Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thiết kế trò chơi học tập nhằm củng cố phân loại, phân nhóm đối tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi khai thác chủ đề “thế giới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.11 KB, 55 trang )

A.
M U.
1.
Lý do chn ti
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai"- Trẻ em chính là tơng lai của đất nớc vì vậy
việc giáo dục, bồi dỡng những thế hệ măng non trở thành những công dân tốt với
đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng đất nớc là nhiệm vụ hàng đầu của
ngành giáo dục và toàn thể xã hội.
Trong đó, giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên của hệ thống giáo
dục. Nhân cách của trẻ cũng đợc hình thành mạnh mẽ trong giai đoạn lứa tuổi này.
Vì vậy giáo dục trẻ trong độ tuổi ny vụ cựng quan trọng và cần đợc sự quan tâm
của cả cộng đồng.
Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi ngời năm 2005,
UNESCO đánh giá Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự
phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi. Bằng chứng cho thấy rằng sự chăm sóc
giáo dục trẻ ở lứa tuổi trớc tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và
xã hội tốt hơn".
Nhà giáo dục Xô Viết A.S. Makarenkô khẳng định: Những cơ sở căn bản của
việc giáo dục trẻ đợc hình thành từ trớc tuổi lên 5. Những điều dạy cho trẻ trong
thời kỳ đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo dục con ngời vẫn
tiếp tục nhng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa thơm đó đợc vun
trồng trong 5 năm đầu.
Ch th s 2325/CT-BGDT ngy 28 /6/2013 ca B GDT ó nờu rừ:
Xõy dng k hoch hot ng ly tr l trung tõm; l xỏc nh c mc tiờu,
ni dung, hot ng v thc hnh vi dựng; T chc hot ng giỏo dc v
ỏnh giỏ kt qu thc hin 100% cỏc c s giỏo dc mm non, nhm nõng hiu
qu vic i mi hot ng chm súc, giỏo dc tr theo quan im giỏo dc ton
din, tớch hp, ly tr lm trung tõm; tng cng hot ng vui chi, to c hi
tr c tri nghim, khỏm phỏ; chỳ trng giỏo dc hỡnh thnh v phỏt trin k
nng sng phự hp vi tui ca tr, vi yờu cu ca xó hi hin i v truyn
thng vn húa tt p ca dõn tc. Ch o xõy dng mụ hỡnh im mt s


trng mm non theo tinh thn i mi nhõn rng.
1


Tăng cường các kĩ năng cần có (tiền đọc, tiền viết) và kỹ năng tự phục vụ để
thực hiện tốt các yêu cầu của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để hỗ trợ thực hiện
chương trình GDMN đảm bảo chất lượng, theo dõi sự phát triển của trẻ để có biện
pháp phối hợp và tác động kịp thời giữa gia đình và nhà trường giúp trẻ phát triển
tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1.”
Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hội của đất nước ta có sự phát
triển không ngừng, làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói
riêng cũng đang dần từng bước củng cố và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu phát
triển không ngừng của nền giáo dục quốc dân nói chung và ngành học mầm non
nói riêng thì việc lập kế hoạch chủ đề cho trẻ thực hiện là vô cùng quan trọng, giúp
trẻ hình thành những kiến thức kĩ năng một cách có hệ thống, phát triển những
năng lực chung và kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh
đó, việc thiết kế trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân loại, tạo nhóm đối
tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi khi khai thác chủ đề “thế giới thực vật” còn là phương pháp
làm việc khoa học để thực hiện có hiệu quả nhiêm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Định
hướng cho công việc của người giáo viên và giúp họ chủ động thực hiện nhiệm vụ.
Giáo dục quốc dân càng phát triển thì càng yêu cầu các bậc học phải có
những phương pháp cụ thể để thiết kế hoạt động giáo dục cho phù hợp, và đối với
ngành giáo dục mầm non thì việc thiết kế trò chơi học tập nhằm củng cố kỹ năng
phân loại, phân nhóm đối tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết. Hơn nữa, đối với
trẻ 5 – 6 tuổi, trẻ chuẩn bị vào lớp 1 những kỹ năng phân loại, phân nhóm, những
kiến thức về môi trường xung quanh, thiên nhiên, thực vật là sự chuẩn bị cần thiết
để trẻ có thể vững vàng vào lớp 1. Chủ đề “thế giới thực vật” vẫn là chủ đề quan
trọng giúp hình thành những kiến thức quan trọng về thế giới tự nhiên, thế giới thực
vật cho trẻ.


2


Chính vì vậy mà em đã chon đề tài: “ Thiết kế trò chơi học tập nhằm củng cố
phân loại, phân nhóm đối tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi khai thác chủ đề “thế giới thực
vật”
2. Mục đích nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài “Thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm cũng cố
kỹ năng phân loại, phân nhóm đối tượng khai thác chủ đề “thế giới thực vật”. Từ
đó đưa ra những lí luận, thực trạng, biện pháp, giúp giáo viên chủ động và giúp trẻ
tích cực hơn, thỏa mãn hơn trong hoạt động. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Trò chơi học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm cũng cố kỹ năng phân
loại, phân nhóm đối tượng khi khai thác chủ đề “Thế giới thực vật”.
Khách thể: Đội ngũ giáo viên và trẻ lớp 5 – 6 tuổi của trường mầm non
Quỳnh Phương B
4.Nhiệm vụ và giới hạn đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận , cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài: lí thuyết là
một vấn đề và thực tiễn là một vấn đề khác, đi vào nghiên cứu cơ sỡ thực tiễn: Việc
thiết kế các trò chơi học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi để củng cố kỹ năng phân loại, phân
nhóm đối tượng thuộc chủ đề thế giới thực vật. Nhiệm vụ cuối cùng là xây dựng
một số trò chơi học tập mới kết hợp với việc sưu tầm để só một hệ thống trò chơi
hoàn chỉnh phục vụ cho các bài dạy mang tính củng cố kỹ năng phân loại, phân
nhóm trong khi khai thác chủ đề “Thế giới thực vật”.

3


- Nghiên cứu thực trạng của việc thiết kế cũng như việc sử dụng các trò chơi

học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
khi khai thác chủ đề “Thế giới thực vật” tại trường mầm non Quỳnh Phương B.
- Nghiên cứu kết quả thực nghiệm tại trường mầm non Quỳnh Phương B khi
đưa ra những phiếu điều tra.
- Đưa ra kết luận cũng như kiến nghị sau khi đã nghiên cứu đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm
- Thiết kế các trò chơi học tập cho trẻ 5- 6 tuổi nhằm cũng cố kỹ năng phân
loại, phân nhóm đối tượng khai thác chủ đề thế giới thực vật và tiến hành thực
nghiệm tại trường mầm non Quỳnh Phương B.
6. Phương pháp sử dụng
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu có liên quan đến đề tài “Thiết
kế trò chơi học tập nhằm củng cốphân loại, phân nhóm đối tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
khai thác chủ đề “Thế giới thực vật” theo chương trình đổi mới.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp đàm thoại:
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên thông qua việc trò chuyện, chia sẽ những
vướng mắc, khả năng truyền đạt và cáchthiết kế, tổ chức chơi trò chơi học tập
nhằm củng cốphân loại, phân nhóm đối tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi khi khai thác chủ
đề “Thế giới thực vật”.
6.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

4


Quan sát các hoạt động, tổ chức trò chơi của giáo viên và trẻ lớp 5 – 6 tuổi
để nắm được việc thiết kế cũng như sử dụng các trò chơi học tập nhằm củng cố kỹ
năng phân loại, phân nhóm khi khai thác chủ đề “Thế giới thực vật”.
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức các trò chơi vào một số hoạt động tại các thời điểm khác nhau khi

khai thác chủ đề “Thế giới thực vật” với trẻ 5 – 6 tuổi, trường mầm non Quỳnh
Phương B.
6.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi thu thập thông tin cũng như số liệu liên quan, tôi tiến hành phân tích,
thống kê và xữ lí số liệu.

B.
NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.
Một số khái niệm
1.1. Trò chơi học tập.
1.1.1. Khái niệm:

5


Trò chơi học tập là trò chơi có luật và có nội dung tri thức gắn với hoạt động
học tập của trẻ khi tham gia trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt
động trí tuệ nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập. Đó là trò chơi của sự nhận thức,
hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa biểu tượng của trẻ về thế giới
xung quanh. Trong trò chơi học tập trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua quá
trình hoạt động trí tuệ dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái. Trò chơi học tập
không chỉ giúp trẻ phát triển các năng lực trí tuệ mà còn có tác dụng rèn luyện các
phẩm chất đạo đức và cả thể lực.
Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu
xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực
hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới
Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang
sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi".

"Trò chơi học tập" (Play -based learning) là phương pháp giáo dục truyền tải
một thông điệp hay một nội dung cụ thể đến người tham gia thông qua hình thức
trò chơi, làm cho người tham gia tự khám khá ra nội dung bài học đó một cách chủ
động, thích thú và ghi nhớ được kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.
1.1.2. Đặc điểm của trò chơi học tập:
Trò chơi học tập được sử dụng vừa là phương pháp, hình thức dạy học cho
trẻ mẫu giáo với phương thức “chơi mà học, học qua chơi” trong đó động cơ nằm
trong quá trình chơi nhưng vẫn gián tiếp giải quyết nhiệm vụ học tập.
Mỗi trò chơi học tập được cấu thành bởi 3 thành tố:
- Nội dung chơi: là phần cơ bản của trò chơi, chính là các nhiệm vụ học tập xoay
quanh các nội dung ôn, củng cố tri thức, rèn luyện các kỹ năng, phát triển các giác
quan, phát triển ngôn ngữ.

6


- Hành động chơi: là hệ thống các thao tác mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để
giải quyết nhiệm vụ học tập chứ đựng trong nội dung chơi. Hành động chơi phức
tạp dần theo sự phát triển của trẻ.
- Luật chơi: là quy định, quy ước việc thực hiện các hành động chơi trong quá trình
chơi, là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng chơi của trẻ.
Ba thành tố này không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi, đôi khi luật chơi
đồng thời là các hành động chơi nhưng chúng liên quan chặt chẽ với nhau, thiếu
một trong ba thành phần này thì không thể tiến hành trò chơi được.
Trong trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các trẻ em, mọi trẻ
em đều có vị trí và nhiệm vụ như nhau khi tham gia vào trò chơi.
Trong trò chơi học tập, hành vi chơi và động cơ chơi có sự thống nhất chặt chẽ với
nhau, động cơ thúc đẩy trẻ hành động là trẻ phải thực hiện đúng thao tác, hành
động chơi mà trò chơi đặt ra.
Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, trẻ cảm nhận được kết quả

hành động của mình: đoán đúng – sai, nói đúng tên và công dụng của đồ vật, phát
hiện ra cái mới. Kết quả sẽ thúc đẩy tính tích cực của trẻ, đồng thời mở rộng, củng
cố và phát triển vốn triển vốn hiểu biết của trẻ.
Trong trò chơi học tập, luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ với nhau.
Quan hệ này do hành động chơi, nhiệm vụ chơi và luật chơi quy định. Cô có thể là
người tổ chức cho trẻ chơi, có thể cùng tham gia trò chơi với trẻ. Trong mọi trường
hợp, trò chơi phụ thuộc vào cô giáo – người tổ chức, điều khiển trò chơi. Tuy
nhiên, sự phụ thuộc này sẽ bớt dần khi trẻ biết chơi, có khả năng tự tổ chức trò chơi
học tập của mình.
Tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện trong quá trình trẻ thực hiện
các thao tác chơi, hành động chơi, lựa chọn các phương thức hành động trong các
tình huống chơi, trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết, kĩ năng,
kĩ xảo của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức hoặc phán đoán được tình huống
có thể xẩy ra nhằm thay đổi chiến thuật chơi của mình. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp, một số trẻ quan sát thao tác, hành động chơi của bạn và bắt chước làm
theo.
7


1.1.3.Ý nghĩa của trò chơi học tập
Trò chơi học tập là phương tiện, con đường cơ bản để phát triển trí tuệ cho trẻ
mầm non
Trò chơi học tập là phương tiện cơ bản trong việc rèn luyện sự nhạy bén của
các giác quan và phát triển óc quan sát, khả năng định hứng trong không gian và
thời gian cho trẻ.
Trò chơi học tập là con đường, phương tiện để cung cấp những biểu tượng
mới, tri thức mới và cũng cố những biểu tượng, tri thức đã biết cho trẻ.
Trò chơi học tập được xem là phương tiện để rèn luyện các thao tác tư duy cho trẻ.
Qua trò chơi học tập, trẻ biết nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát các sự vật và
hiện tượng theo một vài dấu hiệu bên ngoài.

Trò chơi học tập cũng được xem là một phương tiện để phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ. Cũng như các loại trò chơi khác, trò chơi học tập cũng đòi hỏi trẻ
phải sử dụng vốn sống, những hiểu biết đã có vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi với
các tập thể, đồ chơi như vật tượng trưng cho vật thật.
Trò chơi học tập còn được xem là phương tiện để phát triển ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo.
Trò chơi học tập là phương tiện giáo dục một số phẩm chất đạo đức: tính thật
thà, tính tự lập, tính tích cực, tính tổ chức của trẻ. Những phẩm chất đạo đức trên
đây được hình thành trong quá trình trẻ thực hiện nội dung chơi, thao tác chơi theo
luật chơi.
Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập được xem là một hình thức tổ
chức hoạt động học tập cơ bản cho trẻ, nội dung học tập được thể hiện trong nội
dung, nhiệm vụ chơi, trẻ giải quyết được các nhiệm vụ chơi có nghĩa là giải quyết
được nhiệm vụ học tập. Như vậy, các hoạt động trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và
phát huy được tính tích cực của trẻ, tránh được sự phổ thông hóa trong tổ chức hoạt
động học tập cho trẻ ở trường mầm non.
1.1.4.Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với việc củng cố kĩ năng phân loại, phân
nhóm của trẻ 5 – 6 tuổi.

8


Trẻ em tuổi mẫu giáo rất thích tìm tòi khám phá mọi sự vật xung quanh trẻ,đặc
biệt là trẻ 5 -6 tuổi biết so sánh, phân tích tổng hợp, biết phân loại, phân nhóm theo
một số đặc điểm cơ bản của các đồ vật, sự vật xung quanh trẻ. Vì vậy người giáo
viên phải biết tổ chức các hoạt động, các trò chơi để giúp trẻ phát triển kỹ năng so
sánh, óc quan sát, kỹ năng phân tích tổng hợp. Tạo tiền đề cho trẻ ứng dụng vào
cuộc sống sau này.
Kỹ năng phân loại, phân nhóm là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sự
phát triển trí tuệ của trẻ. Kỹ năng phân loại có liên quan đến việc nhận biết các

thuộc tính và chức năng của các đối tượng khi trẻ học quan sát thế giới xung quanh
nó. Quan sát các đối tượng, trẻ nhận ra cả những thuộc tính không trực quan của
đối tượng, thông qua việc đối chiếu, so sánh, tách gộp và gọi tên tập hợp.
Phân loại, phân nhóm là quá trình sắp xếp các đối tượng (Đồ vật, người, các sự
kiện…) Vào các nhóm hoặc các loại dựa vào sự giống nhau của chúng.
Những cơ hội phân loại có thể phát triển dần từ những kinh nghiệm ở lớp học cuả
trẻ.
Trẻ có thể tự tìm ra những dấu hiệu phân loại trên cơ sở những kiến thức của
trẻ về sự vật, hiện tượng.Chẳng hạn, khi chơi với đồ chơi các con vật trẻ có thể để
những con gà màu vàng với nhau và những con gà màu đỏ với nhau…
Sự phân loại liên quan đến kiến thức lô gic – toán khi trẻ tạo nên những mối
quan hệ giữa các đối tượng. Hiểu biết về tính chất của các đối tượng cần thiết đối
với trẻ để sắp xếp phân nhóm, phân loại các đối tượng.
Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học
trở nên dễ chịu, thoái mái hơn. Trẻ tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn.
Giúp trẻ rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kĩ năng phân nhóm, phân loại đã
học đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được qua hoạt động chơi.
9


Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ trong trong những trò chơi yêu cầu mô tả bằng lời
hoặc biết kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp,...) và các kỹ năng xử lý nhanh nhẹn, thông minh đối với những trò chơi yêu
cầu hành động.
Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng học tập, thúc đẩy các hoạt động trí tuệ như:
tập trung chú ý, kiên trì tìm tòi, sáng tạo vận dụng tri thức... Nhờ sử dụng trò chơi
học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn.
Giúp trẻ rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: tính thật thà, trung thực, tôn
trọng kỷ luật, biết giúp đỡ, hỗ trợ đồng đội trong khi chơi, biết đánh giá và tự đánh
giá kết quả chơi...Ngoài ra một số trò chơi học tập như phân loại các bức tranh theo

yêu cầu hoặc phân loại các loại cậy theo lợi ích…giúp trẻ biết nhận xét, nhận dạng
đối tượng, tư duy và nhớ lại các kiến thức đã được học, đồng thời rèn kỹ năng phân
loại, phân nhóm cho trẻ.
Tóm lại trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp cho trẻ phát
triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho trẻ được phát triển các
năng lực một cách tự nhiên, giúp trẻ trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó
tiếp thu kiến thức được dễ dàng. Bên cạnh đó, trò chơi học tập còn là phương tiện
quan trọng trong việc cũng cố các kỹ năng quan trọng trong đó có kỹ năng phân
nhóm, phân loại.
1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi về trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ
năng phân nhóm, phân loại
1.2.1.Cảm giác - tri giác.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn cùng với sự hoàn thiện của các giác quan thì hoạt
động nhận cảm của trẻ tiếp tục được hoàn thiện, độ nhạy cảm của các giác quan
được nâng cao, việc phân tích các thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh
hiệu quả hơn trước, cũng chính vì vậy mà trẻ biết được tên gọi, đặc điểm cũng như
công dụng của đối tượng, các kỹ năng quan trọng cũng dần trở nên thành thạo,
10


nhuần nhuyến hơn. Hệ thống tín hiệu thứ hai tham gia tích cực hơn vào quá trình
phân tích làm cho cảm giác trở nên chính xác, cụ thể hơn và đồng thời làm cho cảm
giác có tính “tự giác”. Cùng với cảm giác, tri giác của trẻ cũng phát triển mạnh.
Chính độ nhạy cảm cao của các giác quan, cũng như sự phối hợp hoạt động hài
hòa, linh hoạt, mềm dẻo của chúng giúp cho các quá trình nhận thức của trẻ diễn ra
nhanh chóng và hiệu quả. Trẻ 5-6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm
hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với việc khám phá những điều mới
lạ. Khi phạm vi tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng thì vốn
hiểu biết của trẻ càng được phong phú và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức
ngày càng cao hơn. Trẻ 5-6 tuổi không thỏa mãn với những hiểu biết về bên ngoài

của các sự vật hiện tượng xung quanh mà chúng bắt đầu muốn khám phá, muốn tìm
kiếm những dấu hiệu, bản chất bên trong và mối liên hệ của các sự vật hiện tượng.
Nhờ vào sự phát triển của cảm giác và tri giác mà trẻ biết được tên gọi, đặc
điểm, thuộc tính, tính chất của đối tượng, từ đó trẻ có thể phân nhóm, phân loại, gọi
tên các đối tượng và trẻ hứng thú hơn với các trò chơi học tập. Vì vậy mà trẻ 5 – 6
tuổi có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập trong các trò chơi học tập mang tính chất
cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại đối tượng.
1.2.2.Chú ý.
Theo A.V.Đaparôjet: “Khả năng chú ý đó ở trẻ 5-6 tuổi có thể kéo dài từ 3550 phút nếu đối tượng đó hấp dẫn, có nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò,
ham hiểu biết của trẻ”. Chú ý có chủ định được phát triển trong quá trình giáo dục.
Nó được hình thành và phát triển mạnh với những loại kích thích mới, một trong số
đó là kích thích bởi ngôn ngữ nói tác động từ bên ngoài. Trẻ 5-6 tuổi đặc biệt nhạy
cảm với ngôn ngữ nói. Trẻ hướng sự chú ý của mình tới những đặc điểm của lời nói
như giọng điệu, ngữ điệu, cách phát âm… Giọng điệu có ý nghĩa kích thích sự chú
ý ở độ chính xác, tỉ mỉ. Trẻ nhận ra được thái độ, tình cảm (thiện cảm, thân thương,
11


trìu mến hay thờ ơ, lạnh lùng, bực bội…) của người lớn, bạn bè xung quanh. Một
biểu hiện phát triển mới nữa là trẻ có thể phân phối sự chú ý của mình ở nhiều đối
tượng cùng lúc (từ 2-5 đối tượng). Cuối tuổi mẫu giáo, việc rèn luyện chú ý có chủ
định giúp trẻ chú ý vào những vấn đề trẻ không thật sự hứng thú sẽ rất cần thiết cho
sự tiếp thu kiến thức của trẻ. Nếu không chú ý có chủ định, trẻ sẽ không đặt cho
mình nhiệm vụ chú ý cụ thể, sự nhận thức sẽ phân tán, trẻ không thể tiếp thu kiến
thức một cách có hệ thống, đầy đủ. Trong hoạt động học tập, để giải quyết các
nhiệm vụ nhận thức, chú ý có chủ định giúp trẻ phát hiện nhanh vấn đề, từ đó kích
thích hứng thú nhận thức của trẻ phát triển, và chú ý có chủ định cũng làm cho trẻ
tập trung vào đối tượng hơn, nhờ sự phát triển của chú ý mà thông qua các trò chơi
học tập có hình thức thi đua hấp dẫn, kết hợp với điệu bộ, giọng nói của giáo viên
trong trò chơi nên trẻ càng trở nên hứng thú chú ý vào trò chơi, tri giác lại đặc điểm

của đối tượng để giải quyết các nhiệm vụ phân nhóm, phân loại dựa vào đặc điểm,
tính chất của đối tượng trong trò chơi học tập.
1.2.3.Trí nhớ.
Trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi phát triển mạnh song chủ yếu vẫn là trí nhớ không
chủ định. Trẻ thường ghi nhớ chủ yếu những gì gây hứng thú hoặc gây ấn tượng
mạnh cho trẻ. Cũng chính vì vậy nên trò chơi học tập luôn là đối tượng gây hứng
thú cho trẻ, thông qua trò chơi mang tính chất thi đua, trẻ thích thú khi được chơi,
trẻ hoàn toàn chơi thoải mái và trên tinh thần tự nguyện.Do đó, những sự vật hiện
tượng nào gây chú ý cho trẻ nhiều hơn, trẻ tập trung chú ý quan sát, lắng nghe giải
thích thì trẻ sẽ ghi nhớ cái đó kỹ hơn. Thông qua các trò chơi học tập, trẻ tiếp xúc
với kiến thức hoàn toàn tự nhiên, không áp lực vì vậy kiến thức cũng được trẻ nhớ
kỹ hơn, nhớ lâu hơn và các kỹ năng phân nhóm, phân loại cùng nhiều kỹ năng khác
được trẻ thực hiện nhuần nhuyễn hơn.Bên cạnh đó, trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi vẫn đặc
trưng bởi đặc điểm trí nhớ trực quan - hành động. Để trẻ ghi nhớ tốt hơn, giáo viên
mầm non cần phải dùng nhiều loại học cụ trực quan, cho trẻ hành động với đồ vật,
12


tổ chức quá trình ghi nhớ cho trẻ khoa học hơn. Những công trình nghiên cứu của
các nhà Tâm lý - giáo dục học cho thấy rằng, nếu nội dung ghi nhớ phù hợp với yêu
cầu và hứng thú của trẻ, sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học đẹp mắt, đúng chỗ, đúng
lúc, kết hợp với lời nói có diễn cảm, tổ chức cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đồ
chơi, đồ vật, với các sự vật hiện tượng thì sẽ tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ,
ấn tượng sâu sắc, làm cho trẻ nhớ lâu hơn, đầy đủ và chi tiết hơn. Đến giai đoạn
này thì trí nhớ có chủ định được phát triển trên nền tảng vững chắc hơn.
Trò chơi học tập có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành, cũng cố
kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ vì thông qua trò chơi, trẻ hứng thú, ghi nhớ,
cùng với sự phát triển của trí nhớ và thông qua hệ thống đồ chơi đẹp, nhiều màu
sắc hấp dẫn, các kiến thức cũng như các kỹ năng được trẻ tiếp thu một cách tự
nhiên đúng với nguyên tắc “ chơi mà học, học mà chơi”.

1.2.4.Tư duy.
Tư duy là một trong những yếu tố quan trọng trong nhận thức của trẻ đối với
trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại. Vì trong trò chơi học
tập, trẻ phải thực hiện quá trình tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập và trẻ phải tư
duy đặc điểm, thuộc tính, tính chất của sự vật, đối tượng thì mới có thể phân nhóm,
phân loại đối tượng theo yêu cầu của giáo viên. Ở trẻ mẫu giáo, tư duy có những
bước phát trển vượt bậc
Tư duy trực quan – hình tượng vẫn phát triển mạnh mẽ như trước đây. Đồng
thời, đễ thỏa mãn nhu cầu, khả năng khám phá thế giới xung quanh, một kiểu tư
duy trực quan – hình tượng mới xuất hiện và trở thành ưu thế. Đó là tư duy trực
quan sơ đồ. Kiểu tư duy này tạo cho trẻ khả năng phản ánh những mối liên hệ
khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay là ý muốn chủ quan của bản
thân trẻ nữa. Tư duy trực quan – sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng trong tư duy,
song bản thân hình tượng đã được lược đi những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những
13


yếu tố chủ yếu giúp trẻ khái quát hình tượng chứ không phải riêng lẽ từng đối
tượng như tu duy trực quan – hình tượng trước đây. Chính nhờ tính chất khái quát
này dần dần hình thành ở trẻ kiểu tư duy mới: tư duy logic. Kiểu tư duy cần thiết
cho hoạt động học tập sau này của trẻ.
Tư duy của trẻ đã mất dần tính duy kỉ (lấy mình làm trung tâm) tiến dần đến
khách quan, hiện thực hơn và cũng chính vì vậy mà trẻ đã biết kết hợp ăn ý với bạn
bè trong trò chơi học tập mang tính chất nhóm và hổ trợ lẫn nhau. Trẻ đã biết hỗ trợ
lẫn nhau, biết cỗ vũ cho thành viên trong đội của mình và tạo nên sự hứng thú trong
khi chơi.
Các phảm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo, chức năng hoạt động của
nó như tính mục đích, độc lập sang tạo, linh hoạt, độ mềm dẻo, tính khách quan,
….Những tính chất này thường được phát triển qua các tiết học và các hoạt động
của trẻ cũng chính vì vậy mà khi tham gia trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng

phân nhóm, phân loại thì trẽ đã biết tư duy linh hoạt, không còn rập khuôn máy
móc và biết dựa vào tính chất, đặc điểm của đối tượng để phân nhóm đối tượng.
Cùng với sự mở rộng phạm vi hiểu biết của mình, trong hoạt động trí tuệ của
trẻ5 – 6 tuổi có sự thay đổi, tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh và
chiếm ưu thế. Đây là loại tư duy, trong đó nhiệm vụ nhận thức được thực hiện bằng
các thao tác tư duy với các hình ảnh, biểu tượng ở trong đầu. Nhờ kiểu tư duy này,
trẻ có thể lĩnh hội được những khái niệm đơn giản, những thao tác lôgic đơn giản
bằng hình ảnh… Tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức mang tính
khái quát và đây chính là một bước phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ 5-6 tuổi.
Đặc biệt, ở cuối tuổi mẫu giáo lớn đã có mầm mống của tư duy lôgic, do đó trẻ có
thể lĩnh hội được những khái niệm khoa học đơn giản (tiền khoa học).
Chính nhờ sự phát triển không ngừng của tư duy mà trẻ 5 – 6 tuổi đã tiếp cận
được trò chơi học tập mang tính chất cũng cố các kỹ năng như kỹ năng phân nhóm,
14


phân loại một cách dễ dàng. Trẻ đã biết tri giác các đặc điểm của đối tượng để tư
duy, phân loại, phân nhóm đối tượng theo đặc trưng mà giáo viên yêu cầu, ngoài ra,
sự hợp tác nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong nhóm, cũng như việc gây hứng
thú từ người giáo viên giúp trẻ có thể thông qua chơi mà giải quyết nhiệm vụ học
tập một cách thoải mái, có thể ghi nhớ lâu dài và các kỹ năng được khắc sâu thêm.
1.2.5. Ngôn ngữ.
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ mà ngôn ngữ của trẻ phát triển với một tốc độ
rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ 5-6 tuổi
đã bắt đầu hiểu nghĩa của các từ, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ để diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc ý nghĩ và từng bước thể hiện các sắc thái xúc cảm phù hợp trong lời nói.
Lứa tuổi mẫu giáolớn, việc sử dụng ngôn ngữ tình huống của trẻ dần mất đi nhờ
vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt của trẻ ngày càng cải thiện, trẻ tích cực sử
dụng ngôn ngữ - ngữ cảnh. Kiểu ngôn ngữ này đòi hỏi trẻ phải nói sao cho người
khác có thể hình dung ra được những điều chúng muốn nói, muốn mô tả mà không

phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trước mắt cũng chính vì thế mà trong các trò chơi
học tập, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt, để hợp tác với thành viên trong
nhóm, cũng như trẻ đã biết tư duy nhanh các yêu cầu của giáo viên và bật thành lời
nói. Như vậy, có thể nói rằng, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn thể hiện
trình độ phát triển tương đối cao không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về
phương diện tư duy. Muốn cho ngôn ngữ được mạch lạc thì những điều trẻ định nói
cần phải được rõ ràng ngay từ trong đầu, tức là cần có tư duy hỗ trợ. Mặt khác,
chính ngôn ngữ mạch lạc lại là phương tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên
một chất lượng mới, đó là việc nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgic và nhờ đó sẽ
thúc đẩy toàn bộ sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi lên một trình độ mới cao hơn. Bước
sang tuổi mẫu giáo lớn, tự ý thức được xác định rõ ràng cho phép trẻ thực hiện các
hành động một cách chủ định hơn, nhờ đó trẻ mẫu giáo lớn trở thành những chủ thể

15


có những năng lực, có những sáng kiến, có khả năng tư duy và giao tiếp với mọi
người theo một cách riêng.
Ngôn ngữ chính là phương tiện của tư duy và cũng nhờ có ngôn ngữ mà tư
duy của trẻ phát triển mạnh mẽ. Cũng như việc giáo viên sử dụng các trò chơi học
tập để trẻ có thể trao đổi kinh nghiệm, trẻ bàn bạc, hợp tác với nhau trong các tình
huống chơi để có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập trong trò chơi. Khi trẻ đang
tham gia quá trình giao tiếp có nguiax là trẻ đang thực hiện quá trình tư duy về đối
tượng, và thông qua trò chơi học tập thì việc tra đổi thông tin cũng là quá trình tư
duy của trẻ về đối tượng, từ đó các kỹ năng cũng được cũng cố và nâng cao hơn.
Chính vì vậy, sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân
loại cho trẻ 5 – 6 tuổi trong tất cả các hoạt động là một hoạy động giúp cho ngôn
ngữ trẻ phát triễn và đồn thời là phát triên tư duy, phát triển nhận thức của trẻ, giúp
các kỹ năng được trẻ thực hiện một cách thành thạo hơn và đây cũng là những nấc
thang đầu tiên giúp trẻ có thể vững vàng vào lớp 1.

 Tiểu kết chương I: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài “Thiết kế trò chơi học tập
nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ 5 – 6 tuổi khi khai thác chủ đề
“Thế giới thực vật” là vô cùng quan trọng. Khi nghiên cứu cơ sở lí luận của đề ta,
ta biết được khái niệm trò chơi học tập cũng như đặc điểm, ý nghĩa của trò chơi.
Bên cạnh đó, qua đây ta cũng biết được đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi về trò
chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại. Từ những vấn đề trên, ta
có thể lấy lơ sở lý luận làm căn cứ đểnghiên cứu thực trạng của việc sử dụng trò
chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại co trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non Quỳnh Phương B ở chương II.

16


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM CŨNG CỐ KỸ NĂNG PHÂN NHÓM, PHÂN LOẠI CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI KHI KHAI THÁC CHỦ ĐỀ THỰC VẬT Ở TRƯỜNG
MẦM NON QUỲNH PHƯƠNG B
2.1. Điều tra qua trẻ
Em điều tra thực trạng của việc sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng
phân nhóm, phân loại cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Quỳnh Phương B – xã
Quỳnh Phương- huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An với 38 trẻ. Nội dung điều tra
theo chủ đề “Thế giới thực vật” như sau:
- Hãy kể tên những loạirau ăn lá? Trong rau ăn lá có nhiều chất gì?
- Hãy kể tên các loại hoa mà con biết? Hoa được trồng ở đâu? để làm gì?
- Hãy kể tên những cây cảnh? Cây cảnh được trồng ở đâu? để làm gì?
- Phải làm gì để cây phát triển xanh tốt và cho nhiều hoa quả?
- Tại sao chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây?
- Con hãy kể tên cho cô những loại rau ăn lá được trồng trong vườn trường?
- Kể tên các dụng cụ để chăm sóc cây.
- Kể các công việc con đã làm khi chăm sóc cây.

- Trong các loại rau sau đây, con hãy cho cô biết rau nào là rau ăn củ: cà rốt, bắp
cải, xu hào?
- Những loại quả nào sau đây cho ta vitamin A: cà rốt, cà chua, đu đủ?

17


* Kết quả đánh giá thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng cố
kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Quỳnh
Phương B.
- Nội dung điều tra gồm có 10 câu hỏi, điểm tối đa cho 1 câu hỏi là 10, điểm tối đa
cho cả nội dung trên là 100 điểm.
+ Loại tốt: Trẻ trả lời được từ 80 cho đến 100 điểm
+ Loại khá: Trẻ trả lời được 65 cho đến 79 điểm
+ Loại trung bình: Trẻ trả lời được từ 45 cho đến 64 điểm
+ Loại yếu: Trẻ trả lời được từ 25 cho đến 44 điểm
+ Loại yếu: Trẻ trả lời dưới 25 điểm
Kết quả như sau:
Loại
Trẻ

Loại tốt
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
8
15
5
10

0
Qua kết quả trên cho thấy khi khai thác chủ đề "Thế giới thực vật" đa số trẻ

đã nói được tên các loại thực vật theo yêu cầu, các loại đó trồng ở đâu, để làm gì,
mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc, bảo vệ cây, các dụng cụ chăm sóc cây, phân
nhóm, phân loại được các loại cây, loại rau, loại hoa, quả, củ theo yêu cầu của
cô...Số trẻ trả lời được trên 50% còn lại khoảng 47%, trong đó có những trẻ gần
như không trả lời được câu hỏi nào. Nhiều trẻ trả lời chưa trồng cây bao giờ nên
không biết các công việc trồng cây như thế nào nhưng một số trẻ chưa tham gia
trồng cây bao giờ nhưng lại có thể kể được các công việc phải làm khi trồng cây?...
Một số trẻ trả lời một cách chung chung khi được hỏi làm thế nào để cây phát triển
xanh tốt và cho nhiều hoa, nhiều quả...là "chăm sóc", Nhưng nhiều trẻ đã có thể trả
lời một loạt các công việc như tưới nước, bắt sâu, xới đất...Có nhiều trẻ có thể phân
biệt được cây ăn quả, cây cảnh, rau ăn củ, rau ăn lá nhưng cũng có nhiều trẻ trả lời
18


không chính xác, và có trẻ trả lời sai hoàn toàn.Từ thực trạng trên em thấy rằng cần
sử dụng tích trò chơi học tập nhằm cũng có kỹ năng phân nhóm, phân loại thường
xuyên hơn nữa cho trẻ 5 – 6 tuổi, để cho kỹ năng phân nhóm, phân loại được trẻ
nắm chắc và vững vàng chuẩn bị bước vào lớp 1.
2.2. Điều tra qua giáo viên
Em lập phiếu điều tra dành cho giáo viên trường mầm non Quỳnh Phương B –
Hoàng Mai – Nghệ An.
- Mục đích:
Em tiến hành điều tra giáo viên nhằm đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi học
tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ trong trường mầm non.
Những giáo viên tham gia đều đạt trình độ Cao đẳng trở lên, có ít nhất 2 năm công
tác.
- Tiến hành điều tra:

Bước 1: Lập phiếu điều tra
Bước 2: Phát phiếu điều tra cho giáo viên
Bước 3: Xử lý kết quả điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên giáo viên:
Lớp phụ trách:
Trường:
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “ Thiết kế trò chơi học tập nhằm
cũng cố kỹ năng phan nhóm, phân loại cho trẻ 5 – 6 tuổi khi khai thác chủ đề “ Thế
19


giới thực vật”, mong cô vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề sau: ( Nếu đồng
ý với ý kiến nào chị hãy đánh dấu (x) vào ô trống hoặc trả lời ngắn gọn)
Câu 1. Trong quá trình giáo dục trẻ chị có sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng cố
kỹ năng phân nhóm, phân loại không?

‫ ڤ‬Có...................................................................................................
‫ ڤ‬Không.............................................................................................
Câu 2. Theo chị việc sử dụng trò chơi học tập để cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân
loại cho trẻ có cần thiết không?

‫ڤ‬Cần thiết..........................................................................................
‫ڤ‬Rất cần thiết....................................................................................
‫ڤ‬Không.............................................................................................
Câu 3. Cô có thường xuyên sử dụng các trò chơi học tập để nhằm cũng cố kỹ năng
phân nhóm, phân loại cho trẻ không?

‫ڤ‬Thường Xuyên............................................................................
‫ڤ‬Thỉnh thoảng................................................................

‫ڤ‬Không áp dụng.............................................
‫ڤ‬Các ý kiến
khác.......................................................................................................................

20


Câu 4. Trước đây sau khi sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân
nhóm, phân loại cho trẻ thì chị thấy kỹ năng phân nhóm, phân loại của trẻ như thế
nào?

‫ڤ‬Tốt...................................................................................................
‫ڤ‬Rất tốt.............................................................................................
‫ڤ‬Chưa tốt..........................................................................................
Câu 5. Cô có đánh giá gì về hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng
cố kỹ năng phân nhóm, phân loại trong các hoạt động hiện nay ở các trường mầm
non?

‫ڤ‬Tốt.hơn.................................................................................................
‫ڤ‬Chưa tốt.........................................................................................
Câu 6: Khi tổ chức các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân
loại cho trẻ cô đã gặp những khó khăn gì?
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
* Kết quả điều tra việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng
phân nhóm, phân loại cho trẻ 5 – 6 tuổi qua giáo viên.
Qua thời gian tiến hành điều tra, em đã thu được kết quả như sau:
+ Kết quả trả lời câu hỏi 1:
21



Có 5/5 (chiếm 100%) cô giáo đều trả lời rằng: trong quá trình giáo dục đã sử dụng
các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi. Điều đó chứng tỏ rằng các cô đã chú trọng đến việc cũng cố kỹ năng
phân nhóm, phân loại cho trẻ
+ Kết quả trả lời câu hỏi 2:
Có 2/5 (40%) cô giáo đều trả lời rằng: việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm
cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo cho trẻ là rất cần thiết
Có 3/5 (60%) giáo viên trả lời việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố
kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo cho trẻ là cần thiết.
Điều này cho thấy các cô giáo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu
giáo cho trẻ, từ đó có ý thức tổ chức các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng
phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo trong quá trình dạy học.
+ Kết quả trả lời câu hỏi 3:
Có 5/5 (chiếm 100%) cô giáo đã thường xuyên sử dụng các trò chơi học tập nhằm
cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo vào thời điểm tổ chức các
hoạt động học.
Như vậy, việc việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm,
phân loại cho trẻ mẫu giáo cho trẻ cho trẻ đã được hầu hết các cô giáo quan tâm.
Mặc dù có những khó khăn, thiếu thốn nhất định nhưng các cô đã ý thức
được tầm qua trong của việc việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ
năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo để trẻ có thể nắm chắc hơn kỹ năng
phân nhóm, phân loại. Vì đây là một kỹ năng quan trọng đối với quá trình học tập
lau dài của trẻ.

22



+ Kết quả trả lời câu hỏi 4:
Có 3/5 (60%) giáo viên trả lời rằng: kỹ năng phân nhóm, phân loại của trẻ tốt hơn
sau khi được chơi các trò chơi học tập nhằm củng cố kỹ năng phân nhóm, phân
loại.
Có 1/5 (20%) giáo viên trả lời rằng: kỹ năng phân nhóm, phân loại của trẻ là chưa
tốt sau khi được chơi các trò chơi học tập nhằm củng cố kỹ năng phân nhóm, phân
loại.
Như vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm,
phân loại cho trẻ mẫu giáo đã được thực hiện có hiệu quả với trẻ. Hầu hết các trẻ
đã thực hiện được những kỹ năng phân nhóm phân loại và có trẻ còn thực hiện một
cách thuần thục, nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ chưa thực hiện được
kỹ năng phân nhóm phân loại, trẻ vẫn còn lúng túng, chưa chắc chắn khi chơi trò
chơi học tập có tính chất nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại, có trẻ còn
làm sai hoàn toàn.
+ Kết quả trả lời câu 5:
Có 3/5 (chiếm 60%) cô giáo cho rằng hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi
học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo hiện nay ở
các trường mầm non là rất tốt.
Có 1/5 (chiếm 20%) cô giáo cho rằng hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi
học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo hiện nay ở
các trường mầm non là tốt.
Có 1/5 (chiếm 20%) cô giáo cho rằng hiệu quảcủa việc sử dụng các trò chơi
học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo hiện nay ở
các trường mầm non là chưa tốt.

23


Như vậy, đánh giá việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng
phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non hiện nay thì đa

số các cô giáo đều cho rằng đều đã đạt tốt. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên cho rằng
việc việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại
cho trẻ mẫu giáo là chưa tốt. Vì vậy có thể thấy việc giáo dục môi trường cho trẻ
đã được các trường quan tâm thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả
chưa thực sự cao, các trò chơi học tập vẫn còn chung chung, không nhấn mạnh vào
cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ. Qua thực tế trên, đòi hỏi giáo viên
các trường cần tăng cường tổ chức cho trẻ các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ
năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo, để đạt hiệu quả cao hơn, trẻ có thể
cũng cố thêm các kỹ năng cơ bản. Cần phải tổ chức thường xuyên và nâng cao độ
khó khi trẻ đã bắt đầu quen với kỹ năng phân nhóm, phân loại.
+ Kết quả trả lời câu 6:
Qua điều tra, các cô giáo đã cho thấy trong quá trình tổ chức các trò chơi
học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo cho trẻ đã
gặp khá nhiều khó khăn. Đó là khó khăn về số lượng trẻ, về phương tiện, phương
pháp, về cơ sở vật chất, về thời gian... khiến cho việc tổ chức các trò chơi học tập
nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo khó khăn cả cho
người tổ chức giáo dục và chất lượng giáo dục cho trẻ.
Từ kết quả điều tra thực trạng của việc sử dụng các trò chơi học tập nhằm
cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non Quỳnh Phương B qua trẻ và giáo viên có thể đi đến kết luận như sau: Đa
số các cô giáo trong quá trình giáo dục trẻ đã quan tâmđến việc sử dụng các trò
chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo, có ý
thức tổ chức thường xuyên trong các giờ học cũng như tro ng các hoạt động khác
như, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và hầu hết trẻ cũng đã được cũng cố kỹ
24


năng phân nhóm phân loại một cách nhuần nhuyễn, thành thạo hơn trước. Tuy
nhiên chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi học tập
nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo vẫn chưa cao một

cách triệt để. Ví dụ: Khi chơi trò chơi “ Tôi thuộc nhóm nào” có nhiều trẻ vẫn còn
bở ngỡ khi phân biệt nhóm rau ăn củ và nhóm rau ăn lá, có khi trẻ còn trả lời sai
hoàn toàn, có trẻ còn nhầm lẫn khi phân biệt rau bắp cải là rau ăn lá hay rau ăn củ.
Trẻ vẫn còn bị lẫn lộn khi phân nhóm, phân loại một số đối tượng.
+ Về phía trẻ:
Trường mầm non Quỳnh Phương gồm có 4 nhóm lớp với hơn 600 học sinh.
Có 4 lớp 5 tuổi, mỗi lớp có từ 34 đến 40 trẻ. Số lượng trẻ đông dẫn đến việc việc sử
dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ gặp
nhiều khó khăn. Do trẻ đông nên việc trẻ không tập trung chú ý vào hoạt động, giáo
viên bao quát, quản trẻ ổn định trong các hoạt động là rất khó, việc giáo dục, phổ
biến cho từng trẻ không được đảm bảo. Đồng thời khã năng nhận thức kỹ năng của
trẻ còn hạn chế chưa đảm bảo được chất lượng của các trò chơi nhằm cũng cố kỹ
năng phân nhóm, phân loại.
+ Về phía giáo viên:
Giáo viên trường mầm non Quỳnh Phương B có 30 người, hầu hết là trình độ
Cao đẳng, Đại học không có giáo viên trình độ trung cấp. Là một trong các trường
có giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt nhiều thành tích cao trong các
cuộc thi cụm, thi liên trường. Tuy nhiên trường mầm non Quỳnh Phương B tình
trạng thiếu giáo viên còn nhiều, số giáo viên nghỉ sinh và chuyển công tác cũng
nhiều. Đồng thời giáo viên chưa được trang bị đầy đủ về trang thiết bị, không gian
cũng như phương tiện dạy học, đồ dùng phục vụ dạy học, đồ chơi. Vì vậy việc sử
dụng các trò chơi học tập nhằm cũng cố kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu
giáo vẫn còn một số thiếu sót và hạn chế.
25


×