Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phép biện chứng tự phát trong triết học trung quốc cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.55 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử triết học, phương pháp biện chứng đã trải qua nh iều giai đoạn
phát triển cao thấp khác nhau, từ phép biện chứng tự phát, ngây thơ thời cổ đại, đến
phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức, và hoàn chỉnh ở phép biện
chứng duy vật. Phép biện chứng cổ đại thể hiện rõ nét trong ba nền triết học Ấn Độ,
Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại. Bên cạnh những đặc điểm chung, do đặc điểm văn hóa
cũng như hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên sự thể hiện tư tưởng biện chứng trong hệ
thống triết học ở mỗi nền triết học trên là không giống nhau. Trong phạm vi bài viết,
nhóm 02 xin được phân tích và làm rõ về “phép biện chứng tự phát trong triết học
Trung Quốc cổ đại”

1


NỘI DUNG
I - Cơ sở xuất hiện phép biện chứng tự phát trong triết học Trung Quốc cổ đại
Trung Quốc cổ đại là một quốc gia rộng lớn có lịch sử lâu đời. Những biểu hiện
tôn giáo, triết học cũng như tư tưởng biện chứng đã xuất hiện rất sớm, đặc biệt là từ
thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc trở đi. Nguyên nhân là do xã hội Trung Hoa thời bấy
giờ là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, hình thành các quan hệ
xã hội phong kiến hết sức phức tạp. Hơn nữa, cũng là do các đặc điểm kinh tế có liên
quan tới quá trình biến động xã hội này là sự hình thành nhanh chóng các chế độ sở
hữu tư nhân về ruộng đất. Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra các tư tưởng lớn và
hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh để giải quyết các nhu cầu của
xã hội. Đặc điểm của các trường phái này là lấy con người và xã hội làm trung tâm
của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị đạo đức của xã hội, trong đó tiêu biểu là những hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng tới
mãi về sau này trong lịch sử phong kiến Trung Quốc như Nho gia, Đạo gia, Pháp gia,
Thuyết Âm Dương – Ngũ hành.
Các nhà triết học cổ đại nghiên cứu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong bức tranh chung, chỉnh thế về thế giới, song do trình độ khoa học còn
thấp kém, phép biện chứng cổ đại mới chỉ là những quan điểm biện chứng mộc mạc,


mang tính suy luận, phỏng đoán, tự phát, sơ khai trên cơ sở những kinh nghiệm trực
giác mà chưa được minh chứng bằng các tri thức khoa học. Bởi lẽ đây chính là sự
phản ánh điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu của hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy
giờ nên không thể đưa ra đòi hỏi cao hơn đối với các nhà triết học. Tư tưởng biện
chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại đã được xây dựng trên cơ sở của những cảm
nhận trực quan về sự vận động và liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới thông
qua các khái niệm âm dương giao cảm; ngũ hành sinh, khắc; dịch, biến, hóa, thời,...

2


II. Nội dung của phép biện chứng tự phát trong Triết học Trung Quốc cổ đại
Phép biện chứng tự phát trong triết học Trung Quốc cổ đại được thể hiện chủ
yếu trong các khái niệm “giao cảm” của Âm – Dương, “sinh – khắc” của Ngũ Hành
và “dịch, biến, hóa, thời” trong Đạo gia.
Cụ thể là:


Phép biện chứng xuất hiện trong thuyết Âm dương – Ngũ hành

Triết lý âm dương đi sâu vào sự suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ
biến của vạn hữu. Âm dương và Ngũ hành là hai học thuyết khác nhau, sau đó được
kết hợp với nhau thành thuyết Âm dương – Ngũ hành vào cuối thời Chiến quốc. Theo
thuyết này, các sự vật, hiện tượng trong thế giới có hai yếu tố âm và dương đối trọi
nhau, nhưng lại thống nhất với nhau; âm và dương là nguồn gốc, động lực của mọi sự
vận động và phát triển, của quá trình sinh thành, biến hóa; là điều kiện tồn tại của
nhau và của mọi sự vật, hiện tượng. Biểu hiện cụ thể của Âm dương là Ngũ hành:
Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy. Ngũ hành có quá trình tương sinh và tương khắc. Đó là quá
trình sinh – diệt của vạn vật. Ngũ hành có tính chất ngũ sắc như mặn, ngọt, đắng, cay,
chua - chát. Trong đời sống, âm dương được quan niệm là các cặp đối lập như mặt

trăng - mặt trời; sáng - tối; nam - nữ; quân tử - tiểu nhân; đẹp - xấu; thịnh - suy,...
không có yếu tố thuần âm hoặc dương, mà trong âm có dương và trong dương có âm
luôn tương tác, chuyển hóa cho nhau. Mọi sự thái quá về âm hoặc dương đều có hại,
nên cần đạt được sự cân bằng âm - dương. Tuy vậy, những quan điểm trên chưa được
hệ thống, còn nằm rải rác trong những công trình và giai đoạn lịch sử khác nhau. Theo
thuyết âm dương thì mọi sự biến hoá vô cùng, vô tận, thường xuyên của vạn hữu đều
có thể quy về nguyên nhân của sự tương tác giữa hai thế lực đối lập vốn có của Âm và
Dương. Các nhà biện chứng thuộc phái này cho rằng trời đất luôn luôn biến đổi không
ngừng và có tính quy luật. Nguyên nhân của mọi biến hoá là do sự giao cảm của hai
mặt đối lập như âm dương, nước và lửa, đất và trời. Chính trị-xã hội cũng theo đó mà
biến đổi theo quy luật tự nhiên đó. Tuy nhiên hạn chế của phép biện chứng này là ở
chỗ coi sự biến hoá chỉ có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ khép kín, không có sự phát
triển, không có sự xuất hiện cái mới.

3




Phép biện chứng được thể hiện rõ hơn trong tác phẩm “Kinh dịch”

Theo đó, kinh dịch có hai phần: phần kinh là phần ghi lại các quẻ, lời giải của
các quẻ và của các hào; phần truyện là phần giải thích quẻ và lời của kinh (gồm có
thoán truyện, tượng truyện, hệ từ (thượng và hạ), văn ngôn, thuyết quái, tự quái, tạp
quái - thập dực). Phần kinh trong “Kinh dịch” có nguồn gốc từ tục bói toán và người
Trung quốc dùng cỏ thi để xếp theo trật tự nhất định, thể hiện sự biến đổi nên gọi là
“dịch” (biến dịch). Khái niện “Dịch” là sự thay đổi, biến đổi, vận động; không có
điểm kết thúc, sinh ra rồi lại sinh ra (thái cực sinh lưỡng nghi, sinh tư tượng,...), theo
vòng tuần hoàn, như quả đất quay quanh mặt trời, sự lên xuống của thủy triều. Nguồn
gốc, động lực của mọi sự thay đổi là sự giao cảm của âm - dương, nghĩa là sự tác động

qua lại giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất. Một âm và một dương gọi là
đạo. Sự đối lập của các mặt gọi là “tương phản”, “tương phản, tương thành”. Sự thay
đổi ở mức độ khác nhau gọi là “biến” và “hóa”. “Biến” là sự thay đổi nhanh chóng
(nhảy vọt), còn hóa là sự thay đổi từ từ (tiệm tiến). Sự vật thay đổi đến mức độ nào đó
thì phải chuyển hóa. Điều kiện của sự chuyển hóa là sự vận động đến tận cùng thì
quay trở lại (cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu) hay chuyển hóa còn theo
thời và tùy thời. “Thời” là điều kiện khách quan quyết định sự chuyển hóa.



Phép biện chứng trong tư tưởng triết học của Đạo gia
4


Đạo Lão ( Lão Tử, Dương Chu, Trang Chu ) với tư tưởng coi đạo là nguyên lý
duy nhất và tuyệt đối trong sự vận hành của vũ trụ, hiện tượng cũng đã thể hiện những
tư tưởng biện chứng, tư tưởng phản phục nói lên nguyên lý vận hành phi phát triển
của hiện hữu. Tư tưởng biện chứng của Lão tử được thể hiện ngay trong quan niệm về
“đạo”. “Đạo” là khởi nguyên, là con đường sinh thành, biến hóa của vạn vật. Sự thay
đổi của mọi vật là do quy luật quân bình và phản phục quy định. Luật quân bình luôn
giữ cho vận động được thăng bằng, không thái quá, không bất cập (cái khuyết sẽ tròn,
cong sẽ thẳng, ít sẽ nhiều, được sẽ mất,...). Luật phản phục quy định cái gì phát triển
đến tột đỉnh sẽ chuyển thành cái đối lập với nó, tạo thành một vòng tuần hoàn biến đổi
bất tận.
Lão tử đã phỏng đoán về quy luật mâu thuẫn. Ông đưa ra thuyết “Vô danh”,
theo đó sự vật có hai mặt đối lập dựa vào nhau mà chuyển hóa đến tận cùng thì quay
ngược lại (trong dương có âm, âm cực sinh dương; trong phúc có họa, họa cực phúc
đến;...), sự chuyển hóa là liên tục, nên mọi khái niệm (danh) chỉ là tương đối, hữu hạn,
tên gọi là sự so sánh, quy định lẫn nhau (tốt là so với xấu; thiện là so với ác;...). Theo
ông, cái tên nói ra được thì không phải vĩnh hằng, cái tên không nói ra được mới là

vĩnh hằng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong sự vật đến cực điểm sẽ chuyển hóa
giữa chúng bằng con đường dung hòa, mà không phải bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập. Ngoài ra. trong Đạo Đức Kinh còn có những tư tưởng biện chứng trực quan, như
bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung
khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau. Nhưng điều hạn chế của
tư tưởng này là ở chỗ do các nhà biện chứng nhấn mạnh nguyên tắc quân bình và phản
phục trong biến dịch, cho nên họ không đề cao tư tưởng đấu tranh để giải quyết mâu
thuẫn mà nhấn mạnh điều hoà của các mặt đối lập.

Vậy, tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại đã nhận thức đúng
về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học mà
5


bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp.
Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liên
hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên.

III - Ảnh hưởng của phép biện chứng tự phát trong triết học đến đời sống xã hội
Trung Quốc thời cổ đại
Người Trung Quốc coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dương trong cơ thể và sự hài hòa
trong giới tự nhiên. Từ việc xem con người là “tiểu vũ trụ”, người Trung Quốc cổ đại đã vận
dụng mô hình nhận thức về vũ trụ vào nhận thức con người. Đó là, con người cũng được tạo
6


thành bởi sự kết hợp âm dương, có cấu tạo theo ngũ hành. Nhận thức trên về vũ trụ và về con
người được ứng dụng trong mọi thành tố văn hóa dân gian Trung Quốc cổ đại, từ tổ chức đời
sống tập thể, tổ chức đời sống cá nhân đến ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội:

+ Trong thành tố văn hóa đời sống: trong tổ chức gia đình, sự quân bình âm dương thiên về
âm tính thể hiện ở việc chú trọng sự hòa thuận, đề cao vai trò tề gia của người phụ nữ, cùng
với quá trình vận động trong sự đối lập các mặt: trọng nam, trọng trưởng / trọng nữ; tôn ty
trật tự / tình cảm, cộng đồng, hòa thuận; tập trung tài sản, sở hữu cộng đồng / phân tán tài
sản, sở hữu cá nhân. Trong tổ chức làng xã, triết lý âm dương biểu hiện ở tính tự trị và tính
cộng đồng, tính tôn ty và tính dân chủ, trong đó tính tự trị và tính dân chủ vừa là nền (trên cở
sở nông nghiệp lúa nước) vừa luôn có xu thế lấn lướt (quân bình âm dương nhưng thiên về
âm tính);

+ Nghệ thuật ăn uống của người Trung Quốc, đặc biệt trong các bữa ăn truyền thống hết sức
tinh tế dựa trên cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ Hành:
Bảo đảm sự hài hòa Âm Dương của thức ăn;
Bảo đảm sự hài hòa Âm Dương trong cơ thể;
Bảo đảm sự hài hòa Âm Dương giữa con người và môi trường sống.
7


+ Trong vấn đề ăn mặc, người Trung Quốc đề cao hai yếu tố “âm tính” và “dương tính”.
Trong trang phục của người Trung Quốc thời kỳ cổ đại, mùa ưa thích là các “màu âm tính”
phù hợp với phong cách tế nhị, kín đáo của truyền thống dân tộc
+ Trong vấn đề ở, người Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến vấn đề “phong thủy”. Phong
thủy có nguồn gốc từ Kinh Dịch. “Phong” tượng trưng cho động, “thủy” tượng trưng cho
tịnh (động và tịnh ở đây hiểu theo nghĩa tương đối.) Hiểu rộng Phong thủy là hơi thở và
nguồn sống của con người. Người Đông phương đặc biệt là Trung Quốc cổ đại đã góp nhặt
kinh nghiệm sống trong vũ trụ thành khoa phong thủy hiểu như nghệ thuật phối trí môi
trường sống để đạt trạng thái hài hoà giữa con người và trời đất
+ Với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, người Trung Quốc coi trọng tín ngưỡng đa thần, lấy
chất âm tính làm căn bản. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến lối sống tình cảm,
trọng nữ, theo đó mà các nữ thần thường chiếm ưu thế (tục thờ Mẫu).
Với tín ngưỡng sùng bái con người, người Trung Quốc đặc biệt coi trọng mối liên hệ

giữa âm và dương. Với niềm tin chết là về với tổ tiên, nên họ rất coi trọng tín ngưỡng thờ
cúng trong các dịp lễ, Tết…
Với quan niệm vạn vật hữu linh thì con người với tư cách là một sinh vật có nhận
thức thì thể xác là hữu hình, linh hồn là vô hình theo ý nghĩa hết sức trìu tượng. Linh hồn là
bất diệt. Khi người ta chết là cơ thể chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh theo triết
lý âm dương thì cõi dương sang cõi âm. Tục thờ cúng tổ tiên mang đặc thù của người Trung
Quốc cổ đại là cả một quá trình phát triển rất lâu đời và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác
nhau nổi bật là yếu tố hoàn cảnh sống, môi trường sống, lịch sử hình thành. Tất cả những
yếu tố này hoạt động, chi phối, ảnh hưởng qua lại góp phần tạo nên tục thờ cúng tổ tiên
tương đối định hình như ngày nay trong đời sống tâm linh.

8


KẾT LUẬN
Như vậy, tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại là mang tính tự
phát, sơ khai, nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa tự nhiên, xã hội và nhân sinh. Đa
số các nhà triết học đều nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa các mặt đối lập, coi
trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các sự vật, coi việc điều hòa
mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết vấn đề. Đây cũng chính là tư duy điển
hình của người phương Đông trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy còn nhiều hạn chế,
những tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Hoa chính là những cơ sở vững chắc
để phép biện chứng phát triển lên các hình thức cao hơn và hoàn thiện hơn.

9


MỤC LỤC

10




×