Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình xây dựng trường học sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận tân bình, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.58 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

ĐINH KHẮC HUY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

ĐINH KHẮC HUY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Mã số chuyên ngành: 60 58 02 08


LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lưu Trường Văn

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH
là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn bộ luận văn hay từng phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận những bằng cấp ở nơi khác. Các trích dẫn được thực
hiện theo đúng quy định.
Luận văn chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học, các cở sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015

Đinh Khắc Huy


iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị

7

Hình 2.2. Giả thiết nghiên cứu

8

Hình 4.1. Vai trị khi tham gia dự án xây dựng trường học

38

Hình 4.2. Vị trí cơng tác trong dự án xây dựng

38

Hình 4.3. Số dự án đã tham gia

39

Hình 4.4. Tổng mức đầu tư của dự án đã tham gia

39

Hình 4.5. Mức độ thành cơng của dự án đã tham gia

40


Hình 4.6. Biểu đồ Scree

58

Hình 4.7. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

60

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Nhân tố thành công của dự án xây dựng công
tiến hành kiểm tra thử nghiệm

24

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mơ tả

40

Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo

44

Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả EFA

51

Bảng 4.4. Ma trận nhân tố giai đoạn 1

52


Bảng 4.5. Ma trận nhân tố giai đoạn 2

56

Bảng 4.6. Tương quan giữa các nhân tố

59

Bảng 4.7. Đáng giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy

61

Bảng 4.8: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình (kiểm định ANOVA) 62
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần
trong mơ hình

63

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy
riêng phần trong mơ hình được chọn

67


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQLDA


Ban quản lý dự án

BQL

Ban quản lý

vcs

và cộng sự

ctg

các tác giả


v

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1.

Cơ sở hình thành luận văn

1

1.2


Các mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3

1.5. Phương pháp nghiên cứu

3

1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY

5


2.1.

5

2.2.

Các khái niệm
2.1.1. Thành công

5

2.1.2. Dự án

5

2.1.3. Dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

6

2.1.4. Ban quản lý dự án

6

2.1.5. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng

6

2.1.6. Tư vấn giám sát

7


2.1.7. Mơ hình nghiên cứu đề nghị

7

2.1.8. Giả thiết nghiên cứu

8

Các nghiên cứu tương tự đã được công bố

9

2.2.1. Các nghiên cứu tương tự tại Việt Nam

9


vi

2.2.2. Các nghiên cứu tương tự trên thế giới

11

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. Quy trình nghiên cứu


22

3.2. Thu thập dữ liệu

23

3.3. Các công cụ nghiên cứu

23

3.4. Khảo sát thử nghiệm nhân tố thành công

24

3.5. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức

28

3.6. Phân tích dữ liệu

28

3.7. Lý thuyết thống kê dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

30

3.7.1. Thang đo Likert

30


3.7.2. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo

32

3.7.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

33

3.7.4. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

38

4.1. Thống kê mơ tả

38

4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

43

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo của các nhân tố

43

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)


50

4.3. Xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính

60

CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Cơ sở hình thành luận văn
Đầu tư xây dựng các cơng trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại

Việt Nam là mục tiêu hàng đầu trong cơng tác hoạch định chính sách của Nhà nước
nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động xã hội được diễn ra theo đúng định hướng của nhà
quản lý, phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề phát sinh trong q trình xây dựng các dự án trong
đó việc xây dựng các cơng trình có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là một

trong những vấn đề chính đang được xã hội quan tâm trong thời gian qua, được nhiều
nhà phân tích, hoạch định chính sách, những chuyên gia trong ngành xây dựng, quản
lý dự án đóng góp ý kiến nhằm xây dựng một cơ chế phù hợp hơn, linh hoạt hơn trong
đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành… các dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Trong đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các cơng trình xây
dựng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được xem là yếu tố quan trọng trong việc
tính tốn hiệu quả đầu tư của từng dự án về thời gian, chi phí, các nguồn lực khác
nhằm đảm bảo các vấn đề về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, khai thác quỹ đất và
đưa cơng trình vào khai thác vận hành theo đúng mục đích đã đề ra.
Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua luôn quan tâm
đến việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là các cơng trình phục vụ giáo dục, giao thơng, xây dựng cơ bản … có nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần qua các năm
cụ thể 3 năm gần đây như sau: năm 2012 tổng vốn kế hoạch giao là 108,507 tỷ đồng,
năm 2013 là 128,944 tỷ đồng, năm 2014 là 214,580 tỷ đồng.
Tuy nhiên những cơng trình này cũng khơng tránh khỏi tình trạng chậm trễ
tiến độ ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng gây lãng phí thời gian,
tài chính và quan trọng hơn là việc ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Quận Tân
Bình và Thành phố Hồ Chí Minh, ngun nhân là khơng hồn thành tiến độ đề ra.


2

Việc lựa chọn đề tài “ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các cơng
trình xây dựng trường học có nguồn vốn từ ngân sách trên địa bàn quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết vì việc đảm bảo tiến độ hoạch định là một
trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của dự án xây dựng, đặc
biệt là dự án xây dựng trường học, thường được yêu cầu đúng tiến độ để phục vụ kịp
thời niên học mới. Nói theo cách khác, các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ cũng
chính là các nhân tố chính quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án

xây dựng. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công của các cơng trình xây dựng trường học đã được thực hiện, từ đó xác định
được các giải pháp khắc phục có hiệu quả trong cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư,
công tác giám sát, tư vấn thiết kế, đồng thời đảm bảo ngân sách nhà nước được đầu
tư có hiệu quả đem lại lợi ích cho nhà nước và nhân dân.
1.2 .

Các mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành công của dự

án xây dựng trường học sử dụng vốn ngân sách giúp các bên phối hợp làm việc tốt
và hiệu quả hơn, đặc biệt đó là sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các bên tham
gia, từ tư vấn thiết kế, giám sát thi công và quyết tốn cơng trình, nghiệm thu đưa vào
sử dụng, đồng thời tối ưu hóa các nguồn lực như tài chính, con người, thời gian, thiết
bị, nguyên nhiên liệu. Nghiên cứu thực hiện mơ hình đo lường sự tác động của các
nhân tố thường gây chậm trễ, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
x Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành cơng của dự án
xây dựng trường học.
x Phân tích các nguyên nhân.
x Đề xuất các giải pháp khắc phục.


3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
x Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành công của các dự án xây
dựng trường học có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn quận
Tân Bình?

x Thang đo nào có thể đo lường mức độ ảnh ảnh hưởng đến tiến độ - sự
thành cơng trên?
x Có mối liên hệ nào giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành
công trên?

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Thời điểm thu thập dữ liệu từ năm 2013, nghiên cứu được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014.
- Nghiên cứu được thực hiện tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành công của dự án xây
dựng trường học, từ giai đoạn khởi công đến kết thúc của dự án.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu thực hiện qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (nghiên cứu sơ bộ): được thực hiện thơng qua phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành
bằng cách thảo luận với các chuyên gia ngành xây dựng thuộc lĩnh vực đầu tư cơng
có thâm niên lâu năm hợp tác nghiên cứu, giám sát và thi công các cơng trình trường
học tại quận Tân Bình, các cá nhân có vị trí chủ chốt trong các cơng ty xây dựng,
giám sát, tư vấn thiết kế, thẩm định giá…; đồng thời tìm hiểu qua nghiên cứu, các tạp
chí nói về việc chậm trễ tiến độ trong xây dựng cơ bản có vốn Nhà nước, nhằm xây
dựng nên thang đo nháp. Nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo sẽ khảo sát
khoảng 20 đối tượng có tham gia vào các dự án xây dựng tại quận Tân Bình theo cách
lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và kiểm tra thang
đo.


4

- Giai đoạn 2 (nghiên cứu chính thức): được thực hiện bằng phương pháp định
lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ; giai đoạn này

nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng, kiểm định mơ hình
nghiên cứu.
Bảng câu hỏi do đối tượng trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu là những cá nhân tham gia vào các dự án xây dựng các
cơng trình trường học và xây dựng cơ bản tại quận Tân Bình.
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành cơng các cơng
trình xây dựng trường học có nguồn vốn từ ngân sách nói chung và các cơng trình
xây dựng trường học nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý nhà nước
trên địa bàn quận Tân Bình, giúp tập trung sâu hơn vào các nhân tố quyết định đến
việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách, giải quyết việc làm, đảm bảo an
sinh xã hội, phát triển giáo dục và chăm lo cho thế hệ sau này đáp ứng yêu cầu của
toàn xã hội.
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành cơng các dự án xây dựng
trường học có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước từ mức độ thường xuyên đến mức
độ nghiêm trọng sẽ giúp cho các bên tham gia xây dựng các dự án này quan tâm nắm
bắt được các tác động đến tiến độ - sự thành công và đề ra các giải pháp tối ưu.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Các khái niệm

2.1.1. Dự án thành công
Theo từ điển Merriam-Webster, thành công là kết quả đúng và muốn có được
của một sự cố gắng. Vậy dự án thành công hay thành công của một dự án xây dựng

trường học là kết quả đúng và muốn có được của một sự cố gắng của các bên liên
quan; Kết quả muốn có được của dự án xây dựng thường là đạt chất lượng yêu cầu,
trong khoản thời gian và chi phí đã được hoạch định và đảm bảo an tồn lao động.
2.1.2. Dự án
Dự án là một các hoạt động được sắp xếp nhằm đạt được một kết quả cụ thể
trong phạm vi ngân sách và thời gian nhất định – dự án khơng phải là kế hoạch.
Dự án có 5 đặc trưng cơ bản:
- Có một hay một hệ thống các mục tiêu cụ thể, rỏ ràng và định lượng được.
- Dự án là một chuỗi các hoạt động liên tục, nối tiếp nhau mà kết quả của từng
hoạt động là cơ sở cho những hoạt động tiếp theo.
- Ràng buộc về nguồn lực (các yếu tố nguồn lực đầu vào như: tiền, nhân lực,
vật liệu, thiết bị...)
- Ràng buộc về thời gian: thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
- Tổ chức dự án là một bộ máy tạm thời của riêng dự án đó, sau khi kết thúc
dự án, tổ chức dự án cũng kết thúc.
Các dự án đều có chu trình 4 giai đoạn: xác định và xây dựng dự án – lập kế
hoạch – quản lý thực hiện – kết thúc dự án.


6

2.1.3. Dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
2.1.4. Ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án ( BQLDA) là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập,
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện
quản lý dự án. BQLDA có thể thành lập từ nhân sự của chủ đầu tư hoặc là 1 tổ chức

(hoặc một cơng ty có đăng ký giấy phép kinh doanh) thực hiện thay mình công tác tổ
chức giám sát, điều hành để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, đúng yêu
cầu kỹ thuật, kinh tế. Có thể phân loại BQLDA như sau:
- BQLDA được thành lập từ nhân sự của chủ đầu tư
- BQLDA được chủ đầu tư thuê mướn
2.1.5. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt
động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong
hoạt động xây dựng. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng trực
tiếp với chủ đầu tư xây dựng cơng trình để nhận thầu tồn bộ một loại cơng việc hoặc
tồn bộ cơng việc của dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận
thầu trực tiếp với chủ đầu tư để thực hiện phần việc chính của một loại cơng việc của
dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu
ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần
cơng việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.


7

2.1.6. Tư vấn giám sát
Công việc của tư vấn giám sát bao gồm:
- Nghiệm thu xác nhận khi cơng trình đã thi công đảm bảo đúng thiết kế, theo
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng.
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng
- Từ chối nghiệm thu khi cơng trình không đạt yêu cầu chất lượng
- Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng cơng trình những bất hợp lý về thiết kế để
kịp thời sửa đổi
2.1.7. Mơ hình nghiên cứu đề nghị


Các yếu tố liên
quan đến hồ sơ thủ
tục và quy định của
pháp luật

Các yếu tố liên quan
đến con người thực
hiện dự án
Các yếu tố liên quan
đến tính chất của dự
án xây dựng

H1

H2

H3

H4
Các yếu tố liên quan
đến tư môi trường
bên ngoài
Các yếu tố liên quan
đến hoạt động quản
lý dự án

Các yếu tố khác

H5


H6

Tiến độ - Sự
thành công
của dự án


8

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu sơ bộ

2.1.8. Giả thiết nghiên cứu:

Các yếu tố liên quan
đến hồ sơ thủ tục và quy
định của pháp luật càng
đảm bảo
Các yếu tố liên quan đến
con người thực hiện dự
án càng đảm bảo
Các yếu tố liên quan
đến tính chất của dự án
xây dựng càng đảm bảo

H1 (+)

H2 (+)

H3 (+)


(-)

(-)

(-)

Tiến độ càng
đảm bảo- mức
thành công tăng

Tiến độ càng
đảm bảo- mức
thành công tăng

Tiến độ càng
đảm bảo- mức
thành công tăng

Các yếu tố liên quan đến
tư môi trường bên ngồi
càng đảm bảo

H4 (+)

(-)

Tiến độ càng
đảm bảo- mức
thành cơng tăng


Các yếu tố liên quan
đến hoạt động quản lý
dự án càng đảm bảo

H5 (+)

(-)

Tiến độ càng
đảm bảo- mức
thành công tăng

(-)

Tiến độ càng
đảm bảo- mức
thành công tăng

Các nhân tố khác càng
đảm bảo

H6 (+)

Hình 2.2. Giả thiết nghiên cứu trong mơ hìnhnghiên cứu sơ bộ


9

2.2.


Các nghiên cứu tương tự đã được công bố

2.2.1 Các nghiên cứu tương tự tại Việt Nam
Nghiên cứu của Long Duy Nguyen và cộng sự (2004) đã xác định được 05
nhân tố ảnh hưởng nhất đến tiến độ - sự thành cơng của những dự án lớn (có giá trị
trên 01 triệu USD) tại Việt Nam là: Cam kết cho dự án; Kinh phí đầy đủ suốt dự án;
Đầy đủ nguồn lực; Trình độ của người quản lý dự án; Đa dạng/trình độ của ban quản
lý dự án. Sau khi phân tích nhân tố, tác giả đã nhận dạng 15 nhân tố ảnh hưởng đến
tiến độ - sự thành công và nhóm thành 4 nhóm gọi là 4 COMs, bao gồm: thuận lợi
(comfort);

năng

lực

(competence);

cam

kết

(commitment);

thông

tin

(communication). Nhân tố "Thuận lợi" (comfort) liên quan đến đảm bảo nguồn lực,
nổ lực và lãnh đạo để thực hiện dự án. Nhân tố "Năng lực" (competence) đòi công
nghệ, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp. Nhân tố "Cam kết" (commitment) đảm bảo

là tất cả các bên liên quan đến dự án và các cấp quản lý dự án của mỗi tổ chức phải
sẵn sàng quản lý, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành thuận lợi. Nhân tố " Thông
tin" (communication) giúp những thông tin dự án cho tất cả các bên trong và ngoài
dự án một cách rõ ràng, phổ biến.
Mối liên hệ giữa nhân tố thành công (success factor) và chỉ số PSI (Project
Success Index) cũng đã được Hoàng Thái Sơn (2007) xác định. Chỉ số PSI theo
nghiên cứu này được hiểu gồm 4 yếu tố: Thời gian hồn thành dự án; Chi phí thực
hiện dự án; Chất lượng dự án; Các vấn đề an toàn trong quá trình thực hiện. Theo tác
giả, nhân tố quan trọng đối với tiến độ - sự thành công của dự án xây dựng theo PSI
lần lượt là năng lực chuyên môn của các bên; kế hoạch tổ chức công việc; năng lực
của quản lý dự án; tầm quan trọng của dự án; sự tác động của yếu tố khách quan.
(Long, 2008) nghiên cứu về chậm trễ và vượt chi phí trong các dự án xây dựng
lớn ở Việt Nam, so sánh kết quả với một số quốc gia khác.
Đối với dự án thực hiện theo phương thức thiết kế - thi công cũng được tác giả
Đặng Ngọc Châu (2011) nghiên cứu và rút ra nhân tố thành công quan trọng nhất đối


10

với dự án loại này là Đầy đủ tài chính để hoàn thành dự án; Chỉ huy trưởng đủ năng
lực, kinh nghiệm và quyền lực; Nhà thầu có kinh nghiệm (với các dự án tổng thầu
thiết kế-thi cơng) và có uy tín cao; Nhà thầu kết hợp tốt giữa phương án thiết kế và
các biện pháp thi cơng thích hợp; Nhà thầu có năng lực mạnh về quản lý thiết kế và
thi công ;….
(Việt, 2011) nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến tài
chính gây chậm trễ đến tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam. Nghiên cứu được
thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
Nguyễn Tiến Thức (2011) đã xác định được năm nhân tố gây nên rủi ro tiến
độ thi công trong các dự án xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có: (1) nhân tố
bên ngồi khơng thể dự báo, (2) nhân tố bên ngồi có thể dự báo, (3) nhân tố bên

trong phi kỹ thuật, (4) nhân tố mang tính kỹ thuật và (5) nhân tố mang tính pháp lý
với tổng cộng 22 khía cạnh cụ thể (biến quan sát) dùng để đo lường các nhân tố kể
trên. Trong đó, nhân tố bên ngồi có thể dự báo có ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến là
nhân tố mang tính kỹ thuật, nhân tố bên ngồi khơng thể dự báo và hai nhân tố cuối
có ảnh hưởng bằng nhau là nhân tố bên trong phi kỹ thuật, nhân tố mang tính pháp
lý.
Châu Ngô Anh Nhân (2011) khi nghiên cứu về Cải thiện tiến độ hoàn thành
dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Khánh Hịa đã xác định được các nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án xếp theo mức độ ảnh hưởng từ
mạnh đến yếu là: (1) Nhóm yếu tố về mơi trường bên ngồi, (2) Nhóm yếu tố về
chính sách, (3) Nhóm yếu tố về hệ thống thơng tin quản lý, (4) Nhóm yếu tố về năng
lực nhà thầu chính, (5) Nhóm yếu tố về năng lực của CĐT, (6) Nhóm yếu tố về mức
độ phân cấp thẩm quyền quyết định cho CĐT và (7) Nhóm yếu tố về năng lực nhà tư
vấn. Tất cả đều có quan hệ nghịch biến với biến động tiến độ hoàn thành dự án. Ngoài
ra, độ mạnh tác động của 7 nhóm yếu tố trên đến biến động tiến độ hoàn thành dự án
sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố đặc trưng dự án là cấp ngân sách.


11

(Luân, 2012) nghiên cứu đánh giá các nguyên nhân chậm trễ trong các dự án
giao thông sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
2.2.2. Các nghiên cứu tương tự trên thế giới
(Al Barak, 1993) nghiên cứu về những nguyên nhân thất bại của nhà thầu tại
Ả Rập Saudi. Nghiên cứu tập trung khảo sát các nhà thầu thi công xây dựng các cơng
trình nhà cao tầng và đường cao tốc.
(Al Ghafly, 1995) nghiên cứu về những nguyên nhân chậm trễ trong xây dựng
của các dự án dịch vụ công cộng tại Ả Rập Saudi.
(Al Momani, 2000) nghiên cứu phân tích định lượng về chậm trễ xây dựng.
Nghiên cứu điều tra nguyên nhân chậm trễ của các dự án nhà ở, văn phịng, nhà cơng

vụ, trường học, y tế và phương tiện truyền thông ở Jordan nhằm hổ trợ cho việc quản
lý xây dựng trong việc thiết lập đánh giá đầy đủ khi ký kết hợp đồng.
(Assaft SA, Al-Khalil M, Al-Hazmi, 1995) nghiên cứu về những nguyên nhân
chậm trễ xây dựng trong những dự án xây dựng cao ốc lớn ở Ả Rập Saudi.
(Chan, Kumaraswamy, 1997) nghiên cứu so sánh về nguyên nhân trễ tiến độ
trong các dự án xây dựng tại Hong Kong.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành công của dự án được
Albert P. C. Chan và cộng sự (2004) tổng kết bao gồm : Hoạt động quản lý dự án;
Thủ tục dự án; Môi trường bên ngoài; Các nhân tố liên quan đến dự án; Các nhân tố
liên quan đến con người.
Để đảm bảo tiến độ - sự thành cơng của dự án thì cơng tác quản lý dự án là
một khía cạnh rất quan trọng, những nhân tố thành cơng của khía cạnh này được
Divakar và cộng sự (2009) nghiên cứu. Theo tác giả thì nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất
đối với tiến độ - sự thành công của quản lý dự án là Dòng tiền trong dự án, tiếp theo
sau là những nhân tố: sự chuẩn bị hóa đơn chất lượng và kịp thời trả cho nhà thầu xây
dựng; Đình chỉ dự án do chờ quyết định sửa đổi hoặc gia tăng chi phí dự án; Sự tham
gia và cam kết của các bên tham gia dự án – Khách hàng, tư vấn, kiến trúc sư, nhà


12

thầu/nhà thầu thi công; Tranh cãi giữa các bên dự án và do đó đình chỉ cơng việc; Sự
tham gia và cam kết của các nhà quản lý dự án, kỹ sư dự án, hỗ trợ kỹ thuật, người
lao động; Phối hợp giữa các bên liên quan trong dự án (nhà cung cấp vật liệu, thiết
bị,…).
Thiếu quản lý và giám sát công trường, sự hỗ trợ của quản lý dự án ảnh hưởng
rất lớn đến vấn đề đảm bảo tiến độ và chi phí của dự án xây dựng (Long Le-Hoai và
cộng sự, 2008).
Bản chất của dự án, hiệu quả của hoạt động quản lý dự án, áp dụng phương
pháp quản lý cải tiến thích hợp là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với chỉ số PSI

của các dự án thiết kế - thi công (Lam, E.W.M và cộng sự, 2008). Thành cơng của
các bên có liên quan đến quản lý dự án góp phần tạo sự thành cơng của dự án. Thành
cơng của các bên có liên quan này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố trách nhiệm xã
hội, đảm bảo hiệu quả thông tin, nhu cầu của các bên và hạn chế của dự án, quyền lợi
của các bên được rõ ràng (Yang, J. và cộng sự, 2009). Thành cơng của các bên tham
gia dự án nói chung phụ thuộc vào các yêu tố như: Ủng hộ của quản lý cấp cao, đầy
đủ nguồn lực, giải quyết tranh chấp hiệu quả, phối hợp hiệu quả, thông tin hiệu quả,
cam kết dài hạn, tin cậy lẫn nhau (Albert P. C Chan và các cộng sự, 2004).
Đối với dự án xây dựng công, theo SZS. Tabish và cộng sự (2011), xét về tổng
thể những dự án xây dựng công bị ảnh hưởng lớn bởi các nhóm nhân tố: Nhận thức
và tuân thủ với quy tắc và quy định; Hiệu quả hợp tác giữa các bên tham gia; Hoạch
định và xác định rõ ràng phạm vi tiền dự án. Nếu đứng ở khía cạnh tn thủ các quy
tắc về phịng chống tham nhũng thì thành cơng của dự án xây dựng cơng bị ảnh hưởng
mạnh bởi nhóm nhân tố Hoạch định và xác định rõ ràng phạm vi tiền dự án. Ở khía
cạnh tn thủ quy tắc tài chính thì thành công của dự án xây dựng công bị ảnh hưởng
mạnh bởi nhóm nhân tố Nhận thức và tuân thủ với quy tắc và quy định. Nhóm nhân
tố Nhận thức và tuân thủ với quy tắc và quy định có nghĩa là bạn phải tuân thủ với
quy tắc phòng chống tham nhũng trong quá trình ra quyết định, phải nhận thức và
tn thủ quy tắc kiểm tốn/tài chính và khơng có vấn đề về an tồn lao động trong


13

xây dựng. Nhóm nhân tố Hiệu quả hợp tác giữa các bên tham gia bao gồm những
nhân tố: Nhà quản lý dự án ra quyết định đánh giá kịp thời đối với nhân viên và dự
án, thông tin kịp thời cho các bên tham gia, hợp tác toàn diện giữa các bên tham gia,
sự ủng hộ của quản lý cấp cao, mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng, mức độ trung
thực cao trong chia sẽ thông tin giữa các bên, thường xuyên giám sát và phản hồi bởi
quản lý cấp cao, nguồn lực có sẵn xuyên suốt dự án. Nhóm nhân tố Hoạch định và
xác định rõ ràng phạm vi tiền dự án bao gồm những nhân tố: hiểu rõ phạm vi phần

công việc của chủ đầu tư và nhà thầu, thực hiện điều tra tồn diện cơng trường tiền
đấu thầu, khơng có sự thay đổi lớn trong phạm vi cơng việc khi thi cơng, khơng có
can thiệp một cách quan liêu, phạm vi công việc được phân chia rõ ràng.
Nhân tố thành công của dự án PPP/PFI (Public–private partnerships/Private
Finance Initiative) được Bing Li và cộng sự (2005) phân hạng theo khu vực công, tư
và tổng hợp cả hai. Theo khu vực cơng thì nhân tố quan trọng nhất là quá trình mua
sắm cạnh tranh. Theo khu vực tư thì nhân tố quan trọng là liên minh tư nhân mạnh.
Tổng hợp quan điểm cơng tư thì nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là liên minh tư nhân
mạnh, phân phối và chia sẽ rủi ro hợp lý, thị trường tài chính sẵn sàng,…
Aiyetan và ctg. (2011) khi nghiên cứu về phương pháp tư duy hệ thống để loại
bỏ sự chậm trễ trong các dự án xây dựng ở Nam Phi đã xác định 76 yếu tố tiềm ẩn có
thể ảnh hưởng đến thời gian bàn giao của dự án và phân thành mười hai loại được
xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp như sau: (1) Lập kế hoạch xây
dựng và kiểm soát kỹ thuật; (2) Phong cách quản lý; (3) Chính sách kinh tế; (4) Chất
lượng quản lý trong quá trình xây dựng; (5) Điều kiện tiếp cận công trường; (6) Điều
kiện mặt bằng công trường; (7) Động lực của người lao động; (8) Khả năng thi cơng
của thiết kế; (9) Điều kiện chính trị-xã hội; (10) Khách hàng hiểu biết về các quá trình
thiết kế, mua sắm và xây dựng; (11) Quản lý chất lượng trong q trình thiết kế; và
(12) Điều kiện mơi trường vật lý. Cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định
tính được sử dụng. Mẫu bao gồm các kiến trúc sư, khách hàng, nhà thầu, giám sát
khối lượng, và kỹ sư kết cấu trong ngành xây dựng Nam Phi. Nghiên cứu kết luận


14

rằng nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong việc bàn giao các dự án là liên quan
đến giai đoạn xây dựng và có thể cho rằng sự can thiệp ở giai đoạn xây dựng được
coi là hiệu quả nhất đối với việc hoàn thành dự án đúng thời hạn. Nghiên cứu cũng
khuyến cáo rằng nên tập trung vào lập kế hoạch phù hợp, sơ tuyển nhà cung cấp, cung
cấp tiến độ cơng việc, kịp thời thanh tốn để giảm thiểu sự chậm trễ trong thời gian

bàn giao dự án.
Al-Kharashi và Skitmore (2009) khi nghiên cứu về nguyên nhân của sự chậm
trễ trong các dự án xây dựng khu vực công ở Ả Rập Xê Út đã thực hiện một cuộc
khảo sát có sử dụng tất cả các biến từ 10 nghiên cứu trước đó (Al-Mudlej, 1984; AlHazmi, 1987; Al-Ojaimi, 1989; Assaf và Mohammed, 1996; Al-Ghafly, 1995; AlKhalil và Al-Ghafly, 1999; Odeh và Battaineh, 2002; Assaf và Al-Hejji, 2006; Arain
và cộng sự, 2006). Kết hợp với nhau, 10 nghiên cứu này tạo ra 112 nguyên nhân của
sự chậm trễ. Các biến này được bố trí trong bảy nhóm: (1) Khách hàng, (2) Nhà thầu,
(3) Tư vấn, (4) Vật liệu, (5) Lao động, (6) Hợp đồng và (7) Các nguyên nhân liên
quan đến mối quan hệ. Cuộc khảo sát bao gồm một mẫu của 86 khách hàng, nhà thầu
và tư vấn làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng Ả Rập Xê Út. Kết quả phản
ánh quan điểm của mỗi nhóm trả lời (khách hàng, nhà thầu và tư vấn) liên quan đến
từng nhóm nguyên nhân là khác nhau nhưng có một sự thống nhất được tìm thấy rằng
nguyên nhân gây ra chậm trễ xây dựng liên quan đến sự thiếu hụt nhân lực có trình
độ và giàu kinh nghiệm.
Apolot và ctg. (2012) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu điều tra nguyên nhân
của sự chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong khu vực công của Uganda.
Các cuộc thảo luận được tổ chức với các nhà thầu, các quan chức chính phủ, các
chuyên gia tư vấn làm việc cho các dự án công cộng, và trên kinh nghiệm cá nhân
với các dự án cơng trình cơng cộng. Sự chậm trễ và vượt chi phí được xem xét trong
nghiên cứu này là những gì xảy ra trong suốt giai đoạn thực hiện (xây dựng) của dự
án xây dựng. Các dữ liệu đã được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát
và nghiên cứu trường hợp của CAA (Cơ quan Hàng không dân dụng) đã được sử


15

dụng để xác nhận các kết quả từ cuộc khảo sát. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
định lượng. Kết quả năm nguyên nhân quan trọng nhất của sự chậm trễ trong các dự
án xây dựng đã được tìm thấy: (1) Thay đổi phạm vi công việc, (2) Chậm thanh toán
cho nhà thầu, (3) Giám sát và kiểm soát kém, (4) Chi phí vốn cao, (5) Bất ổn an ninh
chính trị.

Fugar và AgyakwahǦ Baah (2010) tiến hành nghiên cứu điều tra nguyên nhân
chậm trễ của các dự án xây dựng ở Ghana để xác định yếu tố quan trọng nhất theo
các bên tham gia chính trong dự án (khách hàng, tư vấn và nhà thầu). 32 nguyên nhân
chậm trễ đã được xác định và được phân loại thành chín nhóm lớn. Tầm quan trọng
tương đối của các nguyên nhân riêng lẻ và các nhóm đã được tính tốn và xếp hạng
theo chỉ số quan trọng tương đối của chúng. Kết quả tổng thể của nghiên cứu cho
thấy 10 yếu tố ảnh hưởng hàng đầu trong việc gây ra chậm trễ sắp xếp thứ tự giảm
dần tầm quan trọng: (1) Chậm trễ trong việc thanh toán, (2) Đánh giá thấp chi phí của
dự án, (3) Đánh giá thấp sự phức tạp của dự án, (4) Khó khăn trong việc tiếp cận tín
dụng ngân hàng, (5) Giám sát yếu kém, (6) Đánh giá thấp thời gian hoàn thành dự án
bởi các nhà thầu, (7) Thiếu nguyên vật liệu, (8) Quản lý kém chuyên nghiệp, (9) Biến
động về giá cả / tăng chi phí ngun vật liệu, và (10) Quản lý cơng trường kém; và 3
nhóm xếp hạng theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần: (1) Nhóm tài chính, (2) Nhóm
vật liệu, (3) Nhóm lập kế hoạch và kiểm sốt kỹ thuật.
Haseeb và ctg. (2011a) đã tiến hành nghiên cứu về nguyên nhân và ảnh hưởng
của sự chậm trễ trong các dự án xây dựng lớn của Pakistan. Họ dùng bảng câu hỏi
khảo sát để có được những dữ liệu về nguyên nhân và ảnh hưởng của sự chậm trễ.
Sau đó phân tích dữ liệu bằng một cơng thức thống kê để tính tốn chỉ số quan trọng
tương đối (RIR). Dựa trên giá trị RIR, họ xếp hạng các nguyên nhân và ảnh hưởng
của sự chậm trễ. Sau cùng, Haseeb và ctg. (2011a) đã đưa ra được 16 nguyên nhân
quan trọng của sự chậm trễ, đó là: (1) Tài chính và thanh tốn, (2) Ước lượng thời
gian khơng chính xác, (3) Chất lượng vật liệu, (4) Chậm trễ trong thanh toán cho nhà
cung cấp và nhà thầu phụ, (5) Quản lý công trường kém, (6) Công nghệ cũ, (7) Thiên
tai, (8) Điều kiện công trường không lường trước, (9) Thiếu nguyên vật liệu, (10) Sự


16

chậm trễ gây ra bởi các nhà thầu phụ, (11) Thay đổi trong bản vẽ, (12) Thiết bị không
phù hợp, (13) Dự tốn chi phí khơng chính xác, (14) Thay đổi đơn đặt hàng, (15)

Thay đổi tổ chức và (16) Thay đổi pháp lý.
Haseeb và ctg. (2011b) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ của
các dự án xây dựng ở Pakistan cùng với những phân loại của chúng như sau: (1)
Nhóm yếu tố liên quan đến khách hàng gồm có: điều kiện kinh tế & tài chính, hồn
thành dây chuyền cụ thể, mối quan tâm thời gian thi cơng, những thay đổi thiết kế có
thể; (2) Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu gồm có: đội quản lý cơng trường, đội
quản lý thích hợp, bảng mã cơng trình xây dựng, thầu phụ; (3) Nhóm yếu tố liên quan
đến tư vấn gồm có: thơng tin dự án đầy đủ & thích hợp, thiết kế & bản vẽ khả thi, dễ
dàng liên hệ cung cấp; (4) Nhóm yếu tố liên quan đến hợp đồng gồm có: sử dụng
dạng chuẩn, đặc biệt; (5) Nhóm liên yếu tố quan đến điều kiện dự án gồm có: vị trí
cơng trình, người dùng cuối & nhiệm vụ, tính phức tạp cơng trình; (6) Nhóm yếu tố
bên ngồi gồm có: thiên tai, thời tiết, chính sách, cam kết pháp lý.
Kikwasi (2012) khi nghiên cứu về những nguyên nhân và ảnh hưởng của sự
chậm trễ và sự gián đoạn trong dự án xây dựng ở Tanzania. Đây là một nghiên cứu
mô tả, được thiết kế để có được quan điểm từ các khách hàng, các công ty tư vấn,
Ban quản lý và các công ty xây dựng liên quan đến nguyên nhân và ảnh hưởng của
sự chậm trễ trong các dự án xây dựng. Hai kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng để chọn
người trả lời cụ thể là: lấy mẫu có mục đích và ngẫu nhiên. Kết quả có 21 ngun
nhân được xếp hạng, trong đó có bảy nguyên nhân được xếp hạng cao như: (1) Thay
đổi thiết kế, (2) Sự chậm trễ trong thanh toán cho các nhà thầu, (3) Sự chậm trễ thơng
tin, (4) Vấn đề kinh phí, (5) Quản lý dự án kém, (6) Vấn đề bồi thường và (7) Bất
đồng về xác định giá trị công việc thực hiện. Các nguyên nhân khác được xếp hạng
là trung bình là: (8) Xung đột giữa các bên liên quan, (9) Thay đổi tiến độ dự án, (10)
Vấn đề cung cấp / mua sắm, (11) Quan liêu, (12) Các nhà thầu có nhiều dự án và (13)
Các nhà thầu khơng đủ năng lực. Nghiên cứu đề nghị nên có ngân sách xây dựng đầy
đủ, ban hành kịp thời các thông tin, hoàn thiện thiết kế và kỹ năng quản lý dự án phải
là trọng tâm chủ yếu của các bên trong quá trình đấu thầu dự án.


17


Long và ctg. (2008) cho rằng có 7 nhóm yếu tố gây nên rủi ro tiến độ và chi
phí của dự án xây dựng là: (1) Nhóm yếu tố chậm và thiếu ràng buộc gồm: Chậm
thanh tốn cho các cơng việc đã hoàn thành, quản lý hợp đồng kém, phương pháp thi
công lỗi thời hay không phù hợp, điều kiện cơng trình khơng thể đốn trước; (2)
Nhóm yếu tố thiếu khả năng bao gồm: giám sát và quản lý công trình yếu kém, dịng
thơng tin giữa các bên liên quan chậm, cơng tác hỗ trợ quản lý kém; (3) Nhóm yếu tố
về thiết kế gồm: thiết kế sai lỗi, thay đổi thiết kế, cơng việc phát sinh; (4) Nhóm yếu
tố thị trường và ước lượng gồm: thiếu hụt vật tư, ước lượng sai, lạm phát; (5) Nhóm
yếu tố khả năng tài chính gồm: khó khăn tài chính của nhà thầu, khó khăn tài chính
của chủ đầu tư; (6) Nhóm yếu tố chính phủ gồm: những trở ngại xuất phát từ chính
phủ; (7) Nhóm yếu tố lao động gồm: cơng nhân thiếu kỹ năng, thầu phụ thiếu khả
năng.
Megha và Rajiv (2013) đã chỉ ra 59 nguyên nhân của sự chậm trễ cho các dự
án xây dựng khu dân cư ở Ấn Độ. Những nguyên nhân này đã được phân loại trong
chín nhóm chính tùy theo tính chất và phương thức xuất hiện của chúng như: (1) Dự
án: hình phạt chậm trễ không hiệu quả,...; (2) Chủ sở hữu: chậm trễ trong tiến độ
thanh tốn, chậm trễ trong q trình ra quyết định, khơng có các biện pháp khuyến
khích cho nhà thầu để hoàn thiện trước thời hạn,...; (3) Nhà thầu: những khó khăn
trong dự án tài chính của nhà thầu,...; (4) Tư vấn: sự thiếu kinh nghiệm của chuyên
gia tư vấn,...; (5) Thiết kế: sai sót và sai lệch trong hồ sơ thiết kế,...; (6) Vật liệu; (7)
Thiết bị; (8) Lao động; và (9) Yếu tố bên ngoài: ảnh hưởng của điều kiện bên dưới
bề mặt (ví dụ: đất, mực nước ngầm cao, vv), mưa ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng,
thay đổi trong các quy định và pháp luật của chính phủ,... Phương pháp tiếp cận được
đề xuất để thực hiện bảng xếp hạng trong những nguyên nhân từ hai kỹ thuật khác
nhau là: chỉ số tầm quan trọng tương đối và chỉ số quan trọng như một chức năng của
chỉ số mức độ nghiêm trọng và chỉ số tần số.


18


Memon và ctg. (2011) xác định và xếp hạng các ngun nhân chính của việc
chậm tiến độ trong ngành cơng nghiệp xây dựng của Malaysia (dưới góc nhìn của
chun gia tư vấn quản lý dự án - PMC) là: (1) Dịng tiền và khó khăn tài chính của
nhà thầu, (2) Quản lý công trường kém của nhà thầu, (3) Nhà thầu thiếu kinh nghiệm,
(4) Thiếu việc làm ở công trường, (5) Lập kế hoạch và lịch trình khơng hiệu quả, (6)
Sự leo thang của giá nguyên vật liệu, (7) Thực hiện giao hợp đồng cho nhà thầu trả
giá thấp nhất, (8) Vấn đề với các nhà thầu phụ, (9) Thiếu thông tin liên lạc giữa các
bên, (10) Thay đổi quản lý, (11) Chậm trễ trong mua sắm nguyên vật liệu, (12) Nhà
thiết kế khơng đủ năng lực, (13) Ước tính thời gian dự án kém, (14) Chậm ra quyết
định, (15) Điều kiện mặt bằng không lường trước được, (16) Thay đổi trong phạm vi
dự án trong cơng trình xây dựng, (17) Thay đổi thiết kế thường xuyên, (18) Can thiệp
của chủ sở hữu trong cơng việc / q trình xây dựng. Nghiên cứu cũng khuyến nghị
rằng, để hoàn thành dự án đúng thời hạn, nhà thầu được yêu cầu phải quản lý dòng
tiền của họ và sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn. Ngồi ra, lập kế
hoạch và lịch trình có hiệu quả là u cầu cơ bản, tiến độ dự án cần phải được cập
nhật thường xuyên và đội ngũ nhân viên có tay nghề cao phải được tuyển dụng để dự
án có thể được quản lý tốt và hiệu quả.
Olawale và Sun (2010) khi nghiên cứu về việc kiểm sốt chi phí và thời gian
của các dự án xây dựng đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 250 tổ chức dự án xây
dựng ở Anh, sau đó là các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các chuyên viên có kinh
nghiệm từ 15 năm trở lên của các tổ chức này. Nghiên cứu này sử dụng một sự kết
hợp của phương pháp định lượng và định tính. Olawale và Sun (2010) đã xác định và
xếp hạng các yếu tố ức chế việc kiểm soát thời gian dự án xây dựng thông qua chỉ số
quan trọng tương đối theo thứ tự như sau: (1) Thay đổi thiết kế, (2) Đánh giá khơng
chính xác thời gian/thời hạn dự án, (3) Tính phức tạp của cơng trình, (4) Rủi ro và sự
không chắc chắn liên quan đến dự án, (5) Không thực hiện của các nhà thầu phụ và
nhà cung cấp được đề cử, (6) Thiếu đào tạo thích hợp và kinh nghiệm của Quản lý
dự án, (7) Sự sai lệch trong văn bản hợp đồng, (8) Nguồn nhân lực có tay nghề thấp,
(9) Xung đột giữa các bên tham gia dự án, (10) Điều kiện thời tiết không thể lường



×