Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Sử dụng kiến thức liên môn giáo dục học sinh kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường và một số biện pháp giảm thiểu rủi ro do môi trường gây ra”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 42 trang )

1
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Thực hiện theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung
ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013) về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Trong đó, đối với giáo dục phổ thông là: tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, thì đối với giáo viên tại
cơ sở cần coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đặc biệt, cần
xây dựng chuẩn hóa nội dung giáo dục theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo
chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học phổ thông, giảm số môn học bắt buộc,
tăng môn học tự chọn, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn; Đổi mới căn bản
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo,
đảm bảo trung thực khách quan ....
Ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ các tổ chức chính
phủ đến phi chính phủ, các cơ quan ban ngành... đều có những chương trình
hành động, có các cuộc thi tìm hiểu, cuộc thi sáng tạo ý tưởng hay các phong
trào thi đua, các cuộc vận động ... về bảo vệ môi trường, về bảo vệ nguồn nước.
Nhưng trên thực tế, thế hệ học sinh của các cơ sở giáo dục phổ thông, đã thực sự
hành động về môi trường, có được tất cả các em hiểu được rằng bảo vệ môi
trường là bảo vệ chính cuộc sống của các em, mỗi hành động của các em, của
gia đình các em là đều có tác động, ảnh hưởng đến môi trường.
Sản phẩm các cơ sở giáo dục là con người và chất lượng của sản phẩm
này được thể hiện qua kết quả của kỳ thi, kiểm tra đánh giá; qua năng lực và ý
thức của bản thân, kỹ năng tuyên truyền và tạo được niềm tin.
Với những mục tiêu và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Sử dụng kiến thức liên môn giáo dục học sinh kiến thức về môi trường, ý thức


bảo vệ môi trường và một số biện pháp giảm thiểu rủi ro do môi trường gây ra”
với mục đích:


2
+ Cung cấp cho các em những kiến thức về môi trường, vận dụng
kiến thức các môn học trong nhà trường giải quyết được một số vấn đề thực
tiễn, hoàn thành tốt các câu hỏi về thực tiễn trong các bài kiểm tra; Đặc biệt, là
đáp ứng yêu cầu của một kỳ thi tích hợp các môn học, ví dụ như kỳ thi đánh giá
năng lực tại ĐHQG Hà Nội đã tổ chức thi vào ngày 04/06/2015 vừa qua.
+ Trên cơ sở kiến thức, và các sự kiện thực tế, tạo cho các em sự
tin tưởng, để có những hành động cụ thể, thiết thực như: ý thức trách nhiệm cao
với việc bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính
mình... Đồng thời, là nhân tố tích cực tuyên truyền đến những người thân trong
gia đình, dân cư địa bàn nơi sinh sống về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên và nguồn nước an toàn tiết kiệm và hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG
1. Đối với tác giả:
Bản thân tác giả, trong thời gian làm cộng sự tại Bệnh viện K Hà Nội đã
có đề tài nghiên cứu “Phương pháp kiểm tra độ ổn định liều lượng của máy gia
tốc xạ trị ung thư PRIMUS – SIEMENS” năm 2000 được Khoa Vật lí,
ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội xếp loại xuất sắc; Từ năm 2001 đến trước khi vào
ngành giáo dục (tháng 9/2002) là cán bộ nghiên cứu tại phòng Thủy văn đồng vị
của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, tại địa chỉ số 179 đường Hoàng Quốc
Việt - Hà Nội, là thành viên của nhóm nghiên cứu nước ngầm khu vực sông
Hồng, trong đó có một phần đề là luận án tiến sĩ của TS. Trịnh Văn Giáp
“Nghiên cứu kỹ thuật đồng vị và ứng dụng để xác định nước ngầm khu vực Hà
Nội” khi đó là chủ nhiệm đề tài, và nay là Viện trưởng. Do đó, tác giả cũng có
một số kiến thức cơ bản về nguồn nước, về bệnh ung thư.

-Từ tháng 9/2002 đến nay, tác giả đã có hơn mười năm làm công tác giáo
viên chủ nhiệm, giảng dạy, phụ trách chuyên môn của nhóm, hiểu biết kế hoạch
chuyên môn của các cấp, nhiệm vụ của nhà trường, nên kiến thức đưa ra trong
đề tài phù hợp với kiến thức và tâm lí của các em.
Tác giả cam đoan: Đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả, những
thông tin đưa ra trong đề tài đều có cơ sở khoa học và đã được kiểm chứng, giải
pháp giúp học sinh hiểu biết về kiến thức môi trường phù hợp với tâm lý lứa


3
tuổi học sinh, kích thích được học sinh tìm tòi nghiên cứu khoa học, có niềm tin
vào khoa học, tạo nhân tố quan trọng tuyên truyền tới gia đình, người thân, và
cộng đồng dân cư nơi sinh sống, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo
dục.
2. Đối với học sinh:
Học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học các môn học tự nhiên hay
xã hội, được hiểu biết hơn các kiến thức về tự nhiên về xã hội, nhận thức sâu sắc
được được vai trò giáo dục trong nhà trường, kiến thức môn học trên lớp đến
thực tiễn cuộc sống, có nhận thức và niềm tin vào việc một hành động nhỏ của
bản thân cũng sẽ là một tác động lớn đến môi trường, qua đó tự tin tuyên truyền
cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nước.
Học sinh được trang bị kỹ lưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng tốt cho các
kỳ thi tuyển sinh, phát triển năng lực bản thân, khả năng tư duy sáng tạo chuẩn
bị tốt cho kỳ kiểm tra, thi tuyển mà tiến tới là các câu hỏi không phải là một bài
toán cụ thể, ở đó các câu hỏi sẽ tập trung vào: đánh giá năng lực của học sinh
qua hiểu biết, ứng dụng sáng tạo về các bộ môn học.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH
Giải pháp 1: Sử dụng kiến thức môn Lịch sử

Sử dụng những câu chuyện lịch sử với ngữ điệu và thao tác sư phạm phù
hợp, câu chuyện lịch sử đó không những giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự
kiện mà còn làm cho tâm hồn và trái tim các em rung động để lôi cuốn các em
vào sự kiện, đặt ra câu hỏi, tại sao lại có sự kiện đó, hậu quả đó?
Diễn tả các hình ảnh, cuốn video, bài báo được đăng tải là những sự kiện
để cho học sinh cuốn theo từ hình ảnh trực quan đến tư duy cao hơn, tự các em
sẽ đặt ra câu hỏi tại sao, nguyên nhân nào có những sự kiện đó, khả năng các
môn khoa học trong nhà trường có giải thích được không? Có thể hạn chế
những hậu quả xấu được không, như thế nào?
Những tư liệu lịch sử mang tính lịch sử quan trọng và không đủ thời gian
thông tin trong giờ học thì giới thiệu cho các em tìm tòi, nghiên cứu gây ở các


4
em hai mục đích: niềm tin về sự kiện và định hướng cho các em tự tìm hiểu,
nghiên cứu khoa học.
Giải pháp 2: Sử dụng các môn khoa học tự nhiên và xã hội
Sử dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên và xã hội, để đưa ra các
luận chứng khoa học giải thích sơ lược (phù hợp với kiến thức mức phổ thông)
tạo niềm tin cho học sinh, củng cố hay mở rộng kiến thức các môn học cho học
sinh.
Ví dụ như:
+ Môn Toán, cho các công thức phương trình toán học, tính toán
một cách chính xác các đại lượng, tham số toán học được đề cập đến.
+ Môn Vật lí, môn Hóa học, môn Sinh bổ sung, củng cố kiến thức
hóa lí của một số chất, của một số hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học, quy
trình sinh học ...
+ Môn Địa lí, cung cấp một số kiến thức về địa tầng, về khả năng
bổ cấp nước ...
+ Môn Tin học, thực hiện thống kê, xử lí ảnh, đồ họa...

+ Môn Ngoại ngữ, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của
các tên, từ viết tắt khoa học, các đại lượng, đơn vị thường dùng
...
Giải pháp 3: Tích hợp, lồng ghép phần kiến thức liên quan trong bài
giảng vật lý, ví dụ như: khi dạy bài phóng xạ (Vật lí 12) tích hợp kiến thức về
đồng vị hạt nhân; hay dạy bài phản ứng hạt nhân (Vật lí 12) tích hợp kiến thức
về an toàn hạt nhân....; Phải xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp cụ thể, chi tiết
cho từng bài, tránh tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, tính
hệ thống tri thức theo kế hoạch đó sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất hiện
tượng, tạo cho các em niềm tin, nâng cao tầm nhận thức có ý thức bảo vệ môi
trường, hướng kiến thức tiếp nhận được phân tích, tìm ra quy luật, bản chất giải
thích thực tiễn.


5
Giải pháp 4: Nêu ra kết quả thực trạng của từng sự kiện, nội dung..., từ
đó nêu ra giải pháp hành động của mỗi cá nhân chúng ta để nhằm giảm thiểu
những rủi ro do môi trường gây ra.
Giải pháp 5: Xây dựng ý thức giáo dục, tuyên truyền, để mỗi cá nhân
đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tuyên truyền đến những người xung quanh còn hạn chế về hiểu biết: tác
hại của việc tàn phá môi trường và khai tác lãng phí nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đồng thời phải có trách nhiệm cao bảo vệ môi trường và nguồn tài
nguyên thiên nhiên, việc làm đó là chính bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
Những nội dung cụ thể,


6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nước ngầm được người cổ xưa khai thác cách đây 3000 năm ở vùng Tây
Nam Á và Bắc Phi. Người ta đào các giếng sâu ở sườn núi để lấy nước ngầm, độ
sâu của giếng thường nhỏ tư vài mét đến vài trục mét, lưu lượng nước trong
giếng nhỏ và theo mùa.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về nước chỉ mới được tiến hành vào
thế kỉ 17, các học gia La Mã đã đưa ra lí thuyết về mối liên hệ giữa nước mưa,
nước biển và nước ngầm. Đến thế kỉ 18, một kỹ sư người Pháp Henry Darcy là
người đầu tiên nghiên cứu sự chuyển động của nước qua các lớp cát, đã xác lập
được mối liên hệ giữa tốc độ thấm và tính chất của môi trường thấm, sau này
mối liên hệ này gọi là định luật Darcy.
Khái niệm đầu tiên về đồng vị (isotope – theo tiếng Hy Lạp Isos là ngang
bằng; tope là vị trí) mở màn cho kỷ nguyên về nghiên cứu nước ngầm. Đặc biệt,
sau khi Frederick Soddy và Francis Aston nhận giải thưởng Nobel năm 1921 về
phát minh ra các đồng vị. Từ đó đến nay hàng loạt các kỹ thuật tiên tiến ra đời
nhằm mục đích nghiên cứu về nước ngầm.
Trong chu trình thủy văn luôn xảy ra các quá trình biến đổi Hóa học, Vật
lí, Địa hóa ... Chính những chu trình này đã làm thay đổi đồng vị của nước cũng
như các khoáng chất hòa tan trong từng giai đoạn của chu trình. Chính vì thế,
xác định được đồng vị trong một môi trường nào đó, chúng ta có thể đánh giá
được bản chất của các quá trình xảy ra trong chu trình thủy văn nói chung, cũng
như nguồn gốc các quá trình vận động, nguồn gốc nhiễm bẩn của nguồn nước
bẩn [5].
Các chương trình hành động vì nguồn nước, kèm theo các hành động như
vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, trồng cây xanh ... Tại sao những việc làm
này lại ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, trong khuôn khổ của đề tài này, tác
giả chỉ ra cơ sở lý thuyết Vật lí và các môn học liên quan kết hợp với kết quả đã
được các nhà khoa học thực hiện phép đo và được công bố trên các tạp trí khoa
học hay báo cáo luận văn tiến sĩ, để khẳng định chúng ta hành động qua những
việc làm nhỏ như kể trên là chúng ta đang bảo vệ nguồn tài nguyên nước.



7
Môi trường, nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
cuộc sống của chúng ta, trong đề tài này tác giả còn đề cập đến an toàn phóng xạ
và đặc biệt đồng vị hạt nhân trong môi trường sống, những ảnh hưởng của nó
đến môi trường và cụ thể là bệnh ung thư, đã gây ra những hậu quả vô cùng to
lớn, và ngày nay vẫn là những hiểm họa nguy hiểm đang làm nhức nhối cho bất
cứ một chế độ, một xã hội nào.
Đề tài là cơ sở để khẳng định kiến thức học sinh học được ở nhà trường
và thực tiễn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm niềm tin tưởng tạo đà
cho học sinh nghiên cứu khoa học vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực
tiễn, và thay cho việc chỉ nói là phải hành động.


8
CHƯƠNG II
ĐỒNG VỊ HẠT NHÂN
VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NƯỚC
2.1. SỰ KIỆN LỊCH SỬ:
Trong những năm gần đây con người đã chứng kiến những hệ lụy tàn
khốc của các thảm họa thiên nhiên với những tần suất, quy mô và phạm vi ảnh
hưởng chưa từng có, do sự biến đổi khí hậu. Có thể kể đến những trận lụt lịch sử
ở Thái Lan năm 2011 và 2012, ở châu Âu năm 2013, hạn hán tại Trung Quốc
năm 2014 và đợt nóng kỷ lục đang diễn ra ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, tại tỉnh Bến
Tre nước mặn cũng đã xâm nhập sâu vào trong các con sông, tại các xã ven biển
khu vực Hải Hậu, Nam Định mạch nước ngầm hạ thấp hàng trục mét ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của trăm ngìn người nông dân.
Thế giới, các quốc gia, tổ chức xã hội đang nỗ lực kêu gọi con người hãy
bảo vệ trái đất bằng các hành động thiết thực trong sản xuất, tiêu dung, có các
ngày cụ thể cho các hoạt động này,

Ngày 5/6 là ngày môi trường thế giới, ngày 5/6 năm 2015 với chủ đề
“Cùng nhau tiêu dung có trách nhiệm - Vì một trái đất bền vững”.
Hàng năm, nhiều quốc gia trên thế giới kỷ niệm “ Ngày cây xanh” (Ardor
day) vào những thời điểm khac nhau (Ví dụ tại Mỹ là thứ 6 cuối cùng của tháng
4, Hàn Quốc 5/4, Kenya 21/4, Đức 25/4 ...), nhưng cùng một mục tiêu: tôn vinh
ý nghĩa của rừng, của cây xanh đối với con người và sự phát triển kinh tế, cũng
như đề cao trách nhiệm của con người đối với cây xanh “Người vì cây, Cây vì
người” cũng là hoạt động của môi trường. Ngày 8/6 là ngày đại dương ...
Ngày nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm nhằm kêu gọi
sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước, đặc biệt là
nguồn nước ngọt. Năm 2015, chủ đề của Ngày Nước thế giới là “Nước và Phát
triển bền vững” là cơ hội quan trọng để làm nổi bật vai trò của nước trong các
chương trình phát triển bền vững của thế giới.
Quan sát các hình ảnh (hình 1),


9

Hình 1. Một số hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
Chúng ta hãy hành động vì nguồn nước - AFW (Action For Water), với
thông điệp “Không chỉ nói, mà hãy hành động” (Don’t say just action)
Tại sao chúng ta phải hành động, hành động của chúng ta là làm những
gì?
Những hành động của chúng ta sẽ tác động đến nguồn nước như thế nào?

14
3
2.2. TỔNG QUA VỀ CÁC ĐỒNG VỊ 6 C ; 1 H ;

222

86

Rn


10
14
2.2.1. Đồng vị phóng xạ 6 C
14
* Nguồn gốc của đồng vị phóng xạ 6 C
14

Đồng vị 6 C được sinh ra trong vùng giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu
do phản ứng hạt nhân của nơtron thứ cấp trong vũ trụ với hạt nhân nitơ:
14
7

N + 01n → 146 C + 11 p

(2.1)

14

14

Nguyên tử 6 C bị ôxi hóa tạo thành phân tử khí cacbonic ( CO2 ). Các
14
14
phân tử khí CO2 này sẽ trộn với các phân tử khí CO2 không phóng xạ đi vào
môi trường nước theo các quá trình với hàm lượng phần trăm các bon hiện đại

theo sơ đồ (hình 2) sau
từ phản ứng hạt nhân của tia vũ trụ

Quá trình hóa học
thuần túy

Khí quyển

Quá trình
sinh hóa
Thực vật mùn
100%

hòa tan trong
nước mưa

Đất

Đại dương
100%

Mùn
100%

hòa tan
100%
Nước ngầm
100%

Trầm tích

100%
Sói mòn/Sa lắng

trong đất
0%
100%

Nước ngầm
TDIC 65-85%

Hình 2. Sơ đồ biểu diễn nguồn gốc 14C trong nước ngầm [5]
* Phương pháp xác định tuổi của nước ngầm bằng việc xác định tuổi
của đồng vị 14C
Đồng vị 14C phân rã phóng xạ theo phương trình sau:


11
14

C → 14 N + β −

(2.2)

Chu kỳ bán rã của 14C là T1/2 =5730 năm (trong phép tính toán sai số ±40

năm), năng lượng lớn nhất của bức xạ β là 156keV. Xác định độ phóng xạ của


14
C qua việc đo bức xạ của β . Theo phương trình (1.2) một bức xạ β ghi

nhận được chính là độ phóng xạ 14C ,theo lý thuyết về phóng xạ vật lí 12 thì tính
được tuổi của nước ngầm theo hàm lượng của 14C theo công thức sau:
H t = H 0 e − λt
⇒t =

T1/2 H t
ln
ln 2 H 0

(2.3)
(2.4)

Với: H0; Ht là độ phóng xạ riêng của 14C trong nước ngầm ở thời điểm
ban đầu và ở thời điểm t bất kỳ khi lấy mẫu nước;
λ là hằng số phân rã, lien hệ với chu kỳ bán rã theo công thức

λ=

ln 2
T1/2

(2.5)

2.2.2. Đồng vị phóng xạ Triti
Triti là đồng vị phóng xạ của Hydrô, có chu kỳ bán rã là 12,43 năm. Triti
phóng xạ hạt beta β − có năng lượng thấp Eβ max = 18keV . Người ta dung đơn vị
3

TU để chỉ hàm lượng của Triti trong nước. 1TU bằng tỷ số đồng vị H 1H trong
nước, tương đương là 10-18; 1 lít nước có hàm lượng 1TU sẽ tạo ra 7,2dpm (bằng

0,12Bq).
Nguồn gốc của triti trong nước
Đồng vị triti trong nước có hai nguồn gốc: Tự nhiên và nhân tạo
* Triti có nguồn gốc tự nhiên: Cũng được tạo ra từ hai nguyên nhân
-Thứ nhất: do tương tác của nơtron được tạo ra từ tia vũ trụ, ở tầng trên
của khí quyển với hạt nhân Nitơ theo phản ứng:
1
0

n + 147 N → 126 C + 13 H

(2.6.)

Tốc độ của phản ứng trong phương trình (2.6) trong bầu khí quyển của
3
trái đất cỡ 0,25/nguyên tử/cm 3/s. Đồng vị triti ( 1 H ) được hình thành bị Ôxi hóa
bởi Oxi của tầng bình lưu để tạo thành nước theo phương trình:
3
1

H + O2 → 1H 3HO

(2.7)


12
Triti phân rã phóng xạ tạo thành đồng vị của alpha
3
1


H → 13 He + β −

(2.8)

- Nguồn gốc thứ hai: Triti được tạo ra ngay trong lòng đất, nơtron được
sinh ra trong các phản ứng tự phát của Uranium và Th theo phương trình (2.1).
3
Đồng thời, trong vỏ trái đất cũng có một đáng kể hạt nhân Li, cũng tạo ra 1 H
theo phản ứng
1
0

n + 37 Li → 23 He + 13 H

(2.9)

3

3

Đồng vị 1 H được đưa trực tiếp vào nước ngầm, hàm lượng của 1 H phụ
3
thuộc chủ yếu vào hàm lượng U, Th trong đất. Thông thường đồng vị 1 H tạo ra
3
từ nguồn này là nhỏ. Trong hầu hết các tầng ngậm nước, hàm lượng 1 H tạo ra
trong đất nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn phân tích (0,3TU). Tuy nhiên ở các vùng
3
3
có mỏ U, Th thì hàm lượng 1 H tạo ra trong đất có thể lớn hơn hàm lượng của 1 H
được tạo ra bởi các tia vũ trụ.

3

* Triti ( 1 H ) có nguồn gốc nhân tạo:
Thí nghiệm về phản ứng tổng hợp các hạt nhân nhẹ
2
1

H + 12 H → 13 H + 01n

(2.10)
235

Năng lượng kích hoạt lấy từ phản ứng phân hạch 92U trên thiết bị có tên
là George được tiến hành thành công vào ngày 01 tháng 11 năm 1952, cũng
chính từ thí nghiệm này mà bom nhiêt hạch đã ra đời. Sau đó nhiều vụ thử vũ
3
khí hạt nhân loại này xảy ra làm cho hàm lượng 1 H tăng lên vài lần vào đầu
những năm 1960, và đỉnh điểm cao nhất vào năm 1963, các phép đo này có độ
tin cậy cao được Cơ quan năng lượng quốc tế IAEA công bố [7].
3
* Ứng dụng đồng vị 1 H đối với bài toán nước ngầm
3

Vì hàm lượng đồng vị 1 H nguồn gốc tự nhiên tạo ra rất thấp, nên người ta
3
sử dụng triti có nguồn gốc nhân tạo “Bom hạt nhân”, lấy “đỉnh” hàm lượng 1 H
năm 1963 để giải quyết bài toán về nước ngầm [5], [7].
2.2.3. Đồng vị phóng xạ Radon
Radon ( 8622 Rn ) là khí phóng xạ duy nhất nằm trong dãy phân rã phóng xạ
226

Ra ). Hạt nhân
của 238
92U , là sản phẩm phóng xạ trực tiếp của hạt nhân radi (
22
radon ( 86 Rn ) phóng xạ alpha với chu kỳ bán rã 3,82 ngày, radon ( 8622 Rn ) được
dùng trong thăm dò quạng phóng xạ Uranium, trong nghiên cứu động đất, hoạt


13
động kiến tạo của trái đất, tìm kiếm các vết đứt gãy trên mặt đất … nhờ sự
chuyển động rất nhanh của radon ( 8622 Rn ) trong môi trường nước. Ngoài ra còn sử
dụng xác định tuổi của nước ngầm, qua việc sử dụng tỷ số đồng vị

Rn
có trong
Ra

nước [5]. Khí radon được sử dụng khá phổ biến để đánh giá tốc độ thấm của
nước bề mặt (song, hồ) vào các tầng chứa nước [5, 7] theo sơ đồ (hình 3)

---------- - ----Nước mặt
----------------- -------

Vùng chưa bão hòa

Vùng bão hòa

Rn
Hình 3. Hàm lượng khí radon trong tầng chứa nước tăng
dần từ nước bề mặt đến giá trị bão hòa

Vùng chứa nước, do sự phân rã của radi nên hàm lượng khí radon sẽ tăng
dần theo định luật về
phóng
Tầng
chứaxạ:nước
N t = N bh − N bh e − λt = N bh (1 − e − λt )

Trong đó:

(2.11)

Nt hàm lượng khí radon ở thời điểm t;
Nbh hàm lượng khí radon trong nước ngầm ở thời điểm

bão hòa;
λ hằng số phân rã của radon.

Theo hướng dòng chảy, nếu có một số lỗ khoan có thể quan trắc được
hàm lượng khí radon, thì thời gian lưu của nước ngầm sẽ được xác định theo
công thức


14
t=−

1 N bh − N t
ln
λ
N bh


(2.12)

2.3. GHI NHẬN KẾT QUẢ
Theo các công thức (2.4), (2.12) cùng các nghiên cứu thực hiện phép đo
thực hiện trong nước và gửi mẫu ra nước ngoài đo, kết hợp với các phần mềm
tin học như Multis [5] ở các tài liệu [5, 8], các nhà khoa học xác định được:
+ Mô hình dòng chảy ở khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung, khu
vực Hà Nội nói riêng;
+ Nước ngầm được bổ cấp chủ yếu bởi nước bề mặt (sông, hồ, ao,
đại dương) và nước mưa;
+ Thời gian nước ngầm được bổ cấp từ nước bề mặt và nước mưa
vào khoảng cỡ 2 chu kỳ bán rã của Triti (khoảng 20 - 30 năm).
2.4. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CHÚNG TA.
2.4. 1. Nước ngầm tại tại địa phương
- Tỉnh Nam Định là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng bắc bộ nói chung,
và khu vực Hà Nội nói riêng, hệ thống địa tầng và nước ngầm có những nét
tương đồng khu vực Hà Nội [5, 8, 16]
- Nước ngầm trong khu vực được bổ cấp trực tiếp từ nước bề mặt và nước
mưa; tại các vùng của huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng... nước ngầm
còn được bổ cấp từ nước biển.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại địa phương
- Phòng thủy văn đồng vị, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà
Nội có đặt hai công trình quan trắc tại TT. Liễu Đề (huyện Nghĩa Hưng) và xã
Hải Tây (huyện Hải Hậu) đã tiến hành thu mẫu để phân tích tìm quy luật của
dòng chảy và tuổi của nước ngầm, đánh giá chung vào đặc trưng của nước ngầm
khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Ngày 28/11/2009 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
(QH & ĐTTNN) đã tiến hành xây dựng mạng quan trắc nước duới đất tại xã Hải
Bắc, huyện Hải Hậu (Nam Định). Công trình thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật nguồn

vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức “Tăng cường năng lực quy hoạch và điều


15
tra nước ngầm tại các khu đô thị Việt Nam” do Trung tâm QH & ĐTTNN
(CWRPI) và Viện Liên bang Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên
CHLB Đức (BGR) thực hiện. Đó là các xã Yên Chính (huyện Ý Yên), Mỹ
Thịnh (huyện Mỹ Lộc), Điền Xá, Bình Minh (huyện Nam Trực), Phương Định
(huyện Trực Ninh), Giao Xuân, Giao Yến (huyện Giao Thủy), Hải Bắc, Hải
Giang (huyện Hải Hậu) và Nghĩa Thành (huyện Nghĩa Hưng). Mỗi điểm quan
trắc có 1 đến 3 công trình quan trắc. Các công trình quan trắc chủ yếu vào tầng
chứa nước Holocen, Pleistocen và Neogen [4, 5].
Các kết quả quan trắc đã chỉ ra rằng, tình trạng khai thác và sử dụng nước
ngầm ở Nam Định đang tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. Đó là hiện tượng
nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải làng
nghề. Cũng trong quá trình khảo sát thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra,
ở nhiều địa phương của tỉnh Nam Định xuất hiện tình trạng khai thác quá mức
nước ngầm dưới độ sâu trên 100m dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước ngầm
và đã có hiện tượng nhiễm mặn trong nước ngầm tại huyện Giao Thủy và Hải
Hậu...
Các chuyên gia và cố vấn của dự án đã kết luận hiện tượng suy thoái nước
ngầm chỉ có thể được ngăn chặn nếu việc khai thác nước ngầm được duy trì ở
mức ổn định.
Đối với hiện tượng nhiễm mặn, phân tích của các chuyên gia đã đi đến
thống nhất phương pháp cân bằng nước cho tầng chứa nước dưới sâu. Theo đó,
khoảng 42% lượng nước khai thác được thay thế bởi nước ngầm nhạt từ tầng
chứa nước phía dưới và từ ranh giới phía Tây tỉnh Nam Định. 22% lượng nước
khai thác được thay thế bởi nước ngầm từ biển và 36% lượng nước khai thác
được thay thế bởi nước ngầm lợ/mặn từ tầng chứa nước phía trên mặt và từ ranh
giới phía Đông Bắc.

Đồng thời, cũng đưa ra khuyến cáo trong việc bảo vệ nước ngầm. Như
vậy, vấn đề quản lý nước ngầm ở tỉnh Nam Định không còn đơn giản mà đã trở
thành vấn đề cần hành động ngay. Các khuyến cáo mà các chuyên gia Đức đưa
ra cảnh báo rằng: Nam Định đang phải đối mặt với các thách thức trong quản lý
nước ngầm. Trước hết là vấn đề kiểm soát được hoạt động khai thác nước ngầm.
Muốn vậy cần kiểm soát hoạt động ngay từ cấp đăng ký và kiểm tra các giếng
khoan khai thác, Giấy phép khai thác không chỉ của hộ gia đình mà cả các


16
doanh nghiệp khai thác nước ngầm phục vụ cho mục đích thương mại, công
nghiệp.
- Ngày 12/4/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 521/QĐUBND phê duyệt Quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa
Hưng, Xuân Thủy, Bắc Nam Hà thuộc địa phận tỉnh Nam Định. Theo đó, đã
quy định cụ thể lộ trình, tiến độ, tổng nguồn vốn đầu tư cần thực hiện trong đầu
tư nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong đó, riêng phương
án quy hoạch tưới đến năm 2015 sẽ thực hiện xây mới, cải tạo nâng cấp các
công trình trạm bơm đầu mối: Tân Đệ (Mỹ Thành), Đế, Đập Môi (Vụ Bản), Chợ
Huyện (Ý Yên); 23 cống đầu mối; nạo vét cửa Mom Rô và các bãi bồi trên sông
Ninh Cơ để tăng nguồn nước ngọt, đẩy mạnh thoát lũ, tiêu úng phục vụ sản xuất
cho vùng Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Kiên cố hóa toàn bộ hệ thống
kênh mương cấp I của các trạm bơm đầu mối và các đoạn kênh chính. Nạo vét,
tu sửa hệ thống kênh cấp I của các trạm bơm đầu mối và các đoạn kênh chính.
Xây mới, nâng cấp các trạm bơm nội đồng xuống cấp, đảm bảo yêu cầu tưới.
Xây dựng công trình cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt đô thị và
nông thôn. Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục trong quy
hoạch: Nâng cấp, xây dựng mới 60 cống đập đầu mối; nâng cấp 83 trạm bơm
nội đồng và 489 cống, đập điều tiết phục vụ tưới; hoàn thành toàn bộ việc kiên
cố hệ thống kênh mương cấp II, cấp III còn lại… bảo đảm cấp nước cho khoảng
113 nghìn ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc,

gia cầm, nuôi thủy sản; đảm bảo tiêu úng cho diện tích đất phía trong đê của
tỉnh, tập trung tiêu cho các vùng thấp khó tiêu và hỗ trợ một phần diện tích
ngoài đê. Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt khoảng 1,8 triệu dân, các KCN tập
trung và các cơ sở sản xuất TTCN trong vùng. Duy trì dòng chảy trên các sông
trục trong hệ thống, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải
thiện môi trường sinh thái.
2.4.3. Nghiên cứu, điều tra của tác giả tại TT. Thịnh Long huyện Hải
Hậu
2.4.3.1. Đặc điểm địa lí của khu vực thị trấn Thịnh Long


17
- Bản đồ huyện Hải Hậu (thị trấn Thịnh Long)

Hình 4. Bản đồ huyện Hải Hậu
-Tổng diện tích là:

1568ha;

- Dân số khoảng:

16230 người;

- Số hộ gia đình:

4800 hộ.

Phía tây của thị trấn tiếp giáp với sông Ninh cơ, phía Nam và Đông Nam
tiếp giáp với biển, phía Bắc giáp với Hải Châu, phía Đông và Đông Bắc tiếp
giáp Hải Hòa. Phủ khắp thị trấn là hệ thống ao hồ dày đặc, do kế hoạch phát

triển của địa phương, thị trấn tiến hành dồn điền đổi thửa, người dân vượt ruộng
thành vườn và ao thuận lợi cho việc chăn nuôi canh tác.


18
Trong tổng dân số của thị trấn có 6% là cán bộ, công chức người hưởng
lương; 32% là đánh bắt hải sản xa bờ và đi biển; còn trên 40% là người làm
nông nghiệp, có hai nghề chính là trồng lúa và trồng màu.
Khu công nghiệp có nhà máy đóng tàu Thịnh Long, có các khu chế biến
hải sản như Nước mắm Ninh Cơ; Nước mắm Phú Thịnh; Khu chế xuất sứa
biển ...và các khu chế xuất hạt cước nhựa.
Trên tổng số 1568ha, thì có 180ha đất thổ cư (chiếm 11,3%); 1223ha đất
vườn màu và ruộng lúa (chiếm 78%) còn lại diện tích mặt nước là 165ha (chiếm
0,7%).
Như vậy, nước ngầm được bổ cấp trực tiếp từ nước bề mặt (gồm nước
biển, nước sông, nước ao hồ,và nước mưa) thời gian bổ cấp khoảng 20 năm,
nước ngầm cổ có niên đại vào khoảng 300 - 400năm [5, 6].
2.4.3.2. Việc khai thác, sử dụng và quản lí nước ngầm tại thị trấn
- Tại thị trấn đến nay, nước dùng cho sinh hoạt 100% là nước khai thác từ
nước ngầm qua các lỗ khoan, trong số 4800 hộ thì còn có 200 hộ có nhà nghỉ tại
khu du lịch, như vậy tổng số giếng khoan khai thác nước cho sinh hoạt là 5000
giếng;
Với nhu cầu sử dụng nước trung bình trong một ngày là 220 lít/ người, thì
tổng khối lượng nước dùng cho sinh hoạt là 3570m3/ngày.
- Do đặc điểm của địa phương, thị trấn còn gần 3000 hộ có vườn màu,
mỗi vườn màu có từ một đến hai lỗ giếng khoan chờ sẵn, khi bơm chỉ gắn máy
vào bơm; các cây trồng tại đây chủ yếu là các cây ngắn ngày như dưa, các loại
rau quả … nên việc tưới tiêu thường xuyên, nhiều giai đoạn trong năm do điện
yếu nhiều hộ gia đình trong số này còn tưới nước cho cây trồng từ 1 giờ sáng;
do việc tưới tiêu đã chuyển hoàn toàn từ sử dụng nước bề mặt (nước ao, hồ,

sông) sang nước ngầm thông qua việc khai thác từ các giếng khoan với một số
lượng lớn khoảng 30.000m3/ngày.
- Tại ven biển ta có thể thiết lập phương trình điều kiện cân bằng thủy
tĩnh giữa nước nhạt và nước mặn như sau:

1, 0( H + h) = 1, 024 H
⇒ H = 42h

(4.1)


19
+ Với: h là chiều cao của lớp nước nhạt, kể từ mặt nước nhạt đến
mặt nước biển; H chiều sâu mặt nước biển đến ranh giới giữa mặt nước mặn và
nước nhạt; 1,024 và 1,0 là tỉ trọng trung bình của nước biển và nước nhạt;
+ Ta suy ra được biên mặn nhạt ở ven biển là một đường bán
parabol nằm trong góc phần tư thứ nhất;
Thịnh Long nằm trên vùng trầm tích bở rời có nguồn gốc đất bồi và
nguồn gốc biển, qua khảo sát chi tiết nước bùn tại 30 giếng bắt đầu khoan sâu
145m từ mặt đất trải đều khắp thị trấn, lớp trầm tích này có chiều dày 100150m, lớp trầm tích này chứa một lượng lớn nước ngầm, là nguồn cung cấp
nước chính cho tất cả các giếng khoan của thị trấn; phía trên được phủ bởi lớp
cát, phù sa và sét dày đến gần 100m.
Khí hậu trong thị trấn, đặc trưng là hai mùa rõ rệt, mùa mưa nóng từ
tháng 5 đến tháng 10 dương lịch; mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt
độ trung bình hàng năm vào mùa mưa là 30 0C và trong mùa khô là 150C. Lượng
mưa hàng năm trung bình dao động trong khoảng 2110mm, lượng nước bay hơi
trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1215mm. Lượng nước bổ cấp trong
vùng thành một dải đồng đều, và bị hạn chế bởi thủy triều rút, vào mùa khô
lượng bay hơi vượt quá lượng mưa.
Thịnh Long, cũng như Nam Định nói chung nằm trong vùng đồng bằng

Bắc Bộ, nên đặc điểm nước khu vực cũng là đặc điểm chung của khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Đó là gồm các tầng đệ tứ có nguồn gốc đất bồi đắp và nguồn gốc
biển nằm trên tầng bồi đắp có tuổi Neogen. Hệ thống tầng đệ tứ được chia thành
hệ thống tầng Holoxen (Qh) hay còn gọi là tầng nước bên trên (upper aquifer
system) và hệ thống tầng Pleixtoxen (Qp) hay còn gọi tầng chứa nước bên dưới
(low aquifer system), các giếng khoan ở thị trấn khai thác nước ở tầng Qp
Trên thực tế, các giếng khoan trên địa bàn thị trấn, tại ven biển sâu 120m,
còn trung bình sâu 145m. Qua kết quả theo dõi và điều tra thì mực nước trong
ống giếng khoan cách bề mặt đất: năm 2005 là 0,8m; đến đầu năm 2015 là 7,58m, kết quả nghiên cứu này hoàn phù hợp với kết quả mà các chuyên gia đã kết
luận tại công trình thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật nguồn vốn ODA của Chính phủ
CHLB Đức “Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước ngầm tại các khu
đô thị Việt Nam” do Trung tâm QH & ĐTTNN (CWRPI) và Viện Liên bang


20
Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên CHLB Đức (BGR) thực hiện tại
các huyện của tỉnh Nam Định.
Hậu quả: + Đến nay mực nước ngầm đang bị hạ thấp đến mức báo động,
tại thời điểm đầu năm 2015 đã có trên 98% số hộ gia đình trên địa bàn thị trấn
phải thay thế máy bơm thường bằng máy bơm hút sâu, để chạm vào mực nước
trong ống giếng khoan thì ống hút sâu φ 34 gắn với giỏ bơm cắm trong ống
giếng khoan φ 48 đưa sâu vào lòng đất 20m mới thực hiện việc khai thác nước
thường xuyên phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất;
+ Theo phiếu điều tra, có 95% số nhà mái bằng xây kiên cố từ năm
2005 bị nứt mái, nún tường, gây ngấm dột (Thông tin bổ sung: Theo nghiên cứu
của các nhà địa chất học công bố ngày 21/10/2012 thì trận động đất tại thị trấn
Lorca ở Tây Ba Nha năm 2011 khiến 9 người chết và hơn 100 người bị thương
là do việc khai thác nước ngầm gây ra, kết quả này được công bố trên tập san
Nature Geoscience) cùng với các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia có thể
khẳng định địa tầng chứa nước đang bị phá hủy và kèm theo sự xáo trộn ứng

suất của vỏ trái đất.
+ Ngoài ra, cũng theo những nghiên cứu [2, 4, 5, 8, 15 ] dấu hiệu ô
nhiễm đối với các chỉ tiêu về chỉ số ôxy hoá chất hữu cơ trong nước (COD); chỉ
số về mức độ ôxy hoá trong nước (BOD), Clorua, Amoni; nguồn nước ngầm tại
các Nguyên nhân dẫn đến các yếu tố gây tác động xấu đến nước ngầm là do từ
nhiều năm nay, các hộ dân khai thác nguồn nước ngầm không theo quy hoạch,
các giếng khoan được thực hiện tự phát, việc thay thế các giếng hỏng cũng rất
tuỳ tiện, bừa bãi, không có sự quản lý của địa phương. Nhiều giếng khoan đã
khai thác xong hoặc không sử dụng không được san lấp đúng quy định, tạo
thành những đường dẫn các chất ô nhiễm trên bề mặt xâm nhập vào lòng đất,
làm suy thoái chất lượng nước ngầm. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường
theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc khiến nước ngầm có nhiều nguy
cơ bị ô nhiễm từ các tác động khách quan như: chất thải tồn lưu tại các bãi chứa
rác chưa được xử lý ô nhiễm triệt để; tình trạng ô nhiễm nước mặt cũng gây ô
nhiễm nước ngầm qua các đường mao mạch trong đất…
2.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG II VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC


21
- Bằng cơ sở lý thuyết, kết hợp những kết quả nghiên cứu được các nhà
khoa đã được công bố, xác định được mô hình dòng chảy của nước ngầm, sự bổ
cấp nước ngầm từ nước bề mặt; tuổi của nước ngầm có niên đại vào khoảng
300-400 năm, nước ngầm được bổ cấp khoảng 20 năm (điều này dễ dàng giải
thích cho hiện tượng vào mùa hè 2014 và 2015 tại thị trấn Thịnh Long: mưa
nhiều, triều cường lớn, nước sông Ninh cơ dâng cao nhưng một loạt các giếng
bơm bị tụt nước, phải mồi nước thì mới bơm hút được nước);
- Vùng chứa nước ngầm khu vực thị trấn Thịnh Long nói riêng và khu
vực Hà Nội nói chung [5] nói chung thuộc loại động thái bị phá hủy mạnh;
- Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nước thải không qua
xử lý đang làm nhiễm bẩn nguồn nước nghiêm trọng;

- Nhận thức của người dân còn rất hạn chế, theo họ vấn đề về môi trường
không có ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước, còn có nhiều người cho rằng nguồn
nước là vô tận, nhiễm bẩn ở nước bề mặt không thể ảnh hưởng đến tầng nước ở
độ sâu 145m mà họ đang khai thác sử dụng;
- Chưa có sự quản lý về khai thác nguồn nước ngầm tại địa phương, việc
xây mới các giếng khoan còn tự do, tự phát, tùy tiện, bừa bãi, sử dụng nước cho
sản xuất tràn lan, lãng phí.
Phương pháp giáo dục và hành động của mỗi cá nhân:
- Lựa chọn kiến thức phù hợp tích hợp lồng ghép vào bài dạy cụ thể, phù
hợp với mạch kiến thức, gây ở học sinh ý thức trách nhiệm cao đến vai trò của
việc bảo vệ môi trường, tạo lên một ý thức trách nhiệm chung trong cộng đồng
chúng ta không chỉ nói mà hãy hành động, mỗi việc làm nhỏ:
+ Nhặt một mẩu giấy, để rác thải vào nơi đúng quy định;
+ Lựa chọn các sản phẩm có cặn bã, rác thải thân thiện với
môi trường;
+ Tuyên truyền ý thức về bảo vệ môi trường với bạn bè, với
người thân trong gia đình, với người dân xung quanh cộng đồng ý
thức bảo vệ môi trường, sử dụng nước và điện tích kiệm, hiệu quả;
+ Chăm sóc cây xanh, cây cảnh, trồng mới cây xanh;


22
+ Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của các tổ chức về
bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tham gia các cuộc thi, các
trò chơi do các ban ngành trong xã hội tổ chức,
Mỗi việc làm trên là chúng ta đã tham gia vào việc bảo vệ môi trường là
bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Đề xuất với các cấp quản lý phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa
trong việc quản khai thác, sử dụng nguồn nước, quản lý nghiêm ngặt các cơ sở
sản xuất đảm bảo về an toàn cho môi trường, đặc biệt là nguồn nước thải; Các

cơ sở giáo dục phổ thông nên có các phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu về
môi trường, nguồn nước, tổ chức các trò chơi liên quan đến các hoạt động này,
để hằn sâu trong tiềm thức của mỗi học sinh phải có ý thức, trách nhiệm về việc
làm này.


23

Hình 5. Một số hình ảnh về các hoạt động tuyên
truyền bảo vệ nguồn nước


24
CHƯƠNG III
PHÒNG TRÁNH PHÓNG XẠ VÀ AN TOÀN HẠT NHÂN
3.1. TẢN MẠN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÓNG XẠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Nếu như là ô nhiễm môi trường, như những đồ rác thải ra môi trường ví
dụ trong (hình 6) ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta, mắt chúng ta
còn quan sát thấy được, thì cũng còn có những loại bụi bẩn, cặn bã ví chúng như
những “Bóng ma” mắt chúng ta không nhìn thấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sống, nó gây ra những hậu quả, tác hại vô cùng to lớn và khủng
khiếp cho cuộc sống con người, cho thế hệ tương lai, đó là nhiễm bẩn “phóng
xạ”

Hình 6. Rác thải làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little
Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9
tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu
trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết
bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là

74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Tuy nhiên,
những di chứng của nó còn ảnh hưởng đến nhiều năm sau, theo thống kê ước
tính từ năm 1950 - 1990 tại hai thành phố này mỗi năm có hàng trăm người chết
do nhiễm phóng xạ.
Rạng sáng ngày 26/4/1986, máy điện hạt nhân Chernobyl tại thành phố
Pripyat, Ukraine lò phản ứng số 4 của nhà máy nổ, gây nên thảm họa hạt nhân


25
tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Bụi phóng xạ phát tán ra nhiều vùng phía tây
Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và phía đông nước Mỹ. Ukraine,
Nga, Belarus là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề. Thảm họa khiến 31 người
thiệt mạng ngay lập tức và 400.000 người phải sơ tán. Lượng bức xạ từ vụ nổ
lớn hơn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố
Hiroshima của Nhật Bản.
Hậu quả của thảm họa Chernobyl: Theo Tổ chức Hòa bình xanh chỉ ra
một cuộc nghiên cứu năm 1998 của WHO được trích dẫn trong bản báo cáo năm
2005, đưa ra con số 212 người chết trong tổng số 72.000 người nhiễm phóng xạ;
Theo một bản báo cáo tháng 4 năm 2006 của chi nhánh Các thầy thuốc quốc tế
ngăn chặn chiến tranh hạt nhân (IPPNW) tại Đức, với tiêu đề "Hiệu ứng sức
khỏe của Chernobyl", hơn 10.000 người hiện bị ảnh hưởng với bệnh ung thư
tuyến giáp và 50.000 ca khác sẽ xảy ra trong tương lai. Bản báo cáo chỉ ra hàng
chục ngàn cái chết trong số những người nhiễm phóng xạ. Tại châu Âu, có
10.000 ca dị dạng đã được quan sát thấy trong số trẻ mới sinh vì nguyên nhân
phóng xạ từ vụ Chernobyl, với 5.000 ca tử vong trong số trẻ sơ sinh. Họ cũng
cho rằng hàng trăm ngàn người làm việc tại địa điểm đó sau khi thảm họa xảy ra
hiện đang bị bệnh vì phóng xạ, và hàng chục nghìn người đã chết.
Sau khi sự cố xảy ra, giới chức đổ một "quan tài bê tông" quanh lò phản
ứng số 4 để ngăn 190 tấn bụi phóng xạ tiếp tục phát tán ra môi trường. Tuy
nhiên, theo thời gian và do ảnh hưởng của các chất phóng xạ, vỏ bọc ấy đang

xuống cấp. Chính quyền Ukraine sẽ xây vỏ bọc mới bằng thép, hình mái vòm
với chiều cao 105 m, chiều dài 150 m và chiều rộng 260 m quanh lò phản ứng
số 4. Lớp vỏ bọc mới sẽ tồn tại khoảng 100 năm và chi phí xây dựng nó vào
khoảng 1,3 tỷ Euro. Người ta gọi vỏ bọc mới là "quan tài đá". Theo kế hoạch,
quá trình xây dựng nó bắt đầu từ năm 2010 và sẽ kết thúc vào năm 2015.
(hinh7) [ 14, 15].


×