Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Truyện cố grim dưới góc nhìn phân tâm học luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------HOÀNG GIANG QUỲNH ANH

Truyện cổ Grimm dƣới góc nhìn phân tâm học

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------HOÀNG GIANG QUỲNH ANH

Truyện cổ Grimm dƣới góc nhìn phân tâm học

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp

HàNội– 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nghiên cứu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Học viên

Hoàng Giang Quỳnh Anh


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp.
Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập kể từ khi
là sinh viên Đại học đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và nay là luận
văn Thạc sĩ. Thầy luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em khi gặp các vướng
mắc do còn ít kinh nghiệm nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Văn học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã trang bị cho em những kiến thức
và kinh nghiệm quý giá trong thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
HàNội, tháng 11 năm 2015
Học viên

Hoàng Giang Quỳnh Anh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí khảo sát hành vi bạo lực trong truyện cổ Grimm
…...Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2. Thống kê các hành động bạo lực trong truyện cổ Grimm
……Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.3. Quátrìnhtácđộngbịđộngcóthểquansátthấytrong 19 truyện.......36
Bảng


2.1

Thống



biểu

tượng

trong

truyện

……………...Error! Bookmark not defined.

cổ

Grimm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................... 11
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 11
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 13
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14

4.1. Sơ lược về lí thuyết phân tâm học ........................................................ 14
4.2.Phân tích diễn ngôn phê phán ................................................................ 16
5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 17
CHƢƠNG 1. CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM..................... 18
1.1. Bạo lực trong truyện cổ Grimm.......................................................... 19
1.1.1. Những đối tượng chủ động tham gia thực hiện hành động bạo lực 49
1.1.2. Những đối tượng bị động tham gia thực hiện hành vi bạo lực......... 53
1.2 Căn tính bạo lực qua các lớp truyện kể ................................................. 55
Tiểu kết ........................................................................................................ 59
CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY TẮC LUÂN LÍ THÔNG QUA CÁC BIỂU
TƢỢNG .......................................................................................................... 61
2.1. Thế giới biểu tượng trong truyện cổ Grimm ........................................ 62
2.1.1. Biểu tượng về con người: Mẹ, Vua, Con gái vua, Hoàng tử ............ 67
2.1.2. Biểu tượng về động vật và sinh vật ma thuật: Động vật, Phù thủy 71
2.2. Ý nghĩa của biểu tượng......................................................................... 76
2.2.1. Tăng sức hấp dẫn ......................................................................................... 77
2.2.2. Duy trì một xã hội gia trưởng ................................................................... 79
2.2.3. Trọn vẹn thông điệp của Kito giáo và Kinh Thánh ............................ 80


2.2.4. Trường hợp điển hình: Công chúa ngủ trong rừng ............................. 81
2.3. Các vỉa tầng tâm thức trong các lớp truyện kể ..................................... 82
Tiểu kết ........................................................................................................ 86
CHƢƠNG 3: ẨN ỨC TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM ........................... 88
3.1. Trí tưởng tượng và thế giới cổ tích ....................................................... 89
3.2. Dòng chảy văn hóa trong các câu chuyện của Grimm ......................... 94
3.3 Tiềm thức phụ nữ trong các câu chuyện của Grimm .......................... 107
Tiểu kết ...................................................................................................... 112
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118



MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Nguồn gốc của văn học dân gian, cũng giống như nguồn gốc của ngôn
ngữ loài người, không có cách thức nào để có thể biết được toàn bộ nguồn
gốc đầu tiên. Khó để xác định tài liệu nào trong số các tài liệu hiện nay là
nguyên thủy, bên cạnh đó, sự phát triển tổng thể của văn học dân gian cũng
không được đề cập một cách rõ ràng. Bởi mỗi một nhóm người, một cộng
đồng người, dù lớn hay nhỏ đã xử lí nền văn học dân gian của họ theo một
cách riêng.
Bản thân hai chữ “dân gian” đã gợi nên một chiều to lớn về kích thước và ý
nghĩa sâu sắc của văn học. Điều này một phần bởi văn học dân gian đặc biệt
nhấn mạnh các đặc điểm riêng của thể loại được coi là xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử văn hóa nhân loại bởi tính chất truyền miệng khi con người chưa
có chữ viết. Văn học dân gian hay còn gọi là văn học truyền miệng bao gồm
cả thơ, văn xuôi, những bài hát, thần thoại, các nghi lễ… Đó là một nền văn
học đồng hành cùng con người từ những buổi sơ khai, khi con người bắt đầu
cuộc sống có ý thức, biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu cái đẹp; một nền văn học
chỉ lưu truyền qua trí nhớ [16]. Nền văn học ấy là sự kết tinh của quá trình
sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua hàng ngàn đời nay, qua nhiều thế hệ.
Những tác phẩm văn học dân gian, chính vì vậy, là kinh nghiệm, là giá trị mà
những thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau.
Văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích sống với thời gian bằng sức hấp
dẫn nội tại của nó, bằng vẻ đẹp muôn đời. Lấp lánh ngũ sắc cùng những triết
lí nhân sinh ẩn sâu bên dưới, văn học dân gian đã, đang và sẽ vẫn là nền tảng
1


để các nhà văn, nhà thơ học tập, tiếp thu những vẻ đẹp nguyên sơ của nó

trong sáng tạo nghệ thuật.
1.2. Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng có truyện cổ tích. Đó là những
câu chuyện hoang đường về cái thiện, cái ác với những bà tiên, những người
khổng lồ, mụ phù thủy độc ác,... Nhưng đó lại là món quà quý giá đối với trẻ
em khắp nơi trên thế giới. Đó là những câu chuyện thực sự đáng kể, hàm chứa
những giá trị lớn lao về đạo đức, những quan niệm nhân sinh trong quá khứ.
Chúng ta, xã hội loài người sẽ không thể có được những bước phát triển dài
nếu như không quan tâm đến văn học dân gian, đến truyện cổ tích. Nghiên
cứu truyện cổ tích là một trong những nghiên cứu quan trọng về những niềm
vui, nỗi khổ, những bầu không khí ngập tràn đấu tranh chống lại cường
quyền, bạo lực của những con người chịu biết bao áp bức trong xã hội có giai
cấp.
1.3. Truyện cổ tích là quan trọng đối với con người. Lịch sử từ những thời kì
xa xưa, từ nền văn hóa cổ, từ những quan niệm về cái thiện, cái ác, về hi vọng
của tầng lớp nhân dân lao động, của những con người xưa là một trong những
khía cạnh được giảng dạy cho nhiều trẻ em, giúp những đứa trẻ hiểu rõ về cái
thiện, cái ác theo một cách nhất định. Dù những câu chuyện đó là những sáng
tác hoang đường của dân gian, của những người sống khác chúng ta nhiều thế
kỉ, có thể không còn phù hợp với chúng ta, không phù hợp với xã hội hiện
đại, rằng những con người hiện đại thông minh hơn nhiều so với quá khứ,
thậm chí chỉ năm hay mười năm trước đây thôi, quá khứ vẫn là lỗi thời và
không liên quan đến chúng ta, nhưng không phải vậy. Xã hội càng hiện đại,
con người càng không nên quay lưng lại với nền văn học dân gian, với truyện
cổ tích. Chúng ta đang sống trong một xã hội với mức độ thay đổi nhanh
2


chóng của thời gian, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của công nghệ.
Văn học dân gian, truyện cổ tích vì vậy mà càng có ý nghĩa với chúng ta.
Chúng ta phải xác định được những quan niệm, nguồn gốc lâu đời, những

cách người xưa ứng xử với cái ác, nâng đỡ cái thiện,… mới có thể lí giải được
những giá trị thiện – ác của hiện tại. Văn học dân gian – truyện cổ tích không
thể bị che phủ bởi một lớp sương mù, được cảm nhận một cách mơ hồ. Trong
xã hội càng hiện đại, chúng ta càng không thể thiếu thông tin về chính chúng
ta, với những quan niệm lâu đời từ quá khứ, càng không thể để sự thiếu thông
tin ấy dẫn chúng ta đến với sự thờ ơ và quay lưng với cả một nền văn học đồ
sộ của nhân loại.
1.4. Truyện cổ tích long lanh ngũ sắc cùng với những nội dung tích cực của
nó đối với thế giới tâm hồn trẻ thơ đã được khẳng định qua việc truyền bá (in
ấn, dịch thuật, nghiên cứu, giảng dạy ở các cấp học) trên toàn thế giới. Trên
thế giới, ít có tác phẩm nào được dịch sang nhiều thứ tiếng như bộ truyện cổ
Grimm. Không những được dịch mà còn được phổ biến rộng rãi trong các dân
tộc, các môi trường tư tưởng và tôn giáo, các tầng lớp nhân dân khác nhau,
được các lứa tuổi ưa thích (không riêng gì trẻ em), ngoài ra còn được phổ
nhạc, đưa lên sân khấu, biểu diễn ballet, quay thành phim truyện, phim búp
bê, phim hoạt hình, phóng tác lại bằng thơ văn, hội họa, điêu khắc… “Cho
đến nay, đó là tập truyện dân gian nổi tiếng nhất thế giới.” (Penguin Books);
“Ít có tác phẩm nào giúp chúng ta mất ít công phu mà cảm thông được cái
thầm kín sâu sắc và huyền bí của tâm hồn Đức như tập Truyện cổ Grim”
(Robert Laffont); “Trong kho báu của thế giới trẻ em Đức này, đúng là lời ăn
tiếng nói của nhân dân được thể hiện một cách tuyệt vời, không cần hoa hòe
hoa sói gì cả”. (G. Kles); “Truyện cổ Grim có cái nhân hậu, đôi khi hóm
hỉnh, của truyện cổ của ta…” (Võ Quảng); “Truyện cổ Grim ư? Đó là sự hấp
3


dẫn đầy thú vị, đó là một món ăn không thể thiếu được với mọi tuổi trẻ trên
hành tinh xanh của chúng ta” (Santaemilia) [37].
Từ góc độ phân tâm học, tiếp nối những người đi trước, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu truyện cổ tích từ khía cạnh tìm hiểu các vỉa tầng tâm thức dân

gian phương Tây (cụ thể ở đây là truyện kể của Anh em nhà Grimm) qua việc
nghiên cứu văn bản, dựa trên bản dịch của Lương Văn Hồng, mong tìm kiếm
được những điều thú vị vừa cho thưởng thức cho công việc nghiên cứu sau
này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Truyện cổ Grimm không phải là tác phẩm xa lạ đối với độc giả và giới
nghiên cứu trên thế giới. Để có thể kể được đầy đủ lịch sử nghiên cứu truyện
cổ Grimm đến nay không phải vấn đề dễ dàng. Bởi truyện cổ Grimm tồn tại
qua nhiều năm, có nhiều bản cập nhật của chính anh em nhà Grimm, các bài
nghiên cứu theo năm tháng ở nước ngoài đến được với độc giả Việt Nam còn
nhiều hạn chế. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi kể đến những công trình
nghiên cứu:
Các lí thuyết văn học hiện đại, hậu hiện đại của phương Tây bắt đầu được
dịch và đưa về Việt Nam bao gồm công trình của Lyotard [19], Petrescu [20]
hay phân tích một trường hợp điển hình theo cách tiếp cận mới như công trình
của Deleuze và Guattari [9].
Cuốn sách của Tatar [31] viết năm 1987 và được tái bản, cập nhật năm 2003
có tựa đề: The hard facts of the Grimms' fairy tales. Công trình đưa ra những
nghiên cứu về mặt khuất sau truyện cổ Grimm. Những vấn đề liên quan đến
4


tình dục (sex), hành động bạo lực, các nạn nhân và những kẻ kiếm tìm hiện
lên trong các câu chuyện của anh em nhà Grimm.
Cuốn sách của Haase, D. (Ed.) năm 1996 [29] The reception of Grimms' fairy
tales: Responses, reactions, revisions lại kể về một vấn đề khác trong truyện
cổ Grimm. Cuốn sách trình bày nhiều nội dung nhưng chủ yếu đi sâu phân
tích các bản cập nhật trong truyện cổ Grimm, các hành động đáp trả lại của
các nhân vật.
Công trình của Zipes [36] 1997 được cập nhật năm 2013 Happily ever after:

Fairy tales, children, and the culture industry, trình bày các vấn đề liên quan
đến kết thúc của truyện cổ Grimm. Công trình phân tích một trường hợp trong
truyện cổ Grimm là Hansel and Grethel là ví dụ minh họa cho vấn đề bị bỏ
rơi, bị lạm dụng xuất hiện trong truyện cổ.
Công trình của Zipes [35] năm 2012 có tên Fairy tales and the art of
subversion trình bày các vấn đề liên quan đến dị bản của truyện cổ tích nói
chung và truyện cổ Grimm là một trong những ví dụ.
2.2. Khoảng trên dưới 20 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu Việt Nam lần
lượt giới thiệu, tiếp cận và lí giải văn học dân gian theo hướng lí thuyết hiện
đại của phương Tây: các tác giả như Lê Chí Quế, Nguyễn Xuân Kính,
Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Xuân Đức, Trần Thị An đã cho thấy những thế
mạnh của lí thuyết hiện đại thông qua việc tìm hiểu và ứng dụng vào nghiên
cứu các tác phẩm ở góc độ motif [15], hoặc theo hướng tiếp cận hiện đại như
Đào Duy Hiệp [14], hậu hiện đại của các tác giả như Phương Lựu [18], Lê
Huy Bắc [4].
5


2.3. Chúng tôi tiến hành khảo sát các khóa luận, luận văn tốt nghiệp có liên
quan đến truyện cổ tích thuộc bộ môn văn học dân gian và bộ môn văn học
phương Tây của khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(trước đây là Trường Tổng hợp) từ năm 1966 đến nay, gồm có:
1. Năm 1966: Những yếu tố lãng mạn trong hệ thống hình tượng nhân vật của
truyện cổ tích Việt Nam. Người viết: Lê Chí Quế. Người hướng dẫn: Đinh Gia
Khánh.
2. Năm 1969: Tìm hiểu vài nét về truyện cổ tích có chủ đề người vợ hoặc
người chồng đội lốt vật ở nước ta. Người viết: Đặng Tuêch Trí. Người hướng
dẫn: Lê Chí Quế.
3. Năm 1977: Tìm hiểu kiểu truyện: Người đội lốt vật trong truyện cổ tích dân
gian. Người viết: Nguyễn Minh Ý. Người hướng dẫn: Chu Xuân Diên.

4. Năm 1980: Vai trò, tác dụng, ý nghĩa xã hội của yếu tố thần kì trong truyện
cổ tích Việt Nam. Người viết: Lý Trung Nghĩa. Người hướng dẫn: Đinh Gia
Khánh.
5. Năm 1992:
- Bước đầu tìm hiểu truyện kể H.C. Andersen. Người viết: Hoàng Đình Huân.
Người hướng dẫn: Nguyễn Trường Lịch.
- Tiếng nói thiên nhiên trong truyện cổ Andersen. Người viết: Lương Thu Ba.
Người hướng dẫn: Nguyễn Trường Lịch.
- Tìm hiểu mốt số đặc điểm nghệ thuật truyện cổ Andersen. Người viết:
Nguyễn Thị Bích Liên. Người hướng dẫn: Nguyễn Trường Lịch.
6. Năm 1994: Nhân vật người kể chuyện trong truyển cổ của H.C. Andersen
đã dịch ở Việt Nam. Người viết: Lưu Lan Hương. Người hướng dẫn: Nguyễn
Trường Lịch.

6


7. Năm 1999: Bước đầu tìm hiểu tình tiết hóa thân trong “Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam”. Người viết: Dương Thị Hiếu. Người hướng dẫn: Nguyễn
Hùng Vĩ.
8. Năm 2001: Hình ảnh người học trò trong ca dao và truyện kể dân gian.
Người viết: Nguyễn Lệ Thủy. Người hướng dẫn: Nguyễn Xuân Kính.
9. Năm 2006: Dấu ấn truyện cổ tích trong sáng tác của một số nhà văn hiện
đại Việt Nam. Người viết: Nguyễn Thị Hồng Nhung. Người hướng dẫn:
GS.TS Lê Chí Quế.
- So sánh truyện cổ Grimm và truyện cổ Andersen. Người viết: Trần Thị Hải
Yến. Người hướng dẫn: Trần Hinh.
10. Năm 2008: Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ góc độ tự sự. Người viết:
Khúc Thùy Linh. Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp.
11. Năm 2009: Kiểu truyện anh cả - em út trong truyện kể dân gian Việt Nam

và một số nước Châu Á. Người viết: Trương Thị Vân Anh. Người hướng dẫn:
GS.TS Lê Chí Quế.
12. Năm 2011: So sánh 31 chức năng – nhiệm vụ - hành động theo V.Ia.
Propp giữa Lục đô tập kinh và truyện cổ tích Việt Nam. Người viết: Đỗ Thị
Thúy. Người hướng dẫn: Nguyễn Hùng Vĩ.
13. Năm 2012: Bước đầu điều tra không gian diễn ra hoạt động trong kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Người viết: Vũ Thị Yên.
Người hướng dẫn: Nguyễn Hùng Vĩ.
14. Năm 2013: Nghiên cứu cấu trúc và phân tâm học truyện cổ Grimm từ góc
nhìn giáo dục (Qua bản tiếng Anh). Người viết: Hoàng Giang Quỳnh Anh.
Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp.
15. Năm 2014: Truyện cổ tích Nga dưới góc nhìn cấu trúc. Người viết: Phạm
Văn Hải. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy.

7


2.4. Các bài viết có liên quan đến truyện cổ tích khác, phải kể đến:
- Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif – Những khả thủ và
bất cập [1].
- Cổ tích hiện đại: “Cô bé bán diêm” của Andersen [3].
- Tìm hiểu motif thách đố trong truyện cổ tích (Lương Thị Khuyên) [38].
- Từ nàng tiên cá của Hans Christian Andersen đến nàng tiên cá của Walt
Disney (Trần Lê Hoa Tranh) [39].
Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm các bài viết có liên quan đến đề tài,
chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những bài viết của các tác giả có nghiên cứu
truyện cổ tích theo hướng phân tâm học. Từ trước đến nay, có rất nhiều
phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm khác nhau.
Các bài viết của các tác giả chúng tôi liệt kê ở trên, đều theo hướng cái nhìn
đến việc xem xét các bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật để tạo nên mối

liên hệ nội tại xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm với mối tương quan giữa
nội dung và hình thức, để tác phẩm vừa có sự hài hòa, vừa có sự thống nhất
cao độ. Các tác giả mặt khác cũng đều khẳng định rằng nghiên cứu tác phẩm
văn học trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật giúp người nghiên cứu,
một mặt nắm được đặc trưng thẩm mĩ, bản chất của ngôn ngữ văn học; mặt
khác, xác lập được các nguyên tắc, các hệ thống thao tác văn bản hoá tác
phẩm một cách chuẩn xác, cũng như hiểu sâu hơn ý nghĩa của việc văn bản
hoá tác phẩm một cách khoa học.
Trong số những bài viết, những công trình nghiên cứu kể trên, có hai hướng
nghiên cứu thuộc hai đề tài khóa luận:
Thứ nhất, là khóa luận So sánh truyện cổ Grimm và truyện cổ Andersen.
Người viết: Trần Thị Hải Yến, người hướng dẫn: Trần Hinh. Đây là một trong
8


số ít những công trình nghiên cứu có liên quan tới truyện cổ Grimm tại khoa
Văn học. Căn cứ vào lí thuyết so sánh và những trường phái văn học so sánh
ở Nga – Xô Viết từ cuối TK XIX đến nay, công trình đi sâu nghiên cứu, so
sánh chất liệu dân gian; chất liệu hiện thực; tính triết lí đạo đức; các bình diện
về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, kết cấu của cả truyện cổ Grimm và truyện cổ
Andersen. Công trình dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu giữa hai kho tàng
truyện cổ nổi tiếng hàng đầu thế giới đến thời điểm hiện nay, cung cấp cho
người đọc một cái nhìn tổng quan về hai kho tàng. Từ đó, khẳng định tầm ảnh
hưởng cũng như ý nghĩa của truyện cổ Grimm, truyện cổ Andersen nói riêng
và truyện cổ tích nói chung với các nền văn học sau này.
Thứ hai, là khóa luận Nghiên cứu cấu trúc và phân tâm học truyện cổ Grimm
từ góc nhìn giáo dục (Qua bản tiếng Anh). Người viết: Hoàng Giang Quỳnh
Anh. Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp. Công trình nghiên cứu 12/30
truyện nổi tiếng nhất theo xếp hạng của Anh và Đức, sử dụng mô hình
Greimas để phân tích các cấu trúc chức năng và ý nghĩa các lớp truyện kể

trong truyện cổ Grimm. Từ đó dẫn tới khẳng định truyện cổ Grimm có thể
chia thành 2 loại tùy thuộc theo cấu trúc chức năng của nhân vật trong từng
truyện kể. Với chương 2, công trình đi sâu vào nghiên cứu các biểu tượng
trong truyện cổ Grimm gồm 3 loại: biểu tượng ánh sáng, biểu tượng bóng tối
và biểu tượng trung gian, cũng thông qua mô hình Greimas để làm sáng tỏ lớp
ý nghĩa sâu xa của các biểu tượng trong truyện cổ Grimm. Chương 3, dưới
góc nhìn giáo dục, công trình đi vào nghiên cứu cách thức giáo dục trẻ thông
qua truyện cổ Grimm, kèm theo thực hiện các khảo sát xã hội học.
Bên cạnh hai khóa luận, chúng tôi có tiếp thu những nghiên cứu, quan điểm
của bài viết Nghiên cứu truyện cổ Grimm từ lí thuyết hiện đại (trường hợp
9


Chim ưng thần) của PGS.TS. Đào Duy Hiệp tại Hội thảo Tự sự học dân gian,
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, năm 2009. Đây là một trong số những bài viết
kì công, nghiên cứu sâu sắc không chỉ gợi ý cho chúng tôi về: sự hình thành
và phát triển của cổ tích phương Tây, nội dung truyện cổ Grimm, quan điểm
của Propp và lí thuyết sơ đồ hành động của Greimas cho các nhân vật trong
truyện cổ, cách ứng dụng phương pháp cấu trúc, lí thuyết phân tâm học vào
phân tích một truyện cổ mà còn gợi mở cho chúng tôi về thế giới của cổ tích –
thế giới của truyện cổ Grimm – mà tác giả kì công nghiên cứu một trường hợp
điển hình nhất – Truyện Chim ưng thần.
2.5. Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học được biết đến khá sớm, ngay từ đầu
những năm 30 của thế kỉ trước trong những trang phê bình của Trương Tửu
hay Nguyễn Văn Hanh. Phân tâm học ngay sau đó hầu như vắng mặt sau năm
1945 ở miền Bắc bởi những thống trị của phê bình xã hội học marxit. Ở miền
Nam, mặt khác cũng có một vài tác giả quan tâm đến dịch, giới thiệu và ứng
dụng phân tâm học như Vũ Đình Lưu, Đàm Quang Thiện, Thanh Lãng. Chỉ
tới sau Đổi mới năm 1986, phân tâm học mới bắt đầu sức sống mãnh liệt trở
lại với những phân tích sắc bén của Đỗ Lai Thúy với chuyên luận Hồ Xuân

Hương hoài niệm phồn thực và tập chuyên đề Bút pháp của ham muốn.
Những bước đột phá trong nghiên cứu phân tâm học của Đỗ Lai Thúy phải kể
đến: các nghiên cứu không còn bám vào tiểu sử tác giả, hay đơn giản theo
kiểu sơ đồ: “dồn nén - ẩn ức – thăng hoa” mà phải thao tác trực tiếp với văn
bản, tìm kiếm những kí hiệu mang bản chất thực sự của phân tâm học. Mặt
khác, sử dụng những gợi dẫn của J. Lacan và bộ công cụ thao tác ngôn ngữ
của các nhà chủ nghĩa hình thức Nga, trường phái ngôn ngữ Praha và phê
bình mới Anh-Mĩ, Đỗ Lai Thúy đi tìm và giải mã những cấu trúc vô thức
trên/trong/qua văn bản để chỉ ra những “bút pháp ham muốn” của những nhà
10


văn có dấu ấn phân tâm như trường hợp Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan, Nguyễn Gia Thiều, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên, Xuân Diệu [24].
Căn cứ tình hình nghiên cứu văn học dân gian của ta, chúng tôi khẳng định
chưa có bất kì công trình hoặc bài viết nào trong phạm vi tìm hiểu của chúng
tôi trùng với đề tài.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện kể gia đình cho trẻ em (tiếng Đức: Kinder- und Hausmärchen) là một
tập hợp các truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 bởi
Jacob Grimm và Wilhelm Grimm. Bộ truyện này thường được biết đến với
tên gọi Truyện cổ tích Grimm (tiếng Đức: Grimms Märchen) là những truyện
cổ tích dân gian, từng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới,
được dịch ra 160 thứ tiếng, trong đó tiếng Việt là ngôn ngữ nguồn mà luận
văn khảo sát.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ truyện kể sưu tầm của anh em Grimm là 211 truyện nhưng chỉ có
trên dưới 20 truyện được coi là nổi tiếng trên toàn thế giới theo sự xếp hạng
của Anh [40] và của Đức [41] gồm các truyện như Cô bé Lọ Lem, Hêxen và

Grêten, Hanxơ sắt, Nàng Bạch Tuyết,… đều được dịch sang tiếng Việt.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng bản tiếng Việt của dịch giả Lương
Văn Hồng, ấn bản gồm 4 tập được Nhà xuất bản Kim Đồng in và in tái bản
năm 2014, gồm 201 truyện do anh em nhà Grimm sưu tầm. Theo dịch giả
Lương Văn Hồng, đây là phiên bản khiến ông hài lòng nhất, không phải chỉ
11


bởi đây là phiên bản đầy đủ, nội dung sách được biên tập kĩ lưỡng, hình vẽ
minh họa sinh động, mà tất cả các tên riêng đã được hiệu chỉnh cho thống
nhất với nguyên bản [10].
Nói về giá trị của tác phẩm, nguyên Tổng lãnh sự Cộng hòa liên bang Đức tại
TP HCM Erhard Zander chia sẻ: “Trong thời buổi có những xung đột chính
trị và khởi đầu của nhiều cuộc chiến tranh, người dân yêu thích những câu
chuyện có lối hành văn súc tích và trong sáng, những câu chuyện đó để lại
trong lòng họ hình ảnh của một thế giới hòa đồng, nơi thiện luôn luôn thắng
ác… Những sự kiện tương tự nhất định cũng có trong lịch sử Việt Nam. Có lẽ
vì vậy mà truyện cổ Grimm được mọi người Việt Nam yêu thích”. Giáo sư
Chu Xuân Diên cho rằng: “Đọc Truyện cổ Grimm, độc giả không những chỉ
thấy lòng mình ấp áp hẳn lên vì nội dung nhân đạo của nó, trí óc mình sắc sảo
thêm lên vì những kinh nghiệm về cuộc sống dồi dào của nó, cảm quan thẩm
mĩ được thỏa mãn vì nghệ thuật kể chuyện trong sáng mà hấp dẫn của nó”
[37].
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những truyện
xét có yếu tố bạo lực trong 19 truyện được coi là nổi tiếng nhất của bộ truyện
cổ Grimm. Đó là:
1. Mười hai anh em
2. Anh trai và em gái
3. Nàng Rapunzel
4. Hansel và Grethel

5. Cô bé Lọ Lem
6. Cô bé mũ đỏ
7. Công chúa ngủ trong rừng
12


8. Nàng Bạch Tuyết
9. Cô gái không có bàn tay
10. Những nhạc sĩ thành Bremen
11. Thần chết đỡ đầu
12.Vua Ếch
13. Ba sợi tóc vàng của quỷ
14. Sói và bảy chú dê con
15. Ba chiếc lá rắn
16. Bảy con quạ
17.Chú thợ may nhỏ can đảm
18. Jôrinđơ và Jôgigơn
19. Con chim vàng
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tâm học đến với chúng ta đến nay đã được một khoảng thời gian khá
dài, không chỉ là một vài năm. Bởi lẽ đó, chúng ta có quyền tin tưởng rằng,
tính chất phong phú, giàu sức sinh sôi của những tác giả nghiên cứu phân tâm
học là không thể bác bỏ. Nỗ lực của Freud đã khiến chúng ta thấy được những
điều ẩn trú trong tư tưởng, trong ngôn từ của chúng ta. Và nhờ văn học, qua
văn học mà chúng ta nhận thức được tính người của ta: trong suy nghĩ, trong
nói năng, trong những lời lẽ được sử dụng và rèn rũa trong các mối quan hệ
thường ngày với bạn bè, cha mẹ,… để hỏi, để trả lời, để sống. Chỉ thông qua
văn học, đặc biệt là văn học truyền miệng – văn học dân gian trong những kỉ
nguyên và những nền văn minh chưa có chữ viết mà con người tự vấn về bản
thân mình, về số phận, về hoạt động xã hội và tinh thần của mình.


13


Sự sợ hãi và bạo lực là hai yếu tố hiện hữu trong hầu hết trong truyện cổ tích.
Quái vật ăn thịt trẻ em, cha mẹ đánh đập những đứa trẻ, phù thủy sử dụng
phép thuật và đặt lời nguyền lên những cô gái xinh đẹp chỉ là một vài trong số
những ví dụ về hành động bạo lực, tàn ác và nỗi sợ hiện hữu rõ trong các
truyện cổ tích. Bởi những lẽ đó, dưới ánh sáng của lí thuyết phân tâm học,
luận văn mong muốn tìm hiểu được lớp ý nghĩa sâu xa của truyện cổ Grimm
để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về một nền văn hóa, tâm linh một dân tộc
của phương Tây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Sơ lược về lí thuyết phân tâm học
Nghiên cứu văn học theo hướng phân tâm học là một trường phái nghiên cứu
văn học đặc biệt phát triển ở phương Tây đầu thế kỷ XX. Nguồn gốc của
phương pháp nghiên cứu này bắt nguồn từ chuyên ngành tâm lí của bác sĩ
người Áo S. Freud. Những phát hiện của ông về những vấn đề liên quan đến
tính dục và mặc cảm Oedipe (của những bé trai), mặc cảm Electra (của những
bé gái) của Freud đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhân
văn lúc bấy giờ.
Tiếp nhận ảnh hưởng từ Freud, một môn đệ xuất sắc của ông đồng thời cũng
là người sớm ly khai và đẩy phân tâm học rẽ sang một hướng khác - nhà tâm
lí học phân tích người Thụy Sĩ C. Jung, đã là người đã đưa phân tâm học tách
khỏi bệnh lí học và đồng thời, hòa đồng lí thuyết này vào trong môi trường
khoa học xã hội - nhân văn. Lí thuyết về cổ mẫu (archétype) như là trọng tâm
của nghiên cứu tâm lí học các chiều sâu, yếu tố nền tảng của vô thức tập thể
thực sự đã tạo nên thành tựu đáng kể trong nghiên cứu văn học. Cổ mẫu
(archetype là từ kép gồm từ arche: cổ, khởi đầu, cơ sở, nguyên lý… và từ
14



typos: mẫu, loại, dấu ấn, hình ảnh, mô hình, tiêu chuẩn… nên được dịch ra
nhiều cách khác nhau trong tiếng Việt: cổ mẫu, mẫu cổ, mẫu gốc, nguyên
mẫu, nguyên tượng, mẫu tượng, sơ nguyên tượng, siêu mẫu…) theo Từ điển
văn học, là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu của các biểu tượng, các cấu
trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của con người, chứa đựng trong vô
thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức tập thể này là một yếu tố đặc
trưng cho tất cả các vô thức cá nhân” [23]. Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới cũng nhấn mạnh: “Các mẫu gốc hiển hiện ra như những cấu trúc tâm thần
gần như phổ biến, bẩm sinh hay được thừa kế, một thứ ý thức tập thể; chúng
thể hiện qua các biểu tượng đặc biệt chứa đầy một công suất năng lượng lớn.
Chúng đóng một vai trò động lực và thống nhất đáng kể trong sự phát triển
nhân cách” [8].
Jung nói: “Nguyên sơ tượng (archétype), hay siêu mẫu, hay nguyên hình – dù
đó là quỷ, người hay biến cố – được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất
kì đâu có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động. Lần lượt chúng ta có ở đây
trước hết là nguyên hình huyền thoại. Nghiên cứu tỉ mỉ các hình tượng này ta
nhận thấy trong chừng mực nào đấy chúng là bản tổng kết đã được công thức
hóa của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vô số các thế hệ tổ tiên: đó có
thể nói là vết tích tâm lý của vô số cảm xúc cùng một kiểu” [21]. Jung còn
hiểu “Mẫu gốc là một định thức biểu trưng, nó luôn làm chức năng ở nơi nào
mà loại khái niệm ý thức không có, hoặc không thể có xét về hoàn cảnh bên
trong và bên ngoài” và “nó luôn luôn bảo lưu ý nghĩa và chức năng của mình.
Nó không bị hủy hoại mà chỉ bị biến thái, bộc lộ mình dưới các hình thức
mới…” [15].

15



Từ nền tảng lí thuyết của hai nhà nghiên cứu này, phân tâm học đã phát triển
thành rất nhiều hướng nghiên cứu, từ nghiên cứu văn hóa với tâm bệnh học
tộc người (G. Devereux), phân tâm học và Thiền (E. Fromm), phân tâm học
và văn học dân gian (V. Dundes) đến các nghiên cứu về chủ đề (Ch. Mauron,
G. Bachelard), nghiên cứu tác giả, tác phẩm (M. Bonapart, J. Delay, J.
Bellemin-Noel), người đọc (N. Holland),… trong nghiên cứu văn học. Trong
xu thế ấy, phân tâm học văn bản được ra đời như một sự cộng sinh giữa
trường phái cấu trúc - kí hiệu học Pháp với phân tâm học với người khai sinh
ra nó là J. Lacan.
Phân tâm học giải thích tác phẩm văn học dựa vào những đặc điểm của tâm lí
học về vô thức. Đó là sự thăng hoa của những xung năng, những ẩn ức về
ham muốn tính dục (chủ yếu trong tuổi thơ) nhưng bị cấm đoán về mặt xã hội,
gia đình. Phân tâm học đặc biệt thích hợp trong việc ứng dụng vào nghiên cứu
văn học dân gian, nghiên cứu các huyền thoại, như các nhà nghiên cứu đã chỉ
ra, khi dấu ấn về cái cá thể, cái “tôi” chưa rõ nét, bị hòa lẫn, nhòa phai với cái
“vô thức tập thể” [15]. Vô thức tập thể là “những nội dung tâm thức được kết
tinh từ nhiều truyền thống tâm lý, tâm linh, văn hóa và tôn giáo của nhiều thế
hệ loài người trong lịch sử”, bao gồm “những lo âu và sợ hãi, vui mừng và
phấn chấn, tranh đấu và thành công, những tương giao giữa nam và nữ, giữa
con cái và cha mẹ, những linh ảnh về người cha người mẹ, những thái độ đối
với hận thù và yêu thương, đối với sinh tử và ly biệt, những quyền lực của các
nguyên lý trời đất, tối sáng, âm dương…” [17].
4.2.Phân tích diễn ngôn phê phán
Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis) là phương pháp
tập trung vào các mô tả diễn ngôn thực tiễn, về “cách thức ngôn ngữ định
16


hình bởi các mối quan hệ thuộc về quyền lực và ý thức hệ” và “những tác
động mang tính xây dựng dựa trên bản sắc xã hội” (Fairc Lough 1992: 12).

Đối với các mối quan hệ giữa thực hành xã hội và ngôn ngữ, Fairc (2003: 2)
nhấn mạnh việc phân tích các văn bản văn học thực hiện theo cách tiếp cận
phân tích diễn ngôn phê phán bắt đầu từ tiền đề: ngôn ngữ là một phần của
đời sống xã hội, kết nối các yếu tố khác nhau của đời sống xã hội, để phân
tích xã hội và nghiên cứu xã hội phải luôn có khía cạnh ngôn ngữ”. Điều này
liên quan đến phân tích hệ thống ngôn ngữ học của hệ thống chức năng ngôn
ngữ (Systemic Functional Linguistics) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa
quyền lực và bạo lực trong bộ sưu tập truyện cổ Grimm.
Dưới ánh sáng của lí thuyết phân tâm học, chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh
và phân tích tính chất uyên bác và triết lí dân gian những truyện chúng tôi
kháo sát để đi đến kết luận rằng tất cả “mẫu gốc”, cái thiện, cái ác, quy luật
luân lí truyện là nằm trong chủ đích sáng tạo của dân gian, không phải ngẫu
nhiên, vô tình. Đó là bản năng sâu xa của sự sinh tồn và những quy luật khách
quan muôn đời.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 Chương, với phân tâm học là phương pháp xuyên suốt:
Chƣơng 1: Căn tính trong truyện cổ Grimm
Chƣơng 2: Những quy tắc luân lí thông qua các biểu tƣợng
Chƣơng 3: Ẩn ức trong truyện cổ Grimm

17


CHƢƠNG 1. CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM
Hầu hết chúng ta đều chịu ảnh hưởng một cách đáng ngạc nhiên từ những
người có chung căn tính. Nhiều hành động, quan niệm trên thế giới được duy
trì thông qua những sự ngộ nhận về một căn tính độc nhất và không thể lựa
chọn. Amartya Sen [22] – Giáo sư kinh tế học và Triết học tại Đại học
Harvard cho rằng: việc có chung căn tính với người khác là một điều rất quan

trọng để có thể sống trong một xã hội và tầm quan trọng của một căn tính cụ
thể sẽ tùy thuộc vào bối cảnh xã hội.
Trong quá trình phát triển của bất kể châu lục nào, cũng xảy ra nhiều cuộc
đụng độ giữa các nền văn mình, và Âu Châu trung cổ cũng không phải là một
ngoại lệ. Ở mỗi cuộc đụng độ đó, các nền văn minh giao thoa với nhau một
phần, chấp nhận tồn tại song hành một phần, và cũng loại trừ lẫn nhau phần
nào đó. Xét trên góc độ tổng thể, đó là những bữa tiệc lớn của những căn tính
cộng đồng lớn dựa trên khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế, thể chế và
cả phong tục tập quán. Xét trên góc độ cá thể, đó là công cuộc chia sẻ căn tính
của nhiều nhân thân đơn lẻ, với niềm tin, phương tiện và mục đích sống khác
nhau. Dù là sự giao lưu tổng thể hay giao lưu cá thể, những cuộc giao lưu
mãnh liệt ấy luôn đem lại hứng khởi, đau thương cho cả kẻ chiến thắng lẫn
người chiến bại. Các sự kiện, kinh nghiệm đó được lưu truyền trong dân gian,
bồi tụ và chuyển biến thành các câu chuyện để vừa nhắn nhủ, vừa chia sẻ, và
vừa tìm kiếm sự cảm thông [6].
Các câu chuyện cổ tích cũng như các huyền thoại, có thể được xem như
những biểu tượng của các quy trình tâm lí biến đổi và phát triển phức tạp. Đó
là phương tiện tuyệt vời để giúp chúng ta đạt được những hiểu biết và học
được những điều cơ bản về bản thân chính con người chúng ta. Truyện cổ
18


×