Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.6 KB, 35 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và công
nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước đang phát
triển như của Việt Nam thì nhu cầu ngày càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội
được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước,
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),… Trong
đó, các khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA đóng góp một phần lớn vào tiến trình
phát triển của đất nước.
Thực tế cho thấy, Việt Nam trong thời gian gần đây đã tiếp nhận, sử dụng vốn và
thực hiện các dự án ODA từ rất nhiều nhà tài trợ song phương, đa phương và các tổ chức
phi chính phủ. Đứng đầu trong các tổ chức trên là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng thế
giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), chiếm trên 80% tổng số vốn ODA đã
cam kết.
Theo thời gian, khối lượng vốn ODA vào Việt Nam ngày càng tăng và góp phần
không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, cũng có năm,
chúng ta chưa quản lý hiệu quả và sử dụng hết được nguồn vốn quý giá này. Giải ngân
chậm là một vấn đề mà cả Chính phủ và các nước đều quan tâm. Quản lý và sử dụng
nguồn vốn ODA vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có thu
hút được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA không? Và cần có những
giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
Chính vì để trả lời câu hỏi nêu trên cũng như mong muốn có một cái nhìn sâu hơn,
toàn diện hơn về ODA, nhóm em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thu hút và sử
dụng ODA của VN trong thời gian qua và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn này trong thời gian tới'' cho bài tiểu luận của nhóm.
Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần
Phần I: Tổng quan về nguồn vốn ODA
Phần II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam

2



Phần II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn
ODA
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý từ
phía thầy giáo bộ môn Nguyễn Xuân Hưng để hoàn thiện hơn về kiến thức lý thuyết và
thực tiễn trong đề tài này.

3


1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA
1.1.
1.1.1.

Khái niệm và phân loại
Khái niệm
ODA là tên gọi tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Assistance có nghĩa là
Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Cho đến nay
chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA, nhưng sự khác biệt giữa các định nghĩa không
nhiều, có thể thấy điều này qua một số ý kiến sau:


Năm 1972, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau:
"ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao
dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất

25%".
 Theo PGS. TS Nguyễn Quang Thái (Viện chiến lược phát triển): Hỗ trợ phát triển
chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện

ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan chính thức thuộc
các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO).

4


Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn
từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát
triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.
1.1.2.

Phân loại
- Phân loại theo tính chất:
 ODA không hoàn lại : Đây là nguồn vốn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các
nước nghèo không đòi hỏi phải trả lại. Cũng có một số nước khác được
nhận loại ODA này khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như thiên tai, dịch
bệnh...
 ODA vốn vay ưu đãi : Đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải
trả nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi của nó
được thể hiện ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại vào thời điểm cho
vay, thời gian vay kéo dài, có thể có thời gian ân hạn.
 Hình thức hỗn hợp : ODA theo hình thức này bao gồm một phần là ODA
không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được
áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Loại ODA này được áp dụng
-

nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Phân loại theo mục đích:
 Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường. đây thường là những khoản cho vay
ưu đãi.
 Hỗ trợ kỹ thuật : là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công
nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền
đầu tư phát triển thể chế và nguồn nhân lực...Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện

-

trợ không hoàn lại.
Phân loại theo điều kiện:
 ODA không ràng buộc : Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc
bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
 ODA có ràng buộc :
 Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là nguồn ODA được cung
cấp dành để mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ chỉ giới
hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát ( đối

5


với viện trợ song phương ), hoặc công ty của các nước thành viên
(đối với viện trợ đa phương).
 Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: Nghĩa là nước nhận viện trợ chỉ
được cung cấp nguồn vốn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn
vốn này cho những lĩnh vực nhất định hay những dự án cụ thể.
 ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA
chi ở nước viện trợ (như mua sắm hàng hoá hay sử dụng các dịch vụ của
-

nước cung cấp ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu.

Phân loại theo hình thức:
 Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ
thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không
hoặc cho vay ưu đãi.
 Hỗ trợ phi dự án: Là loại ODA được nhà tài trợ cung cấp trên cơ sở tự
nguyện.
 Hỗ trợ cán cân thanh toán: Trong đó thường là hỗ trợ tài chính trực
tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hay hỗ trợ xuất nhập
khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá được chuyển vào qua hình thức này có
thể được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách.
 Hỗ trợ trả nợ: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món

nợ mà nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu.
 Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
quát với thời gian xác định mà không phải xác định chính xác nó sẽ
được sử dụng như thế nào.
1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
• Vốn ODA mang tính ưu đãi
Vốn ODA có thời gian cho vay( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Chẳng
hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là
10 năm.
Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại( cho không), đây
cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không
được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với

6


mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập quán thương mại
quốc tế.

Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm
phát triển, vì mục tiêu phát triển.
• Vốn ODA mang yếu tố chính trị
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song
song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang
phát triển. Còn mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các
nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng
của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Viện trợ của các nước phát triển không
chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy
trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp tài trợ đòi hỏi
nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơí lợi ích của bên tài trợ.
Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài
trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát
triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
• ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ
thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự
tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả
năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất,
nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó,
trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng
cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.

7


1.3.

Vai trò của nguồn vốn ODA


ODA thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên cung cấp và bên tiếp nhận. Tuy
vậy, đối với mỗi bên nó sẽ mang một vai trò khác nhau.


Đối với nước xuất khẩu vốn
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động

thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng của vốn
ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện
thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia. Ngoài ra, nước
viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn
hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên.
Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp nhận khôi phục
và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn tham nhũng trong
các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong các tầng lớp dân chúng nếu
không có những chính sách kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này
trong nước.
Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cung cấp không
nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích
quân sự.


Đối với các nước tiếp nhận
Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không thể

phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận ODA
đã đạt được.
Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn
trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát

triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. Tiếp theo, theo các nhà kinh
tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ,
tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này
đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển.

8


ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể
phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài
chính quốc tế mang lại. Không những vậy, ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những
tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính
của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế.
ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng
lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện
về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp
phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá
đói giảm nghèo... ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh
nghiệp.
Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc
thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát
triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để
tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ
chức này.
Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn chế
rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn
vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện
trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành
phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó,

làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Cho đến
nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước
cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước đây: tập trung cho an ninh của hệ
thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của
các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản
đã sắp đặt khuyến khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào...
1.4.

Vai trò của nguồn vốn ODA đối với Việt Nam

9




Thứ nhất, ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Sự nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốn đầu

tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được. Do đó, ODA trở
thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Trải qua hai cuộc chiến tranh những cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta vốn đã lạc hậu lại
bị chiến tranh tàn phá nặng nề hầu như không còn gì, nhưng cho đến nay hệ thống kết cấu
hạ tầng đã được phát triển tương đối hiện đại với mạng lưới điện, bưu chính viễn thông
được phủ khắp tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều tuyến đường giao thông
được làm mới, nâng cấp, nhiều cảng biển, cụm cảng hàng không cũng được xây mới, mở
rộng và đặc biệt là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã
tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Bên cạnh đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật một
lượng lớn vốn ODA đã được sử dụng để đầu tư cho việc phát triển ngành giáo dục, y tế,
hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp …



Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện
đại và phát triển nguồn nhân lực.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất

nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên
tiến của đội ngũ lao động. Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động
nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của những
chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tổ chức các chương
trình tham quan học tập kinh nghiệm ở những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia
sang Việt Nam hỗ trợ dự án và trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền
công nghệ hiện đại cho các chương trình, dự án. Thông qua những hoạt động này các nhà
tài trợ sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và phát triển

10


nguồn nhân lực của Việt Nam và đây mới chính là lợi ích căn bản, lâu dài đối với chúng
ta.


Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế .
Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển

cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có
một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ

cấu kinh tế ở Việt Nam.


Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng
đầu tư phát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ

quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu
kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn
và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà
đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao.
Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì những
chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ
cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm sút.
2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM TRONG

THỜI

GIAN QUA
2.1.
Thực trạng thu hút ODA của Việt Nam trong những năm gần đây
2.1.1. Tình hình cam kết, kí kết và giải ngân
Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện trợ
quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, sau Hội
nghị bàn tròn về viện trợ phát triển dành cho Việt Nam diễn ra lần đầu tiên vào năm 1993,
các hội nghị viện trợ tiếp theo được đổi tên thành Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ

11



dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG) và Việt Nam từ vị thế là khách mời đã trở
thành đồng chủ trì Hội nghị CG cùng với Ngân hàng thế giới. Địa điểm tổ chức Hội nghị
CG cũng thay đổi từ việc tổ chức tại nước tài trợ như tại Pháp, Nhật Bản... sang về tổ
chức tại Việt Nam.
Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và
hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương
đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức
OECD-DAC, còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc...
Kết quả của quá trình huy động vốn ODA trong những năm gần đây được thể hiện
tại bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 2.1: Vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 2006-2014
Đơn vị: Triệu USD
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tổng

Cam kết
4445,60
5426,60
5914,67
8063,87
7905,51

7386,77
6486,00
6600,00

Ký kết
Giải ngân
2945,69
1785
3911,73
2176
4359,55
2253
6217,04
4105
3207,38
3541
6814,46
3650
5869,36
4183
6414,71
5100
4362,00
5600
52.229,02
44.101,92
32.393
Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư

12



Hình 2.1. Tình hình huy động vốn ODA giai đoạn 2006 - 2014
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
 Nhận xét:
 Giai đoạn 2006-2009: Tổng số vốn Cam kết, ký kết và giải ngân tăng dần qua

các năm . Tổng số vốn ODA đã giải ngân tính đến cuối năm 2009 là 25,718 tỷ
USD bằng 60,66% tổng giá trị các hiệp định đã ký và chiếm khoảng 45,6% so
với tổng số vốn đã cam kết.
Tính chất của các khoản giải ngân ODA phản ánh sự gia tăng liên tục về mức
độ thực hiện các chương trình, dự án. Tổng mức giải ngân ODA không kể các
khoản cho vay giải ngân nhanh với mục tiêu chung, cũng không ngừng tăng từ
413 triệu USD năm 1993 lên 1650 triệu USD năm 2000 và năm 2009 là 3600
triệu USD.Các khoản giải ngân nhanh để giải quyết vấn đề cán cân thanh toán
và điều chỉnh cơ cấu đã góp phần tăng mức giải ngân, đặc biệt là các khoản vay
bằng tiền từ Quỹ điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) của Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Chương trình tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAC) của Ngân hàng thế giới

13


(WB), Chương trình nông nghiệp của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và
Tín dụng hàng hóa từ Quỹ Miyaza của Nhật Bản.
 Giai đoạn 2010-2014: Nhìn vào Hình 2.1 ta thấy: Từ năm 2010- 2014, Mặc dù
vốn ký kết không tăng lên nhưng tốc độ giải ngân tăng dần , từ 3541 triệu USD
năm 2010 tăng lên 5600 triệu USD năm 2014. Tốc độ giải ngân đạt được kết quả
trên là do: một số biện pháp tăng cường công tác vận động , giải ngân và phòng
chống tiêu cực các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi . Trong đó ,tỷ lệ
giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm

2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13%
năm 2011 lên 19% năm 2012. Một số chương trình , dự án có vốn vay ODA lớn
được ký kết như: Chương trình hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh
tranh (EMCC 2) trị giá 147,6 triệu USD do Nhật Bản tài trợ , dự án xây dựng
nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và đường dậy truyền tải trị giá 358,11 triệu
USD, dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam trị giá 251,7 triệu USD , dự án
Cải thiện nông nghiệp có tưới trị giá 150 triệu USD...
Có thể thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương
xứng với mức cam kết. Riêng 2 năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ, nỗ lực
của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn (Nhật
Bản, Ngân hàng Thế giới - WB) đã có tiến bộ vượt bậc.

14


Hình 2.2: Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993 - 2012
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
 Nhận xét: Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ

USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng
ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên
93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012.
Các chương trình, dự án quan trọng và quy mô lớn trong những năm gần đây là: xây
dựng đường vành đai 3 Hà Nội (245.27 triệu USD), cải thiện môi trường nước thành phố
Huế (182.48 triệu USD), xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam (Đoạn TP Hồ chí Minh Dầu Giây với tổng số vốn là 145.43 triệu USD) do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JBIC) tài trợ, đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng (250 triệu USD) do ADB, Ôxtrâylia và Hàn Quốc đồng tài trợ, phát triển cơ sở hạ
tầng các đô thị vừa và nhỏ ở miền Trung (53.2 triệu USD) do ADB tài trợ, phát triển nông
thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (91.3 triệu USD) do ADB và Pháp đồng tài trợ…
Các dự án đầu tư xây dựng thường có tốc độ giải ngân chậm hơn các dự án hỗ trợ kỹ

thuật, do bị chi phối bởi một số nhân tố như thời gian chuẩn bị dự án dài, đặc tính phức
tạp về kỹ thuật, địa bàn đầu tư trải rộng, vướng mắc ban đầu về giải phóng mặt bằng…
Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên các dự án
loại này thường có tỷ trọng chi phí chuyên gia rất lớn (tới 60 – 70% giá trị dự án), hơn
nữa chi phí này thường phát sinh ở ngoài Việt Nam. Kết quả này cũng không có gì đáng
ngạc nhiên vì xét theo mức độ tập trung và phân tán, các dự án rút vốn nhanh thường là
các dự án tập trung ở một địa phương hoặc một cấp quản lý. Trong khi các dự án rút vốn
chậm là các dự án có nhiều hoạt động, nhiều cấp, nhiều ngành vì vậy cơ chế tổ chức dự án
thường nhiều ban bệ và thủ tục quản lý nội bộ của dự án cũng khá rườm rà.
Tổng số vốn cam kết, ký kết và giải ngân theo các Hiệp định vay nợ, viện trợ liên
tục tăng lên hàng năm, thể hiện sự ủng hộ của các nhà tài trợ đối với những nỗ lực cải
cách của Việt Nam cũng như những kỳ vọng của họ về những bước cải cách tiếp theo,
công tác tiếp nhận và quản lý các chương trình dự án của Việt Nam ngày càng được nâng
cao.

15


Điều kiện cung cấp ODA ngày càng đa dạng. Có thể nói mỗi nhà tài trợ khi cam kết
cung cấp ODA cho Việt Nam đều đưa ra các điều kiện tài trợ riêng của mình theo tình
hình cụ thể các chương trình, dự án do phía Việt Nam đề xuất và chính sách ưu tiên của
các nhà tài trợ.
Phần lớn các Hiệp định vay ưu đãi đều có thời hạn vay dài (trên 30 năm) có thời hạn
ân hạn (thời gian ân hạn dài nhất có thể lên tới 12 năm), mức lãi suất ưu đãi (dưới 1%/
năm), tập trung vào các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, ADB, WB. Còn lại là các khoản
vay có thời hạn vay và thời gian ân hạn ngắn mức lãi suất bình quân từ 1,5-3,5%/năm.
Điều đó có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ gốc của các khoản vay này đã và đến hạn nhanh với
khối lượng ngày càng tăng.
2.1.2.


Các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam
• Các nhà tài trợ song phương
Các nhà tài trợ song phương gồm có: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Côoét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy,
Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ
Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc và Xin-ga-po.


Các nhà tài trợ đa phương
Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ gồm có: Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB),

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc
Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu
dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait.
Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ gồm có: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên
hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương
trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC),
Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF),
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD),
Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới

16


(WHO).
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính
phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn,

miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tình hình cam kết của 10 nhà tài
trợ hàng đầu dành cho Việt Nam được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2: 10 nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất thời kỳ 1993-2012
Đơn vị: Triệu USD
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Nhà tài trợ
Ngân hàng thế giới WB
Nhật Bản
Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB)
Pháp
Hàn Quốc
Các tổ chức của Liên Hợp Quốc
CHLB Đức
Australia
Mỹ
Đan Mạch

Tổng số

20.102,00
19.815,12
14.239,10
3.916,25
2.331,12
1.955,91
1.725,79
1.379,23
1.119,94
1.108,93
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Một số nhà tài trợ tiêu biểu
NHẬT BẢN
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và chính thức được

phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình chỉ vốn ODA cho Việt Nam.
Tháng 11 năm 1992, Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và bắt
đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên với lãi suất ưu đãi 1%/ năm trong vòng 30 năm, trong
đó 10 năm đầu không phải trả lãi.
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992, Nhật Bản luôn là nhà tài
trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam. Tính lũy kế cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã
viện trợ cho Việt Nam khoảng trên 3 nghìn tỷ yên.
Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên
30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản

17


dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản.
Chính sách mới của phía Nhật Bản về cung cấp ODA cho Việt Nam trong các năm
tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; Phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân; Giao thông; Năng lượng điện; Viễn thông;
Phát triển nguồn nhân lực; Cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
- Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục; Y tế; Phát triển
nông thôn; Phát triển đô thị; Môi trường; Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội.
- Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện hệ thống Luật pháp và Cải cách
hành chính.
- Dự án mới nhất của Nhật Bản là: “Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình”
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký với Chính phủ Việt Nam, Hiệp
định vốn vay ODA Nhật Bản với tổng giá trị là 36,392 tỷ Yên Nhật Bản để hỗ trợ cho Dự
án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và các đường dây truyền tải điện (II).
Dự án sẽ xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 600 MW, sử
dụng than trong nước, đồng thời xây dựng đường dây truyền tải điện 220-KV ở tỉnh Thái
Bình để đáp ứng nhu cầu điện năng trong khu vực. Ngoài mục tiêu giảm chi phí về nhiên
liệu, dự án này sẽ giúp giảm tổn thất điện trong quá trình truyền tải đường dài và bảo đảm
hiệu năng cung cấp điện, đáp ứng cân bằng cung cầu điện năng, đồng thời thúc đẩy p hát
triển kinh tế. JICA cho biết,sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực để giải quyết những vấn đề phát
triển của Việt Nam bằng cách lồng ghép các hình thức hỗ trợ ODA như vốn vay ODA,
hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại.
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
Ngân hàng thế giới (WB) đã nối lại quan hệ với Việt Nam từ tháng 10 năm 1993.
Hiện nay có khoảng trên 40 dự án vốn vay ODA với tổng trị giá trị lên đến trên 5 tỷ USD
đang được thực hiện. Các dự án của WB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: năng lượng
(25%), nông nghiệp (23%), nâng cấp đô thị (15%), giao thông (14%), quản lý kinh tế
(8%), giáo dục (7%), y tế (6%), công nghệ thông tin (2%)...

18



Về tiến độ giải ngân, mặc dù một số dự án đã có những cải thiện nhưng nhìn chung
tỷ lệ giải ngân còn thấp so với với khu vực.
Về hiệu quả thực hiện, theo đánh giá của WB, các dự án thực hiện nhìn chung có
hiệu quả. Sự hỗ trợ của WB cho Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rất tích cực, một
số dự án sử dụng vốn vay ODA sau khi hoàn thành đã bắt đầu phát huy hiệu quả như dự
án Phục hồi và phát triển ngành điện, dự án phục hồi Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Vinh và
TP. HCM - Cần Thơ, Hiện đại hoá hệ thống thanh toán Ngân hàng, Chương trình tín dụng
giảm nghèo (PRSC),...
Ngân hàng thế giới đã xây dựng chiến lược hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam. Trong
quá trình thực hiện chiến lược đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của chính phủ
và cộng đồng tài trợ nhằm xây dựng chương trình hỗ trợ phù hợp với chiến lược phát
triển, chính sách ưu tiên của Việt Nam và thế mạnh của nhà tài trợ. Mục tiêu hỗ trợ trong
thời gian tới nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo,
tăng trưởng công bằng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên cụ thể như ổn định
kinh tế vĩ mô và tính cạnh tranh, tăng cường khu vực tài chính, cải cách doanh nghiệp
Nhà nước, tăng cường năng suất lao động thông qua cải thiện hạ tầng cơ sở, thúc đẩy phát
triển nông thôn, đầu tư cho con người, cải cách nền hành chính nhà nước, tăng tính công
khai và sự tham gia của cộng đồng. Mức tài trợ dự kiến mỗi năm dành cho Việt Nam
khoảng từ 300 đến 800 triệu USD.
2.1.3.

Dự báo thu hút ODA trong giai đoạn năm 2016-2020
Tổng dự báo ODA ký kết mới cho toàn quốc 5 năm 2010-2014 là khoảng từ 26,7 tỷ
USD. Nếu tiếp tục xu thế trong thời gian 1993 đến nay, dự báo ODA ký kết sẽ tăng trong
những năm tiếp theo.
Sau năm 2015, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình
(trên 1000 USD/người). Theo thông lệ quốc tế đối với các nước có thu nhập trung bình,
Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được các khoản ODA của cộng đồng tài trợ quốc tế song

với các điều kiện vốn vay kém ưu đãi hơn. Thay vào đó, Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều
hơn với các nguồn vay có tính thương mại.

19


Như vậy có thể dự đoán về lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam trong thời kỳ sau năm
2015 sẽ không giảm. Các căn cứ cho lập luận trên là:
-

Việt Nam tiếp tục có nhu cầu lớn về thu hút và sử dụng các nguồn lực từ bên
ngoài, trong đó có ODA để phát triển nhằm mục tiêu trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020.

-

Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới với chính sách phát triển kinh tế, xã hội đúng
đắn hợp long dân nên Việt Nam tiếp tục giành được sự đồng tình và hỗ trợ của các
nước và tổ chức quốc tế tài trợ.

-

Chính trị, xã hội ổn định và kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững. Vai trò vị trí của
Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được tăng cường và củng cố.
Tuy nhiên, về tính chất của ODA sẽ có sự thay đổi đáng kể, theo đó các khoản vay

ODA ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là các khoản vay kém ưu đãi hơn sẽ tăng lên.
Nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam thời kỳ 2016-2020 được dự báo như sau:
-


Duy trì mức ký kết ODA của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thời kỳ 2016-2020
ở mức bình quân năm của 5 năm 2010-2014 là 5,5tỷ USD/năm.

-

Do tính chất ODA vốn vay thay đổi, lĩnh vực (kể cả các lĩnh vực sản xuất) và đối
tượng đối tượng được sử dụng vốn ODA (kể cả khu vực tư nhân) sẽ mở rộng, do
vậy tiến trình chuẩn bị và hợp thức hóa cam kết ODA thành vốn ODA ký kết sẽ
cao hơn 5 năm 2010-2014, dự báo sẽ đạt khoảng 80% vốn ODA cam kết.

2.2.
2.2.1.

Tình hình sử dụng vốn ODA
Quy định của chính phủ về chính sách sử dụng vốn ODA
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn nước ngoài, chính sách ưu tiên
đầu tư với các chương trình dự án bằng nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước, trong
những năm qua việc phân bổ sử dụng vốn ngày càng được chú trọng hơn, trong đó tập
trung phần lớn vào việc khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn ODA giải ngân

20


được đầu tư cho rất nhiều chương trình, dự án trải rộng khắp cả nước. Theo quy định hiện
hành, chính sách ưu tiên sử dụng vốn ODA được quy định như sau:

- Nguồn vốn ODA không hoàn lại được tập trung ưu tiên sử dụng cho các
chương trình và dự án thuộc các lĩnh vực: y tế, dân số và kế hoạch hóa gia
đình; Giáo dục và đào tạo; Các vấn đề xã hội (xóa đói giảm nghèo, phát triển
nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt…); Bảo vệ môi trường, môi sinh;

Nghiên cứu các chương trình dự án phát triển (tổng quan, quy hoạch…); Hỗ
trợ ngân sách; Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ; Nâng cao năng lực
quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác.

- Nguồn vốn ODA cho vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho các dự án và
chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các
lĩnh vực: Năng lượng; Giao thông vận tải, thông tin liên lạc; Thủy lợi; Cơ sở
hạ tầngkhu công nghiệp; Xã hội (các công trìnhphúc lợi công cộng, y tế, giáo
dục và đào tạo, cấp thoát nước…) và một số lĩnh vực khác.
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý và
sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ, theo đó, có 9 lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA gồm:
1- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, bao gồm
hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển và đường thủy nội bộ); hạ
tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, hạ tầng cấp
điện đô thị); hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hạ tầng năng lượng (ưu tiên
phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới); hạ tầng thủy lợi và đê điều.
2- Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề,
an sinh xã hội, giảm nghèo, dân số và phát triển.
3- Phát triển khoa học và công nghệ cao, công nghệ nguồn và phát triển khoa học công
nghệ trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, kinh tế tri thức và nguồn nhân lực chất
lượng cao.
4- Phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế
nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

21


5- Tăng cường năng lực thể chế và cải cách hành chính.
6- Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi

ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
7- Hỗ trợ thúc đẩy thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, du lịch và một số lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
8- Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
9- Một số lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2.

Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA trong những năm gần đây
• Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực
nông nghiệp cũng ngày càng được mở rộng và tăng cường. Trong 20 năm (1996-2015),
tổng lượng vốn ODA huy động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vào
khoảng hơn 6 tỷ USD, chiếm khoảng 7-8% tổng ODA cả nước, góp phần đáng kể thúc
đẩy, thay đổi bộ mặt của ngành nông nghiệp. Trong đó, thủy lợi chiếm tỷ lệ ODA cao
nhất với 45%, tiếp theo là nông nghiệp (21%), phát triển nông thôn (15%), lâm nghiệp
(15%) và ít nhất là thủy sản chỉ với 4%. Trong các nhà tài trợ, Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB) là nhà tài trợ có vốn lớn nhất chiếm 26 %, tiếp đó là Ngân hàng Thế giới 25 %.
JIBIC/JICA chiếm 8,9%, DANIDA khoảng 4,6%, AUSAID là 4,3 %, và các nhà tài trợ
chính khác có tỷ lệ khoảng 2-3% . WB, ABD và JICA/JIBIC chủ yếu tập trung vào các dự
án vốn vay, trong khi đó các nhà tài trợ còn lại chủ yếu là các chương trình hợp tác phát
triển, tăng cường năng lực dưới dạng hỗ trợ không hoàn lại.
Bảng 2.3: Huy động vốn trong ngành nông nghiệp thời kỳ 1996-2015
Đơn vị tính: USD
Năm

Lâm
nghiệp

Nông
nghiệp


Thủy lợi

PTNT

Thủy sản

1993-1995
Tỷ lệ %
1996-2000
Tỷ lệ %
2001-2005
Tỷ lệ %
2006-2008
Tỷ lệ %
2009-2015

141,330,695
22
276,877,453
31
231,742,410
15
122,870,091
12
92,712,560

98,023,204
15
239,158,434

27
245,368,163
16
341,939,583
34
416,258,805

326,919,082
50
134,613,426
15
821,638,900
54
343,087,547
34
1,302,033,835

330,000
0
162,987,443
19
155,585,016
10
190,471,829
19
628,483,103

86,648,000
13
65,620,000

7
60,821,000
4
1,280,850
0
30,311,277

22


Tỷ lệ %
Tổng 19962015
Tỷ lệ %

3.8
724,202,514
12.4

17
1,242,724,98
5
21.3

53.3
2,601,373,708
44.6

25.7
1,137,527,3
91

19.5

1.2
158,033,127
2.7

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với 30 dự án đang quản lý (chủ yếu là vốn
vay) với tổng giá trị vốn trên 50.000 tỷ đồng, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân
trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Bộ này đạt 1.884 tỷ đồng, bằng 52,57% kế hoạch năm
2015. Về tiến độ giải ngân vốn đối ứng, tổng số vốn đối ứng các dự án ODA theo quyết
định đầu tư là gần 10.776 tỷ đồng. Khối lượng giải ngân vốn đối ứng trong 6 tháng đầu
năm 2015 đạt hơn 171,43 tỷ đông, bằng 28,2% kế hoạch vốn đối ứng năm 2015. Lũy kế
giải ngân vốn đối ứng từ thời điểm thực hiện các dự án đến nay đạt 3.086 tỷ đồng, bằng
28,64% tổng vốn.


Trong lĩnh vực năng lượng (cấp điện):
Nguồn vốn ODA được sử dụng để tạo nguồn và lưới điện (các nhà máy nhiệt điện

Phả Lại-2, Phú Mỹ, Ô Môn, các nhà máy thủy điện Đại Ninh, Hàm Thuận-Đa Mi, các hệ
thống đường dây và trạm biến thế, lưới điện nông thôn,…). Các dự án có mức giải ngân
cao trong 6 tháng đầu năm 2015: dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (ADB), dự án
Thủy điện Huội Quảng (Pháp), dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và
lưới điện truyền tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Nhật Bản)…
• Trong lĩnh vực giao thông:
ODA đã hỗ trợ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ (cầu và đường), đường sắt,
đường thủy, đường hàng không, các cảng biển (các quốc lộ: 1A, 18, 5, 10, đường xuyên
Á, hầm đường bộ đèo Hải Vân,…; Các cầu: cầu Bính, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, cầu
Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ,…; các cảng: cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Tiên

Sa,…; cảng hàng không: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất,...). Trong 6 tháng đầu năm 2015
các dự án có mức giải ngân cao: dự án Xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
(Nhật Bản và WB), dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ADB), dự án Xây
dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Nhật Bản),
dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông (ADB), dự án Đường cao tốc TP.
Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (ADB và Nhật Bản)....

23




Trong lĩnh vực giáo dục:
ODA đã hỗ trợ phổ cập giáo dục thông qua các dự án về giáo dục tiểu học, trung

học, đại học, giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chương trình giáo dục cho tất cả
mọi người,…..
Giai đoạn 2004 – 2014, vốn ODA dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề
đã lên tới là hơn 2 tỷ USD, chiếm khoảng 3,5% tổng số vốn ODA ký kết của cả nước.
Trong giai đoạn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện 26 dự án thuộc lĩnh vực
giáo dục – đào tạo, gồm 10 dự án viện trợ không hoàn lại và 16 dự án vốn vay ưu đãi, với
tổng kinh phí được phê duyệt là 1.925,39 triệu USD, trong đó có 1.390,18 triệu USD vốn
vay (chiếm 72%); 300,66 triệu USD vốn viện trợ (chiếm 16%) và 234,55 triệu USD vốn
đối ứng (chiếm 12%).
Trong số 26 dự án đã được phê duyệt triển khai, có 14 dự án đã kết thúc và 12 dự án
đang triển khai, trong đó dự án có thời gian triển khai dài nhất là đến năm 2019.
Ở lĩnh vực dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang quản lý 12 dự án có
vốn ODA, trong đó 6 dự án sử dụng vốn không hoàn lại khoảng 13,66 triệu USD và 6 dự
án sử dụng vốn vay với tổng mức đầu tư ước tính đạt 232,27 triệu USD.
Tính đến hết năm 2015, Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, một số dự án

còn chậm trễ trong giai đoạn khởi động do triển khai tại các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn.
Về tỷ lệ giải ngân, trong số các dự án ODA thuộc giai đoạn 2004 - 2014, có 12 dự
án đã kết thúc (đạt tỷ lệ giải ngân khi hoàn thành 93%; một số dự án khi kết thúc đã giải
ngân trên 100%) và 11 dự án đang triển khai. Trong số các dự án ODA đang thực hiện có
một số dự án sắp kết thúc có kết quả thực hiện được nhà tài trợ đánh giá tốt, như chương
trình phát triển giáo dục trung học; dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ
mầm non.


Trong lĩnh vực y tế:
ODA hỗ trợ xây dựng các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, các bệnh viện khu vực,

y tế và chăm sóc sức khỏe đồng bào khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông
Cửu Long,….

24


Bộ Y tế đang quản lý 31 chương trình, dự án ODA (18 dự án viện trợ không hoàn lại
và 13 dự án vốn vay) với tổng kinh phí 28.647 tỷ đồng (1,44 tỷ USD), trong đó nguồn
vốn ODA là 26.721 tỷ đồng (1,34 tỷ USD), chiếm 93,3% tổng kinh phí và vốn đối ứng là
1.763 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng kinh phí. Trong tổng vốn ODA, viện trợ không hoàn lại
là 9.062 tỷ đồng, chiếm 33,9% và vốn ODA vay là 17.659 tỷ đồng, chiếm 66,1%. Lũy kế
giải ngân thực tế vốn ODA từ khi bắt đầu thực hiện các chương trình, dự án là 8.065 tỷ
đồng, đạt tỷ lệ giải ngân 30% so với tổng vốn ODA của tất cả các chương trình, dự án
ODA đang triển khai do Bộ Y tế quản lý.


Trong lĩnh vực phát triển đô thị:

ODA hỗ trợ phát triển đô thị và cải thiện môi trường các thành phố Hà Nội, Hải

Phòng, Nam định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, T.P. Hồ Chí
Minh, Cần thơ, …


Trong lĩnh vực phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người:
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ nguồn lực trong việc nghiên cứu, xây dựng nhiều luật và

các văn bản dưới luật của nhiều bộ, cơ quan như Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật
Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp,…Thông qua các chương trình, dự án ODA nhiều
công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã được chuyển giao, một đội ngũ
đáng kể sinh viên, cán bộ các cơ quan của các bộ và địa phương được đào tạo, nâng cao
trình độ tại các trường đại học, các cơ sở và trung tâm đào tạo ở nước ngoài.
2.3.

Những thành tựu, hạn chế trong quá trình vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn

2.3.1.

vốn ODA
Thành tựu
Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng
kể trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 1517%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát
triển của ta còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại
rất lớn. Có thể nói, ODA là nhân tố xúc tác cho phát triển, giúp Việt Nam thực hiện thành
công các chiến lược phát triển 10 năm và các kế hoạch 5 năm. Cụ thể:

• Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các chương trình và dự án
ODA đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt


25


×