Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực tiễn vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.76 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền móng, cơ bản không
chỉ của lý luận nhận thức Macxit mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói
chung. Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng
vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là
nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Nhấn mạnh vai trò đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã viết: "Quan điểm về đời sống,
về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,
nhóm em xin được chọn đề tài: “Thực tiễn – Vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức” để làm bài nhóm số 4.

1


I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TIỄN
1. Khái niệm thực tiễn
Các nhà duy vật trước Mác đã có công lớn trong việc phát triển thế giới quan
duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể
biết. Tuy nhiên, lý luận của họ còn nhiều hạn chế, thiết sót, trong đó hạn chế
lớn nhất là không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức,
do đó chủ nghĩa duy vật của họ mang tính chất trực quan.
Có một số nhà triết học duy tâm tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo
trong hoạt động của con người nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động
tinh thần. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong qua
điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa
ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với
nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với
việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học
nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.


Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu con vật chỉ
hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên
ngoài, thì con người, nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã
hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một
cách chủ động, tích cực với thế giới để làm chủ thế giới. Con người không thể
thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con
người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình.
Để lao động và sản xuất hiệu quả, con người phải chế tạo sử dụng công cụ lao
động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo

2


nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động đó,
con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.
Vì vậy, có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con
người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con
người và thế giới. Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự
vật với những điều cần thiết đối với con người.
Tuy trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau của xã hội nhưng thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ
bản và phổ biến của xã hội loài người. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành
trong các quan hệ xã hội. Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển
của nó; trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự
nhiên và làm chủ xã hội của con người.
2. Các hình thức cơ bản của thực tiễn
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức, song dựa theo lĩnh vực
hoạt động có thể phân chia thực tiễn thành ba hình thức cơ bản là:

Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động mà con người sử dụng công cụ lao
động để tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần
thiết để duy trì và phát triển con người và xã hội.
Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ
chức khác nhau trong xã hội nhằn cải biến những quan hệ chính trị xã hội. Thúc
đẩy xã hội phát triển.

3


Hoạt động khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, được tiến
hành trong những điều kiện do con người tạo ra nhằm xác định những quy luật
biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Hoạt động này có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển của xã hội.
Mỗi hình thức hoạt động thực tiễn có chức năng khác nhau nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, trong đó hoạt động sản xuất vật
chất là quan trọng nhất, quyết định các hoạt động thực tiễn khác. chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt
động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động khác. Bởi vì,
nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên
nhất trong đời sống của con người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết
yếu có tính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Không
có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có hoạt động khác. Các hoạt động
khác suy cho cùng cũng xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất và phục vụ cho
hoạt động con người.

4


II. VAI TRÒ CỦA THỰC TIẾN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

2.1. Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức
Mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có những nhận thức do thực tiễn và kinh
nghiệm trực tiếp đem lại mà còn kế thừa, tiếp thu những tri thức của các thế hệ
trước, của người khác đem lại. Song, suy cho cùng, mọi sự hiểu biết của con
người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự
vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất,
quy luật của chúng, dần dần hình thành tri thức về thế giới. Ví dụ: Những tri
thức về thiên văn, toán học, … của người xưa đều được hình thành từ việc quan
sát thời tiết, tính toán chu kì vận động của Mặt Trời, của tuần trăng. Hay từ việc
trồng lúa qua nhiều năm, con người đã nhận thức được tính năng thổ những,
cách chăm sóc lúa làm sao để đạt năng suất, chất lượng cao.
Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và
hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con
người ngày càng sâu sắc, đầy đủ về sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Khi biết chế tạo
và sử dụng công cụ lao động, bàn tay con người trở nên khéo léo hơn, tư duy
phát triển hơn.
2.2. Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển vì thực tiễn luôn vận
động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề
vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.

5


Ví dụ: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, bác sĩ
Đặng Văn Ngữ (1910 -1967) đã điều chế ra nước lọc Pê-ni-xi-lin từ giống nấm
Pê-ni-xi-lin mà ông đưa từ Nhật về. Lúc đó, thứ thuốc này được coi là thần
dược, đã làm lành vết thương cứu sống bao người, nhưng lại không chữa được
những vết thương mãn tính đã mưng mủ. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu y học
phải nghiên cứu tìm ra loại kháng sinh mới. Những năm sau đó, Wát-man tìm ra

Strép-tô-mi-xin. Là người luôn theo dõi tình hình y học thế giới, bác sĩ Ngữ liền
bắt tay nghiên cứu loại nấm mới này trong các mẫu đất. Sau ba tháng, ông đã
tìm ra 18 loại Strép-tô-mi-xin. Trong đó, có nhiều loại trị được vết thương mãn
tính đã mưng mủ.
Như vậy, chính là yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và cải tạo xã hội
buộc con người phải nhận thức thế giới. Nhu cầu nhận thức của con người là vô
hạn nhưng qua hoạt động thực tiễn con người lại bộc lộ mâu thuẫn giữa nhận
thức có hạn của mình với sự vận động phát triển. không ngừng của thế giới
khách quan từ đó thúc đẩy con người người nhận thức.
Ngoài ra, cũng chính thực tiễn đã thúc đẩy sự ra đời mạnh mẽ các ngành
khoa học tự nhiên và các ngành xã hội. Cần lưu ý rằng, trong bản thân nhận
thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đông lực cơ bản của nhận thức
là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều trở ngại,
khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do
thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa
học phải giải đáp những bế tắc của thực tiễn (như: ngày càng nhiều ngành khoa
học mới ra đời để đấp ứng yêu cầu của thực tiễn như khoa học vật liệu mới,
khoa học đại dương, khoa học vũ trụ…)

6


2.3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Thực tiễn là mục đích của nhận thức bởi lẽ các tri thức khoa học chỉ có giá
trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn, mục đích cuối cùng của nhận thức là cải
tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Chính bởi vậy, Hồ Chí Minh đã từng nói "Lý luận mà không gắn bới thực tiễn
là lí luận suông". Như đã nói ở phần trên, thực tiễn là động lực của nhận thức,
vậy sau khi con người đã nhận thực và rút ra những tri thức khoa học, thì những
nhận thức đó cần phải được áp dụng vào thức tiễn để thỏa mãn nhu câù mà cuộc

sống đặt ra. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là tri thức tự thân,
mà là sự cải biến thực tiễn đối với hiện thực để thỏa mãn những nhu cầu vật
chất và tinh thần của xã hội. Thực tiễn chính là địa bàn ứng dụng của tri thức.
Ví dụ: Hiện nay, ở các thành phố lớn luôn phải đối mặt với một số vấn đề
như mật độ dân số ngày càng đông, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, giao
thông ngày càng ùn tắc...Sau khi các nhà chính quyền nhận thức được những
vấn đề nêu trên và tìm ra lí dó của nó, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng
phương án để giải quyết những vấn đề trên như xây dựng tàu điện trên không để
cắt giảm số lượng người đi xe máy trên đường, trồng nhiều cây xanh, di chuyển
một số nhà máy ra khỏi thành phố để giảm lượng khói từ hoạt động sản xuất của
nhà máy.... Vậy những phương án sau khi được thông qua, nếu không được áp
dụng vào thực tiễn thì nó không có giá trị gì nữa, vì những vấn đề đặt ra trước
đó không được giải quyết. Bởi vậy, việc xây dựng phương án là bắt nguồn từ
thực tiễn, thực tiễn chính là mục đích để xây dựng phương án.

7


2.4. Thực tiễn là cơ sở để kiểm tra chân lý
Chân lý chính là những tri thức được con người đúc rút sau quá trình
nhận thức từ sự vật hiện tượng trong thực tiễn, sau đó lại dùng tri thức đó kiểm
nghiệm trong thực tiễn để bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, C.Mác đã
khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý
khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề
thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người đã chứng minh chân lý”
Thực tiễn không chỉ là cơ sở của nhận thức, mà còn là hòn đá thử vàng
cho các chân lý khoa học. Sau khi con người nhận thực được thế giới thông qua
các giác quan và đúc rút ra tri thức, con người lại đem những tri thức thu nhận
được ra kiểm nghiệm để xác định tính đúng sai, từ đó sửa đổi và hoàn thiện.
Ví dụ: Từ nhận thức thế giới khách quan và các quan hệ xã hội, các nhà

khoa học pháp lý dựa vào tri thức sẵn có và sự khảo sát thực tiễn để xây dựng
lên các điều luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội. Sau quá trình
thẩm định thẩm tra, VBPL mới sẽ được ban hành và được áp dụng vào thực
tiễn. Tuy nhiên, sau quá trình ban hành các nhà làm luật luôn có quá trình khảo
sát lấy ý kiến để kiểm nghiệm luật mới ban hành có phù hợp với thực tiễn, nếu
có thiếu sót sẽ được điều chỉnh và sửa đổi.

8


Thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa
có tính tương đối. Thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách
quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận
được chân lý. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn
không đứng nguyên một chỗ mà biến đổi và phát triển; thực tiễn là một quá
trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ
quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người
thành những chân lý cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận
thức những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu
kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh
và phát triển hoàn thiện hơn.

9


III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Thực tiễn là những vòng khâu của quá trình nhận thức, trong đó thực tiễn
vừa là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn của nhận thức, sự tiếp nối của
nó trong các vòng khâu lớn hơn, cao hơn làm cho nhận thức càng đi sâu hơn
nắm bắt được các bản chất và các qui luật của hiện thực khách quan, phục vụ

cho hoạt động thực tiễn cho quá trình cải tạo hiện thực khách quan của con
người.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi con người luôn phải quán
triệt quan điểm thực tiễn trong hoạt động nhận thức. Quan điểm này yêu cầu
việc nhận thức phái xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thức tiễn, đi sâu vào
thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn và không được xa rời thực
tiễn.
Vì vậy, trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học cần phải kết hợp
với hoạt động thực tiễn theo phương châm học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực
tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan
liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực
dụng.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, nhận thức con người phát sinh từ thực tiễn, phát triển cùng với
sự phát triển của thực tiễn và chịu sự kiểm tra của thực tiễn. Nhận thức phải dựa
vào thực tiễn, nhận thức mà tách rời thực tiễn thì căn bản không giải quyết được
vấn đề gì. Tuy nhiên, khẳng định thực tiễn là cơ sở của nhận thức không có
nghĩa coi nhẹ nhận thức mà thực tiễn và nhận thức luôn tác động lẫn nhau.

10


11



×