Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu Phân bố loài Gõ Đỏ ( Cà Te) tại Khu bảo tồn thiên nhiên EA Sô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY GÕ ĐỎ
(Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EA SÔ

Sinh viên: HỒ ANH TUẤN
Chuyên ngành: Lâm Sinh
Khóa học: 2011 - 2015

ĐẮK LẮK, 5/2015
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY GÕ ĐỎ
(Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EA SÔ

Sinh viên: HỒ ANH TUẤN
Chuyên ngành: Lâm Sinh
Người hướng dẫn
ThS. NGÔ THẾ SƠN


ĐẮK LẮK, 5/2015
ii


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
1.1. Tổng quan về Gõ đỏ ở Việt Nam ..................................................................... 4
1.1.1. Phân loại, hình thái, một số tính chất gỗ và giá trị sử dụng..................... 4
1.1.2. Phân bố, sinh thái và cấu trúc quần thể.................................................... 4
1.1.3. Nghiên cứu về kĩ thuật tạo giống, gây trồng cây Gõ đỏ. ......................... 5
1.1.4. Nhu cầu bảo tồn Gõ đỏ ở KBTTN Ea Sô. ............................................... 6
1.2. Thảo luận ........................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU......... 8
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 8
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 8
2.1.2. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 8
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .......................................................................... 8
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 8
2.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khu vực nghiên cứu......................... 16
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 20
3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.1.1. Xây dựng bản đồ phân bố, sinh thái của loài cây Gõ đỏ ....................... 20
3.1.1. Xác định mật độ phân bố và trữ lượng gỗ loài cây Gõ đỏ ..................... 20
i



3.1.3. Xác định các nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến phân bố Gõ đỏ 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 20
3.2.1. Phương pháp luận................................................................................... 20
3.2.2. Phương pháp cụ thể ................................................................................ 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29
4.1. Bản đồ phân bố, sinh thái của loài cây gõ đỏ tại KBTTN Ea Sô ................ 29
4.2. Mật độ phân bố, trữ lượng của loài Gõ đỏ tại KBTTN Ea Sô .................... 30
4.3. Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ phân bố và tái
sinh của Gõ đỏ ........................................................................................................ 31
4.3.1. Mối quan hệ loài Gõ đỏ với các loài trong lâm phần............................. 31
4.3.2 Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ phân bố và tái sinh loài
Gõ đỏ ........................................................................................................................ 34
4.4. Giải pháp bảo tồn loài Gõ đỏ ở KBTTN Ea Sô ............................................ 37
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 39
1.

Kết luận ........................................................................................................... 39

2.

Tồn tại.............................................................................................................. 39

1.

Kiến nghị: ........................................................................................................ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 41

ii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô mẫu tại vị trí xuất hiện loài quý hiếm .................... 21
Hình 4.1 Bản đồ phân bố ô nghiên cứu Gõ đỏ tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Ea Sô. .................................................................................................................. 30

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BQL

Ban quản lý

DBH

Đường kính tại vị trí 1.3m

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GIS


Geography Information System: Hệ thống thông tin địa lý

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBT

Khu bảo tồn

OTC

Ô tiêu chuẩn

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ


Tính cấp thiết của vấn đề


Rừng luôn giữ vai trò quan trọng không gì thay thế được đối với việc
phòng hộ, duy trì nhịp điệu khí hậu, bảo vệ tính đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo
tồn nguồn gen, cung cấp nhiều loại lâm sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
của hàng triệu đồng bào miền núi… đáp ứng những nhu cầu cơ bản ngày càng
cao của con người. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, trước sự gia tăng
dân số rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên
nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Với
đời sống khó khăn, nghèo đói, con người đã khai thác đến mức cạn kiệt nguồn
tài nguyên rừng. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không
hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc những biện pháp về kinh tế xã
hội thiếu khoa học đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng. Rừng Tây
Nguyên nói chung và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ea Sô nói riêng không
thể tránh tình trạng nói trên.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô được các nhà khoa học đánh giá là một
trong những Khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh học cao, của khu vực Tây
Nguyên cũng như trong cả nước. Nơi đây có các khu hệ thú rất đa dạng phong
phú và là nơi trú ngụ của các loài động vật quý hiếm như bò tót, bò rừng, Gấu
chó, Gấu ngựa... và là khu bảo tồn của các loài cây quý hiếm đặc biệt có giá trị
kinh tế cao như Gõ đỏ, cẩm lai bà rịa, cẩm lai vú, Trắc, Kơ nia, Thổ phục linh...
có nguy cơ tuyệt chủng và gõ đỏ là một ví dụ điển hình. Nên đòi hỏi chúng ta
cần có nhận thức và hành động đầy đủ hơn để đạt được sự bền vững, trong đó có
nhu cầu nghiên cứu để bảo tồn các loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng và có nhiều giá trị không chỉ về kinh tế mà còn nhiều giá trị khác về đời
sống, văn hóa, sinh thái môi trường, sinh học...
Gõ đỏ là loài gỗ không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà bên cạnh đó nó
còn có giá trị kinh tế cao. Gỗ gõ đỏ bền, chắc chắn, không dễ bị mối mọt, vân gỗ

1



đẹp, ít cong vênh, được sử dụng để làm đề gỗ cao cấp, ngoài ra hạt cây Gõ đỏ
còn được sử dụng để hút độc rắn khi bị rắn cắn.
Nhờ có nhiều giá trị nên gỗ gõ đỏ đang được khai thác một cách tràn lan và
bất hợp pháp làm cho số lượng cây gõ đỏ đang giảm nhanh chóng trong cả nước
và tại Khu bảo tồn Ea Sô cũng không ngoại lệ. Vì vậy việc bảo tồn cây gõ đỏ ở
cả nước nói chung và tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nói riêng sẽ có ý nghĩa
rất lớn trong việc phục hồi số lượng cá thể gõ đỏ trong tự nhiên.
Ngoài ra các tài liệu nghiên cứu về sự phân bố của loài gõ đỏ tại khu bảo
tồn thiên nhiên Ea Sô rất ít. Do đó, để góp phần thêm những hiểu biết khoa học
nhằm bảo vệ số lượng cá thể Gõ đỏ ngoài tự nhiên, cũng như gìn giữ được các
giá trị của loài trong tương lai thì việc nghiên cứu về phân bố, sinh thái để bảo
tồn loài trong tự nhiên là vô cùng cấp thiết. Vấn đề được đặt ra là: Sự phân bố
của Gõ đỏ trong khu bảo tồn, số lượng còn lại của Gõ đỏ, Sinh trưởng phát triển
thuận lợi trong điều kiện nào, những yếu tố sinh thái chi phối quá trình phát triển
của loài... Từ những thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Phân bố
nhiên cứu sự phân bố của cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz)Craib) tại khu
bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
Đề tài này sẽ góp phần thiết thực vào công việc cung cấp những thông tin
cơ bản về đặc điểm phân bố của loài gõ đỏ từ đó đưa ra nhưng giải pháp bảo tồn
số lượng cá thể Gõ đỏ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.


Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được phân bố của loài Gõ đỏ trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea
Sô.
- Ước lượng được mật độ, trữ lượng loài Gõ đỏ trong khu bảo tồn.
- Tìm ra được quy luật phân bố của loài trong khu bảo tồn
- Phát hiện được các nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến phân bố Gõ

đỏ.

2




Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài này sẽ góp phần thiết thực vào công việc cung cấp những thông tin

cơ bản về đặc điểm phân bố, địa điểm phân bố, nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng
chủ đạo đến loài… từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn loài và làm gia tăng số
lượng cá thể loài không những ở KBTTN Ea Sô mà còn áp dụng cho những nơi
có điều kiện tự nhiên tương tự.


Giới hạn nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực có phân bố của loài Gõ đỏ
nằm trong khuôn khổ của KBTTN Ea Sô tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân
bố và khả năng tái sinh của Gõ đỏ tại KBTTN Ea Sô, làm cơ sở đề xuất một số
giải pháp nhằm bảo tồn loài.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Gõ đỏ phân bố chủ yếu ở Campuchia, Lào, Myanma, Thái lan. Ở
Campuchia vỏ Gõ đỏ được dùng trong thú y giúp ăn ngon và bổ đối với động

vật nuôi, ở Trung Quốc người ta dùng hạt sắc nước xoa ngâm chữa đau răng.

1.1. Tổng quan về Gõ đỏ ở Việt Nam
1.1.1. Phân loại, hình thái, một số tính chất gỗ và giá trị sử dụng
Gõ đỏ, các tên gọi khác như hổ bì, cà te (danh pháp 2 phần: Afzelia
xylocarpa (Kurz)Craib), là loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Gõ đỏ là loài cây gỗ lớn, vỏ màu xám trắng, sần sùi nhiều. Phân cành thấp.
Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét hình trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đuôi gần
tròn. Hoa tự hình chùm, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, có 1 cánh, hình
tròn có móng dài. Quả đậu hình bao kính, vỏ quả khi chín hoá gỗ màu đen, hạt
hình trụ có cạnh, vỏ hạt cứng màu đen, dây rốn cứng màu vàng nhạt.
Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng, phân bố trong rừng thường xanh hoặc rừng
nửa rụng lá, mọc trên đất bằng hoặc sườn thoát nước, tầng đất sâu, thành phần
cơ giới của đất trung bình.
Cây gỗ cao tới 20-30m, vỏ nhẵn, ánh bạc, gỗ màu nâu vàng. Lá do 3-5 cặp
lá chét hình trái xoan, nhọn, không cân ở gốc chẵn, màu mốc ở dưới, dài 5-6cm,
rộng 4-5 cm. Hoa xam xám thành cụm hoa dài 10-12cm, có lớp lông mềm xám,
vượt qua lá. Quả đậu dày, tù, gần như không cuống, dài 15cm, rộng 6-9cm, dày
2-3cm, hóa gỗ cứng. Quả có 7-8 hạt, dạng trứng, dày 25-30mm, dày 18-24mm,
có áo hạt màu da cam hình bốn góc tạo thành đấu cạn, dài khoảng 1,5cm. Cây ra
hoa tháng 1-3, quả tháng 10-11.
Gỗ gõ đỏ tốt làm đồ mĩ nghệ đồ gỗ trang trí và dùng trong xây dựng, hạt
non ăn được. Hạt giải được các loại độc.
1.1.2. Phân bố, sinh thái và cấu trúc quần thể
Ở nước ta, Gõ đỏ thường gặp trong các rừng hỗn giao rụng lá và rừng khô
thường xanh, ở độ cao thấp, dưới 900m từ Khánh Hòa đến Đồng Nai, Tây Ninh.
Như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai (An Khê, Chư Prông),
4



Đắk Lắk (Ea Kar, Krông Bông), Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh.
Gõ đỏ phân bố ở những nơi có lượng mưa từ 1500 - 2500 mm/năm, nhiệt
độ trung bình tháng lạnh 150 C, tháng nóng nhất 26 - 290 C. Tại miền Đông
Nam Bộ, Gõ đỏ thường mọc trên đất feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến thạch
sét, đất xám trên granít và đất nâu đỏ trên đá bazan với thành phần cơ giới cát
pha đến thịt nhẹ. Gõ đỏ có khả năng tái sinh tốt bằng hạt và chồi dưới tán rừng.
1.1.3. Nghiên cứu về kĩ thuật tạo giống, gây trồng cây Gõ đỏ.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo
ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà
nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết
định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh
sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều
nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Từ những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến
sinh trưởng của cây con Gõ đỏ 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm, có thể đi
đến những kết luận chính sau đây:
(1) Gõ đỏ là loài cây sinh trưởng nhanh, nhưng rất cần được che bóng
trong 6 tháng đầu ở vườn ươm. Dàn che thích hợp cho sinh trưởng đường kính,
chiều cao và sự hình thành sinh khối Gõ đỏ trong 6 tháng đầu ở vườn ươm là
25% - 50%.
(2) Gõ đỏ là loài cây cần rất ít super lân. Khi gieo ươm Gõ đỏ trên nền đất
xám phù sa cổ ở Đồng Nai, hàm lượng super lân thích hợp cho sinh trưởng
đường kính, chiều cao và sự hình thành sinh khối Gõ đỏ 6 tháng tuổi là 1% (kết
hợp với 79% đất + 15% phân chuồng hoai + 5% xơ dừa) so với trọng lượng ruột
bầu. Khi bón từ2% – 6% super lân so với trọng lượng ruột bầu, thì sinh trưởng
đường kính, chiều cao và sựhình thành sinh khối Gõ đỏ6 tháng tuổi sẽ suy giảm.
(3) Gõ đỏ là loài cây cần nhiều NPK đểsinh trưởng và phát triển. Khi gieo
ươm Gõ đỏ trên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai, hàm lượng phân tổng hợp
5



NPK đảm bảo cho Gõ đỏsống sót và sinh trưởng tốt trong 6 tháng đầu ởvườn
ươm là 6% – 7% (kết hợp với 74% đất + 15% phân chuồng hoai + 5% xơdừa) so
với trọng lượng ruột bầu. 140
(4) Gõ đỏlà loài cây cần nhiều phân hữu cơ đểsinh trưởng và phát triển.
Khi gieo ươm Gõ đỏtrên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai, hỗn hợp ruột bầu
cần được bổsung từ32% - 53% phân chuồng hoai, tối ưu 42% so với trọng lượng
ruột bầu.
(5) Khi gieo ươm Gõ đỏ trên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai, ruột bầu
có thể được cấu tạo từ20% phân chuồng hoai kết hợp với 1% super lân so với
trọng lượng ruột bầu.
(6) Khi gieo ươm Gõ đỏtrên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai, ruột bầu
có thể được cấu tạo từ15% - 20% phân chuồng hoai kết hợp với 3%-4% NPK so
với trọng lượng ruột bầu.
(7) Loại đất khác nhau chỉcó ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính
thân cây và sinh khối (tươi và khô) Gõ đỏ. Khi gieo ươm Gõ đỏ, bầu đất được
làm từ đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan và đất feralít đỏvàng phát triển trên đá
phiến sét tốt hơn so với đất xám trên phù sa cổ.
(8) Ba kích thước bầu 10*18 cm, 15*22 cm và 20*27 cm đưa lại hiệu quả
khác nhau trong sinh trưởng của Gõ đỏ. Đểtạo thuận lợi cho sinh trưởng của Gõ
đỏ ởvườn ươm từ 6 đến 12 tháng tuổi, đồng thời hạ thấp giá thành gieo ươm và
trồng rừng, việc sử dụng kích thước bầu 15*22 cm là thích hợp.
1.1.4. Nhu cầu bảo tồn Gõ đỏ ở KBTTN Ea Sô.
Gõ đỏ là loài cây có giá trịnh kinh tế cao đồng thời thời gian sinh trưởng và
phát triển kéo dài nên nguy cơ tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên hiện nay là
rất cao.
Mối đe doạ chính đối với Gõ đỏ là việc khai thác quá mức để lấy gỗ trên
toàn bộ vùng phân bố của loài. Ở Việt Nam Gõ đỏ còn bị đe doạ tuyệt chủng do
các khu rừng bị chia cắt, lửa rừng và do chuyển đổi nơi sống của cây thành đất

nông nghiệp.
6


Bổ sung thêm một số yếu tố tác động đến nhu cầu bảo tồn loài gõ đỏ tại
Ea Sô
Khu phân bố của Gõ đỏ hiện nay rất rải rác và rất hẹp nằm ở Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai (An Khê, Chư Prông), Đắk Lắk (Ea Kar,
Krông Bông), Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh,
Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh. (Đã nêu ở phần trên, không nêu lại)

1.2. Thảo luận
Từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy Gõ đỏ (Afzelia
xylocarpa (Kurz) Craib) vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu theo
chiều sâu, việc nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở các khía cạnh: mô tả hình thái
thực vật đến yêu cầu sinh thái, phân bố, cấu trúc quần thể, công dụng, giá trị sử
dụng. Vì vậy, để bảo tồn và phát triển một loài cây có giá trị cao và có nguy cơ
tuyệt chủng ở KBTTN Ea Sô cũng như trong cả nước, cần được nghiên cứu làm
rõ các vấn đề sau:
- Mối quan hệ giữa phân bố cây Gõ đỏ với các nhân tố sinh thái ảnh hưởng
chủ đạo, làm cơ sở quy hoạch bảo tồn loài cây này.
- Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, tiểu hoàn cảnh rừng đến khả năng
tái sinh Gõ đỏ làm cơ sở bảo tồn và gây trồng chúng thay thế cho các loài cây
trồng rừng hiện nay trong KBTTN Ea Sô.
- Ước lượng được mật độ phân bố, trữ lượng của loài Gõ đỏ trong KBTTN
Ea Sô.
- Ứng dụng công nghệ GIS trong bảo tồn loài về mặt sinh thái.
Do vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo về nhiều mặt để bảo tồn cũng như
phát triển loài cây Gõ đỏ, trước hết làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của loài này,
bảo tồn được sinh cảnh nơi chúng phân bố. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này được

tiến hành với mong muốn góp thêm một phần cơ sở dữ liệu, thông tin khoa học
về một loài cây có giá trị ở Việt Nam.

7


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quần xã thực vật có phân bố Gõ đỏ và loài
nghiên cứu là Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) tại KBTTN Ea Sô,
huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
2.1.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu 4 nhóm nhân tố sinh thái theo Thái Văn Trừng
[1] có ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài nghiên cứu:
- Nhóm nhân tố liên quan đến rừng (nhân tố khu hệ thực vật): Kiểu rừng
(khộp, ½ rụng lá, thường xanh, hỗn giao gỗ - tre nứa), trạng thái, ưu hợp
tầng cây gỗ chính, độ tàn che, G (m2/ha), số tầng rừng, loài le tre, loài
thực bì chính, loài cây gỗ tái sinh chủ yếu (2 – 3 loài).
- Nhóm nhân tố đất đai: màu đất, pH đất, kết cấu (xốp, hơi chặt, chặt, rất
chặt), mức độ ngập nước (không, nhập nhẹ, ngập có mặt nước), đá nổi
%, kết von bề mặt %, độ sâu tầng đất (<30cm, 30-50cm, >50cm).
- Nhóm nhân tố địa hình – địa lý: Tọa độ UTM, độ cao, vị trí (thung lũng,
bằng, chân, sườn, đỉnh), độ dốc, hướng phơi (hướng Bắc).
- Nhóm tác nhân (sinh vật – con người): loại hình tác động (không, sau
nương rẫy, khai thác chọn), mức độ lửa rừng (không, vài năm, hàng
năm).

2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lý
- Phía Bắc: giáp tỉnh Gia Lai.

8


- Phía Đông: giáp tỉnh Phú Yên và huyện M’Drắk.
- Phía Nam: giáp xã Cư Prao thuộc huyện M’Drắk và phần còn lại của xã
Ea Sô, huyện Ea Kar.
- Phía Tây: giáp 3 xã Ea Tam, Ea Puk và xã Ea Dăh thuộc huyện Krông
Năng.
2.2.1.2. Tọa độ địa lý trung tâm
- Từ 12o53’18” đến 13o02’12” vĩ độ Bắc.
- Từ 108o28’48” đến 108o43’54” kinh độ Đông.
2.2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Khu BTTN Ea Sô nằm trong khu vực tiếp giáp giữa hai vùng Tây Nguyên
và Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong
một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Nhưng do chịu ảnh hưởng và
bị chi phối bởi khí hậu chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây Trường Sơn nên
mùa mưa ở đây thường đến muộn, kéo dài và có tổng lượng mưa cao hơn so với
khu vực thành phố Buôn Ma Thuột nơi có độ cao tuyệt đối gần như nhau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 24C. Nhiệt độ tối cao
tuyệt đối không quá 38C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 10C. Biên
độ nhiệt ngày đêm trung bình 8 - 10C.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm 1.800 - 1.900 mm. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng
lượng mưa cả năm, các tháng 8, 9 và tháng 10 có lượng mưa cao nhất. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô có 3 tháng khô

và 1 tháng hạn, lương mưa bình quân rất thấp khoảng 10 - 15 mm/tháng.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm khoảng 80%. Độ ẩm bình quân vào
mưa khoảng 85 - 92%, vào mùa khô 30 - 50%.
- Chế độ gió: Hàng năm có 2 hướng gió chính thịnh hành, gió mùa Đông
Bắc thịnh hành trong các tháng mùa khô và gió mùa Tây Nam thịnh hành trong
các tháng mùa mưa.
Chế độ khí hậu trong vùng mang tính chuyển tiếp giữa hai vùng Bắc
Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, kết hợp với sự đa dạng về địa
9


hình, đất đai đã tạo nên cho Ea Sô đa dạng về các kiểu thảm thực vật rừng và
là nơi cư trú của nhiều loài động thực quý hiếm. Tuy nhiên, trong những
tháng khô hạn nắng nóng, lượng nước bốc hơi cao đã gây ra tình trạng khô
nóng khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của khu hệ
động thực vật, nhất là tình trạng thiếu nguồn nước cho các loài thú móng
guốc ở đây sinh trưởng và phát triển.
Thủy văn
Trong KBT có hai hệ thống sông, suối chính như sau:
- Sông Ea Krông Năng chảy qua ranh giới phía Nam và phía Đông của
KBT sau đó chảy vào tỉnh Phú Yên, mô đun dòng chảy trung bình khoảng 40
- 70 l/s/km2. Trong đó có các nhánh suối lớn chảy trong địa phận KBT như
Ea Dăh, Ea Gbou...
- Suối Ea Puich là hệ thống suối chính trong KBT, đầu nguồn hệ thống
suối này đều bắt nguồn từ các đỉnh núi ở phía Bắc, phía Đông của KBT rồi
chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đi qua trung tâm, chia đôi KBT làm 2
phần sau đó nhập vào sông Ea Krông Năng. Mạng lưới các nhánh suối đầu
nguồn chảy vào suối chính Ea Puich, gồm các suối Ea Puk, Ea Hmlay, Ea
Knel, Ea keb... đều nằm trọn trong địa phận KBT. Suối Ea Puich chảy qua
nhiều kiểu địa hình nên ở một số đoạn lòng suối hẹp, độ dốc lớn đã tạo ra

những thác nước rất đẹp như thác bay, thác hoa mai...
Hiện tại, ven theo các nhánh suối trong KBT, đều có thảm thực vật rừng
che phủ, đây là những nơi trú ẩn quan trọng cho các loài động vật vào mùa
khô, nhất là đối với các loài kiếm ăn chủ yếu trong sinh cảnh trảng cỏ như Bò
tót, Bò rừng, Nai... Nhưng vào mùa khô hạn trong những năm gần đây mạng
lưới các nhánh trong KBT thường cạn nước, có khi chỉ còn đọng lại những
vũng nước nhỏ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và tồn tại của các
loại động vật. Chim, thú thường tập trung vào những vũng có nước rất dễ bị
lâm tặc săn bắt hoặc đánh bẫy. Vì vậy, việc đầu tư gây tạo các hồ nhân tạo để
giữ nước trong mùa khô, nhằm cung cấp nước uống đảm bảo sự tồn tại cho
các loài động vật trong KBT, nhất là cho các loài thú móng guốc như Bò tót,
Bò rừng, Nai... là cần thiết.
Về mặt kinh tế xã hội, mạng lưới các nhánh suối trong KBT còn là nguồn
sinh thuỷ cung cấp nguồn nước đáng kể cho hồ thuỷ điện của 02 nhà máy
thuỷ điện Krông H’Năng, Sông Ba hạ đang được đầu tư xây dựng.
2.2.1.4. Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì
- Địa hình
10


Khu BTTN Ea Sô có dạng địa hình bậc thềm khá rõ rệt, điểm có độ cao
tuyệt đối cao nhất là nằm trên đường ranh giới phía Tây Bắc của KBT (đỉnh
Chư Ble Ya cao 1.046 m), sau đó gồm các dãy đồi lượn sóng thấp dần xuống
theo hướng Đông, ôm lấy vùng bằng chiếm phần lớn diện tích của KBT,
điểm thấp nhất là suối Ea Puich (140 m). Suối Ea Puich chạy xuyên qua
trung tâm KBT, chia KBT thành hai phần khác biệt nhau rõ rệt về địa hình,
địa thế: Phía Bắc suối địa hình chủ yếu là kiểu địa hình đồi, núi và phía Nam
địa hình chủ yếu là kiểu địa hình vùng bằng.
Trong KBT có ba kiểu địa hình chính sau:
a) Địa hình núi trung bình và núi thấp: Phân bố tập trung về phía Bắc và Tây

Bắc của KBT, chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của KBT. Độ cao tuyệt
đối từ 300 - 1.046 m, mức độ chia cắt địa hình tương đối mạnh, độ dốc bình
quân từ 20 - 25. Kiểu địa hình này, là nơi phân bố chủ yếu của kiểu thảm
thực vật rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới, hệ động vật rừng phân bố
trong sinh cảnh của kiểu rừng này, khá đa dạng, trong đó có nhiều loài có
nguồn gen quý hiếm là đối tượng bảo tồn như Khỉ, Vượn, Chà vá, Bò tót... và
các loài chim quý hiếm thuộc họ Hồng hoàng, họ Chim lam...
b) Địa hình đồi: Được hình thành và tạo ra chủ yếu bởi các dãy đồi lượn sóng và
một số đồi độc lập. Phân bố xen kẽ giữa kiểu địa hình núi và địa hình vùng
bằng, chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên của KBT. Mức độ chia cắt địa
hình không lớn, độ dốc bình quân từ 7 đến 10. Kiểu địa hình này, là nơi
phân bố chủ yếu của kiểu thảm thực vật rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt
đới xen kẽ với các trảng cỏ, trảng cây bụi, đây là nơi trú ngụ chủ yếu của các
loài động vật cỡ lớn, có nguồn gen quý hiếm, có giá trị cao về bảo tồn như
Bò rừng, Bò tót, Nai... và các loài thú ăn thịt như Mèo rừng, Mèo gấm...
c) Địa hình vùng bằng: Là kiểu địa hình chính, chiếm khoảng 50% diện tích tự
nhiên của KBT. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 200 - 300 m, địa hình đơn
giản, hầu như không bị chia cắt. Kiểu địa hình này, có thảm thực vật chủ yếu
là các trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác hay trảng cỏ, cây bụi phân bố xen kẽ
với các giải rừng kín lá rộng nửa rụng lá ven sông, suối. Đây là sinh cảnh
hiếm, độc đáo của Ea Sô; một trong những hệ sinh thái đặc trưng của dãy
Trường Sơn được xếp hạng ưu tiên bảo tồn và là nơi cung cấp nguồn thức ăn
quan trọng cho các loài thú móng guốc, có nguồn gen quý hiếm là đối tượng
bảo tồn chính của Ea Sô như Bò rừng, Bò tót...
- Đất đai
Theo kết quả phân loại của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
phối hợp với Đaị học Leuven Vương quốc Bỉ thực hiện đã công bố năm 1999
11



và kết quả khảo sát thực địa cho thấy, trong KBT Ea Sô có hai nhóm đất
chính sau:
- Nhóm đất xám (Acrisols), kí hiệu - X: Là nhóm đất có diện tích lớn
nhất chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của KBT. Phân bố chủ yếu trên
những vùng đất dốc thuộc các kiểu địa hình đồi, núi.
- Nhóm đất nâu (Lixisols), kí hiệu - XK: Có diện tích chiếm đế gần 40%
tổng diện tích tự nhiên của KBT. Phân bố chủ yếu trên địa hình vùng bằng ít
dốc.
Ngoài ra trong KBT còn có một số loaị đất khác diện tích không lớn chủ
yếu thuộc nhóm đất phù sa ven sông suối, kí hiệu - P.
- Thảm thực vật rừng
Với đặc trưng đa dạng về địa hình, khí hậu thuỷ văn đã hình thành cho
Ea Sô có đầy đủ các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng, đại diện cho vùng
Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Kết quả điều tra và phân loại thảm thực vật rừng như sau:
(1) Kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới: Là kiểu rừng có diện tích lớn
nhất trong KBT 16.664,9 ha, chiếm tới 61,9% diện tích tự nhiên của KBT.
Chiếm ưu thế sinh thái chủ yếu là các loài: Quế rừng, Re, Bời lời, Kháo
thuộc họ Long não (Lauraceae); các loài Trám, Cóc đá thuộc họ Trám
(Burceraceae); Bình linh, Lục lạc thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Gội,
Lòng tong thuộc họ Xoan (Meliaceae), Giáng hương, Mát thuộc họ Đậu
(Fabaceae); Trường mật, Vải rừng thuộc họ Bò hòn (Sapindaceae)…
(2) Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá: Diện tích 4.041,8 ha, chiếm 15%
diện tích tự nhiên của KBT. Cấu trúc tổ thành loài cây khá đơn giản, gồm các
loài cây chủ yếu thuộc họ Săng lẻ (Lythraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Bàng
(Combretaceae)…
(3) Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp): Diện tích kiểu
rừng này trong KBT không đáng kể chỉ có 141 ha. Các họ thực vật thường
gặp trong kiểu rừng, tập trung ở một số họ như họ Dầu (Dipterocarpaceae),
Đinh (Bignoniaceae), Đậu (Fabaceae), Vang (Caesalpiniaceae)…

12


(4) Rừng trồng (kiểu phụ rừng nhân tạo): Diện tích 217,9 ha, chiếm
khoảng 0,81% diện tích tự nhiên của KBT. Loài cây rừng: Cây phù trợ là các
loài Keo (Acacia sp); cây bản địa gồm các loài như Muồng đen (Cassia
siamea), Căm xe (Xylya xylocarpa), Giáng hương (Peterocarpus
macrocarpus)…
(5) Trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ rải rác: Kiểu thảm thực vật này chiếm
diện tích lớn thứ hai trong các kiểu thảm thực vật trong KBT, diện tích
5.651,6 ha, chiếm 20,99% diện tích tự nhiên của KBT. Phân bố chủ yếu ở
những khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng 300m.
Về tổ thành loài cây, ở các trảng cỏ chủ yếu gặp các loại cỏ như Cỏ tranh
(Imperata crydrica), Cỏ mật (Eriochlia sp), Cỏ lồng vực (Echinochloa sp), Cỏ
chỉ (Cynodon dactylon)… Ở một số trảng cỏ có cây thân gỗ mọc rải rác chủ
yếu gặp các loài tái sinh như Gáo, Vừng, Cóc rừng, Giáng hương, Cẩm lai…
và loài cây ưa sáng như Thầu tấu, Me rừng, Thành nghạnh…
Tên khoa học của loài phải in nghiêng
- Hệ thực vật rừng.
Theo các tài liệu khoa học đã công bố và kết quả điều tra khu hệ thực vật
cho thấy, hệ thực vật rừng của KBT Ea Sô khá đa dạng và phong phú, là nơi
hội tụ ba luồng thực vật chính sau:
- Luồng thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa (yếu tố bản địa), gồm
các loài tiêu biểu thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ
Xoan (Meliaceae)…
- Luồng thực vật Mã Lai - Inđônêxia (yếu tố di cư), gồm các loài cây đại
diện thuộc họ Dầu (Dipterocapaceae).
- Luồng thực vật Ấn Độ - Myanmar (yếu tố di cư), gồm các loài cây đại
diện thuộc họ Bàng (Combretaceae), họ Săng lẻ (Lythraceae).
Thành phần hệ thực vật: Đến nay đã ghi nhận được trong KBT có 714 loài

thực vật bậc cao có mạch (bổ sung thêm 5 loài so với danh lục cũ) thuộc 431
chi, 141 họ:
13


Bảng 2.1: Thành phần loài thực vật Khu BTTN Ea Sô
(Số thứ tự của bảng gồm 2 phần: VD 2.1 là bảng số 1 của phần 2)
TT
1
2
3

Các nghành thực vật
Các nghành khuyết thực vật
Nghành thực vật hạt trần
Nghành thực vật hạt kín
Tổng cộng

Số họ Số chi Loài
15
21
28
1
1
2
125
409
684
141
431

714
(Nguồn: Website - Cục kiểm lâm)

Nguồn: được căn bên phải, ing nghiêng
Trong số đó có khá nhiều loài có nguồn gen đặc hữu, quý hiếm cần bảo
tồn:
+ Các loài đặc hữu: Có 3 loài thực vật đặc hữu chiếm 0,4% tổng số loài,
gồm: Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
bariaensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa).
+ Các loài quý hiếm: Có 18 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Tình
trạng các loài trên được ghi trong sách đỏ như sau:
Sẽ nguy cấp (V) 7 loài: Tuế lá xẻ (Cycasmicholitsii), Cẩm lai vú
(Dalbergia mammosa), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Cẩm lai bà rịa
(Dalbergia bariaensis), Kơ nia (Irvingia malayana), Gõ đỏ (Afzelia
xylocarpa).
Cà te (Afzelia xylocarpa), Thổ phục linh (Smilax glabra),
(Bổ sung thêm phần thiếu)
Hiếm (R) 3 loài: Ý thảo (Dendrobium gratiosissimum), Kỳ nam kiến
(Hydnophytum formicarum), Xưng da (Siphonodon celastrineus),
Bị đe doạ (T) 3 loài: Gáo vàng (Adina cordifolia), Ba gạc (Rauvolfia
cambodiana), Sừng dê (Strophanthus divaricatus),
Biết không chính xác (K) 5 loài: Cẩu tích Cibotium barometz), Giáng
hương (Pterocarpus macrocarpus), Gõ mật (Sindora siamensis), Chiêu liêu
nghệ (Terminalia nigrovenulosa), Cây Tung (Tetrameles nudiflora).
+ Về giá trị sử dụng: Theo số liệu thống kê trong số 714 loài thực vật đã
nghi nhận trong KBT, trong đó: nhóm cây cho lấy gỗ có 235 loài: Gồm một
14


số loài cho gỗ có trị kinh tế cao như Sao đen, Cẩm liên, Bằng lăng, Căm xe...

Nhóm cây làm cảnh có 47 loài: Có nhiều loài có khả năng trồng làm cảnh rất
đẹp và có giá trị kinh tế cao như Giả hạc, Ngọc điểm, Giáng hương, Ý thảo...
Thuộc họ phong lan (Orchidaceae)... và nhóm cây làm thuốc có 222 loài,
nhóm cây ăn được có 49 loài, nhóm cây có công dụng khác có 60 loài.
- Hệ động vật rừng
Theo các tài các tài liệu khoa học đã công bố và kết quả điều tra, đến nay
đã ghi nhận được trong KBT, có 278 loài động vật, thuộc 92 họ, 29 bộ:
+ Khu hệ thú: Đã thống kê được 63 loài thú, trong đó có 1 phân loài
đặc hữu là Chà vá chân đen (Pygathix nemaeus nigripes) và 31 loài quý hiếm
ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới, chiếm 49,2% tổng số loài thú trong
khu Bảo tồn.
Trong số các loài quý hiếm, có hai loài đang bị đe dọa ở mức độ (CR) rất
nguy cấp, 14 loài đang bị đe dọa ở cấp (EN) nguy cấp và có 11 loài bị đe doạ
ở cấp (VU) sắp nguy cấp.
Khu hệ thú Ea Sô khá phong phú, đặc biệt trong đó có quần thể của 2 loài
thú móng guốc cỡ lớn, đặc biệt hiếm: Bò rừng (Bos javanicus), Bò tót (Bos
gaurus) là đối tượng ưu tiên bảo tồn hàng đầu ở Việt Nam và có thể khẳng
định KBTTN Ea Sô là nơi có quần thể Bò rừng, Bò tót, Nai phân bố tập trung
ở Việt Nam hiện nay.
+ Khu hệ chim: Trong tổng số 173 loài chim được ghi nhận trong KBT
gồm có:
- 4 loài dặc hữu cho Việt Nam và Đông Dương: Gà lôi hông tía
(Lophura diardi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Đuôi cụt bụng vằn
(Pitta ellioti), Khướu đầu xám (Garrulax vassali).
- 9 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới, chiếm 5,2% tổng
số loài, gồm 6 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới và 8 loài được ghi trong
sách đỏ Việt Nam.
Trong đó có loài Công (Pavo muticus imperator) bị đe doạ ở cấp (EN)
nguy cấp và 3 loài bị đe doạ ở cấp (VU) sắp nguy cấp, gồm: Gà lôi hông tía
15



(Lophura diardi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Hồng hoàng
(Buceros bicornis).
+ Khu hệ Lưỡng cư và Bò sát: Trong tổng số 42 loài Lưỡng cư và Bò
sát được ghi nhận trong khu Bảo tồn, có 15 loài được ghi trong sách đỏ của
Việt Nam và Thế Giới, chiếm 35,7% tổng số loài.
Trong đó có 3 loài đang bị đe doạ ở mức độ (CR) rất nguy cấp, 8 loài
đang bị đe doạ ở cấp (EN) nguy cấp và có 2 loài bị đe dọa ở cấp (VU) sắp
nguy cấp.
2.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khu vực nghiên cứu
Sau số tiểu mục, phải có dấu chấm. VD: 2.2. Điều kiện…
Theo dự án vùng đệm của KBT, xây dựng năm 2006 và kết quả điều tra
về dân sinh, kinh tế xã hội cho thấy sức ép từ phía người dân sinh sống trong
khu vực đến các nguồn tài nguyên rừng của KBT, chủ yếu xuất phát từ người
dân ở 2 xã Ea Sô, huyện Ea Kar và xã Cư Prao, huyện M’Drăk.
Số liệu này đã quá cũ
Số liệu điều tra dân sinh, kinh tế xã hội của hai xã vùng đệm cho thấy:
a) Dân số, dân tộc và lao động
- Tổng dân số trong vùng đệm có 8.868 nhân khẩu, 2.133 hộ gia đình,
bình quân một hộ gia đình có khoảng 4 - 5 người. Toàn bộ dân số nói trên
sống tập trung thành 19 thôn, bản nằm bên ngoài ranh giới quy hoạch cho
KBT.
- Mật độ dân số trong vùng tương đối thấp, dao động từ 12 – 41
người/km2, trung bình là 27 người/km2, chỉ bằng 1/5 so với mật độ dân số
trung bình của tỉnh Đăk Lăk (135 người/km2). Dân số 2 xã trong vùng là xã
vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc phía bắc nhập cư, thuộc
diện khó khăn của tỉnh Đăk Lăk. (Đắk Lắk)
- Dân số phân theo thành phần dân tộc: Cộng đồng dân cư sinh sống
trong vùng đệm, gồm có 6 thành phần dân tộc chủ yếu sau: Nhóm các dân

tộc thiểu số tại chỗ, gồm: Ê Đê, M’Nông, Ja Rai... (chiếm 43,3%). Nhóm các
dân tộc thiểu số di cư từ các vùng núi phía Bắc vào, gồm: Tày, Nùng,
16


H’Mông (chiếm 9,7%). Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số (chiếm 47,0%).
Mỗi dân tộc mang một nét bản sắc văn hoá riêng.
- Tổng số lao động có khoảng 5.000 người, chiếm 56,4% tổng dân số
trong vùng, bình quân một hộ gia đình có từ 2 - 3 lao động.
- Trong sản xuất nông nghiệp canh tác nương rẫy là chủ yếu, đời sống
còn nhiều khó khăn.
- Dự báo đến năm 2015 số lao động trong vùng sẽ tăng thêm khoảng
1.000 lao động. Đây là nguồn lao động mới để bổ sung cho các ngành kinh tế
trong vùng, song cũng đặt ra vấn đề tạo thêm việc làm cho số lao đông tăng
thêm này, nếu không sẽ càng tăng thêm sức ép lên nguồn tài nguyên rừng của
khu KBT Ea Sô.
b) Thực trạng kinh tế - xã hội trong vùng
Các nguồn thu nhập:
Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong vùng là dựa vào sản xuất
nông nghiệp.
Canh tác lúa nước là nguồn cung cấp lương thực chủ đạo, tại địa phương 2
xã diện tích lúa nước là 431 ha, năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha/năm, đạt
sản lượng 2.437 tấn. Như vậy sản xuất tại chỗ chỉ cung cấp được 280 kg
lúa/người/ năm, do vậy hàng năm địa phương có nhu cầu cao trong việc mua
thêm gạo ăn mới bảo đảm về lương thực.
Ngoài ra cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao lại rất hạn chế chỉ có 639
ha cây công nghiệp. Hiện tại có vài hộ người Kinh ở xã Ea Sô đã trồng thử
nghiệm một vài loài cây ăn quả lâu năm như nhãn, vải, xoài theo hình thức
Nông lâm kết hợp xen với cây ngắn ngày.
Tập đoàn cây trồng chủ yếu là cây hằng năm, cây công nghiệp ngắn ngày

như: Lúa rẫy, Ngô, Sắn, Mía, Bông... nhưng năng suất đạt được rất thấp,
chăn nuôi trong vùng chủ yếu ở quy mô hộ gia đình.
Nguồn thu nhập thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, hiện
nay bình quân lương thực trên đầu người trong vùng đạt khoảng 500

17


kg/người/năm, tổng thu nhập bình quân trên đầu người đạt khoảng 4.500.000
đồng/người/năm. (Tỷ lệ hộ nghèo là bao nhiêu)
Hiện trạng cơ sở hạ tầng: trên địa bàn xã Ea Sô có tuyến đường quốc lộ
26B từ Phú Yên đi Đắk Lắk chạy qua, mặt đường nhiều đoạn đã được trải
nhựa đi lại khá dễ dàng (đoạn chạy qua địa phận của KBT dài khoảng 28
km).
Các công trình: Điện, đường (đường giao thông liên thôn, liên xã), trường,
trạm... còn lạc hậu.
Trụ sở Ban quản lý KBT đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia, phải
sử dụng bằng điện máy nổ.
- Văn hoá xã hội: Hiện nay, trên địa bàn cả hai xã đã được đầu tư xây
dựng bưu điện văn hoá, chợ phục vụ công tác thông tin liên lạc, mua bán trao
đổi và tiêu thụ các hàng hoá nông sản
c) Hoạt động lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp tại 2 xã là khá hạn chế: Xã Ea Sô còn 21,7 ha đất
lâm nghiệp trên đồi mồ côi, hiện đang giao cho xã quản lý.
Xã Cư Prao có diện tích đất lâm nghiệp khoảng 360 ha, một số trong đó
đã được giao cho cộng đồng thôn buôn để quản lý, kinh doanh lâu dài. Tuy
nhiên, sau nhiều năm nhận đất lâm nghiệp, hầu hết các cộng đồng của xã chưa
có điều kiện để thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi tái
sinh, trồng rừng, nuôi dưỡng rừng non... trên đất rừng của mình đã nhận, lý do là
hoạt động đầu tư kinh doanh rừng là việc làm rất mới đối với cộng đồng và

trong bối cảnh thiếu sự hỗ trợ đầu vào như đào tạo, tập huấn kỹ thuật, vay vốn,
dịch vụ khuyến lâm... từ các bên liên quan.
Mức độ hiểu biết của người dân về giao đất giao rừng và quản lý rừng
cộng đồng còn hạn chế, ít người dân biết được thời hạn GĐGR là trong bao
nhiêu năm; nuôi dưỡng rừng đến khi khai thác thì mình được hưởng lợi như thế
nào. Tại xã Cư Prao, hoạt động khai thác gỗ làm nhà, củi đun, tre nứa, lâm sản
ngoài gỗ để sử dụng trong gia đình của đồng bào tại chỗ diễn ra khá thường
xuyên trên đối tượng rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng. Trong tương lai, Khu
BTTN Ea Sô cần phối hợp với lãnh đạo địa phương để hỗ trợ thúc đẩy cho tiến
trình quản lý rừng cộng đồng tại các thôn buôn, để cộng đồng quản lý sử dụng
các diện tích rừng này một cách có hiệu quả và bền vững, góp phần giảm áp lực
lên tài nguyên rừng của Khu BTTN Ea Sô.
18


Trong những năm qua cộng đồng người dân của 2 xã Ea Sô và Cư Prao đã
giảm rất nhiều việc vào rừng của Khu BTTN Ea Sô để bẫy bắt động vật hoang
dã, thu hái lâm sản ngoài gỗ. Không có hiện tượng người dân lấn chiếm đất rừng
của khu bảo tồn để canh tác nông nghiệp.
Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng của Khu BTTN Ea Sô trong giai
đoạn 2007 – 2011 đã thực hiện với Ban Chỉ huy quân sự huyện Ea Kar, với diện
tích giao khoán là rừng phục hồi sinh thái 1.516,5 ha. Khu bảo tồn chưa có điều
kiện để giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương.
Trong những năm đến, khi có nguồn ngân sách từ quỹ Dịch vụ môi trường
rừng, Khu BTTN Ea Sô nên xem xét để giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các
cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số sống gần rừng, để tăng cường sự tham
gia, trách nhiệm và lợi ích thu nhập cho người dân địa phương từ công tác bảo
vệ rừng của khu bảo tồn.

19



×