Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Di chỉ thạch lạc trong bối cảnh các di tích cồn sò điệp ven biển hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 126 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU VỀ DI TÍCH

13

1.1. Vị trí địa lý - cảnh quan chung ......................................................................13
1.1.1. Vị trí địa lý, địa chất và địa mạo .............................................................. 13
1.1.2. Cảnh quan môi trƣờng .............................................................................. 14
1.1.2.1. Khí hậu - thủy văn ..............................................................................14
1.1.2.2. Biển và bờ biển ..................................................................................15
1.1.3. Cảnh quan môi trƣờng di tích ................................................................... 16
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu .................................................................17
1.2.1. Giai đoạn trƣớc 2002 ................................................................................ 17
1.2.1.1. Khảo sát và khai quật .........................................................................17
1.2.1.2. Các bài nghiên cứu .............................................................................19
1.2.2. Giai đoạn từ 2002 ..................................................................................... 20
1.2.2.1. Điều tra, khảo sát ...............................................................................20
1.2.2.2. Các cuộc khai quật .............................................................................21
1.3. Tổng quan tƣ liệu ...........................................................................................23
1.4. Tiểu kết ..........................................................................................................24
CHƢƠNG 2: DI CHỈ THẠCH LẠC

25

2.1. Cấu tạo địa tầng di chỉ ...................................................................................25
2.1.1. Cấu tạo tự nhiên của cồn sò điệp .............................................................. 25
2.1.2. Vị trí các hố khai quật và kết cấu tầng văn hóa........................................ 26


2.1.2.1. Vị trí các hố khai quật ........................................................................26
2.1.2.2. Kết cấu tầng văn hóa..........................................................................26
2.2. Các di tích ......................................................................................................28
2.2.1. Dấu tích liên qua đến kiến trúc (?) và cƣ trú ............................................ 28
2.2.1.1. Nền cư trú ..........................................................................................28
2.2.1.2. Hố cột .................................................................................................28
2.2.2. Di tích bếp ................................................................................................ 30
1


2.2.3. Di tích xƣơng cá voi ................................................................................. 31
2.2.4. Tàn tích động - thực vật và môi trƣờng cổ ............................................... 31
2.2.4.1 Di tích thực vật ....................................................................................31
2.2.4.2. Tàn tích động vật ...............................................................................32
2.2.5. Mộ táng và di cốt ngƣời ........................................................................... 34
2.3. Di vật ..............................................................................................................35
2.3.1. Đồ đá ........................................................................................................ 35
2.3.1.1. Loại hình .............................................................................................35
2.3.1.2. Chất liệu .............................................................................................46
2.3.1.3. Kỹ thuật ..............................................................................................47
2.3.2. Đồ gốm ..................................................................................................... 47
2.3.2.1. Loại hình .............................................................................................48
2.3.2.2. Hoa văn ..............................................................................................63
2.3.2.3. Chất liệu .............................................................................................70
2.3.2.4. Kỹ thuật ..............................................................................................71
2.3.3. Đồ xƣơng, sừng ........................................................................................ 73
2.4. Niên đại của di chỉ Thạch Lạc .......................................................................78
2.5. Tiểu kết ..........................................................................................................80
CHƢƠNG 3: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VÀ VỊ TRÍ CỦA DI CHỈ THẠCH LẠC
TRONG BỐI CẢNH CÁC DI TÍCH CỒN SÕ ĐIỆP VEN BIỂN HÀ TĨNH

81
3.1. Đặc trƣng văn hóa ..........................................................................................81
3.1.1. Mô thức cƣ trú và tính chất di chỉ ............................................................ 81
3.1.2. Tri thức kỹ thuật và hành vi văn hóa ........................................................ 84
3.1.2.1. Tri thức về đồ đá và chế tác đá ..........................................................84
3.1.2.2. Đồ gốm và nghề làm gốm ..................................................................86
3.1.2.3. .............................................................................................................88
Chế tác đồ xƣơng ............................................................................................88
3.1.2.4. Kỹ thuật se sợi, dệt vải và đan lƣới ....................................................89
2


3.1.2.3. Đời sống sinh hoạt .............................................................................89
3.1.3. Phƣơng thức kinh tế ................................................................................. 90
3.1.1.1. Kinh tế khai thác tự nhiên ..................................................................90
3.1.1.2. Kinh tế sản xuất ..................................................................................94
3.1.4. Phân hóa xã hội ........................................................................................ 94
3.1.5. Đời sống tinh thần .................................................................................... 95
3.1.5.1. Đời sống văn hóa - tinh thần..............................................................95
3.1.5.2. Phong tục mai táng và tín ngƣỡng .....................................................96
3.2. Địa điểm Thạch Lạc trong Tiền - Sơ sử Việt Nam ........................................98
3.2.1. Thạch Lạc trong mối quan hệ lịch đại ...................................................... 98
3.2.1.1. Mối quan hệ giữa Thạch Lạc và Quznh Văn ......................................98
3.2.2. Di tích Thạch Lạc và các di tích cồn sò điệp ven biển Hà Tĩnh ..............99
3.2.3. Di tích Thạch Lạc và mối tương quan với văn hóa Bàu Tró ............... 102
3.2.2. Thạch Lạc trong mối quan hệ rộng hơn ................................................. 104
3.2.2.1. Văn hóa Hoa Lộc ............................................................................. 104
3.2.2.2. Văn hóa Xóm Cồn .......................................................................... 106
3.2.2.3. Mối quan hệ với các văn hóa lưu vực sông Hồng ........................... 106
3.3. Tiểu kết ........................................................................................................107

KẾT LUẬN 109
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 111
Phụ lục

3


DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA
Bảng thống kê
Bảng 1: Thống kê hiện vật theo chất liệu
Bảng 2: Thống kê công cụ đá
Bảng 3: Thống kê phân loại rìu bôn
Bảng 4: Thống kê các loại hình bàn mài
Bảng 5: Thống kê mảnh công cụ
Bảng 6: Thốn kê công cụ cuội nguyên
Bảng 7: Thống kê loại hình gốm đặc biệt
Bảng 8: Phân loại khuyên tai
Bảng 9: Phân loại tai gốm
Bảng 10: Thống kê tổng đồ gốm
Bảng 11: Thống kê các kiểu miệng gốm
Bảng 12: Thống kê gốm miệng khum H5
Bảng 13: Thống kê gốm miệng thẳng H5
Bảng 14: Thống kê gốm miệng loe
Bảng 15: Phân loại hoa văn
Bảng 16: Thống kê các loại hình hoa văn miệng
Bảng 17: Thống kê các loại hình hoa văn thân
Bảng 18: Thống kê mảnh thân gốm H5
Bảng 19: Thống kê chân đế
Bảng 20: Thống kê công cụ xƣơng
Bảng 21: Đặc điểm các di tích hố tròn

Bản đồ, sơ đồ
Bản đồ 1: Các di tích văn hóa Thạch Lạc
Bản đồ 2: Địa điểm Thạch Lạc trên bản đồ vệ tinh
Sơ đồ 3: Sơ đồ vị trí các hố khai quật, thám sát
Sơ đồ 4: Cấu tạo địa hình di tích Thạch Lạc
Bản vẽ
PHẦN 1: Bản vẽ di tích
4


Bản vẽ 1: Địa tầng H4
Bản vẽ 2: Địa tầng H5
Bản vẽ 3: Mặt bằng di tích hố tròn 1
Bản vẽ 4: Mặt bằng di tích hố tròn 2
Bản vẽ 5: Di tích bếp H3
Bản vẽ 6: Cụm gốm H3
Bản vẽ 7: Mộ táng H2
Bản vẽ 8: Di tích xƣơng cá voi H5
PHẦN 2: BẢN VẼ ĐỒ ĐÁ
Bản vẽ 9: Rìu bôn tứ giác H3
Bản vẽ 10: Rìu bôn tứ giác H4
Bản vẽ 11: Rìu bôn tứ giác H2
Bản vẽ 12: Rìu bôn tứ giác hình bầu dục H2
Bản vẽ 13: Rìu bôn vai vuông H4 `
Bản vẽ 14: Rìu bôn vai vuông H2
Bản vẽ 15: Rìu bôn vai lệch H4
Bản vẽ 16: Rìu bôn thắt hông H4
Bản vẽ 17: Rìu bôn hình quạt H4
Bản vẽ 18: Rìu thắt hông H2
Bản vẽ 19: Rìu bôn vai xuôi H4

Bản vẽ 20: Bôn răng trâu
Bản vẽ 21: Công cụ đá H2:
Bản vẽ 22: Một số hiện vật đá
Bản vẽ 23: Chì lƣới
Bản vẽ 24: Bàn mài lõm
Bản vẽ 25: Bàn mài kết hợp
Bản vẽ 26: Chày nghiền có dấu lõm
Bản vẽ 27: Phác vật H5
Bản vẽ 28: Đá nguyên liệu H5
PHẦN 3: BẢN VẼ ĐỒ GỐM
5


Bản vẽ 29: Tai gốm
Bản vẽ 30: Miệng đồ gốm có tai
Bản vẽ 31: Khuyên tai gốm H4
Bản vẽ 32: Khuyên tai gốm H4
Bản vẽ 33: Khuyên tai gốm H2
Bản vẽ 34: Khuyên tai gốm H2
Bản vẽ 35: Nồi minh khí H4
Bản vẽ 36: Gốm miệng khum kiểu 1
Bản vẽ 37: Gốm miệng khum kiểu 2
Bản vẽ 38: Gốm miệng khum kiểu 3
Bản vẽ 39: Gốm miệng khum kiểu 5
Bản vẽ 40: Gốm miệng khum kiểu 4
Bản vẽ 41: Gốm miệng khum kiểu 4
Bản vẽ 42: Gốm miệng khum kiểu 6
Bản vẽ 43: Gốm miệng khum kiểu 7
Bản vẽ 44: Gốm miệng thẳng kiểu 1
Bản vẽ 45: Gốm miệng thẳng kiểu 2

Bản vẽ 46: Gốm miệng thẳng kiểu 3
Bản vẽ 47: Gốm miệng thẳng kiểu 4
Bản vẽ 48: Gốm miệng loe kiểu 1
Bản vẽ 49: Gốm miệng loe kiểu 2
Bản vẽ 50: Gốm miệng loe kiểu 3
Bản vẽ 51: Gốm miệng loe kiểu 4
Bản vẽ 52: Gốm miệng loe kiểu 5
Bản vẽ 53: Gốm miệng loe kiểu 6
Bản vẽ 54: Gốm miệng loe kiểu 7
Bản vẽ 55: Gốm miệng loe kiểu 8
Bản vẽ 56: Gốm miệng loe kiểu 9
Bản vẽ 57: Mảnh thân gốm
Bản vẽ 58: Đáy - chân đế gốm
6


Bản vẽ 59: Chân đế gốm
PHẦN 4: BẢN VẼ HIỆN VẬT XƢƠNG
Bản vẽ 60: Dao xƣơng
Bản vẽ 61: Mũi nhọn xƣơng
Bản vẽ 62: Mũi tên và mũi nhọn xƣơng
Bản vẽ 63: Đồ trang sức xƣơng
Bản vẽ 64: Xƣơng, sừng có vết chế tác
Bản vẽ 65: Xẻng xƣơng
Bản dập hoa văn
Bản dập 1: Tai gốm H1
Bản dập 2: Hoa văn gốm H1
Bản dập 3: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 4: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 5: Miệng gốm lớp muộn

Bản dập 6: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập7: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 8: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 9: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 10: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 11: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 12: Miệng gốm lớp muộn
Bản dập 13: Hoa văn gốm lớp muộn
Bản dập 14: Hoa văn gốm lớp muộn
Bản dập 15: Gốm văn thừng lớp muộn
Bản dập 16: Gốm văn in chấm
Bản dập 17: Gốm văn thừng lớp giữa
Bản dập 18: Miệng gốm lớp giữa
Bản dập 19: Miệng gốm lớp giữa
Bản dập 20: Miệng gốm lớp giữa
Bản dập 21: Miệng và thân gốm lớp giữa
7


Bản dập 22: Hoa văn gốm lớp giữa
Bản dập 23: Hoa văn gốm lớp giữa
Bản dập 24: Hoa văn gốm lớp giữa
Bản dập 25: Hoa văn gốm lớp giữa
Bản dập 26: Đáy gốm lớp giữa
Bản dập 27: Đáy, chân đế gốm
Bản dập 28: Gốm lớp sớm
Bản ảnh
Bản ảnh 1: Khu vực khai quật năm 2003
Bản ảnh 2: Mặt bằng lớp đào H3
Bản ảnh 3: Dải gốm phía tây H3

Bản ảnh 4: Cụm gốm H4
Bản ảnh 5: Cụm gốm H5
Bản ảnh 6: Dấu tích hệ thống I các hố tròn H5
Bản ảnh 7: Dấu tích hệ thống II các hố tròn H5
Bản ảnh 8: Mộ táng H2
Bản ảnh 9: Di tích xƣơng cá voi H5
Bản ảnh 10: Lớp văn hóa sớm nhất
Bản ảnh 11: Bề mặt tự nhiên xuất lộ di tích
Bản ảnh 12: Địa tầng hố H4, vách Đông
Bản ảnh 13: Địa tầng hố H5, vách Đông
Bản ảnh 14: Rìu bôn
Bản ảnh 15: Rìu bôn
Bản ảnh 16: Công cụ đá
Bản ảnh 17: Công cụ đá
Bản ảnh 18: Công cụ đá
Bản ảnh 19: Công cụ đá
Bản ảnh 20: Gốm có khả năng phục nguyên
Bản ảnh 21: Hiện vật gốm
Bản ảnh 22: Hiện vật gốm
8


Bản ảnh 23: Đồ gốm lớp muộn - C101
Bản ảnh 24: Miệng gốm lớp muộn - C102
Bản ảnh 25: Miệng gốm lớp muộn - C102
Bản ảnh 26: Miệng gốm lớp muộn - C102
Bản ảnh 27: Đồ gốm lớp muộn - C102
Bản ảnh 28: Đồ gốm lớp giữa - C104
Bản ảnh 29: Đồ gốm lớp giữa - C104
Bản ảnh 30: Đồ gốm lớp giữa - C104

Bản ảnh 31: Đồ gốm lớp giữa - C106
Bản ảnh 32: Đồ gốm lớp giữa - C107
Bản ảnh 33: Đồ gốm lớp giữa - C108
Bản ảnh 34: Đồ gốm lớp giữa - C109
Bản ảnh 35: Đồ gốm lớp giữa, sớm - C111
Bản ảnh 34: Đồ gốm lớp giữa, sớm - C112
Bản ảnh 36: Đồ gốm lớp sớm
Bản ảnh 37: Hiện vật xƣơng
Bản ảnh 38: Hiện vật xƣơng
Ghi chú nguồn bản vẽ:
Bản vẽ 1, 3, 4, 8: Nguyễn Thị Thúy
Bản vẽ 2: Nguyễn Thị Thúy, Philip Piper
Bản vẽ 5, 6: Trần Thị Thúy Hà, scan: Bùi Thanh Hợi
Bản vẽ 7, 11, 14, 18, 20, 21, 33, 34, 65: Nguyễn Văn Hảo
Bản vẽ 11-13, 15-19, 22, -26, 29-32, 35, 60-64: Nguyễn Đăng Cƣờng, Nguyễn Thị Thúy
Bản vẽ 23, 27, 28: Nguyễn Huy Nhâm, Trần Phi Công
Bản vẽ 36-59: Nguyễn Thị Lan, Lê Thị Mơ Mận, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Ngọc Tân;
scan: Nguyễn Thị Thúy

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thạch Lạc đƣợc coi là một loại hình địa phƣơng của văn hóa Bàu Tró,
một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong Tiền - Sơ sử Hà Tĩnh nói riêng và Bắc
Trung Bộ nói chung, góp phần quan trọng tạo nên cơ tầng văn hóa bản địa truyền
thống. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của loại hình Thạch Lạc sẽ góp
phần quan trọng tái hiện bức tranh văn hóa vùng, kết nối thành bức tranh tổng quan
văn hóa Tiền - Sơ sử Việt Nam.

1.2. Địa điểm Thạch Lạc là lát cắt quan trọng cho thấy tiến trình phát triển
sớm - muộn của loại hình văn hóa Thạch Lạc. Vì thế, Thạch Lạc nhận đƣợc nhiều
mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, thu hút 6 đợt khai quật cùng nhiều đợt điều
tra, thám sát, thu thập khối tƣ liệu hiện vật đồ sộ, phong phú. Những nguồn tƣ liệu
này góp phần phác dựng diện mạo di tích trên nhiều khía cạnh, song còn tản mạn,
chƣa thống nhất và còn nhiều vấn đề về địa tầng, đặc trƣng di tích, di vật qua các
giai đoạn sớm - muộn, những mối quan hệ văn hóa … cần đƣợc làm sáng rõ. Bởi
vậy, tiếp cận, xử lý, hệ thống hóa tƣ liệu di tích, di vật, tổng thể cảnh quan môi
trƣờng sinh thái về di tích là yêu cầu cần thiết nhằm làm sáng tỏ những đặc trƣng,
giá trị văn hóa của địa điểm Thạch Lạc.
1.4. Từ những tài liệu về di tích tác giả mong muốn tái hiện phần nào quá
trình sinh sống, lao động sản xuất, khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trƣờng,
đời sống văn hóa - tinh thần của cƣ dân Thạch Lạc cổ trong không gian văn hóa
Nghệ An - Hà Tĩnh, mở rộng không gian văn hóa biển Việt Nam.
1.5. Do yêu cầu học tập, công tác, tác giả luận văn có may mắn đƣợc tham
gia hai đợt khai quật, chỉnh lý vào các năm 2005, 2015 cùng nhiều đợt điều tra về di
tích trong hệ thống các di tích thuộc loại hình văn hóa Thạch Lạc. Vì thế, tác giả
chọn đề tài “Di chỉ Thạch Lạc trong bối cảnh các di tích cồn sò điệp ven biển Hà
Tĩnh” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

10


2.1. Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu, các kết quả nghiên cứu trên phƣơng diện
địa chất, địa mạo cùng các tƣ liệu điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học nhằm
cung cấp một cái nhìn tổng quan, đa chiều về di tích Thạch Lạc.
2.2. Trên cơ sở tƣ liệu tự nhiên và khảo cổ, tìm hiểu phƣơng thức kiếm sống,
kỹ năng thích ứng với môi trƣờng, đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân di tích
Thạch Lạc, Hà Tĩnh.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là di chỉ cồn sò điệp Thạch Lạc, Hà
Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu loại hình cƣ trú cồn
sò điệp, trƣờng hợp Thạch Lạc trên phƣơng diện tƣ liệu khảo cổ, địa chất, môi
trƣờng cổ, bƣớc đầu so sánh với các di tích cồn sò điệp khác, xá định vị trí của di
tích trong loại hình văn hóa Thạch Lạc.
3.3. Những vấn đề cần giải quyết trong luận văn
Mục tiêu của luận văn:
- Tiếp cận, xử lý, hệ thống hóa tƣ liệu liên quan đến di tích Thạch Lạc.
- Chú trọng nghiên cứu phƣơng thức kiếm sống, khả năng thích ứng với môi
trƣờng của cƣ dân Thạch Lạc cổ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các nguồn tƣ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp truyền thống của khảo cổ học nhƣ:
phƣơng pháp địa tầng trong điều tra thám sát và khai quật khảo cổ, phân loại loại
hình học, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật khảo cổ....
Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận sinh thái học và tiếp cận kinh tế học để giải
quyết các vấn đề môi trƣờng sống và phƣơng thức kiếm sống của cƣ dân cổ.
Sử dụng và vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan nhƣ:
địa lý, địa chất, phƣơng pháp định niên đại C14, bào tử phấn hoa... để nghiên cứu,
bổ sung vào phƣơng pháp tiếp cận đánh giá tổng thể.
4.2. Nguồn tƣ liệu sử dụng trong luận văn gồm:

11


- Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu đã đƣợc
công bố trên các sách, tạp chí chuyên ngành, trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ
học, các nghiên cứu địa chất, môi trƣờng, cổ nhân, cổ sinh liên quan đến loại hình di

tích cồn sò điệp và di chỉ Thạch Lạc. Luận văn cũng có tham khảo một số chuyên
khảo có liên quan nhƣ địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thuỷ văn, cổ môi trƣờng,
cổ nhân, dân tộc học... về các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để nghiên cứu so sánh.
5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn
5.1. Luận văn tập hợp, hệ thống hoá các tƣ liệu, kết quả nghiên cứu về Thạch
Lạc, xác định vị trí của di tích trong bối cảnh các di tích cồn sò điệp ven biển Bắc
Trung Bộ.
5.2. Bƣớc đầu phác thảo đời sống văn hóa - tinh thần của cƣ dân Thạch Lạc
thông qua các tƣ liệu về di tích, di vật, môi trƣờng, phác dựng không gian sinh sống,
phƣơng thức kiếm sống của cƣ dân Thạch Lạc cổ.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan tƣ liệu về di tích
- Chƣơng 2: Di chỉ Thạch Lạc
- Chƣơng 3: Đặc trƣng văn hóa và vị trí của di chỉ Thạch Lạc trong bối cảnh
các di tích cồn sò điệp ven biển Hà Tĩnh.
Ngoài ra, trong luận văn còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh
hoạ. Trang đầu của luận văn có Lời cam đoan, Danh mục phụ lục minh hoạ trong
phụ lục.

12


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU VỀ DI TÍCH
1.1. Vị trí địa lý - cảnh quan chung
1.1.1. Vị trí địa lý, địa chất và địa mạo
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ (vùng duyên hải Miền Trung), có toạ độ
địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ
Đông; phía bắc giáp tỉnh Nghệ An; Phía nam giáp Quảng Bình; phía đông giáp biển
Đông với 137km bờ biển; phía tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với

145km đƣờng biên giới, diện tích đất tự nhiên 6025.6km2.
Về mặt thành tạo địa chất, Hà Tĩnh thuộc phân vùng kiến tạo đới uốn nếp
Trƣờng Sơn có ranh giới phía đông bắc là đứt gãy sông Cả, ranh giới phía tây nam
chƣa rõ ràng. Đới bao gồm dãy Trƣờng Sơn và vùng ven biển cận kề với nó ở phía
nam thành phố Vinh. Đới đƣợc tạo thành bởi các hệ tầng dày, chủ yếu là lục nguyên
tuổi Paleozoi biến vị phức tạp. Tuổi uốn nếp chính thuộc miền uốn nếp Hexin muộn
của hệ uốn nếp Tây Việt nam. Ở giai đoạn sau đới phát triển một miền võng Triat
chồng lên móng uốn nếp không đồng nhất. Phía nam Trƣờng Sơn xuất hiện một
miền võng chồng không đối xứng trải dọc theo đứt gãy sông Rào Nậy và đƣợc lấp
đầy bởi hệ trầm tích núi lửa Jura (Đới Hoành Sơn) [46, tr.7-13].
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng
bằng và biển. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Đồng bằng có
diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và
dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1500m,
kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp (độ cao trung bình 5m),
cuối cùng đến các bãi cát ven biển. Có 4 dạng địa hình sau:
- Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành
một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000m trở
lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000m nhƣ Pulaleng (2711m), Rào Cỏ
(2335m).
- Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích
của tỉnh có độ cao dƣới 1000m, cấu trúc địa chất tƣơng đối phức tạp.

13


- Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện
tích nhỏ nhƣng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dƣới
300m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hƣớng song song với các
dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.

- Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với - địa hình trung bình
cao trên dƣới 3m, bị uốn lƣợn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía
Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nhất
là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ
giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
Dải đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh nằm giữa hai nếp lồi Bù Khạng (tây Nghệ
An) và Trƣờng Sơn, thuộc phía đông nếp uốn sông Cả, trên dải phù sa trẻ bồi tụ kỷ
Đệ Tứ. Bờ biển Nghệ Tĩnh là vùng bờ biển phẳng kiểu mài mòn - bồi tụ [160,
tr.205]. Đồng bằng đƣợc hình thành trong thời kỳ Tân kiến tạo dƣới tác động của
sóng biển, bao phủ sƣờn các đê cát cổ màu vàng nghệ. Ở Nghệ An và Hà Tĩnh
ngoài các đê cát trên còn có các đê cát vỏ sò điệp có độ cao 4-8 m so với mực nƣớc
biển. Các đụn cát này thƣờng có có cấu tạo phân lớp sóng ngang, sóng xiên, chứa
nhiều vỏ sò [102, tr.78-94, 103, tr.130-215]. Đây là nguyên nhân chính về mặt tự
nhiên hình thành nên các cồn sò điệp ven biển.
1.1.2. Cảnh quan môi trường
1.1.2.1. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu Hà Tĩnh nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, bao gồm các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Về cơ bản khí hậu vùng vẫn giữ đƣợc đặc điểm
chính của khí hậu miền Bắc song có những nét riêng mang tính chuyển tiếp giữa
kiểu khí hậu miền phía Bắc và phía Đông Trƣờng Sơn. Tuy nhiên, thiên nhiên có
phần ƣu đãi dải đất Hà Tĩnh. Nơi đây ít bị ảnh hƣởng của gió mùa Tây nam hơn so
với Nghệ An, mùa đông đỡ lạnh hơn và chế độ nhiệt ẩm phong phú hơn. Tổng bức
xạ nhiệt trong năm từ khoảng 80000C-87000C. Nhiệt độ trung bình năm 23.90C,
biên độ nhiệt dao động 11-120C. Lƣợng mƣa trung bình 2443mm/năm, độ ẩm trung
bình 85-90% [173, tr.176-194].

14


Chế độ thủy văn khu vực Hà Tĩnh khá phức tạp. Mạng lƣới sông ngòi tuy

nhiều nhƣng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn nhất là sông Cày 9km;
sông Lam đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37km. Sông ngòi ở Hà Tĩnh
có thể chia làm 3 hệ thống: Hệ thống sông Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông Cả có lƣu
vực rộng 2061km2; có nhiều nhánh sông nhỏ nhƣ sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trƣơi.
Hệ thống sông Ngàn Phố dài 86km, lƣu vực 1065km2, nhận nƣớc từ Hƣơng Sơn
cùng với sông Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra
Cửa Hội. Tất cả các sông đều có lũ lên rất nhanh và hung dữ. Các cơn lũ này đe dọa
nhiều nhất phần Nam Nghệ An đến Hà Tĩnh [160, tr.205], hệ thống cửa sông, cửa
lạch ven biển có nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhƣợng, Cửa Khẩu.
Bên cạnh những dòng sông, suối còn có các hồ nƣớc ngọt trên núi nhƣ hồ Kẻ
Gỗ, hồ Bộc Nguyên cùng nhiều bàu nƣớc nhỏ phân bố thành dải bàu ven biển, chạy
gần song song với bờ biển hiện tại nhƣ Bàu Cồn Rú, Bàu Trò, Bàu Đung....
Mạng lƣới sông ngòi có vai trò quan trọng đối với sự phân bố các di tích.
Hầu hết di tích loại hình văn hóa Thạch Lạc đều nằm trên chi lƣu của sông Lam,
sông Ngàn Mọ, tạo điều kiện thuận lợi cho cƣ dân cổ kết nối giao lƣu. Biển và sông
tạo nên mối liên kết chính giữa các di tích là đƣờng nƣớc theo các con sông và biển.
1.1.2.2. Biển và bờ biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km, do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa
hình, đƣờng đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ
thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lƣợng phù sa của vùng sông
Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống.
Trữ lƣợng cá 8-9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7-8 ngàn tấn/năm.
Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế
cao, 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối, nuôi tôm, cua,
ốc, nghêu, hàu...
Vùng biển Hà Tĩnh luôn có hai dòng hải lƣu nóng ấm, mát lạnh chảy ngƣợc,
hoà trộn vào nhau. Một dòng cách ven bờ khoảng 30-40 km, dòng khác ở ngoài sâu
hơn. Vùng có hai khối nƣớc hỗn hợp pha trộn thƣờng nằm ở độ sâu 20-30 m. Vùng
này cá thƣờng tập trung sinh sống. Nhiệt độ nƣớc bề mặt cũng thay đổi theo mùa,
15



nhiệt độ cực đại vào tháng 7, tháng 8 có giá trị tuyệt đối khoảng 30-31oC, cực tiểu
vào tháng 12 đến tháng 3 khoảng 18-22oC, nhiệt độ nƣớc cũng tăng dần lên theo
hƣớng nam và đông nam [190].
Đây là những điều kiện thuận lợi cho cƣ dân Thạch Lạc đẩy mạnh ngƣ
nghiệp, gắn bó với biển.
1.1.3. Cảnh quan môi trường di tích
Địa điểm Thạch Lạc, xã Thạch Lạc thuộc huyện Thạch Hà, là một huyện
duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Huyện Thạch Hà phía tây
bắc giáp huyện Can Lộc, phía bắc giáp huyện Lộc Hà, phía nam giáp huyện Cẩm
Xuyên và thành phố Hà Tĩnh, phía tây giáp huyện Hƣơng Khê, phía đông giáp biển
Đông. Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa, chia huyện Thạch Hà thành 2 nửa bên
phía tây và bên phía đông của thành phố. Huyện lỵ là thị trấn Thạch Hà nằm trên
quốc lộ 1A ngay cửa ngõ vào thành phố Hà Tĩnh, cách thủ đô Hà Nội 340km, cách
thành phố Vinh 40km, cách thành phố Hà Tĩnh 7km.
Địa hình: huyện Thạch Hà có xu hƣớng thấp dần từ Tây Nam sang Đông, bị
chia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái, sông Cày, hình thành nên ba
vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển.
- Vùng đồi núi bán sơn địa nằm phía tây, liền với vùng núi Hƣơng Khê, là
dải núi đồi thấp, rìa ngoài của rặng Trƣờng Sơn Bắc, kéo dài 24km từ động Sơn
Mao (Thạch Ngọc) đến ngọn Báu Đài (Thạch Lƣu), Nhật Lệ (Thạch Điền). Các núi
đều ở độ cao trung bình 200-250 m, trừ ngọn Nhật Lệ (416m). Phía đông huyện có
nhiều núi nhỏ, thấp và dãy Nam Giới với ngọn Quỳnh Sơn (373m) vốn là những
hòn đảo trong vũng biển xƣa.
- Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện gồm phần lớn các xã trong huyện,
địa hình cũng thấp dần theo hƣớng tây nam - đông bắc, độ cao trung bình 1-5 m so
với mặt biển, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhô lên
giữa vùng đồng bằng.
- Vùng ven biển bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch

Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn.

16


Thủy văn: Nguồn nƣớc của huyện khá phong phú bởi hệ thống hồ đập thủy
lợi, hệ thống sông suối qua địa bàn huyện (các sông chính gồm sông Cày, sông Rào
Cái, sông Nghèn), ao hồ cùng hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu nhỏ khác. Hệ thống
sông Cày, sông Nghèn đón nhận nguồn nƣớc mƣa của phần lớn các suối trên địa
bàn huyện chảy theo hệ thống hai sông này, thoát ra Biển Đông tại cửa Sót [190].
Huyện Thạch Hà hiện nay có 31 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 xã và
1 thị trấn huyện lỵ, trong đó các xã Thạch Vĩnh, Thạch Đài, Thạch Lạc đều tìm thấy
di tích thuộc loại hình văn hóa Thạch Lạc.
Địa điểm Thạch Lạc nằm trong một khu vực phân bố đậm đặc các di tích
thời Tiền sử. Cách Thạch Lạc 11.9km về phía tây có địa điểm Rú Điệp, xã Thạch
Đài, một di tích thuộc giai đoạn sớm của loại hình Thạch Lạc. Cũng cách Thạch Lạc
13km về phía tây là các địa điểm Cồn Lôi Mốt, Bãi Làng Gianh xã Thạch Vĩnh.
Phía tây bắc Thạch Lạc có các địa điểm Bãi Diền Diền (xã Thạch Tiến, huyện Lộc
Hà, cách 16km), Rú Nghèn (Thạch Tiến, 22km), Cồn Cọc (Bình Lộc, Lộc Hà,
16km). Phía tây nam có các địa điểm Núi Nài (Thành phố Hà Tĩnh, cách 7.2km),
Rú Trò (Thạch Lâm, cách 8.3km (đây cũng là nơi có địa điểm Phái Nam, thuộc văn
hóa Quỳnh Văn), Cồn Đệp (Cẩm Thành). Nếu nhƣ các di tích Rú Dầu, Cồn Bến
Lội, Suối Tiên, Bãi Phôi Phối tạo thành một dải chạy dọc theo lƣu vực sông Lam thì
các di tích ở Thạch Hà và Lộc Hà phân bố tạo thành một cách cung, trong đó Thạch
Lạc là điểm tiền tiêu hƣớng ra biển, các di tích còn lại trải hình nan quạt bao quanh
Thạch Lạc [Bản đồ 1]. Các địa điểm đƣợc kết nối mật thiết với nhau bằng những chi
lƣu của sông hệ thống sông Ngàn Sâu, Sông Nghèn, Rào Cái… hội tụ ở Cửa Sót.
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu
1.2.1. Giai đoạn trước 2002
Đây là giai đoạn phát hiện, nghiên cứu, xác định tính chất địa điểm Thạch

Lạc.
1.2.1.1. Khảo sát và khai quật
Theo Nguyễn Tôn Kiểm, những năm 30 của thế kỷ XX, địa điểm đã đƣợc
M.Colani khảo sát và vẽ bản đồ, nhƣng kết quả đợt khảo sát này không đƣợc công
bố [82, tr.1].
17


Năm 1960, Đội Khảo cổ và Ty Văn hoá Hà Tĩnh đã phát hiện đƣợc hàng loạt
địa điểm khảo cổ ven biển thuộc loại hình cồn sò điệp thuộc địa phận hai huyện
Thạch Hà và Cẩm Xuyên của Hà Tĩnh: Thạch Đài, Thạch Lạc, Thạch Lâm, Cẩm
Thành. Tháng 6/1960, Thạch Lạc đƣợc Vụ Bảo tồn - Bảo tàng xác minh cùng các
địa điểm khác. Những ngƣời khảo sát bƣớc đầu so sánh Thạch Lạc với các địa điểm
cồn sò điệp Quỳnh Văn. Năm 1962, ông Phạm Từ thuộc Đội Khảo cổ tiến hành một
đợt thám sát tại di tích.
Tháng 7 năm 1962 Nguyễn Tôn Kiểm và Hà Nguyên Điểm thuộc Đội Khảo
cổ đã tiến hành khảo sát, xác định diện tích khu di tích này khá rộng, khoảng
1500m2 gồm hai quả gò chạy theo hƣớng bắc nam dài 350m, rộng 13m. Tháng 3
năm 1963 Đội trở lại thám sát và khai quật di tích. Hố khai quật đƣợc mở tại trung
tâm cồn sò thứ hai, diện tích 10x5 m2. Tầng văn hóa dày từ 40-270 cm, mang đặc
trƣng của dạng hình đồi gò, dày ở đỉnh, mỏng dần ra xung quanh và cong theo độ
dốc của gò. Hiện vật thu đƣợc rất phong phú. Đồ đá gồm có 82 rìu bôn, 20 bàn mài,
3 hòn ghè, 1 hiện vật đá mài tròn. Đồ gốm có 1020 mảnh vỡ, 17 mảnh chân đế, 1 bi
gốm, 1 suốt chỉ. Dựa trên kiểu miệng, những ngƣời khai quật xác định loại hình đồ
gốm gồm có: nồi, bình vò, âu, bát chậu nhƣng không thống kê số lƣợng cụ thể.
Ngoài ra còn có một số xƣơng động vật và 2 mảnh xƣơng sọ ngƣời. Cuộc khai quật
đƣa ra nhận định ban đầu về tính chất di tích thuộc loại hình cƣ trú cồn sò điệp, niên
đại khoảng Hậu kỳ Đá mới [82]. Qua địa tầng cũng có thể nhận thấy sự có mặt lớp
vô sinh sớm (lớp đất thịt mịn pha cát) xen những lớp điệp mỏng. Khi nghiên cứu lại
kết quả cuộc điều tra này Phạm Thị Ninh đã phát hiện thêm loại gốm hình gốm bát

bồng [113, tr.49].
Giai đoạn này các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nhiều di tích có cùng tính
chất với Thạch Lạc, xác lập hệ thống các di tích thuộc Hậu kỳ Đá mới ven biển Bắc
Trung Bộ. Năm 1974 trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành khai quật Bãi Phôi
Phối thuộc huyện Nghi Xuân, cũng đã phát hiện thêm di tích Cồn Lôi Mốt thuộc
huyện Thạch Hà và Rú Dầu thuộc huyện Đức Thọ [148, tr.119; 149, tr.51-53].
Năm 1975 Viện khảo cổ học khai quật di tích Trại Ổi thuộc huyện Quỳnh
Lƣu, trƣờng Đại học Tổng hợp khai quật di tích Rú Ta, thuộc huyện Diễn Châu [30,
18


tr.135; 31]. Kết quả đợt khai quật Trại Ổi đã xác định di tích Cầu Giát, M. Colani
phát hiện trƣớc kia chính là di tích Trại Ổi gần sát thị trấn Cầu Giát. Năm 1976,
1977 Viện Khảo cổ học phát hiện thêm di tích Rú Nghèn thuộc huyện Can Lộc
[138, tr.140; 139; 141, tr.67-68]. Năm 1983 Nguyễn Trung Chiến và Bùi Vinh đã
khảo sát lại hệ thống di tích thuộc văn hóa Thạch Lạc, phát hiện thêm 2 địa điểm
mới [21, tr 56-58].
Những đợt khảo sát, khai quật trên đã đặt nền tảng quan trọng cho các nghiên
cứu tiếp theo.
1.2.1.2. Các bài nghiên cứu
Những năm 70 của thế kỷ XX vùng Nghệ An - Hà Tĩnh nhận đƣợc sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu điều tra, khảo sát, đánh giá giá trị các di tích [147,
tr.53-54]. Cùng với xu hƣớng nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc văn hóa Phùng
Nguyên và thời kỳ nhà nƣớc Văn Lang - Âu Lạc, các nhà khoa học có xu hƣớng mở
rộng, đẩy mạnh các cuộc điều tra nghiên cứu xuống phía nam, vào vùng Bắc Trung
Bộ. Do đó, một loạt di tích ven biển Nghệ Tĩnh đƣợc khảo sát, đánh giá lại [49,
tr.100-101; 60, tr.10-19; 68, tr.119-121; 84, tr.41-45; 141, tr.67-68]. Khuynh hƣớng
chung là so sánh các di tích vùng Nghệ An, Hà Tĩnh với hệ thống Phùng Nguyên Đồng Đậu - Gò Mun. Nhiều nghiên cứu đi theo khuynh hƣớng ngƣợc dòng truyền
thuyết, tìm hiểu con đƣờng „Bắc tiến‟của Kinh Dƣơng Vƣơng hay truyền thuyết
Sơn tinh Thủy tinh [58, tr.27-29; 145, tr11-15; 150, tr.21-29] để khẳng định tính

nhất thể của nhà nƣớc nguyên thủy và giải thích những biến động về tự nhiên.
Tác giả Hà Văn Tấn khi nghiên cứu về Nghệ Tĩnh trong Tiền sử và Sơ sử đã
xác định sự phát triển của loại hình văn hóa Thạch Lạc qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sớm: Tiêu biểu là địa điểm Phái Nam và lớp dƣới Bãi Phôi Phối.
+ Giai đoạn giữa: Lớp trên Bãi Phôi Phối và Cồn Bến Lội.
+ Giai đoạn muộn: Tiêu biểu là địa điểm Thạch Lạc và Trại Ổi.
Trên cơ sở những nghiên cứu về dân tộc học - ngôn ngữ cùng truyền thuyết
về Kinh Dƣơng Vƣơng, ông đã vẽ ra con đƣờng di cƣ của ngƣời Tiền Việt - Mƣờng
từ phía Tây Nghệ Tĩnh ra đến đồng bằng sông Hồng góp phần tạo dựng nên văn hóa
Phùng Nguyên sau thời kỳ biển tiến Holocene Trung. Đồng thời, ông cũng đặt ra
19


vấn đề về mối quan hệ giữa Thạch Lạc với văn hóa Hoa Lộc: Thạch Lạc chịu ảnh
hƣởng từ Hoa Lộc hay Hoa Lộc nảy sinh từ Thạch Lạc [150, tr.21-29].
Những nghiên cứu của Nguyễn Trung Chiến về mối quan hệ Quỳnh Văn với
Thạch Lạc bƣớc đầu xác định nguồn gốc Thạch Lạc khởi nguyên từ Quỳnh Văn
thông qua loại hình gốm đáy nhọn [8, tr.60-62; 12, tr.11-12]. Sau các cuộc khai quật
Cồn Đất, Gò Lạp Bắc, những ngƣời khai quật càng khẳng định mối quan hệ này
thông qua loại hình trung gian giữa gốm đáy tròn và đáy nhọn [9, tr.20-30; 57].
Nghiên cứu quan trọng nhất về Thạch Lạc là của Phạm Thị Ninh thông qua
cuốn „Văn hóa Bàu Tró‟. Phát triển ý tƣởng của Hà Văn Tấn, tác giả đã nghiên cứu
hệ thống di tích Hậu kỳ Đá mới vùng Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình, xây dựng
thành công mô hình văn hóa Bàu Tró với 3 loại hình địa phƣơng, trong đó Loại hình
Thạch Lạc phân bố ở vùng ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh [122]. Dƣới góc nhìn của
những tƣ liệu mới hiện nay, việc xếp Thạch Lạc là một loại hình của Bàu Tró còn
nhiều vấn đề cần xem xét thêm, song, nghiên cứu của tác giả đã xác định vai trò
quan trọng của Thạch Lạc đối với khảo cổ học Tiền - Sơ sử Việt Nam.
Hầu hết những nghiên cứu này mang tính khái quát, thiên về mối quan hệ
giữa các địa điểm/văn hóa khác với loại hình văn hóa hơn là về bản thân địa điểm

Thạch Lạc. Có thể nói đây là giai đoạn nghiên cứu bản lề xác định vai trò, vị trí của
loại hình Thạch Lạc nói chung, từ đó cũng cho thấy vị trí của địa điểm Thạch Lạc
trong bức tranh Tiền - Sơ sử Bắc Trung Bộ.
1.2.2. Giai đoạn từ 2002
Đây là giai đoạn địa điểm Thạch Lạc đƣợc đẩy mạnh khai quật, tập trung
nghiên cứu độc lập và chi tiết. Có 2 đợt điều tra và 6 cuộc khai quật đã đƣợc tiến
hành, cung cấp nguồn tƣ liệu phong phú và đa chiều về địa điểm.
1.2.2.1. Điều tra, khảo sát
Giai đoạn này chỉ có hai đợt điều tra khảo sát của Nguyễn Thị Hảo và
Nguyễn Thị Thúy, đều mang tính chất xác minh hiện trạng di tích, tuy vậy cũng đã
phát hiện thêm 03 di tích mới có cùng tính chất với các địa điểm loại hình Thạch
Lạc: Cồn Cọc [56], Xóm Mƣợu và Rú Điệp [168].

20


1.2.2.2. Các cuộc khai quật
Giai đoạn này diễn ra 5 cuộc khai quật trên 3 hố đào vào các năm 2002,
2003-2004, 2005, 2015 và 5 hố thám sát năm 2014 trên tổng diện tích 270m2.
Tháng 10/2002, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Nghiên
cứu Lịch sử Ngôn ngữ Đài Loan và Bảo tàng Hà Tĩnh tiến hành khai quật trên diện
tích 100m2 (Sơ đồ 3, H2). Di vật thu đƣợc trong đợt khai quật này nhiều về số
lƣợng, phong phú về loại hình. Đồ đá có 219 di vật, 32 hiện vật xƣơng, 109 000
mảnh vỡ đồ gốm các loại, 5 chân của đồ đựng có ba chân (Khi chúng tôi chỉnh lý lại
những hiện vật lƣu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thì xác định đó là những chiếc tai
của loại đồ đựng hình đa giác), 21 chiếc tai đồ đựng, 05 mảnh đáy của đồ gốm đáy
nhọn, 23 khuyên tai. Ngoài ra đợt khai quật này còn phát hiện đƣợc 01 mộ táng,
giúp xác định Thạch Lạc là một địa điểm cƣ trú - mộ táng. Sau cuộc khai quật này
có 4 mẫu C14 cho niên đại 4120-4080 năm BP. Kết quả cuộc khai quật có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định tính chất và niên đại địa điểm. Dựa trên địa tầng, các

tác giả đã đƣa ra những đoán định quan trọng về hai lớp vô sinh: lớp thấu kính cát
biển có thể là dấu tích của một đợt biển tiến không dài, và lớp sét - bột màu nâu
xám, loại trầm tích kiểu đầm lầy aluvi, là dấu tích về mực nƣớc dâng cao tràn ngập
địa điểm giai đoạn sớm. Tuy nhiên những ngƣời khai quật vẫn nhận định, mặc dù
địa tầng có tích tụ dày, nhƣng niên đại giữa lớp dƣới và lớp trên rất gần nhau, không
thể hiện thành các giai đoạn phát triển trƣớc - sau của di tích; có niên đại thuộc giai
đoạn muộn của thời kỳ Đá mới [59]. Đóng góp quan trọng của cuộc khai quật là lần
đầu tiên nghiên cứu địa điểm theo phƣơng pháp liên ngành, nghiên cứu địa tầng, di
vật kết hợp cổ nhân, cổ sinh, bào tử phấn hoa, cổ môi trƣờng, đƣa ra cái nhìn chi
tiết, đa chiều về di tích.
Trong những năm từ 2003 đến 2005, Bộ môn Khảo cổ học thuộc Khoa Lịch
sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh
đã tiến hành 3 đợt khai quật trên 2 hố đào với tổng diện tích 100m2. Hai đợt năm
2003 và 2004 khai quật một hố 50m2 (Sơ đồ 3, H3). Năm 2005 khai quật diện tích
50m2 (Sơ đồ 3, H4). Địa tầng các hố khai quật dày 170-190 cm, đều có những thấu
kính cát vàng đứt đoạn và lớp sét xám trải đều khắp bề mặt di tích. Phân tích về
21


xƣơng động vật từ các đợt khai quật này đã phác dựng bƣớc đầu về quần động vật
xung quanh địa điểm và chế độ dinh dƣỡng phong phú của ngƣời Thạch Lạc cổ.
Hiện vật trong hai hố đào khá phong phú với tổng cộng 260 hiện vật đá, 216 công
cụ và đồ trang sức bằng xƣơng, 29 hiện vật gốm cùng 84437 mảnh gốm vỡ các loại.
Các lớp đào phía trên thu đƣợc nhiều hiện vật gốm đặc biệt nhƣ: con dấu gốm,
mảnh vòng tay, khuyên tai các kiểu cùng hoa văn trang trí đa dạng, mang nhiều yếu
tố tƣơng đồng với các văn hóa thuộc giai đoạn Sơ kỳ Kim khí nhƣ Phùng Nguyên,
Đồng Đậu, Hoa Lộc… Những tài liệu này cùng kết quả phân tích C14 cho phép mở
rộng giới hạn muộn niên đại địa điểm đến 3380 ±70 năm BP. Điều đó cho phép
đoán định địa điểm Thạch Lạc đã có giai đoạn phát triển sang thời đại Kim khí [54,
55, 162, 167].

Năm 2014 Viện khảo cổ thám sát 50m2 trên 5 hố đào tại địa điểm (Mỗi hố
diện tích 2m x 5m). Đợt nghiên cứu này mang tính chất khảo sát phạm vi, mật độ
phân bố văn hóa. Hiện vật tập trung ở TS1 và TS5 là hai hố nằm ở khu vực cao
nhất, trung tâm cồn, gần các hố đào trƣớc (Sơ đồ 3). Kết quả khai quật cũng cho
thấy khu vực trung tâm có mức độ bảo tồn tốt nhất, phần phía Bắc đã bị phá hủy
nhiều (Hố thám sát TS2 hoàn toàn không có di vật) [62]. Kết quả lần khai quật này
thu đƣợc 01 chì lƣới, đƣợc coi là bằng chứng quan trọng, trực tiếp khẳng định nghề
đánh bắt cá của cƣ dân Thạch Lạc.
Năm 2015 trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội phối hợp
với Đại học Quốc gia Öc tiến hành khai quật địa điểm trên diện tích 20m2 (5m x
4m) song song và cách hố đào năm 2002 1m về phía Bắc. Cuộc khai quật ứng dụng
các phƣơng pháp tiếp cận sinh thái học, môi trƣờng, địa chất và tính chất thổ
nhƣỡng, khai quật theo từng lớp địa tầng nhằm giải quyết vấn đề địa tầng và đặc
trƣng di tích - di vật của mỗi lớp văn hóa. Kết quả khai quật thu đƣợc 95 hiện vật
đá, 23 hiện vật xƣơng, 2 khuyên tai gốm hình con đỉa, 3 đồ đựng có khả năng phục
nguyên, 31755 mảnh gốm vỡ, 6 mảnh gốm đáy nhọn, 2 xƣơng sƣờn cá voi lớn cùng
nhiều xƣơng động vật vỡ nát. Cuộc khai quật cũng lần đầu tiên làm xuất lộ dấu tích
kiến trúc là những hệ thống hố tròn (hố cột?) phân bố có quy luật theo hình cung

22


tròn. Kết quả khai quật hiện vẫn đang trong giai đoạn chỉnh lý tƣ liệu, song đã xác
định tầng văn hóa di tích có 3 mức rõ ràng, phân cách nhau bởi các lớp vô sinh.
Nhìn chung, giai đoạn này chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng
so sánh với các giai đoạn, địa điểm khác. Kết quả thu đƣợc sau các cuộc khai quật
rất to lớn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhằm xác định đặc trƣng văn hóa, ý
nghĩa di tích… nhƣng chƣa có những nghiên cứu tổng quát. Chỉ có những báo cáo
khai quật và một vài thông báo lẻ tẻ trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học [42,
tr.36-38; 95, tr.38-40; 163, tr49; 164, tr.99-100; 165, tr.100-101; 166, tr.114-115;

169, tr.149; 170. tr.125; 171, tr.72-76] và 01 bài tổng hợp tƣ liệu đăng trên tạp chí.
Những nghiên cứu giai đoạn này chƣa thực sự xác lập đƣợc vị trí của địa điểm
Thạch Lạc trong nền cảnh Tiền - Sơ sử Bắc Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói
chung.
1.3. Tổng quan tƣ liệu
Nhƣ vậy sau hơn 50 năm phát hiện và nghiên cứu, địa điểm Thạch Lạc đã
đƣợc khai quật trên tổng diện tích 370m2. Ngay sau cuộc thám sát và khai quật đầu
tiên đã có những báo cáo điều tra, thám sát, khai quật và những nghiên cứu chuyên
sâu công bố trong tạp chí, những phát hiện mới, nhận định, đánh giá về địa điểm và
loại hình văn hóa Thạch Lạc, gắn kết Thạch Lạc với những di tích, văn hóa khác.
Những cuộc khai quật tiếp theo cung cấp khối lƣợng tƣ liệu đồ sộ giúp chi tiết hóa,
thể hiện tính phong phú trong nội hàm văn hóa, cung cấp những chứng cứ mới cho
việc so sánh mối quan hệ đồng đại, lịch đại về di tích.
Song hành các cuộc khai quật, quá trình điều tra, nghiên cứu tiếp theo đã xác
định Loại hình Thạch Lạc phân bố trên khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh có 4 loại hình
di tích:
- Loại hình di tích cồn sò điệp, gồm 6 di tích: Trại Ổi, Trại Múng, Lèn Hang
Thờ, Núi Điệp, Rú Trò, Thạch Lạc; phân bố ven biển hoặc nằm trong vịnh biển cổ,
cấu tạo ban đầu đều là những cồn, núi sò điệp cao trên dƣới 10m so với mặt bằng
xung quanh, thông thƣờng là các địa điểm cƣ trú - mộ táng.
- Loại hình cồn đất, gồm 7 di tích: Đền Đồi, Xóm Mƣợu, Rú Ta, Cồn Bến
Lội, Rú Nài, Rú Nghèn và Cồn Điệp; phân bố trên những gò đất nhô cao hơn mặt
23


ruộng hiện tại 1-3 m, cấu tạo đều là những cồn sò điệp cổ, đƣợc bồi phủ một lớp đất
mặt dày khoảng 1m.
- Loại hình cồn cát, gồm 5 di tích: Bãi Phôi Phối, Cồn Lôi Mốt, Bãi Diền
Diền, Cồn Cọc. Phân bố trên các cồn cát phía nam lƣu vực sông Lam và các chi lƣu
sông Sót. Lớp dƣới của các địa điểm này đều thấy dấu vết vỏ nhuyễn thể.

- Loại hình di chỉ xƣởng: Di chỉ xƣởng Rú Dầu đƣợc coi là nơi cung cấp đá
nguyên liệu, phác vật cho các di tích loại hình văn hóa Thạch Lạc [7].
Xác định loại hình, không gian phân bố, đặc trƣng văn hóa góp phần thể hiện
tích khăng khít của nhóm di tích, không gian sống của cƣ dân cổ. Từ đó có thể tạo
cơ sở nhận diện di tích và văn hóa trong bối cảnh rộng hơn.
1.4. Tiểu kết
Chƣơng I khái quát về vị trí địa lý, địa chất địa mạo và cảnh quan môi trƣờng
tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và vị trí địa điểm Thạch Lạc trong mối liên hệ với
các di tích văn hóa Thạch Lạc khác tại Hà Tĩnh. Địa điểm Thạch Lạc nằm trên vùng
đệm sinh thái, vừa gắn liền với biển vừa gắn bó với rừng và không gian cồn, bàu
thân thuộc; nằm trong hệ thống các di tích thuộc loại hình văn hóa Thạch Lạc.
Những nghiên cứu xác định Thạch Lạc có 4 loại hình di tích, địa điểm Thạch Lạc
thuộc loại hình cồn sò điệp ven biển. Qua đó có thể nhận thấy không gian sinh cƣ đa
dạng, rộng mở của cƣ dân loại hình văn hóa Thạch Lạc.
Địa điểm Thạch Lạc đã thu hút 8 cuộc khảo sát, 7 đợt khai quật và thám sát.
Tổng diện tích khai quật 370m2 thu đƣợc khối lƣợng đồ sộ về đồ gốm, đồ xƣơng,
công cụ đá và 1 mộ táng, cung cấp tƣ liệu quý cho những nghiên cứu chuyên sâu.
Các đợt khai quật, thám sát với những mục tiêu khác nhau cho phép nhận
diện rõ hơn về địa điểm trên phƣơng diện phân bố, mức độ tập trung và các loại
hình di tích. Những nghiên cứu về cổ nhân, cổ sinh, cổ động - thực vật cung cấp tƣ
liệu chi tiết, toàn diện hơn.

24


CHƢƠNG 2: DI CHỈ THẠCH LẠC
2.1. Cấu tạo địa tầng di chỉ
2.1.1. Cấu tạo tự nhiên của cồn sò điệp
Địa điểm Thạch Lạc (xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) nằm
trong hệ thống địa điểm cồn sò điệp ven biển miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Quảng

Bình), có toạ độ 18021‟30” vĩ độ bắc và 105058‟16” kinh độ đông, phía tả ngạn
sông Cửa Sót, cách bờ biển hiện tại khoảng 4km, cao trung bình 2m so với mực
nƣớc biển, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của môi trƣờng biển. Địa điểm là một cồn sò
điệp nằm trên doi cát chạy dài theo hƣớng bắc - nam, song song với bờ biển hiện
tại, diện tích 12000 m2. Nửa phía bắc có trụ sở UBND xã Thạch Lạc, trạm Y tế xã,
Bƣu điện xã, chợ Chùa; nửa phía nam có trƣờng Trung học Cơ sở Thạch Lạc, Đình
Nam, Đài Tƣởng niệm Liệt sỹ, đền Sắc, chùa Tăng Phúc (Sơ đồ 3).
Cồn sò điệp Thạch Lạc nằm trên nền của dải cát của hệ thống cồn cát ven
biển đƣợc hình thành trong kỷ Đệ tứ, đƣợc bồi đắp bởi tích tụ sông - biển và tác
động của gió. Theo Huỳnh Ngọc Hƣơng, những di tích của đƣờng bờ biển cũ rất
phổ biến dƣới dạng những gờ cát chứa vỏ sò ốc biển, những bậc thềm biển (hay đáy
biển cũ đƣợc nâng lên) cấu tạo bằng trầm tích sinh vật biển, chủ yếu là vỏ của các
loài nhuyễn thể nƣớc mặn, những ngấn nƣớc biển trên vách đá vôi hay những thềm
cuội chạy dọc theo bờ biển… có độ cao giảm dần ra phía biển. Dạng bồi tụ đặc biệt
của các vỏ nhuyễn thể ở đới bờ phổ biến nhiều nơi trên thế giới, đƣợc gọi là “đống
vỏ sò” [70, tr.21-22]. Kết quả khảo sát trên bản đồ cũng cho thấy địa điểm Thạch
Lạc nằm trên khu vực giao điểm giữa sông Cửa Sót và đƣờng bờ biển cổ (Bản đồ:
1, 2).
Theo kết quả phân tích mẫu vách phía đông hố đào năm 2002 và mẫu Lỗ
khoan số 9 của đoàn Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tại thôn Nam Thƣợng, xã
Thạch Thƣợng, huyện Thạch Hà cho thấy vào giai đoạn Holocene giữa, thị xã Hà
Tĩnh và khu vực Thạch Lạc chìm trong nƣớc biển mênh mông của giai đoạn biển
tiến (trừ những đồi gò cao). Khu vực này mang tính chất biển nông gần/ven bờ, là
môi trƣờng lý tƣởng cho các loài sinh vật biển nông, nhất là điệp. Thành phần hóa
thạch tại H2 địa điểm Thạch Lạc trong địa tầng Holocene giữa đầu trên gồm các
25


×