Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tiểu luận môn tài nguyên nhân văn: Hiện trạng – phương hướng khai thác sử dụng các di sản văn hóa, lịch sử ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.14 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHMT & TĐ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI: Hiện trạng – phương hướng khai thác & sử
dụng các di sản văn hóa, lịch sử ở Việt Nam

Giảng Viên: ThS. Dương Kim Giao
Sinh Viên: Bùi Văn Hoàng
Ngày Sinh: 01/11/1994
Lớp: Quản lý tài nguyên & môi trường k10
Mã Sv: DTZ1258501010029
--

Giới thiệu.
+ Di sản văn hóa, lịch sử luôn có vai trò quan trọng, mật thiết đối với đời
sống của con người cũng như trong bản sắc của mỗi dân tộc, tạo nên nét đặc
trưng và sự khác biệt của mỗi dân tộc, mỗi vùng cũng như trong mỗi người ->
từ đó khẳng định truyền thống yêu nước đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết cùng
nhau chiến đấu cũng như xây dựng tổ quốc tốt đẹp hơn, giúp cho con người
vun đắp lòng tự hào đối với bản sắc của dân tộc mình.
+ Di sản văn hóa, lịch sử tồn tại và phát triển suốt hàng nghìn năm lịch sử,
cho đến ngày nay vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát
triển của đất nước, dân tộc đồng thời phản ánh được tình hình văn hóa, lịch sử


của đất nước, dân tộc qua các thời kì -> truyền thồng văn hóa của dân tộc, tạo
nên giá trị văn hóa dân tộc của hiện tại và tương lai.


+ Trong điều kiện phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, việc
bảo vệ các di sản văn hóa ngày càng trở lên quan trọng và cấp bách, vì vậy
nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra nhiều bộ luật nhằm bảo vệ
và phát huy nền di sản văn hóa của dân tộc.
Nội dung.
I. Di sản văn hóa.
1. Khái niệm:
+ Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Di san văn hóa dân tộc kết tinh trí tuệ, ý trí, tình cảm và công sức của mỗi
cá nhân và tập thể hình thành nên những chuẩn mực giá trị xã hội phản ánh
những sắ thái riêng biệt và truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Di sản văn
hóa dân tộc đóng dấu ấn của mỗi thời đại là bức thông điệp của các thế hệ đi
trước gửi cho các thế hệ hôm nay, là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân
tộc trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Di sản văn hóa bao gồm:
* Các di tích: các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu
tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ, kí tự, nhà ở trong hang đá, và các
công trình sự kết hợp giữa các công trình tách biệt hoặc do liên kết lại với
nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan
có giá trị nổi bật toàn cầu, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
* Các di chỉ: các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết
hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo
cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mĩ, dân tộc học
hoặc nhân chủng học.
Theo công ước di sản thế giới – 1972
2. cấu trúc:
+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên
nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc

sống con người.
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác
3. Hiện trạng – phương hướng khai thác và sử dụng.
* Hiện trạng.
- Tích cực:
+ Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2012 cả nước ta đã có 17 di sản văn
hóa được UNESCO ghi danh ở tất cả các hạng mục: di sản vật thể, phi vật


thể, di sản thiên nhiên, di sản tư liệu. Nhìn vào đây, có thể thấy sự tích cực
cũng như những tiến bộ rõ rệt trong công tác lập hồ sơ cho di sản Việt Nam
trình UNESCO.
+Những di sản này chính là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, là tài sản quý
giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những di sản văn hoá vật thể, phi
vật thể, di sản thiên nhiên của Việt Nam sau khi được UNESCO công nhận
cùng các di tích và danh lam thắng cảnh được xếp hạng đã có được sức sống
mới, thương hiệu mới. Những di sản đã có sức hút mạnh mẽ hơn và trở thành
điểm đến du lịch trọng điểm. Nhờ vậy, di sản đang góp phần quảng bá văn
hóa Việt Nam trong cộng đồng thế giới, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu về
đất nước, con người Việt Nam và tạo nguồn thu lớn để các địa phương có thể
tiếp tục công cuộc bảo tồn di sản.
-Tiêu cực.
+ Hiện nay trước sự phát triển của khoa học công nghệ, kĩ thuật, sự gia tăng
dân số, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế các giá trị di sản văn hóa đang
ngày càng trở nên bị mai một và xuống cấp. Viêc phát huy những giá trị của

các di sản văn hóa còn nhiều hạn chế, sự hạn hẹp về nguồi kinh phí để bổ
xung hiện vật cho bảo tàng và tu sửa những công trình xuống cấp, hiện tượng
các cá nhân tập thể lấn chiếm các di tích lịch sử văn hóa làm của riêng cho
mình, nạn chộm cắp, buôn bán các cổ vật diễn ra mạnh và khó nhận biết,…
+ Theo thống kê của bộ văn hóa thể thao và du lịch tình trạng lấn chiếm các di
tích làm của riêng, nơi sinh sống, buôn bán, thậm trí xây dựng trường học, ủy
ban nhân dân xã… vẫn diễn ra mạnh. Tình trạng này đã xuất hiện cach đây
hàng chục năm, phức tạp và khó giải quyêt..
+Hà Tĩnh hiện có 339 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 73 di tích được xếp
hạng cấp quốc gia, 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt và nhiều loại
hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
khác nhau nên nhiều di tích đang bị xuống cấp, hư hại nghiêm trọng như: Đền
thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở xã Kim Lộc (Can Lộc); miếu Biên Sơn
thuộc thôn Trung Sơn (Hồng Lộc, Lộc Hà.
+ Chùa Giác Lâm ở TPHCM có đến 265 tuổi, hiện nay vẫn còn giữ 113 pho
tượng cổ, 19 bức hoành phi, 86 câu đối… nhưng hiện nay đang bị 1 số người
dân xung quanh lấn chiếm vào khuôn viên chùa, tồn tại 4 căn nhà ( phía
đường Lạc Long Quân) xây cất với diện tích hàng trăm m2 lấn sau vào khuôn
viên chùa…
+ Vịnh Hạ Long kì quan thiên nhiên của thế giới hàng ngày phải hứng chịu
trên 200 tên rác thải từ các hoạt động du lịch, sinh sống của người dân thải ra

+ Việc xâm hại các di tích lịch sử không được các cơ quan có thẩm quyền xử
lí, hoặc chỉ xử lí về mặt hình thức, dẫn tới các công trình di tích qua hàng
chục năm vẫn chưa được giải quyết, nhiều hộ dân trong khu vực còn được cấp
sổ đỏ để sinh sống -> di sản văn hóa bị mai một có nguy cơ biến mất.


+ Viêc tu bổ các công trình di sản văn hóa diễn ra theo chiều hướng bất cập và
kéo dài thời gian: các chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền vì lợi ích riêng

bất chấp tất cả để tham ô, rút lõi công trình dẫn tới chất lượng công trình bị
xuống cấp không đảm bảo, nhiều công trình không đủ vốn qua nhiều năm vẫn
còn bỏ không chưa giải quyết, các chủ đầu tư và đội ngũ tư vấn đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau, làm việc không nhiệt tình, tận tâm….
++Việc đánh cắp các cổ vật diễn ra the chiều hướng mạnh: thiếu sự quản lí
đồng bộ của cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm người quản lí, các trang
thiết bị còn hạn chế là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đánh cắp cổ vật
gia tăng…
+Ở Hà Nội 6 tháng đầu năm 2014 trong thời gian vỏn vẹn ba tháng nhưng có
tới 5 vụ xâm hại hoặc tác động không tốt đến di tích. Như việc tự ý đưa tượng
Phật Dược Sư vào di tích lịch sử Quốc gia chùa Bà Đá (quận Hoàn Kiếm); tự
ý đưa và tiếp nhận ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vào di tích lịch sử Quốc gia
đặc biệt đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm); lấy trộm 4 thanh gỗ sưa ở Quán thờ
thôn Cựu Quán (huyện Hoài Đức) đem bán; tự ý thay đổi một số thiết kế và
thi công chưa đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật tại đình Quang Húc (huyện Ba Vì)
và xây dựng bình phong không đúng mỹ thuật rồi tự ý phá bỏ khi cơ quan
chức năng yêu cầu tạm dừng thi công tại lăng Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây).
Nguyên nhân.
+ Tác động của tự nhiên: Nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử trải qua hàng
nghìn năm lịch sử hứng chịu các biến động của tự nhiên như bão, gió, lũ…
nếu không được con người sử lí kịp thời theo thời gian các công trình này có
nguy cơ biến mất hoặc không phục hồi.
+ Tác động của con người:
Hoạt động du lịch: các di tích lịch sử được sử dụng vào mục đích du lịch, tận
dụng tối đa các điều kiện từ các di tích để khai thác khiến chất lượng của các
di tích bị xuống cấp trầm trọng, kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường
do các chất thải từ hoạt động du lịch từ con người tạo ra làm ảnh hưởng tới
cảnh quan và giá trị của các di sản.
+ Việc quản lí không chặt trẽ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền dẫn
tới tình trạng tham ô, cấu kết với nhau để chuộc lợi khiến cho các công trình

di sản bị suy giảm chất lượng cũng như bị đánh cắp đi nhiều cổ vật quý hiếm,
đồng thời do sự thiếu kiến thức hiểu biết của các cán bộ tu sửa, sự thiếu hiểu
biết và kiến trúc nghệ thuật truyền thống không nắm được nét đặc trưng của
di tích mỗi thời kì khác nhau.
Biện pháp bảo vệ.
+ Tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân tại nhà trường, khu di tích, bảo
tàng, thông tin đại chúng …
+ Sử lí các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền lợi dụng các giá trị của di
tích để làm lợi cho bản thân.
+ Áp dụng các biện pháp khoa học, kĩ thuật và tu sửa, gia cố, tôn tạo, xây
dựng lại các công trình di tích bị xuống cấp…


II. Di tích lịch sử
1. khái niệm.
+ Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền
Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu
di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi,Lam Kinh, đền Đồng
Nhân...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di
tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách
mạng Pắc Bó...
2. Phân loại di tích lịch sử

*Căn cứ vào đặc điểm nội dung và hình thức:
+ Di tích lịch sử: bao gồm những công trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử
tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự
nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước, gắn với sự kiện lịch sử tiêu
biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật: bao gồm quần thể các công trình kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một
hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
+ Di tích khảo cổ học: gồm những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh
dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ. Việt Nam là một trong
những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích, di vật khảo cổ học là
nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc
từ thời tiền sử tới các thời kỳ lịch sử sau này.
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao
hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong lịch sử để lại, có giá trị
về lịch sử, văn hóa, khoa học.
*Căn cứ vào giá trị về các mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và cấp độ quản lí :
+ Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia
do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng.
+ Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết đinh xếp hạng.
+ Di tích cấp tỉnh, thành phố là di tích có giá trị tiêu biểu trong phạm vi địa
phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra
quyết định xếp hạng.


3. Thực trạng sử dụng và khai thác.
* Thực trạng.

+ Cảnh quan môi trường của một số di tích bị biến đổi mạnh do các công trình
xây dựng xung quanh di tích không phù hợp với quy hoạch truyền thống của
khu di tích. Những công trình xây dựng bao quanh di tích có quy mô quá lớn
cả về chiều cao và diện tích sẽ làm cho di tích bị thu hẹp lại . Ví dụ điển hình
vi phạm tại di tích chùa Vua, chùa Linh Ứng, chùa Giác Viên, chùa Trăm
Gian ( Nghệ An), chùa Chân Long….
+ Hiện tượng xây dựng mới, tu bổ, tôn tạo di tích một cách tuỳ tiện, không có
sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện tượng tu bổ, tôn tạo và
xây dựng mới di tích còn diễn ra phổ biến ở một số địa phương. Di tích Lam
Kinh (Thanh Hóa), Thành nhà Mạc (Tuyên Quang), Đàn Nam Giao - Thành
Nhà Hồ (Thanh Hóa), hay di tích đền Đô, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa
Trăm Gian (Hà Nội), đình Ngu Nhuế (Hưng Yên)…
+Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên việc khai thác đá
hay xây dựng phát triển kinh tế đã trực tiếp hay gián tiếp phá hủy cảnh quan
môi trường di tích. Viba Núi Lớn- di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia bị hủy
hoại, xóa tên khỏi danh mục di sản văn hoá quốc gia bởi Cty cổ phần Núi
Lớn-Núi Nhỏ và cáp treo thi công dự án cáp treo xâm hại di tích.
*Nguyên nhân.
+ Khách quan: Do ảnh hưởng của khí hậu theo thời gian như mưa, bão, gió,
nhiệt độ…, các di tích bị biến đổi suy giảm về chất lượng, nhất là các di tích
được xây dựng bằng gỗ. Chịu ảnh hưởng tác động trong 2 cuộc đấu tranh
chống Pháp và Mĩ do bom đạn phá hủy kèm theo trong thời gian đó việc tu
sửa các di tích chưa được chú trọng còn phải tập trung vào công cuộc đấu
tranh giải phóng đất nước.
+Chủ quan: chủ yếu là do nhận thức của người dân trong xã hội còn hạn chế,
chưa nhận thức dõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy các giá
trị di tích, thường đạt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng tập thể.
Các cấp chính quyền, các nhà quản lí chưa phát huy hết vai trò của các bộ
luật di sản văn hóa, thường ỷ lại nhau, khuất lờ trước những ảnh hưởng xấu.
Việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại đất di tích phải thực hiện trong

thời gian dài, trong khi thành phố cũng chưa có một cơ chế cụ thể, chính sách
đồng bộ để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Vì thế, việc lấn chiếm các di
tích vẫn tồn tại và kéo dài đến nay.
Trước sự phát triển mạnh mẹ của khoa học công nghệ -> tốc độ đô thị hóa
diễn ra mạnh khiến đất trở nên quý hiếm-> xâm chiếm đất cho bản thân.
*Giải pháp hạn chế.
+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết cho người dân, mở các lớp tập
huấn giảng dạy cho cán bộ quản li…
+ Tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là ở địa phương có các công trình di
tích cần được bảo vệ.


+ Đầu tư ngân sách cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Hỗ trợ, di dời những hộ dân ra khỏi di tích.
+ Đưa di tích đến với cộng đồng .
+ Tiến hành sử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm luật bảo
vệ di tích lịch sử.

Kết luận.
+ Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con
nhớ về cội nguồn, truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước hình
thành nhân cách con người Việt Nam thời hiện đại.
+ Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói
chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng
được nâng cao. Bảo vệ di tích lịch sử, phát huy vai trò của di tích phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều di tích được xếp hạng
và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã
hội chăm lo và bảo vệ di tích. Trong thời gian hiện tại hệ thống di tích của đất
nước đã căn bản được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu

dài.
+ Trải qua nhiều năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo,
bảo vệ di tích, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm
chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm
nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành,
nhiều cấp trong thời gian dài.



×