Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vận dụng tư tưởng ngoại giao hồ chí minh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LẠI DUY CƢỜNG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG
SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC
GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LẠI DUY CƢỜNG
\

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG
SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC
GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
MÃ SỐ: 60.31.02.04

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu


HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia hiện
nay” là do tác giả tự nghiên cứu và hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu.
Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Lại Duy Cƣờng

DANH MỤC VIẾT TẮT


ANBG

An ninh biên giới

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


ANTT

An ninh trật tự

BGQG

Biên giới quốc gia

BĐBP

Bộ đội biên phòng

GDP

Gross Domestic Product(tổng sản phẩm quốc nội)

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DOC

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đơng

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

CNH,HĐH


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐNBP

Đối ngoại biên phòng

KT-XH

Kinh tế xã hội


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.Lý do lựa chọn đề tài................................................................................... 1
2.Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 4
3.Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................. 6
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn ................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .................................... 8
1.1. Những nội dung chính của tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh ...... 8
1.1.1. Kiên định đƣờng lối ngoại giao độc lập tự chủ, độc lập tự chủ gắn
liền với chủ nghĩa xã hội ............................................................................. 8
1.1.2. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. ....................... 15
1.1.3. Hịa bình và chống chiến tranh xâm lƣợc .................................... 20
1.1.4. Hữu nghị và hợp tác với các nƣớc láng giềng có chung biên giới
với Việt Nam............................................................................................. 24

1.1.5. Ngoại giao là một mặt trận ........................................................... 29
1.1.6. Xử lý đúng đắn các mối quan hệ .................................................. 31
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia ....................................................................................................... 33
1.2.1. Về vai trò, vị trí, ý nghĩa của biên giới quốc gia và việc quản lý,
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. ......................................... 33
1.2.2. Về bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia ........................................ 38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................ 42
Chƣơng 2: SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI
QUỐC GIA – THÀNH TỰ VÀ HẠN CHẾ ................................................ 43


2.1. Một số nhân tố tác động đến sự nghiệp bảo vê ̣chủ quyền , an ninh
biên giới ở nƣớc ta thời gian qua (2004 – 2015) ...................................... 43
2.1.1. Đặc điểm tình hình thế giới và khu vực ....................................... 43
2.2.1.Đặc điểm tình hình trong nƣớc ........................................................ 44
2.1. Tở ng quan về tình hình biên giới nƣớc ta........................................ 47
2.2.1.Về biên giới đấ t liề n ......................................................................... 48
2.2.2.Về biên giới trên biể n....................................................................... 48
2.2.3.Về biên giới trên khơng ................................................................... 49
2.2. Tình hình vận dụng tƣ tƣởng ngo ại giao Hồ Chí Minh trong bảo
vê ̣chủ quyền, an ninh biên giới ở nƣớc ta thời gian qua (2004 - 2015) 50
2.3.1. Hệ thố ng các văn bản của nƣớc CHXHCN Viê ̣t Nam về bảo bê ̣ chủ
biên giới quố c gia...................................................................................... 50
2.3.2. Tình hình áp dụng thực tiễn trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới quốc gia trong thời gian qua ...................................................... 54
2.3.3. Tình hình phân đinh
̣ vùng biể n của Viê ̣t Nam và mô ̣t số nƣớc
trong khu vƣ̣c ............................................................................................ 56

2.3.4.Cơng tác phát huy vai trị quần chúng nhân dân, bảo vệ chủ quyền, an
ninh biên giới quốc gia .................................................................................... 59
2.3.5. Tình hình xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị với các nƣớc
láng giềng .................................................................................................. 63
2.3.6. Về công tác tuyên truyền biên giới và chủ quyền an ninh quốc
gia……………………………………………………………………….64
2.4. Đánh giá mô ̣t số thành tƣụ , hạn chế trong quá trình vâ ̣n du ̣ng tƣ
tƣởng ngo ại giao Hồ Chí Minh trong bảo vê ̣chủ quyền , an ninh biên
giới quốc gia ................................................................................................ 67
2.4.1. Một số thành tựu nổi bật ................................................................. 67
2.4.2.Một số hạn chế và nguyên nhân trong quá trình vận dụng tƣ tƣởng
ngoại giao Hồ Chí Minh trong viê ̣c bảo vê ̣ chủ quyề n , an ninh biên giới
quốc gia ..................................................................................................... 74


TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................... 79
Chƣơng 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GI ẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC
THÚC ĐẨY VIỆC VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ
MINH TRONG SƢ̣ NGHIỆP B ẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN
GIỚI QUỐC GIA HIỆN NAY ..................................................................... 80
3.1. Mô ̣t số quan điể m cơ bản ................................................................... 80
3.1.1. Quy luật dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc trong lịch sử dân tộc đã
chuyển thành quy luật xây dựng CNXH phải gắn chặt với bảo vệ Tổ
quốc……………………………………………………………………..80
3.1.2. Thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế................... 82
3.1.3. Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia. ............................................................................. 84
3.1.4. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới là bảo vệ sự nghiệp
đổi mới toàn diện đất nƣớc theo định hƣớng XHCN ............................... 85

3.1.5. Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lƣợc
bảo vệ Tổ quốc .......................................................................................... 87
3.2. Một số giải pháp cụ thể .................................................................... 88
3.2.1.Về biên giới đất liền ......................................................................... 89
3.2.2. Về biên giới trên biển ................................................................... 95
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 100
C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 102
Phụ lục 1 ....................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI thông qua, Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động,
lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản” [17,tr.88]
Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và
của cách mạng Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập
Đảng đến nay. Đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bƣớc
tiến trong tƣ duy lý luận của Đảng ta.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh , biên giới quốc gia (kể cả biên giới
đất liền và biên giới biển) không chỉ có nguồn tài ngun thiên nhiên to lớn,
mà cịn là nơi địa đầu, cửa ngõ của Tổ quốc , địa bàn chiến lƣợc cả về chính
trị, kinh tế , văn hóa , xã hội , an ninh, quốc phòng và đối ngoại . Với Ngƣời ,
biên giới quốc gia là thiêng liêng , bấ t khả xâm pha ̣m , gắn liền với giá trị độc
lập, tự do của dân tộc, đất nƣớc.
Hồ Chí Minh khẳ ng đinh,
̣ không có gì quý hơn đô ̣c lâ ̣p , tƣ̣ do. Nhƣng,

để có đƣợc độc lập, tự do, trƣớc hết chúng ta phải giành đƣợc chủ quyền, lãnh
thổ, với một đƣờng biên giới đƣơ ̣c phâ ̣n đinh
̣

rõ ràng. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Miền núi chiếm hai phần ba tổng số diện tích nƣớc ta... Miền núi có tài
ngun rất phong phú, có nhiều khả năng để mở mang nơng nghiệp và cơng
nghiệp. Những điểm đó nói rõ rằng miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng
về kinh tế, chính trị và quốc phịng của nƣớc ta” [35,tr.608]. Biển, đảo đã
đƣợc Bác quan tâm đặc biệt bởi vị trí to lớn của nó, Bác từng nói: “Ngày
trƣớc ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển
của ta dài, tƣơi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Và xuất phát từ vị trí ý nghĩa
chiến lƣợc của biên giới quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Giữ
1


nhà mà khơng giữ cửa có đƣợc khơng”? “Kẻ gian tế vào chỗ nào trƣớc? Nó
vào ở cửa trƣớc”. Do vậy Bác khẳng định chúng ta cần phải “canh cửa cho Tổ
quốc”. [33,tr.151]
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ Tịch luôn
coi giữ nƣớc là nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng; toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân phải dốc hết sức lực cho việc giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc. Bác đã từng dạy: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng
nƣớc, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc”. Quản lý, giữ gìn, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới, canh giữ biên cƣơng của Tổ quốc theo quan điểm
của Bác là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên, nhƣng cũng rất khó khăn, gian
khổ, phức tạp và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của mọi
cấp, mọi ngành, song cần phải có lực lƣợng nịng cốt, chuyên trách.
Muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền , an ninh biên giới quốc gia , Theo

Hồ Chí Minh, phải xây dựng Công an nhân dân vũ trang vững mạnh mọi mặt;
Đảng, Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng lực lƣợng
Công an nhân dân vũ trang làm cho lực lƣợng này không chỉ khỏe mạnh, giỏi
võ thuật, bơi lội giỏi, chèo thuyền giỏi, mà còn “phải biết bắn súng giỏi, phải
có kỹ thuật”.
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng, khố IX cho thấy, q trình “Dựng nƣớc đi đơi với giữ nƣớc” là quy
luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay,
quy luật đó đƣợc biểu hiện tập trung trong hai nhiệm vụ chiến lƣợc có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. “Vấn đề có tính chiến lƣợc là phải
bảo đảm mơi trƣờng hịa bình, ổn định lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất
nƣớc; phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và định hƣớng xã hội chủ
nghĩa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phải tạo nên sức mạnh

2


tổng hợp lớn nhất của đất nƣớc, phát huy cao độ nội lực, giành thế chủ động
chiến lƣợc trong mọi tình huống...”
Thấm nhuần những quan điểm, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ
quốc cũng nhƣ quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trong tình hình
mới, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị
với các nƣớc láng giềng, xem đây là giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ vững
chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia mà Bác luôn cho rằng, mọi thắng
lợi của cách mạng nƣớc ta gắn bó chặt chẽ với sự đồn kết, ủng hộ quốc tế. Vì
vậy, thắng lợi của cơng tác bảo vệ, giữ gìn chủ quyền, an ninh biên giới quốc
gia không thể tách rời việc xây dựng một đƣờng biên giới hịa bình, hữu nghị
với các nƣớc láng giềng.
Trong thời đại ngày nay và đặc biệt trƣớc sự phát triển và trỗi dậy của

một số quốc gia. Cùng với đó, vị trí địa chính trị của Việt Nam ngày càng trở
nên quan trọng với tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Đồng thời, việc bảo
vệ chủ quyền quốc gia đang trở lên vô cùng cấp bách và quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển của Đảng, sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, khi nói về
quan hệ với các nƣớc láng giềng nói chung, xây dựng biên giới hịa bình, hữu
nghị nói riêng, Hồ Chí Minh thƣờng sử dụng các từ “đặc biệt”, “lâu đời”,
“khăng khít”, “nhƣ anh, em ruột thịt”, “nhƣ răng với môi”,... Bác khẳng định
chính sách đối ngoại của Việt Nam là làm bạn với mọi nƣớc, “nhất là các
nƣớc láng giềng”. Với quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”, việc xây dựng
cho đƣợc biên giới hịa bình, hữu nghị với các nƣớc láng giềng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng khơng những làm triệt tiêu cơ sở, điều kiện nảy sinh các vi
phạm về chủ quyền biên giới của nhau, mà còn tạo cơ sở, điều kiện xây dựng
“phên dậu” vững chắc, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới “từ xa”.
Chính vì những điều kiện đặc biệt đó, ngƣời viết quyết định lấy tên đề
tài “Vận dụng Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ chủ

3


quyền, an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn hiện nay” đề tài cho luận
văn tố t nghiê ̣p khóa ho ̣c của miǹ h.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vận dụng Tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đấ u tranh và bảo vê ̣
chủ quyền Việt Nam là m ột đề tài rộng và chƣa có nhiề u nghiên cƣ́u . Mặc dù
vậy, đã có một số đề tài và sách chuyên khảo nghiên cứu tƣ tƣởng ngoa ̣i giao
và chính trị Hồ Chí Minh dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Về các cơng trình nghiên cứu có: Chƣơng trình khoa học cấp Nhà nƣớc
KX02 (1991 - 1996), trong một số đề tài nhánh KX02 - 05 “Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” và KX 02 - 13 “Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân”.

Các cuốn sách nhƣ : Tƣ tƣởng ngoa ̣i giao Hồ Chí Minh , Nguyễn Dy
Niên, Nxb Chin
́ h tri ̣Quố c gia , Hà Nội 2008. “Hồ Chí Minh – nhà cách mạng
sáng tạo”, GS TS Mạch Quang Thắng chủ biên. Nxb Chính trị Quốc gia,
2009, “Học thuyết Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của
Đảng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, GS.TS Nguyễn Bá
Dƣơng, NXB Quân đội nhân dân.
Ngồi ra cịn một số bài báo đáng chú ý của các tác giả nhƣ:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước” của Thiếu
tƣớng, PGS, TS Bùi Thanh Sơn, đăng trên Website: ngày
19/09/2014. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia của Trung tƣớng Võ Trọng Việt - Chính ủy Bộ đội biên phịng, đăng
trên Website: ngày 20 Tháng 12 2011. Góp
phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ quốc gia
của Đại úy ThS. Bùi Văn Mạnh, Học viện Chính trị đăng trên website:
Tƣ tƣởng cơ bản của Hồ Chí Minh về
cơng tác đối ngoại, TS. Phạm Thành Dung, Phó trƣởng khoa Quan hệ quốc tế,
Phân viện Hà Nội đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5/2001. “Tiếng sấm
4


mùa xuân”: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác và nghệ thuật thực tiễn, TS. John
Callow,

Giám

đốc

thƣ


viện

Mác

(Vƣơng

quốc

Anh),

ngày 8/6/2012. Hồ Chí Minh - Nhà chiến lƣợc
quân sự thiên tài (Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật - 2013), Hồ Chí Minh - Rạng ngời cốt cách vĩ nhân
trong ánh sáng đời thƣờng, Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu di tích Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch, đăng trên ngày Ngày
8/6/2012. Sự nghiệp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, Raun Vanđết Vivô,
Ủy viên Trung ƣơng Đảng Cộng sản Cuba, Nguyên Giám đốc Trƣờng Đảng
cao cấp Nhicô Lopet trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản
Cuba đang trên địa chỉ: http://123.30.190.43:8080/ của báo điện tử Đảng cộng
sản….Đấng cứu tinh của hịa bình, độc lập và hạnh phúc, Geetesh Sharma,
Chủ tịch điều hành Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam trên báo điện tử đảng
cộng sản.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả, của các nhà nghiên cứu
về tƣ tƣởng kinh tế Hồ Chí Minh đăng trên các báo và tạp chí khác.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, đây là nguồn tƣ liệu qúy báu để
chúng tơi tham khảo, hồn thiện cơng trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu vừa nêu mới chỉ dừng lại ở mức khai thác và hệ
thống hóa tƣ liệu, các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về tƣ tƣởng và
phƣơng pháp của Ngƣời ở những khía cạnh khác nhau gắn với nghiên cứu
tổng thể hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vẫn chƣa có cơng trình nào nghiên

cứu chiều sâu về tƣ tƣởng và phƣơng pháp H ồ Chí Minh qua các thời kỳ bảo
vê ̣ và xây dƣ̣ng bảo vê ̣ chủ quyề n, an ninh biên giới quốc gia Viê ̣t Nam.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả các cơng trình đã đƣợc
cơng bố, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về xây dƣ̣ng và bảo vê ̣ chủ quyề n an ninh biên gi ới quốc gia, đồ ng thời v ận
dụng vào thực tiễn trong thời kỳ quá độ ở nƣớc ta, nhất là ở giai đoạn hiện nay.
5


3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Mục đích: Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng vận dụng tƣ tƣởng
ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp vảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia từ năm 2004 đến nay.
* Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, cầ n thực hiện các
nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ một số nội dung cơ bản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngoại giao ,
về bảo vê ̣ chủ quyề n, an ninh biên giới quố c gia.
+ Đánh giá đúng thƣ̣c tra ̣ng vâ ̣n du ̣ng tƣ tƣởng ngoa ̣i giao Hồ Chí Minh
trong sƣ̣ nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quố c gia thời gian qua.
+ Nêu rõ mô ̣t số quan điể m cơ bản và đề xuấ t mô ̣t số giải pháp chủ yế u
nhằ m ti ếp tục đẩy mạnh việc vận dụng tƣ tƣởng ngoa ̣i giao H ồ Chí Minh
trong bảo vê ̣ chủ quyề n, an ninh biên giới quốc gia hiện nay.
* Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và khảo sát hệ thống chủ trƣơng của Đảng cộng
sản Việt Nam, văn bản chính sách pháp luật của nhà nƣớc CHXHCN Việt
Nam, chính sách đối ngoại của ngành ngoại giao và chính sách đối ngoại biên
phịng của BTL Bộ đội Biên Phịng và kết quả q trình thực hiện chính sách
đó. Từ đó tổng kết, thống kê và đƣa ra kết luận nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của tƣ tƣởng ngoa ̣i giao
Hồ Chí Minh trong về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

* Phạm vi nghiên cứu:
Luâ ̣n văn chỉ khảo sát sƣ̣ vâ ̣n du ̣ng đó trong 11 năm qua (2004 -2015)
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc về các vấn đề xung quanh nội dung của đề tài.
6


* Phƣơng pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phƣơng pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịc h sƣ̉ ; ngồi ra cịn sử dụng
các phƣơng pháp xã hội học, thông kê ho ̣c…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn về tƣ tƣởng ngoa ̣i giao Hô Chí Minh trong sƣ̣
nghiê ̣p bảo về chủ quyề n, an ninh biên giới.
- Nhâ ̣n di ện những thành công và hạn chế trong vận dung tƣ tƣởng
ngoại giao Hồ Chính Minh trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.
- Đề xuấ t mô ̣t số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằ m ti ếp tục đẩy mạnh
việc vâ ̣n du ̣ng tƣ tƣởng ngoa ̣i giáo Hồ Chí Minh trong viê ̣c bảo vê ̣ chủ quyề n,
an ninh biên giới quốc gia của nƣớc ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập và tuyên truyền tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
- Cung cấp những luận chứng có cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng,
Nhà nƣớc khi vận dụng, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và ho ̣c tâ ̣p nhƣ̃ng
phƣơng pháp trong viê ̣c bảo vê ̣ chủ quyề n , an ninh biên giới quốc gia của đất
nƣớc trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng, 4 tiết.


7


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

Những nội dung chính của tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là hệ thống các nguyên lý, quan

điểm về thế giới và thời đại, về đƣờng lối quan hệ quốc tế, chiến lƣợc và sách
lƣợc ngoại giao. Đó là nền ngoại giao vì mục đích hịa bình, độc lập, chủ
quyền của dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đƣợc tiến hành trên cơ
sở pháp lý và đạo lý chung của quốc tế, đấu tranh pháp lý đi đôi với thuyết
phục cảm hóa về đạo lý. Với cách thức tiến hành gắn kết đối nội với đối
ngoại, lấy đối nội phục vụ đối ngoại và ngƣợc lại. Đồng thời xác định lực
lƣợng tiến hành ngoại giao là khối đại đoàn kết tồn dân. Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh hình thành trong một thời kỳ đầy biến động của lịch sử nhân loại và
Việt Nam. Quá trình ấy xuyên suốt gần 70 năm của thế kỷ XX.
1.1.1. Kiên định đƣờng lối ngoại giao độc lập tự chủ, độc lập tự chủ gắn
liền với chủ nghĩa xã hội
Độc lập, tự chủ là quan điểm xun xuốt tồn bộ tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh. Từ những bƣớc đầu tiên đi tìm đƣờng cứu nƣớc, lựa chọn con đƣờng
giải phóng dân tộc, xác định đƣờng lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam, đến
hoạch định chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong mỗi thời kỳ,
Hồ Chí Minh đều lấy mục têu độc lập tự chủ là vấn đề cốt lõi xuyên suốt. Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đƣờng giải phóng đúng đắn
phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam và xu thế thời đại.
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh

chiến đấu khơng khoan nhƣợng để giành lại các quyền dân tộc cơ bản cho dân
tộc Việt Nam, để bảo vệ và thực hiện các quyền ấy. Đồng thời, cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX do Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh của

8


các dân tộc bị áp bức và nơ dịch, góp phần khẳng định các quyền cơ bản của
các dân tộc trên thế giới.
Viên đá tảng có ý nghĩa pháp lý quan trọng khẳng định các quyền dân
tộc cơ bản của Việt Nam là “Tuyên ngôn Độc lập” đƣợc Chủ tịch Hồ Chí
Minh cơng bố trƣớc quốc dân và thế giới ngày 2 tháng Chín 1945. Cùng với
“Bình Ngơ đại cáo”, “Tuyên ngôn độc lập” đi vào lịch sử dân tộc nhƣ một bản
thiên cổ hùng văn.
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” mở đầu bằng những tƣ tƣởng tiên tiến mà
các cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền ở Mỹ và Pháp đã nêu lên, khẳng định
những giá trị pháp lý và đạo lý mang tính phổ quát của nhân loại:
“Tất cả mọi ngƣời đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ
những quyền khơng ai có thể xâm phạm đƣợc; trong những quyền ấy, có
quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nƣớc
Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự
do.
Bài “Tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyền” của Cách mạng Pháp
năm 1791 cũng nói: “Ngƣời ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và
phải ln ln đƣợc tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải
khơng ai chối cãi đƣợc”. Trả lời các nhà báo, ngày 2 tháng Giêng 1947, Hồ
Chí Minh lại khẳng định: “tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân

tộc”.[33; tr.208]
Các cuộc cách mạng tƣ sản ở Mỹ và châu Âu thế kỷ XVIII và XIX đã
phá bỏ xiềng xích phong kiến Trung cổ, khẳng định quyền sống của dân tộc
9


và quyền sống của con ngƣời. Điều ấy đánh dấu một bƣớc tiến vƣợt bậc của
văn minh nhân loại. Tuy nhiên, giai cấp tƣ sản các nƣớc đã đi ngƣợc lại
những tƣ tƣởng tiến bộ của những cuộc cách mạng ấy. Thơng qua bộ máy đàn
áp, bóc lột và thực hành chính sách hiếu chiến, các nƣớc đế quốc chủ nghĩa đã
thiết lập sự thống trị, áp bức và bóc lột lên nhân dân lao động ở chính quốc và
thuộc địa. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
“giải phóng ách nơ lệ chính là quyền tự quyết dân tộc”.[4; tr261] Cách mạng
tháng Mƣời Nga và bản Tuyên ngôn quyền các dân tộc ở Nga mà nhà nƣớc
Xô viết công bố ngay sau thắng lợi của Cách mạng đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc
đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tại các lục địa cũng nhƣ ở
Việt Nam đòi quyền dân tộc tự quyết.
Trong bối cảnh chính trị thế giới nửa đầu thế kỷ XX và thù trong giặc
ngoài ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tự do và độc lập là
những quyền lợi cơ bản nhất, cấp bách nhất của dân tộc Việt Nam. Kết thúc
bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch khẳng định với thế giới: “Nƣớc Việt
Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nƣớc tự do
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[ 29;tr.202.]
Độc lập chủ quyền của dân tộc là tiền đề xây dựng nền ngoại giao độc
lập tự chủ, có độc lập chủ quyền mới có đƣợc nền ngoại giao riêng. Ngƣợc lại
có nền ngoại giao tự chủ là chuẩn mực để khẳng định độc lập thực sự của dân
tộc. Sau cách mạng thành công (1945-1946) với cƣơng vị Chủ tịch Chính phủ
kiêm Bộ trƣởng ngoại giao, Hồ Chí Minh kiên trì đấu tranh xây dựng và bảo
vệ nền ngoại giao của dân tộc. Nguồn cội đó là nhân tố quan trọng hồn chỉnh

nền độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh nêu rõ quan điểm: nếu quân đội và ngoại
giao Việt Nam ở dƣới quyền Pháp tức là Việt Nam chƣa độc lập hẳn và vẫn là
thuộc địa của Pháp; đồng thời Hồ Chí Minh cịn khẳng định: độc lập có nghĩa
là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tơi, khơng có sự can
10


thiệp của bên ngồi. Tƣ tƣởng này của Hồ Chí Minh cũng đồng thời là
nguyện vọng chính đáng của mọi dân tộc và là chuẩn mực trong các mối quan
hệ quốc tế hiện đại.
Tinh thần độc lập, tự cƣờng thể hiện trong những văn kiện đầu tiên của
Đảng ta khi thành lập Đảng tháng Hai 1930, trong tƣ tƣởng chỉ đạo hoạt động
của Việt Minh ở giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa và Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền, với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Thấm nhuần tƣ tƣởng mác xít, nhận thức đƣợc vai trị quyết định của
nhân tố bên trong khi giải quyết mâu thuẫn, Hồ Chí Minh chủ trƣơng tận lực
phát huy sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc, đại đoàn
kết dân tộc, chủ động xây dựng lực lƣợng cách mạng để đón bắt thời cơ. Đó
là cơ sở để thực hiện hợp tác quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài.
Độc lập, tự chủ tức là tự dựa vào sức mình là chính, có tham khảo,
chọn lọc kinh nghiệm, bài học của quốc tế, nhƣng tự mình phải suy nghĩ, tìm
tịi và định ra những chủ trƣơng, chính sách nhằm tự giải quyết lấy cơng việc
của mình, khơng cơng nhận bất cứ sức ép nào từ bên ngồi, khơng để biến
thành con bài trong tay ngƣời khác. Mức độ độc lập, tự chủ trong hoạt động
ngoại giao phụ thuộc vào sức mạnh chính trị, kinh tế, qn sự…của đất nƣớc,
vào trình độ tƣ duy, trí tuệ, kinh nghiệm, phƣơng pháp, khả năng ứng
xử…của Đảng và lãnh tụ ta trong hoạt động và chỉ đạo ngoại giao.
Khi đất nƣớc giành đƣợc độc lập, trong nhiều phát biểu, trả lời phỏng
vấn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh
lúc đó khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc dân chủ trên

thế giới; hợp tác với mọi nƣớc vui lịng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt
Nam [30;tr 220, tr. 676; 33;tr.5]... Sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), những
quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đƣợc thừa nhận, song vấn đề "ngoại giao
độc lập" còn phải tranh đấu vì Pháp chƣa thoả thuận.

11


Trong lời tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cơng hồ cùng
các nƣớc trên thế giới, ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:
“Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với
Chính phủ nƣớc nào tơn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ
quyền quốc gia của nƣớc Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hồ bình và xây đắp
dân chủ thế giới”.[31;tr.8]
Trƣớc hành động leo thang của thực dân Pháp tại Đơng Dƣơng, Hồ Chí
Minh đã gửi thƣ cho Liên hợp quốc,“ ... trình bày với Hội đồng bảo an về
cuộc xung đột hiện nay, và đề nghị Hội đồng vui lịng chấp nhận những điều
chúng tơi đã nói..., để cho Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng đƣợc tôn trọng và để
khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là đƣợc thừa nhận độc lập
dân tộc và thống nhất lãnh thổ”.[29;tr.371]
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông dƣơng lần thứ II, trong “Luận cƣợng
cách mạng Việt Nam”, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Chính sách
ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Nguyên
tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ tồn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền
lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thuộc
địa và nửa thuộc địa...”.[T12; Tr 145]
Trong quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc, khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh nhanh chóng nhận thức đƣợc chân lý: “Muốn cứu nƣớc
và giải phóng dân tộc khơng có con đƣờng nào khác con đƣờng cách mạng vơ
sản”. [34;tr.314] Hồ Chí Minh viết: “Thời đại của chủ nghĩa tƣ bản lũng đoạn
cũng là thời đại một nhóm nƣớc lớn do bọn tƣ bản tài chính cầm đầu thống trị

các nƣớc phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nƣớc
và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vơ
sản”.[37; tr.567]. Cũng trong bản “Chánh cƣơng vắn tắt của Đảng”, thông qua
tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 8 tháng Hai 1930, đã
xác định “... chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
12


mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong các nội dung của giai đoạn cách mạng
dân tộc dân chủ, Đảng đề ra nhiệm vụ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và bọn
phong kiến; làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn tồn độc lập.[63, tr.2]
Trong q trình kháng chiến giành độc lập dân tộc, trải qua những thời
kỳ và mỗi thời kỳ có những nhiệm vụ khác nhau, cơng tác ngoại giao cũng
phục vụ những nhiệm vụ khác nhau nhƣng xuyên suốt đó là tƣ tƣởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn 1945-1954, Ngoại giao Việt Nam phục vụ hai nhiệm
vụ kháng chiến, kiến quốc. Trong giai đoạn 1954-1969, ngoại giao thực hiện
hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: phát triển ngoại giao trung
lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngoại giao xã hội
chủ nghĩa của miền Bắc; hình thành hai nền ngoại giao cùng phối hợp thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc dƣới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Ngoại
giao tranh thủ viện trợ vật chất, kỹ thuật cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
thực hiện hợp tác kinh tế, tranh thủ đào tạo cán bộ phục vụ xây dựng kinh tế
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Ngoại giao phục vụ việc tập hợp lực lƣợng quốc tế rộng rãi, phù hợp
với nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ. Từ năm 1954, ngoại giao kiên định
thực hiện đƣờng lối đoàn kết quốc tế với phe xã hội chủ nghĩa, phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế, mở rộng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt
Nam chống chiến tranh xâm lƣợc.
Trong quan hệ quốc tế, đối với bạn bè, đồng chí của Việt Nam, Hồ Chí

Minh ln thuỷ chung, chân thành xây dựng mối quan hệ “vừa là đồng chí,
vừa là anh em”. Với những đối tƣợng cụ thể, Ngƣời tìm những điểm đồng để
khơi dậy tình hữu ái và tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, ít ra cũng làm cho
họ khơng cơng khai chống lại ta. Hồ Chí Minh nhận xét về ngƣời Pháp: “Nói
chung, những ngƣời Pháp đều yêu chuộng những Đức lành nhƣ: Tự do, Bình
đẳng, Bác ái”. Trả lời một nhà báo Mỹ, Ngƣời nói: “Tôi đã đến nƣớc Mỹ, tôi
13


hiểu nhân dân Mỹ rất trọng chính nghĩa và có nhiều tài năng” 26 trả lời một
nhà báo Mỹ một dịp khác, Chủ tịch nói: “Nhân dân Việt Nam coi nhân dân
Mỹ là bạn của mình; chúng tơi chống là chống chính sách can thiệp...''.[34;
tr.93]
Hồ Chí Minh phấn đấu cho quyền dân tộc tự quyết trên cơ sở tƣ duy,
quan điểm chính trị mới. Bài phân tích “Hồ Chí Minh - Nhà tƣ tƣởng”của tiến
sĩ triết học Liên Xô V.G. Burốp trình bày tại cuộc Hội thảo quốc tế kỷ niệm
100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập phƣơng diện này: “Hồ Chí
Minh hiểu rằng quyền dân tộc tự quyết, việc khôi phục và phát huy những
truyền thống đạo đức văn hoá tinh tuý nhất của dân tộc khơng thể có đƣợc nếu
ngƣời Việt Nam khơng tiếp cận đƣợc với những thành tựu của nền văn minh
thế giới, của khoa học thế giới. Một ý tƣởng dân tộc nếu không đƣợc củng cố
bởi tiến bộ khoa học - kỹ thuật sẽ khơng tránh khỏi bị bóp chết từ trong trứng.
Cách nhìn của Hồ Chí Minh về tƣơng lai dân tộc và xã hội Việt Nam theo tôi
là nhƣ vậy”.[ 30; tr.230]
Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng tình nghĩa và tín nghĩa trong quan hệ
đối ngoại. Thấm nhuần tình nghĩa Việt Nam “tối lửa tắt đèn có nhau”, Ngƣời
nhấn mạnh: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa nhƣ thế.
Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở
thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.
Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu

thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ
nghĩa Mác - Lênin đƣợc”.[37; tr544]
Tại Hội nghị Trƣng ƣơng lần thứ chín (Khố III), Hồ Chí Minh nhắc
nhở: Đảng phải giáo dục nhân dân ta yêu mến, biết ơn chân thành và phấn đấu
cho đoàn kết giữa các nƣớc anh em, xem đó là điều “thiên kinh địa nghĩa”
(điều vơ cùng chính xác, khơng thể nghi ngờ). Trong Di chúc, Bác bày tỏ
14


mong muốn đến ngày thắng lợi hoàn toàn sẽ đi thăm để cảm ơn các nƣớc anh
em, bè bạn đã tận tình ủng hộ giúp đỡ Việt Nam.
1.1.2. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đây là nội dung quan trọng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ
quan điểm mácxit về giải quyết mâu thuẫn dựa trên vai trò quyết định của yếu
tố bên trong và tác động, ảnh hƣởng của yếu tố bên ngoài, cũng nhƣ từ tính
chất cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại.
Sức mạnh dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh
thần, truyền thống và hiện đại, là sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân, chính
nghĩa dân tộc, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng dƣới ánh sáng của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Yếu tố quyết định để phát huy sức mạnh dân tộc là giữ vững
tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, sức mạnh của dân tộc ta đƣợc phát huy ở
mức cao, đƣa đất nƣớc vƣợt qua những khó khăn và thử thách hiểm nghèo.
Đó là nhờ đã phát huy mạnh mẽ nhân tố chính trị, tinh thần, truyền thống văn
hố dân tộc, truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống ngoại giao Việt
Nam, phối hợp chặt chẽ các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao
dƣới sự lãnh đạo của Đảng và đƣợc nhân dân ủng hộ. Sự nghiệp cách mạng
và sự nghiệp của toàn dân. Đồng thời Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
hết sức chú trọng kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Cách mạng Việt Nam, trong toàn bộ lịch sử của mình, ln đƣợc đặt

trong trào lƣu tiến bộ của thời đại và gắn kết với cuộc đấu tranh của nhân loại
tiến bộ. Đó là một trong những bài học thành cơng quan trọng nhất, mang tính
thời sự sâu sắc. Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đầu tiên phá thế đơn độc của
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đặt nền móng
vững chắc cho đƣờng lối quốc tế đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.
15


Đó là: dựa trên thực lực dân tộc mình để tranh thủ hợp tác quốc tế và kết hợp
sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc tạo thành sức mạnh tổng hợp của
quốc gia; đóng góp vào sự nghiệp của nhân loại tiến bộ.
Trong suốt quá trình hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh ln nhất qn:
“muốn ngƣời ta giúp cho, thì trƣớc hết mình phải tự giúp lấy mình đã”.[ t 2, tr
267, 268] Ngƣời cịn nói: “muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà
làm”.[T2; 120]. Chính điều đó đã phát huy đƣợc sức mạnh dân tộc, phát huy
nội lực “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, dựa vào sức mạnh của chính
mình, coi sức mạnh bên trong bao giờ cũng là nhân tố quyết định; đồng thời
khẳng định: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, muốn
giành đƣợc thắng lợi, Cách mạng Việt Nam phải tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của
theo con đƣờng cách mạng thế giới. Chính những điều này đã kết hợp đƣợc
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành khối thống nhất, phát huy
sức mạnh cao độ trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong cơng tác ngoại giao, Hồ Chí Minh đã thực hiện đƣợc đƣờng lói
chính trị của mình bằng việc kết hợp lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, huy
động đƣợc sức mạnh tổng hợp sức mạnh bên trong và sứ mệnh bên ngoài, cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc đại với cách mạng vô sản thế giới. Ngay những
ngày đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tham gia Hội Liên Hiệp thuộc
địa ở Pháp, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Trung Quốc, đã hoạt động
không mệt mỏi để tăng cƣờng tình đồn kết chiến đấu giữa giai cấp vơ sản ở
chính quốc với các dân tộc thuộc địa.

Trong q trình thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức
của thực dân Pháp và mƣu đồ chia cắt đất nƣớc của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh
chỉ đạo nhất quán việc phân biệt rõ ràng giữa thực dân, đế quốc hiếu chiến với
nhân dân yêu chuộng hịa bình và cơng lý ở các nƣớc. Chính việc phân biệt
nhất quán đó, trong cuộc kháng chiễn cũng nhƣ trong quá trình xây dựng Chủ
16


nghĩa xã hội, nhân dân ta đã nhận đƣợc sự ủng hộ to lớn, sự giúp sức có hiệu
quả của nhân dân các nƣớc Xã hội chủ nghĩa anh em, sự ủng hộ của nhân dân
tiến bộ trên thế giới, hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, góp phần đƣa sự nghiệp độc lập và thống nhất
của Tổ quốc đi tới thắng lợi trọn vẹn.
Trong cơng tác chính trị, ngoại giao điểm then chốt của tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh là mở rộng quan hệ quốc tế, với phƣơng châm “làm cho nƣớc mình
ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Việc tập hợp sức mạnh
quốc tế đƣợc tập hợp trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào nhiệm vụ chính trị
khác nhau trong từng thời kỳ đó. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền,
Đảng chủ trƣơng: “Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân
An Nam cả” và “... phải tìm kiếm bạn đồng minh dầu rằng tạm thời bấp bênh
có điều kiện”.[63, tr 244]. Sau khi ta giành đƣợc chính quyền và tiến hành
kháng chiến, kiến quốc, Đảng xác định: “Mục đích của ta lúc này là tự do,
độc lập... bạn của ta trong giai đoạn này tất cả những nƣớc nào, những dân tộc
hay lực lƣợng nào trên thế giới tán thành mục đích ấy, cùng ta chung một ý
chí ấy”.56 Ngƣời nhắc nhở các cán bộ làm công tác đối ngoại tại Hội nghị
ngoại giao năm 1966: Ngoại giao của ta là cốt tranh thủ nhiều ngƣời ủng hộ
cuộc đấu tranh cứu nƣớc của ta... phải làm sao vui lòng đƣợc mọi ngƣời, làm
vui lòng đƣợc từ ngƣời binh nhất, binh nhì. Tuy khơng đƣợc lịng họ một trăm
phần trăm nhƣng khơng đƣợc mất lịng ai một trăm phần trăm... Ta phải luôn
giúp đỡ họ và mong cho tất cả đều đồn kết”.[27; tr44]

Chính việc kiên trì thực hiện các tƣ tƣởng nêu trên trong bối cảnh các
phong trào cách mạng thế giới không ngừng lớn mạnh làm thay đổi so sánh
lực lƣợng có lợi cho cách mạng là một trong những yếu tố đảm bảo thành
công của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, để biến sự ủng hộ quốc tế thành
nhân tố góp phần đảm bảo thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
kiên trì, công phu thực hiện ngoại giao tâm công, đã quan tâm tổ chức vận
17


động quốc tế, sử dụng và phối hợp các hình thức, các lực lƣợng ngoại giao
khác nhau theo quan điểm ngoại giao toàn dân: ngoại giao Đảng, ngoại giao
các lực lƣợng vũ trang, ngoại giao nhân dân, lấy ngoại giao Nhà nƣớc làm
nòng cốt. Ta đã phối hợp nhịp nhàng ngoại giao miền Nam và ngoại giao
miền Bắc. Việc kết hợp các lực lƣợng đối ngoại nêu trên đã phát huy đƣợc
sức mạnh tổng hợp, làm cho chính nghĩa của dân tộc càng thêm toả sáng, tiếp
thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Sức mạnh của thời đại còn là những tiến bộ của cách mạng khoa học kỹ
thuật, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và cùng với nó là sự tăng cƣờng
mở rộng của quan hệ kinh tế thƣơng mại thế giới. Trong phiên họp Chính phủ
ngày 23 tháng Mƣời một 1945, khi bàn về chƣơng trình kinh tế, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu ý tƣởng về hợp tác kinh tế đối ngoại, lấy kinh tế phục vụ
chính trị, dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi: ngoại giao và kinh tế có ảnh
hƣởng lẫn nhau. Nếu mình có một chƣơng trình về kinh tế có lợi cho ngƣời
ngoại quốc, họ có thể giúp mình”.[29; tr99]
Ngay sau khi giành đƣợc chính quyền, Hồ Chí Minh đã tính tới việc
tranh thủ hợp tác kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, kể cả của Pháp, để xây
dựng đất nƣớc và từ đó tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài đối với nền độc lập của
Việt Nam. Đầu tháng Mƣời hai 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ cho
những ngƣời đứng đầu các nƣớc Anh, Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô và Liên hợp
quốc nêu rõ chính sách của Việt Nam thực hiện “chính sách mở cửa và hợp

tác”, mời các nhà đầu tƣ và cơng nghệ nƣớc ngồi vào hoạt động kinh doanh
ở Việt Nam. Trả lời một nhà báo nƣớc ngoài, ngày 22 tháng Sáu 1947, về
chƣơng trình kiến thiết Việt Nam sau chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày
tỏ “rất hoan nghênh tƣ bản Pháp và tƣ bản các nƣớc cộng tác thật thà với
chúng tôi”.[30; tr.13]

18


×