Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận chăn nuôi: Sự đa dạng về thành phần và công tác chọn giống bò ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.9 KB, 26 trang )

A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước. Ngành nông nghiệp
từ xưa đến nay đóng vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong
đó, ngành chăn nuôi giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp. Nó là
nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cũng là nguồn nguyên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Từ một nước thiếu thốn về lương thực nay
nước ta đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Sự
thành công này không tách khỏi vai trò và sự đóng góp thiết thực của ngành
chăn nuôi trâu, bò.
Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật cũng như việc mở rộng
thị trường hội nhập quốc tế đã mở ra cho ngành chăn nuôi nước nhà một
bước phát triển vượt bậc. Trong đó phải kể đến ngành chăn nuôi bò. Việc
chăn nuôi bò không còn mục đích phục vụ cho nông nghiệp nhiều như trước,
mà còn đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa,... cho thị trường, trở thành mặt hàng
xuất khẩu. Xã hội càng tiến bộ, khoa học kĩ thuật càng phát triển, đặc biệt là
ngành công nghệ sinh học cùng với việc giáo lưu thị trường giữa các nước đã
phần làm đa dạng thành phần giống bò. Tùy vào mục đích chăn nuôi, đặc
điểm của từng vùng,... mà người dân có thể lựa chọn được giống bò phù hợp.
Sự mở rộng thị trường tiêu thụ và nhu cầu của người tiêu dùng là động
lực để ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi bò nói riêng phát triển.
Vậy công tác chọn giống bò ở nước ta hiện nay đã thực sự đáp ứng được nhu
cầu này hay chưa và nhà nước đã hỗ trợ người dân trong vấn đề này ra sao?
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Sự đa dạng về thành phần và công tác chọn
giống bò ở nước ta hiện hiện nay.”

1

1



2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được đặc điểm về ngoại hình, thể trạng và khả năng thích nghi
với điều kiện ngoại cảnh của một số giống bò. Từ đó có thể lựa chọn được
con giống phù hợp với mục đích chăn nuôi và điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội ở từng vùng.
Đề ra một số biện pháp cải thiện công tác chọn giống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các giống bò
Phạm vi nghiên cứu: Công tác chọn giống ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điểu tra

2

2


B. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Một số khái niệm
1.1.1 Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn
vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động.
Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống
sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa
kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh
định cư.
1.1.2 Giống vật nuôi
Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có

ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố,
phát triển do tác động của con người, giống vật nuôi phải có số lượng nhất
định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ
sau.
Giống vật nuôi được phân loại theo:
+Theo nguồn gốc của giống.
+Theo mức độ tiến hoá của giống.
+Theo hướng sản xuất.
Để là giống vật nuôi, phải có những điều kiện sau:
- Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng
- Có đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các
giống khác.
- Di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau.
- Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng
- Được hội đồng giống quốc gia công nhận là một giống.
- Thuần chủng, không pha tạp.
3

3


1.1.3 Công tác chọn giống
Chọn giống trong ngành chăn nuôi, là phát hiện và giữ lại những cá thể
mang đặc tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không
đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống và nâng cao năng suất vật nuôi, cây
trồng. Chọn lọc là một trong ba khâu rất quan trọng trong công tác giống vật
nuôi (chọn lọc - chọn phối - nhân giống). Đó là khâu đầu tiên và có vai trò
quyết định của công tác giống. Muốn có những cá thể để ghép đôi rồi từ đó
nhân lên thì trước hết phải chọn lọc từ các cá thể tốt từ quần thể. Trên cơ sở
chọn lọc tốt kết hợp với nuôi dưỡng chăm sóc tốt con vật sẽ phát huy được

giá trị của phẩm giống.
1.2 Vai trò của ngành chăn nuôi bò
- Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển
- Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu sinh hoạt của con người:
+ Thịt bò có giá trị dinh dưỡng cao (lipit chiếm 10.5%, protein 18%,
khoáng 1%, năng lượng 171 kcal/kg thịt).
+ Sữa bò chứa nhiều vitamin và khoáng, nguồn cung cấp sữa chủ yếu
trong số các loại gia súc khác.
-Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển: cung cấp da, sừng, tiêu thụ
các phụ phế phẩm của công nghiệp chế biến nông sản (như rỉ mật,...)
-Tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi bò
Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu và thời tiết
Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc
mà còn tác động đến sự phát triển, chất lượng của cây cỏ nói chung và cây
trồng nông nghiệp. Sản lượng và giá trị dinh dưỡng của cỏ có sự thay đổi
khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết.
+ Đất đai và nguồn nước
4

4


Diện tích và chất lượng đất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất
lượng các loại thức ăn cho bò, có nghĩa là tác động trực tiếp đến sinh trưởng
và phát triển của vật nuôi này. Đất đai còn ảnh hưởng đến phương thức nuôi
loài gia súc chăn thả trên đồng cỏ. Hiện nay diện tích chăn thả có xu hướng
ngày càng bị thu hẹp, trong khi diện tích trồng cỏ tăng chậm so với tốc độ
tăng đàn thì việc giải quyết thức ăn thô xanh cho bò một vấn đề cần được

quan tâm.
Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong
cơ thể sinh vật. Trâu bò có thể nhịn ăn 1-2 ngày nhưng không thể nhịn uống 1
ngày.
- Kinh tế xã hội
+ Vốn
Là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Muốn phát triển chăn
nuôi bò trong nông hộ với quy mô lớn hơn, chất lượng con giống tốt hơn cần
đầu tư mua con giống tốt, đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào, có chuồng trại phù
hợp thì vốn là yếu tố cần thiết.
+ Lao động
Việc đào tạo tập huấn để nâng cao năng suất lao động trong chăn nuôi
bò cho người dân cần được tiến hàn.
+ Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một
ngành nghề. Nếu chính sách đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phất triển, ngược
lại nó sẽ kìm hãm nền kinh tế.
Trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách như khuyến
nông, trợ giá, tín dụng nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, ban hành các
chính sách khuyến khích. Chính sách ở các địa phương tập trung ở các lĩnh
vực sau: Đầu tư con giống, thức ăn và đồng cỏ, thú y và phòng bệnh, vốn vay

5

5


và lãi suất ngân hàng…Các chính sách này đã góp phần tạo động lực để phát
triển chăn nuôi bò.
+ Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong hình thành và tồn tại
một loại hình sản xuất. Muốn phát triển, đổi mới phương thức sản xuất và áp
dụng tiến bộ kỹ thuật cao thì thị trường cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy.
+ Giống
Là nhân tố cơ bản, là khâu quan trọng quyết định năng suất và chất
lượng sản phẩm.
+ Thức ăn
Thức ăn không những chiếm tỷ lệ cao ( 60 – 80%) trong chi phí chăn
nuôi mà còn quyết định sự tồn tại của ngành chăn nuôi. Đối với chăn nuôi bò
hiện nay, chất lượng con giống đang dần được cải thiện, nhưng nếu không
chú trọng cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng thì con vật không thể tăng
trọng tốt. Ngoài nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu tận dụng từ cây cỏ tự nhiên,
ở đồi núi, rừng, bờ bãi… cần bổ sung thêm các loại thức ăn hỗn hợp khác để
bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho bò trong từng giai đoạn phát triển.
+ Thú y
Bệnh tật là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Cần phải tiến
hành tốt công tác vệ sinh trong chăn nuôi bò thịt và tiêm phòng định kỳ.

6

6


Chương II: Nội dung nghiên cứu
2.1 Hiện trạng chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, chăn nuôi cả nước phát triển ổn
định, giá bán vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi, xu hướng chăn nuôi
đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô gia
trại, trang trại. Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2015, chăn nuôi bò phát
triển do đàn bò sữa tăng mạnh cả nước hiện có 5,36 triệu con bò, bằng

102,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Bò sữa có 275,3 nghìn con tăng
20,96%. Đàn bò sữa tăng mạnh do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư,
mở rộng quy mô chăn nuôi. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 299,3
nghìn tấn, bằng 102,2% do người dân chú trọng đến chăn nuôi bò lấy thịt
theo hướng tập trung hơn; sản lượng sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120%
so với cùng kỳ năm trước.
Trong những năm qua việc phát triển giống vật nuôi đã có những buớc
tiến, song vẫn còn nhiều bất cập. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai
tạo giống đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi, nhưng vẫn
còn nhiều khoảng trống về giống bò. Trung bình mỗi năm bò thịt có phối
giống tạo ra 1,5 triệu bê con, song mới áp dụng phối giống cho khoảng 300
nghìn bò cái, sinh sản từ 200-220 nghìn bê lai thịt (chiếm 13-14% số bê sinh
ra), còn khoảng 87% không áp dụng được.
Việc chăn nuôi bò còn dựa vào nông dân là chính, theo quy mô hộ gia
đìnḥ, vấn đề giống, kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng còn hạn chế nên năng
suất, chất lượng chăn nuôi còn thấp.
2.2 Sự đa dạng về giống bò
Hiện nay, trên thế giới thành phần các giống bò rất phong phú và đa
dạng. Từ những giống thuần chủng ban đầu, người ta tiến hành lai tạo với
7

7


nhau để tạo ra con lai có ưu thế hơn so với giống ban đầu (có hơn 30 giống
bò lai trong nhóm Zêbu như Sind, Bò Shahiwal, Brahman,...)
Ở Việt Nam, các giống bò nội : bò vàng, bò mèo (bò H’Mông), bò Phú
Yên,... được người dân nuôi phổ biến. Bên cạnh đó, nước ta còn nhập khẩu
nhiều giống bò thịt như: bò Drough master, bò sind, bò Red Angus,... Nhất là
các giống bò sữa ( bò HF, bò Jersey,...) được nước ta nhập khẩu từ Hà Lan,

Anh,... Sau đó mới được nhân rộng ra. Việc tiến hành lai tạo giữa giống bò
nội với các giống bò ngoại đã góp phần tạo ra nhiều giống bò lai ưu việt hơn.
2.3 Một số giống bò
2.3.1 Bò hướng thịt
a. Bò bò vàng
Bò vàng Việt Nam hay bò địa phương Việt Nam là tập hợp các quần
thể bò, phân bố tương đối tập trung ở các vùng có yêu cầu về sức kéo trên đất
nhẹ: vùng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi…. Và các vùng đồi
núi. Phần lớn có u nổi rõ nên được xem là có nguồn gốc như bò ZêBu Ấn Độ.
Bò có sắc lông vàng, đậm nhạt tùy từng quần thể, từng vùng nên được gọi
chung là “Bò Vàng”. Cũng có thể gọi tên theo vùng tập trung, tuy có ít nhiều
sai khác về tầm vóc và sắc lông như bò Thanh Hóa, bò Lạng Sơn,...
Đặc điểm: - Có tầm vóc nhỏ bé, thấp cần xứng nên thường được gọi là
bò Cóc hay bò ta.
-Toàn thân hình chữ nhật. Đầu bò cái thanh, đầu bò đực thô, sừng
ngắn, trấn phẳng hơi lõm, mắt to, lãnh lẹn. Yếm kéo dài từ hầu đến ức, cổ có
nhiều nếp nhăn nhỏ.

8

8


-Bò đực có u vai thấp, bò cái không có u vai, lưng hồng thẳng, mông
xuôi, lép và ngắn, ngực tương đối sâu những hơi lép, bụng to, tròn, bốn chân

thanh, bầu vú kém phát triển. Màu lồng vàng tươi, ở vùng bụng, yếm và bền
trong đùi màu vàng nhạt, da mỏng, lông mịn.
Bò cái


Bò đực

Ưu điểm: khỏe mạnh, nhanh nhẹn thích nghi lâu đời với điều kiện khí
hậu nhiệt đới: chịu đựng được các điều kiện kham khổ và thiếu thốn thức ăn,
sức chống chịu bệnh tật tốt, thành thục sinh dục sớm và mắm đẻ.
Nhược điểm lớn nhất của bò ta là tầm vóc nhỏ, khối lượng thấp, thành
thục tính chậm (khoảng 2.5-3 tuổi mới phối giống lứa đầu), năng suất sữa và
thịt đều rất thấp. Khối lượng bình quân toàn đàn khoảng 160-200kg. Cơ thể
thấp, mình ngắn và lép. Kích thước các chiều: cao vây: 95-110cm, dài thân
chéo 113-120 cm, vòng ngực 135-140 cm. Kích thước của đực giống so vói
kích thước của cái sinh sản không có sự chênh lệch lớn. Chu kỳ cho sữa
khoảng 6-7 tháng. Với sản lượng từ 300-400 kg/chu kỳ. Lượng sữa chỉ đủ
cho con bú. Bò Vàng Việt Nam cũng không phải là giống bò cho thịt chuyên
dụng, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 40-42% và có sản lượng sữa rất thấp.Thịt
ngon, nhưng do vân mỡ có rất ít nên khi nướng thịt bị cứng.
.
b. Bò lai Sind
Là giống bò lai tạo từ con đực Red Sind thuần với bò cái vàng Việt
Nam. Là giống bò kiêm dụng sữa, thịt. Bò cái lai Sind rất mắn đẻ, nuôi con

9

9


khéo nên thường được chọn làm con giống nền
để tạo ra đàn bò sữa lai hướng sữa hoặc hướng
thịt chuyên dụng.
Bò có lông màu vàng hoặc đỏ cánh gián.
Ðầu dài, tai cụp, trán dô, yếm phát triển, u vai cao,

lưng ngắn, ngực sâu, chân cao khỏe, bầu vú phát
triển vừa phải, âm hộ có nhiều nếp nhăn.
Bò lai Sind có tầm vóc trung bình. Khối lượng bê sơ sinh đạt 22 - 24
kg. Bê 6 tháng tuổi nặng 120 – 150 kg, lúc 12 tháng tuổi nặng 200 - 230 kg.
Khối lượng bò đực trưởng thành 320 - 340 kg/con, bò cái trưởng thành 270 280 kg/con.Tăng trưởng bình quân 0,5 – 0,6 kg/ngày (giai đoạn 0 - 6 tháng).
Thời gian phối giống lần đầu 20 - 25 tháng. Khoảng cách giữa 2 lần đẻ 13 17 tháng. Tỷ lệ thịt xẻ 48 - 50%.
c. Giống bò lai Drough master
Giống bò lai Drough master được
sinh ra bằng phương pháp dùng tinh đực
giống Drought master phối cho bò cái lai
Zebu. Là giống chuyên dụng hướng thịt.
Bò lai Drough master có thân dài, tròn,
lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi
tốt. Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm. Phần lớn bò đều không sừng, u
lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe.
Bò lai Drough master có khối lượng tương đối lớn. Khối lượng bê sơ
sinh 22 – 23 kg. Khối lượng bê 6 tháng tuổi đạt 115 - 125 kg, lúc 12 tháng
tuổi 180 - 260 kg. Khối lượng bò đực trưởng thành đạt 520 – 560 kg, bò cái
trưởng thành 430 – 480 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 52-58%.
d. Giống bò lai Brahman

10

10


Là giống bò được tạo ra bằng việc
sử dụng tinh bò đực giống Brahman phối
với bò cái zebu. Là giống bò lai chuyên
dụng hướng thịt.

Bò có màu lông đỏ, trắng hoặc xám.
Bò có tầm vóc to, ngoại hình thể chất chắc
chắn, khỏe mạnh. U vai, yếm, nếp da dưới rốn phát triển, tai to cụp xuống,
chân cao, đuôi dài.
Bò lai Brahman trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt cao, có khả năng tăng trọng
nhanh. Khối lượng bê sơ sinh nặng 23-24 kg, bê 6 tháng tuổi nặng 120-150
kg, bê 12 tháng tuổi nặng 200-230 kg. Bò đực trưởng thành nặng 550-600 kg.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 650-800 gram/ngày. Bò cái trưởng thành nặng
450-500 kg. Tỷ lệ thịt xẻ: 52 - 58%.
e. Giống bò lai Red Angus
Là giống bò được tạo ra bằng
việc sử dụng tinh bò red Angus phối
với bò cái lai zebu. Bò lai Angus có
màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt, không có
sừng. Bò F1 phát triển tốt, ít bệnh
trong điều kiện nuôi bán chăn thả, khí hậu nóng, ẩm. Bò có chất lượng thịt
tốt, có vân mỡ (mỡ dắt) xen kẽ trong thớ thịt giúp thịt mềm và béo.
Theo nhiều người chăn nuôi đánh giá, giống bò này là giai đoạn từ sơ
sinh đến 5 tháng tuổi khối lượng không lớn và tăng trọng chậm, tuy nhiên từ
6 tháng tuổi trở lên, bò sinh trưởng, phát triển nhanh, tỷ lệ thịt cao hơn so với
các giống bò lai khác. Khối lượng bê sơ sinh nặng 24 - 25 kg, bê 6 tháng tuổi
nặng 100 – 130 kg, bê 12 tháng tuổi nặng 170 - 210 kg. Bò đực 21 tháng tuổi
nặng 300 - 380 kg, bò cái 21 tháng tuổi nặng 270 – 340 kg. Tăng trưởng bình
quân 400 – 500 g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 62%.
11

11


f. Giống bò lai BBB

Dùng tinh bò BBB phối giống cho
đàn bò cái nền lai Sind. Bê lai sơ sinh
đạt 26-32 kg, bê lớn nhanh, tăng trọng
bình quân 25 kg/tháng. Bê 3 tháng tuổi
đạt trọng lượng từ 80-100 kg, 6 tháng
tuổi đạt 150-180 kg, 15- 16 tháng tuổi
trọng lượng bình quân đạt 400-450 kg/con. Bò đực lai trưởng thành có trọng
lượng đạt 700-800kg, bò cái trưởng thành 600-700 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 5860%.

Hình: Bò lai BBB con
2.3.2 Bò hướng sữa
a. Giống bò sữa Hà Lan thuần- Holstein Friesian (bò sữa Hà Lan)
Đặc điểm ngoại hình: trắng đen,

hoặc

đen hoàn toàn. Nếu là trắng đen thì
thường có 6 vùng trắng ở trán, đuôi và

4

chân. Đôi khi chúng cũng có màu lông

đỏ

trắng. Kết cấu ngoại hình của bò
Holstein Friesian (HF) là tiêu biểu cho ngoại hình của một giống bò sữa cao
sản. Đặc điểm đó là 2/3 phía sau phát triển hơn phía trước; bầu vú to, tĩnh
mạch vú nổi rõ; thân hình cân đối, ngực sâu, bụng có dung tích lớn; da mỏng
lông mịn, tính hiền lành.

Trọng lượng trưởng thành của bò Holstein Friesian đực là 1-1.2
tấn/con, bò cái là khoảng 650-700 kg/con. Sản lượng sữa đạt 5500-6000
kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ mỡ trong sữa là 3.6%. Với giống tốt và điều kiện
nuôi dưỡng tốt, lượng sữa có thể đạt 6000-8000kg/ chu kỳ.
Bò HF thành thục sớm. Với khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì ở
16 tháng tuổi, chúng đã có thể phối giống, mang thai và đẻ mỗi năm 1 lứa.
Chúng có khả năng thích nghi tốt với vùng khí hậu ôn đới và cao nguyên.
12

12


Bò HF hiện nay là giống chủ lực để lai tạo bò sữa ở nước ta.
b. Bò lai Hà Lan F1 (1/2 HF)
Bò lai Hà Lan đời 1 (F1) được tạo
ra bằng cách lai giữa bò đực Hà Lan với
bò cái Lai Sind. Hầu hết bò lai F1 có
màu lông đen, nếu có vết lang trắng thì
rất nhỏ ở dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi
và trên trán.
Bò đực F1 trưởng thành nặng 500 – 600 kg, bò cái nặng 350 – 420 kg.
Bê sơ sinh nặng 25 – 30 kg. Sản lượng sữa đạt 2500 – 3000 kg/chu kỳ. Thời
gian cho sữa có thể kéo dài đến trên 300 ngày. Ngày cao nhất có thể đạt 15 –
20 lít, tỷ lệ bơ 3,6 – 4,2 %.
Bò lai F1 chịu đựng tương đối tốt đối với điều kiện nóng, ít bệnh tật, có
thể ăn nhiều cỏ xanh nên không đòi hỏi nhiều thức ăn tinh.
Bò F1 mắn đẻ. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 13 – 14 tháng. Tuổi phối
giống lần đầu bình quân là 17 tháng, có khi sớm hơn (13 – 14 tháng). Tuổi đẻ
lứa đầu bình quân lúc 26 – 27 tháng. Do các ưu điểm trên, ở những vùng mới
bắt đầu chăn nuôi bò sữa, bò F1 được xem như đàn bò chủ lực.

c. Bò lai Hà Lan F2 (3/4 HF)
Bò lai Hà Lan F2 được tạo ra
bằng cách lai bò đực giống Hà Lan
(nhảy trực tiếp hay thụ tinh nhân tạo)
với bò cái lai Hà Lan F1. Về ngoại
hình, bò lai F2 gần giống với bò Hà
Lan thuần, với màu lông lang trắng
đen.
Bò đực F2 trưởng thành cân nặng 600-700 kg. Bò cái nặng trung bình
400-450 kg. Bê sơ sinh cân nặng 30-35 kg. Nhìn chung năng suất sữa của bò
13

13


lai F2, nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cao hơn bò lai F1, có thể đạt
3000-3500 lít hoặc cao hơn trong 1 chu kỳ khai thác 305 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa
từ 3,2-3,8%.
d. Bò lai Hà Lan F3 (7/8 HF)
Bò lai Hà Lan F3 được tạo ra bằng cách lai bò đực giống Hà Lan (nhảy
trực tiếp hay thụ tinh nhân tạo) với bò cái lai
Hà Lan F2.
Bò lai F3 thường có màu lông lang
trắng đen (màu trắng nhiều hơn). Bò cái có tầm
vóc lớn (420-500 kg), bầu vú phát triển,
thích nghi kém hơn, năng suất sữa có thể cao hơn F1,
F2 nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, phòng trừ dịch bệnh… phù
hợp và tạo môi trường thuận lợi cho có tỷ lệ máu HF cao (chống nóng, ẩm).
e. Bò Jersey
Nguồn gốc: Anh

Đặc điểm ngoại hình: Màu xám hoặc vàng xám, mặt cong, mắt lồi, có
yếm phát triển.Vai cao và dài, ngực sâu, xương sườn
dài.Vú phát triển tốt cả phía trước và phía
sau, mặt dưới vú rộng và phẳng, tĩnh mạch
vú to và dài
Sức sản xuất: Năng suất sữa bình
đạt 3000–5000 kg/chu kỳ 305 ngày, trung

quân
bình

khoảng khoảng 4.680 kg, năng suất sữa đạt tối đa 8000 kg, thời gian giữa 2
kỳ mang thai của bò Jersey là 402 ngày, thời gian cho sữa là 90 % tương
đương 2.434 kg sữa/năm. Đặc biệt bò Jersey cho sữa có nhiều chất béo và
nhiều protein có tỷ mỡ sữa rất cao (4,5-5,5%)
Sinh sản: thành thục sớm (16 – 18 tháng) Nhịp đẻ 1 lứa/năm. (đực tốt
12 tháng có thể khai thác tinh)
14

14


Ưu điểm: tầm vóc nhỏ, nhu cầu duy trì thấp.
Hướng sử dụng: Lai với bò lai sind tạo con lai F1, F2 (LS x HF)
2.2.3 Bò nhập ngoại
a. Bò Sin (Red Sindhi)
Bò Sin là một giống bò có
nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan).
Vùng này có nhiệt độ cao vào mùa hè.
Bò Sin là một giống bò kiêm

dụng sữa-thịt-lai tạo.
Bò có màu lông dỏ cánh dán hay nâu thẫm. Bò này có thân hình ngắn,
chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da dưới rốn rất
phát triển (giúp bò này thích nghi với điều kiện khí hậu nóng nhờ tăng tỷ diện
toả nhiệt). Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn,
vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở. Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau
phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ. Đặt
âm hộ có rất nhiều nếp nhăn.
Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500kg, bò cái 350-380kg.
Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400-2100kg/chu kỳ 270-290 ngày.Tỷ lệ
mỡ sữa 5-5,5%.
b. Bò Sahiwal
Bò Sahiwal là giống bò u của
Pakistan. Bò này cũng được nuôi nhiều tại
các vùng Punjab, Biha, Una Pradesh của
Ấn Độ.
Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng
thẫm. Kết cấu ngoại hình tương tự như bò
Red Sindhi nhưng bầu vú phát triển hơn. Khi trưởng thành, bò cái có khối

15

15


lượng 360-380kg, bò đực 470-500kg. Sản lượng sữa khoảng 2100-2300kg/
chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%.
Cũng giống như bò Red Sindhi, bò Sahiwal dùng để cải tạo các giống
bò địa phương hoặc lai với các giống bò chuyên dụng sữa để tạo bò sữa nhiệt
đới.

c. Bò nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss)
Bò nâu Thuỵ Sĩ được tạo thành ở
vùng núi Anpơ của Thuỵ Sĩ do nhân thuần

từ

bò địa phương theo hướng kiêm dụng sữa-

thịt.

Bò nâu Thuỵ Sĩ có màu nâu, một số ít
sáng đậm hay nâu xám. ðầu ngắn, trán dài và

màu
rộng,

mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng.
Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. Bốn chân chắc chắn khoẻ
mạnh, tư thế vững vàng, móng đen.
Đây là giống bò có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trọng nhanh, phẩm
chất thịt ngon. Thể trọng lúc sơ sinh khoảng 31-37kg, khối lượng trưởng
thành của bò cái 650-700kg, bò đực 800-950. Tỷ lệthịt xẻ 59-60%. Năng suất
sữa bình quân 3500-4000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4%.
Bò nâu Thuỵ Sĩ có khả năng thích nghi với vùng núi cao.
d. Bò Simental
Bò Simental là giống bò kiêm dụng
thịt-sữa được hình thành từ thế kỷ thứ 18 ở
vùng Golstand của Thuỵ Sỹ và hiện nay
được nuôi ở nhiều nước khác nhau.
Bò có màu lông đỏ nâu vá trắng, lông

đầu thường có màu trắng. Ngực sâu, rộng. Bộ xương hắc chắn. Cơ phát triển
tốt. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000kg, bò cái 750kg. Nuôi
dưỡng tốt bê đực nặng 517kg, bê cái 360kg lúc 1 năm tuổi. Bê 6-12 tháng
16

16


tuổi cho tăng trọng 1200-1350g/ngày. Nuôi dưỡng tốt bê đực giết thịt lúc 1416 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 66%.
Bò Simental có thể khai thác sữa. nếu chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có
thể cho 3500-4000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 3,9-4%.
2.3 Công tác giống
2.3.1 Đánh giá chọn lọc bò giống
a. Chọn bò đực giống hướng thịt
Bò đực giống phải có sức khỏe tốt, thể hình phù hợp với các đặc tính
của giống. Đực giống có sức sinh trưởng mạnh, to khỏe, cân đối, bộ xương
chắc, phát triển các khớp chắc chắn, cử động dứt khoát, cơ bắp phát triển,
đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân cân đối,
lông trơn và không giòn. Đặc biệt bộ phận sinh dục phát triển bình thường,
hai hòn cà cân đối (nếu quá sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực
sức khỏe yếu). Chất lượng tinh dịch tốt.
Không dùng đực giống có các nhược điểm như đầu quá to và thô, lưng
hẹp và yếu; hông lõm, mông dạng mái nhà, chân vòng kiềng, xương cổ chân
trước cong, chân voi, lông không mịn và giòn, nhất là dịch hoàn phát triển
kém,...
Để đánh giá chất lượng đực giống bò thịt theo cá thể, cần nuôi kiểm tra
bê sau cai sữa ở độ tuổi 8 tháng, trong vòng 150 ngày theo các chỉ tiêu: tăng
trọng hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ, thể
hiện ngoại hình. Thời kỳ này nuôi bê với mức dinh dưỡng cao, chăm sóc tốt.
Việc đánh giá bò đực giống theo cá thể sẽ phát hiện được những đực tốt nhất

để nâng cao năng suất thịt cho đời sau.
Đánh giá và chọn lọc đực giống theo đời sau có ý nghĩa quan trọng
trong việc cải tạo đàn giống được rút ngắn lại. Các đặc điểm genotip của các
con vật về các tính trạng như sức sản xuất thịt có thể phát hiện tương đối
chính xác qua số liệu có được của đời sau. áp dụng thụ tinh nhân tạo cho
17

17


phép chọn được đực giống xuất sắc có khả năng cải tạo đàn. Cùng với nuôi
bò cái, cho nuôi khoảng 50-100 bê đực sinh ra từ đực giống cần kiểm tra đến
1 năm tuổi, rồi vỗ béo 15-18 tháng tuổi để đánh giá năng suất và chất lượng
thịt.
Hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15
tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số
các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.
b. Chọn lọc bò cái giống hướng thịt
Bò cái hướng thịt có các đặc điểm của giống thể hiện các chỉ tiêu về số
lượng và chất lượng thịt. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng để có độ béo cho bò thịt. Bò hướng thịt có
thân hình vạm vỡ, chắc chắn. Bò cái giống có thân hình rộng, sâu, bộ xương
chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt. Lưng, hông dáng khum thẳng; ngực sâu rộng;
vai rộng và nhiều thịt. Bốn chân cân đối, da eo giãn đàn hồi. Mông chắc, nở
nang, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú đều
đặn. ở bò thịt, phần trước thân và phần phía sau phát triển hơn bò sữa. Khối
lượng sống của bò cái giống được xác định theo tuổi và giống có ý nghĩa
quan trọng khi đánh giá và chọn lọc, cần chú ý nhiều đến cường độ sinh
trưởng và thời kỳ thành thục về sinh dục. Khả năng sinh sản là chỉ tiêu quan
trọng khi chọn giống bò cái hướng thịt. Những bò bé nhỏ, thân giữa phát triển

không sâu, hệ cơ phát triển kém, thân hình hẹp thì không chọn làm giống.
c. Chọn lọc bò sữa giống
Nên chọn con của mẹ cao sản và bố tốt (thừa hưởng di truyền).Sinh
trưởng phát triển tốt. Có thân hình cân đối, da mỏng, lông thưa, đầu thanh, cổ
nhỏ.Mông nở, không dốc. Phần sau sâu hơn phần trước, dạng hình
“nêm”.Bốn chân khỏe, thẳng, không chạm kheo, móng ngắn, đều như “bát
úp”. Bụng to (chứng tỏ bò có khả năng ăn nhiều thức ăn thô). Không chọn

18

18


những bò còi cọc, ngắn đòn, bụng cóc, lông xù, da dày, da khô cứng. Đặc biệt
bò phải có bầu vú lí tưởng.
Bầu vú lí tưởng:
+ Bầu vú to, nở đều mà không sệ quá gối, liên kết chặt chẽ với cơ thể
nhờ hệ thống dây chằng khỏe.
+ Núm vú to vừa phải và cách đều nhau. Núm vú không quá dài nhưng
không quá ngắn.
+ Tĩnh mạch bụng to và kéo dài từ vú lên tới gần nách, tĩnh mạch trên
bầu vú nổi rõ và chằng chịt.
+ Bầu vú nắn vào thấy mềm (vú da), trước khi vắt thì căng to nhưng
sau khi vắt thì xẹp sẽ nhiều sữa.
+ Bầu vú sờ thấy cứng (vú thịt), trước khi vắt thì căng to nhưng sau khi
vắt vẫn còn to sẽ ít sữa.
+ Các thùy vú trước và sau phân chia rõ ràng nhưng không quá thắt,
hai thùy sau to hơn hai thùy trước.
Đối với bò đã và đang cho sữa cần căn cứ vào:
+ Sản lượng sữa cao, thời gian duy trì sản lượng sữa cao kéo dài.

+ Tốc độ giảm sữa thấp, thời gian cho sữa kéo dài.
+ Tính tình hiền, dễ vắt sữa, tia sữa nhẹ, tạp ăn, ít bệnh tật.
+ Lên giống rõ rệt, mạnh mẽ, phối giống dễ đậu thai.
2.3.2 Chọn phối
Chọn phối (ghép đôi giáo phối) là chọn đực giống, cái giống đã được
chọn lọc cho giao phối để có đời con đạt được những tính trạng mong muốn
theo hướng sản xuất được xác định. Chọn phối đúng không những củng cố
mà còn phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn ở cá thể
giống được chọn.
Chọn phối dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
- Mục đích và phương pháp để đạt mục đích đặt ra;
19

19


- Đực giống phải có ưu điểm hơn những con cái ghép đôi và tăng
cường sử dụng con giống xuất sắc;
- Củng cố di truyền những đặc tính tốt của bố hoặc mẹ và cả hai, cải
tiến những đặc điểm yếu ở bố mẹ;
- Cải tiến đàn (giống, dòng) những đặc tính mong muốn mới bằng cách
sử dụng những con giống có típ mong muốn ở đàn hạt nhân, cơ bản hoặc
giống mới;
- Có mức độ đồng huyết cho phép, nhằm tránh thoái hóa do cận huyết;
- Phát hiện để ghép phối lặp lại đối với những cặp lai cho đời sau tốt
nhất;
- Cần xác định mục tiêu nhân giống thuần hay lai tạo pha máu, cải tạo
luân chuyển, lai kinh tế.
Các phương pháp ghép đôi giao phối:
- Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở chọn đực và cái giống cho ghép đôi theo

dựvà cái giống cho ghép đôi theo dự kiến. Cần biết rõ đặc điểm từng
cáaacute; thể, nguồn gốc, ngoại hình và năng suất của từng con, phải tính đến
kết quả tích cực của việc giao phối trước đó và việc đánh giá đực giống theo
đời sau. Phương pháp này đòi công phu, tỷ mỷ có sổ sách ghi chép theo dõi
tiến hành công tác giống ở các cơ sở giống gia súc.
- Ghép đôi theo nhóm: Bình tuyển phân nhóm đàn bò cái giống và mỗi
nhóm cho ghép với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn cho
giao phối với nhau, thường áp dụng cho các vùng giống nhân dân hay các
vùng được trạm thụ tinh nhân tạo truyền giống. Có hai loại ghép nhóm theo
kiểu này:
+ Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong nhóm đực giống, chọn 1
con tốt nhất giữ vai trò chính, những con khác làm dự trữ thay thế.

20

20


+ Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Sử dụng 2-3-4 đực giống tương tự về
nguồn gốc, chất lượng di truyền ghép đôi cho phối với các nhóm cái. Phương
pháp này có thể theo dõi kiểm tra phẩm chất di truyền của đực giống.
Các hình thức chọn phối:
- Chọn phối theo huyết thống có hai hình thức:
+ Giao phối đồng huyết là cho các cá thể có quan hệ huyết thống giao
phối với nhau, thường chỉ đến 6-7 đời khi cần củng cố một vài đặc tính nào
đó có thể mới tạo ra.
+ Không nên sử dụng rộng rãi, dễ gây suy thoái cận thân do giảm dị
hợp tử, tăng đồng hợp tử nên các gen lặn xấu, gen gây tử vong dễ thể hiện.
- Chọn phối theo tuổi:
Chọn lửa tuổi thích hợp cho giao phối, bào thai bê sẽ có sức sống cao,

con đẻ ra khỏe mạnh, sức sản xuất cao. Bò hướng thịt, chọn đực 3-6 tuổi, cái
5-9 tuổi là tốt. Tránh cho đực cái non, hoặc đực cái già, cái non hay đực non,
cái già hay đực già phối giống với nhau sẽ cho đời sau kém.
- Chọn phối theo phẩm chất giống:
+ Chọn phối đồng nhất: Chọn đực và cái giống có đặc tính tốt như
nhau cho giao phối với nhau. Thường áp dụng cho nhân giống cao sản theo
dòng bằng cách ghép đôi đồng huyết hay không đồng huyết.
+ Chọn phối dị chất: Cho giao phối những con có những đặc tính tốt
khác nhau, tạo ra đời sau có thể tập hợp được nhiều đặc tính tốt từ cả hai bố
và mẹ, đưa vào đàn giống những phẩm chất mới.
2.3.3 Phương pháp phối giống
- Phối giống trực tiếp: Cho bò đực nhảy trực tiếp nhưng ít lấy được
giống tốt và hay bị lây truyền bệnh đường sinh dục. Thông thường người ta
chỉ sử dụng phương pháp nầy đối với số bò tơ đã trưởng thành có trọng lượng
nhỏ hoặc bò khó phối.

21

21


- Phối giống nhân tạo: Dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẳn
đưa vào tử cung bò. Với phương pháp phối giống nhân tạo chúng ta có thể
chọn giống theo đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra
đàn con có chất lượng tốt.
2.4 Chăm sóc giống
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn trong
tình trạng sạch sẽ, thông thoáng
– Diệt ruồi, muỗi và các loài ký sinh ngoài da
– Nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật, bổ sung thêm nguồn thức ăn

giàu chất dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển của con giống.
– Áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm vú
– Tiêm điều trị dự phòng ký sinh trùng đường máu
– Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh,
vấn đề đặt ra là phải phát hiện động dục kịp thời, phối tinh với chất lượng tốt,
đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, để làm sao bò cái sớm có chửa lại sau khi đẻ,
tức là rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Bỏ lỡ, hỏng một chu kỳ động dục là
chúng ta chẳng những mất đi một lượng sản phẩm đáng kể mà còn phải chịu
thêm nhiều chi phí cho thức ăn, nhân công… do phải “nuôi báo cô”. Muốn
vậy, không nên coi phát hiện động dục là một công việc tuỳ tiện, ngẫu nhiên
mà là công việc có chương trình, có kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả, cần có
quyển sổ theo dõi động dục và các diễn biến quá trình sinh sản của từng con
bò cái: ngày đẻ, đẻ như thế nào (đẻ dễ hay khó), ngày động dục, ngày phối,
phối loại tinh gì,…

22

22


C. Kết luận
Hiện nay, nước ta có rất nhiều giống bò: giống nội, giống ngoại đặc
biệt là giống bò lai như: bò lai sind, bò lai Brahman,...vừa thích nghi với điều
kiện sống ở nước ta vừa cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Tuy nhiên,
để đạt hiệu quả trong chăn nuôi bò, người chăn nuôi cần lựa chọn giống phù
hợp với mục đích chăn nuôi ( hướng thịt hay hướng sữa), điều kiện khí của
địa phương, cơ sở - vật chất chăn nuôi, kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bò
của bản thân...
23


23


Công tác chọn giống là khâu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
bò sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh việc lựa chọn bò giống thông qua tiêu
chuẩn ngoại hình, huyết thống mà còn cần phải đánh giá đúng thể chất, đặc
điểm sinh trưởng và phát triển của chúng. Để từ đó lựa chọn được giống tối
ưu nhất cho mục đích chăn nuôi. Cần Chăm sóc và nuôi dưỡng giống đúng kĩ
thuật để tạo ra bê con khỏe mạnh, phù hợp với hướng sản xuất.

D. Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đức Hưng (2006), Giáo trình chăn nuôi đại cương, NXB Đại
học Huế.
Nguyễn Trọng Tiến (chủ biên) (2001), Giáo trình chăn nuôi trâu bò,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Trọng Thêm (chủ biên) (2007), Giáo trình kĩ thuật chăn nuôi trâu
bò, NXB Đại học Sư Phạm.
24

24


/> /> /> />
E. Nhân xét, đánh giá
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
25

25


×