Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

giáo án bài thấu kính tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.55 KB, 6 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk

Trường THPT Chu Văn An

Ngày soạn: 24/03/2016

Ngày dạy: 28/03/2016 – tiết 04

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trương Văn Sa
Người soạn: Giáo sinh Võ Thị Kim Ngọc
Lớp dạy: 11A5
Tiết 58

Bài 29 : THẤU KÍNH MỎNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa và cấu tạo, phân loại thấu kính.
- Trình bày được các khái niệm về các đặc trưng quan trọng của 1 thấu kính mỏng:
quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu cự, tiêu diện, độ tụ.
2. Về kĩ năng
- Nhận biết được các loại thấu kính.
- Biết cách xác định được các yếu tố đặc trưng của thấu kính trên hình vẽ.
3. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, tích cực tham gia xây dựng kiến thức.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng phụ, hình ảnh.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức đã học ở vật lý THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ( 5 phút)
- Khái niệm của lăng kính, cấu tạo của lăng kính.
Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thuỷ tinh, nhựa..). thường có dạng lăng
trụ tam giác.
Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy và hai mặt bên
2. Nội dung bài mới

1


Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
-GV: Em đang đeo cái gì trên mắt vậy nhỉ?
-HS: Cái kính.
-GV: Vậy em có thể cho cô biết tên gọi đầy đủ của cái
kính này không? Và mắt kính em mang nặng bao nhiêu
độ? Tên gọi đầy đủ của nó là gì nhỉ?Và đơn vị của nó là
gì?
-GV: Để trả lời được những câu hỏi này, hôm nay cô sẽ
giới thiệu đến các em một dụng cụ quang học nữa, nó là
bộ phận cơ bản của các dụng cụ quang quan trọng như
kính cận, kính lão, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên Bài 29 : THẤU KÍNH
văn.....,đó chính là thấu kính. Đây là một loại dụng cụ MỎNG
mà ở chương trình vật lý THCS chúng ta đã tìm hiểu sơ
lược về thấu kính và một vài ứng dụng của chúng
.Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thấu kính
mỏng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và phân loại thấu kính mỏng: (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

-GV:Đây là thấu kính, vậy qua quan sát các em thấy
thấu kính được làm từ chất liệu gì? Nó có hình dạng
như thế nào?
-HS: Làm từ thủy tinh hoặc nhựa…, là một khối giới
hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một
mặt phẳng.
-GV:Thấu kính là một khối chất trong suốt( thủy tinh,
nhựa...) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt
cong và một mặt phẳng.
-GV: Đây là rìa của thấu kính, các em thấy rìa của thấu
kính này như thế nào so với phần giữa?
-HS: Mỏng.
-GV: Hai mặt giới hạn của nó như thế nào nhỉ?
-HS: Hai mặt giới hạn của thấu kính lồi.
-GV: Vậy thấu kính có rìa mỏng như vậy người ta gọi
là thấu kính rìa mỏng hay còn gọi là thấu kính lồi.
-GV: Tương tự ta thấy rìa của thấu kính này như thế
nào so với phần giữa? Mặt giới hạn có dạng như thế
nào nhỉ?
-HS: Rìa của thấu kính dày, hai mặt giới hạn lõm vào
trong.
-GV: Vậy thấu kính có rìa dày như vậy người ta gọi là
thấu kính rìa dày hay còn gọi là thấu kính lõm.
-GV: Vậy phân loại theo hình dạng có mấy loại thấu
kính các em? Đó là những loại nào?
-HS: Có hai loại, đó thấu kính lồi và thấu kính lõm.
2

NỘI DUNG GHI BẢNG
I. THẤU KÍNH.PHÂN LOẠI

THẤU KÍNH

- Định nghĩa: Thấu kính là một
khối chất trong suốt( thủy tinh,
nhựa...) giới hạn bởi hai mặt
cong hoặc bởi một mặt cong và
một mặt phẳng.


-GV: Ta có kết luận sau
Phân loại theo hình dạng, thấu kính gồm hai loại:
Thấu kính lồi (hay thấu kính rìa mỏng).
Thấu kính lõm (hay thấu kính rìa dày).
-GV: Khi đặt thấu kính lồi và thấu kính lõm trong
không khí, chiếu chùm tia sáng tới song song, các em
quan sát sau khi qua thấu kính đường truyền của chùm
tia sáng như thế nào?
-HS: Sau khi qua thấu kính lồi chùm tia sáng bị khúc
xạ, sau đó hội tụ tại một điểm. Qua thấu kính lõm tia
sáng cũng bị khúc xạ, qua thấu kính thấu kính bị loe
rộng ra.
-GV: Sau khi qua thấu kính chùm tia sáng bị khúc xạ,
thấu kính lồi tạo ra chùm tia ló hội tụ. Thấu kính lõm
tạo ra chùm tia ló phân kỳ.
-GV: Vậy khi đặt thấu kính trong không khí
+Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ.
+Thấu kính lõm là thấu kính phân kỳ.

-Phân loại theo hình dạng:
Thấu kính rìa mỏng (hay

thấu kính lồi).
Thấu kính rìa dày (hay thấu
kính lõm).

-Khi đặt trong không khí
+ Thấu kính lồi là thấu kính
hội tụ.
+ Thấu kính lõm hấu kính
phân kỳ.

Hoạt động 3: Khảo sát thấu kính hội tụ (15 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
-GV: Và bây giờ ta sẽ đi khảo sát các đại lượng đặt
trưng của thấu kính hội tụ.
-GV: Đầu tiên ta tìm hiểu về khái niệm quang tâm, tiêu
điểm, tiêu diện.
- GV: Khi chiếu chùm tia sáng qua điểm chính giữa của
thấu kính, các em thấy đường truyền của tia sáng như
thế nào?
-HS: Tia sáng truyền thẳng.
-GV: Đối với thấu kính mỏng, thực nghiệm và lí thuyết
cho thấy có một điểm O của thấu kính mà mọi tia tới O
đều truyền thẳng qua thấu kính. Có thể coi O là điểm
chính giữa thấu kính. O gọi là quang tâm của thấu kính.
- GV:Vậy ta có thể định nghĩa quang tâm O như sau
Quang tâm O: là điểm chính giữa của thấu kính.Mọi tia
tới qua quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng.

NỘI DUNG GHI BẢNG
II.KHẢO SÁT THẤU KÍNH

HỘI TỤ.
1. Quang tâm. Tiêu điểm.
Tiêu diện.
a) Quang tâm.

- Quang tâm O: là điểm chính
giữa của thấu kính.Mọi tia tới
qua quang tâm của thấu kính
-GV: Và đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông đều truyền thẳng.
góc với mặt thấu kính được gọi là trục chính.
-Trục chính: là đường thẳng đi
qua quang tâm O và vuông góc
với mặt thấu kính..
-GV: Các đường thẳng đi qua quang tâm và không -Trục phụ: là các đường thẳng
trùng với trục chính được gọi là các trục phụ.
đi qua quang tâm và không
-GV: Vậy thấu kính có bao nhiêu trục chính và bao trùng với trục chính.
nhiêu trục phụ?
b) Tiêu điểm. Tiêu diện
- HS: Có 1 trục chính và vô số các trục phụ
3


-GV: Chiếu đến thấu kính hội tụ một chùm tia tới song
song. Các em quan sát đường truyền của chùm tia sáng
và có nhận xét gì về đường đi của chùm sáng trước và
sau khi đi qua thấu kính hội tụ.
-HS: Sau khi đi qua thấu kính, chùm tia song song với
trục chính hội tụ tại một điểm.
- GV: Khi chiếu tới thấu kính một chùm tia tới song

song thì chùm tia ló cắt nhau (hội tụ) tại một điểm trên
trục tương ứng với chùm tia tới. Điểm này là tiêu điểm
ảnh của thấu kính.

-Chùm tia tới song song thì
chùm tia ló cắt nhau (hội tụ) tại
một điểm trên trục tương ứng
với chùm tia tới gọi là tiêu
điểm ảnh.
Trên mỗi trục có một tiêu
điểm ảnh:
-GV:Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm - Tiêu điểm ảnh chính, ký hiệu
tia ló cắt nhau (hội tụ) tại một điểm trên trục tương ứng F’.
với chùm tia tới gọi là tiêu điểm ảnh chính, ký hiệu F’.

- Khi chiếu chùm tia tới song song với trục phụ thì - Tiêu điểm ảnh phụ, ký hiệu
chùm tia ló sẽ giao nhau tại một điểm gọi là tiêu điểm Fn’
ảnh phụ, ký hiệu Fn’
-GV: Vậy thì khi chiếu chùm tia tới song song với trục
chính cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm, ngược lại ở
trên thấu kính sẽ có một điểm mà chùm tia tới khi xuất
phát ở điểm đó sẽ cho chùm tia ló song song. Và ta gọi
điểm đó là tiêu điểm vật.

- Trên mỗi trục của thấu kính
hội tụ còn có một điểm mà
chùm tia tới xuất phát từ đó sẽ
cho chùm tia ló song song. Đó
là tiêu điểm vật.
+ Tiêu điểm vật chính, ký hiệu

Nếu điểm đó nằm trên trục chính gọi là tiêu điểm vật F
chính F.
F

+ Tiêu điểm vật phụ, ký hiệu
Nếu điểm đó nằm trên trên trục phụ gọi tiêu điểm vật Fn (n = 1, 2, 3….)
phụ Fn (n = 1, 2, 3, ...)
F1

GV:⟹ Tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật trên một trục
nằm đối xứng với nhau qua quang tâm. Vị trí của chúng
tùy thuộc chiều truyền ánh sáng.
-Tập hợp tất cả các tiêu điểm
-GV: Tập hợp tất cả các tiêu điểm tạo thành tiêu diện.
tạo thành tiêu diện
Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: tiêu diện ảnh và tiêu
diện vật. Mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu
điểm vật F được gọi là tiêu diện vật. Mặt phẳng vuông
F
F’
góc với trục chính tại tiêu điểm vật F’ được gọi là tiêu 2. Tiêu cự. Độ tụ
diện ảnh
• Tiêu cự là độ dài đại số, kí hiệu là f, có độ dài bằng
• Tiêu cự của thấu kính:
khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm F.
4

F’



f=

f=
OF

(1)
OF

f > 0: TKHT
• f > 0: TKHT
-GV: Từ công thức (1) ta thấy thấu kính có khả năng
f

hội tụ chùm tia sáng càng mạnh khi càng nhỏ. Do đó
người ta đưa ra một đại lượng đặc trưng cho khả năng
D
hội tụ chùm tia sáng của thấu kính và gọi đó là độ tụ
D=

1
f



Độ tụ

D=

1
f


đơn vị: dp (m-1)

đơn vị: dp (m-1)
*Chú ý: Khi tính độ tụ, tiêu cự phải đổi ra mét.
Hoạt động 4: Khảo sát các đặc trưng của Thấu kính phân kỳ (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG
II. KHẢO SÁT THẤU KÍNH
PHÂN KÌ
-GV: Quang tâm của thấu kính phân kỳ cũng có tính - Quang tâm của thấu kính
chất như quang tâm của thấu kính hội tụ.
phân kì cũng có tính chất như
quang tâm của thấu kính hội tụ
- GV: Các em quan sát về đường truyền của chùm tia
sáng song song với trục chính khi đi qua thấu kính phân
kì. Các em có nhận xét về chùm sáng trước và sau khi
đi qua thấu kính.
- HS: Chùm tia sáng song song với trục chính khi qua
thấu kính bị loe rộng ra.
- GV: Các tiêu điểm cũng như tiêu diện (ảnh và vật)
của thấu kính phân kì cũng được xác định tương tự như
với thấu kính hội tụ . Điểm khác biệt là chúng đều ảo,
và được tạo bởi đường kéo dài của các tia sáng.

- Các tiêu điểm cũng như tiêu
diện (ảnh và vật) của thấu kính
phân kì cũng được xác định
tương tự như với thấu kính hội

tụ. Điểm khác biệt là chúng
-GV:Để xác định tiêu điểm ảnh chính của thấu kính đều ảo, và được tạo bởi đường
phân kì ta làm như sau: Chiếu đến thấu kính phân kì kéo dài của các tia sáng
một chùm tia tới song song với trục chính . Đường kéo
dài của chùm tia ló cắt nhau tại điểm F’ trên trục chính .
F’ được gọi là tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân
F’
kì.
+ Tiêu điểm ảnh phụ

+ Tiêu điểm vật
5
F


- GV: Khi chiếu tới thấu kính phân kỳ một chùm tia hội + Tiêu điểm vật phụ
tụ, ta tìm được một vị trí F trên trục chính của mọi điểm
hội tụ để chùm tia ló ra khỏi thấu kính cũng là chùm
song song với trục chính. Điểm F nằm cùng phía với
chùm tia ló và là tiêu điểm vật chính hay gọi tắt là tiêu
điểm vật.

F1

+ Tiêu diện
F
F’

O


- GV: Nếu ta coi chiều dương là chiều truyền của tia - Tiêu cự : Quy ước f < 0 đối
sáng thì tiêu cự và độ tụ của thấu kính phân kì mang với thấu kính phân kì.
dấu âm.
3. Cũng cố bài học ( 5phút )
-

Qua bài học này các em cần nhớ những nội dung sau:




Định nghĩa và cấu tạo, phân loại thấu kính
Các khái niệm về các đặc trưng quan trọng của 1 thấu kính mỏng: quang tâm, trục
chính, tiêu điểm, tiêu cự, tiêu diện, độ tụ.

4. Dặn dò ( 1 phút )
- Về nhà làm bài tập trong sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách bài tập
- Đọc và chuẩn bị trước bài mới
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Đăk Lăk, ngày 24 tháng 03 năm 2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GIÁO SINH THỰC TẬP

Trương Văn Sa

Võ Thị Kim Ngọc


6



×