất
tàn khốc đối với nô lệ.
Chính cuộc đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc đã là những
điều kiện chính trị quan trọng cho cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng cũng như sự ra đời và phát
triển của triết học Hy Lạp cổ đại nói chung.
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII – đầu thế kỷ thứ VI TCN, các thị quốc bước
vào thời kỳ phát triển khá thịnh vượng. Sự phân công lao động lần thứ hai (tách
nghề thủ công ra khỏi nghề nông) và xuất hiện đồng tiền kim khí đã tạo nên
những khởi sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là sự hình thành các
nhóm người sống bằng lao động trí óc, biết tích hợp những tinh hoa văn hoá, khoa
học vào trong những cách ngôn, những tản văn có giá trị nhận thức cao.

3


Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán
lạn, là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại ngày nay với
những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau như:
Về văn học: một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ

chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao
động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã
hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật: các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị.
Về luật pháp: một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành
bang Athen.
Về khoa học tự nhiên: những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được
các nhà khoa học tên tuổi như Ta -lét, Pi-ta-go, He-ra-clit sớm phát hiện ra.
Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại những di sản triết học vô cùng đồ
sộ và sâu sắc, mà đầu tiên phải kể đến là “Bảy nhà thông thái” được lịch sử biết
tới như những người mở đường cho một nền triết học thực sự. Trong số họ nổi bật
Ta-lét, người mà A-ri-xtốt gọi là nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại. Với Talét triết học đã ra đời, thay thế thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ, đồng thời thâu
tóm các tri thức khoa học vào trong một hệ thống mang tính khái quát cao. Bên
cạnh đó, Hegel lại cho rằng con đường từ thần thoại đến triết học là con đường đi
từ lý tính hoang tưởng đến lý tính tư duy, từ hình thức diễn đạt thông qua biểu
tượng đến hình thức diễn đạt bằng khái niệm…
1.4. Sự giao lưu về văn hoá tây - đông
Không những tự xây dựng được nền văn minh đồ sộ như vậy, Người Hy Lạp
cổ đại đã có sự giao lưu và kế thừa được rất nhiều kiến thức của người phương
Đông mà trước hết phải kể tới những kiến thức về khoa học tự nhiên của người Ai
Cập, Babilon và một phần là những kiến thức của người Ấn Độ cổ đại. Trong
hình thức sơ khai ban đầu những tri thức này xen kẽ với tri thức triết học, quan
điểm chính trị và gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
4


Nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đi chu du nhiều nước phương Đông để
học hỏi, tiếp thu kiến thức khoa học, triết học làm phong phú thêm hệ thống triết
học của mình. Kho tàng tri thức của nước này đã mở rộng thêm thông qua quá
trình giao tiếp về nền văn hoá các nước phương Đông như Ai-cập, Ba-bi-lon, Ấn

Độ… Với hệ thống triết học đa dạng, với những nhà triết học đã đạt tới đỉnh cao
trí tuệ của loài người thời cổ đại, Hy Lạp đã trở thành cái nôi của triết học châu
Âu. Nền văn hoá Hy Lạp cổ đại nói chung, cũng như triết học Hy Lạp cổ đại nói
riêng, đã được lịch sử tư tưởng loài người coi là đỉnh cao rực rỡ của nền văn minh
thế giới cổ đại. Ăngghen cho rằng : “ Về mặt triết học cũng như về nhiều lĩnh vực
khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu của dân tộc nhỏ bé mà năng lực
và sự hoạt động về mọi mặt đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào
khác có thể mong ước có được trong lịch sử của nhân loại.
II. Những đặc điểm cơ bản của Triết học Hy Lạp cổ đại
1. Tính tổng hợp của nền triết học Hy Lạp cổ đại.
Sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay diễn
ra lần đầu tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Kết quả của sự phân công này là
trong xã hội thời cổ đại đã hình thành một bộ phận trí thức chuyên nghiệp.
Lúc đầu, do khoa học chưa phát triển các bộ môn khoa học cụ thể cũng chưa
được hình thành, cho nên các nhà tri thức cũng chưa phân công nghiên cứu
chuyên ngành; họ nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể. Người tri thức hay nhà
khoa học trong xã hội, đó vừa là nhà triết học, đạo đức học, mỹ học vừa là nhà
toán học, thiên văn học hay sinh vật học, vật lý học…Vì lẽ đó triết học thời kỳ cổ
đại là “bộ môn” tổng hợp. Mọi tri thức về tự nhiên đều được tổng hợp trong hệ
thống triết học để vẽ nên bức tranh tổng quát về thế giới.
Trong thời kỳ này không thể không nhắc đến Aristote - bộ óc bách khoa của
nền triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại. Aristote (384 - 322 TCN) là học trò xuất
sắc của Platon - sinh tại Sta-gi-re, cách A-ten về phía bắc 300km, một thuộc địa
của xứ Macedoine. Sự nghiệp sáng tác của ông trải qua ba thời kỳ chính: thời kỳ
A-ten lần thứ nhất (367 - 347 TCN) hay thời kỳ Hàn Lâm Viện, chịu ảnh hưởng
5


trực tiếp của Platon; thời kỳ viễn du (những năm 40 - đầu 30 TCN) phê phán một
số luận điểm nền tảng trong triết học Platon, nhất là học thuyết về tồn tại; thời kỳ

A-ten lần thứ hai (những năm cuối đời), mở trường phái triết học ở Lycée.
Sự nghiệp sáng tác của Aristote thật đồ sộ. Ngoài triết học ông còn thâm
nhập vào hầu như tất cả các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, để lại
nhiều công trình có giá trị.
Những sáng tác của Aristote thuộc về ba nhóm khoa học:
Nhóm các khoa học lý thuyết, lấy tri thức làm đối tượng, gồm Siêu hình
học (triết học đệ nhất), vật lý học (triết học đệ nhị), toán học, lôgíc học cần nhớ
rằng tên lôgíc không phải do Aristote đặt ra). Đối tượng của triết học đệ nhất là
những gì tồn tại “đằng sau” tự nhiên hữu hình. Tự nhiên ở Aristote không đồng
nhất với thực tại. thực tại, hay cái đang tồn tại, được Aristote diễn đạt bằng từ
“on” để phân biệt với “tồn tại” (“to einai”). Thực tại rộng hơn tự nhiên, tự nhiên
chỉ là một phần thực tại. Siêu hình học như triết học đệ nhất là khoa học nghiên
cứu những bản chất (ousia) và nguyên nhân (aitia) phi cảm tính, vĩnh cửu, ngược
lại vật lý học, tức triết học đệ nhị, nghiên cứu những nguyên nhân vật chất năng
động của toàn bộ sự vật hữu hình, còn toán học - những sự vật bất động. Triết học
đệ nhất được nâng lên cấp độ khoa học về thần nhưng rộng hơn cả thần học, vì nó
bao quát toàn bộ nguyên nhân và bản chất của thực tại, với tính cách đó nó cũng
là khoa học về tồn tại.
- Nhóm các khoa học thực tiễn lấy hành động làm đối tượng, gồm đạo đức
học, chính trị học, kinh tế học...
- Nhóm các khoa học sáng tạo, lấy những gì hữu ích và ấn tượng do con
người sáng tạo ra làm đối tượng, gồm nghệ thuật, thi, ca, các khoa học ngôn ngữ
các hoạt động có tính chất kỹ thuật.
Trình tự nghiên cứu của triết học Aristote đầu tiên là lô - gíc học như nhập
môn vào các khoa học khác; tiếp theo là vật lí học (kể cả sinh vật học, tâm lí học)
tìm hiểu tự nhiên vô cơ, hữu cơ và đời sống con người; thứ ba là siêu hình học
6


nghiên cứu bản chất tồn tại; cuối cùng là đạo đức học và các khoa học ngôn ngữ

văn chương,...
2. Tính đa dạng về trường phái, trào lưu của triết học
Với số lượng phong phú của các trường phái, trào lưu, triết học Hy Lạp cổ
đại là mầm mống, khởi nguyên của tất cả các loại thế giới quan sau này. Các
trường phái muôn vẻ ấy đã hình thành và xuất hiện trong cuộc đấu tranh lâu dài
giữa khoa học và tôn giáo, trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tập đoàn của giai
cấp chủ nô với nhau và giữa giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ. Nói cách khác,
chính đấu tranh ngày càng căng thẳng diễn ra trong trường kỳ lịch sử của chế độ
chiếm hữu nô lệ Hy Lạp quyết định tính đa dạng của nền triết học này. Đó là cơ
sở xã hội làm xuất hiện nhiều trường phái và trào lưu triết học, trong đó có hai
khuynh hướng cơ bản đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Tính đa dạng của triết học Hy lạp cổ đại còn được bổ sung do sự mở rộng
quan hệ văn hoá, quan hệ giao thương, giao tiếp với các nước phương Đông. Nhờ
vậy, nhiều nhà triết học cổ đại đă tiếp thu được những thanh tựu khoa học và
những quan điểm triết học từ những nước này.
Các ngành khoa học ở phương Đông như toán học, thiên văn học, địa lý, hệ
thống đo lường, lịch pháp đều có lịch sử lâu đời, ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát
triển của tri thức khoa học Hy Lạp. Người Ai Cập tính được số pi, diện tích hình
tam giác, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang, hình tròn. Hệ thống lịch pháp
được xác lập vào đầu thiên niên kỷ II TCN. Nếu người Ai Cập, theo khẳng định
của sử gia Héradotus, đã phát minh ra tính thời gian một năm (bằng 365 ¼ ngày
đêm) sớm nhất thế giới, thì Babylon lại có công hoàn thiện thêm một bước. Tại
đó, hiện còn lưu giữ được một chỉ dụ của hoàng đế Hammurabi (1792 - 1750) về
tháng bổ sung, để kéo âm lịch (12 tháng với 354, 36 ngày đêm) đến gần với năm
dương lịch (365, 24 ngày đêm). Cách tính giờ hiện nay cũng xuất phát từ cách
tính của Babylon.
Các nhà triết học đầu tiên phần lớn đồng thời là các nhà khoa học, thường
xuyên đi du lịch sang phương Đông, hoặc sinh tại khu vực Cận đông, như Ta-lét,
7



Py-ta-go, He-ra-clit. Trong vũ trụ quan sơ khai của người Hy Lạp, hẳn in dấu ấn
huyền học của người phương Đông. Song nói như vậy không có nghĩa là Hy Lạp
chỉ làm công việc của người thừa kế, mà ngược lại sự hình thành và phát triển của
triết học Hy Lạp là kết quả của sự phát triển logic nội tại của tinh thần Hy Lạp,
được thể hiện phần nào trong truyền thống thần thoại và tín ngưỡng mang phong
cách riêng, độc đáo, không lặp lại. triết học Hy Lạp, trong sự giao lưu tích cực với
những giá trị văn hóa tinh thần phương Đông, vẫn tạo ra những đương nét trưng,
tiêu biểu cho phong cách tư duy phương Tây.
Ănghen đã đánh giá cao tính đa dạng của triết học Hy Lạp. Người cho rằng:
“Chính vì trong các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có
mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”. Người
còn nhấn mạnh ngay cả “Khoa học lý luận và tự nhiên cũng không thể không trở
lại với người Hy Lạp nếu nó muốn truy cứu lịch sử phát sinh, phát triển của
những nguyên lý phổ biến của nó ngày nay”.
3. Tính đảng phái trong triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học là một hình thái ý thức xã hội. Nó phản ánh cuộc chiến đấu giữa
hai tập đoàn trong giai cấp chủ nô: một tập đoàn đại biểu cho lợi ích của tầng lớp
chủ nô quý tộc bảo thủ, phản động với một tập đoàn đại biểu cho lợi ích của tầng
lớp chủ nô dân chủ- phù hợp với tiến bộ xã hội với lợi ích của giai cấp nô lệ. Cả
hai tập đoàn này đều sử dụng triết học làm vũ khi đấu tranh tư tưởng. Chủ nghĩa
duy tâm là công cụ tư tưởng các tầng lớp chủ nô quý tộc, phản động. Chủ nghĩa
duy vật là vũ khí tư tưởng của tầng lớp chủ nô dân chủ, tiến bộ, hai phái triết học
này, theo cách gọi của Lênin, là những đảng phái triết học, không ngừng đấu
tranh với nhau trong trường kỳ lịch sử. Lênin chỉ rõ đó là tính giai cấp, tính đảng
của triết học, Người viết: “ Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học hai
nghìn năm về trước”.
Tiêu biểu nhất cho cuộc đấu tranh đảng phái trong triết học Hy Lạp cổ đại là
cuộc đấu tranh giữa trường phái duy vật mà tiêu biểu là Đê-mô-crít và trường phái
duy tâm của Pla -ton.

8


Chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại phản ánh thế giới quan đúng đắn, có tác
dụng thúc đẩy toàn bộ xã hội, sản xuất, văn hoá, khoa học trong xã hội chiếm hữu
nô lệ. Nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc thô
sơ của nó. Nó giải thích tự nhiên trên quan điểm duy vật thô sơ, thuần phác. Theo
Ănghen đó là “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ, ngây thơ, những căn
bản là đúng”. Chủ nghĩa duy vật khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan.
Thế giới đó không do thần thánh hoặc do một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo
nên. Thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu tiên
như: nước, lửa, không khí, nguyên tử… Song, do trình độ khoa học còn ở mức rất
thấp cho nên các nhà triết học duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp
những hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận khoa học. Họ chưa có điều
kiện và khả năng đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất
sự vật mà có thể vẽ được bức tranh tổng quát về thế giới, về tự nhiên. Theo
Ăngghen, “Họ hãy còn quan niệm thế giới tự nhiên, như một chỉnh thể và xem xét
chỉnh thể ấy trong toàn bộ của nó. Đó là “bức tranh tổng quát trong đó những chi
tiết còn mờ nhạt ít nhiều”. Tuy vậy, quan niệm duy vật thô sơ này cũng đã có tác
động rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chống tôn giáo,
chống thần học cổ đại, tức là chống lại sự thống trị, áp bức về tinh thần của tập
đoàn chủ nô quý tộc phản động.
Về lý luận nhận thức các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã giải quyết
đúng đắn mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học, họ cho rằng con người có
khả năng nhận thức được thế giới, nhận thức được chân lý khách quan. Đối tượng
của nhận thức, theo họ, không phải là họ là những người đầu tiên nêu lên cảm
giác luận duy vật và cho rằng cảm giác có ý nghĩa bậc nhất trong quá trình nhận
thức. Nhận thức lý tính không tách rời nhận thức cảm tính. Theo họ đó là hai giai
đoạn của quá trình nhận thức. Các nhà khoa học đã đứng trên quan điểm nhận
thức luận duy vật để chống lại chủ nghĩa duy lý duy tâm.

Chủ nghĩa duy tâm trong triết học cổ đại có nhiều trào lưu khác nhau: chủ
nghĩa duy tâm chủ quan như trường phái Pi-ta-go; chủ nghĩa duy tâm khách quan
như trường phái Pla-ton; chủ nghĩa duy tâm mang tính chất tôn giáo, thể hiện ở
9


mặt nhận thức luận cũng có nhiều trào lưu như chủ nghĩa hoài nghi thuộc trường
phái A-ca-đê-mi, chủ nghĩa bất khả tri cổ đại của Pirông. Những trào lưu triết học
duy tâm nói trên thường gắn với tính ngưỡng, tôn giáo, đó là công cụ tinh thần
của giai cấp thống trị nhằm ru ngủ quần chúng lao động, làm cản trở sự phát triển
khoa học.
4. Triết học Hy Lạp cổ đại quan tâm đến vấn đề con người
Nền triết học Hy Lạp cổ đại cũng quan tâm đến vấn đề con người. Tuy
nhiên, sự quan tâm này lại rất khác với tu tưởng triết học của phương Đông. Nếu
triết học Ấn Độ hướng về sự giải thoát con người, triết học Trung Quốc quan tâm
tới vấn đề con người để phục vụ cho mục đích chính trị thì triết học Hy Lạp cổ đại
hình thành với mục đích nhằm thỏa mãn khả năng nhận thức của con người.
Có thể thâu tóm ba chủ đề chính nổi bật lên trong sáng tác của các nhà triết
học Hy Lạp, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên đến thời kỳ Hy Lạp hóa:
Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi "thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?",
"bản chất của thế giới là gì?" cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn vượt
qua thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp nghiêm túc về tất cả những gì
diễn ra xung quanh và tác động trực tiếp lên đời sống con người. Sự quan tâm đến
tự nhiên không phải vì bản tính tự nhiên, mà, như A-ris-tote nhấn mạnh, vì chính
con người, vì sự khẳng định vị trí của con người trong thế giới. Do đó, chủ đề tiếp
theo là lý giải khả năng nhận thức của con người. Bắt đầu từ Ta-lét và Pi-ta-go,
con người không chỉ được xem như một thành viên của vũ trụ, một vũ trụ đầy
thần tính, mà còn luôn chứng tỏ sự hiện hữu vượt trội của mình nhờ có năng lực
nhận thức "ngang tầm thần linh". Trong suy nghĩ của Pi-ta-go về thiên chức của
triết gia (triết gia là philosophos, người yêu mến sự thông thái) đã ẩn chứa ý

tưởng sâu xa đó. Các nhà triết học càng về sau càng tập trung tranh luận với nhau
về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận
thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Triết học Hy Lạp, trong tính
muôn vẻ của nó, đã xét đoán con người từ nhiều góc độ khác nhau, song tất cả
đều quy về một câu hỏi lớn: cần phải xác lập một thiết chế xã hội như thế nào để
10


ở đó con người được sống hạnh phúc, bình yên? Từ Socrate trở đi, vấn đề con
người và xã hội trở thành "điểm nóng", thành mối quan tâm không thể thiếu trong
sáng tác của các triết gia.
Mặc dù các nhà triết học còn có những ý kiến khác nhau về bản chất con
người, nhưng họ đều coi trọng con người, coi con người là tinh hoa cao quý của
tạo hóa, con người cần chinh phục tự nhiên để phục vụ cho mình. Pi-ta-go cho
rằng: “Con người là thước đo của tất thảy mọi vật”.
Các nhà triết học tập trung lý giải bản chất con người, hoạt động sống và
năng lực sáng tạo của họ, những vấn đề xã hội, đạo đức, quan hệ giữa người với
người, vẽ ra một thiết chế nhà nước lý tưởng phục vụ cộng đồng. Con người trong
triết học Hy Lạp cổ đại kết hợp lý trí với đức hạnh, sự khôn ngoan và mực thước,
khát vọng tự do và trách nhiệm công dân. Hoàn cảnh lịch sử không cho phép các
nhà triết học vượt qua những hạn chế nhất định về thế giới quan và phương pháp
luận trong quan niệm về xã hội và con người, nhưng xét đến cùng chính họ đã
khơi dòng cho truyền thống nhân văn hầu như xuyên suốt lịch sử phương Tây .
5. Tư tưởng biện chứng sơ khai
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên cứu phép biện chứng chỉ cốt nâng
cao nghệ thuật tranh luận, nghệ thuật hùng biện để bảo vệ những quan điểm triết
học của mình và để tìm ra chân lý. Kết quả của quá trình nghiên cứu này, nhiều
nhà triết học đã nhận thức được và phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng
như: mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự vật, sự vận động vĩnh viễn của vật
chất, tính thông nhất của những mặt đối lập của sự vật, tính nhân quả của sự phát

sinh, phát triển và duyệt vong của sự vật.
Ngoài He-ra-clit - ông tổ của phép biện chứng trong triết học phương Tây,
yếu tố biện chứng hiện diện ở phần lớn các học thuyết, từ Ana-xi-man-dre, Pi-tago đến So-cra-te, Pla-ton, A-ris-tote... Phép chứng cổ đại Hy Lạp, trong hình thức
chất phát và ngây thơ của nó, đã xem xét toàn bộ thế giới, giới tự nhiên như "một
dòng sông không ngừng trôi" (He-ra-clite), nghĩa là như một quá trình vận động,
11


biến đổi, phát triển và diệt vong không ngừng. Có thể nói phần lớn những nhà
triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng chất phất, bẩm sinh.
Những yếu tố biện chứng đó chính là những phỏng đoán thiên tài về những
nguyên lý và quy luật của phép biện chứng mà Mác-Ănghen gọi là phép biện
chứng tự phát, ngây thơ, nó chưa được chứng minh một cách khoa học và cũng
chưa được nghiên cứu một cách tự giác, có ý đồ, mục đích từ đầu.
Đó là hình thức đầu tiên, hình thức cổ đại của phép biện chứng. Những
thành tựu phát triển rực rỡ nói trên các triết gia Hy Lạp cổ đại đã được ghi
vào lịch sử tư tưởng của loại người những dòng vàng chói lọi. Đó là kết quả tất
yếu của tiến trình phát triển của lịch sử. Mác chỉ rõ “ Triết học hiện đại chỉ tiếp
tục các công việc mà Hê-ra-crít và A-ri-xtốt đã bắt đầu”. Khẳng định vị trí xứng
đáng trong nền văn minh nhân loại. Ănghen viết: “Không có cơ sở văn minh Hy
Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại đựơc.

III. Đánh giá về nền triết học Hy Lạp cổ đại
1. Ưu điểm:
- Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm
đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu.
- Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
- Trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
2. Hạn chế
- Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.

- Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, sơ khai, chưa được hệ thống hóa một
cách chặt chẽ.
- Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố
thần linh.

12


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong Triết học Hy Lạp cổ đại, vấn đề con người, xã hội luôn nằm trong số
các vấn đề thu hút sự tham gia nghiên cứu của các triết gia tiêu biểu qua các thời
kỳ và giai đoạn. Tư tưởng của các triết gia về các vấn đề này phản ánh thực tiễn
điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội tại Hy Lạp vào giai đoạn này. Tuy còn có
những hạn chế nhất định do các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định quy
định tại thời điểm đó cũng như những hạn chế trong phương pháp tiếp cận nhưng
Triết học Hy Lạp cổ đại đã đánh dấu sự xuất hiện và cũng là cơ sở để phát triển
những tư tưởng mới, tiến bộ về con người, xã hội, đặt nền móng cho sự phát triển
nói chung của Triết học phương Tây.

13


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................................2
1. Hoàn cảnh ra đời của nền triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại........................2
1.1. Về điều kiện tự nhiên, địa lý ....................................................................2
1.2. Về kinh tế..................................................................................................2
1.3. Về chính trị - xã hội .................................................................................3
1.4. Sự giao lưu về văn hoá tây - đông............................................................4

KẾT THÚC VẤN ĐỀ..........................................................................................13
MỤC LỤC............................................................................................................14

14



×