Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài thu hoạch bồi dưỡn thường xuyên GIÁO DỤC HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.32 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 3

BÀI THU HOẠCH
TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2014-2015Họ và
tên giáo viên: NGUYỄN ĐỨC HOAN
Giáo viên môn: Địa lí ; Tổ chuyên môn: Sử- Địa – GDCD
Đơn vị công tác: Trường THPT Thuận Thành số 3
Nội dung bồi dưỡng 3 (Tự bồi dưỡng)
Mã mô đun: THPT 29
Nội dung:
GIÁO DỤC HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC


Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THPT là vấn đề
quan trọng của việc phát triển nhân cách học sinh và hướng tới đổi mới chất lượng
giáo dục. Muốn giáo dục thì phải thông qua các hoạt động giáo dục, không tổ chức
hoạt động tức là không giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng phong
phú là con đường giáo dục học sinh hiệu quả nhất.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều thay đổi đột biến về tâm sinh lí,
là lứa tuổi muốn khẳng định mình. Vì vậy việc giáo dục học sinh trong nhà trường
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách các em.
Các hoạt động giáo dục trong nhà trường hiện nay không chỉ đơn thuần là việc
học các giờ học trên lớp mà rất đa dạng và phong phú: Hoạt động ngoài giờ lên
lớp, sinh hoạt tập thể, thể dục –thể thao, tham quan ngoại khóa, lao động…. Với
mỗi một loại hoạt động giáo viên lại có những cách thức tổ chức riêng nhằm đạt
hiệu quả giáo dục cao nhất.
1.Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL)
HĐNGLL là 1 trong những hoạt động rất quan trọng trong việc giúp giáo viên
phát hiện ra những mặt mạnh, yếu, hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh để có
những biện pháp giáo dục thích hợp.Thông qua các buổi HĐNGLL nhằm giúp học


sinh thấm nhuần nguyên tắc và những chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa trong
lối sống: Chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, tinh thần kỉ luật, ý
thức bảo vệ môi trường sống, có động cơ và thái độ học tập đúng đắn. Xây dựng
cho học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội , hình thành tình cảm chân
thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước.
Hình thức tổ chức thông qua các chủ đề như: “Truyền thống tôn sư trọng đạo” ,
“ Phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ” , “ Đoàn viên thanh niên thế kỉ XXI”, “ Một nửa
thế giới”…GV chỉ đóng vai trò cố vấn, định hướng cho HS tự thiết kế và tổ chức
hoạt động nhằm phát huy năng lực và sự sáng tạo của các em. Cuối cùng GV là
người đúc kết lại những bài học đạo đức, giá trị cuộc sống sau mỗi hoạt động.


2.Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt cuối tuần
Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự
quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập
thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có
thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích
cực.Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học
sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực
hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng
cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái
trong đời sống tập thể.Muốn vậy khi tổ chức giờ sinh hoạt lớp, giáo viên cần:
- Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp.
- Nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu
hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lí.
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn
của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Tăng cường giao lưu
giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật,
cởi mở. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.
- Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của

lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh.
- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn
kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí.
3. Giáo dục học sinh thông qua lao động tập thể
Quét sân trường, lớp, nhổ cỏ, tưới cây, lau bàn ghế... là những hoạt động lao
động thường xuyên của học sinh khi học tập tại trường. Giáo dục thông qua lao
động là việc làm quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở
các em những phẩm chất của người lao động mới: Yêu lao động, quý trọng người
lao động, giúp các em có được các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và


chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng lao động cần thiết trong tương lai. Qua những
buổi sinh hoạt lao động ấy, giúp các em dần làm quen và có ý thức làm việc vì tập
thể, rèn tính kiên trì, tính độc lập, tình đoàn kết, sự hợp tác nhóm của các em càng
thêm thắt chặt, gắn bó. Đồng thời giúp các em thấu hiểu được một phần giá trị của
lao động và nỗi vất vả của người lao động.
4.Giáo dục thông qua giờ học Địa Lí
Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản,
cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và
quốc tế làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng,
tình cảm đúng đắn đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù
hợp với môi trường tự nhiên, xã hội phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế
của thời đại. Để đạt được hiệu quả giáo dục học sinh qua giờ địa lí trước hết cần
đổi mới PPDH địa lí, tập trung vào 3 hướng:
-Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và tư duy sáng tạo của học sinh
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
-Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh
Trong quá trình công tác, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hoạt động
giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao nhất và hướng tới mục tiêu giáo dục phổ thông:
“Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ

năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. (Luật Giáo Dục)
Thuận Thành, ngày 16/4/2015
Người viết thu hoạch

Nguyễn Thị Thu



×