Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

So sánh phép biện chứng trong triết học kant và heghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.85 KB, 9 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phép biện chứng duy tâm của Triết học cổ điển Đức là một hình thái phát triển
vô cùng quan trọng từ khi hình thành, tới khi đạt giai đoạn phát triển cao nhất của
phép biện chứng. Mà thành tựu to lớn nhất của thời kì này là phép biện chứng trong
Triết học Kant và Heghen.
Với bài tập nhóm số 3 này, để tìm hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy tâm
trong Triết học cổ điển Đức, chúng tôi xin đi sâu vào đề tài: “So sánh phép biện
chứng trong Triết học Kant và Heghen”.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Điểm giống nhau của phép biện chứng trong Triết học Kant và Heghen
Cùng xuất hiện trong giai đoạn Triết học cổ điển Đức, phép biện chứng trong
Triết học của Kant và Heghen có nhiều điểm giống nhau:
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia
phong kiến điển hình. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn. Trong
khi đó ở Pháp và Anh thực hiện cuộc cách mạng công đưa châu Âu bước vào nền
văn minh công nghiệp. Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư
bản ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn. Những thành
tựu đó chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản
chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần có
cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con
người. Do đó, Triết học cổ điển Đức nói chung, Triết học của Kant và Heghen nói
riêng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
1.2. Mang đặc thù chung của Triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức có những đặc thù nhất định, nhưng đều được thể hiện rõ
qua thông qua quan điểm Triết học của Kant và Heghen:
– Đều chứa đựng một nội dung cách mạng: Kant và Heghen đã xây dựng phép


biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với phương pháp tư duy siêu
hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội; đồng thời, giả
thuyết hình thành vũ trụ của Kant và việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù
của Heghen đã làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học thực sự, mang ý
nghĩa cách mạng trong triết học. Đây là đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển Đức.

2


– Kant và Hegel đều đề cao sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động của con
người, coi con người là một thực thể hoạt động. Tuy nhiên khi nhấn mạnh sức mạnh
của con người họ đã rơi vào cực đoan, họ đã thần thánh hóa con người, coi con người
là chúa tể tự nhiên, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người
là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy và ý
thức của của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức và
cải tạo thế giới; bản thân giới tự nhiên nhiều chỗ cũng được họ luận giải như kết quả
hoạt động của con người.
– Triết học của Kant và Heghen thường bàn đến nhiều vấn đề như: khoa học tự
nhiên, pháp quyền, lịch sử, luân lý, mỹ học với tham vọng xây dựng một hệ thống
triết học vạn năng, không những làm nền tảng cho thế giới quan của con người mà
còn trở thành một thứ khoa học của các khoa học.

3


1.3. Tư tưởng biện chứng duy tâm
Phép biện chứng trong Triết học của Kant và Heghen là thành tựu lớn nhất
trong nền Triết học cổ điển Đức. Điểm giống nhau giữa Kant và Heghen là cả hai nhà
triết học đều mang tư tưởng biện chứng duy tâm, trong đó:
- Thời kỳ phê phán, Kant đã giải thích một cách duy tâm về vận động và vật

chất. Cũng như các nhà triết học Đức đương thời, Kant tán thành quan điểm của
thuyết “động lực học”; theo thuyết này, cái có trước không phải là vật chất, mà là
một thứ “lực thuần túy”, một thứ “vận động thuần túy” phi vật chất. Như vậy, vận
động bị tách khỏi vật chất, đối lập với vật chất, có trước vật chất. Thuyết “động lực
học” là hình thức cụ thể của sự giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách duy tâm.
- Trong khi đó, Heghen lại đặt niềm tin vào thuyết “Ý niệm tuyệt đối”. Theo
ông, “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên
và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần; “Ý niệm” vừa là điểm khởi đầu, vừa
là điểm kết thúc của một quá trình. Ông đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ
thống phạm trù, quy luật chung, có logic chặt chẽ của ý thức, tinh thần. Cách đặt vấn
đề của Heghen về con đường vận động của tư duy: tư duy không đơn giản là năng lực
chủ quan của con người, mà bản thân nó cũng có “cuộc sống” riêng, một bản thể
riêng, với tính quy luật của nó, đồng nhất với tồn tại.
Có thể thấy, Kant là một trong những người đi đầu về chủ nghĩa duy tâm và
biện chứng duy tâm của Heghen là kết quả của quá trình xây dựng phương pháp biện
chứng trong triết học Đức từ Kant.

4


2. Điểm khác nhau của phép biện chứng trong Triết học Kant và Heghen
2.1. Cơ sở xuất hiện của phép biện chứng
Thời kỳ trước phê phán, Kant đã xây dựng phép biện chứng trên cơ sở của
quan niệm duy vật về sự vận động, phát triển, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên. Kant không chỉ giải thích cấu tạo của hệ mặt trời mà còn giải thích cả
sự xuất hiện, sự vận động của nó dưới tác động của các lực đối lập như lực hút, lực
đẩy làm xuất hiện những vận động theo chiều gió xoáy và hình thành những khối vật
chất đông đặc. Ông đưa ra giả thiết khoa học về sự lên xuống của thủy triều do tác
động lẫn nhau giữa sức hút của trái đất và mặt trăng; vòng xoay của trái đất bị chậm
đi do sự ma sát khi nước triều lên gây ra; giả thiết khoa học về sự hình thành vũ trụ…

Ông đưa ra kết luận: các lực đối lập là quy luật phổ biến của tự nhiên. Điều đó chứng
tỏ Kant đã đặt cơ sở cho sự ra đời phép biện chứng của các nhà triết học Đức sau này.
Kant cũng là người đầu tiên tấn công, phá vỡ tư duy siêu hình khi xem xét thế giới
vật chất (cả vô cơ lẫn hữu cơ). Theo đó, Kant cho rằng thế giới của chúng ta là thế
giới vật chất luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, mọi sự vật đều liên hệ và
tác động qua lại lẫn nhau thông qua lực hút và lực đẩy.

5


Trong khi đó, Heghen xây dựng phép biện chứng trên cơ sở của quan điểm duy
tâm về vận động, phát triển và mối liên hệ giữa các ý niệm, khái niệm. Theo ông, ý
niệm, khái niệm, “ý niệm tuyệt đối” luôn trong quá trình vận động, biến đổi, phát
triển không ngừng. Theo phép biện chứng của Hegel, các sự vật hiện tượng trên thể
giới không tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại với nhau và không ngừng
chuyển hóa cho nhau, chúng không ngừng vận động, phát triển từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nguồn gốc của động
lực và phát triển là sự đấu tranh của những mặt đối lập. Cách thức phát triển là
chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược
lại. Tuy nhiên, ông lại cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là
sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối”.

6


2.2. Nhận thức lí tính

Học thuyết về mâu thuẫn (Antinomie) mà Kant đưa ra đã tiếp cận được bản
chất biện chứng của hoạt động nhận thức nhân loại và quy luật biện chứng của lý tính
nhân loại. Tuy nhiên, những mâu thuẫn của lý tính và cách giải quyết các mâu thuẫn

chưa thật đúng và triệt để, mới chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong lý tính, mặc dù mâu
thuẫn tồn tại trong cả hiện thực khách quan.
Trong khi đó, những luận lý học của Heghen không chỉ là những khái niệm
trừu tượng như của Kant mà còn cả những nội dung của thực tế khách quan. Điều đó
được thể hiện qua tư tưởng của ông: Một là, khái niệm không chỉ khác nhau mà còn
có sự liên hệ với nhau. Khái niệm chứa đựng mâu thuẫn và liên hệ nội tại, bao hàm
khả năng thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, nhờ đó mà khái niệm này chuyển thành
khái niệm khác; Hai là, mỗi khái niệm đều phải trải qua quá trình biến đổi, phát triển.
Heghen đã nêu ra nhiều tư tưởng biện chứng quý báu về sự phát triển của đời sống xã
hội. Khác với nhiều nhà triết học trước đó đã lý giải nguồn gốc nhà nước từ khế ước
xã hội, thì Heghen tìm nguồn gốc nhà nước từ mâu thuẫn xã hội. Theo ông: “Nhà
nước hiện đại và chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các
đẳng cấp, khi sự lệch lạc giàu nghèo trở nên quá lớn…”

7


2.3. Tư tưởng biện chứng giải thích về sự hình thành của thế giới
Kant và Heghen có những nhận thức khác nhau về vị trí của “ý niệm” trong
quan điểm triết học của mình:
Theo Kant, “ý niệm” được hiểu là giai đoạn phát triển cao nhất của khái niệm.
Ý niệm chính là các phạm trù của lý tính và ý niệm cao nhất trong Triết học Kant là
Linh hồn, Thượng đế, Tự do – thuộc về thế giới vật tự nó.
Theo Heghen, ông thừa nhận tồn tại “Ý niệm tuyệt đối”. Ý niệm tuyệt đối
chính là nền tảng của hiện thực, là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, là Đấng tối
cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại.

8



KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Dù có tồn tại nhiều điểm giống cũng như khác nhau, nhưng cùng tiếp thu từ
biện chứng trong triết học cổ đại, Kant và Heghen đã xây dựng phép biện chứng trở
thành phương pháp luận triết học độc lập với phương pháp tư duy siêu hình trong lĩnh
vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Giả thuyết hình thành vũ trụ của
Kant và việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù của Heghen đã làm cho phép
biện chứng trở thành một khoa học thực sự mang ý nghĩa cách mạng trong triết học.

MỤC LỤC

9



×